Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN nâng cao kết quả học tập môn toán lớp 5a trường tiểu học ninh hưng thông qua phương pháp phân tích khi giải bài toán tính diện tích trong chương hình học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.48 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. Tóm tắt đề tài........2
II. Giới thiêu........................................................................................................4
1. Tìm hiểu thực trạng................................................................................4
2. Giải pháp thay thế..................................................................................4
3. Một số nghiên cứu gần đây....................................................................5
4. Vấn đề nghiên cứu..................................................................................5
5. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................5
III. Phương pháp................................................................................................6
1. Khách thể nghiên cứu.............................................................................6
2 .Thiết kế nghiên cứu................................................................................6
3. Quy trình nghiên cứu..............................................................................7
3.1 Chuẩn bị của giáo viên......................................................................7
3.2 Tiến hành dạy thực nghiệm...............................................................7
4. Đo lường và thu thập dữ liệu..................................................................8
4.1 Sử dụng công cụ đo thang đo............................................................8
4.2 Tiến hành kiểm tra và chấm bài.........................................................8
4.3 Kiểm chứng độ giá trị nội dung.........................................................8
4.4 Kiểm chứng độ tin cậy.......................................................................8
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả........................................................9
1. Trình bày kết quả...................................................................................9
2. Phân tích dữ liệu.....................................................................................9
3. Bàn luận...............................................................................................10
V. Kết luận và khuyến nghị.............................................................................11
1. Kết luận................................................................................................11
2. Khuyến nghị.........................................................................................11
Tài liệu tham khảo............................................................................................12
VI. Phụ lục.........................................................................................................13
Phụ lục 1: Kế hoạch dạy học....................................................................13
Phụ lục 2: Đề, thang điểm kiểm tra trước và sau tác động.......................18


Phụ lục 3: Bảng điểm...............................................................................22

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1


Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của
học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên, xã hội
trang bị cho học sinh các phương pháp và kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận
thức. Đặc biệt trong đó môn Toán có vị trí quan trọng nó giúp học sinh Tiểu học
phát triển tư duy, trí tuệ cần thiết trong cuộc sống nhất là khi giải toán hình học
lớp 5 giúp học sinh biết cách vận dụng lý thuyết vào thực hành.
Qua thực tế giảng dạy lớp 5 nhiều năm, chúng tôi nhận thấy khi giải toán
hình học trường hợp đơn giản vận dụng trực tiếp các công thức tính diện tích thì
các em thực hiện tốt. Nhưng với trường hợp phức tạp, việc vận dụng công thức
kết hợp với các bài toán trung gian hoặc các yêu cầu khác thì có rất nhiều em kỹ
năng giải toán còn yếu. Trong đó nhiều em chưa nắm vững phương pháp giải,
chưa biết vận dụng lý thuyết đã học vào thực hành để trình bày bài giải. Do đó
khi gặp bài toán hình học dạng này các em không biết phải làm gì và làm như
thế nào?
Vì vậy giáo viên cần coi trọng khâu tổ chức xây dựng nề nếp học tập,
nghiên cứu chuẩn bị bài, phân tích đề bài, cách trình bày lời giải cho bài
toán,...cũng như chú ý về phương pháp giải toán chứ không phải giải toán cho
học sinh.
Dạy học sinh giải toán hình học là tổ chức các hoạt động tư duy để học sinh
tự khám phá ra các yêu cầu của bài toán, giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh
nêu vấn đề để kích thích các em suy nghĩ đúng hướng trước những yêu cầu của
đề bài toán, biết vận dụng hợp lí những kiến thức đã học để tìm mối liên hệ giữa
điều cho biết và điều cần tìm của bài toán, từ đó tìm được cách giải tối ưu nhất.
Trong các phương pháp giải bài toán hình học thì phương pháp phân tích là

giúp học sinh dễ hiểu, có kỹ năng trình bày chặt chẽ và hiệu quả.
Từ những lý do nêu trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao kết
quả học tập môn toán lớp 5A trường Tiểu học Ninh Hưng thông qua
phương pháp phân tích khi giải bài toán tính diện tích trong chương hình
học”. Với mong muốn giúp các em giải tốt các bài tập trong chương hình học
dạng tính diện tích, nhằm nâng cao chất lượng môn toán.
2


Đề tài này được tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm đối tượng tương đương
(về học lực và hạnh kiểm, độ tuổi, dân tộc) ở hai lớp 5A và lớp 5B trường Tiểu
học Ninh Hưng. Lớp 5A là lớp thực nghiệm, lớp 5B là lớp đối chứng).
Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế ở các tiết 86, 87, 91, 92,
93, 96, 97, 99, 101, 102 ,105, 107, 108, 109. Lớp đối chứng dạy bình thường
trong cùng thời gian và phạm vi trên. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh
hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đạt kết quả học
tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm kiểm tra sau tác động của lớp thực
nghiệm có giá trị trung bình là 8,13. Điểm kiểm tra sau tác động của lớp đối
chứng là 6,69 kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,0001< 0,05 thể hiện sự
khác biệt lớn hơn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Điều đó chứng tỏ việc sử dụng phương pháp phân tích trong hướng dẫn học sinh
giải toán hình học đã nâng cao kết quả học tập cho học sinh rõ rệt.

3


II. GIỚI THIỆU
Trong chương trình môn toán lớp 5 thì chương hình học dạng tính diện tích
là gây không ít khó khăn cho học sinh. Để giúp học sinh có được phương pháp
giải bài toán hình học, trước hết giáo viên cần phải có phương pháp hướng dẫn

học sinh hiểu thấu đáo và biết phân tích kỹ đề toán trước khi giải. Trên cơ sở
đó, giáo viên tìm cách giúp đỡ các em vận dụng những kiến thức đã học để vận
dụng vào cách trình bày lời giải bài toán một cách hoàn chỉnh. Trong các
phương pháp giải toán chúng tôi thấy việc giải một bài toán hình học bằng
phương pháp "Phân tích" là phương pháp giúp học sinh dễ hiểu, có kỹ năng giải
toán có hệ thống và hiệu quả nhất.
1. Tìm hiểu hiện trạng.
Qua thực tế giảng dạy, dự giờ thăm lớp ở các đồng nghiệp và theo dõi quá
trình học tập của học sinh chúng tôi nhận thấy:
+ Đối với giáo viên: Do sợ mất nhiều thời gian, nên giáo viên chưa chú
trọng đến phương pháp phân tích kỹ đề toán trước khi giải, thường bằng lòng
khi tìm ra một cách giải nào đó, chưa hướng dẫn học sinh tìm ra nhiều cách giải
khác hay hơn, ngắn gọn hơn, kết quả là các em biết làm bài nhưng chưa hiểu sâu
sắc về bài mình vừa làm.
+ Đối với học sinh: Chúng tôi nhận thấy các em chưa có phương pháp
học tập đúng, các em học chưa chắc chắn những điều cần ghi nhớ như quy tắc,
công thức tính diện tích, các hình đã học. Các em không đọc kỹ đề bài chưa biết
suy nghĩ, phân tích đề bài cho biết gì, hỏi gì, không vận dụng được kiến thức
vào giải bài tập có liên quan về hình học. Dẫn đến thực hiện giải toán không đạt
kết quả cao.
2. Giải pháp thay thế.
Phân tích là phương pháp dùng lập luận để đi từ vấn đề cần tìm tới vấn đề
đã cho trong bài toán. Trong quá trình thực hiện phương pháp này học sinh phải
trả lời được các câu hỏi: Bài toán cho chúng ta biết điều gì? Bài toán yêu cầu
chúng ta tìm gì? Nên tìm điều gì trước trong bài toán? Đây là dạng toán gì?...

4


Phương pháp phân tích luôn có tác động gợi mở, tác động mạnh đến tư

duy của học sinh (năng lực phân tích-tổng hợp). Từ đó giúp các em hệ thống và
nhớ được các kiến thức liên quan đã học trước đó. Trong quá trình giải toán các
em vừa tìm lời giải, đáp số vừa có dịp ôn lại kiến thức mình đã học. Do đó khi
dựa vào phương pháp phân tích học sinh sẽ hiểu bài và trình bày bài toán chặt
chẽ hơn.
Tóm lại thông qua phương pháp phân tích giúp học sinh giải toán dạng
tính diện tích sẽ nâng cao được kết quả học tập môn toán.
3. Một số nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài.
Sáng kiến kinh nghiệm: "Nâng cao kết quả học tập môn toán lớp 5 thông
qua phương pháp tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng" của cô Phạm Thị Mỹ Hạnh, Lý
Nhựt Hằng Trường Tiểu học Ninh Hưng.
4. Vấn đề nghiên cứu.
Việc áp dụng phương pháp phân tích hướng dẫn học sinh giải toán
chương hình học dạng tính diện tích có nâng cao kết quả học tập môn toán của
học sinh lớp 5 không?
5. Giả thuyết nghiên cứu.
Có. Sử dụng phương pháp phân tích trong dạy học sẽ làm nâng cao kết
quả học tập môn toán ở chương hình học dạng tính diện tích cho học sinh lớp 5
trường Tiểu học Ninh Hưng.

5


III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu:
- Giáo viên:
+ Cô Nguyễn Thị Khuông dạy môn toán lớp 5A lớp thực nghiệm, trực
tiếp thực hiện việc nghiên cứu.
- Thầy Trần Việt Phi Phó Hiệu trưởng chuyên môn Trường Tiểu học
Ninh Hưng tham gia thực hiện việc nghiên cứu.

+ Cô Phạm Thị Mỹ Hạnh dạy toán lớp 5B lớp đối chứng.
- Học sinh: Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp 5 Trường Tiểu học
Ninh Hưng, lớp 5A (gồm 32 em – là nhóm thực nghiệm) và lớp 5B (gồm 32 em
- là lớp đối chứng vì các nhóm đối tượng này tương đồng về trình độ (kết quả
năm học 2013 – 2014) với số lượng, chất lượng học tập tương đương nhau và
cùng là dân tộc Kinh, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1: Bảng tương quan giữa hai nhóm:
Các
thông tin
Lớp 5A
Lớp 5B

Học sinh các nhóm
Số
Dân tộc
lượng
32
32

kinh
32
32

Học lực
Giỏi Khá
15
15

10
10


TB

Hạnh Kiểm
Yếu THĐĐ THCĐĐ

7
7

0
0

32
32

0
0

- Về thái độ học tập: Tất cả các em ở hai lớp đều tích cực và tự giác.
- Về thành tích học tập: Hai lớp tương đương về điểm số.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Cho học sinh của hai lớp 5A và 5B làm bài kiểm tra trước tác động rồi
chọn hai nhóm đối tượng tương đương - Nhóm học sinh lớp 5A là nhóm thực
nghiệm, nhóm học sinh lớp 5B là lớp đối chứng. Tôi dùng phương pháp kiểm
chứng T- test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của
hai nhóm trước khi tác động kết quả.
Bảng 2: Bảng kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương trước
tác động.
Lớp 5A (thực nghiệm)


Lớp 5B (đối chứng)
6


Điểm trung bình
6,17
6,06
Kiểm chứng T-Test độc lập P
P = 0,76 > 0,05
Do p = 0,76 > 0,05 từ đó kết luận điểm số trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng tác động là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
Bảng 3: Bảng thiết kế nghiên cứu kiểm tra trước tác động và sau tác
động đối với các nhóm tương đương.
Nhóm

KT trước TĐ

Thực nghiệm
(Lớp 5A)

Tác động
Dạy học có sử dụng

6,17

phương pháp phân tích

Đối chứng
(Lớp 5B)


KT sau TĐ
8,13

Dạy học không có sử dụng
6,06

phương pháp phân tích.

6,69

Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu.
3.1. Chuẩn bị của giáo viên:
Thiết kế bài dạy có sử dụng phương pháp phân tích đối với nhóm thực
nghiệm lớp 5A.
Thiết kế bài dạy không có sử dụng phương pháp phân tích đối với nhóm
đối chứng lớp 5B.
3.2 Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan, cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực hiện
Ngày dạy
22/12/2014
23/12/2014
24/12/2014
25/12/2014
29/12/2014
06/01/2015


Lớp
5A
5A
5A
5A
5A
5A

Tiết theo PPCT
86
87
91
92
93
96

Bài tập
BT 1/SGK/88
BT 1, 3/SGK/88
BT 1, 2/SGK/93, 94
BT 1, 3/SGK/94
BT 1, 2/SGK/95
BT 1, 2, 3/SGK/100
7


07/01/2015
09/01/2015
12/01/2015
13/01/2015

16/01/2015
20/01/2015
21/01/2015
22/01/2015

5A
5A
5A
5A
5A
5A
5A
5A

97
99
101
102
105
107
108
109

BT 1, 2/SGK/100
BT 3/SGK/101
BT 1/SGK/104
BT 1/SGK/105
BT 1/SGK/110
BT 1,2/SGK/111
BT 1/SGK/112

BT 1,3/SGK/113,114

4. Đo lường và thu thập dữ liệu.
4.1 Sử dụng công cụ đo, thang đo: Bài kiểm tra viết của học sinh.
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra thời gian 40 phút, thực hiện để
kiểm tra chung cho học sinh hai lớp.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong bài có sử dụng
phương pháp phân tích 40 phút, thực hiện để kiểm tra chung cho học sinh hai
lớp.
4.2 Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Ra đề kiểm tra: Đề kiểm tra và đáp án có lấy ý kiến đóng góp của giáo
viên cùng khối để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với trình độ của học sinh lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).
Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó tiến hành
chấm bài theo đáp án đã được xây dựng.
4.3 Kiểm chứng độ giá trị nội dung:
Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên
trực tiếp dạy chấm bài hai lớp thực nghiệm (lớp 5A) và lớp đối chứng (lớp 5B).
Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu:
+ Về nội dung đề bài: Phù hợp với trình độ của học sinh lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng. Các câu hỏi có phản ánh các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
+ Về kết quả: Lớp thực nghiệm có điểm trung bình là 8,13 lớp đối chứng
có điểm trung bình là 6,69 thấp hơn lớp thực nghiệm là 1,44. Điều đó chứng tỏ
lớp thực nghiệm có sử dụng phương pháp phân tích trong dạy học có kết quả cao
hơn.
8


4.4 Kiểm chứng độ tin cậy:
Bài kiểm tra trước và sau tác động do chúng tôi tự thiết kế. Chúng tôi tiến

hành kiểm chứng độ tin cậy bằng công thức Spearman-Brown kết quả như sau:
Trước tác động: Nhóm ĐC là rSB = 0,79 > 0,7; nhóm TN là rSB = 0,73 >
0,7 là dữ liệu đáng tin cậy.
Sau tác động: Nhóm ĐC là r SB = 0,76 > 0,7; nhóm TN là rSB = 0,75 > 0,7
là dữ liệu đáng tin cậy.

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ.
1. Trình bày kết quả:
Trước tác động
Thực
Đối chứng
nghiệm
(Lớp 5B)
(Lớp 5A)

Sau tác động
Thực nghiệm

Đối chứng

(Lớp 5A)

(Lớp 5B)

Mốt

6

7


10

5

Trung vị

6

6

8

6,5

Giá trị trung bình

6,17

6,06

8,13

6,69

Độ lệch chuẩn

1,52

1,26


1,40

1,55

Giá trị P của T- test
Lệch GT- TB (SMD)

P1 = 0,76

P 2 = 0,0001
0,93

2. Phân tích dữ liệu:
* Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương trước tác động:
9


Với kết quả P1 = 0,76 > 0,05 chứng tỏ sự chênh lệch điểm số trung bình
cộng trước tác động của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý
nghĩa nên có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Hai nhóm được coi là tương đương.
* Phân tích dữ liệu và kết quả sau tác động:
Với kết quả P2 = 0,0001 < 0,05 chứng tỏ sự chênh lệch giữa điểm trung
bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch
kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên
mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn
SMD =

8,13 − 6,69
= 0,93

1,55

Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có sử dụng phương
pháp phân tích của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Nâng cao kết quả học tập môn toán lớp 5A
trường Tiểu học Ninh Hưng thông qua phương pháp phân tích khi giải bài
toán tính diện tích trong chương hình học” đã được kiểm chứng.

* Biểu đồ so sánh kết quả điểm trung bình giữa hai lớp trước và sau tác
động:

1
0


3. Bàn luận:
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm số trung
bình là 8,13, kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng có điểm
trung bình là 6,69. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,44. Điều đó cho
thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ
rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình của hai bài kiểm tra là SMD = 0,93. Điều
này chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai lớp là p =
0.0001 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động.
Tác động là do có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh yếu,
trung bình, khá. Số học sinh yếu giảm nhiều, số học sinh khá tăng đáng kể. Đặc
biệt các em biết trình bày một bài toán rõ ràng.
* Hạn chế:

Sử dụng phương pháp phân tích đòi hỏi học sinh phải tư duy cao. Để giúp
học sinh làm quen và rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp phân tích
tốt, giáo viên cần kiên trì rèn cho học sinh thói quen đọc kỹ đề, phân tích đề toán
1
1


xác định yếu tố đã biết, yếu tố cần tìm, công thức áp dụng, quy tắc số học có liên
quan, các bước tiến hành giải để trình bày bài toán không mất thời gian.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Việc sử dụng phương pháp phân tích vào dạy học trong chương hình học
lớp 5, dạng tính diện tích ở trường Tiểu học Ninh Hưng đã nâng cao kết quả học
tập phân môn hình học của học sinh một cách rõ rệt. Điều quan trọng trước hết
là giáo viên luôn quan tâm kết quả học tập kiên trì giúp các em nắm vững các
công thức tính chu vi, diện tích,... của hình đã học, các quy tắc cơ bản của các
phép tính số học và có kỹ năng vận dụng chúng thành thạo.
Với mỗi bài toán cụ thể cần xác định rõ các yếu tố đã biết, yếu tố cần tìm,
công thức áp dụng, các quy tắc số học liên quan, các bước tiến hành giải,…
Học sinh có phương pháp học tập chủ động tích cực, phương pháp suy
nghĩ có căn cứ, các em tự giác trong học tập. Đặc biệt học sinh biết phân tích đề
bài và biết sử dụng kiến thức đã học trình bày một bài toán hình học rõ ràng đầy
đủ. Từ đó học sinh tự tin hơn trong học tập, tích lũy những hiểu biết cần thiết
cho cuộc sống và học tập của các em.
Trong quá trình quản lý, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đã có những chỉ
đạo tích cực về chuyên môn nhằm nâng cao nghiệp vụ tay nghề giáo viên như tổ
chức dạy chuyên đề, thường xuyên dự giờ thăm lớp giúp đỡ giáo viên và học
sinh để có biện pháp uốn nắn kịp thời.
2. Khuyến nghị.
Đối với cấp lãnh đạo: cần quan tâm nhân rộng giải pháp này.

Đối với giáo viên: thường xuyên vận dụng phương pháp này trong giải
toán hình học dạng tính diện tích.
Từ kết quả của đề tài chúng tôi mạnh dạn chia sẻ với các bạn đồng
nghiệp, rất mong sự quan tâm và hưởng ứng của các bạn đồng nghiệp.

Chà Là, ngày 10 tháng 3 năm 2015
1
2


Người thực hiện

Nguyễn Thị Khuông
Trần Việt Phi

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ Giáo dục
và Đào tạo-Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Tài liệu tập huấn “Bài giảng phương pháp nghiên cứu sư phạm ứng
dụng".
3. Sách “Toán lớp 5, Bài tập toán 5” của Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Sách giáo viên lớp 5 Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Mạng Internet.

1
3


VI. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kế hoạch dạy học.

TUẦN 19.
TIẾT 93:

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
1.1 Kiến thức: Củng cố kỹ năng tính diện tích hình tam giác vuông,
hình thang và giải toán liên quan đến diện tích.
1.2 Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết cách tính diện tích hình tam giác
vuông, diện tích hình thang. Bước đầu tập suy luận và rèn kỹ năng tính toán.
1.3 Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác khi tính diện tích hình
tam giác, hình thang.
1
4


II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập và vẽ hình BT2, BT3 chuẩn bị sẵn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập của tiết trước.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bảng con.
- Giáo viên sửa bài, nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài.
- Giáo viên: Trong tiết toán này chúng ta làm các bài tập củng cố kỹ
năng tính diện tích hình tam giác, hình thang và giải toán liên quan.
- Học sinh lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

+ Hoạt động 1: Bài tập 1 SGK/95
Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng công thức tính diện tích hình tam giác
và củng cố kỹ năng tính toán trên các phân số, số thập phân.
Tiến hành:
Giáo viên đính bảng phụ có ghi nội dung bài toán.
*Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán:
- Yêu cầu 2 học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn học sinh phân tích tìm hiểu nội dung bài tập.
- Giáo viên hỏi: Bài toán cho biết gì? (Có 3 hình tam giác vuông có độ
dài 2 cạnh góc vuông cho trước).
- Mỗi hình lần lượt có độ dài 2 cạnh là bao nhiêu? (a/ 3cm và 4cm; b/
2,5m và 1,6m; c/

2
1
dm và dm)
5
6

- Bài toán yêu cầu gì? (Tính diện tích các hình tam giác vuông đó).
- Giáo viên dùng thước gạch chân dưới yêu cầu của bài tập cho học sinh
dễ hiểu bài.
1
5


- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tam giác? (lấy độ
dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2).
- Yêu cầu học sinh tự vận dụng quy tắc để giải bài tập.
- Cả lớp làm bài vào vở nháp.

- Giáo viên theo dõi học sinh làm bài
- 3 học sinh làm bảng nhóm mỗi em một câu.
- Cá nhân trình bày bảng nhóm ở trước lớp.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung bài cá nhân trình bày.
- Giáo viên chốt ý bài tập.
Bài giải
Diện tích hình tam giác vuông là:
a/

3× 4
= 6 (cm2)
2

b/

2,5 × 1,6
= 2 (m2)
2

2 1
×
c/ 5 6 = 1 (dm2)
2
30

Đáp số: a/ 6 cm2
b/ 2 cm2
c/

.


1
dm2
30

+ Hoạt động 2: Bài tập 2 SGK/95
Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng công tức tính diện tích hình thang vào
giải bài toán và biết phân tích tổng hợp.
Tiến hành:
*Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 ở Sách giáo khoa.
- Cả lớp lắng nghe và theo dõi.
- Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu bài qua hình vẽ giáo viên đã chuẩn bị
sẵn ở bảng phụ.
1
6


A

1,6dm

B

1,2dm
D

H

E 1,3 dm C

2,5dm

- Giáo viên gọi học năng khiếu đặt câu hỏi để cả lớp cùng phân tích đề
bài:
- Bài toán cho biết gì? (Hình thang có độ dài cho trước, chiều cao, độ dài
mỗi cạnh đáy,…)
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? (Diện tích của hình thang ABCD lớn
hơn diện tích hình tam giác BEC bao nhiêu đề xi mét vuông?
- Bài toán thuộc dạng nào? (Tính diện tích hình thang)
- Để giải được bài toán này trước tiên chúng ta cần làm gì? (Tìm diện
tích của hình thang ABED, độ dài cạnh CD, diện tích hình tam giác BEC).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- Giáo viên kiểm tra một số tập nhận xét bài làm của học sinh.
- 1 học sinh làm bảng nhóm.
- Học sinh trình bày bài làm ở bảng nhóm.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Giáo viên chốt lại bài giải.
Bài giải
Diện tích hình thang ABED là:
(1,6 + 2,5) × 1,2
= 2,46 (dm2)
2

Chiều dài cạnh CD là:
2, 5 + 1,3 = 3,8 (dm2)
Diện tích hình thang ABCD là:

1
7



(1,6 + 3,8) × 1,2
= 3,24 (dm2)
2

Diện tích hình tam giác BEC là:
3, 24 - 2,46 = 0,78 (dm2)
Diện tích hình thang ABED lớn hơn diện tích hình tam giác BEC là:
2, 46 - 0,78 = 1,68 (dm2)
Đáp số: 1,68 (dm2)
+ Hoạt động 3: Bài tập 3 SGK/95 (Bài tập phát triển học sinh năng
khiếu)
Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng công tức tính diện tích hình thang vào
giải bài toán
Tiến hành:
*Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 ở Sách giáo khoa.
- Cả lớp lắng nghe và theo dõi.
- Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu bài qua hình vẽ giáo viên đã chuẩn bị
sẵn ở bảng phụ.

50m

40m
70m
- Giáo viên đặt câu hỏi phân tích đề bài.
- Bài toán cho biết gì? (Trên một mảnh vườn hình thang như hình vẽ).
- Bài toán cho biết thêm gì nữa? (Người ta sử dụng 30% diện tích để
trồng đu đủ và 20% diện tích để trồng chuối)

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? (Hỏi có thể trồng được bao nhiêu
cây đu đủ, biết rằng mỗi cây đu đủ cần 1,5 m2 và số cây chuối trồng nhiều hơn
cây đu đủ là bao nhiêu cây biết rằng trồng cây chuối cần 1m2?)
1
8


- Bài toán thuộc dạng nào? (Tính diện tích hình thang)
- Để giải được bài toán này trước tiên chúng ta cần làm gì? (Tìm diện
tích mảnh vườn hình thang).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
- Cả lớp tính nhẩm vào vở nháp.
- 2 học sinh thi đua làm ở bảng lớp.
- Học sinh nêu cách làm.
- Cả lớp nhận xét cách làm bài và trình bày ở bảng lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Nhận xét tuyên dương.
- Giáo viên chốt lại bài giải.

Bài giải
a/ Diện tích mảnh vườn hình thang là:
(50 + 70) × 40
= 2400 (m2)
2

Diện tích trồng cây đu đủ là:
2400 x 30 : 100 = 720 (m2)
Số cây đu đủ trồng được là:
720 : 1,5 = 480 (cây)
b/ Diện tích trồng cây chuối là:

2400 : 100 x 25 = 600(m2)
Số cây chuối trồng được là:
600 : 1 = 600 (cây)
Số cây chuối trồng được nhiều hơn cây đu đủ là:
600 - 480 = 120 (cây)
Đáp số: a/ 480 cây.
b/ 120 cây.
1
9


* Hoạt động nối tiếp:
- Củng cố nội dung bài học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tích hình thang,
hình tam giác.
- Giáo dục học sinh thông qua bài học.
- Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:

2
0


Phụ lục 2: Đề, thang điểm kiểm tra trước và sau tác động.
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG.
* ĐỀ:
Bài 1: (2 điểm) Người ta làm một cái hộp bằng tôn (không có nắp) dạng
hình lập phương có cạnh 10cm. Tính diện tích tôn cần dùng để làm hộp (không
tính mép hàn).
Bài 2: (2 điểm) Tính diện tích hình tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc

vuông lần lượt là
a) 35cm và 15cm
b) 3,5 m và 15dm
Bài 3: (3 điểm)
Tính diện tích của một hình chữ nhật có chu vi là 32 cm, chiều dài hơn
chiều rộng là 2cm.
Bài 4: (3 điểm) Tính diện tích hình tròn có đường kính d:
a/. d = 6cm

b/. d = 0,5m

* ĐÁP ÁN:
Bài 1:

Bài giải
Diện tích tôn cần dùng là:
10 x 10 x 5 = 500 (cm2)
Đáp số: 500cm2

Bài 2:

(0,5 điểm)
(1 điểm)
(0,5 điểm)

Đổi: 15dm = 1,5m

Hoặc đổi 3,5m = 35dm
Bài giải
a) Diện tích hình tam giác vuông là:

35 × 15
= 262,5 (cm2)
2

(0,25 điểm)
(0,75 điểm)

b) Diện tích hình tam giác vuông là: (0,25 điểm)
2
1


1,5 × 3,5
= 2,625 (m2)
2

(0,75điểm)

Hoặc đổi 3, 5m = 35dm
35 × 15
= 262,5 dm2
2

Đáp số: a) 262,5 cm2
b) 262,5 dm2
Bài 3:
Bài giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
32 : 2 = 16 (cm)


(0,25 điểm)
(0,5 điểm)

Chiều dài hình chữ nhật là:

(0,25 điểm)

(16 +2) : 2 = 9 (cm)

(0,5 điểm)

Chiều rộng hình chữ nhật là:

(0,25 điểm)

9 - 2 = 7 (cm)

(0,5 điểm)

Diện tích hình chữ nhật là:
9 x 7 = 63 (cm2)

(0,25 điểm)
(0,5 điểm)

Đáp số: 63 (cm2).
Bài 4:
Bài giải
a/ Diện tích hình tròn có đường kính 6cm là:
6 x 6 x 3,14 =113,04 (cm2)

b/ Diện tích hình tròn có đường kính 0,5m là:
0,5 x 0,5 x 3,14 = 0,785 (m2)

(0,5 điểm)
(1 điểm)
(0,5 điểm)
(1 điểm)

Đáp số: a/ 113,04 cm2
b/ 0,785 m2

2
2


ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
* ĐỀ:
Bài 1: (2 điểm) Tính diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh
2m 5dm?
Bài 2: (2 điểm) Một hình lập phương có cạnh là 1,5m. Tính diện một mặt
và thể tích của hình lập phương đó.
Bài 3: (3 điểm) Người ta làm một cái hộp bằng bìa dạng hình hộp chữ
nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 12cm. Tính diện tích bìa
dùng để làm cái hộp đó. (Không tính mép dán).
Bài 4: (3 điểm) Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m,
chiều rộng 3,6m và chiều cao 3,8m. Người ta muốn quét vôi các bức tường xung
quanh và trần của căn phòng đó. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét
vuông, biết tổng diện tích các cửa bằng 8m2? (Chỉ quét vôi bên trong phòng).
* ĐÁP ÁN:
Bài 1:

Bài giải
Đổi: 2m 5dm = 2,05m
Diện tích một mặt của hình lập phương là:

(0,25 điểm)

2,05 x 2,05 = 4, 2025 (m2)

(0,75 điểm)

Diện tích xung quanh của hình lập phương là: (0,25 điểm)
4,2025 x 4 = 16,81(m2)

(0,75 điểm)

Đáp số: 16,81m2,
Bài 2:

Bài giải

Diện tích một mặt của hình lập phương đó là: (0,25 điểm)
1,5 x 1,5 = 2,25 (m2)
Thể tích của hình lập phương đó là:

(0,75 điểm)
(0,25 điểm)
2
3



1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)

(0,75 điểm)

Đáp số: 2,25cm2 ; 3,375m3

2
4


Bài 3:
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
(25 + 16) x 2 x 12 = 984 (cm2)

(0,5 điểm)
(1 điểm)

Diện tích bìa dùng làm hộp là:

(0,5 điểm)

984 + (25 x 16) x 2 = 1784 (cm2)

(1 điểm)

Đáp số: 1784 (cm2)
Bài 4:
Bài giải
Diện tích xung quanh của căn phòng là: (0, 25 điểm)

(6 + 3,6) x 2 x 3,8 = 72,96 (m2 )

(0,75 điểm)

Diện tích trần của căn phòng là:

(0, 25 điểm)

6 x 3,6 = 21,6 (m2)

(0,75điểm)

Diện tích cần quét vôi là:

(0, 25 điểm)

(72,96 + 21,6) - 8 = 86,56 (m2)

(0,75 điểm)

Đáp số: 86,56 m2

2
5


×