Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN kinh nghiệm nâng cao chất lượng phân môn luyện từ và câu (dạng bài mở rộng vốn từ) cho học sinh lớp 4a trường tiểu học thị trấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.17 KB, 24 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Kinh nghiệm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu
(Dạng bài: Mở rộng vốn từ) cho học sinh lớp 4A Trường tiểu học Thị Trấn A.
Tên tác giả: Lê Thị Tuyết Hằng.
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thị Trấn A.
1. Lí do chọn đề tài:
- Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và theo chuẩn kiến thức
kỹ năng các môn học lớp 4. Yêu cầu của chương trình sách giáo khoa lớp 4.
- Thực trạng học sinh còn nghèo vốn từ, còn thụ động, chưa tự tin khi
luyện nói trong phân mơn Luyện từ và câu (Mở rộng vốn từ).
2. Mục đích nghiên cứu:
- Học sinh biết sử dụng từ ngữ phù hợp trong giao tiếp, biết dùng từ đặt câu
trong các bài Mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
- Học sinh nắm được các cách phát triển vốn từ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Kinh nghiệm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu (Dạng bài:
Mở rộng vốn từ) cho học sinh lớp 4 và những kinh nghiệm rèn kỹ năng mở rộng
vốn từ cho học sinh.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp rèn học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu (Dạng bài:
Mở rộng vốn từ) cho học sinh lớp 4. Học sinh lớp 4A Trường tiểu học Thị Trấn
A huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh năm học 2014-2015.
5. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
a. Đối với giáo viên:
- Chuẩn bị tốt và sử dụng đạt hiệu quả đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy.

1


- Lựa chọn những phương pháp tối ưu nhằm giúp học sinh tiếp thu bài
nhanh và hiệu quả.


- Tổ chức tiết học bằng nhiều hình thức phong phú cho sinh động, tích cực,
nhẹ nhàng đảm bảo mọi học sinh đều dễ dàng phát huy năng lực tư duy.
- Chuẩn bị giải quyết những tình huống mà học sinh có thể đưa ra trong
quá trình học tập.
b. Đối với học sinh:
Phát triển vốn từ và hiểu nghĩa từ theo chủ điểm. Biết dùng từ đặt câu
trong các bài Mở rộng vốn từ và biết tự đánh giá được kết quả học tập của mình
qua thực tế.
6. Hiệu quả áp dụng:
Học sinh học tốt và đạt hiệu quả cao trong phân môn “Luyện từ và câu”.
Người thực hiện
Lê Thị Tuyết Hằng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí do chọn đề tài:
- Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển
nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học trên
và cũng là những chủ nhân tương lai của đất nước, địi hỏi học sinh phải có vốn
kiến thức cần thiết.
- Môn Tiếng Việt ở tiểu học nhằm trang bị cho các em những kiến thức về
hệ thống tiếng Việt, chuẩn tiếng Việt, rèn cho học sinh bốn kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết; kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Trong đó phân mơn Luyện
từ và câu là một trong những phân mơn quan trọng có ý nghĩa to lớn trong
chương trình tiểu học. Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn

2


từ ngữ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. Bồi dưỡng
cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói-viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng
Việt trong giao tiếp. Phân mơn Luyện từ và câu dạy học sinh nghe, nói, đọc,

viết; là một yếu tố quan trọng để phát triển năng lực, trí tuệ, những phẩm chất
của con người phát triển toàn diện.
- Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu sẽ
giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Từ đó, các em tích luỹ cho
mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phân mơn
khác trong Tiếng Việt như: Chính tả, Tập làm văn….. Đặc biệt là khơi dậy trong
tiềm thức tâm hồn học sinh lịng u q tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
- Mặt khác xuất phát từ nhu cầu của bản thân, xác định tốt, đúng phương
pháp giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, người giáo viên sẽ tìm ra những giải
pháp tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với các anh chị đồng nghiệp, qua các
tiết dạy trên lớp, tôi thấy một số em học sinh trong quá trình học còn thụ động,
chưa hiểu từ nên khả năng chọn từ khơng phù hợp, chưa tự tin khi luyện nói
trước lớp, dùng từ đặt câu chưa chính xác, trình bày bài làm cịn lủng củng,… vì
nghèo vốn từ; từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của phân môn Luyện từ và câu
nói riêng và mơn Tiếng Việt nói chung.
- Là giáo viên trực tiếp giảng dạy khối lớp 4 tôi muốn học sinh của mình có
các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng một số dấu câu, từ loại giúp cho các em
nói, viết một cách chính xác; nói, viết hay để phát triển năng lực, trí tuệ, phát
triển tồn diện nên tơi đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm nâng cao chất lượng phân
môn Luyện từ và câu (Dạng bài: Mở rộng vốn từ) cho học sinh lớp 4A,
Trường tiểu học Thị Trấn A”.
2. Mục đích nghiên cứu:

3


Đề tài nghiên cứu này giúp các em phát triển vốn từ ngữ, biết sử dụng từ

ngữ phù hợp trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè, bố mẹ và mọi người xung
quanh. Phát triển năng lực, trí tuệ, những phẩm chất của con người phát triển
tồn diện. Hình thành và bồi dưỡng kĩ năng sử dụng tiếng Việt chính là tạo điều
kiện cho các em trở thành những nhà ngôn ngữ học trong tương lai.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Kinh nghiệm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu (Dạng bài:
Mở rộng vốn từ) lớp 4.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp rèn học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu (Dạng bài:
Mở rộng vốn từ) lớp 4 của giáo viên và học sinh Trường tiểu học Thị Trấn A
huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh năm học 2014-2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Khi đi sâu vào nghiên cứu tôi lựa chọn, vận dụng linh hoạt nhiều phương
pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh.
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Thu thập thông tin qua việc tham khảo sách báo, các tài liệu hướng dẫn
giảng dạy phân môn Luyện từ và câu:
- Phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học (PTS Lê Phương Nga-Đỗ Xuân
Hảo-Lê Hữu Tỉnh).
- Dạy và học mơn Tiếng Việt theo chương trình mới (TS Nguyễn Trí).
- Tiếng Việt trong trường học (PGS-PTS Lê Xuân Thại).
- Báo Giáo dục Thời đại.
- Các Chuyên đề Giáo dục Tiểu học.

4


- Để có một giờ dạy nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn và hiệu
quả hơn (Nguyễn Hữu Du-SGD&ĐT Vũng Tàu).

- “Kiến thức và kỹ năng dạy phân môn Luyện từ và câu”. (Tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kỳ III 2003-2007).
- Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở
tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trò chơi học tập cấp Tiểu học (Bộ GD&ĐT- Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm).
- Tài liệu hướng dẫn tự làm đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt.
- Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học. (Bộ Giáo dục và
Đào tạo).
5.2. Phương pháp đàm thoại:
Đàm thoại trực tiếp giữa học sinh và giáo viên nhằm thu thập thông tin từ
học sinh qua cách hiểu, cách viết để có cách điều chỉnh kịp thời trong từng tiết
giảng.
5.3. Phương pháp điều tra:
Tìm hiểu những khó khăn ảnh hưởng đến quá trình đổi mới phương pháp
dạy học và cách thức tổ chức chỉ đạo các hoạt động thực hành đổi mới phương
pháp dạy học ở lớp 4. Đồng thời điều tra thực trạng qua học tập của học sinh
trong tiết dạy Luyện từ và câu có sử dụng các giải pháp để rút kinh nghiệm đưa
ra những giải pháp mới phù hợp và có hiệu quả.
5.4. Phương pháp thực nghiệm:
Là phương pháp đặc biệt cho phép ta tác động lên học sinh một cách chủ
động. Thông qua phương pháp này, bản thân tôi thu được kết quả chính xác,
thực sự của đối tượng để đối chiếu giữa lý thuyết với thực tế, từ đó rút ra kết
luận về đề tài.

5


5.5. Phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh:
Sau khi thực hiện nội dung của đề tài so sánh đối chiếu kết qủa theo từng

giai đoạn của năm học, nhằm thống kê những ưu, khuyết điểm trong quá trình
tiếp nhận kiến thức của học sinh và làm cơ sở cho việc khắc phục các thiếu sót
và nghiên cứu tiếp nội dung đề tài.
6. Giả thuyết khoa học:
Chúng ta biết rằng nếu không đổi mới phương pháp dạy học, học sinh rập
khn máy móc, khơng phát triển vốn từ, vận dụng từ cịn chưa chính xác, chưa
phong phú…vì nghèo vốn từ. Sẽ khơng phát huy được tính tích cực sáng tạo của
học sinh. Nếu giáo viên chọn đúng phương pháp giảng dạy tìm ra những giải
pháp tối ưu thì học sinh sẽ phát triển tốt vốn từ, rèn khả năng tư duy, trí tưởng
tượng phong phú. Qua đó, vốn sống của các em được tăng lên giúp các em tự
tin, có khả năng ứng xử linh hoạt trong cuộc sống.

II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lí luận:

6


- Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đại hội Đảng, những văn kiện
của Nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh: cần đổi mới
phương pháp giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước để đào tạo ra
những con người năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề…đồng thời
cần phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Chính vì thế, Bộ Giáo dục
và Đào tạo có những cơng văn hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo
khoa và chỉ đạo dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh như:
+ Công văn số 9896/BGD-ĐT, ngày 13 tháng 02 năm 2006 về việc
hướng dẫn điều chỉnh giảng dạy các môn học lớp 1, 2, 3, 4.
+ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05 tháng 5 năm 2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ
năng các môn học ở tiểu học.

+ Công văn 9832/BGDĐT-GDTH, ngày 01 tháng 9 năm 2006 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Giáo dục tiểu học về việc Hướng dẫn thực hiện chương
trình các mơn học lớp 1, 2, 3, 4, 5.
+ Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu
học.
+ Công văn số 5842/BGDĐT-VP, ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục
phổ thông.
+ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2014 ban
hành Quy định đánh giá học sinh Tiểu học.
+ Căn cứ công văn số 1699/SGD-ĐT-GDTH, ngày 06 tháng 9 năm
2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục
Tiểu học năm học 2014-2015.
- Trong các môn học tiểu học, phân môn Luyện từ và câu mơn Tiếng Việt
có vị trí hết sức quan trọng: có vai trị dạy nghe, nói, đọc, viết, từ và câu là một

7


yếu tố quan trọng để phát triển năng lực, trí tuệ, những phẩm chất của con người
phát triển toàn diện.
- Bên cạnh đó, muốn học tốt phân mơn Luyện từ và câu trước tiên các em
phải nắm được mục đích, yêu cầu dựa trên cơ sở mở rộng vốn từ theo chủ điểm,
củng cố hiểu biết về các kiểu câu và thành phần câu đã học.
- Ngoài ra, vấn đề nghĩa của từ hầu như được dạy xuyên suốt cấp tiểu học
thông qua các bài tập Mở rộng vốn từ. Việc đưa nội dung giải nghĩa của từ vào
toàn cấp học nhằm phản ánh quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử
dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập. Quan điểm này liên quan mật thiết
đến định hướng mục tiêu then chốt của bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học là phát

triển năng lực sử dụng Tiếng Việt của học sinh. Muốn sử dụng được Tiếng Việt
trong giao tiếp và trong học tập, nhất thiết và trước hết, người học phải có vốn
từ, phải hiểu nghĩa của chúng để có thể chọn lựa, rồi kết hợp chúng thành câu,
thành ngơn bản.
- Vì vậy, việc “Nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu (Mở rộng
vốn từ) cho học sinh lớp 4A, Trường tiểu học Thị Trấn A” là cần thiết.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Trong năm học 2014-2015, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp
4A, với tổng số học sinh: 34/16. Qua kết quả khảo sát đầu năm cho thấy chất
lượng của phân môn Luyện từ và câu còn rất thấp.
- Qua khảo sát kết quả phân môn Luyện từ và câu (Dạng bài: Mở rộng vốn
từ) đầu năm học 2014-2015 như sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
Học sinh hiểu nội dung và Học sinh chưa hiểu nội
Số lượng

hoàn thành các bài tập của dung và chưa hoàn thành
bài Mở rộng vốn từ

34

Số lượng

các bài tập của bài Mở
Tỷ lệ

rộng vốn từ
Số lượng

Tỷ lệ


8


10

29,4

24

70,6%

2.1. Về giáo viên:
- Giáo viên ngại sử dụng đồ dùng dạy học (tranh ảnh, vật thật, sơ đồ, bảng
biểu) trong quá trình dạy vì sợ mất thời gian.
- Trong q trình sử dụng cịn lúng túng, chưa khai thác hết dụng ý của đồ
dùng dạy học.
- Sử dụng không đúng lúc, không đúng chỗ, không đúng cường độ.
- Chưa mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để nâng cao
chất lượng.
- Các hình thức tổ chức học tập chưa phong phú.
2.2. Về học sinh:
- Học sinh nghèo vốn từ, chưa hiểu từ nên khả năng chọn từ khơng phù hợp
càng lớn, độ chính xác thấp, sự trình bày tư tưởng tình cảm khơng rõ ràng, tính
đặc sắc của câu thấp.
* Học sinh còn nghèo vốn từ khi tìm từ.
Ví dụ: Dạy bài Mở rộng vốn từ: Cái đẹp (tuần 22).
Bài tập 1: Tìm các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.
a. Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.
- Học sinh chỉ tìm được một đến hai từ: xinh đẹp, xinh tươi.

b. Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người.
- Học sinh chỉ tìm được một đến hai từ: nết na, diệu hiền.
* Học sinh chưa hiểu nghĩa từ nên khả năng chọn từ khơng phù hợp:
Ví dụ: Dạy bài Mở rộng vốn từ: Dũng cảm (tuần 26).
Bài tập 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống:
anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.
- ... bênh vực lẽ phải.
- Khí thế ...

9


- Hi sinh ...
- Học sinh chưa hiểu nghĩa từ nên điền khơng chính xác:
- Dũng mãnh bênh vực lẽ phải.
- Khí thế anh dũng.
- Hi sinh dũng cảm.
- Một số em học sinh trong q trình học cịn thụ động, chưa tự tin khi
luyện nói trước lớp, dùng từ đặt câu chưa chính xác, trình bày bài làm cịn lủng
củng …
- Học sinh chưa có ý thức tự giác học tập, tìm tịi qua tranh ảnh, sách báo,
vật thật trong cuộc sống hằng ngày do đó ảnh hưởng đến chất lượng của mơn
Tiếng Việt nói chung và phân mơn Luyện từ và câu nói riêng.
2.3. Sự cần thiết của đề tài:
- Để góp phần thực hiện tốt mục tiêu dạy học và nâng cao chất lượng dạy
học phân môn Luyện từ và câu lớp 4A, bản thân tôi đã tìm hiểu và xây dựng cho
mình một phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp như sau:
+ Phát huy tính tích cực, độc lập tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Đưa ra biện pháp rèn kĩ năng nói, viết cho học sinh.
+ Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

+ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú cho học sinh.
+ Thay đổi các hình thức tổ chức học tập phong phú khi dạy học.
- Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng với mục tiêu mới
của giáo dục.
3. Nội dung vấn đề:
3.1. Vấn đề đặt ra:
- Khi dạy phân môn Luyện từ và câu giáo viên cần chú ý coi trọng quan
điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vậy để có
tiết dạy phân mơn Luyện từ và câu (Dạng bài: Mở rộng vốn từ) đạt hiệu quả cao,
giáo viên cần coi trọng quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

10


- Qua thực tế tìm hiểu, tơi nhận thấy muốn rèn cho học sinh Mở rộng vốn
từ thì giáo viên cần rèn cho học sinh biết tìm từ ngữ theo chủ điểm, nắm nghĩa
của từ, phân loại từ, hiểu nghĩa thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm, luyện sử dụng
từ ngữ. Từ đó các em phát triển vốn từ, biết dùng từ hay, giàu hình ảnh và vận
dụng từ vào trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Đây là khâu quan trọng trong việc
dạy học mơn Tiếng Việt nói chung, phân mơn Luyện từ và câu nói riêng. Để đạt
hiệu quả cao trong dạy học phân môn Luyện từ và câu tôi đã sử dụng một số giải
pháp sau:
3.2. Các giải pháp để nâng cao chất lượng cho học sinh:
- Vận dụng các phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công
nghệ thông tin, sử dụng sơ đồ, luyện tập thực hành.
- Hình thức tổ chức: Tổ chức học nhóm, trị chơi học tập.
- Mở rộng vốn từ: Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa, Mở rộng vốn từ
theo quan hệ cấu tạo.
3.2.1. Sử dụng tranh ảnh, vật thật:
Tranh ảnh, vật thật giúp giảm nhẹ công việc của giáo viên, giúp học sinh

tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức
độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo cấp độ của tri giác: NgheThấy-Làm được (Những gì nghe được khơng bằng những gì nhìn thấy và những
gì nhìn thấy khơng bằng những gì tự tay làm) do đó khi đưa tranh ảnh, vật thật
vào dạy học giáo viên đã tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức nhanh hơn
và bền vững hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng tranh ảnh, vật thật vào dạy học cịn
hình thành kĩ năng cho học sinh, tạo thêm hứng thú học tập cho các em.
Đồ dùng dạy học cịn có tác dụng phát triển năng lực quan sát, tư duy, ngôn
ngữ cho học sinh và giúp giáo viên có điều kiện để tổ chức các hoạt động cho
học sinh một cách sinh động sâu sắc.
* Yêu cầu của tranh ảnh:
Tranh ảnh, vật thật khi đưa vào dạy học phải đảm bảo các yêu cầu sau:

11


- Tính khoa học sư phạm: phải đảm bảo cho học sinh tiếp thu được kiến
thức, kỹ năng.
- Tính thẩm mĩ: đẹp, có sức thu hút học sinh.
- Tính kinh tế: bền, rẻ, sử dụng được nhiều lần.
* Một số lưu ý khi sử dụng tranh ảnh, vật thật :
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ, hợp lí và có hiệu quả
- Thứ tự thao tác khi dùng hiểu dụng ý sư phạm trong đồ dùng.
Trong các tiết dạy phân môn Luyện từ và câu (Dạng bài: Mở rộng vốn từ ),
tôi thường cho học sinh làm quen với các kỹ năng sau:
- Giáo viên đưa tranh, ảnh lên hướng dẫn học sinh quan sát nhìn tổng quát
đến chi tiết, gợi ý học sinh hiểu đúng nội dung.
- Học sinh hiểu nghĩa từ và biết cách sử dụng từ.
- Giáo viên tích cực tham gia làm đồ dùng dạy học để phục vụ tốt cho việc
dạy phân môn Luyện từ và câu (Dạng bài: Mở rộng vốn từ )
Ví dụ: Dạy bài Mở rộng vốn từ Đồ chơi-Trò chơi tuần 15 trang 147, 148

sách giáo khoa giáo viên hướng dẫn các em quan sát 6 bức tranh trong sách giáo
khoa (phóng to) để tìm ra các từ ngữ chỉ tên các đồ chơi trị chơi. Sau đó tôi tổ
chức cho học sinh giới thiệu một số đồ chơi mà các em chuẩn bị đem theo đến
lớp, các em sẽ nêu tên đồ chơi của mình và trị chơi qua đồ chơi đó, nhằm mở
rộng thêm vốn từ Đồ chơi-Trị chơi cho các em.
3.2.2. Ứng dụng cơng nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn Luyện từ
và câu lớp 4.
- Đối với học sinh tiểu học, quá trình nhận thức thường gắn với những hình
ảnh, hoạt động thực tiễn. Bởi vậy, các phương tiện trực quan rất cần thiết trong
quá trình giảng dạy. Đặc biệt là phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu
hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có hình ảnh trực quan đẹp,
rõ nét, thì học sinh sẽ hứng thú chú ý bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp
thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn, vận dụng tốt vào các bài tập thực hành.

12


Ví dụ: Dạy bài Mở rộng vốn từ: Ý chí-Nghị lực (tuần 13).
Để dạy bài này, trước tiên tôi sưu tầm hình ảnh động của một cậu học sinh
bị khuyết tật cả hai tay đang học tập và làm việc. Yêu cầu học sinh quan sát các
hoạt động của bạn học sinh được trình chiếu trên màn hình, sau đó nêu nhận xét
và cảm nghĩ của em về nhân vật trên.
Giáo viên tóm tắt ý kiến của học sinh, Hồ Hữu Hạnh là một người rất có ý
chí và nghị lực, sẵn sàng vượt qua số phận của mình để giúp đỡ bố mẹ, học tập tốt
và hồ mình vào cuộc sống. Qua hình ảnh trên giáo viên liên hệ giới thiệu bài.
Trăm nghe không bằng mắt thấy. Thật vậy, hình ảnh trên sẽ lắng đọng
trong tâm hồn của mỗi học sinh, bồi dưỡng tình cảm, từ đó các em tốt lên
những câu văn, những đoạn văn hay để nói về một người giàu ý chí nghị lực.
Khơng những thế, thơng qua hình ảnh trên giáo viên liên hệ giáo dục học sinh
phải có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống như bạn Hồ Hữu Hạnh.

Trong tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin qua bài “Mở rộng vốn từ: Ý
chí và Nghị lực”, chính những hình ảnh người thật, việc thật trong cuộc sống đời
thường đã tạo ấn tượng mạnh mẽ cho học sinh lớp tơi, vì thế tiết học sôi nổi, học
sinh nắm vững bài học và liên hệ tốt.
3.2.3. Sử dụng các loại sơ đồ để phát triển vốn từ:
3.2.3.1. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được nhiều cách để phát triển vốn từ có hệ thống.
- Có thể kết hợp các loại sơ đồ vào cùng một chủ đề. Nguyên tắc xây dựng
các sơ đồ phải dựa trên trường nghĩa (tập hợp những từ có liên quan với nhau về
mặt ý nghĩa theo chủ đề, chủ điểm; liên quan có thể đa chiều).
3.2.3.2. Một số sơ đồ thường dùng để mở rộng vốn từ:
a. Sơ đồ hình chuỗi:
Sơ đồ hình chuỗi thích hợp với những chủ đề mà phạm vi mở rộng các chủ
đề con của nó khơng lớn rộng. Mỗi chủ đề con trong sơ đồ hình chuỗi cho phép

13


học sinh tìm ra các mục từ khơng những liên quan về mặt ý nghĩa mà cịn có
cùng hình thức từ loại.
Dưới đây là một sơ đồ hình chuỗi dùng để giúp học sinh mở rộng vốn từ
theo chủ đề “Sức khỏe”:

Sức khỏe

Hoạt động có lợi
cho sức khỏe

luyện tập
chơi thể thao

bơi lội
...................................
...................................

Đặc điểm của người
có sức khỏe

vạm vỡ
rằn chắc
cường tráng
...................................
...................................

b. Sơ đồ cây:
Sơ đồ cây thích hợp cho việc chi tiết hóa các chủ đề con của một chủ đề
chính. Vì vậy sơ đồ này thường phức tạp bao gồm nhiều chi tiết. Khi sử dụng sơ

14


đồ cây để giúp học sinh mở rộng vốn từ, giáo viên cần thực hiện từng bước,
từng tầng bậc. Trong những tầng bậc có nhiều chi tiết, giáo viên cần thực hiện
từng phần một một cách khúc chiết, rõ ràng. Như vậy, học sinh mới có thể nắm
bắt tồn bộ sơ đồ sau khi học, cũng như có thể tự mình sử dụng nó về sau.
Dưới đây là một ví dụ minh họa cho việc sử dụng sơ đồ cây về chủ đề
“Trung thực”:
Trung thực

Từ cùng
nghĩa


Thật thà ngay thẳng

Từ trái
nghĩa

thành thật ...

Gian dối xảo trá

...

...

c. Bảng biểu:
Bảng biểu là phương tiện tổ chức mở rộng từ ngữ về một chủ đề hoặc vài
chủ đề có liên quan với nhau. Để chi tiết hóa nhiều mục từ ngữ liên quan đến
chủ đề, có thể gia tăng các cột và hàng của bảng biểu.
Dưới đây là bảng biểu mở rộng vốn từ về “Ý chí-Nghị lực” (tuần 12).
Ví dụ: Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào hai nhóm trong bảng: chí
phải, ý chí, chí thân, chí khí, chí tình, chí lí, chí hướng, chí cơng, quyết chí.

Chí phải, chí thân, chí lí,
Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất)

chí tình, chí khí, chí
cơng.

15



Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích Quyết chí, ý chí, chí
tốt đẹp.
Tìm từ mới có tiếng chí.

hướng.
Nản chí, .....

3.2.4. Phương pháp luyện tập thực hành:
Mục đích cuối cùng của việc dạy Luyện từ và câu là rèn luyện cho học sinh
sử dụng vốn từ để tạo thành lời nói trong các tình huống giao tiếp. Vì vậy, phải
tăng cường luyện cho học sinh sử dụng từ thông qua hệ thống bài tập.
Hệ thống bài tập về Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 đa
dạng:
3.2.4.1. Luyện tập về mở rộng vốn từ theo chủ điểm có các dạng cơ bản như:
- Bài tập điền từ.
- Bài tập thay thế từ.
- Bài tập tạo ngữ và câu.
- Bài tập viết đoạn văn.
- Bài tập chữa lỗi dùng từ.
- Bài tập phân loại hệ thống vốn từ.
Luyện tập là phần bài tập thực hành, nhằm củng cố và vận dụng những
kiến thức đã học. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo các hình thức
nhóm, cặp đơi, trị chơi học tập....Hướng dẫn học sinh làm bài tập theo các bước:
+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập.
+ Chữa mẫu một bài hoặc một phần của bài tập.
+ Hướng dẫn học sinh làm bài tập vào bảng lớp, giấy nháp, phiếu học tập....
+ Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra hoặc đổi bài cho bạn để tự kiểm tra chéo.
Ví dụ: Dạy bài Mở rộng vốn từ: Ý chí-Nghị lực. (tuần 12)
Bài tập 3: Điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống

trong đoạn văn:
Em chọn từ nào trong hoặc đơn (nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí,
kiên nhẫn, nguyện vọng) để điền vào chỗ trống?

16


Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu...... Bị liệt cả hai tay, em buồn
nhưng không.......Ở nhà, em tự tập viết bằng chân......của em làm cô giáo cảm
động, nhận em vào học. Trong q trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu .........
nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng.......học hành.
Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nhiệp một trường đại học danh
tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt ........trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao
quý Nhà giáo Ưu tú.
- Thông qua bài tập thực hành này nhằm củng cố kiến thức về ý chí, nghị
lực cho học sinh.
3.2.4.2. Luyện tập nhận diện, phân tích từ:
Phân tích, nhận diện từ và từ loại bao gồm: nhận diện từ; các lớp từ theo cấu
tạo: từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy); từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ,
quan hệ từ; các biện pháp tu từ; so sánh, nhân hố; các lớp từ có quan hệ về
nghĩa: từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm.
3.2.5. Tổ chức nhóm học tập và hướng dẫn học sinh được làm việc với
sách giáo khoa đạt hiệu quả:
Để giúp các em khai thác có hiệu quả nội dung bài học, luyện tập cách giao
tiếp, thảo luận cặp, nhóm là hình thức học tập rất có hiệu quả. Khi thảo luận các
em được nói, nghe bạn nói, nhận xét..., vì thế tập cho các em tự tin, mạnh dạn
trong học tập. Việc dạy học theo nhóm là đề cao vai trị hợp tác trách nhiệm cá
nhân với tập thể. Đồng thời dạy học theo nhóm cịn rèn luyện cho học sinh
những kĩ năng: Biết lắng nghe lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ
sung vào sự hiểu biết của mình và học sinh biết trình bày ý kiến của mình cho

bạn nghe và biết được công tác tổ chức, điều khiển. Tóm lại, hoạt động nhóm
giúp cho học sinh có hứng thú học tập và giúp cho học sinh sôi động hơn.
Ví dụ: Dạy bài Mở rộng vốn từ: Nhân hậu-Đồn kết (tuần 3).

17


Bài tập 4: Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế
nào?
a. Môi hở răng lạnh.
b. Máu chảy ruột mềm.
c. Nhường cơm sẻ áo.
d. Lá lành đùm lá rách.
Tôi tổ chức cho học sinh cùng thảo luận nhóm 4 để điền vào phiếu học tập
theo mẫu như sau:
Câu
Môi hở răng lạnh
Máu chảy ruột mềm
Nhường cơm sẻ áo
Lá lành đùm lá rách

Nghĩa đen

Nghĩa bóng

Tình huống sử dụng

Sau khi các nhóm thảo luận ghi ý kiến xong, tơi tổ chức cho các nhóm trình
bày trước lớp củng cố kiến thức cho các em.
3.2.6. Tổ chức trò chơi học tập:

Trị chơi học tập là một loại hoạt động khơng thể thiếu được trong mọi
lứa tuổi. Trò chơi học tập giúp các em phát triển trí tuệ và tiếp thu bài học một
cách hiệu quả. Vì vậy tổ chức trị chơi học tập chú ý những đặc tính: Vui-khoẻan tồn-có ích; trong đó bao gồm cả giải trí... được xem là một yếu tố cơ bản của
trò chơi.
Trò chơi học tập là một hình thức dạy học hấp dẫn học sinh, có hai đặc
điểm cơ bản sau: Mục tiêu và nội dung trò chơi phục vụ cho kiến thức và kĩ
năng trọng tâm của bài học, đó là nội dung chính của bài học và mang đầy đủ
tính chất một trị chơi có luật chơi, cách chơi; gây hứng thú và sự thi đua giữa
học sinh các nhóm.
Ví dụ: Bài Mở rộng vốn từ: Dũng cảm (tuần 26).

18


Bài tập 4: Tôi chuẩn bị 2 bảng phụ tách ra thành 2 yêu cầu và tổ chức
cho 2 nhóm thi đua tiếp sức lên nối mỗi thành ngữ cột A với lời giải nghĩa cột B
sao cho phù hợp.

Ba chìm bảy nổi
Vào sinh ra tử
Cày sâu cuốc bẫm
Gan vàng dạ sắt
Nhường cơm sẻ áo
Chân lấm tay bùn

Đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn, san sẻ
cho nhau trong khó khăn hoạn nạn
Gan dạ, anh dũng, khơng nao núng
trước khó khăn, nguy hiểm
Sống phiêu bạt, long đong, chịu nhiều

khổ sở vất vả
Chỉ người làm nông làm ăn cần cù,
chăm chỉ
Chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc nơi
đồng ruộng
Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy
hiểm, kề bên cái chết

3.2.7. Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa:
Biện pháp mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa được xác lập dựa trên
mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ: đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa, nhiều
nghĩa... Đây là biện pháp mở rộng vốn từ được sử dụng nhiều ở các lớp tiểu học.
Giáo viên có thể sử dụng những cách thức như sau:
3.2.7.1. Tìm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa với các từ cho trước:
Ví dụ: Tìm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực
Mẫu: Từ cùng nghĩa thật thà.
Từ trái nghĩa gian dối.
3.2.7.2. Cung cấp chủ điểm, yêu cầu học sinh tìm từ ngữ xoay quanh
chủ điểm đó:
Ví dụ: a. Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ:
Mẫu: Luyện tập,......

19


b. Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh
Mẫu: Vạm vỡ , ......
3.2.7.3. Cho một dấu hiệu ngữ nghĩa của từ, yêu cầu học sinh liên
tưởng tìm những từ ngữ theo dấu hiệu ngữ nghĩa đó:
Ví dụ: Tìm từ ngữ chỉ tiếng gió thổi: rì rào, vi vu....

3.2.8. Mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo:
Mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo có nghĩa là hướng dẫn học sinh dựa
vào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn để tìm các từ ngữ có cùng yếu tố cấu tạo và
cùng kiểu cấu tạo. Các yếu tố dùng để cấu tạo từ thường một những yếu tố gốc
có khả năng tạo từ mới cao. Biện pháp này được sử dụng bằng những cách thức
chủ yếu sau:
3.2.8.1. Cung cấp cho học sinh một tiếng có nghĩa (một hình vị) u
cầu học sinh tìm các từ có chứa tiếng đó:
Ví dụ: Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ: Ước mơ.
- Học sinh bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt
đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ, ghép được từ ngữ, hiểu nghĩa và nhận biết
được sự đánh giá của từ ngữ đó.
+ Bài tập 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ
a. Bắt đầu bằng tiếng ước
Mẫu: Ước muốn, ước ao, ước vọng....
b. Bắt dầu bằng tiếng mơ:
Mẫu: Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng.....
Đối với bài tập này các em chỉ cần tìm thêm một thành tố thứ hai đứng
sau thành tố đã cho để tạo nên một từ cùng nghĩa với "ước mơ”
Yêu cầu học sinh nêu một ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ.
Như chúng ta biết trong cuộc sống ai cũng có những ước mơ của mình. Có
những ước mơ chính đáng và khơng chính đáng. Từ đó, học sinh có thể lấy bất

20


kỳ một ví dụ cho mỗi loại ước mơ sao cho thích hợp như: Ước mơ sau này là
thầy (cơ) giáo, làm kĩ sư, làm bác sĩ ... tài giỏi.
3.2.8.2. Cung cấp cho học sinh một tiếng có nghĩa (hoặc từ), yêu cầu
học sinh ghép tiếng, từ đó với một tiếng, từ khác tạo thành ngữ mới:

Ví dụ: Tìm từ
a. Chứa tiếng “hiền” (Mẫu: Dịu hiền, hiền lành, hiền từ, hiền hậu...)
b. Chứa tiếng “ác” (Mẫu: Hung ác, ác nghiệt, ác bá, tàn ác...)
4. Kết quả đề tài:
Sau khi thực hiện đề tài, chất lượng phân môn Luyện từ và câu nói riêng và
mơn Tiếng Việt của học sinh được nâng cao rõ rệt, kết quả khảo sát qua các giai
đoạn đạt được như sau:

KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Học sinh hiểu nội dung Học sinh chưa hiểu nội
Thời gian

Đầu năm
Giữa kỳ I
Cuối kỳ I
Giữa kỳ II

Tổng số

và hoàn thành các bài dung và chưa hoàn

học sinh

tập của bài Mở rộng thành các bài tập của

34
34
34
34


vốn từ
Số lượng
10
17
25
30

Tỉ lệ
29,4%
50%
73,5%
88,2%

bài Mở rộng vốn từ
Số lượng Tỉ lệ
24
70,6%
17
50%
09
26,5%
04
11,8%

Qua các kết quả thu được sau nghiên cứu, có thể nói giả thuyết nghiên cứu
của tơi đề ra là đúng đắn, việc sử dụng các giải pháp trên giúp học sinh lớp 4A
21


trường tôi đạt kết quả cao hơn trong một thời gian tương đối ngắn. Giải pháp

gọn nhẹ, dễ thực hiện mang tính khả thi cao mà bất cứ giáo viên nào, trong điều
kiện nào cũng làm được, đồng thời giải pháp cũng có mức độ ảnh hưởng lớn,
phổ biến tác dụng rộng.
5. Phạm vi áp dụng:
Sau khi áp dụng đề tài vào thực tiễn, chất lượng Luyện từ và câu của
lớp được nâng cao rõ rệt. Vì vậy, đề tài này được áp dụng trong toàn tổ 4, đồng
thời giới thiệu các đồng nghiệp ở một số trường trong cụm.

III. KẾT LUẬN:
Qua q trình nghiên cứu tìm tịi đi sâu vào việc vận dụng kinh nghiệm
“Kinh nghiệm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu (Dạng bài: Mở
rộng vốn từ) cho học sinh lớp 4A, Trường tiểu học Thị Trấn A”, tơi nhận thấy
các em đã có kết quả học tập tiến bộ, học sinh có thái độ học tập tích cực hơn.
Từ đó, việc giảng dạy của giáo viên có hiệu quả cao chất lượng được nâng lên rõ
rệt và rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
1. Bài học kinh nghiệm:
a. Đối với giáo viên:
Giáo viên phải nắm vững kiến thức toàn cấp học về mạch kiến thức.
Dựa vào mối liên hệ giữa các lớp và giữa hai giai đoạn để lựa chọn phương
pháp dạy phù hợp. Trong quá trình thực hiện giáo viên khéo léo “mềm hóa” vừa

22


đảm bảo tính cụ thể, vừa đảm bảo tính chặt chẽ, tính liên kết giữa các phương
pháp.
Phải biết học sinh đã học được gì ở lớp trước (hoặc ngồi xã hội), cái gì sẽ
học ở lớp trên trong cùng một chủ đề để xác định kiến thức đang dạy cho phù
hợp.
Sử dụng phương pháp tích hợp, tính chất bắc cầu theo hướng tích cực hóa

hoạt động của học sinh.
Dùng hình ảnh trực quan, thực tế gần gũi để giảng dạy cho học sinh. Chú
ý đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, tạo cơ hội cho các em tự nhận
xét, phân tích, kết luận.
Khai thác kinh nghiệm hiểu biết của học sinh để hình thành kiến thức
mới. Phải đi từ việc sử dụng tự phát đến việc sử dụng tự giác và từ việc học sinh
biết vô thức đến biết có ý thức.
Những kiến thức lớp trên có liên quan đến kiến thức lớp dưới khi dạy
thường bắt đầu từ kiến thức đã học của học sinh.
Có thể thay đổi ngữ liệu trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với thực tế
của học sinh nhưng phải đảm bảo được nội dung và mục tiêu cần đạt.
Giáo viên nhận xét, đánh giá mang tính động viên, tuyên dương và khen
ngợi kịp thời để khuyến khích hứng thú học tập cho học sinh.
b. Đối với học sinh:
Qua đề tài giúp học sinh phát triển vốn từ hiểu nghĩa từ theo chủ điểm, biết
giải nghĩa từ, vận dụng từ trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Các em biết dùng từ
hay, giàu hình ảnh khi nói và viết. Học sinh tự đánh giá được kết quả học tập
của mình qua thực tế, làm nền tảng cho các bậc học tiếp theo.
2. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài:
Đề tài này có thể áp dụng cho khối lớp 4, nhân rộng thực hiện ở khối 5 tại
đơn vị và một số trường Tiểu học trong cụm.

23


3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài năm học 2014-2015 cho
thấy giải pháp này áp dụng có hiệu quả cao so với những năm học trước. Vì vậy,
tơi sẽ tiếp tục nghiên cứu áp dụng giải pháp này cho khối lớp 4 trong năm học
2015-2016.


24



×