Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

luận văn thạc sĩ Báo thái bình tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.18 KB, 141 trang )

BÁO THÁI BÌNH THAM GIA GIẢI QUYẾT
ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Khảo sát báo Thái Bình từ tháng 01/2007 đến tháng 3/2011)
Chuyên ngành

: Báo chí học

Mã số

:

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lương Khắc Hiếu. Các số liệu thống kê,
kết quả nghiên cứu là trung thực, bảo đảm tính khách quan, khoa học và
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều có chú thích nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2013
Tác giả


MỤC LỤC
Trang



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn ở nước ta trong 25 năm đổi mới vừa qua chứng tỏ đường lối
đúng đắn của Đảng và những bước đi thích hợp đã tạo nên sự chuyển biến
mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... mang lại
những thành tựu rất to lớn, tạo cho Việt Nam thế và lực mới để bước vào thế
kỷ XXI. Cùng với những thành quả đã đạt được thì trong quá trình đổi mới
cũng xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực, phức tạp. Một trong những vấn đề gay cấn
nổi lên là tình hình tranh chấp khiếu kiện có đông người tham gia, hình thành
các điểm phức tạp về an ninh, các điểm nóng, điểm nóng chính trị - xã hội ở
nhiều địa phương trong cả nước. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hoạt động lãnh đạo, quản lý của tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, đến an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Thái Bình là một tỉnh nông thôn, 86% dân số sống bằng nông nghiệp. Từ
những năm 1997-1998, Thái Bình được biết đến là điểm nóng trong khiếu kiện
đông người, mất ổn định chính trị trên diện rộng. Trong những năm gần đây,
tình hình chính trị - xã hội ở Thái Bình đã cơ bản ổn định. Tuy nhiên, bên trong
nó vẫn xảy ra những điểm nóng chính trị - xã hội. Từ những năm 2007, thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông
thôn được đẩy mạnh, nhiều dự án, khu công nghiệp được triển khai trên địa bàn
tỉnh. Ở nhiều khu công nghiệp, dự án có thu hồi đất phát sinh khiếu kiện. Từ
đó, xảy ra nhiều vụ gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, đập phá công sở,
bắt giữ người trái pháp luật... Tính chất phức tạp của vấn đề khiếu kiện thể hiện
ở tình trạng khiếu kiện vượt cấp, không đúng nơi, đúng chỗ, mang theo băngrôn khẩu hiệu, diễu hành trên đường phố, có sự liên kết để tập trung đông
người... Điều đó dễ dẫn đến bị các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, bóp



2

méo sự thật, mưu đồ chống phá ta về dân chủ, nhân quyền ... làm phức tạp tình
hình. Có thể dẫn một vài ví dụ như: vụ khiếu kiện ở Phường Tiền Phong –
Thành Phố Thái Bình (năm 2008), vụ khiếu kiện đòi đất, cản trở dự án ở Khu
công nghiệp Gia Lễ - Đông Hưng (năm 2009 – 2010), vụ cản trở dự án Nhà
máy nhiệt điện Mỹ Lộc – Thái Thuỵ (năm 2009-2010) ...
Sau sự kiện 1997 - 1998 ở nông thôn Thái Bình, cấp uỷ các cấp trong
tỉnh đã vào cuộc tích cực, bằng mọi biện pháp làm ổn định tình hình. Nhiều
nhà nghiên cứu đã đi vào nghiên cứu, phân tích, rút kinh nghiệm, đề ra nhiều
biện pháp có hiệu quả để giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội. Một trong
những kinh nghiệm, giải pháp góp phần giải quyết điểm nóng là phải làm tốt
công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân, bên cạnh những lợi ích
chính đáng cần được giải quyết thỏa đáng, đúng chính sách, pháp luật, “thấu
lý, đạt tình”, cần làm cho người dân thấy được lợi ích lâu dài của mình trong
các dự án phát triển để khi cần thiết vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng thì
cũng phải biết hy sinh một phần lợi ích cá nhân, cục bộ.
Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh Thái Bình (nhiệm kỳ 2010 – 2015) xác
định nhiệm vụ hàng đầu là: “phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo hướng
công nghiệp hoá- hiện đại hoá”, bên cạnh đó, tập trung xây dựng nông thôn
mới với mục tiêu “sản xuất phát triển; cuộc sống sung túc; diện mạo sạch sẽ;
thôn, xã văn minh và quản lý dân chủ”.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xác định, phát triển kinh tế và đảm bảo ổn định
xã hội địa phương là những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để thực hiện điều
này càng cần phải làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, vận động, thuyết phục để
người dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật về khiếu nại, tố cáo, chấm dứt khiếu kiện.
Dưới sự lãnh đạo, định hướng của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Tuyên
giáo Tỉnh uỷ, xác định một trong những trách nhiệm xã hội của báo chí là
cung cấp thông tin, nâng cao dân trí và sự hiểu biết của nhân dân, góp phần



3

củng cố và bảo vệ sự ổn định xã hội, những năm qua, Báo Thái Bình đã làm
tốt nghĩa vụ tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của tỉnh đến mọi
tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến, phản ánh những mặt tốt của đời
sống xã hội, trong thời gian qua báo chí của tỉnh cũng đã từng bước thể hiện
vai trò của mình trong việc khai thác, phản ánh những mảng đề tài nhạy cảm,
những tệ nạn còn tồn tại trong xã hội, Báo Thái Bình đã thể hiện chức năng
diễn đàn của nhân dân, phản ánh được những bức xúc, đưa tiếng nói của nhân
dân đến với chính quyền địa phương, góp phần thực hiện dân chủ hóa đời
sống xã hội. Đặc biệt, trước những vụ việc, những điểm nóng chính trị -xã
hội, báo Thái Bình đã có nhiều biện pháp để tuyên truyền, tham gia cùng cấp
uỷ các cấp làm dịu và giải quyết có hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định tình
hình trong tỉnh.
Là một tờ báo đảng địa phương, hoạt động theo cơ chế bao cấp về kinh
phí, Báo Thái Bình cũng cần có những giải pháp tích cực để thực hiện tốt hơn
vai trò của tờ báo trong công tác thông tin tuyên truyền nói chung, tham gia
giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng.
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề Báo Thái Bình với việc tham gia giải quyết
điểm nóng chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh là một việc làm cần thiết, để đánh
giá đúng những mặt đã làm được, những hạn chế, tồn tại trong tham gia giải
quyết điểm nóng chính trị - xã hội của một tờ báo đảng địa phương, từ đó tìm
ra những giải pháp nâng cao hơn hiệu quả công tác tham gia giải quyết điểm
nóng chính trị -xã hội nói chung, của cơ quan báo chí địa phương nói riêng.
Do đó, tôi chọn đề tài Báo Thái Bình tham gia giải quyết điểm nóng chính
trị - xã hội trên địa bàn tỉnh làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.



4

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội được nhiều
nhà nghiên cứu, lý luận chú ý, có nhiều công trình khoa học, luận án, luận văn
tìm hiểu về vấn đề này song chủ yếu dưới góc độ Chính trị học. Liên quan
đến đề tài điểm nóng, điểm nóng chính trị - xã hội đã có một số tác phẩm tiêu
biểu như:
Sau sự kiện Thái Bình, năm 1998 đoàn công tác của Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh đi thực tế và tổng kết tình hình đã viết đề tài khoa học
có tên: "Tổng kết thực tiễn về xử lý điểm nóng chính trị - xã hội" do GS.TS Lê
Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm, GS.TS Lưu Văn Sùng làm phó chủ nhiệm đề tài.
Trong đề tài này các tác giả đã trình bày tóm tắt diễn biến một số điểm nóng
chính trị-xã hội ở Thái Bình, điểm nóng tôn giáo ở Thừa Thiên - Huế, điểm
nóng liên quan đến tôn giáo ở ấp Trà Cổ xã Bình Minh, huyện Thống Nhất
tỉnh Đồng Nai và đưa ra những nhận xét khái quát, rút ra nguyên nhân, những
bài học kinh nghiệm từ quá trình xử lý ở từng nơi. Thông qua những vấn đề
đã đúc rút được trong quá trình nghiên cứu thực tiễn ở các vùng, miền, qua
nhiều góc nhìn của các tác giả tham gia đề tài, PGS.TS Hoàng Chí Bảo đã có
bài viết bước đầu khái quát lý luận về điểm nóng, điểm nóng chính trị-xã hội,
đưa ra định nghĩa, xác định yêu cầu, nhiệm vụ xử lý và quy trình xử lý các
điểm nóng chính trị-xã hội.
Trong giáo trình Xử lý tình huống chính trị (chương trình dành cho cử
nhân chính trị do GS.TS Lưu Văn Sùng và PGS.TS Hoàng Chí Bảo là tác
giả), ngoài những phần lý luận chung như khái niệm, phương pháp tiếp cận,
quy trình và giải pháp xử lý điểm nóng, điểm nóng chính trị-xã hội thì giáo
trình này còn đi sâu vào các khía cạnh như:
- Xử lý tình huống chính trị khi bộ máy cầm quyền có nạn quan liêu
tham nhũng.



5

- Xử lý tình huống chính trị khi chuyển giao quyền lãnh đạo giữa các
thế hệ trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền.
Tác giả Lưu Văn Sùng trong cuốn Một số điểm nóng chính trị-xã hội
điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây hiện
trạng vấn đề, các bài học kinh nghiệm xử lý tình huống đã đề cập một cách
chuyên sâu đến về tình hình phát sinh và diễn biến các điểm nóng chính tri –
xã hội tại các vùng đa dân tộc ở miền núi nước ta trong những năm gần đây,
Khảo sát đánh giá về những điểm nóng chính trị- xã hội và xử lý điểm nóng
chính trị - xã hội trên địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Nêu lên
những đánh giá chung về tình hình điểm nóng và xử lý điểm nóng chính trị xã hội tại các vùng đa dân tộc ở nước ta trong những năm gần đây.
Trên các báo, tạp chí, nội dung về điểm nóng, điểm nóng chính trị-xã
hội và quá trình xử lý nó mặc dù được coi là một vấn đề rất nhạy cảm nhưng
cũng đã ít nhiều được đề cập một cách trực tiếp hay gián tiếp ở các mức độ
khác nhau.
Tác giả Nguyễn Xuân Tế, trên tạp chí Khoa học Pháp luật số tháng
4/2004 có bài Xử lý điểm nóng chính trị – xã hội mấy vấn đề lý luận và thực
tiễn đã đề cập một cách cụ thể những vấn đề lý luận về tình huống chính trị,
điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị-xã hội; những yêu cầu xử lý điểm nóng
chính trị - xã hội, quy trình, giải pháp xử lý điểm nóng chính trị- xã hội.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tâm trong bài Nguyên nhân và giải pháp ngăn
ngừa điểm nóng chính trị ở Tây Nguyên đăng trên Tạp chí Dân tộc, số ra ngày
26/3/2009, đã đề cập đến tình hình, những nguyên nhân và giải pháp xử lý
điểm nóng chính trị ở khu vực Tây Nguyên.
Bài Xử lý điểm nóng Chính trị - Xã hội ở nước ta hiện nay của Tác giả
Nguyễn Quốc Tuấn trên tạp chí nội san của Trường Chính trị Phạm Hùng, đã
tiếp cận vấn đề từ góc độ lý luận với những khái niệm về điểm nóng chính trị-



6

xã hội, phương pháp tiếp cận điểm nóng chính trị-xã hội, yêu cầu cơ bản của
việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội và quy trình xử lý điểm nóng chính trịxã hội.
Điểm qua tình hình nghiên cứu trên đây, chúng ta thấy rằng, điểm nóng
chính trị-xã hội là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, của các cơ quan nghiên
cứu trong lĩnh vực Chính trị học quan tâm chú ý.
Song dưới góc độ báo chí học, đến nay chưa có công trình nào viết về
vấn đề báo chí, nhất là báo chí địa phương tham gia giải quyết điểm nóng
chính trị - xã hội. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài Báo Thái Bình tham gia
giải quyết điểm nóng chính trị- xã hội trên địa bàn tỉnh dưới góc độ khoa
học báo chí là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề chức năng, vai trò của báo
chí trong việc tham gia giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội, đề xuất
phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác tham
gia giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh của Báo Thái
Bình trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về điểm nóng chính trị-xã hội.
- Phân tích, làm sáng tỏ vai trò, chức năng của báo chí trong việc tham
gia giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Báo Thái Bình trong
việc tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội từ năm 2007 đến tháng
3/2011 và những vấn đề đang đặt ra..
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tham
gia giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh của Báo Thái

Bình trong những năm tới.


7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào khảo sát việc tham gia giải quyết điểm nóng chính
trị - xã hội trên địa bàn tỉnh của Báo Thái Bình từ năm 2007 đến tháng
3/2011, trong đó tập trung đi sâu tìm hiểu những tác phẩm báo chí đề cập đến
3 điểm nóng chính trị-xã hội nổi bật: vụ khiếu kiện ở Phường Tiền Phong –
Thành Phố Thái Bình (năm 2008), vụ khiếu kiện đòi đất, cản trở dự án ở Khu
công nghiệp Gia Lễ - Đông Hưng (năm 2009 – 2010), vụ cản trở dự án Nhà
máy nhiệt điện Mỹ Lộc – Thái Thuỵ (năm 2010); từ đó nêu lên một số giải
pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc tham gia giải quyết điểm nóng
chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh của Báo Thái Bình trong thời gian tiếp theo.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên lý luận của Báo chí học, căn cứ vào
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội
Đảng và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quan điểm lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Thái Bình các khóa về vấn đề xử lý, giải quyết điểm nóng chính trị
- xã hội.
- Trên cơ sở các tác phẩm báo chí được đăng tải trên báo Thái Bình từ
năm 2007 đến tháng 3/2011, tác giả Luận văn đi sâu vào: khảo sát, tổng hợp,
phân tích, thống kê, …từ đó đưa ra những ý kiến đánh giá của bản thân nhằm
làm rõ vấn đề tham gia giải quyết điểm nóng chính trị-xã hội của Báo Thái
Bình trong những năm vừa qua.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Làm rõ hơn quan niệm về điểm nóng chính trị - xã hội, vai trò, chức
năng của báo chí trong việc tham gia giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội

và ý nghĩa của việc tham gia giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội trên địa
bàn tỉnh của Báo Thái Bình.


8

- Phân tích, đánh giá kết quả tham gia giải quyết điểm nóng chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh của Báo Thái Bình từ năm 2007 đến tháng 3/2011.
- Khái quát những vấn đề đặt ra và luận giải cơ sở khoa học của những
giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc tham gia giải quyết điểm
nóng chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh của Báo Thái Bình trong những năm
tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.


9

Chương 1
BÁO CHÍ THAM GIA GIẢI QUYẾT ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Quan niệm về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội
1.1.1. Khái niệm điểm nóng xã hội
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “điểm nóng” được sử dụng trong
một số văn bản của các cơ quan Đảng, Nhà nước và khá phổ biến trong các
văn bản của những cơ quan bảo vệ pháp luật như Thanh tra, Viện kiểm sát,
Công an, Tòa án và cả trong đời sống sinh hoạt thường ngày.
Trên báo chí, có rất nhiều bài báo đề cập đến thuật ngữ này trong nhiều
văn cảnh khác nhau. Có thể kể đến như: điểm nóng mại dâm, điểm nóng ma
tuý, điểm nóng an ninh, điểm nóng chạy việc…
Tuy nhiên, chưa có cơ quan nào, ngành đưa ra khái niệm đầy đủ, chính

xác về “điểm nóng” để làm cơ sở cho việc phân loại, xác định chính xác diễn
biến tình hình nơi xảy ra vụ việc để đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp.
Nhiều địa phương, ngành đã xác định “điểm nóng” theo các tiêu thức
riêng của mình, thậm chí theo quan điểm cá nhân của từng người. Do vậy,
việc đánh giá diễn biến tình hình ở cơ sở không đồng nhất, có nơi chỉ “sốt
nhẹ” nhưng đã xác định là “điểm nóng”, ngược lại có nơi “nóng” thật sự
nhưng vì những lý do khác nhau mà không được xác định là “điểm nóng”.
Có thể thấy rằng, theo nhiều quan niệm, điểm nóng thường được dùng
để chỉ một vấn đề nào đó đang gây chú ý, hoặc gây nhức nhối trong dư luận.
Nó cần phải có những biện pháp để xử lý, giải toả. Về cơ bản, chúng ta thấy:
“Điểm nóng là khái niệm chỉ trạng thái không bình thường của sự vật” [14, tr
10]. Sự không bình thường này có thể xảy ra ở rất nhiều lĩnh vực, chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội….


10

PGS.TS Nguyễn Xuân Tế cho rằng: Trong sự tồn tại của mình, sự
vật không phải lúc nào cũng phát triển một cách đều đặn bình
thường mà vào một khoảng thời gian và không gian nào đó, nó ở
trong trạng thái không bình thường và sắp xảy ra một sự biến đổi
khác thường; người ta gọi đó là “điểm nóng” [18, tr8].
Theo từng lĩnh vực của đời sống, chúng ta thấy mỗi một lĩnh vực đều
có thể xuất hiện những điểm nóng. Trong lĩnh vực chính trị-xã hội cũng vậy.
Trong một cộng đồng xã hội, có nhiều bộ phận nhân dân khác nhau, do sự
tranh chấp dân sự, phát sinh những mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau giữa các
nhóm người. Khi các bên tham gia không còn tự kiềm chế được nữa, họ có
những hành vi vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật, của những chuẩn mực
đạo đức và những giá trị của xã hội gây bất ổn định xã hội và ngang nhiên
thách thức đối với những người cầm quyền. Hiện tượng này được gọi là điểm

nóng xã hội.
Có nhiều dấu hiệu để nhận biết sự xuất hiện của điểm nóng xã hội.
Chẳng hạn như: đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn
định, có lúc rối loạn; sự phản ứng, xung đột của đám đông, của các lực lượng
không còn tự kiềm chế được trở thành sức mạnh, áp lực chống đối lẫn nhau;
hành vi của đám đông quần chúng đã vượt qua ngoài khuôn khổ của pháp luật
và chuẩn mực văn hoá đạo đức; diễn ra trong không gian và thời gian nhất
định, có khả năng lan tỏa sang nơi khác.
Theo các tác giả giáo trình Xử lý tình huống chính trị của Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Điểm nóng xã hội có thể diễn ra ở
những địa bàn và trong những lĩnh vực khác nhau. Nó có thể phát
sinh ở khu vực nông thôn, miền núi hay thành thị, ở các xí nghiệp
hay trường học… nó có thể diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, chính trị
hay xã hội… Điểm nóng xảy ra ở các khu vực trên được gọi chung
là điểm nóng xã hội. [14, tr 10].


11

Từ những quan niệm nêu trên có thể khái quát: điểm nóng xã hội là đời
sống xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn định, rối loạn, diễn ra
sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng với những hành vi không còn tự
kiềm chế được, đã vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn
hoá đạo đức, diễn ra tại một địa điểm, trong một thời gian nhất định và có
khả năng lan tỏa sang nơi khác.
1.1.2. Điểm nóng chính trị - xã hội
Theo quan điểm của các nhà Chính trị học, điểm nóng chính trị- xã hội
là điểm nóng xã hội diễn ra trong lĩnh vực chính trị- xã hội khi mà sự chống
đối của đám đông quần chúng của các lực lượng đối lập đã hướng trực tiếp
vào những người nắm quyền lực chính trị, cơ quan quyền lực và thể chế chính

sách của chính quyền nhà nước.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của điểm nóng chính trịxã hội, song về cơ bản, các điểm nóng chính trị-xã hội thường được bắt đầu từ
các điểm nóng xã hội, nói cách khác, điểm nóng xã hội là tiền đề của điểm
nóng chính trị - xã hội.
Vậy, điểm nóng chính trị - xã hội là thời điểm diễn ra sự chống đối của
đám đông dân chúng đã trực tiếp hướng thẳng vào quyền lực nhà nước, đe
dọa sự bền vững của chế độ.
Ở nước ta hiện nay, điểm nóng chính trị - xã hội bắt nguồn từ những
hình thức chống đối của đám đông dân chúng như sau :
- Chuyển mâu thuẫn dân sự sang chống đối chính quyền. Khi điểm
nóng xã hội bùng phát, chính quyền sở tại không có biện pháp hữu hiệu dập
tắt kịp thời. Lợi dụng tình hình ấy, các phần tử nào đó kích mâu thuẫn lên đến
đỉnh điểm, xúi giục và lèo lái đám đông chuyển hướng trực tiếp vào chống
đối quyền lực nhà nước một cách công khai cho điểm nóng lan rộng thêm
thành điểm nóng chính trị - xã hội, đe dọa sự ổn định của chế độ.


12

- Chống đối cá nhân hay nhóm người đương quyền. Với lý do cá nhân
hay nhóm người dương quyền đã phạm tội hay không còn đủ phẩm chất cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao, họ yêu cầu cấp có thẩm quyền xử lý
hay thay đổi người khác tốt hơn..
- Chống đối một cơ quan quyền lực nhà nước. Với danh nghĩa bảo vệ
công lý, họ cho rằng trong quá trình điều hành quyền lực công, cơ quan quyền
lực nhà nước đã không làm tròn trọng trách hay xâm hại đến quyền lợi của
nhân dân. Từ đó, họ đòi củng cố, thay đổi chức năng hay xóa bỏ cơ quan ấy.
- Chống đối chính sách, pháp luật hiện hành. Mệnh danh vì lợi ích cộng
đồng, họ cho rằng một chính sách cụ thể hay một đạo luật nào đó không còn
phù hợp với điều kiện đã thay đổi hay đã gây bất lợi cho giới mình. Cho nên,

họ đấu tranh đòi sửa chữa, bổ sung hay xóa bỏ hoặc ban hành chính sách, luật mới.
- Chống đối thể chế chính trị xã hội. Với chiêu bài đấu tranh cho tự do
dân chủ, sự chống đối này hướng vào việc thay đổi căn bản hệ thống định chế
chính trị, thiết chế tổ chức, phương thức vận hành của hệ thống chính trị - xã
hội; mà thực chất là đòi thay đổi chủ thể quyền lực chính trị-xã hội.
Nhìn chung, hình thức phổ biến nhất là những cuộc khiếu kiện tập thể
vượt cấp, những cuộc biểu tình của quần chúng quy mô có tổ chức, có sự chỉ
đạo chặt chẽ với những yêu sách hướng trực tiếp vào quyền lực chính trị của
xã hội mà trọng tâm là quyền lực nhà nước.
Trong thực tiễn thường xảy ra các điểm nóng xã hội nhiều hơn là các
điểm nóng chính trị- xã hội. Còn điểm nóng chính trị- xã hội xảy ra ít hơn
nhưng phức tạp và quyết liệt hơn vì nó liên quan trực tiếp tới quyền lực nhà
nước. Tuy nhiên, điểm nóng xã hội trong các lĩnh vực khác đều có khả năng
trực tiếp trở thành điểm nóng chính trị- xã hội. Chẳng hạn, những cuộc đình
công, bãi công của người lao động chống giới chủ, học sinh bãi khoá chống
ban lãnh đạo nhà trường, nông dân tranh chấp đất đai với nhau… nếu không


13

có cách xử lý đúng đều có thể chuyển thành cuộc đấu tranh chống chính chính
quyền nhà nước. Như vậy, nếu chúng ta xử lý tốt điểm nóng xã hội thì sẽ hạn
chế sự phát sinh điểm nóng chính trị- xã hội. Điểm nóng xã hội có thể có
nguồn gốc từ những tranh chấp dân sự, từ sự khiếu kiện của nhân dân không
được giải quyết kịp thời, để dây dưa, kéo dài, gây tích đọng mâu thuẫn và
bùng phát thành điểm nóng chính trị- xã hội. Do đó, để điểm nóng xã hội và
điểm nóng chính trị- xã hội không nổ ra cần giải quyết tốt những tranh chấp
về mặt dân sự, giải quyết kịp thời những khiếu kiện của nhân dân; ngăn ngừa
sự chống đối của các lực lượng phản động.
Từ sự phân tích trên có thể cho thấy, điểm nóng chính trị - xã hội có nổ

ra hay không, mức độ như thế nào không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện,
nhân tố khách quan ngoài chủ thể cầm quyền mà nó còn phụ thuộc vào chính
chủ thể cầm quyền. Ngay trong điều kiện khủng hoảng xã hội, hay khủng
hoảng chính trị - xã hội, nếu chủ thể cầm quyền có giải pháp đúng thì cũng có
thể không phát sinh điểm nóng, hoặc điểm đóng có nổ ra thì tác hại cũng
không lớn. Ngược lại nếu chủ thể cầm quyền áp dụng giải pháp sai lầm thì sẽ
làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng và khó tránh khỏi nổ ra điểm
nóng xã hội hoặc điểm nóng chính trị- xã hội.
Có thể khẳng định, trong đời sống thường nhật, xung đột xã hội là hiện
tượng không tránh khỏi trong đời sống xã hội, là một thuộc tính của quá trình
phát triển. Giải quyết, giải toả và quản lý tốt xung đột xã hội theo xu hướng
phát triển khách quan thì xung đột xã hội không sinh ra những điểm nóng xã
hội hoặc điểm nóng chính trị - xã hội. Mặc dầu vậy, điểm nóng xã hội và
điểm nóng chính trị- xã hội, dù không mong muốn vẫn sẽ là một hiện tượng
tồn tại trong đời sống xã hội và đời sống chính trị, đặc biệt là khi xã hội còn
những khác biệt về lợi ích, còn bất bình đẳng trong quá trình hiện thực hoá
các lợi ích, trong thụ hưởng những thành quả phát triển chung và những phúc


14

lợi xã hội. Điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị -xã hội còn là một hiện
tượng gắn liền với những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã
hội, khi mà sự phát triển vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà nước và xã hội.
Ở nước ta hiện nay, đặc biệt là trong những năm vừa qua, sự xuất hiện
của các điểm nóng chính trị-xã hội chủ yếu là từ các hình thức: chuyển mâu
thuẫn dân sự sang chống đối chính quyền hoặc chống đối chính sách, pháp
luật hiện hành. Do sự giải quyết các điểm nóng xã hội của các cấp chính
quyền chưa kịp thời hoặc do sự bất cập của những thể chế, chính sách trong
quá trình thực hiện ở cơ sở. Với những phức tạp đang nảy sinh trong nền kinh

tế thị trường, những vấn đề đã và đang tồn tại trong xã hội ở nhiều khía
cạnh… vẫn là những nguyên nhân dẫn đến những điểm nóng chính trị-xã hội.
1.2. Chức năng và vai trò của báo chí trong việc tham gia giải quyết
điểm nóng chính trị - xã hội.
1.2.1. Quan niệm về chức năng và nhiệm vụ của báo chí
Cũng như mọi nền báo chí, báo chí Việt Nam có nhiều chức năng và
nhiệm vụ. Có thể nêu một số đặc trưng cơ bản của báo chí Việt Nam như sau:
Chức năng thông tin: đây là chức năng cơ bản mang tính tiên quyết của
báo chí. Báo chí tồn tại và phát triển là để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày
càng cao của con người và xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu
thông tin của quần chúng càng đòi hỏi cao, đa dạng và phong phú hơn. Ngoài
ra, thông tin báo chí cũng đồng thời là chất liệu và động lực của sự phát triển kinh
tế - xã hội.
Chức năng định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng: Định hướng,
giáo dục chính trị, tư tưởng thực chất là tuyên truyền và bảo vệ hệ tư tưởng
của giai cấp công nhân. Báo chí nước ta là công cụ tuyên truyền của Đảng,
vì vậy, trước hết, cần tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật


15

của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân để tạo nên các phong trào, các
hành động cách mạng mạnh mẽ. Đồng thời, báo chí cũng là diễn đàn của
nhân dân. Báo chí phản ánh một cách trung thực tâm tư, nguyện vọng, mong
muốn của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Chức năng định hướng của
báo chí chính là không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, tính tự giác của
quần chúng nhân dân; đồng thời, tạo lập dư luận xã hội theo đúng định
hướng tuyên truyền của Đảng.
Chức năng văn hóa, giáo dục: Báo chí là bộ phận cấu thành của văn

hóa, vì thế, nó trực tiếp góp phần phát triển, bảo tồn và giao lưu văn hóa. Nó
bồi đắp, hướng dẫn, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân; góp phần định
hướng, điều chỉnh và cổ vũ xây dựng môi trường văn hóa mới. Chức năng
giáo dục của báo chí là giáo dục tư tưởng chính trị, trách nhiệm công dân,
giáo dục pháp luật, trao đổi kỹ năng sống,... cho cá nhân và cộng đồng; phổ
biến kiến thức, các thành tựu khoa học mới, hướng dẫn áp dụng, chuyên giao
công nghệ, tham gia cổ vũ, tổ chức thực hiện.
Chức năng giám sát, phản biện xã hội: Trong xã hội hiện đại, thông tin
có vai trò đặc biệt quan trọng, chính thông qua sử dụng và giám sát thông tin
nên báo chí thể hiện được chức năng giám sát và phản biện xã hội của mình.
Chức năng này thể hiện quyền lực của báo chí trong đời sống xã hội. Giám sát
xã hội của báo chí thực chất là giám sát bằng dư luận xã hội. Qua giám sát,
theo dõi một cách khách quan và có định hướng mà báo chí thể hiện vai trò
phản biện xã hội của mình. Phản biện xã hội theo nghĩa tích cực và xây dựng
là bản chất của báo chí cách mạng.
Chức năng giải trí: Trong xã hội hiện đại, cuộc sống của con người
chịu nhiều áp lực. Nhất là ở các đô thị, con người luôn trong trạng thái căng
thẳng, bức bối. Đây là lý do giải thích vì sao chức năng giải trí của báo chí
trong xã hội hiện đại ngày càng được quan tâm và đề cao. Giải trí không


16

thuần túy là một chức năng của báo chí mà còn đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của
xã hội đối với báo chí.
Chức năng quảng cáo - dịch vụ: Là nguồn cung cấp thông tin cho đời
sống xã hội nên quảng cáo - dịch vụ báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường
và toàn cầu hóa đã trở thành một hoạt động tất yếu. Sự quảng bá thương hiệu,
thu hút sự chú ý, giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn tiêu dùng, định hướng thị
hiếu, chỉ dẫn... đang là nhu cầu không chỉ của giới kinh doanh, dịch vụ, giải

trí mà còn là đòi hỏi thiết yếu của đời sống xã hội. Quảng cáo - dịch vụ là nhu
cầu sống còn, nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân xã hội hiện đại.
Cùng với những chức năng cơ bản trên, báo chí cách mạng Việt Nam
có những nhiệm vụ được quy định trong Luật Báo chí (sửa đổi năm 1999).
Trong điều kiện của một xã hội đang hội nhập quốc tế như hiện nay thì cần
lưu ý tới trách nhiệm xã hội của báo chí ở một số lĩnh vực sau:
Trách nhiệm xã hội trong cung cấp thông tin: Thông tin tác động trực
tiếp đến đời sống xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, nguyện vọng, tình
cảm của con người, vì lẽ đó, nó làm thay đổi nhận thức, quan niệm, thái độ và
hành vi của con người. Nó tạo ra dư luận và áp lực xã hội đối với một hiện
tượng, sự kiện cụ thể. Vì vậy, thông tin báo chí phải trung thực, khách quan
và có tính định hướng, xây dựng cao. Nếu thông tin bị bóp méo, cắt xén,
xuyên tạc sẽ đưa đến những hậu quả xã hội khôn lường, sẽ làm tổn hại đến uy
tín cá nhân, cơ quan, đoàn thể, làm phá sản các doanh nghiệp… từ đó gây ra
những hậu quả xã hội nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, có những thông tin dù là đúng nhưng sẽ gây sốc, tạo tâm
lý hoang mang, hoảng sợ, mất lòng tin vào con người, vào cuộc sống, vì thế
khi đưa tin cũng cần xác định liều lượng và cách tiếp cận cụ thể. Thông tin
báo chí xét cho cùng là hướng tới giúp cho xã hội, con người ngày càng cao
đẹp hơn. Vì vậy, những thông tin dẫn đến những hậu quả trái với mục tiêu
này đều là phản tuyên truyền, và cần tránh.


17

Trách nhiệm nâng cao dân trí và sự hiểu biết của nhân dân: Trong điều
kiện dân trí, trình độ văn hóa thấp, đời sống vật chất và tinh thần của người
dân còn gặp nhiều khó khăn, giáo dục còn nhiều bất cập, vì thế, hơn mọi loại
hình truyền thông khác, báo chí phải đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
công tác nâng cao dân trí và sự hiểu biết của mọi tầng lớp nhân dân. Qua báo

chí, người dân ngay tại nhà mình, địa phương mình có thể tiếp cận được các
nguồn thông tin, tri thức quý báu cho đời sống và sản xuất, kinh doanh. Nâng
cao dân trí và sự hiểu biết của nhân dân thực chất là xây dựng nền tảng tinh
thần cho sự phát triển của con người và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Trách nhiệm củng cố và bảo vệ sự ổn định xã hội: Một xã hội bất ổn thì
không thể phát triển được. Vì vậy, trong khi tác nghiệp, thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình, báo chí cần thực hiện đúng định hướng, tích cực tuyên
truyền phổ biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích
cực tuyên truyền những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới; có chính kiến
mạnh mẽ bảo vệ sự nghiệp đổi mới, bảo vệ Đảng, chế độ và Tổ quốc.
Kiên quyết đấu tranh chống những thế lực cơ hội chính trị, phản động
lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền xuyên tạc sự thật, kích
động, gây hận thù, chia rẽ dân tộc, tôn giáo tạo bất ổn, bạo lực lật đổ và thực
hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Đây thực sự là những nhân tố tiêu cực,
làm mất ổn định xã hội, phá hoại đời sống bình yên của nhân dân, sự nghiệp
đổi mới của đất nước. Tích cực góp phần xây dựng và củng cố lòng tin của
nhân dân vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới và chế độ xã hội chủ nghĩa là trách
nhiệm của báo chí.
Trách nhiệm đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ: Tích cực đấu tranh
giải phóng dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là một
truyền thống quý báu của báo chí Việt Nam. Điều này càng đặc biệt quan
trọng khi cả nước ta đang tích cực hội nhập mạnh mẽ vào xu thế phát triển


18

chung của thế giới, đang tập trung phát triển kinh tế - xã hội từng bước nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Trách nhiệm cổ vũ các nhân tố mới: Trong xã hội đang chuyển đổi và
mở rộng hiện nay, khi các hệ thống giá trị xã hội cũ đang từng bước được

thay thế bằng hệ thống giá trị xã hội mới phù hợp hơn thì báo chí với chức
năng, nhiệm vụ và lợi thế đặc thù của mình phải nhạy bén, sáng suốt, kịp thời
phát hiện, ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, giá trị nhân văn mới. Tích cực
tham gia xây dựng và giám sát việc giữ gìn, bảo lưu, kế thừa và phát huy các
giá trị truyền thống của dân tộc; đồng thời, tích cực tham gia lựa chọn, ủng
hộ, hướng dẫn tiếp thu những tinh hoa, giá trị mới của nhân loại. Phát hiện và
cổ vũ những nhân tố tích cực, nhân tố mới cũng có nghĩa là báo chí trực tiếp
xây dựng xã hội mới ngày càng tốt đẹp.
Trách nhiệm chống các hiện tượng tiêu cực: thoái hóa, biến chất, tham
nhũng, tội phạm và tệ nạn xã hội đang là những vấn đề xã hội gây nhiều bức
xúc. Đấu tranh phòng, chống các hiện tượng tiêu cực đang hàng ngày hàng
giờ hủy hoại đời sống bình yên và tốt đẹp của nhân dân là trách nhiệm xã hội
cao cả của báo chí. Phát hiện, kiên quyết đấu tranh, tạo áp lực dư luận xã hội
đối với những biểu hiện thoái hóa, biến chất của một số cán bộ, đảng viên cơ
hội, tham nhũng đang trở thành một đòi hỏi đối với báo giới. Thời gian qua
báo chí đã có công lớn trong việc phát hiện và đưa ra công luận nhiều vụ tham
nhũng, giúp cơ quan chức năng xử lý kịp thời. Báo chí cũng kiên quyết đấu
tranh tố cáo, phê phán, lên án những tệ nạn xã hội gay gắt, góp phần làm lành
mạnh đời sống xã hội.
Trách nhiệm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc là một chiến lược lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam. Tuyên truyền, cổ vũ và tích cực tham gia xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm xã hội của báo chí, nhất là trong điều


19

kiện giao thông đi lại tại một số vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn khó khăn;
đời sống vật chất - văn hóa - tinh thần của đồng bào dân tộc còn nhiều khó
khăn, các thế lực phản động thù địch đang lợi dụng những hạn chế, khó khăn

này để tuyên truyền kích động, dụ dỗ, lôi kéo, gây chia rẽ, nhằm thực hiện âm
mưu “diễn biến hòa bình”... Vì thế, tuyên truyền cổ vũ xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc thực chất cũng là góp phần xây dựng sự ổn định xã hội,
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ những giá trị truyền thống của đồng bào các
dân tộc anh em hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Tăng trưởng
nhanh, tăng trưởng nóng dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài
nguyên và nhiều vấn đề khác như: an toàn thực phẩm; vấn đề việc làm của
một bộ phận dân cư nơi đô thị hóa; sự phát triển của các tệ nạn xã hội và tội
phạm gây bất ổn cho đời sống... Trách nhiệm của báo chí đối với vấn đề bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững không nên chỉ dừng lại ở những cảnh
báo, khuyến cáo, báo động chung chung mà phải thực sự tạo ra dư luận xã
hội, gây áp lực, đấu tranh kiên quyết đối với những quan niệm, hành vi vụ lợi
cá nhân, lợi ích trước mắt mà bỏ qua những nguy cơ đang đe dọa sự tồn vong
của cộng đồng và nhân loại trong tương lai.
1.2.2. Chức năng và vai trò của báo chí trong việc tham gia giải
quyết điểm nóng chính trị - xã hội.
1.2.2.1.Báo chí thông tin về điểm nóng chính trị - xã hội
Trước Cách mạng Tháng Mười, khi nói đến chức năng của báo chí,
V.I.Lê nin có câu nói nổi tiếng “báo chí là người tuyên truyền, cổ động và tổ
chức tập thể”. Ngày nay, trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ, thời đại mà nhu cầu của con người đa
dạng, phong phú lên gấp bội thì chức năng, nhiệm vụ của báo chí cũng không
ngừng phát triển.


20

Quá trình phát triển của sự nghiệp báo chí mà đặc điểm là sự phát triển

mạnh mẽ của kỹ thuật thông tin và nhu cầu về thông tin rất cao thì chức
năng “tuyên truyền, cổ động, tổ chức tập thể” tuy là mặt cơ bản nhưng
chưa bao hàm được toàn bộ vai trò của thông tin [40, tr 90].
Vì thế nhà báo Hữu Thọ nhấn mạnh: “gần đây, Đảng ta đã tiến tới định
hình chức năng của báo chí, đó là chức năng “thông tin, giáo dục và chỉ đạo”
[45, tr26].
Vấn đề giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội đòi hỏi sự vào cuộc trực
tiếp của cấp uỷ Đảng, chính quyền tại địa phương, trong đó công tác thông
tin, tuyên truyền phải được đặt lên hàng đầu, cùng với những giải pháp từ
phía cơ quan chính quyền. Trong những nội dung đó, báo chí đóng góp một
phần tích cực trong việc tham gia thông tin, tuyên truyền, vận động, thuyết
phục quần chúng, duy trì và đảm bảo sự ổn định của xã hội. Tham gia giải
quyết điểm nóng chính trị-xã hội là một chức năng không thể thiếu của báo
chí. Điều này xuất phát từ chính vai trò tự thân của báo chí trong đời sống xã
hội và cũng xuất phát từ chính chức năng của báo chí.
Xuất phát từ vai trò, chức năng của báo chí trong đời sống xã hội. Luật
báo chí nước ta đã quy định báo chí, có nhiệm vụ và quyền hạn: Thông tin
trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước
và của nhân dân; Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của
đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn
định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân
dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy
dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội;
làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; Phát hiện, nêu


21


gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi
phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác; [15, điều 6]
Quy định số 338 – QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy
định: báo Đảng địa phương cần tổ chức tiếp nhận, xử 1ý, đăng tải
thông tin kịp thời, chính xác; thực hiện là diễn đàn của nhân dân
theo quy định của pháp luật; góp phần xây dựng đảng bộ và các tổ
chức trong hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh [12].
Báo chí là một loại hình hoạt động thông tin chính trị- xã hội, một phần
của sự hoạt động đó là hoạt động báo chí nhằm cung cấp cho công chúng
thông tin, tức là thông báo cho công chúng biết mọi sự kiện, hiện tượng diễn
ra hàng ngày trong đời sống xã hội. Thông tin báo chí là những thông tin
chính trị - xã hội. Nghĩa là thông tin báo chí bao giờ cũng chứa đựng những
giá trị xã hội hay chính trị. Điều đó khẳng định rằng, khi điểm nóng chính trị xã hội xảy ra, báo chí phải có trách nhiệm thông tin cho công chúng những
vấn đề liên quan đến điểm nóng, tránh những tư tưởng mập mờ, hoài nghi cho
công chúng.
Trong bài phát biểu của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Hội thảo
toàn quốc “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo” ngày
27/12/1998 có nhấn mạnh:
Thông tin là chức năng cơ bản của báo chí, xã hội càng phát triển
thì nhu cầu thông tin càng cao, càng đa dạng, phong phú. Là nhà
báo chân chính, phải lựa chọn, xử lý thông tin nhanh chóng, trung
thực, chính xác, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của công chúng,
đúng định hướng chính trị của Đảng, tác động tích cực, có hiệu quả
đến tiến bộ xã hội. Đó là sức mạnh của báo chí, trách nhiệm xã hội
của báo chí. [ 17, tr 39].
Trong việc tham gia giải quyết điểm nóng chính trị - xã hội bằng chức
năng thông tin, báo chí không chỉ là thông báo mà còn làm một công việc


22


quan trọng là phản ánh dư luận xã hội. Báo chí không chỉ phản ánh dư luận xã
hội một cách thụ động mà còn tác động vào dư luận xã hội góp phần hình
thành tâm lý, dư luận xã hội tích cực. Khi đã hình thành tâm lý xã hội tích cực
thì nó có tác dụng điều chỉnh xã hội. Ở lĩnh vực này, thực sự báo chí là một
công cụ thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, và do đó nó có sức mạnh quản
lý xã hội.
Khi điểm nóng chính trị-xã hội xảy ra, ngay lập tức có rất nhiều luồng
thông tin tác động đến công chúng. Có những thông tin đúng, đáng tin cậy,
song cũng có không ít những thông tin trái chiều do các thế lực chống đối
hoặc thậm chí là thù địch dựng nên nhằm gây nhiễu thông tin, làm xôn xao dư
luận, để nhận cơ hội đó mưu lợi riêng hoặc chống phá chính quyền. Chính bởi
vậy, bên cạnh thông tin của các cơ quan chức năng, với vai trò là cơ quan
ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội, diễn đàn của
nhân dân, thông tin trên báo chí là rất quan trọng. Đây là kênh thông tin được
công chúng trông đợi để đưa ra những câu trả lời chính xác cho vấn đề mà họ
đang quan tâm.
Điều này đòi hỏi: Báo chí phải gắn với tính thời sự để thông tin
những việc mới xảy ra, có ý nghĩa cho đông đảo bạn đọc. Nhưng
không chỉ dừng lại ở đó mà còn có trách nhiệm giải đáp, giải thích
những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Bên cạnh việc thông tin,
người làm báo phải đánh giá, phân tích ý nghĩa của những sự kiện
mới và cuối cùng là tỏ thái độ ủng hộ hay phản đối sự kiện đó với
những cách khác nhau [46, tr300].
Thông tin báo chí phải góp phần làm rõ bản chất, nguyên nhân chính
dẫn tới mất ổn định, thống nhất về nhận thức và hành động, xây dựng ý chí,
quyết tâm trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, lấy lại niềm tin của nhân dân
vào cấp ủy, chính quyền, địa phương. Tiếng nói của báo chí góp phần thống



×