Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.25 KB, 21 trang )

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN
1.1. Hợp đồng mua bán ngoại thương
1.1.1. Sự hình thành quy chế pháp lý về hợp đồng
mua bán ngoại thương:
Mua bán quốc tế là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời.
Tới đầu thế kỷ XIX các hợp đồng mua bán quốc tế vẫn được
thiết lập theo các quy tắc pháp lý được quy định trong các bộ
luật dân sự của các quốc gia do vậy khi quy chiếu vào đó các
thương gia thường lo sợ rằng hợp đồng của họ sẽ bị các toà
án coi rằng trái với trật tự xã hội.
Năm 1817 trên thế giới đã có sự xuất hiện những dấu
hiệu của cuộc khủng hoảng kinh tế, hàng hoá sản xuất ra dư
thưa. Sự cạnh tranh về thị trường ngày càng gay gắt.
Để khắc phục tình trạng này các thương gia đã có sự quy
tụ theo ngành nghề dưới dạng các hiệp hội với mục đích:
- Thiết lập một quy chế pháp lý chi phối các hoạt động

mua bán quốc tế nhằm thống nhất các điều kiện mua bán
thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, hợp lý.
- Tước bỏ thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp của

các toà án quốc gia và chuyên quyền này vào tổ chức trọng
tài quốc tế.
Trong giai đoạn đầu các hiệp hội, các nhà kinh doanh tại
mỗi quốc đã soạn ra những hợp đồng mẫu cho từng loại hàng
hoá tuy nhiên các hợp đồng này vẫn mang tính chất riêng biệt
do vậy hợp đồng mẫu của từng quốc gia vẫn có sự khác biệt
về chi tiết nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến các vụ tranh
chấp. Do đó những hiệp hội của các quốc gia đã tìm cách xích
lại gần nhau hơn và ký kết với nhau những thoả hiệp, trong đó
1




quyền lợi của các bên được giải quyết thoả đáng. Các nỗ lực
quốc tế nhằm đem lại một chế độ pháp lý thuần nhất phải kể
đến các công trình.
Uỷ ban kinh tế Châu âu thuộc tổ chức của Liên hợp

1.

quốc đã soạn thảo được những điều kiện chung cho các hợp
đồng XNK một số mặt hàng trọng điểm: các trang thiết bị,
ngũ cốc, chất đốt.
Hội đồng tương trợ kinh tế - tổ chức thuộc khối các

2.

nước XHCN với mục đích phát triển nền ngoại thương giữa các
nước đó trên tinh thần tương trợ đã soạn ra các văn bản.
- Các điều kiện chung về quan hệ thương mại.
- Các quy tắc pháp lý áp dụng cho hợp đồng mua bán.
- Cách giải quyết các vụ tranh chấp.

Tổ chức này đã ngừng hoạt động từ tháng 6/1999.
Phòng Thương mại quốc tế với công trình về

3.

"những điều kiện thương mại quốc tế giải thích các từ ngữ
thương mại năm 1930 và được sửa đổi vào các năm 1953,
1967, 1976, 1980, 1990 và năm 2000.

Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán

4.

hàng hoá quốc tế - công ước Vienne năm 1980 và có hiệu lực
từ tháng 1/1988.
1.1.2.

Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán
ngoại thương:
a. Khái niệm:

Quan hệ trao đổi hàng hoá quốc tế ngày càng được phát
triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Hoạt động mua bán hàng
hoá nói chung và hoạt động mua bán quốc tế nói riêng là một

2


lĩnh vực vô cùng phức tạp đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất
định thể hiện dưới một hình thức nhất định - đó là hợp đồng.
Hợp đồng mua bán ngoại thương trước hết là một hợp
đồng mua bán hàng hoá do đó nó có đầy đủ các yếu tố của
một hợp đồng mua bán thông thường. Điểm khác biệt của
hợp đồng mua bán ngoại thương là yếu tố nước ngoài có
trong hợp đồng bao gồm:
-

Chủ thể của hợp đồng


-

Đối tượng của hợp đồng - Đồng tiền thanh toán.
Theo luật thương mại Việt Nam 1997 tại điều 8 đưa ra

khái niệm khái quát về hợp đồng ngoại thương như sau: "Hợp
đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán được ký kết
giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương
nhân nước ngoài.
Theo công đốc LaHay 1964 về mua bán quốc tế, đối với
các động sản hữu hình thì một hợp đồng được coi là hợp đồng
mua bán ngoại thương. Nếu các bên chủ thể của hợp đồng
mua bán có trụ sở Thương mại tại các nước khác nhau, hàng
hoá trong hợp đồng được chuyển qua biên giới và được xác
lập ở các nước khác nhau.
Công ước Vienne 1980 của Liên hợp quốc thì yếu tố nước
ngoài của hợp đồng là yếu tố về chủ thể.
Như vậy về mặt bản chất thì khái niệm hợp đồng ngoại
thương trong công ước của Liên hợp quốc 1980 với khái niệm
trong luật thương mại Việt Nam 1997 có sự tương đồng.
Theo quy định tại nghị định 36CP 24/04/97 các hợp đồng
trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp thuộc khi chế xuất,
các cơ sở kinh doanh hàng miễn thuế với các doanh nghiệp
3


trong nước tuy không được gọi là hợp đồng mua bán ngoại
thương nhưng được coi là hợp đồng XNK và chịu sự chi phối
của các quy định pháp luật liên quan.
Ngoài ra, thực tiễn cho thấy các hình thức kinh doanh

khác như chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất… các hợp đồng các
hình thức này cũng phải chịu sự điều chỉnh của các quy định
páp luật về hợp đồng ngoại thương.
b. Đặc điểm hợp đồng ngoại thương.
- Về chủ thể:

Chủ thể tham gia hợp đồng là những thương nhân mang
quốc tịch khác nhau, quy chế thương nhân được xác định theo
luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.
Thương nhân là tổ chức thì quốc tịch của thương nhân
được xác định là quốc tịch của nước nơi:
+ Đặt trung tâm quản lý (Pháp - Đức)
+ Đặt trung tâm hoạt động của tổ chức (Ai Cập, Xê ri…)
Khoản 1 điều 832 Bộ luật dân sự nước cộng hoà XHCN Việt
Nam ghi nhận nguyên tắc quốc tịch của pháp nhân được xác
định tuỳ thuộc vào nơi thành lập pháp nhân.
- Về đối tượng của hợp đồng:

Là hàng hoá tồn tại thực tế, có thể di rời được, xác định được
phải được phép giao dịch lưu thông trên thị trường.
- Về đồng tiền thanh toán

Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương là ngoại tệ
đối với ít nhất là một bên tham gia hợp đồng. Các bên có thể
thoả thuận đồng tiền thanh toán là đồng tiền của bên bán
hoặc bên mua hoặc của một nước thứ ba bất kỳ.
4


- Về pháp luật áp dụng


Nguồn luật áp dụng điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua
bán ngoại thương phức tạp hơn rất nhiều so với các hợp đồng
mua bán trong nước bao gồm điều ước quốc tế, luật quốc gia
và tập quán Thương mại quốc tế.
1.1.3.

Tính hợp pháp của hợp đồng mua bán ngoại
thương:

a . Hình thức:
Hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có
giá trị pháp lý khi nó được hiểu dứoi một hình thức nhất định .
Pháp luật của đại đa số các nước đều quy định hợp đồng mua
bán ngoại thương chỉ có giá trị pháp lý về mặt hình thức trước
khi nó được hiểu dưới hình thức văn bản.
Tuy nhiên điều 11 Công ước của liên hợp quốc năm 1980
về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có quy định " không
yêu cầu hợp đồng mua bán phải được ký kết hoặc phải được
xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ một yêu cầu nào
đó về mặt hình thức ..." . Việc quy định này nhằm đơn giản
hoá tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chủ thể hợp đồng
thuộc các nước thành viên công ước có thể giao kết hợp đồng
một cách nhanh chóng.
b. Nội dung:
Nội dung hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thể hiện
thoả thuận , biểu hiện ý chí tự nguyện của các chủ thể nhằm
ấn định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên đối với
nhau. Tuy nhiên không phải bất cứ nội dung nào do các bên
thoả thuận đưa vào hợp đồng cũng coi là hợp pháp. Hợp đồng

mua bán ngoại thương chỉ hợp pháp về mặt nội dung khi nó
5


chứa đựng những điều khoản phù hợp với điều kiện của pháp
luật.
Nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên chủ thể , thông
thường cần phải có những điều kiên chủ yếu sau đây :
- Phần mở đầu : ghi số của hợp đồng , tên gọi , địa chỉ
pháp lý của các bên môth cách đầy đủ ( không viết tắt ) , ghi
rõ địa điểm và ngày tháng năm ký hợp đồng . Đây lad vấn đề
quan trọng có liên quan đến việc quy định của pháp luật áp
dụng khi có tranh chấp xãy ra .
- Nội dung: đây là phần cơ bản quy định quyền nghĩa vụ
của các bê . Phần này thường có các điều khoản sau :
+ Đối tượng của hợp đồng : Hàng hoá phải được cụ thể,
chính xác tên thường gọi đối với hàng hoá đơn có kèm theo
tên thương mại hoặc tên khoa học ( nếu có) hoặc ghi kèm
theo tên ngươi sản xuất .
+ Số lượng hoặc khối lượng của hàng hoá: có thể ghi những
nội dung này bằng những con số cụ thể. Số dung sai tăng (+);
giảm (-) Theo tỷ lệ (%) nhất định do các bên thoả thuận.
+ Phẩm chất hàng hoá: việc xác định phẩm chất hàng hoá
phải được quy định cụ thể thông qua sự mô tả theo hình dạng
màu sắc, kích thước; hoặc xác định bởi đặc tính lý, hoá của
nó; hoặc theo một mẫu nhất định; hoặc theo tiêu chuẩn
( quốc gia, quốc tế ) đối với hàng hoá đó.
+ Giá cả hàng hoá: giá cả hàng hoá là một điều khoản cơ
bản của hợp đồng mua bán ngoại thương nên nó cần được
quy định cụ thể.

Giá cả phải được ghi bằng chứ và đồng tiền tính giá. Chú
ý khi đông tiền tính giá phải ghi cụ thể là loại tiền gì, của
6


nước nào. Vì thực tế thế giới có nhiều loại tiền của các nước
tuy nhiên tên gọi giống nhau nhưng giá trị lại khác nhau.
+ Thời hạn giao hàng: để đảm bảo quyền lợi của mình và tạo
điều kiện thuận lợi cho công việc giao nhận hàng, các bên
phải thoả thuận thời gian giao hàng. Thời gian giao hàng có
thể được các bên ấn định vào một thời điểm cụ thể hoặc vào
một khoảng thời gian cụ thể.
+ Phương thức giao hàng: phương thức giao hàng là những
quy định về trách nhiệm của người mua hàng và người bán
hàng trong các vấn đề có liên quan đên viêch giao hàng như:
thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá , xác
định thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu và rủi ro với hàng
hoá từ ngừoi bán sang người mua ...trong thưc tiễb thương
mại quốc tế, các phương thức giao hàng mang tên gọi như :
FOB , CIF , FAS , EXW ... Ứng với mỗi phương thức giao hàng
là vấn đê pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các bên tronv quá
trình giao hàng. Ở đây cần chú ý để tránh nhầm lẫn khi thoả
thuânb phương thức giao hàng, các bên phải thống nhất chỉ
ra sẽ áp dụng phương thức nào và nó được ghi nhận ở đâu.
Thông thường người ta áp dụng phương thức giao hàng trong
"INCONTERMS - 1990 " . Nếu có vấn đề gì cân thêm, bớt vào
các điều kiện giao hàng để phù hợp với hoàn cảnh thưc tế thì
các bên cũng phải thoả thuận ghi rõ trong hợp đồng
Ngoài các bên thoả thuận ở đây các chủ thể có thể thoả
thuận đưa vào hợp đồng các điều khoản khác như: điều khoản

giám định hàng hoá, điều khoản thanh toán, điều khoản bảo
hàn , điều khoản trọng tài, ...
c. Thẩm quyền kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương

7


Hợp đồng mua bán ngoại thương có giá trị pháp lý ràng
buộc các bên kể từ khi được các bên ký kết. Tuy nhiên, không
phải bất kỳ ai khi ký vào hợp đồng mua bán ngoại thương
cũng làm cho nó có giá trị pháp lý .
Hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ phát sinh hiệu lực
khi ngừơi ký hợp đồng có đủ thẩm quyền ký theo luật định .
Theo nguyên tắc chung, việc xác định thẩm quyền ký
kết hợp đồng mua bán ngoại thương của các bên chủ thể
được xem xét trên cở sở năng lực hành vi theo pháp luật của
nước mà họ mang quốc tịch .
Về thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương,
pháp luật Việt Nam quy định tại nghị định số 12/2006/NĐ-CP
của Chính Phủ cho tiết thi hành Luật thương mại năm 2005.
Theo đó, thương nhân theo quy định của pháp luật được
quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá không phụ thuộc
vào ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, trừ hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu;
được nhập khâue hàng hoá theo ngành nghề, ngành hàng ghi
trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .
Về phía bên nước ngoài, hợp đồng mua bán ngoại
thương chỉ có giá trị pháp lý khi chủ thể là những ngừoi đầy
đủ năng lưcj hành vi theo pháp luật nước họ quy định .
Tóm lại , khi giải quyết xung đột pháp luật về thẩm

quyền ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương , pháp luật
nước các bên chủ thể mabg quốc tịch (Lex personalis) sex
đươc đem áp dụng .
1.2. Xung đột pháp luật về hợp đồng:

8


Hiện tượng xung đột pháp luật có thể phát sinh phổ biến
trong rất nhiều nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của
tư pháp quốc tế.
Tuy nhiên trong 1 số chế định cụ thể cá biệt thì hiện
tượng xung đột đó không xảy ra như: Quan hệ thuộc lĩnh vực
sở hữu trí tuệ, Quan hệ tố tụng tòa án trọng tài.
Qua đó ta thấy rõ ràng không phải lúc nào cũng có xung
đột pháp luật.
Xung đột pháp luật chỉ là hiện tượng, tức là chỉ xuất
hiện khi một quan hệ pháp luật cụ thể phát sinh và pháp luật
của các quốc gia đều có thể tham gia điều chỉnh cho quan hệ
đó nhưng lại có cách hiểu không giống nhau.
Nguyên nhân của sự xung đột pháp luật thì có nhiều
nhưng chủ yếu là do:

(1) Không có quy phạm pháp luật

thực chất thống nhất;
(2) Nội dung pháp luật của các quốc gia khác nhau.
Xung đột pháp luật về Hợp đồng thương mại quốc tế
phát sinh là do cách hiểu, cách quy định khác nhau của hai
hay nhiều hệ thống pháp luật tham gia điều chỉnh hợp đồng

thương mại quốc tế về một vấn đề cụ thể nào đó liên quan
đến hợp đồng thương mại quốc tế.
Chẳng hạn, về hình thức hợp đồng thương mại quốc tế,
luật của Việt Nam bắt buộc phải lập dưới hình thức văn bản
nhưng luật của Mỹ thì cho phép bằng hình thức văn bản đối
với những hợp đồng có trị giá trên 500 USD hoặc bằng lời nói
– dưới 500 USD. Nếu doanh nghiệp Việt Nam giao kết hợp
đồng với doanh nghiệp của Mỹ mà không thỏa thuận luật áp
dụng cho quan hệ hợp đồng là luật nào thì sẽ dẫn đến tình
9


trạng hợp đồng sẽ vô hiệu theo luật pháp của Việt Nam nếu
nó được giao kết bằng lời nói.
Ở đây, cần nhấn mạnh rằng, sở dĩ có xung đột về Hợp
đồng thương mại quốc tế là do khi giao kết hợp đồng, các bên
tham gia giao kết đã không dự liệu trước luật nào sẽ áp dụng
cho hợp đồng. Đấy là cách hữu hiệu để không dẫn đến xung
đột pháp luật.
Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, các bên tham gia giao kết
hợp đồng không thỏa thuận, không quy định trong hợp đồng
sẽ áp dụng luật nào thì khi có tranh chấp xảy ra, không biết
dẫn chiếu luật pháp nước nào (nước người mua, người bán
hay người thứ ba), xung đột pháp luật có thể xảy ra nếu quốc
gia của 2 chủ thể ký kết hợp đồng này chưa tham gia điều
ước quốc tế nào trực tiếp điều chỉnh Hợp đồng thương mại
quốc tế.
1.3. Công ước viên 1980:
Công ước Viên về Hợp đồng Mua bán Hàng hoá Quốc tế
của Liên hợp quốc (CISG), được thông qua năm 1980, là một

mô hình hữu ích cho các nước đang nổi lên đang xem xét việc
ban hành luật hợp đồng và mua bán hiện đại. Công ước này
áp dụng đối với các hợp đồng mua bán giữa người mua và
người bán có địa điểm kinh doanh tại các nước là thành viên
của công ước, song công ước có sự nhất quán trong việc nhấn
mạnh yếu tố tự do hợp đồng, theo đó các bên có quyền quy
định khác.
CISG được soạn thảo bởi nhóm làm việc gồm các luật sư
từ khắp các khu vực trên thế giới dưới sự bảo trợ của Uỷ ban
Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hợp quốc (UNCITRAL).

10


Nhiều nước đã thông qua CISG, hứa hẹn lần đầu tiên có một
luật mua bán quốc tế hiệu quả.
Ðiều gì làm cho CISG trở thành một mô hình hữu ích đối
với những nước muốn ban hành luật hợp đồng hoặc mua bán
theo hướng thị trường?
Trước tiên, CISG là một luật thương mại hiện đại phù hợp
với các truyền thống pháp luật. Công ước này thúc đẩy tự do
hợp đồng bằng cách trao cho các bên sự tự do cần thiết trong
việc thay đổi hoặc thay thế hầu hết tất cả các quy định bằng
những điều khoản hoặc biện pháp riêng của họ. CISG được
soạn thảo theo cách thực dụng và dễ hiểu, tránh đi tính hình
thức hoặc việc sử dụng các biệt ngữ chuyên ngành không cần
thiết.
Thứ hai, CISG đã hiện diện rất nhiều trong luật thương
mại trên khắp thế giới. Luật sư và các doanh nhân của hầu
hết các nước sẽ cần thấy phải làm quen với CISG khi tham gia

các giao dịch quốc tế. Các luật sư và doanh nhân nước ngoài
sẽ cảm thấy yên tâm khi gặp phải các đạo luật quốc gia được
xây dựng dựa trên CISG quen thuộc. Thứ ba, CISG đã được
điều chỉnh để thích nghi thành công với việc sử dụng trong
nước các luật mua bán mới có sự thống nhất về mặt nội dung
của các nước Scandinavi; cụ thể có thể nghiên cứu luật của
Thuỵ Ðiển và Phần Lan – đây là những mô hình áp dụng cụ
thể CISG cho hoạt động mua bán nội địa.
Không một mô hình của bên ngoài nào có thể hoàn toàn
phù hợp với một nước. CISG cần được điều chỉnh cho phù hợp
vì mối liên quan của nó với các vấn đề đặc biệt về mua bán
quốc tế và cần có thêm các thoả hiệp khác để được quốc tế
chấp nhận rộng rãi. Các luật sư còn bất đồng về một số lựa
11


chọn kỹ thuật về chính sách trong CISG. Tuy nhiên với tư cách
là điểm xuất phát trong quá trình cải cách luật mua bán và
thương mại hiện đại đối với nước đang nổi lên, CISG mang
đến nhiều thuận lợi đáng chú ý.

12


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XUNG
ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA HỢP
ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG THEO CÔNG
ƯỚC VIÊN 1980
Xung đột pháp luật về về tính hợp pháp của hợp đồng
mua bán hàng hoá là do cách hiểu, cách quy định khác nhau

của hai hay nhiều hệ thống pháp luật tham gia hợp đồng về
một vấn đề cụ thể nào đó liên quan đến hợp đồng thương mại
quốc tế.
Sở dĩ có xung đột pháp luật về tính hợp pháp của hợp
đồng mua bán hàng hoá là do khi giao kết hợp đồng, các bên
tham gia giao kết đã không dự liệu trước luật nào sẽ áp dụng
cho hợp đồng.
Để xử lí các xung đột pháp luật về hợp đồng mua bán
hàng hoá Công ước Viện 1980 đã có những điều quy định cụ
thể
2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp
đồng:
Ở các nước khác nhau có những quy định khác nhau về
tính hợp đồng nói chung và hợp đồng ngoại thương nói riêng.
Các nước Đông Âu khi xác định tính hợp pháp của hợp
đồng thường căn cứ vào luật nơi ký kết hợp đồng hoặc luật
nơi thực hiện hợp đồng trên cơ sở ưu tiên áp dụng luật nơi kí
kết hợp đồng để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức
của hợp đồng mua bán ngoại thương. Trong trường hợp hợp
đồng kí kết ở một nước nhưng thực hiện ở nước khác thì luật
nơi kí kết hợp đồng vẫn được áp dụng để xem xét hình thức
cảu hợp đồng. Nếu luật nơi kí kết hợp đồng không hợp pháp
13


về mặt hình thức thì luật nơi thực hiện hợp đồng vẫn có thể
áp dụng để sem xét hình thức hợp đồng khi toà án nơi giải
quyết tranh chấp xét thấy hình thức cảu hợp đồng không trái
với quy định của nước mình.
Đa số các nước Bắc Âu, Tây Âu và Châu Mỹ đều áp dụng

luật nơi ký kết hợp đồng. Trong trường hợp hình thức của hợp
đồng bị coi là bất hợp pháp tại nơi ký kết nhưng theo luật
nhân thân của các bên hoặc luật nơi có toà án xét xử tranh
chấp là hợp pháp thì hợp đồng vẫn có giá trị về mặt hình
thức.
Theo khoản 1 điều 770 Bộ luật dân sự 2005 nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức của hợp đồng
được xác định theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng.
Trên thực thế hình thức của hợp đồng mua bán ngoại
thương chỉ có giá trị pháp lý khi nó được hiểu dưới một hình
thức nhất định. Pháp luật của đại đa số các nước đều quy định
hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trị pháp lý về mặt
hình thức trước khi nó được hiểu dưới hình thức văn bản.
2.2. Giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp
đồng:
Đa số các nước nên áp dụng nguyên tắc thoả thuận để
xác định tính hợp pháp của nội dung hợp đồng.
Ngoài ra các nước còn áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng.
Theo điều 394 và điều 834 Bộ luật dân sự Việt Nam việc
giải quyết xung đột về nội dung hợp đồng sẽ áp dụng nguyên
tắc thoả thuận hoặc áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng hoặc
luật nơi thực hiện hợp đồng.

14


2.3. Giải quyết xung đột pháp luật về thẩm quyền kí
kết hợp đồng:
Hợp đồng mua bán ngoại thương có giá trị pháp lý ràng
buộc các bên kể từ khi được các bên ký kết. Tuy nhiên không

phải bất kỳ ai khi ký vào hợp đồng mua bán ngoại thương
cũng làm cho nó có giá trị pháp lý .
Hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ phát sinh hiệu lực
khi người ký hợp đồng có đủ thẩm quyền ký theo luật định .
Theo nguyên tắc chung,việc xác định thẩm quyền ký
kết hợp đồng mua bán ngoại thương của các bên chủ thể
được xem xét trên cơ sở năng lực hành vi theo pháp luật của
nước mà họ mang quốc tịch.
Trong trường hợp khi xảy ra xung đột pháp luật về thẩm
quyền ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, pháp luật của
nước các bên chủ thể mang quốc tịch (Lex Personalis) sẽ được
đem áp dụng. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được Công ước
Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế quy định. Công ước Viên 1980 chỉ đưa ra một tiêu
chuẩn khẳng định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế đó là các bên ký kết hợp đồng có trụ sở
thương mại ở các nước khác nhau (Khoản1 Điều 1 CISG).
Công ước Viên 1980 không quan tâm vấn đề quốc tịch, quy
chế dân sự, quy chế thương mại của các bên khi xác định yếu
tố quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.( Khoản 3
Điều 1 CISG).
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các
bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Nếu một
bên có hơn một trụ sở thương mại thì sẽ tính đến trụ sở
thương mại có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và
15


với việc thực hiện hợp đồng đó. Nếu một bên không có trụ sở
thương mại thì lấy nới cư trú thường xuyên của họ (Điều 10

CISG).
Các điều ước quốc tế để giải quyết xung đột pháp luật
trong việc xác định tính hợp pháp của hợp đồng mà các nước
trên thế giới ký kết hoặc tham gia, có thỏa thuận một số
nguyên tắc nhất định làm cơ sở để xác định tính hợp pháp
của một hợp đồng nước ngoài trong việc xác định năng lực
hành vi ký kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài, đó là áp dụng
luật quốc tịch của các bên chủ thể để xem xét năng lực hành
vi của các bên chủ thể hợp đồng. Trong các điều ước quốc tế
đa phương nguyên tắc tự do lựa chọn của các bên chủ thể
được xem là nguyên tắc cơ bản để xác định tính hợp pháp của
một hợp đồng có yếu tố nước ngoài .Theo đó luật do các bên
lựa chọn khi xác lập hợp đồng sẽ là luật xác định tính hợp
pháp của hợp đồng
Về thẩm quyền kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương,
pháp luật Việt Nam quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại
2005. Theo đó, thương nhân theo quy định của pháp luật
được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa không phụ
thuộc vào ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng
hóa cấm xuất khẩu, được nhập khẩu hàng hóa theo ngành
nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh. Về phía bên nước ngoài, hợp đồng mua bán ngoại
thương chỉ có giá trị pháp lý khi chủ thể là những người có
đầy đủ năng lực hành vi theo pháp luật nước họ quy định.

16



Tóm lại, khi giải quyết xung đột pháp luật về thẩm quyền
ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, pháp luật của nước
các bên chủ thể mang quốc tịch sẽ được đem áp dụng.

17


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
PHÁP LUẬT VỀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA HỢP ĐỒNG
MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG TẠI VIỆT NAM
3.1. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng:
Đ770 Bộ luật Dân Sự 2005 quy định: “Hình thức của hợp đồng phải tuân
theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng”. Quy định này là phù hợp với nhu
cầu thực tế. Nó cho phép các bên tham gia ký kết hợp đồng tiến hành một cách
thuận tiện các thủ tục về hình thức tại nơi ký kết hợp đồng mà pháp luật nơi ký kết
hợp đồng yêu cầu.
Bên cạnh đó, quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể
trong hợp đồng; bảo vệ quyền lợi của quốc gia nơi giao kết hợp đồng. Nhưng cũng
có sự khó khăn trong sự xác định nơi giao kết hợp đồng là nơi nào. Trong trường
hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm hình thức hợp đồng thì vẫn
có hiệu lực về hình thức hợp đồng tại Việt Nam nếu hình thức hợp đồng đó không
trái với quy định của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoại lệ của nguyên tắc xác định pháp luật điều chỉnh hình thức của hợp
đồng (hình thức của hợp đồng phải tôn trọng pháp luật Việt Nam mặc dù được ký
kết ở nước ngoài):
(1) hình thức của hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hay chuyển giao
quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam
(Đ770.2 Bộ luật Dân Sự 2005);
(2) những trường hợp hợp đồng được giao kết gián tiếp (mạng, thư điện tử...)
thì hình thức của hợp đồng được xác định theo Điều 771 Bộ luật Dân Sự 2005: tuân

theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hay nơi có trụ sở chính của pháp
nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng;
(3) một số loại hợp đồng pháp luật Việt Nam quy định phải bằng văn bản
mới có giá trị pháp lý: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán nhà
ở, hợp đồng thuê tài sản...
3.2. Giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng:

18


Điều 769 Bộ luật Dân Sự 2005 quy định: “Quyền, nghĩa vụ của các bên theo
hợp đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng nếu
không có thỏa thuận khác”.
Như vậy, Bộ luật Dân Sự 2005 Việt Nam đã cho phép các bên lựa chọn pháp
luật áp dụng cho hợp đồng và các bên có quyền lựa chọn luật vào bất kỳ thời điểm
nào: giao kết hợp đồng hay sau đó như trong quá trình tranh tụng tại tòa chẳng
hạn... Thường các bên chọn pháp luật của một nước liên quan đến hợp đồng, nhất là
pháp luật của nước mà một bên trong hợp đồng có quốc tịch.
Tuy nhiên, các bên còn có quyền chọn luật của một nước không có quan hệ
nào với hợp đồng. Các bên còn có quyền lựa chọn 2 hay nhiều pháp luật để điều
chỉnh hợp đồng. Ngoài ra, các bên có quyền lựa chọn những quy tắc không phải là
pháp luật một nước hay tập quán quốc tế để điều chỉnh hợp đồng (pháp luật Việt
Nam không quy định nên có thể hiểu là không cấm các bên được lựa chọn).
Ví dụ: Các bên có quyền chọn nguyên tắc hợp đồng Thương mại quốc tế hay
những nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng. Sở dĩ chúng ta nên cho phép các bên lựa
chọn những nguyên tắc trên là vì:
(1) hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên do đó phải để họ tự định đoạt
quan hệ của họ bằng hệ thống pháp luật mà họ cho là hợp lý;
(2) pháp luật thực chất của 1 nước là pháp luật được thiết lập cho những
quan hệ trong nước nên thường xuyên không phù hợp với quan hệ quốc tế;

(3) thông thường, bên nước ngoài không thích chọn luật Việt Nam còn bên
Việt Nam không hài lòng khi bị ép buộc chọn luật nước ngoài.
Một số ngoại lệ hạn chế tự do lựa chọn luật áp dụng:
- Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: các bên chỉ được chọn áp dụng pháp luật
nước ngoài khi pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể. Đối với những trường
hợp cụ thể mà pháp luật Việt Nam quy định thì các bên không có quyền chọn pháp
luật nước ngoài để điều chỉnh .
- Điều 769 Bộ luật Dân Sự 2005 quy định: “hợp đồng được giao kết tại Việt
Nam, thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam”.
Như vậy, các bên không được chọn pháp luật nước ngoài nếu hợp đồng được ký và

19


thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam. Nếu các bên ký ở Việt Nam nhưng không thực
hiện hoàn toàn ở Việt Nam thì có quyền chọn pháp luật nước ngoài.
- Hợp đồng liên quan đến Bất Động Sản (quy định tại Đ769.2 Bộ luật Dân
Sự

2005).
Khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng, Đ769.2 Bộ luật

Dân Sự 2005 quy định: “Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì
việc xác định nơi thực hiện hợp đồng theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”. Có nghĩa là khi các bên có quy định nơi thực hiện hợp đồng thì pháp
luật áp dụng là pháp luật của nước nơi hợp đồng được thực hiện theo thỏa thuận của
các bên. Còn trường hợp không có thỏa thuận thì phải xác định nơi thực hiện theo
pháp luật Việt Nam.
Thiết nghĩ nên quy định nơi thực hiện hợp đồng là nơi thực hiện nghĩa vụ
đặc thù của hợp đồng và đưa ra một danh sách nghĩa vụ đặc thù của những hợp

đồng thông dụng .
3.3. Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
Theo pháp luật Việt Nam, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được xác định
theo pháp luật của nơi ký kết hợp đồng hay luật nơi thực hiện hợp đồng. Nếu hợp
đồng liên quan đến bất động sản thì điều kiện có hiệu lực hợp đồng sẽ áp dụng luật
nơi có tài sản. Bộ luật Dân Sự 2005 quy định hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm
giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác.
Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm các bên thỏa thuận về nội dung
chủ yếu của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm các
bên ký vào văn bản. Nếu hợp đồng cần có công chứng, chứng thực thì hợp đồng có
hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng có chứng nhận, chứng thực.
Về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên chủ thể trong hợp
đồng: pháp luật điều chỉnh năng lực hành vi dân sự cá nhân và năng lực pháp luật
dân sự của pháp nhân trong hợp đồng không được điều chỉnh bởi pháp luật điều
chỉnh hợp đồng. Đ762 Bộ luật Dân Sự 2005 quy định: “năng lực hành vi dân sự của
cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là
công dân”. Đ 765 Bộ luật Dân Sự 2005 quy định: “năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó
được thành lập”.
20


Ngoại lệ của nguyên tắc trên:
- Điều 762 Bộ luật Dân Sự 2005 quy định: “Trường hợp người nước ngoài
xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của
người nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam”.
- Điều 765 Bộ luật Dân Sự 2005 quy định: “Trường hợp pháp nhân nước
ngoài thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì NLpháp luậtDS của pháp
nhân được xác định theo pháp luật Việt Nam”.
Đối với trường hợp một người có 2 quốc tịch, theo Đ760.1 Bộ luật Dân Sự

2005 “trong trường hợp Bộ Luật này hoặc các văn bản khác của Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước
ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có 2 hay nhiều
quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào
thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các
nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có
quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân”.
Như vậy, ở đây chỉ đề cập đến “người nước ngoài có từ 2 quốc tịch nước
ngoài trở lên” chứ trường hợp người có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước
ngoài chưa có quy định xử lý. Thiết nghĩ nên áp dụng quy định đã được sử dụng
trong lĩnh vực năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự
(áp dụng pháp luật Việt Nam). Như vậy theo pháp luật Việt Nam, năng lực hành vi
ký kết hợp đồng của các bên chủ thể được xác định theo Luật quốc tịch của họ hoặc
theo luật nơi thực hiện hành vi. Bộ luật Dân Sự 2005 còn thiết lập một số quy phạm
liên quan đến hợp đồng được giao kết vắng mặt: “Việc xác định nơi giao kết hợp
đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở
chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp
đồng được xác định theo pháp luật của nước của bên đề nghị giao kết hợp đồng nếu
bên này nhận được trả lời chấp thuận của bên được đề nghị giao kết hợp đồng”
(Điều 771 Bộ luật Dân Sự 2005). Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam không có quy
phạm xung đột quy định về thẩm quyền ký kết hợp đồng./.

21



×