Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Bài giảng quan hệ kinh tế quốc tế chương 4 các tổ chức quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.97 KB, 70 trang )

CHƯƠNG 4: CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
1. Hệ thống Liên hiệp quốc
a) Mục tiêu:
Mục tiêu hoạt động chung:
Liên hiệp quốc (UN – United Nations) thành
lập 24/10/1945 với các mục đích (điều lệ):
● Giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế;
● Hợp tác giải quyết các vấn đề chính trị, kinh
tế, xã hội;
● Tạo điều kiện thuận lợi, ổn định cho phát
triển quan hệ hoà bình, hữu nghị giữa các
quốc gia.


Mục đích trong lĩnh vực kinh tế-xã hội:
● Giải quyết các vấn đề kinh tế chung toàn cầu
● Hỗ trợ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia với

trình độ phát triển khác nhau
●Giải quyết vấn đề phát triển kinh tế khu vực
●Hỗ trợ phát triển kinh tế các nước ĐPT
b) Hình thức hoạt động:
Hoạt động thông tin.
Các cơ quan UN công bố các thông tin kinh tếxã hội đa dạng, nhiều ấn phẩm thống kê, phân
tích uy tín, tin cậy về các nước và thế giới
Hoạt động tư vấn kỹ thuật:
Tập trung vào các chương trình phát triển,
hoạch định chính sách và đào tạo nhân lực


Hoạt động tài chính tiền tệ:


Thông qua các tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) và nhóm Ngân hàng Thế giới (World
Bank Group).
c) Cơ cấu tổ chức:
6 cơ quan:
●Đại hội đồng (General Assembly)
●Hội đồng bảo an (Security Council)
●Hội đồng kinh tế-xã hội (Economic and Social Council)
●Hội đồng quản thác (Trusteeship Council)
●Toà án Quốc tế (International Court of Justice)
●Ban thư ký (Secretariat)


Các cơ quan và tổ chức chuyên trách:
●UNCTAD, UNDP, ITC, FAO, UNIDO, ICAO,
WTO, ILO, IMO, WIPO, IMF, Worl Bank Group
(IBRD, IDA, IFC, MIGA, ICSID)…
Tổ chức tự trị:
●IAEA, WTO (Tổ chức du lịch thế giới)


2. Quỹ tiền tệ quốc tế – International
Monetary Fund (IMF)
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thành lập tại Hội
nghị tài chính-tiền tệ quốc tế 7/1944 tại
Bretton Woods (New Hampshire, Mỹ) cùng
sự ra đời của Hệ thống tiền tệ quốc tế
Bretton Woods.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế bắt đầu hoạt động từ
5/1946 với 39 thành viên.

Hiện nay số thành viên là 187.


2.1 Mục tiêu hoạt động
●Thúc đẩy hợp tác tài chính-tiền tệ quốc tế
trong khuôn khổ một định chế thường xuyên.
●Tạo điều kiện mở rộng, phát triển hài hòa
thương mại quốc tế, qua đó phát triển kinh tế,
bảo đảm việc làm, thu nhập thực tế cao và
phát triển các nguồn lực sản xuất của các
thành viên.
●Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập hệ
thống thanh toán đa phương đối với các giao
dịch vãng lai, bãi bỏ các hạn chế ngoại hối
nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế.


● Tạo sự tin cậy giữa các thành viên:

Tăng cường ổn định trong trao đổi tiền tệ,
duy trì trật tự trong quan hệ tiền tệ giữa các
thành viên, tránh mọi sự phá giá tiền tệ nhằm
tạo lợi thế cạnh tranh không chính đáng.
● Giảm thiểu quy mô và mức độ bất cân bằng
của cán cân thanh toán:
Cung cấp nguốn tài chính cho các quốc gia
thành viên điều chỉnh bất cân đối của cán
cân thanh toán.



2.2 Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng thống đốc (Board of Governors)
●Là cơ quan lãnh đạo cao nhất,
●Mỗi quốc gia thành viên có một đại diện (bộ
trưởng tài chính hoặc thống đốc NHTW)
●Họp thường kỳ mỗi năm một lần.
●Thông qua những quyết định quan trọng nhất
Phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm,
Thông qua chỉnh lý và sửa đổi Điều lệ
Kết nạp TV mới, khai trừ TV cũ
Phát hành, phân chia SDR, tăng vốn, thay đổi
tỷ lệ góp vốn của thành viên, bầu giám đốc,…


 Nguyên tắc biểu quyết:
●Sở hữu phiếu bầu của một quốc gia:
Mỗi quốc gia có 250 phiếu không phụ thuộc
vào tỷ lệ góp vốn,
Cộng thêm số phiếu tương ứng với vốn góp
(100.000 SDR vốn góp tương đương 1 phiếu)
●Số phiếu của mỗi quốc gia phụ thuộc vào tỷ
lệ góp vốn (Hạn ngạch – quota).
●11/3/2011: Tỷ lệ phiếu bầu của Mỹ là 16,17%;
Đức – 5,68%; Nhật – 5,82%, Anh – 4,70% Pháp
4,70%; Trung Quốc – 3,55%; Saudi Arabia –
3,07%
●EU trên 30%.


● Những quyết định thường được thông qua


trên nguyên tắc nhất trí (không ít hơn 50% số
phiếu chấp thuận).
● Những quyết định quan trọng đòi hỏi 70%
hoặc 85% số phiếu chấp thuận.
● Các quyết định quan trọng cần 85%: Mỹ, EU
có quyền phủ quyết:
 Các vấn đề cơ cấu tổ chức của Quỹ,
 Xem xét lại và thay đổi hạn ngạch góp vốn
của các quốc gia,
 Phát hành và phân chia SDR,
 Quy định về chế độ tỷ giá hối đoái


Ban giám đốc – Executive board (Hội đồng
điều hành):
●Điều hành hoạt động thường ngày của IMF:
●Gồm 24 giám đốc điều hành:
5 do Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật bổ nhiệm
Còn lại do Hội đồng thống đốc bầu.
●Tổng giám đốc (Managing Director):
Ban giám đốc bầu, với nhiệm kỳ 5 năm.
Uỷ ban lâm thời (Interim Committee):
Hội đồng thống đốc chỉ định, chức năng tư
vấn, giám sát hoạt động của Ban giám đốc.


2.3 Ấn phẩm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế:
World Economic Outlook
Global Financial Stability Report,

International Financial Statistics
Government Finance Statistics
Report on Exchange Arrangements and
Exchange Restrictions,
Direction of Trade Statistics,
……………………….


2.4 Vốn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Vốn góp của các thành viên:
●Quốc gia góp vốn vào IMF theo hạn ngạch
●25% bằng SDR hoặc các đồng tiền chuyển đổi
(vàng trước 1978)
●75% hạn ngạch còn lại bản tệ.
●Hạn ngạch xác định trên cơ sở GDP, cán cân
vãng lai và dự trữ ngoại hối.
●Trên cơ sở hạn ngạch góp vốn xác định:
Số phiếu biểu quyết,
Khả năng sử dụng vốn vay
Số lượng SDR nhận được mỗi đợt phát hành
●Tổng số vốn góp của IMF hiện nay (14/3/2011)
là 217.433,5 tỷ SDR (≈ 341 tỷ USD),


Nguồn vốn vay:
●IMF có thể sử dụng nguồn vốn vay:
Theo “Thoả thuận chung về vay nợ” (General
Arrangements to Borrow) từ 1962, ký lại nhiều
lần: 1983, 1997
Từ 12/4/2010: giới hạn 367,5 tỷ SDR (588 tỷ $)

●IMF có thể vay theo các thoả thuận song
phương với: Bỷ, Thuỵ Sỹ, Ả Rập Xê Út, Nhật
Bản…, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế.
●Theo điều lệ, IMF có thể thu hút vốn tư nhân,
IMF lần đầu tiên 2009.


2.5 Chức năng hoạt động
Giám sát, Hoạt động tín dụng, Phát hành SDR,
Hỗ trợ kỹ thuật
a)Giám sát (Surveillance):
●Các thành viên phải cung cấp thông tin cho
IMF về nhiều lĩnh vực: tiền tệ, ngân sách, kinh
tế đối ngoại,…
●Mục đích: phát hiện sự mất cân bằng vĩ mô
tiềm năng có thể ảnh hưởng tới ổn định tỷ giá
và đưa ra những khuyến cáo khắc phục
●Hình thức thực hiện: 3
Tư vấn (Consultation):
●IMF hàng năm gửi các nhóm công tác tới các
nước thành viên.


●Đối thoại với các cơ quan: bộ tài chính,

NHTW, bộ kinh tế…
●Chuẩn bị báo cáo cùng khuyến cáo cho chính
phủ và trình ban giám đốc.
●Sau khi nghe ý kiến chính phủ, ban giám đốc
thông qua những khuyến cáo cho chính phủ.

●Khuyến cáo không có tính bắt buộc, nhưng
thường được nhìn nhận nghiêm túc và có thể
xem xét khi hoạch định chính sách.
●Kết quả được đăng tải trên website của IMF
●Tiến hành mỗi năm một lần
●Các quốc gia nhỏ có thể 1,5 – 2 năm một lần.


Giám sát đa phương (Multilateral surveillance)
●Quy mô toàn cầu:
Báo cáo “Tổng quan kinh tế thế giới” (World
Economic Outlook). Và “Báo cáo ổn định tài
chính toàn cầu” (Global Financial Stability Report)
Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới, có tính

tới ảnh hưởng của các yếu tố toàn cầu:
Giá dầu mỏ và các mặt hàng quan trọng, thị
trường tiền tệ, tài chính quốc tế, chu chuyển
vốn ngắn hạn, quá trình liên kết kinh tế,…
●Đưa ra dự báo kinh tế thế giới 2-3 năm tới:
GDP, lạm phát, thâm hụt ngân sách, cán cân
vãng lai, nợ nước ngoài, dự trữ ngoại hối…
●Quy mô khu vực: báo cáo cho từng khu vực.


Giám sát chi tiết (enhanced surveillance):
●Thường thực hiện với các nước gặp vấn đề

nợ nước ngoài, thực hiện hàng quý
●Là điều kiện để cơ cấu lại nợ (giám sát chi tiết

của IMF với kế hoạch điều chỉnh kinh tế).


b) Hoạt động tín dụng:
 Mục đích: 3 mục đích chính
●Giúp thành viên có biện pháp điều chỉnh hợp
lí với các cú sốc, tránh các biện điều chỉnh có
tác động tiêu cực nặng nề hoặc tình huống
vỡ nợ quốc gia
●Giúp các nước tiếp cận các nguồn tài trợ
khác (thông qua chương trình kinh tế khi vay)
●Giúp ngăn ngừa khủng hoảng (khủng hoảng
thanh toán cần xử lí từ khi mới có dấu hiệu)
 Đối tượng vay: chỉ các cơ quan nhà nước:
Kho bạc, NHTW, Bộ tài chính


 Bản chất: Khi vay của IMF, quốc gia mua

ngoại tệ bằng đồng nội tệ.
Khi trả nợ thì dùng ngoại tệ mua lại nội tệ
của mình và thanh toán lãi suất
Quy trình vay:
●Theo đề nghị của QG thành viên, IMF có thể
cho vay theo thỏa thuận (Arrangement), nếu
được thông qua
●Điều kiện: thực hiện chính sách kinh tế để
giải quyết vấn đề BOP, soạn thảo với tư vấn
của IMF
●Thỏa thuận vay trình Ban giám đốc

●Nếu được thông qua, tín dụng sẽ giải ngân
từng đợt theo tiến trình thực thi chương trình


Phân loại tín dụng: 2 loại và 1 cơ chế
●Tín dụng thông thường:
 Dành cho các nước ĐPT thu nhập trung bình
 Lãi suất trên cơ sở lãi suất thị trường (SDR)
 Các dạng tín dụng thông thường:
Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand-

By Arrangements)
Kênh tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL)
Kênh tín dụng phòng ngừa (Precautionary
Credit Line – PCL)
Công cụ quỹ mở rộng: (Extended Fund FacilityEFF)
Hỗ trợ khẩn cấp (Emergency Assistance):


●Tín dụng ưu đãi (concessional lending facilities):
 Dành cho các nước nghèo, điều kiện ưu đãi
 Tài trợ bởi “Quỹ quản thác giảm đói nghèo và

tăng trưởng”, từ tài chính của IMF và đóng
góp của các quốc gia
 Các dạng tín dụng ưu đãi:
Công cụ tín dụng mở rộng (The Extended
Credit Facility – ECF):
Công cụ tín dụng dự phòng (The Standby
Credit Facility – SCF)

Công cụ tín dụng nhanh (The Rapid Credit Facility –
RCF).
● Cơ chế tín dụng hội nhập thương mại (Trade
Integration Mechanism)


Nội dung của các dạng tín dụng:
Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA)
Phần lớn tín dụng IMF cho các nước ĐPT có
thu nhập trung bình bằng SBA
SBA dành cho các nước mất cân bằng cán
cân thanh toán (BOP) ngắn hạn
Thực thi mục tiêu của chương trình là điều
kiện giải ngân
Lãi suất: trên cơ sở lãi suất thị trường (dựa
trên lãi suất SDR), thấp hơn vay thương mại;
càng vay nhiều lãi suất càng cao
Thỏa thuận thường kéo dài: 12-24 tháng; ko
quá 36 tháng


Lượng vay: 200% hạn ngạch cho 12 tháng;

có thể tới 600%; có thể hơn
Thời hạn trả nợ: 3¼-5 năm sau khi giải ngân
Cơ chế phòng ngừa:
Quốc gia không nhận tiền vay theo kế hoạch,
nhưng giữ lại quyền vay nếu tình hình xấu đi
Lãi luất:
-Trên cơ sở lãi luất thị trường (lãi luất SDR),

-Cộng thêm 2% với khoản vay vượt 200% hạn
ngạch; và 3% khi vượt 300% hạn ngạch
-Phí cam kết từ 0,15-0,3% cho số tiền cam kết
nhưng ko vay


 Kênh tín dụng linh hoạt (FCL):
 Chỉ dành cho các nước có nền tảng, chính
sách kinh tế tốt, có lý lịch rất tốt trong thực
hiện chính sách
 Với mục đích ngăn chặn khủng hoảng
 Chỉ dành cho quốc gia đáp ứng được những
tiêu chí định trước
 Không cần chương trình kinh tế giống SBA
 Khả năng vay xác định từng trường hợp, có
thể tới 1000% hạn ngạch hoặc cao hơn
 Có thể vay vào thời điểm được thông qua
hoặc sử dụng như biện pháp phòng ngừa
 Điều kiện còn lại tương tự SBA


×