Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN ứng dụng phần mềm violet vào trong soạn giảng nhằm nâng cao chất lượng môn âm nhạc lớp 6a5 trường trung học cơ sở bàu năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.47 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. Tóm tắt đề tài …………………………………………………………... 2
2. Giới thiệu………………………………………………………………. 4
3. Phương pháp …………………………………………………………… 7
3.1.Khách thể nghiên cứu ……………………………………………

7

3.2.Thiết kế nghiên cứu …………………………………….................. 7
3.3.Qui trình nghiên cứu………………………………………………. 9
3.4.Đo lường và thu thập dữ liệu………………………………………...12
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận, kết quả………………………………… 13
5. Kết luận và kiến nghị………………………………………………….. 15

Trang 1


1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà khoa học kỹ thuật đang vươn tới
những đỉnh cao chưa từng có trong lịch sử. Công nghệ thông tin đã có một vai
trò không nhỏ trong việc phát triển của khoa học kỹ thuật, tác động tới mọi lĩnh
vực trong đời sống xã hội, với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin đã
mang lại những thành tựu to lớn. Ở Việt Nam nói chung và trong Ngành giáo
dục nói riêng việc sử dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ cập và mang tính
thường nhật. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hóa quá trình học
tập của học sinh. Để thực hiện được điều này ngoài sự nghiên cứu về phương
pháp truyền giảng thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công
nghệ, các phần mềm hổ trợ để giúp ích cho việc giảng dạy trở nên hấp hẫn và
mang tính chuyên nghiệp hơn. Vì vậy việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học là một yêu cầu quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy


học. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã đem đến nhiều lợi ích mà
cụ thể là kết quả học tập của học sinh? Học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một
cách trực quan hơn, phương pháp phân tích rõ ràng hơn và nhiều nội dung hơn.
Với bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc
trường trung học cơ sở, tôi luôn không ngừng suy nghĩ, tìm tòi những phương
pháp phù hợp để nâng cao chất lượng bộ môn, ngoài ra làm thế nào để tạo cho
các em hứng thú và yêu thích môn học, phát triển năng lực trí tuệ, thẫm mỹ
thông qua môn học của mình. Ngoài những hình thức tổ chức lớp học tích cực
tôi tiếp thu được từ các buổi tập huấn, tham dự các tiết dạy giáo viên giỏi, các
tiết thao giảng, tham khảo đồng nghiệp tôi nhận thấy khi các em được học tiết
giáo án điện tử thì các em rất hào hứng, tích cực trong học tập.
Như chúng ta đã biết hiện nay có rất nhiều phần mềm để hổ trợ cho giáo viên
trong việc soạn giảng như: phần mềm Powerpoint, phần mềm MindMap, phần
mềm LectureMaker, phần mềm E-learning, phần mềm Violet... Bản thân tôi đã
trải nghiệm trong quá trình soạn giảng, tôi nhận thấy phần mềm Violet dễ sử
dụng và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài
Trang 2


nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng “Ứng dụng phần mềm Violet vào trong
soạn giảng nhằm nâng cao chất lượng môn Âm nhạc lớp 6A5 trường Trung học
cơ sở Bàu Năng”.
Trong bộ môn Âm nhạc nếu giáo viên giảng dạy lựa chọn phương pháp cổ
điển là truyền miệng, giảng chép hoặc tích cực hơn là sử dụng các câu hỏi gợi
mở, các hình ảnh tĩnh minh họa để dẫn dắt vấn đề, kể cả một vài bài hát minh
họa nhưng việc tiếp thu bài của học sinh sẽ rất hạn chế và không hứng thú học
tập. Với phương pháp này, học sinh sẽ rất khó nhớ được các nội dung kiến thức,
việc tiếp thu bài của các em sẽ gặp nhiều khó khăn, có nhiều học sinh mặc dù rất
yêu bộ môn Âm nhạc nhưng các em sẽ không khắc sâu và khó nhớ những kiến
thức các em vừa học.

Giải pháp của tôi là sử dụng phần mềm Violet để soạn giảng trình chiếu (đưa
những hình ảnh, clip video, chỉnh sửa, xóa tư liệu, tạo các hiệu ứng hình ảnh,
văn bản) phù hợp với nội dung bài dạy giúp cho bài giảng thêm phong phú, sinh
động và hấp dẫn hơn từ đó chất lượng học tập ngày càng được nâng cao.
Sử dụng phần mềm trình chiếu Violet 1.7, nghiên cứu được tiến hành trên hai
nhóm tương đương là hai lớp 6A5, 6A2 trường trung học cơ sở Bàu Năng. Lớp
thực nghiệm là lớp 6A5 được thực hiện giải pháp thay thế sử dụng phần mềm
Violet vào trong soạn giảng khi dạy phân môn Âm nhạc thường thức ở các tiết
sau:
Tiết 11: Tập đọc nhạc: TĐN số 4
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên đàng
Tiết 15: Ôn tập bài hát: Đi cấy
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5
Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
Lớp đối chứng là lớp 6A2 giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Kết quả
cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp
thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn so với đối chứng.
Trang 3


Kết quả kiểm chứng khi bình phương cho thấy: trước tác động là p= 0,6587
> 0,001, sau tác động là p= 0,0007 < 0,001, p sau tác động có ý nghĩa là có sự
khác biệt giữa đánh giá lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh
rằng việc sử dụng phần mềm Violet vào trong soạn giảng làm nâng cao kết quả
học tập môn Âm nhạc lớp 6A5 trường Trung học cơ sở Bàu Năng.
2. GIỚI THIỆU
Môn Âm nhạc gồm ba phân môn như: Học hát, Nhạc lí - Tập đọc nhạc, Âm
nhạc thường thức. Đối với phân môn Học hát, Nhạc lí - Tập đọc nhạc thì các em
dễ nắm bắt và thực hiện tốt, còn phân môn Âm nhạc thường thức đây là phân
môn các em ít ghi nhớ kiến thức và không hứng thú khi học phân môn này. Ở

lớp 6 các em sẽ hiểu biết một số danh nhân âm nhạc thế giới, một số nhạc sĩ Việt
Nam có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc cách mạng, được nghe giới thiệu về
dân ca Việt Nam. Biết được một số nhạc cụ dân tộc phổ biến… Qua đó giúp học
sinh bước đầu có hiểu biết, định hướng về thị hiếu âm nhạc cũng như những
kiến thức mang tính thường thức âm nhạc.
Sách giáo khoa phân môn Âm nhạc thường thức thông tin các nhạc sĩ rất hạn
chế, hình ảnh kích cỡ nhỏ, không có màu sắc, băng đĩa các bài hát trong chương
trình chỉ là đĩa CD...Vì thế khi sử dụng công nghệ tiên tiến của máy vi tính và
máy chiếu đã tạo ra những hình ảnh rực rỡ, những video clip bài hát sinh động,
những clip video về các loại nhạc cụ dân tộc...để cho học sinh cảm nhận hết
những cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật Âm nhạc, tạo được hứng thú cho học
sinh từ đó chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao.
Tại trường trung học cơ sở Bàu Năng hiện nay giáo viên giảng dạy bằng giáo
án điện tử mỗi học kì 2 tiết, vì trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế, chỉ có
khoản 15/45 giáo viên biết sử dụng phần mềm Violet vào trong soạn giảng,
nhưng chủ yếu mới dừng lại biết trình chiếu kênh chữ, kênh hình, chưa khai thác
triệt để hết các hình ảnh động, các clip video trên mạng internet để phục vụ cho
bài giảng có chất lượng tốt nhất.

Trang 4


2.1. Hiện trạng
Qua dự giờ thăm lớp và khảo sát trước tác động, tôi nhận thấy khi dạy
phân môn Âm nhạc thường thức giáo viên giảng dạy lựa chọn phương pháp cổ
điển là giảng chép. Giáo viên đặt câu hỏi học sinh trả lời xoay quanh nội dung
sách giáo khoa, sau đó cho học sinh ghi bài và cho nghe một số bài hát của các
nhạc sĩ trong phân môn Âm nhạc thường thức. Với phương pháp này, học sinh
sẽ rất khó nhớ được các nội dung kiến thức, việc tiếp thu bài của các em sẽ gặp
nhiều khó khăn và không có hứng thú khi học phân môn này. Với công nghệ

tiên tiến của máy tính và máy chiếu projecter đã tạo ra những hình ảnh màu rực
rỡ sinh động, các em sẽ được nghe, nhìn và cảm nhận trọn vẹn các tác phẩm của
các nhạc sĩ để góp phần nâng cao chất lượng công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học
trong nhà trường, từ đó kết quả học tập của các em ngày càng được nâng cao.
2.2. Nguyên nhân
Do quan niệm của một số bậc phụ huynh và học sinh xem đây là bộ môn
phụ không quan tâm đến việc học, các em thường không chuẩn bị bài.
Giáo viên ít đầu tư sưu tầm cho bài giảng.
Giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học còn dạy học theo kiểu
truyền miệng, đọc chép.
Học sinh thiếu các thông tin, tư liệu bằng hình ảnh.
Nội dung sách giáo khoa còn ít thông tin.
2.3.Giải pháp thay thế
Giáo viên sử dụng triệt để công cụ hổ trợ từ phần mềm Violet vào trong
soạn giảng phân môn Âm nhạc thường thức. Giáo viên sưu tầm các tư liệu, các
hình ảnh, các clip bài hát liên quan đến bài học trên các webside,
baigiangdientubachkim.com, các trang trên internet…Ngoài ra giáo viên còn sử
dụng phần mềm Encore 5.0.2 (Phần mềm chép và soạn nhạc) để giáo viên soạn
bài hát, bài Tập đọc nhạc đưa vào bài giảng.

Trang 5


Như chúng ta đã biết hiện nay đổi mới phương pháp dạy học trong đó có
ứng dụng công nghệ thông tin và đã có nhiều bài viết, nhiều đề tài được trình
bày như:
Bài Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng công nghệ thông tin đối với
người giáo viên của tác giả Đào Thái Lai. Viện khoa học giáo dục Việt Nam.
Đề tài Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của thầy
Nguyễn Văn Sang Trường tiểu học Mỹ Hòa 2 Đồng Tháp.

Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của
cô Trần Hồng Vân Trường Cát Linh, Hà Nội…
Các đề tài trên đều đề cập đến về việc sử dụng công nghệ thông vào bài
giảng chưa có đề tài nào đi sâu về việc ứng dụng phần mềm Violet để soạn
giảng trong dạy học.
Khi học phân môn Âm nhạc thường thức. thì các em sẽ được nhìn thấy
những hình ảnh các nhạc sĩ, các loại nhạc cụ về cấu tạo, hình dáng, màu sắc
cũng như nghe được âm thanh sống động của từng loại nhạc cụ, các em sẽ được
xem những clip video bài hát sinh động, hấp dẫn…sau đó giáo viên kết hợp đưa
các câu hỏi để học sinh nhận biết nhanh hơn và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
Vấn đề nghiên cứu
Việc ứng dụng phầm mềm Violet vào việc soạn giảng bộ môn Âm nhạc có
làm nâng cao chất lượng bộ môn cho học sinh lớp 6A5 trường trung học cơ sở
Bàu Năng không ?
Giả thuyết nghiên cứu
Việc ứng dụng phầm mềm Violet vào việc soạn giảng bộ môn Âm nhạc có
làm nâng cao chất lượng bộ môn cho học sinh lớp 6A5 trường trung học cơ sở
Bàu Năng.

Trang 6


3. PHƯƠNG PHÁP
3.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu được sử dụng thực hiện nghiên cứu đề tài là học
sinh lớp 6A5 và lớp 6A2 trường Trung học cơ sở Bàu Năng, vì các đối tượng
này có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về cả
phía đối tượng học sinh và giáo viên.
Học sinh
Hai lớp được chọn nghiên cứu là lớp 6A5 và lớp 6A2, là hai lớp có những

điểm tương đồng về trình độ, số lượng, độ tuổi,…
Bảng giới tính và thành phần dân tộc của học sinh hai lớp
Trường THCS Bàu Năng
Lớp

Số HS

Nam

Nữ

Dân tộc Kinh

6A5

43

24

19

43

6A2

43

24

19


43

Ý thức học tập của học sinh ở hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, tích cực,
chủ động tham gia học tập. Bên cạnh đó cả 2 lớp vẫn còn nhiều học sinh còn thụ
động, ít tham gia vào hoạt động chung của lớp.
Giáo viên
Giáo viên thực hiện nghiên cứu là Trần Thị Kim Phụng là giáo viên trực
tiếp giảng dạy cả hai lớp 6A5 và lớp 6A2.
Giáo viên có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn Âm nhạc 15
năm, có lòng nhiệt huyết, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công tác giảng
dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.2. Thiết kế nghiên cứu
Tôi lựa chọn thiết kế 2 kiểm tra trước và sau tác động với các lớp tương
đương, lớp 6A2 và lớp 6A5 là 2 lớp nguyên vẹn của trường, lớp 6A5 là lớp thực
nghiệm, lớp 6A2 là lớp đối chứng.
Trang 7


Trước thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra nội dung bài học của phân môn
Âm nhạc thường thức Tiết 7: Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi. Qua kiểm tra
cho thấy kết quả của hai lớp có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép tính khi bình
phương để kiểm chứng sự chênh lệch giữa hai lớp trước tác động và sau tác
động.
Kết quả:
Bảng 1. Kiểm chứng để xác định lớp tương đương

Lớp

Lớp thực nghiệm (6A5)


Lớp đối chứng (6A2)

Đạt

Chưa đạt

Đạt

Chưa đạt

25

18

27

16

Kết quả

P = 0.6587

P = 0.6587 > 0.001, từ đó kết luận sự chênh lệch thành tích của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng là không có ý nghĩa, 2 lớp được coi là tương đương.
Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu
Kiểm tra
Lớp

trước


Kiểm tra
Tác động

tác động
25
Lớp 6A5 58.4%

tác động

Ứng dụng phần mềm Violet vào
soạn giảng

Thực nghiệm

Lớp 6A2
Đối chứng

27
62,8%

Sau

43
100%

Không ứng dụng phần mềm

30


Violet vào soạn giảng

69.8%

Trang 8


Trang 9


Bài kiểm tra trước tác động giáo viên ra một đề cho 2 lớp cùng làm.
Bài kiểm tra sau tác động giáo viên ra một đề cho 2 lớp cùng làm.
Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng khi bình phương trên
Internet theo địa chỉ: />3.3. Qui trình nghiên cứu
Một bài giảng Violet là một tập hợp các đề mục, mỗi đề mục chứa một nội
dung kiến thức nhất định, vì vậy để tạo ra một bài giảng bắt buộc người giáo
viên cần phải có kỹ năng tin học cơ bản, sử dụng được một số phần mềm thông
dụng như: Soạn thảo văn bản, chỉnh sửa hình ảnh, tạo ảnh động, thu âm, chuyển
đổi định dạng phim ảnh - âm thanh.
Sau đây là các bước cơ bản để tạo ra một bài giảng điện tử trên phần mềm
Violet. (đưa những văn bản, hình ảnh, clip video, chỉnh sửa, xóa tư liệu, tạo các
hiệu ứng hình ảnh, văn bản).
Ta sẽ lần lượt tạo ra các đề mục, thao tác tạo đề mục như sau:
Vào menu nội dung → Thêm đề mục hoặc nhấn phím F5.
Nhập vào tên chủ đề và tên mục nhấn nút tiếp tục, màn hình soạn thảo đề
mục sẽ hiện ra. Người soạn sẽ phải đưa các tư liệu văn bản, ảnh, phim hoặc các
bài tập vào đây.
Đưa văn bản vào bài giảng: Click vào nút văn bản, sau đó đánh văn bản vào
bài giảng. Có thể thay đổi kiểu chữ, màu sắc, kích thước chữ của ô văn bản.

Đưa hình ảnh hoặc clip video vào bài giảng: Click vào nút Ảnh, phim, bảng
nhập tên file sẽ hiện ra, click vào nút ba chấm, chọn tên file dữ liệu, chọn file
ảnh cần đưa vào, rồi nhấn Open, click vào nút “đồng ý”.
Tạo hiệu ứng cho văn bản, hình ảnh: Sau khi nhập một hình ảnh hoặc đoạn
văn bản, ta có thể tạo cho chúng các hiệu ứng hình ảnh, như tạo bóng đổ, làm

Trang 10


nổi 3 chiều hoặc tạo hiệu ứng rực cháy, sau khi thấy thỏa mãn với các hiệu ứng,
ta sẽ click chuột vào nút “đồng ý”.
Chọn, chỉnh sửa, xóa tư liệu: Trên màn hình soạn thảo, ta có thể chọn tư
liệu bằng cách click chuột vào đối tượng.
Để chỉnh sửa tư liệu nào, ta click đúp vào tư liệu đó, hoặc có thể hiện bảng
chọn tư liệu rồi click đúp vào tên tư liệu.
Để xóa tư liệu, ta chọn đối tượng tư liệu đó rồi nhấn phím Delete.
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo viên dạy lớp 6A2 (lớp đối chứng): Thiết kế bài học không có ứng dụng
phần mềm Violet vào soạn giảng.
Giáo viên dạy lớp 6A5 (lớp thực nghiệm): Thiết kế bài học có ứng dụng
phần mềm Violet vào soạn giảng ở tiết 11, tiết 15 (Theo phân phối chương trình
môn Âm nhạc 6 do Sở giáo dục và đào tạo ban hành năm 2012 - 2013).
Thời gian thực hiện vẫn theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời
khóa biểu để đảm bảo tính khách quan, cụ thể:
Ngày

Môn / lớp

Tiết PPCT


Tên bài dạy
Tập đọc nhạc: TĐN số 4
Âm nhạc thường thức: Nhạc

27/10/2014

Âm nhạc

11

6A5

sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát
Lên đàng
Ôn tập bài hát: Đi cấy
Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN
số 5

15/12/2014

Âm nhạc
6A5

15

Âm nhạc thường thức: Sơ
lược về một số nhạc cụ dân
tộc phổ biến

Trang 11



Giáo viên thực hiện các tiến trình lên lớp bình thường, chỉ chú trọng trực
quan theo hướng sử dụng triệt để công cụ hổ trợ của phần mềm Violet vào quá
trình soạn giảng.
Tiến hành dạy thực nghiệm:
Giáo viên tiến hành dạy lớp 6A5: Tổ chức dạy học có ứng dụng phần mềm
Violet vào soạn giảng (Khai thác triệt để các hình ảnh, video clip, âm thanh…)
Một tiết dạy giáo án điện tử hoàn chỉnh, đạt chất lượng cần phải qua ba
bước:
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu.
Bước 2: Thiết kế bài giảng điện tử.
Bước 3: Lên lớp giảng dạy thực tế.
Từ ba bước đó đòi hỏi người giáo viên cần phải có kĩ năng chuẩn bị, thiết
kế bài giảng và trình chiếu như thế nào cho có hiệu quả.
* Trong phần chuẩn bị và thiết kế bài giảng:
Giáo viên sưu tầm các tư liệu, các hình ảnh, các clip bài hát có liên quan
đến bài học trên các webside như: Baigiangdientubachkim.com. Thư viện bài
giảng điện tử, các trang trên Iternet…Ngoài ra giáo viên còn sử dụng phần mềm
Encore 5.0.2 (Phần mềm chép và soạn nhạc).
Ví dụ: Khi giáo viên soạn giảng giáo án điện tử tiết 15 Âm nhạc 6.
Ôn tập bài hát: Đi cấy.
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5.
Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
Đầu tiên giáo viên phải lên ý tưởng thiết kế bài giảng theo đúng chuẩn
kiến thức, kỹ năng.
Giáo viên sử dụng phần mềm Encore 5.0.2 (Phần mềm chép và soạn
nhạc) để soạn nhạc bài hát Đi cấy, bài Tập đọc nhạc số 5 đưa vào bài giảng.
Trang 12



Chuẩn bị những câu hỏi, câu trả lời, các hình nền, những ký hiệu cần thiết
để đưa vào bài giảng.
Tìm trên Internet về hình ảnh về các loại nhạc cụ dân tộc như: Đàn bầu,
đàn tranh, sáo, đàn nhị, đàn nguyệt, các loại trống như: trống con, trống cái,
trống đế, trống cơm.
Tìm trên trang Youtube các clip video (MP4) như: Độc tấu đàn tranh, Đàn
bầu, sáo, clip biểu diễn trống.
Tìm các bài nhạc MP3 như: Bài hát Đi Cấy, nhạc beat bài Đi cấy, bài
TĐN số 5, độc tấu đàn nhị, độc tấu đàn nguyệt, nhạc beat bài Việt Nam quê
hương tôi.
Khi thiết kế bài giảng với các clip video, hình ảnh các loại nhạc cụ dân tộc
của Việt Nam giáo viên cần kết hợp đưa các câu hỏi dẫn dắt để giúp học sinh
phát hiện và ghi nhớ kiến thức.
* Lên lớp giảng dạy thực tế:
Khi soạn xong một bài giảng điện tử thì giáo viên phải chạy thử nhiều lần
và thử nghiệm trên lớp, nếu không phù hợp phải điều chỉnh ngay và yêu cầu
người giáo viên cần phải có kỹ năng trình chiếu, click chuột đúng lúc, đúng thời
điểm, phải biết phân bố thời gian hợp lí.
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là tiết 7: Phần Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ
Văn Cao và bài hát Làng tôi. Bài kiểm tra theo thang điểm 10 gồm có 4 câu trắc
nghiệm (4 điểm) và 3 câu tự luận (6 điểm).
Bài kiểm tra sau tác động là Tiết 15: Phần Âm nhạc thường thức: Sơ lược
về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. Bài kiểm tra theo thang điểm 10 gồm có 6
câu trắc nghiệm (6 điểm) và 2 câu tự luận (4điểm).
Chú thích: Chấm theo thang điểm 10 – ra xếp loại.
Loại đạt > = 5
Trang 13



Loại chưa đạt < 5
Quy trình kiểm tra và đánh giá kết quả.
Đề tài này tôi đã định hướng ngay từ đầu năm học nên sau khi thực hiện
dạy xong các bài có phân môn Âm nhạc thường thức, tôi tiến hành kiểm tra để
lấy kết quả đối chứng, kiểm tra hai lớp cùng thời điểm.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.1.Phân tích dữ liệu
Tổng hợp kết quả đánh giá học sinh sau tác động là:
Lớp

Tổng số học

Đạt

Chưa đạt

43

43

0

43

33

10

sinh


Lớp thực nghiệm
(lớp 6A5)
Lớp đối chứng
(Lớp 6A2)

P = 0,0007
Như trên đã chứng minh rằng, kết quả hai nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng khi bình phương cho kết quả p = 0,0007 <
0,001, cho thấy sự chênh lệch của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có
ý nghĩa, tức là chênh lệch nhóm thực nghiệm và đối chứng là không ngẫu nhiên
mà do kết quả là do tác động.
Biểu đồ so sánh kết quả kết quả trung bình giữa hai lớp
trước tác động và sau tác động
Nhóm

Kiểm tra trước tác

Kiểm tra sau tác động

động
Lớp thực nghiệm
(lớp 6A5)

25

43

Lớp đối chứng
Trang 14



(Lớp 6A2)

27

30

4.2. Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm: “đạt”
43/43, bài kiểm tra của nhóm đối chứng: “đạt” 30/43. Điều đó cho thấy lớp đối
chứng và lớp thực nghiệm có sự khác biệt rõ rệt, lớp tác động có bài “đạt” cao
hơn lớp đối chứng.
Phép kiểm chứng khi bình phương sau tác động của hai lớp là p=0,0007 <
0,001. Điều này khẳng định kết quả của hai nhóm không phải là ngẫu nhiên mà
là do tác động.
* Hạn chế
Trang 15


Thực tế cho thấy kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên còn đôi
lúc còn hạn chế, việc thu thập các hình ảnh tư liệu, clip video còn gặp nhiều khó
khăn, nhờ sự hổ trợ của đồng nghiệp. Công sức đầu tư của giáo viên cho việc
xây dựng một bài giảng mất nhiều thời gian.

Trang 16


5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
5.1. Kết luận

Việc ứng dụng phần mềm Violet có sự hỗ trợ của các file multimedia và
các tranh, ảnh có nội dung phù hợp vào bài giảng để cung cấp thêm nhiều hình
ảnh, âm thanh, video clip, …thay thế cho các hình ảnh tĩnh có trong sách giáo
khoa, bên cạnh đó giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Qua bài học, học sinh khắc sâu được kiến thức đã học. Cảm nhận được
hết những cái hay, cái đẹp trong những tác phẩm Âm nhạc, tạo được hứng thú
cho các em khi học và đã làm tăng kết quả học tập bộ môn Âm nhạc lớp 6A5
trường Trung học cơ sở Bàu Năng.
5.2. Kiến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm về đầu tư cơ sở vật chất (như:
trang thiết bị máy tính, máy chiếu Projector hoặc ti vi màn hình rộng cho nhiều
phòng học trên lớp kết nối Internet, trang bị loa nghe…
Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về công nghệ thông
tin, biết khai thác thông tin trên mạng internet, có kỹ năng sử dụng thành thạo
các trang thiết bị hiện đại.

Bàu Năng, ngày

tháng

năm 2015

Giáo viên thực hiện đề tài

Trần Thị Kim Phụng

Trang 17


Trang 18




×