Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận môn marketing căn bản tác động của điện ảnh đến quảng bá du lịch và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------

TIỂU LUẬN
MARKETING CĂN BẢN
Đề tài:
Tác động của điện ảnh đến quảng bá du lịch
và bài học cho Việt Nam

Lớp tín chỉ

: MKT301(2-1516).2_LT

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Trần Hải Ly

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2016


Danh sách nhóm, phân công và đánh giá hiệu quả công việc
STT

Họ và tên

Công việc
Nhóm trưởng.
Phân công công việc và đôn đốc
nhóm làm việc theo kế hoạch đã đề
ra.
Viết phần: Giải pháp vĩ mô
Tổng hợp tài liệu, viết và in tiểu
luận.


Thực trạng du lịch Việt Nam
Marketing Mix trong phát triển du
lịch
Điện ảnh - Cơ hội vàng để quảng
bá du lịch

Đánh giá

1

Lê Như Ngọc

2

Lê Minh Ngọc

3

Phạm Thị Ngân

4

Tô Hoàng Thanh Nga

5

Hoàng Thu Oanh

Hình ảnh của du lịch Việt Nam qua
phim Việt trước đây


Hoàn thành tốt

6

Bùi Hồng Phương

Hình ảnh của du lịch Việt Nam qua
phim nước ngoài trước đây

Hoàn thành tốt

7

Phạm Thị Tú Oanh

Những bước đi mới của Việt Nam

Hoàn thành tốt

8
9
10
11
12

Dương Hồng Nhung
Nguyễn Hoàng Nam
Vũ Bình Nguyên
Đinh Cẩm Nhung

Nguyễn Thị Hà Ngân

Giải pháp vi mô

Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt

Thiết kế slide
Thuyết trình

Hoàn thành tốt

Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt


Mục lục


Lời mở đầu
Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới du lịch đã trở thành một ngành kinh tế chủ
lực và là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa-xã hội. Du lịch không
chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà góp phần nâng cao đời sống tinh thần của con người, tạo
ra sự giao lưu hữu nghị giữa các quốc gia thu hút đầu tư tạo công ăn việc làm cho
người lao động.
Để khiến sản phẩm du lịch được mọi người biết đến, các doanh nghiệp và chính

quyền địa phương có nhiều phương thức khác nhau: tờ rơi, quay video clip, quảng cáo
trên truyền hình và internet, .... Nhưng tựu chung vẫn chưa hiệu quả và khách du lịch
nội địa, quốc tế ngày càng thấy nhàm chán với những hình ảnh được quảng bá hàng
ngày, hàng giờ.
Tuy nhiên, có một phương thức mới để quảng bá du lịch vô cùng hiệu quả với
minh chứng của nhiều quốc gia trên thế giới: Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc ... Đó
chính là điện ảnh. Vậy điện ảnh đã góp phần tạo nên sức hút đối với du lịch như thế
nào và chúng được khai thác ở Việt Nam ra sao? Những nội dung đó sẽ được trình bày
rõ trong tiểu luận của Nhóm 7 với chủ đề: Tác động của điện ảnh tới việc quảng bá du
lịch và bài học cho Việt Nam.


I. Thực trạng du lịch Viêt Nam:
1. Thực trạng du lịch Việt Nam:
Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi cả về biển, núi, đất liền, những điều
kiện đó tạo nên một tiềm năng du lịch rất lớn như du lịch sinh thái, tâm linh cũng như
nghỉ dưỡng. Chính vì vậy, trong những năm gần đây Việt Nam đang trở thành một
trong những điểm du lịch hấp dẫn ở Đông Nam Á. Có thể kể đến nhiều địa điểm du
lịch thu hút được một lượng lớn du khách như: Nha Trang, Vịnh Hạ Long, Thánh địa
Mỹ Sơn, Sa Pa, Mũi Né, quần thể danh thắng Tràng An, Phong Nha - Kẻ Bàng, Hội
An, Huế, Đà Nẵng, Ninh Bình,...
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến
Việt Nam trong 5 năm gần đây:
Chỉ tiêu

2011

2012

2013


2014

2015

Khách quốc tế
(nghìn lượt khách)

6.014,0

6.847,7

7.572,3

7.874,3

7.943,7

Tốc độ tăng trưởng
(%)

19,1

13,86

10,6

4,0

0,9


Nguồn: Tổng cục Du lịch

Theo biểu đồ trên, nhận thấy giai đoạn từ giữa năm 2014 đến giữa năm 2015,
lượng khách tăng trưởng chậm lại là do du lịch Việt Nam phải đối mặt với những khó
khăn chưa từng có, gây ra tác động bất lợi kéo dài. Khách quốc tế đến Việt Nam liên
tục sụt giảm do khó khăn về kinh tế trong khu vực và trên thế giới, mà trong đó, du
lịch Việt Nam không có sự thu hút khiến khách du lịch quay trở lại lần thứ hai.
Theo số liệu tính đến ngày 24/02/2016, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong
tháng 01/2016 ước đạt 805.072 lượt, tăng 5,8% so với tháng 12/2015 và tăng 12,3%
so với cùng kỳ năm 2015; trong tháng 02/2016 ước đạt 833.598 lượt, tăng 3,5% so với
tháng 1/2016 và tăng 20,0% so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung 2 tháng năm 2016
ước đạt 1.638.670 lượt khách, tăng 16,0% so với cùng kỳ năm 2015.
Cũng theo số liệu thống kê từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách nội địa
của Việt Nam trong 5 năm (2011-2015) như sau:


2012
Khách nội địa (nghìn lượt
Tốc độ tăng trưởng (%)

2013

30.00

32.50

35.00

7,1


8,3

7,7

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Tương tự đối với khách nội địa, lượng khác có dấu hiệu tăng đều. Tuy nhiên trái
với khách quốc tế, lượng khách nội địa gia đoạn 2014-2015 có dấu hiệu tăng mạnh.
Trong năm 2016 ngành Du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu đạt 8,5 triệu lượt
khách, tức tăng gần 1 triệu khách so với năm 2015. Để thực hiện hóa mục tiêu này,
trong năm 2016, ngành Du lịch tiếp tục chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tập trung vào các hoạt động E-Marketing. Thực hiện các nhiệm vụ thuộc
Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch và chương trình xúc tiến du lịch quốc
gia, truyền thông, quảng bá tới các thị trường được cho là trọng điểm của du lịch Việt
như Tây Âu, Bắc Mỹ, ASEAN, Trung Đông,..
Dù lượng khách quốc tế đến Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng, đóng
góp một phần quan trọng trong tổng thu của ngành này, nhưng tốc độ tăng lại giảm
dần. Du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng "du khách một đi không trở
lại". Cụ thể :
- Trong năm 2013, 66,1% khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu; 20,1% khách
quốc tế đến lần 2 và 13,8% khách quốc tế đến lần 3. Như vậy tỷ lệ khách quốc tế quay
lại Việt Nam là khoảng 34%.
- Năm 2014:. Có đến 90% du khách lần đầu tiên tới mảnh đất hình chữ S, nhưng
số quay lại các điểm du lịch rất thấp, chỉ chiếm khoảng 6% quay lại lần 2, quay lại lần
3 là 2%, từ 4 lần trở lên là 3,2%. Như vậy tổng số khách quốc tế quay lại một trong
năm điểm đến lên tới 11,2%.
- Đáng báo động nhất là trong năm 2015, tỉ lệ khách quốc tế quay trở lại Việt
Nam chỉ còn 6%
Như vậy, mặc dù những con số tăng trưởng dương về lượt khách quốc tế đến

Việt Nam là một tin hiệu đáng mừng nhưng đó mới chỉ là một khía cạnh về lượng. Khi
xét về chất, đó đa phần là những du khách ghé thăm lần đầu, sự trở lại của du khách


đang giảm xuống một cách rõ rệt và đáng quan ngại. Thiết nghĩ để du lịch phát triển
lâu dài và bền vững ta cần tìm ra gốc rễ của vấn đề trên.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản phẩm du lịch Việt Nam
(1) Product – Sản phẩm: là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Nếu sản phẩm du lịch không tốt thì mọi nỗ lực tiếp thị đều thất bại. Tại Việt
Nam sản phẩm du lịch được chia thành 3 nhóm chính:
 Du lịch văn hoá: Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam, Du lịch Điện Biên Phủ (Lễ
hội văn hoá Tây Bắc), Con đường Di sản Miền Trung, Festivan Huế,
 Du lịch sinh thái: Tam Cốc – Bích Động, Phong Nha – Kẻ Bàng, Vườn Quốc Gia Cát
Tiên, Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc Gia Cúc Phương
 Du lịch biển đảo: Vịnh Nha Trang, Bãi Biển Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Bãi Cháy, Vịnh
Hạ Long, …
(2) Price- giá: cách định giá ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng.
Thông thường giá cao sẽ tạo tâm lý hài lòng cao vì mọi người đều nghĩ “tiền nào của
nấy”.
Tuy nhiên tại Việt Nam, lại xuất hiện thực trạng đáng buồn đó là chặt chém
khách du lịch. Điển hình như vợ chồng ông James Murtagh (quốc tịch Ireland), đi
quãng đường dài khoảng 2 km, từ 195 Hàng Bông tới 69 Mã Mây, đã phải trả 500
nghìn đồng cho taxi Thanh Nga, hay anh Nguyễn Huy Hoàng (Long Biên) đã phải trả
300 nghìn đồng /6 tô phở, mỗi tô với giá 35 nghìn đồng. Khi hỏi chủ quán vì sao giá
tiền bị tính lên thì được biết ngoài giá tiền tô phở , khách hàng còn phải trả tiền chỗ
ngồi, khăn ăn, gia vị chanh ớt, dọn dẹp vệ sinh. Dịch vụ gửi xe tự phát với giá từ 20 –
30 nghìn đồng/xe cũng không hề hiếm thấy.
(3) Promotion – Truyền thông: đây là công cụ quan trọng trong việc tạo ra cảm
nhận ban đầu về dịch vụ du lịch.
Có nhiều công cụ truyền thông được áp dụng trong du lịch như quảng báo qua

báo chí, truyền hình, áp phích, tờ rơi, truyền miệng, phim ảnh,… Qua khảo sát thực tế
của nhóm 7 trên 60 người qua câu hỏi: bạn biết đến địa điểm du lịch qua phương tiện
nào? Chúng tôi thống kê được 40% người được hỏi biết đến sản phẩm du lịch qua các
phương tiện truyền thông chủ yếu như báo giấy, báo điện tử, truyền hình, 40% qua
truyền miệng, 6% qua phim ảnh và 14% thông qua phương tiện khác. Tuy nhiên xét
riêng trong nhóm thanh thiếu niên, khoảng 70% nhóm này biết đến các địa điểm du
lịch qua phim ảnh.
(4) Place- địa điểm: địa điểm du lịch chính là yếu tố tạo giá trị cho du khách.
Một địa điểm phù hợp sẽ tạo được sự tiện lợi, hứng thú, giúp du khách tiết kiệm thời
gian và chi phí.


Việt Nam có khí hậu đa dạng với điều kiện thiên nhiên thuận lợi với nhiều địa
điểm du lịch nổi tiếng. Tuy nhiên có nhiều địa điểm du lịch chưa thực sự được quan
tâm khai thác. Khách du lịch chủ yếu đến với các địa điểm đã nổi tiếng như Sài Gòn,
Hà Nội, Đa Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ngãi,… mà ít khi chú ý đến Ninh Bình, Tây
Bắc, Điện Biên, …
(5) Process - quy trình: quy trình đóng vai trong quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng kịch vụ du lịch, kết nối các công cụ cung ứng dịch vụ du lịch.
Tuy nhiên thực tế quy trình du lịch của Việt Nam còn chưa được tốt, chưa đồng
bô, còn nhốn nháo.
(6) Physical evidence- môi trường dịch vụ: môi trường dịch vụ du lịch ảnh
hưởng đến sự hài lòng của du khách.
Thực tế đáng buồn là nhiều địa điểm du lịch tạo cho du khách cảm giác thiếu hài
lòng, thậm chí là ấn tượng vô cùng xấu. Một trong số đó chính là vấn đề giao thông tại
Việt Nam. Hay việc thiếu đổi mới trong chính thuyết minh sản phẩm du lịch.
(7) People- con người: đây là mấu chốt trong việc thực hiện du lịch. Con người ở
đây không chỉ là người làm du lịch mà còn chính là người dân địa phương. Đội ngũ
làm du lịch của Việt Nam hiện nay đang vô cùng thiếu. Hướng dẫn viên du lịch chủ
yếu chỉ nói được tiếng Anh, trong khi đó, số lượng khách du lịch từ các nước như

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… tương đối lớn.
II. Điện ảnh tác động đến sản phẩm du lịch như thế nào?
1. Marketing Mix trong phát triển du lịch: Mô hình 7P
Mô hình Marketing 7P là một trong những lý thuyết theo xu hướng nâng cao vị
thế của marketing trong quản trị doanh nghiệp và quản trị tổ chức.
(1) Procduct – Sản phẩm: là yếu tố đầu tiên trong hệ thống marketing mix của
7P trong marketing dịch vụ. Chất lượng sản phẩm được đo lường giữa sự kì vọng của
khách hàng và chất lượng tiêu dùng họ nhận được. Sẽ thất vọng, khó chịu khi sử dụng
sản phẩm không như mong đợi; ngược lại, khách hàng hài lòng, vui vẻ khi chất lượng
sản phẩm không chỉ đáp ứng mà còn có thể vượt quá mong đợi. Cảm nhận và đánh giá
của khách hàng mới là sự công nhận quan trọng cho chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần
nâng cao chất lượng chính sản phẩm du lịch (thái độ phục vụ; cơ sở vật chất như
khách sạn, nhà nghỉ, tàu thuyền...; độ thu hút của các chương trình gắn liền với tour
du lịch...)
(2) Price – Giá: mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp; đồng thời giá
cũng tạo ra chi phí cho chính khách hàng, là những người trả phí để có được sản
phẩm. Việc định ra giá sản phẩm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, như: thực tế thị trường


tại thời điểm, chất lượng sản phẩm, giá trị thương hiệu sản phẩm, giá trị đối tượng
khách hàng,…
Du lịch là một ngành công nghiệp không khói, đã và đang được đầu tư phát triển
mạnh. Không ít các doanh nghiệp đã và đang khai thác lĩnh vực này tuy nhiên du lịch
sinh viên là một thị trường mà các nhà kinh doanh đang bỏ ngỏ. Đó là thị trường đánh
vào phân khúc sinh viên có thu nhập thấp. Thị trường sản phẩm du lịch là một thị
trường rất nhạy cảm với giá cả.
(3) Place – Kênh phân phối: việc lựa chọn địa điểm, kênh phân phối sản phẩm,
dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn chiếm phần lớn hiệu suất trong kết quả doanh thu
kinh doanh. Không ai lại đi hàng chục cây số để đến một nhà hàng dùng bữa, vì vậy
địa điểm phù hợp sẽ tạo sự tiện lợi và giúp khách hàng tiết kiệm thời gian. Một

nguyên tắc là vị trí càng gần khách hàng thì khả năng khách hàng đến sử dụng dịch vụ
càng cao.
(4) Process – Quá trình cung ứng dịch vụ: trước tiên cần phải đảm bảo chất
lượng sản phẩm cung cấp phải đồng nhất và bảo đảm, đồng thời tiêu chuẩn dịch vụ
cũng cần thực hiện theo quy trình đồng bộ ở tất cả các địa điểm, kênh phân phối thuộc
thương hiệu doanh nghiệp. Thực hiện tốt quy trình này sẽ giảm thiểu được các sai sót,
phối hợp hiệu quả cung ứng sẽ thu về phản ứng tốt từ phía khách hàng. Đây là yếu tố
được phản ánh rõ ràng nhất trong các yếu tố thuộc 7P trong marketing dịch vụ.
(5) Physical evidence – Điều kiện vật chất: Không gian xung quanh là ấn
tượng đầu tiên ghi nhận từ cuộc gặp gỡ, đem lại đánh giá của khách hàng đối với
thương hiệu, hỗ trợ rất lớn cho vị thế thương hiệu trong mắt người dùng và thị trường.
Vì vậy cần tạo môi trường vật chất phù hợp và tạo sự thoải mái cho khách hàng.
(6) People – Con người: yếu tố hàng đầu của marketing dịch vụ. Con người tạo
ra sản phẩm, tạo ra dịch vụ và cũng chính con người ảnh hưởng tốt, xấu đến kết quả
sự việc. Bởi đây là yếu tố mang tầm quyết định chủ chốt do đó việc tuyển chọn, đào
tạo nhân sự luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả doanh nghiệp. Chính vì thế khả
năng lựa chọn, tuyển dụng và giữ chân những con người thích hợp với những năng lực
và kỹ năng tốt để hoàn thành công việc được giao phó là rất quan trọng. Con người ở
đây gồm có:
- Nhân viên phục vụ: Là những nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng,
những nhân viên gián tiếp và các bộ phận quản lí
- Các hướng dẫn viên du lịch
- Nhân viên các phòng ban: phòng kinh doanh, phòng marketing, tiếp thị giới
thiệu sản phẩm tour du lịch


- Các bộ cấp quản lý trong công ty
Yếu tố để hấp dẫn du khách thường dựa trên góc dộ tình cảm, thái độ nhiều hơn.
Ngành du lịch liên quan phần lớn là tới con người. Vì vậy những người làm du lịch
luôn cần một thái độ vừa phải, đúng mực với khách hàng.

(7) Promotion – Quảng bá: Cùng với sự phát triển xã hội, khi phương pháp và
kênh tiếp thị hiện tại không còn thịnh hành thì đồng nghĩa, chúng ta cần phải xây
dựng chiến lược mới. Đây là thời đại của Online Marketing với dịch vụ nổi bật là
Facebook Ads, SEO, Email Marketing...
Cùng với đó, có một lĩnh vực vô cùng tiềm năng để quảng bá du lịch nhưng vẫn
chưa được áp dụng đối với du lịch Việt Nam. Đó là ĐIỆN ẢNH.
2. Điện ảnh - Cơ hội vàng để quảng bá du lịch:
a. Bối cảnh phim trường là mỏ vàng cho du lịch:
Có thể thấy, một bộ phim tạo ra được sự chú ý của người xem không chỉ ở nội
dung hấp dẫn, diễn viên xinh đẹp mà còn bởi bối cảnh quay vô cùng nên thơ, hùng vĩ.
Chúng ta có thể lấy một số ví dụ qua một số quốc gia có nền công nghiệp điện ảnh
lớn.
* Hàn Quốc:
Thực tế cho thấy, việc quảng bá du lịch thông qua điện ảnh đã giúp nhiều quốc
gia hái được trái ngọt. Rõ nét nhất là Hàn Quốc. Sau 10 năm đặt mục tiêu “biến” điện
ảnh thành ngành công nghiệp giải trí số 1, họ đã tạo được hiệu ứng “Xem phim Hàn,
dùng đồ Hàn, đi du lịch Hàn” ở nhiều quốc gia khác.

Khi phần 2 của IRIS (bối cảnh ở Seoul) công chiếu, theo báo cáo từ Sở du lịch
Seoul, số lượng khách du lịch đến những địa điểm quay phim đã tăng lên từ 2-3 lần.
Như tại một địa điểm phía Bắc Seoul nơi diễn ra một số bối cảnh phim, trung bình


mỗi ngày nơi đây đón khoảng 700 khách, sau khi IRIS được quay tại đây, số khách
trung bình mỗi ngày tìm đến đây đã tăng lên 1.500 - 1.700 khách/1 ngày.

Iris II

Seoul



Tháp Namsan - Seoul
Tháp Namsan là 1 trong 10 tháp truyền hình lớn nhất thế giới, đồng thời là
“thiên đường tình yêu” được nhắc đến trong nhiều bộ phim truyền hình lãng mạn của
Hàn Quốc, hàng năm thu hút lượt khách du lịch khổng lồ đến tham quan và treo “ổ
khóa tình yêu”.
Thành phố Busan, được coi là kinh đô điện ảnh của Hàn Quốc, hơn 40% bộ
phim của quốc gia này được quay tại đây. Thông qua những bộ phim, cảnh quan của
Busan được quảng bá khắp thế giới và trung bình mỗi năm thu hút khoảng 10 triệu
lượt người tới thăm. Nhờ đó, doanh thu từ du lịch cao hơn 14 lần so với những hoạt
động kinh tế khác của địa phương.


Busan
Theo những báo cáo gần đây về số lượng khách du lịch đến Hàn Quốc, hơn một
nửa số khách Châu Á đật chân tới quốc gia này bị hấp dẫn bởi những đoạn quảng cáo,
phim truyền hình, và đặc biệt là những bài hát của Hàn Quốc.
Theo ước tính, tỉ lệ khách du lịch Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đến Hàn
Quốc tương ứng là 52%, 37%, và 55% sau khi xem qua những đoạn quảng cáo, xem
phim truyền hình và nghe nhạc Hàn Quốc. Các nhà chức trách nhìn nhận một sự thật
rằng khách đến Hàn Quốc là vì chính hoạt động giải trí của đất nước này, hơn là vì
những lí do cá nhân hay chi phí vé máy bay rẻ.
Các nhà sản xuất phim truyền hình Hàn Quốc cũng đã khéo léo đưa vào những
bộ phim của mình những địa danh nổi tiếng của Hàn Quốc. Chính thiên nhiên thơ
mộng, và nét độc đáo trong văn hóa Hàn Quốc mà các diễn viên thể hiện trong phim
đã lôi cuốn khách du lịch đến với quốc gia này. Nhiều trường quay của những bộ phim
nổi tiếng như Boys Over Flower, Bản Tình Ca Mùa Đông, Kill Me Heal Me, High
School Love On, She Was Pretty... sau khi phim đóng máy, đã trở thành địa điểm du
lịch nổi tiếng, thu hút hàng chục nghìn người đến thăm quan. Đây thực sự là một
chiến lược vừa phát triển nền công nghiệp điện ảnh, vừa mở rộng thị trường du lịch

cho khách tham quan quốc tế một cách hiệu quả của Hàn Quốc.
* Trung Quốc:


Phát triển mạnh các dòng phim cổ trang (Võ Tắc Thiên, Hoàng Kim Giáp, Bộ
Bộ Kinh Tâm, Tây Du Ký,...), qua đó kích cầu du lịch tại các danh lam thắng cảnh
được chọn làm địa điểm quay phim, nổi bật là 3 phim trường Hoành Điếm, Vô Tích,
Đôn Hoàng.

Cầu Trường tại Tây Hồ (Hàng Châu – Trung Quốc) gắn với chuyện tình Lương
Sơn Bá - Chúc Anh Đài:
* Các quốc gia khác:
Cũng nhờ quảng bá du lịch qua phim, một năm Thái Lan thu gần 10 tỷ USD từ
du lịch; Nhờ các “siêu phẩm” điện ảnh mà Ấn Độ, New Zealand, Campuchia, Pháp...
kiếm được bạc tỷ cho du lịch.


Từ một khu chợ nghèo nàn không có sức hấp dẫn, không có tiềm năng thu hút
khách, khu ổ chuột ở Dharavi đã nhanh chóng lột xác trở thành điểm đến hấp dẫn của
Ấn Độ, bởi phim “Triệu phú ổ chuột” với bối cảnh chính quay tại Dhravi đã giành giải
Oscar năm 2009. Cũng như vậy, “Chúa tể những chiếc nhẫn” đã giúp ngành du lịch
New Zealand thu hút thêm hơn 4 triệu lượt khách chỉ trong một năm. Năm 2014, khi
phần tiếp theo mang tên “Hobbit” ra rạp, ngành du lịch New Zealand đã xem đây
chính là cơ hội thúc đầy phát triền du lịch quốc gia tiến tới 10 triệu du khách/năm.

Phim trường Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn tại New Zealand

Tính đến năm 2011 có hơn 500 bộ phim quay tại Thái Lan, trong đó nhờ “Chúa
tể những chiếc nhẫn” giúp tăng 10% du khách đến từ Anh quốc. Trước đó, quần đảo
Phi Phi thuộc Phuket sau khi bộ phim “Mission Impossible” – 007 quay tại đây đã trở

thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách nước ngoài. Và bộ phim “The
Beach” đưa Phi Phi thành điểm du lịch cực kỳ đông khách.

b. Bài học cho Việt Nam:
Điện ảnh là kênh quảng bá “vàng” cho du lịch. Đây là cách phát triển du lịch
quen thuộc và trở thành công thức trong công nghệ giải trí tổng hợp ở nhiều quốc gia
trên thế giới nhưng lại là vấn đề còn mới ở Việt Nam. Là một đất nước giàu tiềm năng


du lịch, hơn nữa đang là điểm “ngắm” của các hãng phim thế giới nhất là của
Hollywood, không có lý do gì để chúng ta vuột mất cơ hội “vàng” từ sự kết hợp giữa
điện ảnh – du lịch.
Có thể nói, phim ảnh luôn được xem là con đường hiệu quả nhất để thúc đẩy
phát triển du lịch. Với Việt Nam, tuy những gì đang diễn ra trong cộng đồng quanh bộ
phim King Kong 2 được quay tại Ninh Bình hãy còn quá sớm để nói về hiệu quả của
nó nhưng rõ ràng sẽ là một cái đà thuận lợi cho các chiến dịch quảng bá.
Liên quan đến bộ phim đang ầm ĩ hiện nay, làn sóng truyền thông đã tạo ra được
độ nóng, sốt trong cộng đồng du lịch nhưng về cơ bản nó vẫn chỉ là những chuyện bên
lề. Điều cần làm lúc này là phải xây dựng chiến lược quảng bá du lịch dài hạn, xây
dựng sản phẩm du lịch lấy phát triển bền vững làm định hướng và có như thế mới có
thể ra bước đột phá cho ngành công nghiệp không khói ở Việt Nam.
3. Du lịch Việt Nam qua điện ảnh:
a. Trước đây:
* Một số nét nổi bật của du lịch Việt qua điện ảnh Việt thời kì trước đây
09/07/1960 là cột mốc dánh dấu sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam. Từ đó tới
giai đoạn trước 2010, ngành du lịch đã không ngừng đổi mới và phát triển. Tuy nhiên,
một nguồn lực lớn giúp quảng bá du lịch Việt tới bạn bè Quốc tế đã gần như bị bỏ
quên, đó là điện ảnh Việt, tức phim Việt làm trên chính mảnh đất Việt Nam.
Giai đoạn trước 1965, xúc tiến du lịch đối với điện ảnh lúc đó còn là một khái
niệm hoàn toàn xa vời. Nền công nghiệp phim điện ảnh Việt còn rất sơ khai, chưa

được nhiều bạn bè Quốc tế quan tâm và biết đến. Đó chủ yếu là những tác phẩm
chuyển thể từ văn học và là phim người Pháp làm tại Việt Nam. Các bộ phim hầu như
đều thất bại do nội dung nhàm chán, thiếu tính nghệ thuật. Chiến tranh xảy ra liên
miên là một rào cản rất lớn cho ngành du lịch Việt.


Khung cảnh Việt Nam trong phim “Người Mĩ trầm lặng”
Sau đó, với sự xuất hiện của làn sóng phim Việt mới trong trào lưu Điện ảnh
cách mạng, các tác phẩm phim Việt bắt đầu gặt hái được một số thành công. Đến thời
kỳ Chiến tranh Việt Nam, một số bộ phim nổi bật có thể kể đến như Vĩ tuyến 17 ngày
và đêm, Nổi gió, Em bé Hà Nội, Mùi cỏ cháy... ghi dấu ấn cho nền điện ảnh cách
mạng, đạt doanh thu cao và giành những giải thưởng trong các liên hoan phim châu Á.
Tuy vậy, các tác phẩm chủ yếu tái hiện khung cảnh những trận chiến và núi rừng
chật hẹp nên danh lam thắng cảnh của nước ta cũng chưa thực sự được quảng bá rộng
rãi. Do vậy sức ảnh hưởng của môn nghệ thuật chiều thứ 7 này tới hoạt động xúc tiến
các sản phẩm du lịch Việt Nam chưa thực sự rõ ràng. Số tác phẩm tạo được tiếng vang
và mang hình ảnh đất nước con người Việt Nam tới bạn bè Quốc tế chỉ đếm trên đầu
ngón tay.


Vịnh Hạ Long trong "Đông Dương" (Indochine – 1992)
Trong đó, nổi bật là "Đông Dương" (Indochine – 1992), bộ phim đoạt giải Oscar
cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. “Indochine” được đánh giá là bộ phim
quảng bá cho du lịch Việt Nam thành công nhất thời kì đó với việc thu hút thêm 110
nghìn lượt khách du lịch từ Pháp tới Việt Nam vào năm 1995.
Giai đoạn sau 2000, các tác phẩm điện ảnh bắt đầu có sự chuyển biến về mặt đề
tài và cách thể hiện nội dung. Tuy nhiên, các đề tài nhắm tới chủ yếu là về hiện tượng
xã hội. Phim Việt lúc này chỉ hầu như làm vì doanh thu và ít có mối liên hệ với du
lịch.
Đánh giá và phân tích nguyên nhân:

Chi phí chính phủ đầu tư cho xúc tiến du lịch Việt mỗi năm vào khoảng 2,5 triệu
USD. Bà Hoàng Thị Điệp, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng cho biết, do
kinh phí hạn hẹp nên Tổng cục mới chỉ có 2 video clip quảng bá chung thị trường du
lịch Việt Nam và Trung Quốc. Hơn thế nữa, việc làm một clip quảng cáo thật sự chất
lượng có chi phí lên tới 1 triệu USD. Từ đó, có thể thấy việc bỏ lỡ cơ hội vàng quảng
bá du lịch qua phim ảnh thời kì này là một sự lãng phí vô cùng lớn.
- Các tác phẩm điện ảnh chưa có sự đầu tư đúng mức để được quảng bá và biết
tới rộng rãi trên phạm vi Quốc tế.
- Chưa đánh giá đúng đắn được tầm quan trọng cũng như sức ảnh hưởng của
phim ảnh đối với sự phát triển của du lịch nước nhà.


- Chưa có chính sách, định hướng cụ thể để tạo ra sự tác động tích cực giữa điện
ảnh và du lịch.
* Một số nét nổi bật của du lịch Việt qua điện ảnh nước ngoài thời kì trước
đây: Nhiều cơ hội bị bỏ lỡ - “Cầm vàng để vàng rơi”
Giai đoạn từ 1990 đến 2000
Những năm 1990, sau khi hình ảnh Việt Nam được giới thiệu qua các phim
“Đông Dương”, “Người tình” của điện ảnh Pháp, khách quốc tế nườm nượp tìm đến
vịnh Hạ Long, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, miền Tây Nam Bộ. Nhưng rồi điện ảnh
Việt Nam đã để vuột mất nhiều cơ hội “vàng” suốt 20 năm nay.
Tiếp đến năm 1994, chúng ta đã từng bỏ lỡ cơ hội khi không cấp phép cho bộ
phim “Trời và Đất” của đạo diễn lừng danh Oliver Stone, để họ phải sang Thái Lan
quay, phim sau đó đoạt nhiều giải thưởng danh giá thế giới. Năm 2007, đạo diễn
Oliver Stone thêm một lần không thể thực hiện dự án phim “Pinkville” (Làng Hồng) ở
Việt Nam.
Sau đó, chúng ta lại tiếp tục dành cơ hội cho Thái Lan khi không để nhà sản xuất
phim “Điệp viên 007” thực hiện trường đoạn hấp dẫn nhất của tập phim “Ngày mai
không lụi tàn” tại vịnh Hạ Long.
- Phim chiến tranh về Việt Nam

Cuộc chiến Việt Nam đã khiến cái tên Việt Nam trở thành một chủ đề lớn của
điện ảnh thế giới suốt mấy chục năm. Tổng cộng trên thế giới có trên 70 phim liên
quan đến chiến tranh Việt Nam, trong đó 99% là phim Mỹ (tất nhiên vì họ là nhân vật
chính của cuộc chiến) còn lại là lẻ tẻ vài ba bộ phim của Hong Kong, Hàn Quốc...
Trong số này, một số phim đã trở thành những kiệt tác kinh điển của điện ảnh thế
giới như: "Coming Home" (Hồi hương – 3 giải Oscar 1978), "Forrest Gump" (6 giải
Oscar 1994), "Born on the 4th of July" (Sinh ngày 4/7 – 2 giải Oscar 1989),
"Apocalyse Now" (Ngày tận thế – 2 giải Oscar và Cành Cọ Vàng LHP Cannes 1979),
"Birdy" (Ước là chim – Giải thưởng lớn BGK tại LHP Cannes 1984), "Full Metal
Jacket" (Áo giáp thép – Đoạt hàng chục giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ trên thế giới)...


“Coming Home" - Hồi hương – 3 giải Oscar 1978
Nhưng điều đáng nói ở đây là hơn 70 phim về đề tài chiến tranh Việt Nam (bao
gồm cả những kiệt tác nêu trên)... đều không quay ở Việt Nam! Điều này cũng dễ hiểu
bởi khoảng 10 năm đầu sau 1975, lệnh cấm vận nghiêm ngặt của chính phủ Mỹ khiến
các dự án phim Mỹ không thể quay ở Việt Nam. Tuy nhiên đối với các nhà làm phim
và đạo diễn có nhiều quyền lực, lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ chẳng là gì, nếu họ
thật sự muốn quay bộ phim tại chính nơi câu chuyện diễn ra.
Các nhà làm phim đã tìm đến các nước Đông Nam Á và họ phát hiện ra rằng, khí
hậu, bối cảnh, thời tiết, và con người ở những nước này cũng tương tự như ở Việt
Nam – đặc biệt giống nhất là Philippines (2 siêu phẩm "Apocalypse Now" và
"Platoon" đều được quay toàn bộ ở đây). Sau này, tình hình chính trị bất ổn và sự nổi
dậy của các nhóm phiến quân, nạn bắt cóc và khủng bố khiến Philippines phải
nhường... Việt Nam lại, và Thái Lan trở thành... bối cảnh Việt Nam được ưa thích nhất
của các nhà làm phim phương Tây.


Phim Apocalypse Now được quay ở Philippines
Chỉ trong khoảng 25 năm từ 1975 – 2000, hàng loạt bộ phim có liên quan đến

câu chuyện, bối cảnh, và con người Việt Nam đã mang lại không biết bao nhiêu lợi
ích... cho các nước trong khu vực: Hàng chục triệu USD đổ vào cho mỗi dự án, tạo
công ăn việc làm cho người dân.
Quan trọng nhất là nhân sự của nước đó tiếp cận được với công nghệ làm phim
đỉnh cao. Chuyên môn sản xuất phim được rèn luyện và đào tạo miễn phí, góp phần
nâng tầm kỹ thuật cho điện ảnh của nước sở tại.
Khi phim chiếu ra, hàng triệu khách du lịch đổ xô đến những nơi dùng làm bối
cảnh phim. Khi phim đoạt giải, những lời cảm ơn có cánh bay tới tấp đến đất nước đã
cho mượn địa điểm giả làm bối cảnh Việt Nam...
Việt Nam từ chối phim “Bond 18”
Sự kiện này đã gây chấn động Hollywood và làm cả châu Á phải tiếc nuối, trừ
Thái Lan... "vô tình lượm được cái bình!". Một nhà sản xuất phim người Philippines
bình luận về sự kiện này: "Có lẽ VN là nước duy nhất trên thế giới "dám" nói không
với James Bond. Nếu chỉ cần biết Bond có quan tâm đến Philippines một chút thôi,
nước chúng tôi chắc chắn sẽ trải thảm đỏ để rước họ vào".


Vịnh Hạ Long mất cơ hội xuất hiện trong bom tấn Bond 18
Việc chuyển bộ phim sang Thái Lan là chuyện nhỏ đối với đoàn "Bond 18" dù
thiệt hại của họ là rất lớn, nhưng tác hại của nó với VN là không sao tính nổi! Hàng
loạt dự án chuẩn bị triển khai có liên quan đến VN, lập tức bị hoãn vô thời hạn với lý
do mà bất cứ hãng phim nào của Hollywood cũng phải ngán: Không một ngân hàng
hay tập đoàn tài chính bảo hiểm nào trên thế giới dám nhận bảo hiểm cho một bộ
phim triển khai tại VN, vì rủi ro quá lớn!
Giai đoạn từ năm 2000 đến 2015
Cơ hội quảng bá cho du lịch Việt Nam bị mất trong năm 2015 cũng thật tiếc, khi
bộ phim đậm màu sắc cổ tích “Pan và vùng đất Neverland” – Hãng Warner Bros sản
xuất với kinh phí 150 triệu USD, được khởi chiếu trên toàn thế giới (có cả Việt Nam).
Lần đầu tiên, Ninh Bình, vịnh Hạ Long, hang Én xuất hiện cùng lúc trên màn ảnh, với
cảnh Peter Pan tiến vào hang Én, Tiger Lily ngồi trước vịnh Hạ Long trong làn mây

kỳ ảo, hay cánh đồng lúa xanh bát ngát xen lẫn những dãy núi đá vôi ở Ninh Bình.


Ba điểm đến tại Việt Nam xuất hiện trong phim (từ trên xuống) - Hang Én, Vịnh
Hạ Long và Ninh Bình.
Trong một buổi ra mắt phim của đoàn làm phim tại Hồng Kông (Trung Quốc),
tài tử Hugh Jackman – người vào vai thuyền trưởng râu đen Blackbeard, cho biết hầu
hết bối cảnh trong phim về Peter Pan đều dùng kỹ xảo, nhưng những khuôn hình ở
hang Én đều là thật và không cần công nghệ can thiệp. Nhưng điều đáng nói là khán
giả xem phim lại không được biết về điều này, rất ít khách quốc tế biết bộ phim được
quay ở Việt Nam vì ngành du lịch đã không có kế hoạch quảng bá ngay khi đoàn phim
bắt đầu đặt chân đến đây…
Trong một hội thảo bàn tròn xung quanh vấn đề quảng bá du lịch qua điện ảnh,
nhà báo Frederick Ferrer chia sẻ: “Ở Pháp, quảng bá du lịch qua điện ảnh vô cùng
quan trọng và thực tế cũng ghi nhận lượng khách gia tăng khi điện ảnh và du lịch có
sự gắn kết với nhau. Tôi nghĩ Việt Nam hoàn toàn có thể làm điều này vì các bạn có


một đất nước xinh đẹp, những con người dễ mến và lịch sử hào hùng. Nếu trong các
bộ phim nêu bật được tất cả những điều tuyệt vời này, đó chính là một lời mời thuyết
phục nhất để những du khách quốc tế đến với đất nước của các bạn”.
Nhiều chuyên gia phân tích, năm 2012, đạo diễn Victor Vũ cũng từng làm Thiên
mệnh anh hùng với những cảnh quay đẹp lung linh, khiến nhiều người ngỡ ngàng của
vùng núi non Ninh Bình, Cổ Loa (Hà Nội)… Nhưng sức hút để người xem muốn đến
các cảnh đẹp đó thì bộ phim này lại chưa đạt được. Bởi thế, hình ảnh thể hiện dù đẹp
nhưng nếu bộ phim không có nội dung hấp dẫn thì hiệu quả quảng bá vẫn không thể
cao. Việc xuất hiện những hình ảnh đẹp tại một vùng quê, một thắng cảnh nổi tiếng
của Việt Nam trong các bộ phim mới chỉ đóng vai trò đơn thuần là bối cảnh mà không
phải với mục đích quảng bá du lịch một cách có ý thức và hệ thống
Đánh giá và phân tích nguyên nhân:

- Thủ tục giấy phép rườm rà, những yêu cầu của đoàn phim không được chấp
nhận và cấp phép. Đơn vị quản lý điện ảnh phân trần, họ không nhận được bất kỳ
công văn hay kịch bản nào xin quay phim nên không có chuyện bỏ lỡ. Còn những
người làm du lịch lại càng tỏ ra bất ngờ hơn với những thông tin ấy và trong lúc các
đơn vị chức năng còn đang ngơ ngác, lúng túng thì cơ hội vàng lại vuột mất.
- Bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh cũng nhìn nhận: “Dịch vụ phục
vụ các đoàn làm phim của chúng ta còn kém. Nhiều nhà làm phim khi thực hiện ở Việt
Nam, phải tự đưa trang thiết bị vào; trong khi chúng ta chưa có chính sách ưu đãi cho
dịch vụ này, nên khó cạnh tranh với các nước bạn”
Như vậy, vấn đề đặt ra là dường như chúng ta đã thiếu một cơ chế rõ ràng với
những hướng dẫn cụ thể để có được mối liên hệ mật thiết với các đoàn làm phim nước
ngoài, để họ sẵn sàng chọn Việt Nam để quay và đóng dấu thương hiệu những cảnh
quay ấy trên phim. Có một thực tế là trong khi các nước bạn như Thái Lan,
Campuchia… đã thành công khi tận dụng các hình ảnh trong phim để quảng bá danh
thắng của mình thì Việt Nam lại để lỡ nhiều cơ hội qua kênh quảng bá hiệu quả này.
b. Những bước đi mới của Việt Nam:
Đầu những năm 90, nhờ hiệu ứng của bộ phim “Đông Dương” đoạt giải Oscar
cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, nhiều khách du lịch đã kéo đến
Vịnh Hạ Long, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là những nơi xuất hiện trong phim để khám
phá.
Phim “Chuyện của Pao” với công trình thiên nhiên kỳ vĩ trên cao nguyên đá
Đồng Văn khán giả được thả hồn trên những cánh đồng tam giác mạch bạt ngàn.
Ngoài các giải thưởng danh giá tại Cánh diều vàng 2005, Chuyện của Pao còn góp
phần quáng bá các địa danh du lịch nổi tiếng tại Hà Giang. Chỉ tính riêng trong năm


2015, du lịch Đồng Văn đã đón trên 2000 lượt khách, đạt 155% và tăng 161% so với
năm 2014. Điều này đã phần nào chứng tỏ sức quảng bá lớn mạnh cho du lịch thông
qua các tác phẩm điện ảnh.
Nổi bật nhất phải kể đến bộ phim “Những nụ hôn rực rỡ” và “Mỹ Nhân Kế”

của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Toàn bộ cảnh quay trong hai phim này đều diễn ra
tại khu nghỉ dưỡng Yenbay, thuộc khu du lịch sinh thái Ngọc Sương. Ngoài nội dung
mới lạ, dàn diễn viên đẹp, thì khung cảnh thiên nhiên được bao bọc bởi biển xanh, cát
trắng, nắng vàng của Cam Ranh càng thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả xem
phim.
Một minh chứng khác cũng cần phải được nhắc đến là sự tăng trưởng ấn tượng
về khách du lịch tại Phú Yên, nhờ thành công của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh”. Lấy bối cảnh ở một vùng quê yên ả, thanh bình của Phú Yên với nhiều cảnh
thiên nhiên hoang sơ, đẹp mắt. . Ngay sau khi công chiếu, Phú Yên - nơi thực hiện
nhiều cảnh quay - nhanh chóng trở thành điểm du lịch với người yêu điện ảnh.
Trong năm 2004, Hang Én (Quảng Bình), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Tràng
An (Ninh Bình) đã từng là bối cảnh được mang vào bộ phim bom tấn 3D Hollywood
“Pan và vùng đất Neverland”.

Bộ phim truyền hình “Tuổi thanh xuân” hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc
cũng tạo được dấu ấn quảng bá du lịch Đà Nẵng đối với đông đảo công chúng Việt
Nam, Hàn Quốc.
Hay mới và “nóng” nhất là “Kong: Skull Island” vào Việt Nam, phần quay ở
Việt Nam theo dư chí là 30 triệu USD/ trong tổng số 160-190 triệu USD của phim.
Trong mấy tuần qua, bộ phim King Kong 2 và những thắng cảnh đẹp như tranh tại
Việt Nam ở Quảng Bình, Ninh Bình và Hạ Long trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi của
dư luận xã hội trong nước lẫn quốc tế, trên báo chí và trang mạng xã hội.
Running man – show truyền hình thực tế của Hàn Quốc thu hút đông đảo giới trẻ châu
Á theo dõi và đón xem đã đặt chân tới phố cổ Hà Nội và danh thắng Tràng An- Ninh
Bình


×