Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN nâng cao chất lượng đội ngũ học sinh giỏi trường THCS chà là thông qua việc tăng cường quản lý và chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của hiệu trưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.29 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ………………………………………..………………….... trang 1
II. GIỚI THIỆU…………………………………………………………. trang 3
1. Hiện trạng ……………………………………………………… trang 3
2. Nguyên nhân ….……………………………………….……….. trang 3
3. Giải pháp thay thế ...……………………………………………. trang 3
4. Vấn đề nghiên cứu …………...………………………………… trang 3
5. Giả thuyết nghiên cứu ……………………………………… ... trang 4
III. PHƯƠNG PHÁP …………………………..……...…………………. trang 5
1. Khách thể nghiên cứu ………………………...………………... trang 5
2. Thiết kế nghiên cứu ………………………...…………………... trang 5
3. Quy trình nghiên cứu ……………………...…………………… trang 6
4. Đo lường và thu thập dữ liệu........................................................ trang 9
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ ……….…… trang 10
1. Phân tích dữ liệu ……………………………………...……… trang 10
2. Bàn luận …………………………………………………...….. trang 13
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………………….…….trang 14
1. Kết luận …………………………………………………..….... trang 14
2. Khuyến nghị ……………………………………………..……. trang 14
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………..…….trang 15
VII. PHỤ LỤC KÈM THEO …………………………………………….trang 16



I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Quản lý trường học có vai trò nhất định trong việc lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo và kiểm soát công việc của giáo viên, đồng thời có vai trò quan trọng,
góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và sự phát triển bền vững của tập thể.
Nếu người quản lý xác định được vai trò trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp
của mình đối vói sự nghiệp giáo dục nói chung, việc bồi dưỡng học sinh giỏi
(BDHSG) nói riêng, từ đó luôn tìm tòi sáng tạo, lựa chọn các giải pháp phù hợp


để quản lý quá trình dạy học sẽ đem lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên việc quản lý chỉ đạo công tác BDHSG ở một trường vùng ven,
qui mô nhỏ như trường THCS Chà Là không phải là chuyện dễ, tôi gặp phải rất
nhiều khó khăn: điều kiện kinh tế, văn hoá ở địa phương còn thấp; trang thiết bị
dạy học, nguồn tài chánh còn hạn chế; đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, chưa
tiếp cận nhiều các tài liệu phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, đội tuyển học sinh
giỏi rất hạn hẹp, kết quả dự thi học sinh giỏi các cấp hàng năm còn thấp.
Xuất phát từ những thực trạng và nguyên nhân trên, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ học sinh giỏi trường THCS Chà Là
thông qua việc tăng cường quản lý và chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi của hiệu trưởng”.
Giải pháp của tôi là tăng cường công tác quản lý và chỉ đạo của Hiệu
trưởng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ học sinh giỏi của đơn vị.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm ngẫu nhiên là đội tuyển học
sinh giỏi về văn hoá và thể dục thể thao năm học 2013-2014 và năm học 20142015 của trường trung học cơ sở Chà Là. Nhóm thực nghiệm là đội tuyển học
sinh giỏi năm 2014-2015, được thực hiện theo giải pháp thay thế là tăng cường
công tác quản lý và chỉ đạo của Hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
Nhóm đối chứng là đội tuyển học sinh giỏi năm học 2013-2014 thực hiện theo
cách Phó hiệu trưởng quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
1


Với việc tăng cường công tác quản lý và chỉ đạo của Hiệu trưởng trong
việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến chất lượng của đội
tuyển học sinh giỏi của đơn vị. Nhóm thực nghiệm thông qua kết quả thi chọn
học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh đạt kết quả cao hơn nhóm đối chứng. Giá trị
trung bình các giải sau tác động của lớp thực nghiệm là: 3.75; lớp đối chứng là:
1.75. Kết quả phép kiểm chứng T-test p = 0,04 < 0,05 có ý nghĩa là có sự khác
biệt lớn giữa giá trị trung bình các giải của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất
có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên. Điều đó chứng minh rằng, việc tăng
cường công tác quản lý và chỉ đạo của Hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi đã làm nâng cao chất lượng đội ngũ học sinh giỏi của trường. Chỉ
số SMD = 1.33, chứng tỏ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.

2


II. GIỚI THIỆU
Nâng cao chất lượng đội ngũ học sinh giỏi chính là góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ được lĩnh hội hệ
thống kiến thức chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa khả
năng của bản thân trong những môn học có ưu thế. Đồng thời giáo viên cũng có
điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm. Nâng
cao chất lượng đội ngũ học sinh giỏi là góp phần “nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Chính vì thế, nâng cao chất lượng đội
ngũ học sinh giỏi là việc làm hết sức quan trọng cần phải quan tâm.
1. Hiện trạng
Trong những năm gần đây việc quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi của trường tuy có nhiều cố gắng, Ban giám hiệu đã tích cực
động viên giáo viên tham gia giảng dạy và học sinh tham gia học tập nhưng
chưa thật sự bàì bản và còn nhiều bất cập, kết quả thi học sinh giỏi các cấp còn
rất thấp.
2. Nguyên nhân
Công tác quản lý và chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi chậm đổi mới,
chưa mạnh dạn chỉ đạo quyết liệt về nhân lực, vật lực và tài lực.
3. Giải pháp thay thế
Hiệu trưởng tăng cường việc quản lý, chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi để nâng cao chất lượng đội ngũ học sinh giỏi thông qua các giải pháp sau:

- Nâng cao nhận thức trong công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện việc bồi
dưỡng học sinh giỏi;
- Phát hiện và tuyển chọn đội ngũ học sinh giỏi;
- Phân công đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi;
- Sưu tầm và tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi;
- Xây dựng nguồn lực tài chánh;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng;
- Kiểm tra, đánh giá và khen thưởng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
3


4. Vấn đề nghiên cứu
Hiệu trưởng tăng cường việc quản lý và chỉ đạo công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi có làm tăng chất lượng đội ngũ học sinh giỏi của trường hay không?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Hiệu trưởng tăng cường quản lý và chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi có làm tăng chất lượng đội ngũ học sinh giỏi của trường.

4


III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
và đội tuyển học sinh giỏi của trường trung học cơ sở Chà Là.
* Giáo viên:
Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là những người có tâm quyết
với nghề nghiệp, có năng lực chuyên môn cao, luôn có tinh thần cầu tiến để
nâng cao tay nghề.
* Học sinh:

Hai nhóm được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương
đồng nhau về giới tính, thành phần dân tộc.
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh các nhóm
Nhóm

Số học sinh các nhóm

Dân tộc

Tổng số

Nam

Nữ

Kinh

khác

Thực nghiệm

24

08

16

24

0


Đối chứng

24

06

18

24

0

5


Về hạnh kiểm và năng lực học tập của học sinh ở hai nhóm là tương đương
nhau.
Bảng 2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học lực của học sinh các nhóm
Nhóm
Thực nghiệm
Đối chứng

Xếp loại hạnh kiểm
Tốt
Khá
24
0
24
0


Xếp loại học lực
Giỏi
Khá
11
13
12
12

2. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế kiểm tra sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên
Chọn đội tuyển học sinh giỏi của trường năm học 2014- 2015 là nhóm
thực nghiệm, đội tuyển học sinh giỏi của trường năm học 2013- 2014 là nhóm
đối chứng. Cả hai nhóm chỉ thực hiện bài kiểm tra sau tác động. Kết quả đo
được thông qua việc so sánh chênh lệch kết quả các giải đạt được sau tác động.
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu

Nhóm
Thực
nghiệm
Đối chứng

Tác động
Hiệu trưởng tăng cường quản lý và chỉ đạo
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Hiệu trưởng chỉ đạo, phó hiệu trưởng quản lý
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Kiểm tra sau
tác động

3.75
1.75

Đối với thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập và mức
độ ảnh hưởng (SMD).
3. Quy trình nghiên cứu
Hiệu trưởng tăng cường quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi thông qua các khâu sau:
a. Nâng cao nhận thức trong công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện việc
bồi dưỡng học sinh giỏi
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm, chủ trương
của ngành Giáo dục và Đào tạo về việc bồi dưỡng học sinh giỏi đến chính quyền
6


địa phương, Ban Đại diện cha mẹ học sinh, tổ chuyên môn, giáo viên và học
sinh, để có sự đồng thuận trong công tác chỉ đạo và thực hiện.
b. Phát hiện, tuyển chọn đội ngũ học sinh giỏi
Ngay từ khi các em học sinh mới bước vào lớp 6, trường tiến hành tổ
chức việc kiểm tra nhằm phát hiện sở trường, năng khiếu của các em với từng
môn học. Tiến hành bồi dưỡng để các em phát huy hết khả năng của mình. Cụ
thể là giáo viên bộ môn từng khối lớp phát hiện qua giờ dạy, qua kết quả học tập
và rèn luyện của học sinh; lập danh sách học sinh giỏi bộ môn của từng khối lớp,
báo cáo cho tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch, tham
mưu với Ban giám hiệu về công tác tuyển chọn học sinh giỏi của từng khối lớp
trong tổ. Tổ chức thi chọn đội tuyển học sinh giỏi của trường. Khi được chọn,
học sinh sẽ được bồi dưỡng liên tục trong 4 năm. Qua các đợt kiểm tra sàng lọc,
giáo viên có thể bổ sung một số học sinh mới thay cho học sinh không đạt yêu
cầu trong quá trình bồi dưỡng.
c. Phân công giáo viên bồi dưỡng sinh giỏi.

Phân công giáo viên bồi dưỡng phải đảm bảo có năng lực, có sở trường về
bồi dưỡng học sinh giỏi, tâm lý thoải mái giữa thầy và trò, giữa giáo viên với
giáo viên cùng dạy một môn nhưng khác phân môn để có kết quả cao trong quá
trình bồi dưỡng. Giáo viên phải nhiệt tình, say mê nghiên cứu tư liệu và truyền
đạt kiến thức cho học sinh, biết giao lưu với đồng nghiệp trường bạn để học hỏi
thêm kinh nghiệm giảng dạy; biết ứng dụng tốt công nghệ thông tin, khai thác có
hiệu quả các tư liệu liên quan trên mạng Internet.
Căn cứ vào các tiêu chí trên, hiệu trưởng tổ chức trao đổi với Phó hiệu
trưởng, tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên trong tổ bộ môn để thống nhất
lựa chọn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi một cách hợp lý nhất.
Đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng cần bố trí suốt 4 năm để nắm toàn bộ
chương trình toàn cấp. Như thế giáo viên sẽ đầu tư lâu dài, chủ động trong kế
hoạch bồi dưỡng, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của học sinh, nhờ đó tích lũy
được nhiều kinh nghiệm.
d. Tổ chức sưu tầm và biên soạn tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi
7


Công tác sưu tầm và biên soạn tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi có vai trò
rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Việc tổ chức biên
soạn phải bài bản, có chất lượng và định hướng đúng đắn nội dung chương trình
theo quy định. Bởi hiện nay, tài liệu tham khảo rất phong phú, đa dạng, nếu giáo
viên không biết chọn lọc sẽ dẫn đến tình trạng ôn luyện không đúng trọng tâm,
không sát khung chương trình của bậc học. Chính vì thế mà việc tổ chức chọn
lọc, biên soạn, bổ sung nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm là quan
trọng. Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên
dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phối hợp sưu tầm, nghiên cứu, chọn lọc để biên
soạn thành tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi của trường.
e. Xây dựng nguồn lực về tài chánh
Nhà trường dành một phần kinh phí hoạt động để mua sắm thêm trang

thiết bị phục vụ giảng dạy, mua đủ tài liệu tham khảo, sách nâng cao phục vụ
dạy BDHSG. Đồng thời huy động sử dụng nguồn lực tổng hợp ngoài xã hội để
động viên, khen thưỡng giáo viên và học sinh.
f. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
- Trên cơ sở tuyển chọn được đội tuyển học sinh giỏi, giáo viên dạy bồi
dưỡng, tài liệu bồi dưỡng, nguồn lực về tài chánh, kế hoạch thi học sinh giỏi của
cấp trên. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
của trường trong năm học.
- Trong quá trình giảng dạy cần tăng cường công tác kiểm tra khảo sát.
Yêu cầu giáo viên sau khi kết thúc mỗi chuyên đề ra bài kiểm tra, chấm bài,
tổng hợp kết quả báo cáo. Chuyên đề nào các em tiếp thu và làm bài chưa tốt,
yêu cầu giáo viên tranh thủ thời gian củng cố lại kiến thức cho các em thật vững
vàng.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, sinh hoạt chuyên
môn để giáo viên có thể nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm.
g. Kiểm tra, đánh giá và khen thưởng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, trao đổi gặp gỡ giáo viên
BDHSG để nắm bắt tình hình diễn biến, những hạn chế để kịp thời uốn nắn, sửa
8


chữa; biết được những thuận lợi, khó khăn, những đề xuất chính đáng của giáo
viên, học sinh trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để có những giải pháp hỗ
trợ.
- Đánh giá công tác BDHSG là việc làm cần thiết, bởi bất kỳ hoạt động
nào trong nhà trường, dù thành công hay thất bại thì cũng có những thành tựu và
hạn chế. Qua tổng kết, đánh giá, giáo viên sẽ biết được những việc đã làm tốt
hay chưa tốt trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi; Hiệu trưởng biết được ưu
điểm, nhược điểm trong công tác quản lý chỉ đạo của mình mà có những kết
luận chính xác, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý và chỉ đạo trong

năm học sau.
- Khen thưởng là việc làm có tính động viên, khích lệ rất cao đối với giáo
viên và các em học sinh. Do vậy sau khi kết thúc khóa học, cần tổ chức lễ tuyên
dương, khen thưởng kịp thời. Qua đó giáo viên và học sinh cảm thấy tự hào hơn
về bản thân vì những thành tích đóng góp của họ được ghi nhận, được tôn vinh.
Đây là động lực vô cùng to lớn thúc đẩy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không
ngừng phát triển. Để thực hiện được điều đó nhà trường cần phải vận động phụ
huynh và các cá nhân doanh nghiệp đóng góp ủng hộ quỹ khuyến học, khuyến
tài của nhà trường. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để mọi tầng lớp nhân
dân trong xã tạo điều kiện ủng hộ kinh phí đào tạo nhân tài.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Lấy kết quả học sinh đạt được trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
và cấp tỉnh của trường trong năm học 2013-2014 làm minh chứng sau tác động
đối với nhóm đối chứng. Bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là kết
quả học sinh đạt trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh của
trường trong năm học 2014-2015. Việc tổ chức thi học sinh giỏi cấp huyện và
tỉnh do phòng giáo dục và Sở giáo dục tổ chức nên việc kiểm chứng độ tin cậy
và độ giá trị của dữ liệu là không cần thiết.

9


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu

BẢNG TÍNH CÁC ĐẠI LƯỢNG THỐNG KÊ
TT
1
2
3

4

Nhóm thực nghiệm sau tác động
Giải
Số lượng
Nhất
4
Nhì
3
Ba
6
Khuyến khích
2
Giá trị trung bình
3.75
Độ lệch chuẩn
1.707825128
P
0.046279535
SMD
1.333333333

Nhóm đối chứng sau tác động
Giải
Số lượng
Nhất
0
Nhì
1
Ba

3
Khuyến khích
3
1.75
1.5

Bảng 4. So sánh kết quả trung bình các giải sau tác động
Bảng phân tích dữ liệu:
10


Giá trị trung bình

Nhóm thực nghiệm
3.75

Nhóm đối chứng
1.75

Độ lệch chuẩn

1.7

1.5

Giá trị p của t-test

0.04

SMD


1.33

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hai nhóm đối tượng nghiên cứu sau khi có
sự tác động bằng việc tăng cường công tác quản lý và chỉ đạo công tác BDHSG
của Hiệu trưởng đã đem lại kết quả. Bằng phép kiểm chứng T- test để kiểm
chứng chênh lệch điểm trung bình cho kết quả p = 0.04 < 0.05 cho thấy độ
chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm là có ý nghĩa. Điều này minh chứng
là điểm trung bình các giải nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không
phải do ngẫu nhiên mà là do kết quả của sự tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

3, 75 − 1, 75
= 1,33
1,5

Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1.33
cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc quản lý và chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với
việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi của nhóm thực nghiệm là rất
lớn. Giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.

11


Biểu đồ so sánh kết quả
sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

12



2. Bàn luận
- Kết quả cho thấy, số lượng học sinh giỏi sau tác động của nhóm thực
nghiệm có giải trung bình là 3.75; số lượng học sinh giỏi của nhóm đối chứng có
13


giải trung bình là 1.75; số lượng học sinh giỏi của nhóm thực nghiệm cao hơn
nhóm đối chứng.
- Độ chênh lệch số giải trung bình tính được SMD = 1.33 chứng tỏ mức
độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
- Mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn, p = 0.04 < 0.05 chứng tỏ số
giải trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải ngẫu
nhiên mà do tác động mà có.

14


V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hiệu trưởng tăng cường công tác quản lý và chỉ đạo việc bồi dưỡng học
sinh giỏi đã làm tăng chất lượng đội ngũ học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở
Chà Là.
2. Khuyến nghị
* Đối với lãnh đạo nhà trường: cần phải quan tâm thường xuyên đến công
tác tạo nguồn giáo viên giỏi, học sinh giỏi và thực hiện tốt công tác xã hội hóa
giáo dục để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
* Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự rèn, tích cực khai thác, trao
đổi tài liệu với đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn.
Chà là, ngày 9 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện


HUỲNH TRỌNG KHIẾT

15


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dung – Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án
Việt Bỉ - Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
2. Tài liệu hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục – Bộ
Giáo dục và Đào taọ - Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
3.Tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt
Nam-Singapore.
4.Tài liệu Quản trị hiệu quả trường học.

16


VII. PHỤ LỤC KÈM THEO

Phụ lục 1: BẢNG ĐIỂM
Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2013-2014
17


STT
1
2
3
4

5
6
7

Họ và tên
Nguyễn Thành Trung
Nguyễn Thị Mỹ Tiên
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Trần Hà Bảo Tam
Nguyễn Thị Thảo Vân
Trần Thị Thu Thảo
Lê Thị Yến Nhi

Môn
Chạy cự li 200m
Chạy cự li 200m
Chạy cự li 1500m
Hóa
Hóa
Sử
GDCD

Xếp giải
Nhì
Ba
Ba
Ba
Khuyến khích
Khuyến khích
Khuyến khích


Phụ lục 2: BẢNG ĐIỂM
Kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2013-2014
STT

Họ và tên

Môn

Xếp giải
0

Phụ lục 3: BẢNG ĐIỂM
Kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014-2015
STT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên
Nguyễn Hoài Thương
Phạm Thị Ngọc Huyền
Phạm Thị Ngọc Huyền
Nguyễn Thị Ngọc Hân
Lê Thị Ngọc Trâm
Trần Thị Triệu Vy


Môn
Đá cầu
Chạy cự li 800m
Chạy cự li 1500m
Cầu lông
Sử
Đá cầu
18

Xếp giải
Nhất
Nhất
Nhất
Nhì
Nhì
Ba


7
8
9
10
11
12

Võ Chí Phước
Nguyễn Thành Trung
Nguyễn Thị Thanh Ngân
Trần Thuý Vy
Nguyễn văn Tên

Lương Thị Tú nguyên

Cầu lông
Cầu lông
Sử
Giải toán qua Internet
Hóa
GDCD

Ba
Ba
Ba
Ba
Khuyến khích
Khuyến khích

Phụ lục 4: BẢNG ĐIỂM
Kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2014-2015
STT
Họ và tên
1 Phạm Thị Ngọc Huyền
2 Lê Thị Ngọc Trâm
3 Nguyễn Hoài Thương

Môn
Chạy cự li 1500m
Sử
Đá cầu

19


Xếp giải
Nhất
Nhì
Ba



×