Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho nhà máy nhiệt điện uông bí, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TRỊNH VĂN THUẬN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CHO
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TRỊNH VĂN THUẬN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Trương Quang Học

Hà Nội – 2015
2



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TSKH Trương Quang Học, không sao
chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn
chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

NGƢỜI VIẾT

Trịnh Văn Thuận

3


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn
khoa học, Thầy giáo GS. TSKH Trương Quang Học đã nhiệt tình hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và
hướng dẫn tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các cán bộ,
công nhân viên của Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam, Viện Năng lượng - Bộ Công Thương, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi
trường công nghiệp - Bộ Công Thương đã cung cấp thông tin và góp ý kiến
nhận xét cho tôi hoàn thiện luận văn này.
Thay lời kết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận

văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

NGƢỜI VIẾT

Trịnh Văn Thuận

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 10
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu/Lý do chọn đề tài .................... 10
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 11
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 11
3.1. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................... 11
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................... 12
3.2.1. Phạm vi không gian ..................................................................... 12
3.2.2 Phạm vi thời gian.......................................................................... 12
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu:..................................................... 13
4.1. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................... 13
4.2. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................... 13
5. Ý nghĩa của đề tài................................................................................ 14
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................ 14
Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................... 16
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................... 16

1.1.1. Những khái niệm .......................................................................... 16
1.1.2. Tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu và triển khai
(R&D) về BĐKH. ................................................................................... 17
1.1.3. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu ..................................... 19
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 20
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................... 23
1.3. Tổng quan về chính sách pháp luật liên quan đến giảm phát thải
khí nhà kính ............................................................................................. 25
1.4. Tổng quan về ngành nhiệt điện đốt than tại Việt Nam ................ 27
1.4.1. Thực trạng phát triển các nhà máy nhiệt điện đốt than .............. 27
5


1.4.2. Thực trạng công nghệ nhiệt điện đốt than tại Việt Nam ............. 29
1.4.3. Định hướng phát triển ngành nhiệt điện đốt than tại Việt Nam.. 33
1.4.3. Thực trạng phát thải khí nhà kính trong ngành nhiệt điện đốt than
................................................................................................................ 35
Chƣơng II: ĐỊA ĐIỂM, CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU VÀ SỐ LIỆU ........................................................................................ 37
2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 37
2.2. Cách tiếp cận .................................................................................... 37
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 38
2.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu (Số liệu thứ
cấp): ....................................................................................................... 38
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa ................................................... 38
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ....................................................... 39
2.3.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia ............................................. 40
2.4. Số liệu nghiên cứu ............................................................................ 40
2.4.1. Số liệu thu thập từ các nguồn tài liệu, nghiên cứu đã thực hiện . 40
2.4.2. Số liệu thu thập được tại cơ sở trong quá trình nghiên cứu ....... 41

2.4.3. Các số liệu chính của Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 110MW ...... 41
Chƣơng III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 47
3.1. Tính toán lƣợng khí CO2 phát sinh từ Nhà máy nhiệt điện Uông
Bí ............................................................................................................... 47
3.2. Đánh giá tình trạng vận hành của nhà máy nhiệt điện Uông Bí
110MW ..................................................................................................... 50
3.2.1. Tình trạng vận hành kho chứa than............................................. 50
3.2.2. Tình trạng vận hành máy nghiền than bột................................... 51
3.2.3. Tình trạng vận hành máy phân tách, phân ly than ...................... 51
3.2.4. Tình trạng vận hành máy cấp bột than ........................................ 52
6


3.2.5. Tình trạng vận hành của lò hơi ................................................... 53
3.3.6. Tình trạng vận hành của tua bin ................................................. 55
3.4. Đánh giá nguyên nhân làm gia tăng phát thải khí nhà kính tại
nhà máy nhiệt điện Uông Bí ................................................................... 56
3.4.1. Tình trạng hao mòn, xuống cấp máy móc, thiết bị của nhà máy 56
3.4.2. Chất lượng than sử dụng cho nhà máy không đáp ứng được yêu
cầu công nghệ ........................................................................................ 59
3.4.3. Quy định pháp luật về giảm phát thải khí nhà kính thiếu tính rằng
buộc đối với doanh nghiệp .................................................................... 60
3.5. Đề xuất giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho nhà máy nhiệt
điện Uông Bí ............................................................................................ 61
3.5.1. Giải pháp về chính sách .............................................................. 61
3.5.3. Giải pháp nâng cao chất lượng than sử dụng ............................. 67
3.5.3.1. Giảm tỷ lệ tro của than nguyên liệu ......................................... 68
3.5.3.2. Quản lý công tác tích trữ than để giữ độ ẩm của than ............. 70
3.5.4. Nâng cao hiệu quả vận hành, bảo dưỡng thiết bị của nhà máy .. 72
3.5.4.1. Vệ sinh lò hơi bằng hóa chất để tẩy cặn bám trong lò hơi ...... 72

3.5.4.2. Cải tiến phương pháp làm sạch bộ gia nhiệt nước cấp............ 75
3.6. Một số vấn đề đƣợc thảo luận trong quá trình đề xuất ............... 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79

7


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thông tin chung về các nhà máy đang hoạt động

28

Bảng 2.2. Lượng CO2 thải ra hàng năm từ các nhà máy nhiệt điện than

36

Bảng 3.1. Thông số của than antraxit sử dụng tại Nhà máy nhiệt điện
Uông Bí

47

Bảng 3.2. Lượng than sử dụng của Nhà máy nhiện điện Uông Bí
110MW

48

Bảng 3.3. Lượng khí CO2 phát sinh của nhà máy nhiện điện Uông Bí
110MW


48

Bảng 3.4. Thông số vận hành của lò hơi nhà máy nhiệt điện Uông Bí
110MW

53

Bảng 3.5. Các vấn đề thường gặp trong vận hành, bảo dưỡng thiết bị

55

Bảng 3.6. Các loại tổn thất năng lượng của lò hơi

56

Bảng 3.7. Đề xuất Mục tiêu quản lý vận hành nhà máy nhiệt điện đốt
than

62

Bảng 3.8. Cải tiến sổ ghi chép thông số vận hành

63

Bảng 3.9. Hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính trong 6 giờ vận hành
nhờ cải thiện quản lý giá trị mục tiêu vận hành và cải thiện nhiệt độ hơi
nước chính

64


Bảng 3.10. Ưu điểm của việc sử dụng than có tỷ lệ tro thấp

66

Bảng 3.11. Phương pháp quản lý công tác tích trữ than

68

Bảng 3.12. Tính toán cắt giảm CO2 nhờ tẩy rửa lò hơi bằng phương
pháp ACR

70

8


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ
sinh thái-nhân văn (A); và Khung các vấn đề của BĐKH (B)

18

Hình 1.2. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu

19

Hình 1.3. Điện sinh ra từ các nguồn năng lược của một số nước

20


Hình 1.4: Phân bổ công suất lắp đặt và điện sản xuất năm 2013

27

Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò hơi đốt than phun

30

Hình 1.6. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò hơi tầng sôi

31

Hình 1.7: Nguyên lý hoạt động của Cyclon

32

Hình 2.1. Hình ảnh tổ máy số 5 và số 6

42

Hình 2.2. Sơ đồ công nghệ Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 110MW

45

Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP nhiệt điện Uông Bí

46

Hình 3.1. Hình ảnh kho chứa than của tổ máy số 5 và số 6


50

Hình 3.2. Máy nghiền của tổ máy số 5, số 6

51

Hình 3.3. Máy phân ly Cyclon của tổ máy số 5, số 6

52

Hình 3.4. Máy cấp than bột của tổ máy số 5

52

Hình 3.5. Hình ảnh lò hơi tổ máy số 5 và số 6

54

Hình 3.6. Hình ảnh Tuabin tổ máy số 5 và số 6

56

Hình 3.7. Quy trình tẩy rửa bằng phương pháp ACR

73

9


MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu/Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển mặc dù không nằm trong danh
sách các quốc gia bắt buộc cặt giảm khí nhà kính theo Nghị định thư Kyoto
nhưng cũng đã và đang chung tay cùng các nước để thực hiện giảm phát thải
khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ trương giảm phát thải khí
nhà kính đã được Nhà nước cụ thể hóa bằng Luật Bảo vệ môi trường năm
2014 (với một chương riêng về biến đổi khí hậu), Nghị quyết 24-NQ\TW của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (trong đó đặt
mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP từ 8 – 10% so với năm
2010. Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (Quyết
định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011). Năm 2014, Kế hoạch hành động
quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, theo đó Bộ Công Thương đang xây dựng kế hoạch hành
động Tăng trưởng xanh ngành công thương giai đoạn 2014 – 2020 với mục
tiêu giảm lượng khí thải nhà kính trong lĩnh vực năng lượng từ 10% - 20% [2,
14, 15].
Với những mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính nêu trên, việc giảm
phát thải khí nhà kính được tập trung cho một số ngành phát thải lớn trong đó
phải kể đến ngành nhiệt điện đốt than. Năm 2010, lĩnh vực nhiệt điện đốt than
chiếm khoảng 18% tổng công suất phát điện toàn ngành. Theo Quy hoạch
phát triển điện VII (Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ
tướng Chính phủ), đến năm 2020, lĩnh vực nhiệt điện đốt than sẽ là lĩnh vực
sản xuất điện chính, chiếm 46,8% tổng công suất phát điện toàn ngành. Như
vậy, việc nghiên cứu giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong ngành nhiệt
điện có vai trò rất quan trọng trong định hướng phát triển ngành điện trong
tương lai nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính chung quốc gia [2].
Trong số 15 nhà máy nhiệt điện đốt than đang hoạt động hiện nay có 10
nhà máy sử dụng công nghệ đốt than phun và 5 nhà máy sử dụng công nghệ
lò hơi tầng sôi tuần hoàn. Thực tế cho thấy, các nhà máy nhiệt điện đốt than

phun là những nhà máy được xây dựng từ những năm 1970 – 1980 là công
nghệ cũ hiện đang bộc lộ nhiều vấn đề gây tổn thất năng lượng, giảm hiệu quả
sử dụng nguyên liệu dẫn đến phát thải khí nhà kính ở mức độ cao, trong số đó
10


có Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 110MW với tổ máy số 5, số 6 đã hoạt động
được gần 40 năm dẫn đến những hao mòn thiết bị, tổn thất năng lượng ở
nhiều bộ phận làm giảm hiệu suất của nhà máy, tiêu hao nhiều nguyên liện và
phát thải khí nhà kính ngày càng nhiều hơn so với thiết kế. Đây chính là
những tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính cần được nghiên cứu sâu trong
thời gian tới.
Với những phân tích trên, việc nghiên cứu các giải pháp giảm phát thải
khí nhà kính cho Nhà máy nhiệt điện Uông Bí là cần thiết và sẽ mang tính đại
diện cho các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho ngành nhiệt điện đốt
than nói chung của Việt Nam. Đây cũng chính là lý do tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu: “Nghiên cứu giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho Nhà máy
nhiệt điện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm đạt được 3 mục tiêu chính:
- Đánh giá được thực trạng sản xuất, vận hành của Nhà máy nhiệt điện
Uông Bí;
- Đánh giá được thực trạng chính sách chung của Việt Nam và riêng của
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí về giảm phát thải khí nhà kính;
- Đề xuất được các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho Nhà máy
nhiệt điện Uông Bí.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Quá trình vận hành sản xuất, tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà
kính của Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí.

- Thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng ảnh
hưởng đến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính ngành nhiệt điện đốt than.
- Biện pháp giảm phát thải khí nhà kính cho Nhà máy nhiệt điện Uông
Bí.

11


3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 110 MW
thuộc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Uông Bí tại thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh.
Thực tế, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Uông Bí tỉnh Quảng Ninh tại thành
phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là tổ hợp 3 nhà máy nhiệt điện Uông Bí gồm:
- Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 110MW đi vào vận hành năm 1975 (gồm
2 tổ máy số 5 và số 6);
- Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng giai đoạn 1 công suất 300 MW đi
vào vận hành năm 2009 (tổ máy số 7);
- Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng giai đoạn 2 công suất 330 MW đi
vào vận hành năm 2011 (tổ máy số 8).
Ba nhà máy trên có chế độ quản lý, vận hành khác nhau, kho chứa than
của nhà máy nhiệt điện Uông Bí 110MW độc lập với kho chứa than của Nhà
máy 300MW và nhà máy 330 MW. Mặt khác Nhà máy 300MW và Nhà máy
330MW là những nhà máy mới được xây dựng, thiết bị, công nghệ đồng bộ
nên cơ hội giảm phát thải của 2 nhà máy này cũng ít hơn so với nhà máy nhiệt
điện Uông Bí 110MW. Chính vì vậy, Luận văn này chỉ lựa chọn Nhà máy
nhiệt điện Uông Bí 110MW để tiến hành các nghiên cứu.
3.2.2 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: 12 tháng, trong đó:

- Thời gian nghiên cứu tại bàn: 11 tháng;
- Thời gian nghiên cứu cụ thể tại Nhà máy nhiệt điện Uông Bí: 1 tháng.
Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng số liệu của nhà máy từ năm 2005
trở lại đây.

12


4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu:
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận văn đã đặt ra các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Thực trạng chế độ vận hành của Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 110MW
như thế nào, có những vấn đề bất cập nào phát sinh không?
- Mức độ phát thải khí nhà kính của Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 110
MW so với mức độ phát thải chung của ngành nhiệt điện đốt than như thế
nào?
- Những biện pháp giảm phát thải khí nhà kính nào có thể áp dụng đối
với nhà máy Nhiệt điện Uông Bí?
- Để thực hiện được các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính tại Nhà
máy nhiệt điện Uông Bí thì cần có những thay đổi gì về chính sách vĩ mô từ
phía nhà nước, cũng như chính sách vi mô từ phía doanh nghiệp?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu chính sách chung của Việt Nam có những thay đổi mạnh mẽ nhằm
đạt được các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính thì trong tương lai gần các
nhà máy nhiệt điện đốt than bắt buộc phải áp dụng các biện pháp giảm phát
thải khí nhà kính.
Nhiệt điện đốt than có đặc thù riêng đó là lượng khí thải nhà kính phát
sinh tỷ lệ thuận với mức tiêu thụ than và mức tiêu thụ năng lượng. Do đó,
muốn đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính thì điều quan trọng nhất

là thực hiện được các biện pháp giảm mức tiêu hao nhiên liệu và tăng hiệu
quả sử dụng năng lượng của nhà máy nhiệt điện.
Nếu đề tài phân tích, đánh giá được những điểm bất bình thường trong
từng công đoạn sản xuất liên quan đến tiêu thụ nhiên liệu và sử dụng năng
lượng thì có thể đề xuất được những biện pháp để khắc phục làm giảm mức
tiêu thụ nhiên liệu và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng qua đó làm giảm phát
thải khí nhà kính. Nếu có những điều chỉnh về chính sách vĩ mô và vi mô sẽ
đảm bảo được tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
13


5. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu là nhóm các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính
cho Nhà máy nhiệt điện Uông Bí trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất và
tính khả thi khi áp dụng. Đây sẽ là những thông tin hữu ích trong quá trình ra
quyết định của Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí để thực hiện các giải pháp giảm
thiểu phát thải khí nhà kính, tăng hiệu suất của nhà máy.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn này có cấu trúc theo quy định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội,
gồm các phần chính sau:
- Phần mở đầu: Sự cần thiết của đề tài; Mục tiêu; Đối tượng phạm vi;
Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu; Ý nghĩa của đề tài.Chương I: Cơ sở
lý luận và Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Luật văn đã nêu được những
kiến thức cơ bản về Biến đổi khí hậu, chính sách của nhà nước về biến
đổi khí hậu nói chung và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính nói
riêng, thuyết minh tổng quan về tình hình phát triển và phát thải khí nhà
kính của ngành nhiện điện đốt than, tổng hợp một số kết quả từ các
nghiên cứu đã triển khai liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính
trong ngành nhiệt điện đốt than.
- Chương II: Địa điểm, thời gian, cách tiếp cận và phương pháp nghiên

cứu: Luận văn đã thuyết minh chi tiết về địa điểm, thời gian thực hiện
nghiên cứu. Cách tiếp cận đã thể hiện được quy trình thực hiện nghiên
cứu. Phương pháp nghiên cứu đã trình bày cách thức sử dụng từng
phương pháp nghiên cứu cho từng nội dung nghiên cứu.
- Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Thông qua nghiên cứu tại
bàn và điều tra, khảo sát thực địa tại Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Luận
văn đã trình bày được thực trạng sản xuất và phát thải khí nhà kính của
Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, phân tích và đánh giá được tiềm năng
giảm phát thải khí nhà kính theo từng công đoạn sản xuất và quản lý
chung. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp giảm phát thải khí nhà
kính cho Nhà máy nhiệt điện Uông Bí theo đúng mục tiêu đã đề ra
trong Luận văn.

14


- Kết luận: Phần này đã tóm lược toàn bộ kết quả đạt được của nghiên
cứu và đưa ra các kiến nghị với nhà máy và các cơ quan quản lý nhà
nước nhằm thực thi các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính đã đề
xuất.

15


Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những khái niệm
Những khái niệm chính được lựa chọn và phân tích có mối liên hệ logic
và hệ thống với nhau nhằm tập trung giải quyết các nội dung nghiên cứu của
Luận văn.

Biến đổi khí hậu (Climate Change): Theo IPCC, BĐKH là sự biến đổi
về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về
trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời
gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá
trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của
con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo
của khí quyển [13, 16, 17, 18].
Kịch bản Biến đổi khí hậu (Scenario): Theo IPCC, kịch bản BĐKH là
bức tranh toàn cảnh của khí hậu trong tương lai dựa trên một tập hợp các mối
quan hệ khí hậu, được xây dựng để sử dụng trong nghiên cứu những hậu quả
của BĐKH do con người gây ra và thường được dùng như là đầu vào cho các
quy mô đánh giá tác động [13, 16, 17, 18].
Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability): Theo IPCC, tính dễ bị tổn
thương là mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống; khi
đó tính dễ bị tổn thương không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy của hệ thống mà
còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu
mới [13, 16, 17, 18].
Ứng phó với BĐKH (Responding to climate change): Là các hoạt động của
con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Như vậy, ứng phó với BĐKH
gồm hai phần chính là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH [13, 16, 17, 18].
Với nhận thức rằng BĐKH là một quá trình không thể đảo ngược được,
chúng ta cần có những nỗ lực để ổn định khí nhà kính (KNK) trong khí quyển ở
mức có thể ngăn ngừa sự can thiệp tiêu cực của con người đối với hệ thống khí
hậu (giảm nhẹ BĐKH) và giảm nhẹ các thiệt hại do BĐKH gây ra (thích ứng với
BĐKH).
16


Thích ứng với BĐKH (Adaptation): Là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên
hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích

giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc
tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [16, 17, 18].
Giảm nhẹ BĐKH (Mitigation): Là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc
cường độ phát thải khí nhà kính [18].
Khí nhà kính (KNK): Là tên gọi chung của các loại khí Carbon dioxide
(CO2), Methane (CH4), Nitrous oxide (N2O), hơi nước, Ozone (O3), và khí
CFCs (chlorofluorocarbons). Các khí nhà kính như CO2, CH4, hơi nước, N2O
và O3 có thể có nguồn gốc từ tự nhiên và từ sản xuất công nghiệp, còn CFCs
chỉ do quá trình sản xuất công nghiệp tạo ra [18].
Xây dựng năng lực (capacity building): Trong bối cảnh BĐKH là quá
trình phát triển các kỹ năng công nghệ và những năng lực thể chế ở các nước
đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi để giúp họ có thể tham gia vào
tất cả các lĩnh vực: thích ứng, giảm nhẹ và nghiên cứu về BĐKH nhằm thực
hiện Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto
[17].
1.1.2. Tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu và triển khai (R&D) về
BĐKH.
Khí hậu đang biến đổi - Đây là điều không còn phải bàn cãi. Giới khoa
học đã đi đến sự đồng thuận rằng thế giới đang trở nên ấm hơn, chủ yếu là do
các hoạt động của con người. Theo tuyên bố của Ủy ban Liên chính phủ về
Biến đổi khí hậu (IPCC) trong báo cáo đánh giá lần thứ tư “Sự ấm lên của hệ
khí hậu là điều không còn phải hoài nghi” [19].
Biến đổi khí hậu (BĐKH), tác động và ứng phó với nó là một quá trình
phức tạp và được chia thành 7 pha (phase) kế tiếp nhau bao gồm: Pha 1: Hoạt
động kinh tế xã hội và phát thải khí nhà kính; Pha 2: Chu kỳ cácbon và nồng
độ cácbon trong khí quyển; Pha 3: Ấm lên toàn cầu; Pha 4: Tác động tới các
HST và xã hội; Pha 5: Thích ứng; Pha 6: Giảm nhẹ; và Pha 7: Hệ thống xã
hội. Cơ sở khoa học để hiểu biết tường tận các pha này, nhất là pha 4, 5, 6 và
7 còn rất hạn chế [29, 34, 35, 36].


17


Nguồn: IPCC, 2007.
Hình 1.1. Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh tháinhân văn (A); và Khung các vấn đề của BĐKH (B)
Vì vậy, nghiên cứu - triển khai về BĐKH cần phải đặt dưới sự liên kết
của nhiều ngành khoa học khác nhau nhằm hướng tới ba mục tiêu chính: Một
là, đánh giá BĐKH cả về bản chất, nguyên nhân và cơ chế vật lý; Hai là, đánh
giá tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thương do BĐKH và giải pháp thích
ứng; Ba là, đề xuất kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu BĐKH. Ba nhiệm
vụ này là một quá trình logic không đồng thời và phải được thực hiện một
cách tuần tự.
Trong ba mục tiêu chính nêu trên thì mục tiêu đề xuất kế hoạch hành
động nhằm giảm thiểu BĐKH đóng vai trò quan trọng và được bàn thảo nhiều
nhất trong các hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu trong đó cần có những
cam kết mạnh mẽ về kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính toàn cầu. Việt Nam
là một trong những quốc gia tham gia tích cựu trong những cam kết quốc tế
về giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu mặc dù
không phải nước nằm trong danh sách quốc gia bắt buộc cắt giảm khí thải nhà
kính theo Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư
Kyoto. Các cam kết của Việt Nam đã được cụ thể hóa bằng cơ chế, chính
sách, kế hoạch hành động quốc gia, kế hoạch hành động của các ngành, kế
hoạch hành động của các địa phương về thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí
hậu.
18


Nghiên cứu giảm phát thải khí nhà kính cho Nhà máy nhiệt điện Uông
Bí cũng nhằm mục đích đóng góp cho ngành nhiệt điện đốt than (một trong
những lĩnh vực phát thải khí nhà kính lớn nhất trong nhóm Năng lượng)

những giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần phát triển bền vững
ngành nhiệt điện nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
1.1.3. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu

Đánh giá cơ sở
Thu thập đánh giá số liệu
từ nhà máy
Nghiên cứu về thực trạng sản xuất và phát thải
khí nhà kính của nhà máy

Phân tích số liệu từ quy
hoạch ngành điện Việt
Nam
Tính toán phát thải KNK
theo hướng dẫn của IPCC

Kết quả đánh giá
thực trạng

Phân tích nguyên
nhân của các vấn đề
nảy sinh

Tìm kiếm cơ hội giảm phát thải

Đề xuất các giải pháp
giảm phát thải KNK

Định lượng khả năng
giảm phát thải KNK

của các giải pháp

Phân tích kinh nghiệm tốt
nhất hiện có (BAT/BET)
Kế thừa các nghiên cứu đã
có về giảm phát thải KNK

Giải pháp đề xuất
Hình 1.2. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Luận văn đã đề ra khung phân tích
của vấn đề nghiên cứu như hình 1.2. Các vấn đề nghiên cứu sẽ được thực hiện
theo trình tự logic từ việc đánh giá cơ sở đến phân tích nguyên nhân, tìm kiếm
19


cơ hội giảm phát thải khí nhà kính đến việc đề xuất giải pháp giảm phát thải
khí nhà kính.
- Về đánh giá cơ sở: Tập trung đánh giá thực trạng sản xuất và vận
hành của nhà máy nhiệt điện Uông Bí thông qua các biện pháp: Thu thập
đánh giá số liệu từ nhà máy; Phân tích số liệu từ quy hoạch ngành điện Việt
Nam; Tính toán phát thải KNK theo hướng dẫn của IPCC
- Tìm kiếm cơ hội giảm phát thải khí nhà kính: Tập trung đánh giá
những vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành, phân tích những nguyên
nhân dẫn đến các vấn đề trên từ đó xác định các cơ hội giảm phát thải khí nhà
kính cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
- Đề xuất giải pháp giảm phát thải khí nhà kính: Dựa trên việc phân tích
những vấn đề vận hành làm gia tăng phát thải khí nhà kính của nhà máy nhiệt
điện Uông Bí, tham khảo các kinh nghiệm tốt nhất hiện có, các giải pháp
giảm phát thải đã được nghiên cứu để đề xuất giải pháp giảm phát thải khí nhà

kinh phù hợp với điều kiện của nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Theo kịch bản tham chiếu của IEA dự báo trong WEO 2009, nhu cầu
điện sẽ tăng xấp xỉ khoảng 74% và nhu cầu than tăng khoảng 86% vào năm
2030, là nguyên nhân làm cho nhu cầu than tăng từ 42% năm 2007 lên 44%
năm 2030. Tăng trưởng đáng chú ý nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và các nước
phát triển như Mỹ, Đức với kế hoạch xây dựng các nhà máy nhiệt điện than
đáng phải xem xét. Mặc dù than là nguồn phát thải CO2 chính, nhưng nhờ
những ưu điểm sẵn có nên nó sẽ vẫn tiếp tục được các nước trên khắp thế giới
sử dụng [28, 36].

20


Hình 1.3. Điện sinh ra từ các nguồn năng lượng ở một số nước (2007)
Các nghiên cứu dự báo rằng các quốc gia vẫn sẽ bổ sung đủ công suất
nhiệt điện than trong 5 năm tới và sẽ tạo ra thêm 1,2 tỷ tấn CO2 mỗi năm. Như
Trung Quốc, vốn đang bị lên án khắp nơi về sự gia tăng nhanh chóng phát
thải KNK, giai đoạn 2002-2006 Trung Quốc đóng góp 2/3 trong tổng số hơn
560 tổ máy nhiệt điện than được xây dựng mới ở 26 nước. Các nhà máy điện
ở Trung Quốc đã tăng lượng phát thải CO2 của thế giới lên 740 triệu tấn.
Trong 5 năm tới, Trung Quốc đã dự kiến giảm mức độ gia tăng phát thải
xuống một nửa, theo đó, sẽ có khoảng 333 triệu tấn CO2 được phát thải mỗi
năm nhưng con số này vẫn cho thấy sự tăng mạnh nhất lượng phát thải CO2
so với bất kỳ quốc gia nào [20, 21].
Các quốc gia đã ủng hộ việc giảm hiện tượng ấm lên toàn cầu thông qua
Nghị định Thư Kyoto để giảm sự gia tăng các nhà máy nhiệt điện than của họ.
Ví dụ, các quốc gia Châu Âu như Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bungary,
Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc, cũng có kế hoạch tăng thêm khoảng 13

GW công suất nhiệt điện than vào năm 2012. Có nghĩa là tăng khoảng 2,5
GW mỗi năm trong 5 năm qua. Có nhiều nước mới tham gia phát triển nhà
máy điện than, ít nhất khoảng 37 quốc gia có kế hoạch tăng thêm công suất
các nhà máy điện than trong 5 năm tới, tăng hơn so với 26 quốc gia đã tăng
công suất loại nguồn điện này trong 5 năm qua. Các nước như Sri Lanka, Lào,
21


và thậm chí các quốc gia sản xuất dầu như Iran cũng đang đưa ra kế hoạch
tham gia vào lĩnh vực nhiệt điện than [21].
Chính phủ các nước đang cho phép tiêu hàng trăm tỷ USD để xây dựng
hàng trăm nhà máy nhiệt điện than mới trên khắp thế giới trong những năm
tới. Như vậy, phát thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than ước tính sẽ tăng
60 % vào năm 2030. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các thỏa thuận quốc tế
liên quan đến khắc phục biến đổi khí hậu [21].
Vì vậy, các nhà máy nhiệt điện than cần phải được sạch hơn. Theo lời
của David Hawkins, Giám đốc Trung tâm khí hậu của Ủy ban Phòng vệ Tài
nguyên ở Washington "Sự gia tăng nhanh chóng của các bộ máy gây ấm lên
toàn cầu đó là các nhà máy nhiệt điện than, nên được kêu gọi thức tỉnh các
nhà chính trị rằng chúng ra đang đến bên bờ vực thẳm”. Tuy nhiên, theo các
nhà nghiên cứu thì bờ vực này có thể tránh được nhờ nhiều biện pháp bắt
buộc để giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải. Một số quốc gia đã tích cực
tham gia vào công cuộc giảm phát thải CO2 đặc biệt là phát thải KNK từ lĩnh
vực phát điện than như [21]:
- Nhật Bản là nước có công nghệ than sạch phát triển mạnh, đóng vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển những công nghệ cải tiến hơn và
cũng là nước đang chịu nhiều thách thức để xây dựng một xã hội các bon
thấp. Công nghệ than sạch (Clean Coal Technologies - CCT) là chìa khóa để
các nhà máy điện giảm phát thải các bon. Công nghệ này cần thiết được tiếp
tục phát triển và chuyển giao cho các nước khác đặc biệt là các nước đang

phát triển như Việt Nam.
- Các nước Châu Âu, Nhật Bản, Úc, Mỹ: Đã và đang nghiên cứu một
số công nghệ mới đang được triển khai áp dụng như: Thu hồi khí CO2 của
các nhà máy nhiệt điện và đưa xuống lưu giữ lâu dài trong lòng đất nơi có các
tầng đá gốc, mỏ than hay mỏ dầu đã khai thác. Các công nghệ nhằm nâng cao
hiệu suất nhà máy như công nghệ siêu tới hạn (Ultra Super Critical), công
nghệ than sạch là công nghệ xử lý nhiên liệu đầu vào như khí hóa than ... với
chi phí đắt đỏ hơn nhiều lần.
- Mỹ hàng năm phát thải thêm khoảng 250 triệu tấn CO2 vào không khí
so với con số hàng tỷ mà các nhà máy điện của nước này đã và đang phát thải.
Mỹ đã quyết định dừng xây dựng thêm 8 nhà máy nhiệt điện than và nhiều
22


nhà máy điện than đã bắt đầu xây dựng các nhà máy thu giữ CO2 dưới lòng
đất. Có ít nhất 5 dự án đang chờ quốc hội xem xét, nhưng chỉ hai trong số đó
là thu giữ CO2.
Nhìn chung, trước áp lực rất lớn về giảm phát thải khí nhà kính, ngành
công nghiệp điện than đã và đang thúc đẩy các giải pháp thực hiện: “Nhà máy
sạch hơn”, tiết kiệm và nâng cao hiệu suất hay kế hoạch chôn CO2 xuống đất
hoặc biển, chuyển đổi công nghệ hay nguồn năng lượng tốt hơn đốt than...
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Những năm gần đây, nhiều dự án tăng cường năng lực ứng phó với
biến đổi khí hậu cho quốc gia và cho các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của
Việt Nam được triển khai thực hiện, trong đó đa số các dự án được tài trợ bởi
các tổ chức quốc tế, điển hình là:
(1) Xây dựng thông báo quốc gia lần thứ hai cho Công ước khung của
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường
chủ trì thực hiện, được sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu,
Chương trình Môi trường liên hợp quốc, Ủy ban kinh tế - xã hội

Châu Á – Thái Bình Dương, hoàn thành năm 2010. Thông báo quốc
gia lần hai đã cung cấp thông tin về kiểm kê quốc gia khí nhà kính
năm 2000, phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đề ra
một số giải pháp có tính khả thi ứng phó với biến đổi khí hậu và
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội chủ yếu ở Việt Nam [19].
(2) Dự án tăng cường năng lực kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt
Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện, JICA – Nhật Bản
tài trợ. Kết quả chính của dự án là Báo cáo kiểm kê khí nhà kính
quốc gia năm 2005 với các nội dung chính gồm: Đề xuất hệ thống
quốc gia kiểm kê khí nhà kính năm 2005; Kế quả kiểm kê quốc gia
khí nhà kính; Kết quả kiểm kê khí nhà kính cho các lĩnh vực năng
lương, quá trình công nghiệp, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm
nghiệp, xử lý chất thải [8].
(3) Dự án Hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến
đổi khí hậu lĩnh vực năng lượng và giao thông do Ngân hàng phát
triển châu Á (ADB) hỗ trợ Bộ Công Thương và Bộ Giao thông vận
23


tải thực hiện trong giai đoạn năm 2012 – 2014. Kết quả thực hiện
dự án đã cung cấp các thông tin về thực trạng phát thải khí nhà kính
của một số ngành sản xuất năng lượng, sử dụng năng lượng và hoạt
động giao thông vận tải, đề xuất các giải pháp khả thi và giảm phát
thải khí nhà kính cho các ngành năng lượng và giao thông vận tải
[8].
(4) Dự án điều tra hỗ trợ thực hiện dự án nghiên cứu đối sách hạn chế
thải khí hiệu ứng nhà kính ở các nhà máy Nhiệt điện sử dụng đốt
than tại Việt Nam do Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện năm
2010, JICA – Nhật Bản tài trợ. Kết quả thực hiện dự án là báo cáo
thể hiện hiện trạng một số nhà máy nhiệt điện than và xu hướng cắt

giảm khí nhà kính tại Việt Nam, đề xuất đối sách hạn chế phát thải
khí nhà kính ở các nhà máy nhiệt điên than tại Việt Nam [27].
(5) Dự án Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho
ngành Công Thương do Bộ Công Thương thực hiện trong giai đoạn
2012 – 2016, do UNDP tài trợ. Kết quả thực hiện dự án đến năm
2014 đã đề xuất mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho một số
ngành công nghiệp (sản xuất năng lượng, sản xuất thép, sản xuất
hóa chất) làm cơ sở xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng
xanh của ngành công thương trong giai đoạn 2014 – 2020 thực hiện
Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh theo Quyết định
số 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính
phủ [20].
Kết quả thực hiện các dự án trên đều cho thấy tiềm năng giảm phát thải
khí nhà kính của các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam là rất lớn và mục tiêu
giảm mức độ gia tăng khí nhà kính trong giai đoạn 2014 – 2020 là 10% so với
năm 2010 là có thể thực hiện được. Để thực hiện được mục tiêu này, các
nghiên cứu đã thực hiện đã đề xuất các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính
cho ngành nhiệt điện đốt than cần được tiếp tục nghiên cứu chi tiết và triển
khai trong giai đoạn tới là:
- Tăng cường hiệu suất các nhà máy hiện có: Cải thiện điều kiện vận
hành, cải thiện động cơ hiệu suất cao, cải thiện hiệu suất tua bin và lò hơi, áp
dụng biện pháp phối trộn than…
24


- Áp dụng các công nghệ tiên tiến cho các nhà máy mới: Lò hơi siêu tới
hạn (Supercritical – SC) và trên siêu tới hạn (Ultra-Supercritical – USC);
- Thay đổi nhiên liệu sử dụng: Chuyển sang sử dụng khí tự nhiên hóa
lỏng (LNG);
- Phát triển năng lượng tái tạo: Điện gió, điện sinh khối, điện mặt trời;

- Áp dụng công nghệ thu giữ cacbon (CCS).
1.3. Tổng quan về chính sách pháp luật liên quan đến giảm phát thải khí
nhà kính
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên sớm ký và phê chuẩn Công
ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định
thư Kyoto (KP). Việt Nam đã ký và phê chuẩn UNFCCC vào ngày 11 tháng 6
năm 1992 và ngày 16 tháng 11 năm 1994. Đối với KP, Việt Nam cũng đã ký
và phê chuẩn vào ngày 03 tháng 11 năm 1998 và ngày 25 tháng 9 năm 2002.
KP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 16 tháng 2 năm 2005. Việt
Nam là một nước không thuộc Phụ lục I (nhóm các nước đang phát triển)
tham gia UNFCCC và KP với quyền và nghĩa vụ đầy đủ trong quá trình thực
hiện, cam kết và đàm phán về biến đổi khí hậu.
Mặc dù không có nghĩa vụ giảm phát thải KNK theo quy định của KP
để bảo vệ hệ thống khí hậu, nhưng Việt Nam đã thực hiện một số nghĩa vụ bắt
buộc chung như: Xây dựng Thông báo Quốc gia (TBQG) về biến đổi khí hậu;
tiến hành kiểm kê quốc gia KNK từ các nguồn phát thải và bể hấp thụ KNK;
đánh giá tác động biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội và các
khu vực dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (đặc biệt là khu vực bị ảnh
hưởng do nước biển dâng); xây dựng các biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK;
xây dựng và thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; tiến hành
nghiên cứu và giám sát các vấn đề/ yếu tố liên quan đến khí hậu và biến đổi
khí hậu; cập nhật và phổ biến thông tin để nâng cao nhận thức của các nhà
hoạch định chính sách và công chúng về biến đổi khí hậu cũng như các hoạt
động giảm nhẹ phát thải KNK.
Đến nay, Việt Nam đã hoàn thành và trình hai Thông báo quốc gia
(TBQG) về biến đổi khí hậu cho Ban Thư ký của UNFCCC, trong đó Thông
báo quốc gia đầu tiên (TBQG 1) được hoàn thành, trình vào năm 2003 và
25



×