Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Đề cương bài giảng dân số học và địa lý dân cư ths nguyễn văn thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 171 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



Đề cương bài giảng
DÂN SỐ HỌC
VÀ ĐỊA LÝ DÂN CƯ

Biên soạn

ThS. Nguyễn Văn Thanh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 8/2005

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


NHẬP MÔN DÂN SỐ HỌC
ĐỊNH NGHĨA DÂN SỐ HỌC
Thuật ngữ Dân số học hay Nhân khẩu học Demography có nguồn gốc từ tiếng Latin: demos (dân
chúng, dân cư) và grapho (mô tả). Thuật ngữ này được
nhà khoa học Pháp A. Guillard đưa ra năm 1855 trong
một quyển sách có nhan đề: “Các thành phần thống kê
của con người hay Dân số học so sánh”. Sau đó, thuật
ngữ này được thừa nhận chính thức trong Hội nghị
quốc tế về Vệ sinh học và Dân số học tại Genève năm
1882 và được sử dụng rộng rãi vào cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX.
Theo các nhà khoa học của tám nước Mỹ, Anh,
Pháp, Đức, Italia, Thụy Điển, Brazil, Ấn Độ trong


quyển Nghiên cứu dân số, 1953: “Dân số học là khoa
học nghiên cứu số lượng, phân bố và cơ cấu dân số
cũng như biến động tự nhiên, biến động cơ học, biến
động xã hội của nó”.
Liên hiệp Quốc, 1958, xác định: “Dân số học là
khoa học nghiên cứu về dân số, về cơ bản có liên quan
đến quy mô, cơ cấu và sự phát triển của dân số”.
Theo tự điển Dân số học đa ngữ của Vande
Walle, 1982: “Dân số học là nghiên cứu khoa học về
dân số nhân loại, trước hết là quy mô, cấu trúc và sự
phát triển của nó”.
Trong giáo trình xuất bản 1985 của một số trường
đại học thuộc Liên Xô cũ định nghĩa: “Dân số học là
1.1.

2

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


khoa học nghiên cứu số lượng, phân bố theo lãnh thổ
và cơ cấu của dân số với những biến động của chúng,
giải thích nguyên nhân và hậu quả của những biến
động đó. Mối quan hệ lẫn nhau giữa yếu tố kinh tế xã
hội với những biến động trong dân cư”.
Theo tự điển Dân số học (The Dictionary of
Demography) do Pressat chủ biên, 1985, thì “Dân số
học là khoa học nghiên cứu về dân số loài người trong
mối tương quan với những biến đổi do tác động tương
hỗ của các yếu tố sinh, chết và di dân”.

Theo giáo trình Dân số học và Địa lý dân cư của
Nguyễn Minh Tuệ, 1992: “Dân số học là khoa học
nghiên cứu những quy luật của tái sản xuất dân số
trong những điều kiện xã hội và lịch sử cụ thể, trên
một lãnh thổ nhất định”.
Tuy có nhiều định nghĩa về Dân số học của nhiều
nhà nghiên cứu khác nhau đưa ra, nhưng chung quy
lại, các định nghĩa đều có một số điểm chung nhất
định: Dân số học là môn khoa học xã hội độc lập,
nghiên cứu tính quy luật của tái sản xuất dân cư thông
qua các chỉ báo cơ bản như sinh, tử, chuyển cư, hôn
nhân… và các điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến
nó.
Nói cách khác, Dân số học là khoa học về dân số,
có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật tái sản xuất dân
cư trong những điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội cụ thể
trên một lãnh thổ nhất định.
Như một ngành khoa học xã hội độc lập, Dân số
học tìm hiểu tính quy luật và những điều kiện xã hội
liên quan đến các quá trình sinh, tử, hôn nhân, chấm
3

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


dứt hôn nhân, tái sản xuất dân cư trong mối quan hệ
thống nhất biện chứng của các quá trình này.
Dân số học không những xem xét sự thay đổi kết
cấu dân số theo lứa tuổi và giới tính, theo tình trạng
hôn nhân và gia đình, mối quan hệ qua lại giữa các

quá trình với kết cấu dân số, mà còn đề cập đến tính
quy luật thay đổi số dân và gia đình như là kết quả của
sự tác động lẫn nhau giữa các hiện tượng nói trên.
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN
CỨU
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Theo quan điểm duy vật biện chứng, xã hội loài
người tồn tại và phát triển không ngừng nhờ quá trình
tái sản xuất xã hội. Quá trình này gồm hai bộ phận: tái
sản xuất vật chất tạo ra của cải vật chất nuôi sống loài
người và tái sản xuất dân cư để duy trì và phát triển
nhân loại.
Đối tượng nghiên cứu của Dân số học chính là
quá trình tái sản xuất dân cư. Đó là quá trình thay đổi
liên tục các thế hệ con người, trong đó, thế hệ trẻ thay
thế thế hệ già thông qua hai quá trình bộ phận là sinh
sản và tử vong trong những điều kiện kinh tế - xã hội
cụ thể.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu dân số bao gồm việc trình bày tình
hình dân số, phân tích các xu hướng và nhân tố ảnh
hưởng tới các quá trình dân số theo lãnh thổ (không
gian) hay theo nhóm dân cư ở các thời kỳ khác nhau.
Từ việc nghiên cứu các đặc điểm sinh, tử ở các thế hệ,
các nhóm xã hội và các lãnh thổ khác nhau, Dân số
4

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn



học đánh giá một cách khách quan, chính xác sự thay
đổi của chúng trong tương lai dựa vào những dự báo
dân số. Trên thực tế, có ba lĩnh vực nghiên cứu chính:
Quy mô và cơ cấu dân số
Đối với khoa học dân số thì vấn đề đầu tiên khi
nghiên cứu một dân cư nào đó là quy mô của nó, tức
là tổng số dân, thường được thống kê theo những
phạm vi hành chính lãnh thổ nhất định. Tuy mỗi thành
viên dân cư của một vùng đều có điểm chung là cùng
sống trên một lãnh thổ nhưng họ cũng có nhiều điểm
khác nhau do đó dân số còn được nghiên cứu về mặt
cơ cấu. Việc tìm hiểu quy mô và cơ cấu dân số nhằm
cung cấp những đặc điểm về tình trạng của dân số tại
một thời điểm nhất định.
Các quá trình ảnh hưởng đến quy mô và cơ
cấu dân số
Dân số không chỉ được nghiên cứu ở trạng thái
tĩnh tại một thời điểm, mà còn được nghiên cứu ở
trạng thái động. Sự đổi mới không ngừng của dân cư
một vùng là kết quả tổng hợp của các sự kiện sinh,
chết, di dân và các yếu tố xã hội tạo nên quá trình biến
động dân số. Biến động dân số hay phát triển dân số là
nội dung quan trọng của Dân số học được nghiên cứu
theo ba khía cạnh: biến động tự nhiên, biến động cơ
học và biến động xã hội của dân số.
Biến động dân số diễn ra liên tục từ quá khứ đến
hiện tại và tương lai. Dân số hiện tại là kết quả của sự
gia tăng dân số trong quá khứ, dân số tương lai là kết
quả của khuynh hướng gia tăng trong hiện tại. Vì vậy,
5


Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


dự báo dân số, lao động và các thành phần khác cũng
là một nội dung nghiên cứu của Dân số học.
Mối liên hệ giữa các yếu tố của cơ cấu và biến
động dân số với các điều kiện kinh tế, văn
hóa, xã hội, lịch sử.
Nghiên cứu các nhân tố tác động tới từng quá
trình dân số, qua đó, tìm ra tính quy luật của sự vận
động của mỗi quá trình dân số, cũng như tái sản xuất
dân cư trong những điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử
cụ thể; đồng thời, nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc
gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội, tài
nguyên môi trường và chất lượng cuộc sống.
Tóm lại, Dân số học nghiên cứu động thái tái sản
xuất dân cư nói chung và các thành phần của nó nói
riêng, nghiên cứu các quá trình dân số và sự thay đổi
kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính, theo hôn nhân
và gia đình, nghiên cứu sự phụ thuộc của chúng vào
các hiện tượng kinh tế và sự tác động qua lại giữa việc
phát triển dân số và phát triển xã hội.
1.3. QUAN
ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mối quan hệ giữa Dân số học với các khoa
học khác
Là một môn khoa học xã hội mang tính liên
ngành mạnh mẽ, Dân số học có quan hệ mật thiết với

nhiều khoa học khác.
Địa lý dân cư
Dân số học liên hệ mật thiết với Địa lý dân cư
(một bộ phận của địa lý kinh tế - xã hội). Địa lý dân
6

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


cư chuyên nghiên cứu tính quy luật và các nhân tố ảnh
hưởng tới việc hình thành, phát triển dân cư và các
loại hình quần cư. Dân số học nghiên cứu các quá
trình dân số, các đặc trưng của dân số trong phạm vi
lãnh thổ và hệ thống quần cư cụ thể. Các loại hình
quần cư khác nhau, việc chuyển cư có ảnh hưởng đến
quá trình tái sản xuất dân cư.
Toán học
Toán học cho phép đo lường các sự kiện và các
quá trình dân số hoặc lượng hóa các mối quan hệ tác
động giữa các quá trình dân số, dự báo dân số. Công
cụ toán học, toán thống kê và tin học ngày càng hỗ trợ
đắc lực cho Dân số học.
Kinh tế học
Kinh tế học xem xét dân cư như một thị trường
tiêu thụ và nguồn lao động.
Lịch sử học
Các kiểu tái sản xuất dân cư khác nhau trong lịch
sử và đương đại gắn liền với các điều kiện kinh tế xã
hội tạo nên nó. Thông qua nghiên cứu Dân số học có
thể khái quát quá trình phát triển của một đất nước qua

từng thời kỳ. Do vậy, Dân số học có mối quan hệ với
Lịch sử học.
Tâm lý học và Xã hội học
Quá trình tái sản xuất dân cư chịu ảnh hưởng sâu
sắc của các chuẩn mực giá trị, hệ thống thang giá trị
và các thiết chế xã hội đương đại. Do vậy, Dân số học
có quan hệ chặt chẽ với Tâm lý học, Xã hội học nhất
là Xã hội học dân số.
7

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Sinh học và Y học
Các quá trình dân số như sinh sản, tử vong, hôn
nhân gắn liền với quá trình sinh trưởng và phát triển
của cơ thể con người. Do vậy, Dân số học quan hệ
chặt chẽ với Sinh học, Y học và Lão học.
Ngoài ra, Dân số học còn liên quan đến một số
khoa học khác như Dân tộc học, Nhân chủng học…
1.3.2. Quan điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tái sản xuất dân cư theo nghĩa
hẹp
Chỉ nghiên cứu tính quy luật của các quá trình
sinh, tử, hôn nhân, chuyển cư; nghiên cứu sự biến
động về cơ cấu tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân.
Đây là quan điểm nghiên cứu Dân số học thuần túy,
không nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa quá
trình dân số với các điều kiện kinh tế - xã hội. Đại
diện cho khuynh hướng này là các nhà Dân số học

Mỹ, Đức.
Nghiên cứu tái sản xuất dân cư theo nghĩa
rộng
Nghiên cứu tổng hợp cả biến động tự nhiên, biến
động cơ học và biến động về mặt xã hội của dân số
trong những điều kiện kinh tế - xã hội lịch sử cụ thể.
Đại diện cho khuynh hướng này là các nhà Dân số học
thuộc Liên Xô trước đây.
Ngày nay, Dân số học nghiên cứu tái sản xuất dân
cư như một quá trình tương đối độc lập, có vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội. Bởi vì

8

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


bản thân quá trình tái sản xuất dân cư mang cả khía
cạnh tự nhiên và khía cạnh xã hội.
Khía cạnh tự nhiên của tái sản xuất dân cư biểu
hiện ở chỗ: khả năng thụ thai, mức sinh bị hạn chế
theo lứa tuổi và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe.
Cuộc đời mỗi cá nhân là có giới hạn và sinh tử trở
thành quy luật.
Khía cạnh xã hội của tái sản xuất dân cư biểu hiện
ở chỗ: xã hội điều chỉnh tương quan giữa các giới
thông qua hệ thống hôn nhân và gia đình. Mức sinh bị
chi phối bởi các điều kiện sống, lao động, lối sống và
nhu cầu xã hội được điều chỉnh bằng các chuẩn mực
văn hóa xã hội. Tình hình tử vong, bệnh tật cũng phụ

thuộc vào điều kiện sống, khả năng của xã hội chống
lại những tác động bất lợi của môi trường.
Mức sinh, tử, hành vi dân số của các nhóm xã hội
khác nhau là khác nhau do điều kiện sống và lối sống.
Do vậy, tái sản xuất dân cư có liên hệ mật thiết với
những thay đổi về các quan hệ xã hội, văn hóa, cơ cấu
kinh tế - xã hội của từng xã hội. Xã hội phát triển, điều
kiện sống, các mối quan hệ xã hội, các tiêu chuẩn văn
hóa xã hội thay đổi, vì thế, có tác giả cho rằng, quá
trình tái sản xuất dân cư là quá trình xã hội thực sự,
mang tính lịch sử và khi nghiên cứu nó phải gắn với
điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu
Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng
trong nghiên cứu Dân số học, bao gồm các phương
pháp nghiên cứu chung của nhiều bộ môn khoa học và
các phương pháp đặc trưng riêng của chuyên ngành.
9

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Phương pháp thống kê và toán học
Các sự kiện dân số xảy ra trong cộng đồng dân cư
mang tính ngẫu nhiên. Dân số một lãnh thổ thường có
quy mô lớn. Chỉ khi nghiên cứu với số lượng đủ lớn
và thời gian đủ dài thì các đặc trưng định tính hay định
lượng, tính quy luật của các quá trình dân số mới được
bộc lộ. Điều này đòi hỏi phải sử dụng phương pháp
thống kê, từ việc thu thập số liệu, xử lý và trình bày

các số liệu dân số.
Mặt khác, các quá trình dân số có mối quan hệ
với nhau và với cấu trúc và quy mô dân số. Chúng
thường là hàm số của thời gian. Phương pháp toán học
được dùng để đo lường cường độ và mô hình hóa các
quá trình dân số. Ví dụ như tính xác suất để xảy ra các
sự kiện nhân khẩu sinh, chết; biểu diễn các quá trình
tăng trưởng dân số hoặc biểu diễn mối liên hệ giữa các
quá trình dân số bằng các hàm số.
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Thống kê dân số cung cấp hàng loạt số liệu dân số
về mọi mặt. Những số liệu thông tin ban đầu này,
được phân tích, tổng hợp để tìm ra những tính chất,
các đặc trưng số lượng và chất lượng, lượng hóa các
mối quan hệ giữa các quá trình dân số và các bộ phận
khác của dân số…
Trong phương pháp phân tích, Dân số học thường
áp dụng các phương pháp phân tích theo đoàn hệ
(phân tích chéo - cohort analysis) và phân tích theo
thời khoảng (phân giải ngang - period analysis).
Phân tích theo đoàn hệ: liên quan đến các sự kiện
nhân khẩu xảy ra trong một thời gian của một đoàn hệ
10

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


nào đó. Thường là việc quan sát một đoàn hệ về một
quá trình dân số, qua nhiều cuộc tổng điều tra dân số
hoặc điều tra mẫu. Qua đó, tính toán, định lượng một

số đặc trưng cần nghiên cứu của đoàn hệ để thấy được
khuynh hướng biến đổi của các đặc trưng này.
Phân tích theo thời khoảng: là quan sát một hay
nhiều quá trình dân số của nhiều đoàn hệ xảy ra trong
cùng một thời điểm hay một thời khoảng ngắn
(thường là một năm), ví dụ nghiên cứu sự kiện tử
vong trong một năm của một dân số. Một dân số là tập
hợp của nhiều đoàn hệ. Do vậy, phân tích theo thời
khoảng là lát cắt ngang cho ta bức tranh toàn cảnh của
một dân số (thường là ở thời điểm tổng điều tra dân
số).
Phương pháp bản đồ
Nghiên cứu Dân số học được tiến hành trong
những đơn vị hành chính nhất định. Dùng phương
pháp bản đồ nhằm thể hiện sự phân bố các chỉ số số
lượng của các quá trình dân số, kết cấu và quy mô dân
số trên các phạm vi lãnh thổ khác nhau. Qua đó, có thể
thấy được sự tương đồng hay khác biệt giữa các vùng,
các nhóm nước. Từ đó, có thể khái quát hóa, rút ra
tính quy luật hoặc các đặc trưng định tính.
Ưu điểm của phương pháp bản đồ là có tính trực
quan cao, giúp người nghiên cứu có tầm nhìn khái
quát ở những quy mô lãnh thổ khác nhau, dễ dàng so
sánh, phân tích và tổng hợp rút ra tính quy luật, nhất là
khi nghiên cứu chuyển cư và phân bố dân cư ở những
lãnh thổ lớn.
11

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn



Phương pháp chuyển tuổi, thế hệ hiện thực,
thế hệ giả định, lưới dân số
Là những phương pháp đặc thù để nghiên cứu các
quá trình dân số, dự báo thành phần dân số.
Các phương pháp nghiên cứu của Xã hội học
Các phương pháp nghiên cứu của Xã hội học
được sử dụng để nghiên cứu hôn nhân, gia đình và các
chỉ số xã hội khác hoặc để tìm hiểu sâu nguyên nhân
của các quá trình dân số.
Hiện nay, với sự đa dạng của các phương pháp
nghiên cứu và sự phát triển không ngừng của máy tính
diện tử có khả năng xử lý nhanh và nhiều số liệu làm
cho các phương pháp nghiên cứu dân số ngày càng
phong phú và hiện đại.
1.4. CÁC NGUỒN SỐ LIỆU ĐỂ NGHIÊN CỨU
DÂN SỐ
Số liệu dân số bao gồm lượng thông tin đa dạng
về sinh, tử, chuyển cư, tuổi tác, giới tính, tình trạng
hôn nhân, quốc tịch, tôn giáo, ngôn ngữ, tình hình học
vấn... của dân cư tại một thời điểm trên một lãnh thổ
nhất định.
Số liệu thống kê dân số là cơ sở ban đầu không
thể thiếu để phân tích, tổng hợp, và đánh giá một cách
khoa học các đặc trưng số lượng, chất lượng, thành
phần, sự phân bố và mức gia tăng của một dân số.
Số liệu dân số là cơ sở ban đầu cho việc hoạch
định các hệ thống chính sách, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của Nhà nước; là căn cứ để đánh giá tiềm
năng và chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia;

12

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


ngoài ra, nó còn giúp cho các nhà kinh tế trong việc
định hướng phân bố sản xuất theo lãnh thổ và tìm hiểu
thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Có nhiều nguồn thu thập số liệu về dân số, trong
đó có các nguồn chính là: tổng điều tra dân số
(census), điều tra chọn mẫu (sample survey), tài liệu
theo dõi đăng ký hộ tịch, hộ khẩu.
1.4.1. Tổng điều tra dân số
Là quá trình thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá
và xuất bản các số liệu về Dân số học, các số liệu về
kinh tế - xã hội chủ yếu có liên quan của toàn bộ dân
số một nước hay một địa phương tại một thời điểm
xác định.
Tổng điều tra dân số hiện đại được tiến hành theo
các nguyên tắc sau:
- Phải quy định chu kỳ điều tra với những khoảng
thời gian cách đều nhau, thường là 5 năm, 10 năm hay
20 năm tùy từng quốc gia, nhằm giúp cho việc so sánh
số liệu theo thời gian dễ dàng hơn.
- Chọn thời điểm điều tra thống nhất trên toàn bộ
lãnh thổ và tiến hành kê khai cho toàn bộ dân số của
cả quốc gia, trong đó phải liệt kê từng người với từng
đặc điểm xác định của họ.
- Việc lựa chọn chỉ tiêu cho mỗi cuộc điều tra cần
phải dựa vào nội dung đã thu thập được trong các cuộc

điều tra trước và đưa vào những thay đổi để đáp ứng
cho yêu cầu mới, tuy nhiên phải cân đối giữa nhu cầu
số liệu và nguồn lực dành cho cuộc tổng điều tra.

13

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


- Các nội dung chủ yếu cần có trong tổng điều tra
dân số: đặc điểm về địa lý và di dân (địa điểm có mặt
tại thời điểm tổng điều tra dân số, địa điểm thường trú,
nơi sinh, thời gian cư trú, nơi cưu trú trước đây); đặc
điểm về hộ gia đình (quan hệ với chủ hộ hoặc các
thành viên khác trong hộ); đặc điểm nhân khẩu học
(tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, dân tộc, quốc tịch,
tôn giáo, ngôn ngữ); đặc điểm về giáo dục (trình độ
văn hóa, tình trạng biết đọc biết viết, số năm đi học);
tình hình sinh sản (số con đã sinh, số con còn sống);
đặc điểm về kinh tế (nghề nghiệp, tình trạng việc làm).
Những chủ đề này là những khuyến nghị từ năm 1980
của Phòng Thống kê Liên Hiệp Quốc.
- Khi lựa chọn nội dung điều tra cũng cần tính
đến khả năng đáp ứng của người dân đối với các câu
hỏi phức tạp hoặc không phù hợp với phong tục tập
quán của mỗi dân tộc.
- Thông thường, các cuộc tổng điều tra dân số là
do Nhà nước chỉ đạo thực hiện, bởi vì nó cần một
khoản kinh phí rất lớn, sử dụng lực lượng đông đảo
cán bộ điều tra và cần có bộ máy quyền lực.

Nhìn chung, lượng thông tin thu thập được trong
các cuộc tổng điểu tra dân số rất phong phú, tuy nhiên,
kết quả thường không tránh khỏi sai sót. Những sai sót
có thể gặp như kê khai thiếu, kê khai hai lần, khai thác
hoặc trả lời không đúng nội dung yêu cầu. Sau các
cuộc tổng điều tra, thường tiến hành kiểm chứng và
điều chỉnh những thiếu sót sau đó mới công bố số liệu.
1.4.2. Điều tra chọn mẫu
14

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


Điều tra chọn mẫu là phương pháp chọn ngẫu
nhiên một dàn mẫu thích hợp trong một tổng thể dân
số cần điều tra (cỡ mẫu thường chọn là 3% hoặc 5%
so với tổng thể). Trên cơ sở mục đích, yêu cầu của
việc nghiên cứu mà đặt ra những bảng câu hỏi phù
hợp. Từ những thông tin thu thập được của mẫu, dùng
kỹ thuật toán học để tính toán, xử lý và sau đó suy
rộng cho toàn thể dân số.
Điều tra chọn mẫu được sử dụng rộng rãi trong
các cuộc thăm dò ý kiến nhân dân về một vấn đề nào
đó. Cơ quan phụ trách có thể là Nhà nước hoặc các tổ
chức xã hội. Điều tra chọn mẫu là một kỹ thuật ngày
càng phổ biến, ngay cả ở những nước có thống kê đầy
đủ.
Điều tra chọn mẫu, nếu thực hiện tốt (thiết kế và
lựa chọn dàn mẫu tốt, tuân thủ chặt chẽ các nguyên lý
thống kê) có thể cho các thông tin chi tiết và chính xác

ở mức độ nhất định, ít tốn kém và phục vụ nhanh
chóng, kịp thời cho một mục đích nào đó.
Điều tra nhân khẩu chọn mẫu được thực hiện
nhằm kiểm tra mức độ chính xác của số liệu tổng điều
tra dân số và số liệu đăng ký thường xuyên, hoặc để
thu thập các số liệu thống kê khi số liệu đăng ký
thường xuyên không chính xác. Mặt khác, tổng điều
tra dân số chủ yếu chỉ cung cấp thông tin tại một thời
điểm nhất định, trong khi điều tra nhân khẩu chọn mẫu
cho phép đặt các câu hỏi về những sự kiện đã xảy ra
trong quá khứ vì có nhiều thời gian và nỗ lực hơn
trong các cuộc phỏng vấn.
1.4.3. Tài liệu hộ tịch, hộ khẩu
15

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


- Tài liệu thống kê hộ tịch:
ghi chép thường xuyên và liên tục những sự kiện
nhân khẩu như sinh, tử, thai chết, kết hôn, li hôn.
- Tài liệu theo dõi đăng ký hộ khẩu: thu thập
những thông tin về xuất cư, nhập cư, tạm trú, tạm
vắng trong dân cư.
Vì nhằm mục đích quản lý hành chính nên nội
dung theo dõi cũng đơn giản, thường gồm một số nội
dung sau: ngày tháng diễn ra sự kiện và những đặc
điểm của đối tượng như tuổi, giới tính, tình trạng hôn
nhân, nghề nghiệp, nơi cư trú và các sự kiện được
quan tâm.

Cơ quan hành chính cấp địa phương có trách
nhiệm ghi chép, bảo quản và báo cáo lên cơ quan cấp
trên những sự kiện này theo định kỳ. Cơ quan thống
kê sẽ khai thác và công bố dần.
Về nguyên tắc, tài liệu hộ tịch, hộ khẩu ghi nhận
thường xuyên và liên tục các biến cố nhân khẩu ngay
khi chúng xảy ra nên sẽ có tính chính xác hơn so với
tổng điều tra và điều tra chọn mẫu (phải dựa vào trí
nhớ của người được điều tra để thu góp các dữ kiện về
các biến cố đã xảy ra trong quá khứ, do vậy không
tránh khỏi thiếu sót).
Trên thực tế, có nhiều yếu tố làm cho dữ kiện mất
phần chính xác và nghèo nàn về mặt thông tin, nhất là
ở những nước đang phát triển. Tại các nước này, hệ
thống quản lý hành chính còn nhiều lạc hậu, trình độ
của cán bộ cấp cơ sở chưa cao, việc ghi chép các sự
kiện nhân khẩu không đầy đủ và thống nhất nên hệ
thống tài liệu hộ tịch, hộ khẩu không đủ mức độ chính
16

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


xác để nghiên cứu những biến động dân số trên quy
mô cả nước.
1.5. Ý NGHĨA CỦA MÔN HỌC
Phục vụ cho công tác lập các kế hoạch, chính
sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Khi nghiên cứu dân số của một lãnh thổ, các
chuyên gia thường đặt ra các câu hỏi cơ bản như: số

dân của vùng này là bao nhiêu, thành phần giới tính và
cấu trúc tuổi tác như thế nào, đặc điểm cư trú ra sao,
quy mô dân số là ổn định hay có biến động, cơ cấu
dân số là cân đối hợp lý hay mất cân đối, các nguyên
nhân ảnh hưởng... Từ những thông tin này sẽ cho biết
được hiện trạng và dự báo viễn cảnh phát triển dân số
trong tương lai. Trên cơ sở đó, các chuyên gia sẽ
hoạch định các chính sách dân số quốc gia hợp lý và
quản lý hiệu quả sự phát triển dân số của đất nước và
từng khu vực.
Mặt khác, con người vừa là lực lượng sản xuất,
vừa là lực lượng tiêu dùng của xã hội, do đó, các kết
quả nghiên cứu của Dân số học về mặt quy mô, cơ cấu
sẽ là cơ sở xác đáng cho việc hoạch định các chính
sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia hay địa phương.
Giúp tìm hiểu, phát hiện và dự báo các vấn
đề kinh tế - xã hội
Quy mô, cơ cấu và sự biến động dân số thường
phản ảnh các điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc
nghiên cứu Dân số học còn cho phép tìm hiểu, phát
hiện và dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Ví dụ,
sự mất cân đối về giới tính ở một lứa tuổi nào đó có
17

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


thể là do chiến tranh, do di cư hoặc do điều kiện sống;
sự bùng nổ trẻ em trong giai đoạn hiện nay cho phép

dự báo sự bùng nổ nhu cầu việc làm trong thời gian
15-20 năm sau…
1.6. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Dân số
Dân số (population): số người hiện diện vào một
thời điểm nào đó của một địa phương, một quốc gia
hay của một tầng lớp xã hội mà ta muốn nghiên cứu.
Ví dụ: dân số Việt Nam vào 0 giờ ngày 01-04-1999 là
76.324.753 người, dân số thành phố Hồ Chí Minh vào
0 giờ ngày 01-04-1999 là 5.037.155 người.
Đoàn hệ
Đoàn hệ (cohort): tập hợp những nhóm người
cùng trải qua một sự kiện nhân khẩu trong một khoảng
thời gian như nhau (thường là một năm). Ví dụ: đoàn
hệ đồng sinh gồm những người sinh cùng một năm
(hay còn gọi là thế hệ đồng sinh), đoàn hệ đồng hôn
gồm những người kết hôn cùng một năm.
Sự kiện nhân khẩu
Sự kiện nhân khẩu (hay biến cố nhân khẩu) bao
gồm: sinh sản, tử vong, hôn nhân (kết hôn và tái hôn),
chấm dứt hôn nhân, di dân (nhập cư và xuất cư).
Cách tính tuổi trong dân số học
+ Tuổi theo năm niên lịch
Được tính căn cứ vào năm sinh và năm tính toán.
Ví dụ, một người được sinh vào năm 1980, đến năm
2000 tuổi theo năm niên lịch tính được là 20 tuổi.
+ Tuổi đúng đến ngày-tháng-năm
18

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn



Được tính căn cứ vào ngày-tháng-năm sinh và
ngày-tháng-năm tính toán. Ví dụ, một người có ngàytháng-năm sinh là: 08-03-1980, đến ngày 07-03-2000,
tuổi đúng tính được là 19 tuổi 11 tháng 29 ngày; đến
ngày 08-03-2000, tuổi đúng tính được là 20 tuổi.
+ Tuổi trọn năm
Được tính căn cứ vào ngày-tháng-năm sinh và
ngày-tháng-năm tính toán nhưng chỉ lấy số năm đã
sống trọn. Ví dụ, ngày-tháng-năm sinh: 08-03-1980,
ngày-tháng-năm tính toán: 07-03-2000, tuổi trọn năm
tính được là 19 tuổi; hoặc ngày-tháng-năm tính toán:
08-03-2000 hay 07-03-2001, tuổi trọn năm tính được
đều là 20 tuổi.
0
1
2
3
4
5
---> tuổi đúng
 .....  .....  .....  .....  .....
0
1
2
3
4
--->
tuổi trọn
năm


19

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


PHÂN BỐ DÂN CƯ
KHÁI NIỆM
2.1.1. Dân cư và những đặc điểm chủ yếu
Dân cư (inhabitant): tập hợp những người cùng cư
trú trên một lãnh thổ nhất định được đặc trưng bởi kết
cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi
tính chất phân công lao động. Ví dụ: dân cư vùng
đồng bằng sông Hồng, dân cư vùng đồng bằng sông
Cửu Long, dân cư thành phố Hà Nội, dân cư thành
phố Hồ Chí Minh.
Dân cư có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Dân cư là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.
Ở mức độ nhất định, sự phát triển và phân bố sản xuất
ở các nước hay các vùng lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào
nguồn lao động, trước hết là những người trực tiếp lao
động, vào kết cấu và chất lượng của dân cư.
- Dân cư là người tiêu thụ phần lớn những sản
phẩm do họ sản xuất ra. Do vậy, dân cư có ảnh hưởng
quan trọng đến sự phân bố và phát triển các ngành
kinh tế.
- Dân cư có quá trình tái sản xuất riêng của mình.
Tùy thuộc vào các nhân tố chính trị, xã hội, quá trình
này diễn ra khác nhau theo thời gian và không gian.
2.1.2. Phân bố dân cư

Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân một cách tự
phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định sao cho
2.1.

20

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu phát triển
của xã hội.
2.1.3. Mật độ dân cư
Mật độ dân cư là chỉ tiêu đánh giá sự phân bố dân
cư trên một lãnh thổ, đó là tương quan giữa toàn bộ số
dân tính trên toàn bộ diện tích lãnh thổ mà dân số ấy
cư trú tại một thời điểm, đơn vị tính bằng số
người/km2.
Số dân của lãnh thổ
Mật độ dân cư = ---------------------------------------(người/km2)
Diện tích tự nhiên của lãnh thổ
Ví dụ: năm 1994, mật độ dân cư của Singapore là
4.991 người/km2, Banglades: 810 người/km2, Nhật:
336 người/km2. Việt Nam, vùng đồng bằng sông
Hồng: 1.125 người/km2, đồng bằng sông Cửu Long:
405 người/km2.
Mật độ dân cư là một đại lượng bình quân, phản
ánh mức độ tập trung dân cư trên một vùng lãnh thổ,
chứ không mang ý nghĩa là sự phân bố dân cư đồng
đều trên từng đơn vị diện tích.
Tùy theo mục đích nghiên cứu, có các loại mật

độ:
- Mật độ dân cư thành thị: số dân trên một đơn vị
diện tích thành phố.
- Mật độ dân cư nông thôn: số dân trên một đơn
vị diện tích làng mạc.
- Mật độ dân cư trên một đơn vị diện tích canh tác
(người/ha).
21

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


- Mật độ lao động trên một đơn vị diện tích canh
tác (lao động/ha)…
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN
BỐ DÂN CƯ
Sự phân bố dân cư trên một lãnh thổ là kết quả
của sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên,
kinh tế - xã hội và lịch sử. Các yếu tố tự nhiên là tiền
đề và có vai trò quan trọng, các yếu tố kinh tế - xã hội
và lịch sử có ảnh hưởng quyết định.
2.2.1. Các yếu tố tự nhiên
Con người là một bộ phận của tự nhiên, đồng thời
là thực thể của xã hội. Sự phân bố dân cư diễn ra trong
hoàn cảnh tự nhiên nên chịu ảnh hưởng của các yếu tố
tự nhiên ở một mức độ nhất định. Các yếu tố tự nhiên
tác động đến sự phân bố dân cư có thể được xem xét
qua hai khía cạnh:
- Khía cạnh sinh lý: con người chỉ có khả năng
thích nghi trong những giới hạn sinh thái nhất định,

vượt qua ngưỡng giới hạn đó sẽ có hại cho sức khỏe
hoặc sẽ không sống được. Do vậy, những nơi nào có
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sức khỏe, an toàn sinh
mệnh thì nơi đó dân cư tập trung đông đúc.
- Khía cạnh kinh tế: nơi nào có các điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho cư trú và các hoạt động sản xuất
phát triển thì nơi đó thường tập trung đông dân cư.
Khí hậu
Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ nét
nhất đến sự phân bố dân cư. Nhìn chung, nơi nào có
khí hậu ấm áp, ôn hòa thường thu hút dân cư, ngược
22

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


lại, quá nóng hay quá lạnh sẽ hạn chế mức độ tập
trung dân cư. Trong cùng một đới khí hậu, con người
dễ thích nghi với kiểu khí hậu có tính chất hải dương
hơn kiểu khí hậu có tính chất lục địa.
Trong thực tế, dân cư tập trung đông nhất ở khu
vực ôn đới, sau đó đến khu vực nhiệt đới. Ở khu vực
khí hậu nóng ẩm, dân cư trù mật hơn so với các vùng
khô hạn. Tại các hoang mạc nóng, hoang mạc lạnh
hay các vùng núi cao băng giá, thường không có hoặc
có rất ít người ở.
Nước
Nước là yếu tố quan trọng thứ hai tác động đến sự
phân bố dân cư vì nước rất cần thiết cho các hoạt động
sinh hoạt và sản xuất của con người.

Có thể nói, nơi nào có nước thì nơi đó có con
người sinh sống. Các nền văn minh đầu tiên của nhân
loại đều phát sinh trong những lưu vực sông lớn như:
văn minh Lưỡng Hà (Babylone) ở lưu vực sông Tigre
và Euphrate, văn minh Ai Cập ở lưu vực sông Nil, văn
minh Ấn Độ ở lưu vực sông Ấn - Hằng… Ngày nay,
các vùng này vẫn là những nơi có mật độ dân cư cao
nhất thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới đều có
sông chảy qua.
Địa hình và đất đai
Địa hình và đất đai cũng là các yếu tố có ảnh
hưởng đến sự phân bố dân cư. Các đồng bằng có địa
hình thấp, đất đai màu mỡ thuận tiện cho hoạt động
nông nghiệp thì dân cư đông đúc. Những đồng bằng
châu thổ của các con sông lớn là nơi hội đủ các điều
kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu, đất đai, nguồn nước)
23

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


cho cư trú và sản xuất nên đông dân. Ngược lại, những
vùng núi non hiểm trở, ít đất trồng trọt, đi lại khó khăn
là những vùng ít có sức thu hút dân cư.
Trên bình diện thế giới, đa số dân cư tập trung
trên các đồng bằng có độ cao tuyệt đối không quá
200m, đấy là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho cả
việc cư trú và sản xuất.
Khoáng sản
Việc khai thác các loại khoáng sản phục vụ cho

các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người
không nhất thiết đưa đến sự tập trung dân cư trong
mọi trường hợp, mà còn tùy thuộc vào những điều
kiện xã hội và kỹ thuật.
Việc khai thác các mỏ than ở Anh đã đưa đến sự
tập trung dân cư rất lớn, tạo thành những vùng liên thị.
Ngược lại ở Mỹ, với tổ chức kỹ thuật khai thác, các
vùng có khai thác than không phải là nơi đông dân. Ở
châu Âu, nhất là ở Pháp, các mỏ sắt thu hút sự tập
trung dân cư, ngược lại ở Mỹ và Liên Xô (cũ) không
có sự tập trung dân cư tại các vùng này.
2.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội và lịch sử
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Các yếu tố tự nhiên chỉ tạo ra khả năng cho việc
tập trung dân cư, khả năng ấy có hiện thực hay không
còn do các yếu tố xã hội, trước hết là trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất chi phối.
Trong xã hội nguyên thủy, con người sinh sống
bằng săn bắn hái lượm với những công cụ lao động rất
thô sơ và thường phải di chuyển theo nguồn thức ăn
24

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


có trong tự nhiên, nay đây mai đó nên cần một khoảng
không gian rộng lớn. Do vậy, dân cư phân bố thưa
thớt.
Nhờ việc tìm ra lửa và chế tác ra các công cụ lao
động bằng đồng, bằng sắt, nền nông nghiệp định canh

định canh định cư ra đời, dân cư tập trung tại các vùng
đồng bằng, hình thành nên các điểm quần cư nông
thôn.
Từ sau cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, bức
tranh phân bố dân cư trên thế giới có nhiều thay đổi.
Dân cư tập trung đông đúc quanh các trung tâm công
nghiệp. Công nghiệp hóa kéo theo đô thị hóa, nhiều
thành phố mới ra đời thu hút mạnh mẽ dân cư từ
những nơi khác.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ mà ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,
sự phân bố dân cư trên thế giới có nhiều nét mới,
nhiều trung tâm dân cư lớn đã hình thành ngay cả ở
các vùng quanh năm băng giá, vùng núi cao 30004000 mét, vùng hoang mạc nóng bỏng, thậm chí còn
vươn ra tận ngoài biển.
Tính chất của nền kinh tế
Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào tính chất của
nền kinh tế. Hoạt động sản xuất công nghiệp đòi hỏi
dân cư tập trung hơn hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp là liên tục, tập
trung cao, quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều
theo dây chuyền phức tạp, cần nhiều công nhân, nên
mật độ dân cư ở các thành phố, khu công nhiệp cao
25

Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn


×