Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giáo án Nguyễn du tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.86 KB, 20 trang )

Ngày soạn: / 03/ 2016

Ngày dạy: / 03/ 2016
Ngày dạy: / 03/ 2016
Ngày dạy: / 03/ 2016

Lớp dạy: 10
Lớp dạy: 10
Lớp dạy: 10

Tiết 80: Đọc văn

TRUYỆN KIỀU
- NGUYỄN DU
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ

1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
Giúp học sinh thấy được:
- Những ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội và các nhân tố thuộc cuộc đời riêng đối
với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Nắm vững những điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản
về nội dung và nghệ thuật của thơ văn ông.
- Nắm được một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều
qua các đoạn trích.
b. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận diện một tác giả văn học lớn.
- Củng cố, nâng cao các kĩ năng tiếp xúc một tác giả văn học.
*Tích hợp kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức, tư duy sáng tạo.
- Tự nhận thức về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác và nghệ thuật.
- Tư duy sáng tạo về việc trình bày về một tác giả văn học.


c. Về thái độ
- Trân trọng, giữ gìn văn hóa Việt.
- Biết trân trọng và tự hào về một danh nhân văn hóa, một di sản tinh thần của dân
tộc.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, SGV, giáo án.
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10.
b. Chuẩn bị của HS
- SGK, vở ghi, vở soạn...
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra trong quá trình dạy.
* Lời vào bài mới: Truyện Kiều là một niềm say mê lớn từ lâu trong lòng hàng
triều người. Nhắc đến “Truyện Kiều” không ai là không biết đến tên tuổi của đại
thi hào Nguyễn Du, người đã có rất nhiều đóng góp cho nền văn học dân tộc trên


cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Nhân kỉ niệm 200 năm ngày sinh của ông,
Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” như một nén hương, một lời
tri ân sâu sắc của hậu thế dành cho ông :
Tiếng thơ ai động đất trời,
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu.
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Để hiểu rõ hơn về con người, cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của ông, hôm
nay cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du.
b. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời

câu hỏi.

Hoạt động của HS
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
* Thời đại và xã hội:

? Nguyễn Du sống vào khoảng thời
gian nào?
? Thời gian đó lịch sử nước ta có
những biến động gì? (xã hội Việt
Nam có gì đặc biệt?).

Những thay đổi của thời đại khiến
Nguyễn Du phải thốt lên: Một phen
thay đổi sơn hà/ Mảnh thân chiếc lá
biết là về đâu?
? Nó có ảnh hưởng như thế nào
đến cuộc đời và tư tưởng sáng tác
của Nguyễn Du?

Đó là những yếu tố của thời đại và xã
hội, vậy còn gia đình và quê hương
có tác động gì đến ông.
?Gia đình Nguyễn Du như thế
nào? (nó có gì đặc biệt? Cha, mẹ,
dòng họ?).

Nội dung ghi bảng
I. Cuộc đời
- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ

là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
1.Thời đại và xã hội

- Nguyễn Du sống vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
- Xã hội phong kiến Việt Nam khủng
hoảng trầm trọng, tất cả chìm trong bóng
tối, khổ đau, loạn lạc.
- Diến ra nhiều biến cố lớn:
+ Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
+ Kiêu binh nổi loạn.
+ Tây Sơn thay đổi sơn hà, diệt Lê, Trịnh,
Xiêm, đuổi Thanh →một thời huy hoàng.
- Nhà Nguyễn lập lại chính quyền chuyên
chế và thống nhất đất nước, thiết lập chế
độ cai trị hà khắc (1802).

- Nhiều biến cố dữ dội.

→ Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời và tư
tưởng sáng tác của Nguyễn Du. Ông có
điều kiện trải nghiệm và suy nghĩ về cuộc
đời.
→ Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời
và tư tưởng sáng tác của Nguyễn Du.
Ông có điều kiện trải nghiệm và suy
nghĩ về cuộc đời.
2. Gia đình và quê hương
a. Gia đình
- Cha: Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), đỗ
Tiến sĩ khoa Tân Hợi 1731, từng giữ chức



Tham tụng (tể tướng thời Lê).
- Mẹ: Trần Thị Tần, người con gái xứ Kinh
Bắc xinh đẹp, tài giỏi, nhân hậu, đảm
đang.
- Dòng họ Nguyễn Tiên Điền có hai truyền
thống:
Dòng họ có truyền thống khoa bảng, nối
đời làm quan to.Truyền thống văn hóa, văn
học (trước thuật và học hành).

- Cha: Nguyễn Nghiễm (1708 1775), từng giữ chức tể tướng thời
Lê.
- Mẹ: Trần Thị Tần, người con gái xứ
Kinh Bắc, xinh đẹp, tài giỏi, nhân
hậu, đảm đang.
- Dòng họ Nguyễn Tiên Điền có hai
truyền thống:
+ Khoa bảng
+ Văn hóa, văn học.

Truyền thống trước thuật và học
hành như Nguyễn Quỳnh là tổ phụ
của Nguyễn Du chuyên nghiên cứu
triết học kinh Dịch, Nguyễn Nghiễm
(thân phụ Nguyễn Du) là một sử gia
và thường sáng tác thơ ca. Nguyễn
Khản (anh cùng cha khác mẹ với
Nguyễn Du), giỏi chữ Nôm, thường

sáng tác những bài Tân thanh...
- Dòng họ nối đời làm quan to.
Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tham
tụng (tên gọi chức tể tướng thời Lê),
Nguyễn Khản làm tới chức Bồi tụng
(tương đương chức Tể tướng nhưng
làm việc bên phủ chúa thời Lê)...
Dòng họ, gia đình Nguyễn Du có
nhiều người tài giỏi, đỗ đạt cao. Dân
gian tương truyền câu ca ngợi ca:
“bao giờ ngàn Hống hết cây, sông
Rum hết nước, họ này hết quan”.
Thời trung đại muốn làm quan, nhất
là làm quan to, giữ những trọng trách
trong triều đình phải có tài, có đức và
phải được học hành đỗ đạt.
Những đặc điểm nói trên của họ
Nguyễn Tiên Điền sẽ là môi trường
văn chương tạo cho tài năng Nguyễn
Du nảy nở.
? Gia đình có vai trò như thế nào
đối với Nguyễn Du?

- Vậy quê hương (quê cha, quê mẹ,
nơi sinh ra và lớn lên của Nguyễn
Du) thì như thế nào?
? Cha ông quê ở đâu, nơi đó có gì
đặc biệt?

→ Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tài năng

trong con người Nguyễn Du, ông có điều
kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý
báu từ gia đình.
→ Gia đình là cái nôi hình thành và


nuôi dưỡng tài năng trong con người
Nguyễn Du.
b. Quê hương

? Mẹ ông quê ở đâu? Nơi đây có gì
đáng chú ý?

- Quê cha: làng Tiên Điền, huyện Nghi
Xuân, phủ Nghệ An nay là tỉnh Hà Tĩnh.
+ Làng Tiên Điền nằm trên bờ sông Lam
tấp nập thuyền bè qua lại. Phủ Nghệ An
xưa nổi tiếng về hát dặm, hát ví. Những
đêm trăng sáng, trai thanh gái tú của cả
một vùng ven sông Lam tụ nhau bên sông
hò hát đua tài, tạo cho Nghi Xuân một
truyền thống thơ ca.
+ Hà Tĩnh một vùng đất miền trung tuy
nghèo nhưng sơn thủy hữu tình, mảnh đất
“giang sơn tụ khí” thời nào cũng có anh
hùng danh nhân xuất hiện như: Nguyễn
Công Trứ, Trần Phú, Phan Đình Phùng,
Xuân Diệu, Huy Cận...
→ Vùng quê nghèo nhưng là vùng đất “địa
linh nhân kiệt”.

- Quê mẹ: làng Hoa Thiều, Đông Ngàn, xứ
Kinh Bắc, nay là Từ Sơn, Bắc Ninh. Kinh
Bắc bấy giờ có danh tiếng về hát dân ca;
Đông Ngàn lại nổi tiếng là xứ có con
người tài hoa và con gái xinh đẹp., câu ca
“đần Đông Ngàn hơn khôn ngoan kẻ chợ”
đủ cho ta hình dung tài năng và vẻ đẹp của
thân mẫu Nguyễn Du.
→ Cái nôi của nghệ thuật hát dân ca quan
họ.

- Quê cha: làng Tiên Điền, tỉnh Hà
Tĩnh

→ Vùng quê nghèo nhưng là vùng
đất “địa linh nhân kiệt”.
- Quê mẹ: Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc.

? Quê vợ là nơi Nguyễn Du sống
lưu lạc 10 năm trước khi ra làm
quan cho triều Nguyễn, nó có gì
đặc biệt?
? Các miền quê này có ảnh hưởng
gì đến cuộc đời và sáng tác của
Nguyễn Du?

Cuộc đời Nguyễn Du từ nhỏ đã phải
trải qua nhiều thay đổi do các biến cố
lớn của lịch sử
? Nêu những nét lớn cơ bản về

cuộc đời của Nguyễn Du? Cuộc
sống thời thơ ấu và niên thiếu của
ông như thế nào?

- Quê vợ: Quỳnh Côi, Thái Bình.
→ Nơi giàu truyền thống văn hóa.

=>Vốn sống từ nhiều vùng văn hóa khác
nhau giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp
xúc truyền thống văn hóa từ nhiều vùng
quê. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển
tài năng và nghệ thuật của ông sau này.

→ Cái nôi của nghệ thuật hát dân ca
quan họ.

- Quê vợ: Quỳnh Côi, Thái Bình.
→ Nơi giàu truyền thống văn hóa.

* Thời thơ ấu và niên thiếu:

=>Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc
truyền thống văn hóa từ nhiều vùng


- Sống trong gia đình phong kiến phồn hoa
bậc nhất ở kinh thành Thăng Long.
+ 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ.
Sống với anh trai cùng cha khác mẹ là
Nguyễn Khản.

? Chúng có tác động gì đối với sự
nghiệp thơ văn của ông?

Trong phủ Nguyễn Nghiễm, ngựa xe
quan lại đi lại tấp nập, kẻ nô bộc
cũng được mặc gấm, ăn thịt. Nguyễn
Khản (người anh cùng cha khác mẹ
với Nguyễn Du) làm quan trong phủ
chúa Trịnh, say mê âm nhạc, trong
phủ không lúc nào ngớt tiếng con
hát, tiếng tơ, trúc.

→ Trong thời gian này ông có điều kiện để
dùi mài kinh sử, tích lũy vốn văn hóa, văn
học làm nền tảng cho sáng tác văn chương
sau này.
+ Tiếp xúc, hiểu rõ bản chất quan lại
đương thời cùng với cuộc sống phong lưu,
xa hoa của giới quý tộc phong kiến. Để lại
dấu ấn đậm nét trong các sáng tác của
Nguyễn Du.

quê khác nhau.
Đây chính là tiền đề cho sự phát triển
tài năng và nghệ thuật của ông sau
này.
3. Cuộc đời Nguyễn Du

*Thời thơ ấu và niên thiếu:
- Sống tại Thăng Long trong một gia

đình quyền quý. Cuộc sống vương
giả, đủ đầy.
+ 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi
mẹ. Sống với anh trai cùng cha khác
mẹ là Nguyễn Khản.
→ Điều kiện để dùi mài kinh sử, tích
lũy vốn văn hóa, văn học làm nền
tảng cho sáng tác văn chương sau
này.

- Năm 1783, thi Hương đỗ Tam trường (tú
tài), làm chức quan nhỏ ở Thái Nguyên.
* Từ năm 1789 - trước khi ra làm quan
cho nhà Nguyễn:
+ Trải qua thời kì 10 năm gió bụi lưu lạc ở
quê vợ, ông rơi vào cuộc sống vô cùng khó
khăn, thiếu thốn, cực khổ.

? 10 năm lưu lạc này ảnh hưởng
như thế nào đến Nguyễn Du?

Thúc đẩy sự hình thành tài năng và
bản lĩnh sáng tạo văn chương. Ông
đã học được tiếng nói hằng ngày của
người trồng dâu, trồng gai và nắm
vững ngôn ngữ trong nghệ thuật dân
gian, tạo tiền đề hình thành phong
cách ngôn ngữ trong những sáng tác
văn học bằng chữ Nôm, đặc biệt là
ngôn ngữ của Truyện Kiều.

? Khi ra làm quan, con đường

→ Đem lại cho ông những hiểu biết và
cảm thông sâu sắc với cuộc sống cực khổ
của nhân dân lao động, giúp ông suy ngẫm
về xã hội, về thân phận con người trong sự
biến động dữ dội của lịch sử.

- Năm 1783, thi Hương đỗ Tam
trường (tú tài) làm chức quan nhỏ ở
Thái Nguyên.
* Từ năm 1789 - trước khi ra làm
quan cho nhà Nguyễn:
+ Trải qua thời kì 10 năm gió bụi lưu
lạc ở quê vợ, sống trong đói nghèo.

→ Có dịp thấu hiểu cuộc sống của
người lao động nghèo khổ, học hỏi,
tiếp thu, nắm giữ nghệ thuật dân gian,
hình thành phong cách ngôn ngữ
trong sáng tác văn học.


hoạn lộ của Nguyễn Du diễn ra
như thế nào?

*Khi ra làm quan cho triều Nguyễn.
- Năm 1802, ra làm quan cho triều
Nguyễn.
- Năm 1805 - 1809 được thăng Đông các

điện học sĩ.
- 1809, làm cai bạ dinh Quảng Bình.
- 1813, làm Cần Chánh điện học sĩ và giữ
chức Chánh sứ đi Trung Quốc

Năm 1802, ông bất đắc dĩ phải ra
làm quan dưới triều Nguyễn, con
đường hoạn lộ hanh thông, làm quan
lần lượt qua nhiều địa phương, từ
Hưng Yên đến Thường Tín, Hà Tây
(nay là Hà Nội), vào Quảng Bình,
Huế... ông có dịp hiểu rõ hơn cuộc
sống của nhân dân trên một địa bàn
rộng lớn. Làm chánh sứ đi sang
Trung Quốc.
Chuyến đi sứ để lại những dấu ấn sâu
đậm trong thơ văn, góp phần nâng
tầm khái quát của những tư tưởng về
xã hội và con người trong những
sáng tác của ông, ông có dịp nâng
cao tầm nhìn xã hội và tư tưởng
trong sáng tác văn học của mình.

? Em có nhận xét gì về cuộc đời
Nguyễn Du?

*Khi ra làm quan cho triều
Nguyễn.
- Năm 1802, ra làm quan cho triều
Nguyễn.


- 1820 , được cứ đi sứ Trung Quốc lần 2
nhưng chưa kịp đi thì mất 18/ 09/ 1820.
- 1965, được công nhận là danh nhân văn
hóa thế giới.
→ Nguyễn Du là một con người tài hoa
bất đắc chí lại phải nếm trải bao đắng cay,
thăng trầm trong cuộc đời. Ở ông có một
trái tim nghệ sĩ bẩm sinh và thiên tài, “con
mắt thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt
nghìn đời” cùng một trí tuệ uyên bác. Đó
là những tố chất hun đúc nên một nghệ sĩ
thiên tài.

Chính cuộc đời đầy bi kịch đã tạo
nên một sự nghiệp văn học đồ sộ và
đặc sắc, vậy sự nghiệp đó như thế
nào ta sang phần II...
?Em hãy kể tên các sáng tác được

- Làm nhiều chức quan ở nhiều địa
phương khác nhau.
→ Ông có dịp nâng cao tầm khái quát
tư tưởng xã hội và thân phận con
người trong sáng tác văn học của
mình.
- Ngày 18/ 09/ 1820, mất ở Huế.
- 1965, được công nhận là danh nhân
văn hóa thế giới.
→ Nguyễn Du là một con người tài



viết bằng chữ Hán của Nguyễn
Du?
Các sáng tác bằng chữ Hán:

hoa, cuộc đời trải nhiều thăng trầm
sóng gió và có tấm lòng nhân ái sâu
sắc, là đại thi hào của dân tộc.

- Nam trung tạp ngâm: gồm 40 bài thơ
ngâm khi ở phương Nam (thời gian làm
quan ở Huế và Quảng Bình - những địa
phương ở phía Nam Hà Tĩnh, quê hương
ông).
Nội dung tập thơ làm toát lên tâm
trạng buồn đau, day dứt cùng những
suy ngẫm về cuộc đời, xã hội.
“Thân thế trăm năm phó mặc cho gió
bụi” (Mạn hứng).
Trong bài “Điệu khuyển”
“Phàm sinh phụ kì khí/ Thiên địa phi
sở dung”
dịch là “Phàm người sinh ra có khí
phách khác thường/ Trời đất không
có chỗ dung túng”.
Người tài bị vùi dập...
Trong Thanh Hiên thi tập là những
bài thơ nói lên tình cảm, tâm sự của
Nguyễn Du trong hoàn cảnh lênh

đênh, lưu lạc khi gia đình sa sút theo
sự sụp đổ của nhà Lê - Trịnh. với 3
chủ đề chính:
+ Mười năm gió bụi (1786 - 1796).
+ Dưới chân núi Hồng (1796 - 1802).
+ Làm quan ở Bắc Hà (1802 - 1804).
Bắc hành tạp lục thể hiện rõ ràng
những đặc sắc về mặt tư tưởng, tình
cảm của Nguyễn Du trong thơ chữ
Hán, tâm trạng buồn đau day dứt,
khuynh hướng quan sát suy ngẫm về
cuộc đời, về xã hội của tác giả.
Nêu những nội dung chính của tập
Bắc hành tạp lục?

II. Sự nghiệp văn học
1. Các sáng tác chính
a. Sáng tác bằng chữ Hán
- Nam trung tạp ngâm: 40 bài.

- Thanh Hiên thi tập: gồm 78 bài viết trong
thời gian lưu lạc.

- Bắc hành tạp lục: gồm 131 bài được viết
trong thời kì đi sứ Trung Quốc.

- Nội dung tập thơ làm toát lên tâm
trạng buồn đau, day dứt cùng những
suy ngẫm về cuộc đời, xã hội.


- Thanh Hiên thi tập: 78 bài.
- Tình cảm, tâm sự của Nguyễn Du
trong hoàn cảnh lênh đênh, lưu lạc
khi gia đình sa sút theo sự sụp đổ của
nhà Lê - Trịnh.

- Bắc hành tạp lục: 131 bài.
? Nội dung trong các bài thơ chữ
Hán thể hiện điều gì?

Thơ chữ Hán Nguyễn Du chủ yếu là
những vần thơ tâm tình, khắc họa

- Những nội dung chính của tập Bắc hành
tạp lục:
+ Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách
cao thượng và phê phán những nhân vật
phản diện.
+ Phê phán xã hội phong kiến chà đạp
quyền sống của con người.


hình tượng chủ thể trữ tình Nguyễn
Du, một tâm trạng rất động trước
mọi biến cố của cuộc đời. Đọc thơ
ông, người đọc cảm nhận được một
cõi lòng đau thương tê tái, sâu kín
như ông từng nói: “Ta có một tấc
lòng không biết ngỏ cùng ai”. Bên
trong tâm sự đau thương ấy là những

suy ngẫm của nhà thơ về con người,
xã hội, những chiêm nghiệm sâu sắc
đầy trắc ẩn về những biến động của
cuộc sống đang diễn ra trước mắt.
Làm thơ là cách ông đặt vấn đề trực
tiếp về số phận con người trong
tương giao với thời đại, nhất là thời
đại mà ông đang sống.
Trong bài: “Độc Tiểu Thanh kí” đã
học ở kì 1, Nguyễn Du xót xa thương
cảm cho nàng Tiểu Thanh - một con
người hồng nhan bạc mệnh và cho
những kiếp hồng nhan đa truân. Ông
đã đặt ra vấn đề quyền sống của
người nghệ sĩ, sự cần thiết phải tôn
vinh những người làm nên các giá trị
văn hóa tinh thần.
Bên cạnh các sáng tác bằng chữ Hán
ông còn có những sáng tác bằng chữ
Nôm.
? Vậy các sáng tác bằng chữ Nôm
của ông có những tác phẩm nào?

+ Cảm thông với những thân phận nhỏ bé
dưới đáy xã hội, bị đày đọa, hắt hủi.
→ Nội dung thơ chữ Hán nói chung: thể
hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm và nhân
cách Nguyễn Du.

- Những nội dung chính của tập Bắc

hành tạp lục (sgk).

→ Nội dung thơ chữ Hán nói chung:
thể hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm
và nhân cách Nguyễn Du.

? Nêu giá trị nội dung của Truyện
Kiều?

-Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh):
+ Gồm 3254 câu thơ lục bát.
+Nguồn gốc: bắt nguồn từ Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung
Quốc).


+ Bằng tài năng và tâm huyết của mình,
Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm
mới, với một cảm hứng mới, một cách
nhận thức và lí giải hiện thực mới và gửi
gắm vào đó tâm sự của con người thời đại
ông.

?Truyện Kiều được đánh giá như
thế nào?
Theo nhận xét của Chế Lan Viên
“Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa
thành văn”. Hay Mộng Liên Đường
chủ nhân có nhận định: “Lời văn tả
ra hình như máu chảy ở đầu ngọn

bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy”.
Câu chuyện kể về Thúy Kiều, Thúy
Vân, Vương Quan là 3 chị em con
nhà họ Vương, Kiều nổi tiếng tài sắc,
trong tiết Thanh minh đã gặp Kim
Trọng, 2 người đã chớm nở một tình
yêu đẹp và cùng nhau hẹn ước,
nhưng rồi Kim Trọng phải về Liêu
Dương hộ tang chú, gia đình Kiều bị
vu oan, Kiều quyết định bán mình
chuộc cha và em. Mã Giám Sinh đến
mua Kiều, nàng rơi vào lầu xanh của
Tú Bà, ở đây Kiều gặp Thúc Sinh,
một chàng trai đã có vợ nhưng si
tình. Kiều được chuộc ra khỏi lầu
xanh thế nhưng nàng lại bị vợ cả của
Thúc Sinh là Hoạn Thư đánh ghen,
bắt về hành hạ. Kiều trốn đến nương
nhờ cửa phật, bị Bạc Bà lừa rơi vào
lầu xanh lần 2. Kiều gặp Từ Hải một vị anh hùng khuấy động trời đất
và được chàng giúp báo ân báo oán,
nhưng rồi sau đó Kiều lại mắc lừa
Hồ Tôn Hiến, bị ép gả cho viên thổ
quan. Tủi nhục nàng nhảy xuống
sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được
sư Giác Duyên cứu. Kim Trọng tuy
kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn
tìm Kiều, đến sông Tiền Đường, biết
Thúy Kiều còn sống, Kim Trọng đã
đón Kiều về gia đình đoàn tụ.

Truyện Kiều được dịch ra nhiều thứ
tiếng (Anh, Pháp, Bungari... gần 20

- Giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực
+ Bản cáo trạng đanh thép lên án, phê phán
xã hội phong kiến, các thế lực chà đạp
quyền sống con người. Đó là những tên
quan lại cậy quyền, cậy thế.
+ Thế lực đồng tiền hủy hoại nhân cách
con người, cuộc sống người dân lương
thiện. Tiêu biểu là lũ sai nha, quan tham,
đầu trâu mặt ngựa.
* Giá trị nhân đạo
+ Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách
cao thượng và phê phán những nhân vật
phản diện.
VD: Ca ngợi Thúy Kiều, tài sắc vẹn toàn,
hiếu thảo, tình nghĩa.
+ Cảm thông với những thân phận nhỏ bé
dưới đáy xã hội, bị đọa đày hắt hủi.
+ Mơ ước, khát vọng sống của con người.

b. Sáng tác bằng chữ Nôm
-Truyện Kiều (Đoạn trường tân
thanh):
+ 3254 câu thơ lục bát.
+ Nguồn gốc: bắt nguồn từ Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
(Trung Quốc).

+ Nguyễn Du sáng tạo nên một tác
phẩm mới, với một cảm hứng mới,
nhận thức và lí giải nhân vật theo
cách riêng. (Nghệ thuật xây dựng
nhân vật sống động, kể chuyện tài
tình).

→Truyện Kiều được coi là kiệt tác văn học
trung đại Việt Nam.

→ Truyện Kiều là kiệt tác của văn
học Trung đại Việt Nam.


thứ tiếng).
Đi vào đời sống sinh hoạt văn hóa
của người Việt như: bói Kiều, lẩy
Kiều, thơ vịnh Kiều...
? Hiểu biết của em về văn chiêu
hồn?

Trong Văn chiêu hồn, Nguyễn Du cất
tiếng khóc than cho mười kiếp người
nhỏ bé, đáng thương nhất trong xã
hội (những tiểu nhi tấm bé, những
phụ nữ, kĩ nữ tài hoa bạc mệnh,
những học trò nghèo, những người
hành khất, những người dân lao động
lam lũ “đòn gánh tre chín đạo hai
vai”.

Đau đớn thay phận đàn bà/ Kiếp sinh
ra thế biết là tại đâu?/ Tiết tháng bảy
mưa dầm sùi sụt/ Toát hơi may lạnh
buốt sương khô/Não người thay buổi
chiều thu.../ Kìa những đứa tiểu nhi
tấm bé/ Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha...
? Những tác phẩm chữ Nôm thể
hiện tư tưởng gì của tác giả?

?Truyện Kiều của Nguyễn Du có gì
khác so với Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân?

- Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng
sinh - Văn tế mười loại chúng sinh):
+ Thể thơ: song thất lục bát.
+ Nội dung thể hiện một cách cảm động,
thấm thía tình thương con người của
Nguyễn Du.

- Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại
chúng sinh) gồm 184 câu viết theo
thể song thất lục bát.
+ Nội dung thể hiện một cách cảm
động, thấm thía tình thương con


người của Nguyễn Du.

Các tác phẩm chính đó thể hiện quan

điểm nội dung và nghệ thuật của
Nguyễn Du ra sao chúng ta cùng tìm
hiểu phần tiếp theo
?Thơ Nguyễn Du có đặc điểm gì về
mặt nội dung?

“Trong tay đã sẵn đồng tiền/ Dầu
lòng đổi trắng thay đen khó gì”
(Truyện Kiều).
? Có thể khái quát toàn bộ thơ văn
Nguyễn Du bằng một chữ?
? Nội dung cụ thể chứng minh cho
nó?

“Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng
bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện
Kiều).

→ Thể hiện tấm lòng nhân ái của nhà thơ,
sự yêu thương, cảm thông, sẻ chia đối với
những con người dù là đang sống hay đã
chết.

- Thể loại:
+ Kim Vân Kiều truyện:
Tiểu thuyết chương hồi
(20 hồi), tự sự văn xuôi.
+ Truyện Kiều: Truyện thơ (thể thơ lục bát
truyền thống).
- Văn tự:

+ Kim Vân Kiều truyện: Chữ Hán.
+ Truyện Kiều: Chữ Nôm.
- Nội dung:
+ Kim Vân Kiều truyện: Câu chuyện tình
và khổ (Kim Trọng, Thúy Kiều, Thúy
Vân).
+ Truyện Kiều: Cảm thương con người tài
hoa bạc mệnh (Thúy Kiều).
- Nghệ thuật:
+ Kim Vân Kiều truyện: kết cấu theo thời
gian, theo trình tự diễn biến của các sự
kiện, theo quá trình hành động của các
nhân vật. Kể, miêu tả chi tiết tỉ mỉ.
+ Truyện Kiều: miêu tả nội tâm nhân vật,
lược bỏ một số chi tiết, ngôn ngữ đặc sắc.

* Đặc điểm nội dung:
- Giá trị hiện thực: Có những khái quát về
cuộc đời và thân phận con người mang
tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc. Khái
quát tố cáo bản chất tàn bạo của chế độ
phong kiến, bọn vua chúa tàn bạo, bất
công chà đạp lên quyền sống con người.

? Qua đây em có nhận xét gì?
- Tình.

→ Thể hiện tấm lòng nhân ái của nhà
thơ, sự yêu thương, cảm thông, sẻ
chia đối với những con người dù là

đang sống hay đã chết.


Ông đã đề cập đến một vấn đề rất
mới nhưng cũng rất quan trọng của
chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: xã
hội cần phải trân trọng những giá trị
tinh thần đó, cần phải trân trọng chủ
thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần
đó.
? Về nghệ thuật trong các sáng tác
của ông có đặc điểm gì?

Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng
Bích tác giả đã sử dụng điệp ngữ liên
hoàn “buồn trông” cùng các từ láy
“thấp thoáng” “xa xa”, “man mác”,
“rầu rầu”,... giàu sức biểu cảm, cho
thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc
đáo, vừa gợi cảnh vật sinh động vừa
biểu lộ tâm trạng của Kiều.
Tinh hoa ngôn ngữ bình dân và bác
học Việt đã kết tụ nơi thiên tài
Nguyễn Du - Nhà phân tích tâm lí
bậc nhất, thành công trong nghệ
thuật tả cảnh ngụ tình và xây dựng
nhân vật.

HS đọc ghi nhớ SGK


- Giá trị nhân đạo:
+ Đề cao xúc cảm, thấm đẫm một chữ tình.
. Bộc lộ sự cảm thông sâu sắc của tác giả
đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là
những con người nhỏ bé, bất hạnh, nhất là
những người phụ nữ.
. Là người đầu tiên trong văn học trung đại
Việt Nam đã nêu lên một cách tập trung
vấn đề về thân phận người phụ nữ có sắc
đẹp và tài năng trong văn chương nhưng
bạc mệnh với tấm lòng và cái nhìn nhân
đạo sâu sắc.
. Đề cao quyền sống con người, đồng cảm,
trân trọng, ngợi ca tình yêu lứa đôi tự do
và hạnh phúc con người.

2. Một vài đặc điểm về nội dung và
nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du
a. Đặc điểm nội dung
- Giá trị hiện thực: Lên án, tố cáo thế
lực tàn bạo, chà đạp lên quyền sống
của con người.

- Triết lí về cuộc đời:
Ông có những khái quát về cuộc đời, về
thân phận con người mang tính triết lí cao
và thấm đẫm cảm xúc.
→ Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu của trào
lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối
thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

- Giá trị nhân đạo:
+ Đề cao xúc cảm, thấm đẫm một
chữ tình.
. Bộc lộ sự cảm thông với cuộc sống
và con người, đặc biệt là những
người phụ nữ, số phận nhỏ bé, bất
hạnh.

*Đặc điểm nghệ thuật
- Sử dụng thơ lục bát, thơ song thất lục bát
chữ Nôm đến đỉnh cao.
- Kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo ngôn
ngữ bình dân và bác học.
- Với học vấn uyên bác, ông thành công ở
nhiều thể loại thơ ca cổ Trung Quốc: ngũ
ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật,
ca, hành.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật độc
đáo, tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

. Người đầu tiên trong văn học trung
đại có cái nhìn nhân đạo sâu sắc với
người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.

. Đề cao quyền sống con người, đồng
cảm, trân trọng, ngợi ca tình yêu lứa
đôi tự do và hạnh phúc con người.
- Triết lí về cuộc đời:
Ông có những khái quát về cuộc đời,
về thân phận con người mang tính

triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc.
→ Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu của
trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong
văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ
XIX.


b. Đặc điểm về nghệ thuật
- Thể thơ: thơ lục bát, song thất lục
bát đạt đến đỉnh cao.
- Ngôn ngữ: kết hợp nhuần nhuyễn
sáng tạo ngôn ngữ bình dân và bác
học.
- Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân
gian.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
độc đáo, tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
* Ghi nhớ: SGK T96.

III. Tổng kết bài học
Vị trí của Nguyễn Du trong văn học
dân tộc: là một thiên tài văn học, đại
thi hào dân tộc, đồng thời là danh
nhân văn hóa thế giới.
* Ghi nhớ: SGK T96.
c. Củng cố, luyện tập (1’)

* Củng cố: Qua bài học các em cần nắm được:
- Tiểu sử cuộc đời Nguyễn Du; những sự kiện lớn tác động tới nhận thức xã hội,

nhận thức con người và tình cảm của Nguyễn Du.
- Con đường tiếp thu, kế thừa và sáng tạo của Nguyễn Du thể hiện qua các sáng tác
của ông; thấy giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong sáng tác của ông, đặc biệt là
Đoạn trường tân thanh.
* Luyện tập: Vì sao nói “Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam
giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX”.
- Đáp án:
Nguyễn Du được đánh giá là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu vì:


+ Tất cả các sáng tác của ông dù bằng chữ Hán hay chữ Nôm đều toát lên một tinh
thần nhân đạo sâu sắc.
+ Đó là tình cảm chân thành, là lòng yêu thương và sự cảm thông cho những thân
phận đau khổ trong xã hội, đặc biệt dành cho những người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.
+ Ông còn bày tỏ khát vọng về tình yêu, hạnh phúc và công bằng trong xã hội.

d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’)
* Học bài cũ
- Tìm đọc các tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Du.
- Học cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
* Chuẩn bị bài mới
- Soạn “Trao duyên” (Truyện Kiều).
e. Rút kinh nghiệm sau bài dạy
- Thời gian
- Nội dung
- Phương pháp




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×