Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN kết cấu hạ TẦNG TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.9 KB, 95 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Kết cấu hạ tầng kinh tế
Kinh tế - xã hội
Khoa học - công nghệ
Lực lượng vũ trang
Sản xuất - kinh doanh
Quốc phòng - an ninh
Ủy ban nhân dân
Vật chất - kỹ thuật

Chữ viết tắt
CNH, HĐH
KCHTKT
KT – XH
KH – CN
LLVT
SX – KD
QP – AN
UBND
VC – KT

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

Chương 1.

3


PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ 11

1


TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH
ĐỒNG THÁP - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
1.1.
Nông thôn mới và kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây
dựng nông thôn mới
1.2.
Quan niệm, nội dung và các yếu tố tác động đến phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn
mới ở tỉnh Đồng Tháp
1.3.
Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trong
xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương trong
nước và bài học rút ra cho Đồng Tháp
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ
TẦNG KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI Ở TỈNH ĐỒNG THÁP THỜI GIAN
QUA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1.
Thành tựu và hạn chế phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trong
xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp thời gian qua
2.2.
Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trong
54
xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp

Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH ĐỒNG
65
THÁP THỜI GIAN TỚI
3.1.
Những quan điểm cơ bản phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng
65
Tháp thời gian tới
3.2.
Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh
71
Đồng Tháp thời gian tới
KẾT LUẬN
86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
88
PHỤ LỤC
96

11

22

34

40
40


2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau 30 năm đổi mới, sự phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn ở nước
ta đã góp phần đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nâng cao mọi
mặt đời sống của nhân dân. Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH nói chung,
trong đó phát triển KCHTKT nông thôn nói riêng được Đảng và Nhà
nước ta xác định vừa là một nội dung quan trọng vừa là nhóm tiêu chí cơ
bản trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
Đồng Tháp là tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở vị
trí trung gian giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng tứ giác Long
Xuyên và là đầu mối quan trọng của tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Đồng
Tháp đang cùng cả nước đẩy mạnh CNH, HĐH. Trong những năm qua, sự
phát triển KT - XH của Đồng Tháp đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao và ổn định, đời sống nhân dân được cải
thiện và từng bước nâng cao, trong đó khu vực nông thôn ngày càng có nhiều
chuyển biến tích cực.
Nhận thức được vai trò KCHTKT đối với xây dựng nông thôn mới,
trong những năm qua tỉnh Đồng Tháp đã chủ trương đẩy mạnh phát triển
KCHTKT nông thôn nhằm đáp ứng cho quá trình xây dựng nông thôn mới.
Năm 2011, Tỉnh ủy Đồng Tháp (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết “Về xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2015”,
trong đó chú trọng lãnh đạo tiến hành xây dựng đồng bộ, hiện đại hệ thống hạ
tầng KT - XH nông thôn nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mớI.
Chính vì vậy, trong những năm qua hệ thống KCHTKT ở địa bàn nông thôn
tỉnh Đồng Tháp được tập trung đầu tư xây dựng, tạo tiền đề vững chắc cho
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để đáp ứng với

yêu cầu xây dựng nông thôn mới cũng như phát triển KT - XH thì KCHTKT
nông thôn của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn nhiều bất cập, cả về quy mô, cấu trúc
3


hệ thống, trình độ công nghệ và chất lượng, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát
triển KT - XH nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng. Sự bất cập đó
đã và đang là trở ngại, thách thức đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn, xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Tháp hiện nay.
Phát triển KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp
trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN và mở rộng hội nhập quốc tế không chỉ là vấn đề kinh tế - kỹ
thuật đơn thuần mà còn là vấn đề xã hội liên quan đến nhiều lĩnh vực, tổ chức,
lực lượng. Từ tình hình trên, rất cần những công trình nghiên cứu luận giải cơ
sở lý luận, thực tiễn, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho Đảng bộ, chính
quyền và các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Tháp trong xác định chủ
trương, biện pháp phát triển KCHTKT nông thôn phục vụ cho việc thực hiện
thắng lợi mục tiêu, nội dung xây dựng nông thôn mới.
Do vậy, vấn đề: “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng
nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp” thực sự có tính cấp thiết về lý luận và thực
tiễn, được tác giả chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh
tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Về phát triển KCHTKT nông thôn nói chung ở Việt Nam và một số tỉnh
nói riêng đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cả về mặt lý luận, thực tiễn ở
mức độ, góc độ tiếp cận và các hình thức khác nhau. Liên quan đến vấn đề
nghiên cứu của đề tài có các nhóm công trình sau:
* Nhóm các công trình khoa học bàn về xây dựng, phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế nông thôn
- Nguyễn Minh Tâm (2000), “Quy hoạch phát triển và xây dựng hạ

tầng kinh tế các khu dân cư nông thôn”, sách tham khảo, Nhà xuất bản Xây
Dựng, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã luận giải đặc điểm quá trình
kiến tạo và các yếu tố liên quan đến phát triển hạ tầng kinh tế khu dân cư
4


nông thôn. Cuốn sách chỉ rõ các yêu cầu, chỉ tiêu cơ bản trong xây dựng các
công trình hạ tầng kinh tế ở các vùng nội đồng, khu dân cư vùng bán sơn địa,
ven biển và ven đô. Đồng thời, đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc phát triển
hạ tầng kinh tế làng xã, bao gồm: xã hội hoá các công trình hạ tầng, giải pháp
liên quan đến đất đai, việc nhận chuyển giao công nghệ.
- Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn (2001), “Xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam”, sách tham khảo, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra quan
niệm về cơ sở hạ tầng nông thôn; phân tích một cách cụ thể, có căn cứ vai trò
vị trí của cơ sở hạ tầng nông thôn đối với quá trình CNH, HĐH. Trên cơ sở
chỉ rõ thực trạng của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, các tác giả đề xuất
những định hướng, xác định giải pháp cơ bản cần được thực hiện trên thực tế,
trong đó đặc biệt quan tâm đến xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính
sách phù hợp.
- Nguyễn Đức Độ (2002), “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai
trò của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội. Trong công trình này, tác giả đưa
ra quan niệm về kết cấu hạ tầng kinh tế, chỉ ra những nội dung, đặc trưng và
sự cần thiết khách quan phải phát triển nó. Luận giải vai trò của kết cấu hạ
tầng kinh tế đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng. Cùng với việc phân tích,
đánh giá thực trạng, tác giả đã chỉ ra bốn vấn đề cần giải quyết và coi đó như
là những nguyên nhân cơ bản cần phải sớm giải quyết. Những quan điểm và
giải pháp mà tác giả đưa ra mang tính khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế và phát huy vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng ở

nước ta.
- Nguyễn Đức Tuyên (2008), “Phát triển hạ tầng kinh tể - xã hội nông thôn ở tỉnh Bắc
Ninh, kimh nghiệm và giải pháp”, Luận

án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn phát triền hạ tầng KT - XH
5




khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Đi sâu riánh giá thực trạng, nguyên nhân

những hạn chế trong quá trình phát triển hạ tầng KT - XH



nông thôn tỉnh

Bắc Ninh, tim hiểu kinh nghiệm của các tỉnh lân cận trong phái triền hạ tầng
KT - XH. Luận án đề ra một sổ giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH
ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
- Nguyễn Thị Thơ (2008), “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông
thôn đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Việt Nam”, Đề tài thạc sĩ kinh tế, Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia, Hà Nội. Trong đề tài này, tác giả đã làm rõ một
số vấn đề cơ bản về kết cấu hạ tầng giao thông và kinh nghiệm quốc tế trong
phát trỉển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn. Đánh giá thực trạng chỉ ra
những bất cập của hệ thống giao thông đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước
ta. Đưa ra một số giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn

nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh.
- Nguyễn Quang Minh (2011),“Phát triển KCHTKT nông thôn trong
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay”,
Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội. Ở đây, tác giả đã
làm rõ sự khác biệt, điểm mới trong phát triển KCHTKT nông thôn trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chỉ rõ nội dung, sự cần
thiết và đề ra quan điểm giải pháp mang tính đột phá trong phát triển kết cấu
KCHTKT nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.
-

Đỗ Đức Tú (2012), “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sổng Hồng đến năm 2030 theo

hướng hiện đại”,

Luận án tiến sĩ, Viện chiến lược - Bộ kế hoạch vả đầu tư, Hà Nội.

Luận án tập trung làm lõ những vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông vùng đồng bằng Sông Hồng. Đồng thời chỉ ra những yêu cầu
phát triển kêt cấu hạ tầng giao thông cùa vùng đến năm 2030, đề ra các giải pháp
cơ bản phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Hồng theo
6


hướng hiện đại đến năm 2030.
* Nhóm các công trình khoa học bàn về huy động, sử dụng các nguồn
lực cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn:
- Nguyễn Lương Thành (2006), “Tăng cường huy động vốn đầu tư xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT - XH tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi
mới, thực trạng - kinh nghiệm và giải pháp”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Trong công trình này, tác giả làm rõ những vấn đề

lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu
hạ tầng KT - XH. Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng KT - XH tỉnh Bắc Ninh, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh
huy động vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH trong thời gian tới.
- Phạm Thị Tuý (2006), “Thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát

triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam , Luận án tiến sĩ, trường đại học Kinh
tế quốc dân, Hà Nội. Luận án tập trang làm rõ vai trò của kết cấu hạ tầng với
quá trình phát triển KT - XH ở Việt Nam, chỉ ra thực trạng phát triển kết cấu
hạ tầng ở Việt Nam, thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển
kết cấu hạ tầng ở Việt Nam những năm qua. Từ đó, đề ra quan điêm và giải
pháp thu hút vốn đâu tư ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng ở nước ta.
- Nguyễn Minh Tuấn (2008), “Định hướng đổi mới đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH”,
Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Ở đây, tác
giả luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt
ra trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp từ ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu đổi mới
đầu tư từ ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp.
* Ở loại hình báo khoa học, thời gian qua cũng đã có khá nhiều các
bài viết về KCHTKT nông thôn ở các khía cạnh khác nhau, đáng kể như:

7


- Phạm Sỹ Liêm (2006), “ Đầu tư phát triền kết cẩu hạ tầng: cơ hội và thách thức”, Tạp
chí Hội đập lớn và phát triển nguồn lực Việt Nam, tháng 11/ 2006. Bài viết
làm rõ cơ hội và thách thức trong quá trình đầu tư phát triền kết cấu hạ tầng ở
Việt Nam. Tác giả cũng đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu

hút đầu tư cho phát triền kết cấu hạ tầng ở Việt Nam thời gian tới.
- Nguyễn Văn Vịnh (2011), “Phát triển kểt cấu hạ tầng từ quy hoạch đến đầu tư xây
dựng”,

Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 16 (8 2011), Tr 4-7. Bải viết tập trung

làm rõ những hạn chế trong công tác quy hoạch và đầu lư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng. Đồng thời chỉ ra biện pháp để nâng cao chất lượng quy
hoạch và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nang cao hiệu quả thu hút
đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam.
- Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung (2012), “Chương trình nông thôn
mới Việt nam: một số vấn đề đặt ra và kiến nghị”, Tạp chí Phát triển kinh tế,
Trường đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, tháng 8/ 2012. Bài viết làm rõ
những thành tựu và gạn chế sau 3 năm thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới ở Việt Nam, trong đó đánh giá cụ thể về xây dựng kêt cấu hạ tầng
KT - XH nông thôn mới. Qua đó, các tác giả đã đề xuất một số kiến nghị
nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
- Nguyễn Quang Dũng (2014), “Cơ sở hạ tầng nông thôn mới 5 năm
nhìn lại”, Tạp Chí Kiến Trúc Việt Nam, 5/9/2014. Tác giả đã chỉ ra những
thành tựu vầ phát triển cơ sở hạ tầng sau 5 năm triển khai chương trình xây
dựng nông thôn mới. Đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm tiếp tục phát
triển phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu xây dựng nông
thôn mới hiện nay.
Như vậy, liên quan đến phát triển KCHTKT nông thôn đã có nhiều
công trình tiếp cận và luận giải ở nhiều mức độ, phạm vi chuyên ngành kinh
tế. Các tác giả đều khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống KCHTKT
nông thôn trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; coi đó là yếu
8



tố nền tảng, cơ sở điều kiện VC - KT của sự phát triển nông nghiệp, kinh tế
nông thôn. Những đề xuất, kiến nghị mà các tác giả đưa ra có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn quan trọng, làm cơ sở trong việc xây dựng các kế hoạch, chính
sách phát triển KCHTKT nông thôn trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn và xây dựng nông thôn mới hiện nay. Tuy nhiên, kể từ khi cả nước
nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng thực hiện Đề án xây dựng nông thôn
mới thì chưa có công trình nghiên cứu phát triển KCHTKT trong xây dựng
nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Do
vậy, đề tài “Phát triển KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng
Tháp” không trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển KCHTKT trong
xây dựng nông thôn mới để đề xuất quan điểm và giải phát đẩy mạnh phát
triển KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận về phát triển KCHTKT trong xây dựng nông
thôn mới.
- Đánh giá thực trạng phát triển KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới
ở tỉnh Đồng Tháp thời gian qua, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển KCHTKT
trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển KCHTKT trong xây dựng nông
thôn mới dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển những
phân ngành kết cấu hạ tầng kinh tế được xác định trong tiêu chí xây dựng
9



nông thôn mới như: giao thông, thủy lợi, điện, bưu điện, chợ.
- Phạm vi về không gian: Phát triển KCHTKT trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung phân tích, nghiên cứu, khảo sát số
liệu, tư liệu ở một số sở, ban, ngành và các huyện, thị ở tỉnh Đồng Tháp từ năm
2009 (bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới) đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng là phép biện chứng duy vật để phân tích, nhìn nhận, xem
xét các hiện tượng, quá trình kinh tế liên quan đến phát triển KCHTKT trong
xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp một cách khách quan, toàn diện,
lịch sự, cụ thể và phát triển.
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin: trừu tượng hóa khoa
học, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và một số
phương pháp khác.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được nghiên cứu thành công góp phần cung cấp cứ liệu khoa học
để các cấp lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tham khảo để hoạch định chính sách phát
triển KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

10



Chương 1
PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH ĐỒNG THÁP CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM

1.1. Nông thôn mới và kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông
thôn mới
1.1.1. Nông thôn và nông thôn mới
* Quan niệm về nông thôn
Nông thôn là khu vực địa lý, nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có
quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiên
nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại Việt Nam, nông thôn dường
như mang những nét rất đặc thù so với các nước khác trên thế giới, thể hiện
ở văn hóa làng xã và các đặc điểm xã hội tiềm ẩn trong mỗi chặng đường
phát triển của dân tộc.
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Nông thôn là vùng lãnh thổ của
một nước hay một số đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi
trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành
thị và dân chủ yếu làm nông nghiệp” [59, tr. 578].
Theo Thông tư số 54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nông thôn là phần lãnh thổ không
thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp
hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” [3, tr. 1].
Như vậy, cư dân sống ở nông thôn khác với thành thị, chủ yếu là nông
dân và làm nghề nông, đây là hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất
nông, lâm, ngư nghiệp, các ngành nghề sản xuất kinh doanh và dịch vụ phi nông
nghiệp và dân cư của xã hội nông thôn là dân cư có trình độ phát triển kém hơn
so với thành thị. Tuy nhiên, khái niệm nông thôn chỉ có tính tương đối, một vùng
nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển KT - XH
của mỗi quốc gia cũng như từng địa phương.

11


Từ những luận giải trên, tác giả cho rằng: Nông thôn là vùng lãnh thổ
không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, gồm tập hợp dân cư sinh
sống được hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội mà ở đó mật
độ dân cư tương đối thấp, mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ, lao động nông
nghiệp chiếm tỷ trọng cao.
Như vậy, nông thôn là vùng lãnh thổ, không thuộc nội thành, thị mà
bao quanh thành, thị, có mật độ dân cư thưa, môi trường tự nhiên, điều kiện
KT - XH khác với thành thị, ở đó dân cư sinh sống chủ yếu bằng sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp và một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
Nông thôn Việt Nam là môi trường sống, sinh hoạt, phát triển kinh tế
gắn với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp, quan hệ xã hội cơ bản dựa trên cơ sở dòng họ tạo nên bản sắc văn hóa
mang đậm nét truyền thống, xây đắp nên nền tảng tinh thần, lối sống, cốt cách
và bản lĩnh của người Việt Nam.
* Quan niệm về nông thôn mới
Theo tinh thần Nghị quyết 26 - NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X), ngày 5/8/2008 về “nông nghiệp, nông
dân, nông thôn”, thì nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ;
gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ,
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an
ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày
càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, theo quan niệm trên thì nông thôn mới trước hết là một vùng
nông thôn vẫn mang những nét đặc trưng vốn có của nông thôn truyền thống,
cả về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, cả về hình thái bên trong và bên

ngoài (về cơ sở hạ tầng, quy hoạch bố trí, hình thức nhà ở, đường làng ngõ
xóm…và về quan hệ xóm giềng, về phong cách sống của người dân nông thôn).
12


Tuy nhiên, khác với nông thôn truyền thống, nông thôn mới có sự phát
triển mới, là một vùng nông thôn với cơ cấu mới, mang những nét đặc trưng
của một vùng nông thôn phát triển, có những nét hiện đại mà nông thôn truyền
thống không có được. Ở đó nền sản xuất không chỉ đơn thuần túy sản xuất các
ngành nông nghiệp mà có sự phát triển mạnh mẽ của cảc ngành công nghiệp,
thương mại, dịch vụ, du lịch... Ngoài sự thay đổi về mặt kinh tế, ở vùng nông
thôn mới đời sống văn hóa tinh thần của người dân cũng được nâng cao. Với
tinh thần đó, nông thôn mới được khái quát với những đặc điểm sau: Làng xã
văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất bền vững, theo hướng hàng
hóa; kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội
nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.
Trên tinh thần xây dựng nông thôn mới trên, Thủ tướng Chính phủ đã
ký Quyết định số 491/QĐ - TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới bao gồm 19 tiêu chí, trong đó: Quy hoạch (1tiêu chí); Hạ tầng KT - XH
(8 tiêu chí) [Phụ lục 2]; Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí); Văn
hoá - xã hội - môi trường (4 tiêu chí) và hệ thống chính trị (2 tiêu chí) [54].
1.1.2. Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn và kết cấu hạ tầng kinh tế
trong xây dựng nông thôn mới
* Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn
Trong sản xuất và tái sản xuất xã hội, yếu tố VC - KT có vai trò vị trí
đặc biệt quan trọng, đó chính là hệ thống kết cấu hạ tầng, bao gồm tổng thể
những kết cấu công trình VC - KT giữ vai trò nền tảng, cơ sở của nền kinh tế
quốc dân. Trong tác phẩm “Tư bản”, khi phân tích ba giai đoạn phát triển của
chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp C.Mác gọi các phương tiện giao thông và

vận tải là những điều kiện chung của quá trình sản xuất xã hội [41, tr. 554].
Sau này các học giả phương Tây đã dùng thuật ngữ có gốc từ La tinh là
“Infrastructura” là thuật ngữ ghép của hai từ: “Infra” (có nghĩa là cơ sở, nền
13


móng, nền tảng, phần ở dưới, hay còn gọi là “hạ tầng”) và “Structura” (kết
cấu, cơ cấu, cấu trúc hay kiến trúc). Trong tiếng Anh được viết là
“Infrastructure”, tiếng Đức là “Infrastruktur).
Ở nước ta, thuật ngữ “cơ sở hạ tầng sản xuất” (cơ sở hạ tầng kỹ thuật)
từng được sử dụng để chỉ các công trình không trực tiếp liên quan nhưng cần
thiết cho quá trình sản xuất của cải vật chất như nhà xưởng, hệ thống giao
thông, liên lạc, cấp thoát nước [59, tr. 619]. Đứng trước sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế, nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (1986), để
phản ánh đầy đủ nội dung hoạt động kinh tế bao hàm cả các hoạt động sản
xuất và dịch vụ, người ta đã sử dụng thuật ngữ “kết cấu hạ tầng kinh tế” thay
cho thuật ngữ “cơ sở hạ tầng sản xuất”. Trong các văn kiện của Đảng từ Đại
hội VI đến nay, thuật ngữ “kết cấu hạ tầng kinh tế” cũng đã được sử dụng một
cách phổ biến. Tuy nhiên, cho đến nay thuật ngữ này hiện chưa được sử dụng
một cách thống nhất về khái niệm kết cấu hạ tầng. Hiện nay, còn những ý
kiến và quan niệm khác nhau, nhưng đặc biệt có quan niệm mở rộng cho
rằng: Kết cấu hạ tầng bao gồm “kết cấu hạ tầng cứng” và “kết cấu hạ tầng
mềm”. Kết cấu hạ tầng cứng là toàn bộ cơ sở hạ tầng vật chất đảm bảo cho
phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Kết cấu hạ tầng mềm là toàn
bộ cơ sở luật pháp, cơ chế, chính sách, thông tin gắn với trí tuệ con người.
Quan niệm về kết cấu hạ tầng kinh tế với tư cách là các ngành kinh tế
bao gồm cả “phần cứng” và “phần mềm” như trên có điểm hợp lý. Nhưng cần
thấy rằng, kết cấu hạ tầng kinh tế là bộ phận trong tư liệu lao động của lực
lượng sản xuất. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế được quan niệm ở đây
không phải là điều kiện lao động của từng cơ sở SX - KD riêng lẻ, mà là điều

kiện chung của quá trình sản xuất xã hội; điều này hoàn toàn phù hợp với quan
niệm của C. Mác đã đề cập ở trên. Như vậy, mặc dù còn có những quan điểm
khác nhau, cụm từ khác nhau nhưng các quan điểm, ý kiến này đều cho rằng: Cơ
14


sở hạ tầng hoặc kết cấu hạ tầng hay hạ tầng đều là những yếu tố vật chất làm nền
tảng cho các quá trình sản xuất và đời sống xã hội hình thành và phát triển.
Do đó, dưới góc độ kinh tế chính trị có thể quan niệm: Kết cấu hạ tầng
kinh tế là tổng thể các công trình, thiết bị giữ vai trò là tiền đề vật chất - kỹ
thuật, là cơ sở, nền tảng chung cho hoạt động sản xuất và tái sản xuất xã hội.
Với quan niệm về kết cấu hạ tầng như vậy, cùng với sự phát triển của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm cho kết cấu hạ tầng không những
có vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế mà nó còn có vai trò đặc biệt quan
trọng trong phát triển xã hội. Tương ứng với mỗi lĩnh vực hoạt động của xã
hội có một loại kết cấu hạ tầng tương ứng chuyên dùng. Căn cứ vào vai trò, vị
trí bố trí, xây dựng, kết cấu hạ tầng kinh tế được phân thành kết cấu hạ tầng
trong kinh tế phục vụ cho hoạt động kinh tế, kết cấu hạ tầng trong quân sự
phục vụ cho hoạt động quân sự, kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giáo dục, y tế
phục vụ cho hoạt động giáo dục, y tế hoặc phân biệt theo kết cấu hạ tầng kinh
tế đô thị hay kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn… Như vậy, thuật ngữ “kết cấu
hạ tầng kinh tế nông thôn” được hình thành trên cơ sở phân loại hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế theo khu vực dân cư và vùng lãnh thổ.
Do vậy, có thể quan niệm: Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn là tổng
thể các công trình, thiết bị vật chất - kỹ thuật đóng vai trò nền tảng, điều kiện
vật chất - kỹ thuật chung phục vụ cho phát triển kinh tế ở địa bàn nông thôn.
Quan niệm trên đã bao hàm toàn bộ nội dung, tính chất và cơ cấu của
KCHTKT nông thôn. KCHTKT nông thôn là một bộ phận đặc thù về cơ sở
VC - KT của nền kinh tế quốc dân với chức năng, nhiệm vụ cơ bản là phục
vụ, bảo đảm những điều kiện chung cần thiết cho sự phát triển KT - XH trên

địa bàn nông thôn.
* Kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới
Quan niệm kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới
Kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới là kết cấu hạ
tầng kinh tế ở những địa bàn, khu vực nông thôn mới, được hình thành cùng
15


với quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Theo Nghị quyết 26NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X),
ngày 5/8/2008 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, thì nông thôn mới là
khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng KT - XH từng bước hiện đại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch...[21]. Cùng với đó tại quyết định số 491/QĐ - TTg của thủ tướng
chính phủ ngày 16/4/2009 ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới với
19 tiêu chí trong đó nhóm tiêu chí 2 chỉ rõ: xây dựng nông thôn mới có kết
cấu hạ tầng KT - XH đồng bộ và hiện đại [54]. Từ đó cho thấy kết cấu hạ tầng
kinh tế trong xây dựng nông thôn mới là một bộ phận nằm trong tổng thể
chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
Do vậy, có thể quan niệm: Kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông
thôn mới là sản phẩm, kết quả của quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước
ta; là tổng thể những phương tiện, vật chất làm nền tảng, điều kiện chung cho
sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn mới.
Phân loại kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới
Phân loại kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới dựa
trên cơ sở cấu trúc kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn mới theo Quyết định số
491/QĐ-TTg, ngày 19/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành “Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới”, gồm:
Kết cấu hạ tầng giao thông (tiêu chí 2), bao gồm: hệ thống đường bộ với
các trục đường liên huyện đường trục xã, liên xã đường trục thôn, xóm trục

chính nội đồng; đường thuỷ, cùng với hệ thống cầu, cống ở nông thôn.
Kết cấu hạ tầng thủy lợi (tiêu chí 3), bao gồm: hệ thống đê, kè, kênh
mương tưới nước và tiêu nước, các trạm bơm...ở nông thôn).
Kết cấu hạ tầng điện (tiêu chí 4), bao gồm: hệ thống cung cấp truyền tải,
phân phối điện năng, hệ thống đường ống truyền tải và cung cấp điện,… ở
nông thôn.
16


Kết cấu hạ tầng chợ (tiêu chí 7), bao gồm: các loại hình chợ phù hợp
với từng vùng nông thôn trên cả nước.
Kết cấu hạ tầng bưu điện (tiêu chí 8), bao gồm: hệ thống thông tin viễn thông ở nông thôn.
Đặc điểm kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới
KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước cũng
như ở tỉnh Đồng Tháp cũng mang những tính chất, đặc trưng của KCHTKT
nông thôn nói chung.
Ngoài những đặc điểm chung của kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn thì
KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới có những đặc điểm sau:
Tính đồng bộ: Hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới là một hệ
thống cấu trúc phức tạp bao trùm và có phạm vi ảnh hưởng mức độ cao thấp
khác nhau lên mọi hoạt động KT - XH trên địa bàn nông thôn. Dưới hệ thống
đó lại có những phân hệ với mức độ và phạm vi ảnh hưởng thấp hơn, nhưng
tất cả đều liên quan gắn bó với nhau, mà sự trục trặc ở khâu này sẽ liên quan,
ảnh hưởng đến khâu khác. Tính đồng bộ hợp lý của KCHTKT trong xây dựng
nông thôn mới được biểu hiện ở chỗ các bộ phận cấu thành hạ tầng kinh tế
trong xây dựng nông thôn mới được xây dựng phát triển đồng thời tạo ra hệ
thống liên hoàn, đồng bộ, quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, cùng thúc
đẩy kinh tế nông thôn phát triển, ổn định. Tính đồng bộ, hợp lý của kết cấu hạ
tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa quan trọng cả về mặt
kinh tế và còn có ý nghĩa cả về xã hội. Các công trình đồng bộ, hợp lý không

chỉ là đòn bẩy tác động vào lĩnh vực kinh tế mà còn tác động lớn đến nếp
sống, môi trường, sinh hoạt của dân cư trên địa bàn, tạo sự thay đổi cảnh quan
trong không gian của khu vực, hình thành nên không gian nông thôn mới
ngày càng văn minh, hiện đại.
Tính hiện đại: Hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới phải hình
thành và phát triển đi trước một bước so với các hoạt động KT - XH khác.
17


Tính hiện đại của hệ thống hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới còn
thể hiện ở chỗ nó được xây dựng, phát triển hiện đại được ứng dụng những
thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ, đáp ứng với yêu cầu của CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, xã hội
phát triển tiếp theo và thuận lợi. Trong quá trình xây dựng, việc lựa chọn
được những hạ tầng trọng điểm làm nền tảng để đi vào hiện đại hóa ngay làm
cơ sở để hiện đại hóa các hạ tầng kinh tế còn lại, vừa tạo ra tính hiện đại vừa
tạo ra tính đồng bộ ngay trong từng nội dung phát triển.
Tính xã hội hóa cao: Hệ thống hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông
thôn mới được xây dựng trải dài trên địa bàn rộng lớn, hệ thống này phục vụ
nhiều đối tượng. Các công trình hạ tầng kinh tế thường là những công trình
lớn có quy mô lớn, đòi hỏi vốn lớn, thường được đa dạng hoá, xã hội hoá, là
chủ chương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng nông thôn mới. Do
vậy, tính xã hội hóa được biểu hiện trong quá trình xây dựng, cải tạo và nâng
cấp các hạng mục công trình hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới có
sự tham gia của nhiều tổ chức, lực lượng, cả nhà nước và cộng đồng dân cư,
cả nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đây là đặc điểm mới, thể hiện
sự góp sức của toàn xã hội, mọi nguồn lực nhằm thực hiện thành công xây
dựng nông thôn mới ở nước ta.
Tính phong phú, đa dạng: Nông thôn nước ta chiếm diện tích lớn,
phân bố rộng khắp cả ven biển, đất liền, vùng núi trung du, đồng bằng và

trải dài từ Bắc đến Nam. Điều đó kéo theo mật độ các công trình hạ tầng
kinh tế nông thôn phải được bố trí rộng khắp để đảm bảo cho các hoạt động
SX - KD của các hộ dân, thành phần kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn.
Nhiều hạng mục công trình phải được xây dựng cả ở những nơi khó khăn,
hẻo lánh, dân cư thưa thớt, địa hình hiểm trở, chia cắt nên được xây dựng
bảo đảm phù hợp với điều kiện tư nhiên, xã hội từng địa phương. Đặc điểm
này này cho thấy công tác quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
18


kinh tế trong xây dựng nông thôn mới phải phù hợp, trên cơ sở nghiên cứu
và tính toán một cách kỹ lưỡng đặc điểm của mỗi khu vực, địa phương và
theo tiêu chí về hạ tầng KT - XH đã quy định trong xây dựng nông thôn
mới của Chính phủ áp dụng cho mỗi vùng, miền trên cả nước.
1.1.3. Vai trò của kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông mới
KTHTKT trong xây dựng nông mới có vai trò ngày càng quan trọng
đối với phát triển KT - XH khu vực nông thôn trên phạm vi quốc gia cũng
như trên phạm vi các địa phương.
Một là, KTHTKT trong xây dựng nông thôn mới là cơ sở vật chất, điều
kiện chung để thực hiện mục tiêu, nội dung xây dựng nông thôn mới.
Chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay là quá trình
phát triển toàn diện khu vực nông thôn, nằm trong tổng thể nhiệm vụ CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Xét về mặt nội dung, đó là quá trình
nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ của nền kinh tế theo hướng hiện đại
nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, từng bước tạo ra cơ sở vật chất
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, góp phần
quan trọng vào chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
Việc phát triển KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới chính là xây dựng,
phát triển các công trình vật chất phục vụ sản xuất và đời sống của cư dân
nông thôn. Nói cách khác, KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới được

phát triển nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu của sản xuất, phát triển kinh
tế, mà còn có vai trò phục vụ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao
dân trí của dân cư. Hệ thống giao thông nông thôn mới sẽ đáp ứng tốt hơn nhu
cầu đi lại của nhân dân. Hệ thống nguồn và mạng lưới truyền tải và phân phối
điện năng nông thôn mới sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu điện sinh hoạt
cho dân cư. Hệ thống bưu điện (thông tin - viễn thông) nông thôn mới sẽ đáp
ứng tốt hơn nhu cầu giao lưu, nắm bắt các thông tin KT - XH và các tri thức
khoa học của nhân dân... Đặc biệt đối với địa bàn nông thôn, miền núi, vùng
19


sâu, vùng xa... KCHTKT ở những nơi này không chỉ đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất cho dân cư mà
còn là phương tiện để truyền tải văn minh đô thị về các địa bàn này, góp phần
vào nâng cao dân trí...qua đó chất lượng cuộc sống của nhân dân vùng nông
thôn ngày càng được nâng lên.
Hai là, KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới là tiền đề vật chất để
đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
KCHTKT là nhân tố đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt để thực hiện
các mục tiêu phát triển KT - XH nông nghiệp, nông thôn trong tiến trình
CNH, HĐH. Trong bối cảnh cuộc cách mạng KH - CN hiện đại cùng quá
trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng ngày nay,
để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì
KCHTKT nông thôn phải đi trước một bước để tạo điều kiện thuận lợi cho
các hoạt động KT - XH phát triển. KCHTKT nông thôn phát triển sẽ tác động
đến sự phát triển khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư cả trong nước và nước
ngoài vào thị trường nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện
cho người nông dân tiếp cận được với tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến, tiếp
cận được với các dịch vụ chất lượng cao như tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm...

KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới phát triển sẽ tăng cường được khả
năng giao lưu hàng hoá, thị trường nông thôn được mở rộng, khơi thông sự ngăn
cách giữa thị trường nông thôn và toàn bộ nền kinh tế. Điều đó sẽ tạo ra sự thay
đổi diện mạo KT - XH nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành
thị và nông thôn, từng bước xoá bỏ sự ngăn cách về không gian giữa thành thị và
nông thôn.
Ba là, KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới là tiền đề vật chất để
tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển mô hình sản xuất hàng
hóa lớn, nâng cao đời sống dân cư.
20


KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới có vai trò quan trọng quá
trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển mô hình sản xuất
hàng hóa lớn, nâng cao đời sống dân cư. KCHTKT trong xây dựng nông thôn
mới sẽ ngày càng đảm bảo các điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và
thúc đẩy sản xuất khu vực nông thôn phát triển, đồng thời góp phần và tác
động mạnh mẽ đến quá trình làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu KT - XH


khu vực này, chính là quá trình cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng hiện đại,

phù hợp sự phát triển lực lượng sản xuất ở khu vực nông thôn hiện nay. Hệ
thống đường giao thông, mạng lưới điện, các chợ, trung tâm thương mại được
phát triển không chỉ thúc đẩy phát triên nông nghiệp mà còn tạo điều kiện cho
việc ra đời nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ khác ở khu vực nông thôn
KCHTKT nông thôn mới được phát triển còn góp phần nâng cao dân trí, đời
sống văn hoá, tinh thần của dân cư, tạo tiền đề và điều kiện cho quá trình
phân bố lại dân cư, lao động và lực lượng sản xuất trong nông thôn, nông
nghiệp cũng như giữa nông thôn với các vùng và khu vực khác của nền kinh

tế quốc dân. Như vậy, KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới không chỉ
góp phần vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển
mô hình sản xuất hàng hóa lớn mà góp phần ngày một nâng cao đời sống dân
cư vùng nông thôn.
Bốn là, KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới là cơ sở vật chất quan
trọng để tăng cường QP - AN ở địa bàn nông thôn.
KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới

không chỉ góp phần phát triển kinh tế khu vực

nông thôn mà còn góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh ngày càng vững chắc hơn trong tình hình mới.

Với đặc điểm tính

“lưỡng dụng” của hệ thống KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới thì hệ
thống kênh mương nội đồng, hệ thống kho tàng, bến bãi… vừa bảo đảm các
hoạt động SX - KD vừa nhằm tăng cường dự trữ lương thực, thực phẩm khi
có tình huống chiến tranh. KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới được
phát triển thì hệ thống KCHTKT ngày càng hiện đại, đồng bộ, liên hoàn, bền
21


vững hơn góp phần đáp ứng tốt hơn cho sự phát triển kinh tế và sẵn sàng phục
vụ cho quốc phòng khi có yêu cầu, như cung cấp nguồn nhân lực có trình độ
phục vụ cho sự nghiệp quốc phòng; tạo ra một thế trận mới vững chắc trong
xây dựng khu vực phòng thủ, đối phó được với mọi tình huống và loại hình
chiến tranh mới hiện nay như chiến tranh công nghệ cao hay chống chiến lược
“diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; làm thay đổi tư
duy quân sự về sắp xếp, bố trí, tổ chức lực lượng; củng cố, bảo đảm cho quốc
phòng, an ninh ngày càng vững chắc trong tình hình mới hiện nay.

1.2. Quan niệm, nội dung và các yếu tố tác động đến phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp
1.2.1. Quan niệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng
nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp
Phát triển, theo quan niệm chung nhất là quá trình vận động tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn của sự vật hiện tượng. Là bộ phận cấu thành quan trọng của kết cấu hạ
tầng KT - XH, với nhiều hạng mục công trình VC - KT, vì vậy phát triển
KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới phải là một quá trình lâu dài, luôn
thay đổi và xu hướng thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện, nó bao gồm
sự gia tăng vế số lượng, quy mô, chất lượng và cơ cấu phù hợp với các tiêu
chí trong xây dựng nông thôn mới.
Do vậy, tiếp cận sự phát triển KCHTKT nông thôn mới dưới góc độ
kinh tế chính trị có thể quan niệm:
Phát triển KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới là sự biến đổi theo
hướng gia tăng về số lượng, qui mô, chất lượng và cơ cấu kết cấu hạ tầng
kinh tế nông thôn đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Phát triển KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay
không phải diễn ra trong môi trường kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu
bao cấp, mọi kế hoạch hoạt động được thực hiện theo mệnh lệnh chủ quan,
22


không hoặc ít tính đến hiệu quả KT - XH và nhu cầu của thị trường mà nó
được thực hiện trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Do vậy, phát triển KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới hiện
nay chịu sự chi phối của cơ chế thị trường và những tác động, ảnh hưởng của
các quy luật khách quan vốn có của nó. Đồng thời, quá trình phát triển
KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới không tách rời sự quản lý, điều tiết
và định hướng của Nhà nước, nhằm đạt được mục đích KT - XH đã xác định.

Quá trình phát triển KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới nước ta phải
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, thành phần kinh
tế, tổ chức, lực lượng trong xã hội và cả từ bên ngoài, phát triển đặt dưới sự
quản lý của chính quyền nhà nước theo kế hoạch chung thống nhất, đồng thời
phải bảo đảm chi phí thấp song chất lượng và hiệu quả đạt được cao.
Từ quan niệm chung như trên, tiếp cận sự phát triển KCHTKT nông
thôn mới dưới góc độ kinh tế chính trị có thể quan niệm về phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp như sau:
Phát triển KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp
là tổng thể các hoạt động của chủ thể nhằm gia tăng số lượng, qui mô, chất
lượng và cơ cấu kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn đáp ứng với mục tiêu, yêu
cầu xây dựng nông thôn mới.
Việc phân tích mục đích, chủ thể, lực lượng, phương thức và nội dung
phát triển KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp hiện
nay sẽ làm rõ hơn quan niệm trên.
Mục đích phát triển: mục đích phát triển KCHTKT trong xây dựng
nông thôn mới là nhằm tăng số lượng, quy mô, chất lượng và xây dựng cơ cấu
KCHTKT hợp lý, đồng bộ, hiện đại so với trước đây nhằm đáp ứng mục tiêu,
yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Chủ thể phát triển: chủ thể phát triển KCHTKT trong xây dựng nông
thôn mới đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và sự quản lý
của bộ máy chính quyền các cấp. Mỗi lực lượng trên có vai trò khác nhau
23


trong phát triển, trong đó cấp ủy, tổ chức đảng các cấp có vai trò đề ra đường
lối, chủ trương phát triển KCHTKT, chính quyền các cấp xác định mục tiêu,
kế hoạch, quy hoạch phát triển KCHTKT và tổ chức thực hiện.
Lực lượng tham gia phát triển: lực lượng tham gia phát triển
KCHTKT trong xây dựng nông thôn mới có sự tham gia rộng rãi của các lực

lượng, các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, đa phần ở Đồng
Tháp, đó là lực lượng thuộc các thành phần kinh tế của tỉnh bao gồm hệ thống
các doanh nghiệp, các cơ sở, lực lượng lao động tại chỗ đóng vai trò nòng cốt,
chủ yếu.
Phương thức phát triển: Phương thức phát triển KCHTKT trong xây
dựng nông thôn mới thông qua phương thức đầu tư là chủ yếu, bao gồm: đầu
tư theo kế hoạch và đầu tư theo thị trường. Đầu tư theo kế hoạch là dùng ngân
sách của Trung ương và của tỉnh đầu tư các công trình KCHTKT theo kế
hoach đã xác định. Đầu tư theo thị trường là sử dụng cơ chế, chính sách mời
gọi các thành phần kinh tế khác nhau tham gia phát triển KCHTKT theo các
hình thức như BOT, BTO, BT… Tuy nhiên, trong đầu tư phát triển KCHTKT
trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh Đồng Tháp có thể kết hợp cả hai hình
thức trên nhằm huy động mọi nguồn lực vào phát triển KCHTKT tròn xây
dựng nông thôn mới.
1.2.2. Nội dung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trong xây dựng
nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp
Trên cơ sở các tiêu chí về phát triển hạ tầng KT - XH tại Quyết định số
491/QĐ - TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành “Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”; cơ sở mục tiêu, nội dung, yêu cầu xây
dựng nông thôn mới tại Quyết định số 800/QĐ - TTg, ngày 04/6/2010 của thủ
tướng chính phủ về Phê duyệt Chương trình, mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoan 2010 - 2020 và Đề án xây dựng nông thôn mới của
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2020; tác giả xác định phát triển KCHTKT
24


trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay bao gồm những nội
dung chủ yếu như sau:
* Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn.
Thứ nhất, gia tăng số lượng và mở rộng quy mô kết cấu hạ tầng giao

thông nông thôn: Tiến hành cải tạo, mở rộng nâng cấp và xây mới toàn bộ hệ
thống đường giao thông nông thôn, bao gồm: đường liên huyện, đường liên
xã, đường liên thôn, đường liên xóm, đường trục chính nội đồng theo hướng
hiện đại. Nâng cấp và mở rộng phát triển giao thông đường thủy, tận dụng
triệt để hệ thống giao thông đường thủy (do đặc thù là tỉnh thuộc vùng đồng
bằng sông Cửu Long) vào phát triển giao thông nông thôn. Nâng cấp và xây
mới toàn bộ hệ thống cầu và các bến cảng sông, trong đó cần tập trung đẩy
nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống và nâng
cấp hai bến cảng Cao Lãnh và Sa Đéc.
Thứ hai, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn:
chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông nông được phát triển theo tiêu chuẩn về
đường giao thông nông thôn mới theo Quyết định: 315/QĐ - BGTVT, ngày
23 /02/ 2011, của Bộ trưởng GTVT về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy
mô kỹ thuậtđường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Theo quyết định này, cấp
thiết kế của đường giao thông nông thôn có 4 cấp: AH, A, B và C). Đường
cấp AH là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành
chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận. Đường
cấp A và cấp B là đường nối từ xã đến thôn, liên thôn và từ thôn ra cánh
đồng. Đường cấp C là loại đường nối từ thôn đến xóm, liên xóm, từ xóm ra
ruộng đồng, đường nối các cánh đồng. Mỗi loại đường có tiêu chuẩn về chất
lượng, kỹ thuật riêng sau:

25


×