Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Mầm non: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.67 KB, 20 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ PLEIKU
TRƯỜNG MẦM NON 2/9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN

Lời mở đầu
Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào
tạo. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã khẳng định “ Giáo dục và
khoa học là quốc sách hàng đầu”. Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng khoá
VII đã có Nghị quyết về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục , lấy giáo dục
đào tạo và khoa học công nghệ làm yếu tố cơ bản, coi nguồn lực con người
là quí báu nhất, có vai trò quyết định. Nguồn lực đó là nguồn lao động có trí
tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi
dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến, gắn với một nền khoa học
công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực
cho đất nước, đội ngũ lao động cho khoa học công nghệ.
Chính vì Đảng ta coi trọng nguồn lực của giáo dục là con người, nên
đã có rất nhiều chính sách nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong giáo dục.
Tập trung tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, về trang thiết bị để thực
hiện tốt việc dạy và học ở mọi cấp học, bậc học từ mầm non đến cao đẳng
,đại học. Nhất là trong năm học 2006-2007 ngành giáo dục và đào tạo cần
phải thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không” của Bộ Giáo Dục : Nói
không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục.” Cần phải
dạy thực chất, học thực chất. Và năm học 2007-2008, 2008-2009 tiếp tục
thực hiện cuộc vận động “ Hai Không” theo 4 nội dung “ Nói không với tiêu
cực trong thi cử, bệnh thành tích , Nói không với việc ngồi nhầm lớp và


không vi phạm đạo đức nhà giáo” và thực hiện cùng một lúc các cuộc vận
động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh”,
cuộc vận động: Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức tự học và
sáng tạo” Thì bậc học Mầm non càng đựoc coi trọng vì đây chính là nền
móng ban đầu trong việc đào tạo nguồn lực . Nền móng ấy có vững chắc
hay không phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên mầm non. Vì vậy, ở trường
mầm non công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên
mầm non là rất quan trọng. Đây chính là người thầy giáo đầu tiên cung cấp
cho trẻ những hiểu biết về cuộc sống xã hội đang diễn ra và thay đổi hàng
ngày xung quanh trẻ.
Từ những vấn đề trên, sau nhiều năm làm công tác quản lý, tôi đã
lấy vấn đề nâng cao chất lượng cho đội ngũ làm mục tiêu để phấn đấu và
đây chính là lý do vì sao tôi lại chọn đề tài này để viết thành kinh nghiệm.

I/ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ sở vật chất khang trang ra trường, ra lớp và một đội ngũ giáo
viên nhiệt tình đầy trách nhiệm là mơ ước của tất cả những ai làm công tác
quản lý. Thế nhưng niềm mơ ước ấy không đến được với tôi khi tôi được
điều động đến làm cán bộ quản lý ở một trường mầm non nằm ngay trung
tâm thành phố. Trường mầm non 2/9. Tiền thân của trường Mầm non 2/9 là
trường Mầm non Hội Thương, là lá cờ đầu của ngành học Mầm non trong
những năm thập niên tám mươi. Nhưng những năm gần đây qui mô trường
lớp ngày càng bị thu hẹp. từ trường bán trú rất đông học sinh và cán bộ giáo
viên nay chỉ còn có 10 người bao gồm cả cán bộ quản lý , có 7 lớp và 131
học sinh, một ngôi trường quá nhỏ bé.
Nhận quyết định về làm cán bộ quản lý ở trường tôi thật sự lo lắng
khi những nguyên nhân sau đây là những khó khăn gây trở ngại trong quá
trình làm việc của mình.
* Khó khăn:
- Trường Mầm non 2/9 là một trường có địa bàn ở ngay trung tâm

thành phố nhưng cơ sở vật chất chưa thể hiện là một trường Mầm non, vì
không có sân chơi, không có tường rào, diện tích tại khu vực chính chật hẹp,
nơi làm việc của ban giám hiệu giống một nhà dân.
- Đại đa số nhân dân trong phường sống bằng nghề buôn bán nên
kinh tế tương đối ổn định, nhưng những học sinh đến học ở trường đều là
con em của những hộ nghèo, có hoàn cảnh quá khó khăn. Họ không có đủ
điều kiện cho con em mình đi học bán trú nên mới chọn trường này .
- Cơ sở ở một số lớp còn qúa chật hẹp, xuống cấp ; còn nhiều lớp
dạy ở hội trường của tổ dân phố, một số lớp khác trang thiết bị bên trong
chưa đầy đủ.
- Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến nhà trường nhưng
không còn nguồn đất và cũng không đủ lực để xây dựng một ngôi trường
mới nên các lớp mẫu giáo ở tổ dân phố chỉ được tu sửa hằng năm , và nhìn
vào thì vẫn rất tạm bợ, khó khăn vẫn tiếp nối khó khăn .
Có một số nguyên nhân chủ quan:
- Là một cán bộ quản lý mới về nhận công tác, mặc dầu có kinh
nghiệm nhưng cơ sở vật chất quá thiếu thốn như vậy lại càng khó khăn hơn
cho công tác quản lý.
- Đội ngũ giáo viên không còn trẻ nhưng cũng chưa gọi là già. Có
tinh thần trách nhiệm nhưng không ham học hỏi, không cầu tiến, không học
tập để nâng văn hóa , chuyên môn trên chuẩn nên phương pháp giảng dạy
vẫn còn theo lối mòn, cách soạn bài của giáo viên còn theo giáo án mẫu
không sáng tạo , ít lồng ghép tích hợp chương trình đổi mới vào giảng dạy
chương trình 26 tuần.
- Đồ dùng đồ chơi cho trẻ còn quá ít, đồ dùng dạy học của giáo viên
lại thiếu thốn. Cách sắp xếp trang trí lớp không đúng qui định, không gọn
gàng, không bắt mắt.
Xuất phát từ những lý do trên, với quá nhiều khó khăn như vậy bản
thân tôi luôn suy nghĩ phải làm gì và làm như thế nào để từng bước chấn
chỉnh nề nếp và nâng cao chất lượng. Sau một thời gian trăn trở tôi đặt

quyết tâm : cần nâng cao chất lượng đội ngũ, đây là vấn đề đặt lên hàng đầu
nhưng một mình không thể làm đựoc mà cần có cả tập thể cùng chung vai
góp sức. Vì vậy, tôi đã cố gắng tìm kiếm biện pháp thích hợp để tháo gỡ các
khó khăn trên.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thời gian đầu về trường với những bộn bề khó khăn về cơ sở vật
chất và với sự nhiệt tình chưa thể hiện rõ ở đội ngũ. Bản thân tôi suy nghĩ
mình cần phải vạch ra kế hoạch và phải bắt tay vào thực hiện ngay. Cho nên
việc cần làm ngay trong đầu năm học là phối hợp tốt với đồng chí phó hiệu
trưởng và là chủ tịch công đoàn , trao đổi với đồng chí về những suy nghĩ
của mình và mong muốn được sự hợp tác. Thật may mắn ; đồng chí phó
hiệu trưởng là người rất có tinh thần trách nhiệm. Đồng chí đã trao đổi toàn
bộ sự việc hiện có ở trường , từ cơ sở vật chất trường lớp đến năng lực cũng
như từng hoàn cảnh cụ thể của từng giáo viên. Như được tiếp thêm sức
mạnh tôi đã trăn trở suy nghĩ tìm biện pháp phù hợp với trường mình, sau
khi đã tìm được biện pháp tôi đã đưa vào trong kế hoạch là chỉ tiêu để tất cả
cán bộ giáo viên bàn bạc thống nhất trong Hội nghị cán bộ công chức đầu
năm và trở thành nghị quyết. Sau đây là những biện pháp mà tôi đã làm
trong việc:
* NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN.
1/ Nắm chắc chất lượng, phương pháp giảng dạy của từng giáo
viên:

• Cơ sở đề ra biện pháp này:
Dựa vào kết quả khảo sát chất lượng mà tôi dự giừo vào đầu năm
học.
Dựa vào chất lượng giáo án đã kiểm tra đầu năm và các năm học
trước.
• Quá trình thực hiện biện pháp này là:
Tháng đầu tiên của năm học tôi dành để dự giờ thăm lớp, nắm bắt

tình hình thực tế của từng lớp, từng giáo viên. Tôi không chỉ dự một tiết mà
đôi khi dự cả một buổi học, dự xoay vòng hết tất cả các tiết trên một giáo
viên để nắm bắt phân loại giáo viên. Thật là buồn khi đa số giáo viên trong
trường dạy rất bình thường , dạy rất đều đều không có gì sáng tạo cho tiết
dạy cả, mặc cho học sinh tiếp thu thế nào cũng được. Không quan tâm lo
lắng chất lượng , đồ dùng để dạy học GV sử dụng hình như cách đây đã hơn
5 năm, không có gì đổi mới , không có gì sáng tạo. Là trường không bán trú
các giáo viên chỉ dạy, dỗ chứ không chăm sóc ăn uống mà làm không hết
trách nhiệm. Đây chính là vấn đề mấu chốt vì sao trường Mầm Non Hội
Thương có số lượng học sinh giảm sút nghiêm trọng như thế. Nguyên nhân
một phần do cơ sở vật chất, do Ban Giám Hiệu, một phần do GV, nhưng nói
tóm lại là do hiệu trưởng . Tôi nghĩ là một hiệu trưởng ngoài đức và tài ra
cần có cái tâm và tầm nhìn , biết phát huy lợi thế của trường mình , tìm ra
điểm mạnh, yếu của từng giáo viên để phát huy. Chính vì vậy năm đầu tiên
về trường tôi đi sâu dự giờ nắm rõ trình độ chuyên môn của từng giáo viên
ví dụ như: Cô Thanh, Cô Yến, Cô Kim Hồng có những lợi thế về dạy môn
Giáo dục âm nhạc; Cô Huy, Cô Giang có khiếu về môn Làm quen môi
trường xung quanh, môn chữ cái, Cô Thu Hồng dạy thể dục rất phù hợp, Cô
Lơ lại dạy tốt môn Hoạt động tạo hình. Hoặc một số môn các cô lại dạy rất
yếu như môn Giáo dục âm nhạc có rất nhiều giáo viên hát sai: cô Lơ, cô
Huy, Thu Hồng. Cô Yến là giáo viên trẻ có năng lực nhưng không chịu
phát huy, ý thức kỷ luật rất kém , không chấp hành tốt những qui định về
chuyên môn của trường , thường xuyên đi trễ, bỏ lớp đi công việc riêng
không có lý do.
Dự giờ nắm bắt những ưu, khuyết điểm thôi vẫn chưa đủ. Mà qua dự
giờ tôi đã phân tích kỹ để giáo viên nhận ra những ưu, nhược điểm của mình
mà từ đó có hướng khắc phục ví dụ như cô Kim Hồng rất lúng túng khi có
người dự gìơ thăm lớp nên trong tiết dạy thường hay quên các bước lên lớp
mặc dầu đã chuẩn bị rất kỹ . Qua góp ý cô Kim Hồng đã khắc phục bằng
cách xem và thuộc giáo án trước khi lên lớp, chuẩn bị tốt đồ dùng nên tiết

dạy đã khá lên rất nhiều . Còn Cô Lơ, cô Kim Thanh khi dạy ít chú ý đến
thời gian dẫn đến cung cấp kiến thức cho trẻ quá nhiều làm cháy giáo án, có
môn lại cung cấp kiến thức rất sơ sài: LQMTXQ, LQVT tiết 1 mà chỉ cung
cấp có 2 loại đồ dùng, không có luyện tập cả lớp , phần trò chơi đôi khi cắt
bỏ. Qua dự giờ góp ý các cô đã biết chọn lọc kiến thức cung cấp vừa phải
nên tiết dạy đã phù hợp , còn cô Thu Hồng và cô Giang nắm kiến thức rất
chuẩn nhưng khi dạy lại ít sáng tạo, tôi đã sưu tầm một số giáo án mẫu để
giáo viên nghiên cứu và thử nghiệm khi dạy . Các cô rất thông minh nên sau
những gợi ý của tôi đã thấy được những mặt còn hạn chế của mình nên có
sự thay đổi rõ rệt và các cô còn biết tìm tòi học hỏi nên tiến bộ rất nhanh.
Kết quả giờ dạy rất sinh động , học sinh phấn khởi , ham thích học lên nhiều
. Đồng thời các cô còn được chọn dạy kiến tập thao giảng toàn trường và
liên trường để giáo viên dự giờ, học tập.
Đối với giáo viên hay đi dạy trễ và ít có trách nhiệm tôi thường
xuyên đến thăm lớp , kiểm tra giáo án và đồ dùng lập biên bản vi phạm qui
chế và phê bình trước hội đồng sư phạm. Tôi còn phân công cho tổ trưởng
đi kiểm tra để tạo sự công bằng trong quá trình kiểm tra , đến bây giờ thì
Giáo viên đó đã có tiến bộ .
2/ Luôn quan tâm đến việc trang trí lớp:
• Cơ sở đề ra biện pháp này:
Dựa vào kết quả thăm lớp đầu năm.
Dựa vào kiểm tra sơ bộ việc trang trí lớp , việc áp dụng chuyên đề
hoạt động góc mà ngành triển khai sau khi học tập.
• Quá trình thực hiện biện pháp này là:
Song song với việc dự gìơ thăm lớp , tôi đã kết hợp kiểm tra trang trí
lớp. Cũng như giáo án, gíáo viên ở trường tôi ít chú ý đến trang trí lớp.Chỉ
trang trí cho có lệ , không có gì thay đổi trong năm, đồ chơi đồ dùng dạy
học tự làm rất ít, trừ cô Giang trang trí rất đẹp rất nhiều đồ chơi và đồ dùng.
Qua nắm bắt tôi thấy đa số giáo viên rất thụ động, không khéo tay, không
ham học hỏi. Tôi nghĩ việc trang trí lớp rất quan trọng vì đó là bộ mặt của

lớp, của trường. Việc thu hút học sinh và gây cảm tình với phụ huynh là lớp
phải đẹp và bắt mắt. Không cần phải khéo tay , không vẽ đẹp thì chỉ cần
giáo viên chịu khó và cần cù, có thể tìm tòi sưu tầm những tranh ảnh đẹp
phù hợp với ngành học của mình để photo rồi chịu khó cắt xốp màu ghép
lại thêm một chút nét vẽ có màu sắc ngộ nghĩnh và cần thay đổi thường
xuyên theo chủ đề từng tháng để tránh nhàm chán . Bên cạnh đó tôi có một
lợi thế là có cô Giang có người thân vẽ đẹp tôi gợi ý cách sắp xếp trang trí
và chọn làm điểm để các lớp khác đến vừa dự giờ vừa học tập.
Nếu như quan tâm đến việc trang trí lớp mà không nói đến góc thiên
nhiên thì thật thiếu sót trong việc thực hiện hoạt động góc. Cũng như vấn đề
trang trí góc thiên nhiên các lớp ở trường tôi rất ít cây cảnh và càng không
có cây xanh trang trí trước mỗi lớp học. Cho nên trong Hội nghị Cán Bộ
Công Chức đầu năm tôi đưa chỉ tiêu này vào trong kế hoạch cho giáo viên
bàn bạc và trở thành nghị quyết. Sau đó tôi phát động phong trào “ Lớp
Sạch, Lớp Đẹp” ngay từ đầu tháng 9 . Kết quả là các cô thi đua nhau cố
gắng trang trí cho lớp của mình bổ sung thêm cây cảnh cho lớp mình, mỗi
người mỗi kiểu : cô Giang, cô Thu Hồng, cô Lơ năm học này sáng tạogóc
thiên nhiên bằng các chậu cây có lá rũ thành một giàn cây xanh rất đẹp và ai
cũng đạt giải .
Năm học này là năm học thứ hai thực hiện chuyên đề Hoạt Động
Góc, Giáo viên được học tập cách sắp xếp bố trí các góc phù hợp theo từng
chủ đề, chủ điểm. Phù hợp giữa các góc chơi với nhau, giữa trò chơi động
và trò chơi tĩnh. Phải tổ chức cho trẻ được học, được chơi thực sự ở các góc.
Thật là nhất cử lưỡng tiện ,sau khi tổ chức cho giáo viên học tập nắm bắt kỹ
chuyên đề và được đi thăm một số lớp điểm , Tôi triển khai thực hiện trên
diện rộng vấn đề trang trí ở tất cả các lớp. Còn soạn và thực hiện dạy trẻ
hoạt động ở các góc thì tôi lên kế hoạch dạy vào ngày thứ ba hàng tuần vào
học kỳ I và học kỳ II dạy vào ngày thứ năm và mỗi tuần đều có chú ý đến
môt góc chủ đạo phù hợp. Tuy nhiên việc thực hiện hoạt động góc rất khó
nếu không được trực tiếp dự giờ nên trong năm tôi đã đầu tư thêm đồ dùng

đồ chơi, tổ chức kiến tập cho giáo viên dự giờ và góp ý một buổi về hoạt
động góc để giáo viên rút kinh nghiệm rồi thực hiện đại trà.
Ngoài ra tôi còn tổ chức cho giáo viên làm thêm đồ dùng tập trung
vào những buổi sinh chuyên môn để bổ sung vào các góc như: làm rối tay
phục vụ cho môn Làm quen văn học; Dùng xốp màu làm các loại xe, máy
bay, tàu thuyền để dạy về các phương tiện giao thông của môn Làm quen
với môi trường xung quanh; làm đồ dùng bằng những vật liệu dễ tìm: hộp
sữa , hủ sữa chua làm thành các con vật ngộ nghĩnh dạy môn làm quen với
toán, tìm các quả thông khô sơn màu sắc làm hàng rào, các loại hoa khô:
Cúc Quì, Tùng Bách làm cây xanh phục vụ chơi xây dựng. Vì đã được quan
tâm chú ý nên khi thực hiện trang trí theo chuyên đề góc cũng không khó
mấy.
3/ Chất lượng bài soạn không thể xem nhẹ:
• Cơ sở đề ra biện pháp này:
Dựa vào chất lượng bài soạn của giáo viên của từng loại chương
trình
Dựa vào kết quả kiẻm tra hồ sở trong đầu năm học.
• Quá trình thực hiện biện pháp này là:
Song song với việc dự giờ, tôi đã chú trọng đến chất lượng soạn bài
của giáo viên. Vì đây là yếu tố quyết định sự thành công khi lên lớp của
giáo viên. Việc truyền đạt , chuyển tải kiến thức đến học sinh có chất lượng
hay không một phần lớn phụ thuộc vào chất lượng bài soạn. Chuẩn bị tốt
giáo án sẽ giúp giáo viên bình tĩnh tự tin và sẽ giúp cho việc truyền thụ kiến
thức đến học sinh nhẹ nhàng. Trẻ sẽ tiếp thu một cách thoải mái hơn mà
không bị một áp lực, gò bó nào. Năm học trước tôi thường kiểm tra hồ sơ
của giáo viên vào tuần 4 hàng tháng . Sau khi kiểm tra xong tôi ghi cụ thể
những ưu và khuyết điểm vào sổ theo dõi và giáo viên đọc ký vào sổ , tôi
nghĩ làm thế là có hiệu quả không ngờ kiểm tra tháng trước tháng sau đâu
lại vào đấy. Thế là tôi phải vắt óc nghĩ ra kế sách khác. Tôi bắt tay vào thử
nghiệm biện pháp mà mình mới nghĩ ra của năm học này và tôi thấy kết

quả khả quan rất nhiều. Vì thế, ngay từ tháng tám đầu năm học tôi đã có kế
hoạch kiểm tra góp ý giáo án . Tôi không kiểm tra cuối tháng như những
năm trước vì kiểm tra như vậy sẽ khó khăn hơn khi soạn bài . Nếu như
những năm trước khi kiểm tra hồ sơ của giáo viên chúng ta không thể ghi
thẳng vào giáo án mà chỉ ghi vào sổ, khi soạn bài giáo viên lại không nhớ
đến, nên đâu lại vào đấy, kiểm tra tháng trước tháng sau lại cũng từng ấy
khuyết điểm. Kiểm tra trước ở đây có nghĩa là chúng tôi thu giáo án cũ của
năm học trước đánh dấu vào những thiếu sót tồn tại cụ thể trong giáo án cũ,
sẽ giúp giáo viên khi soạn giảng dễ sửa sai hơn và có thể sáng tạo hơn vì đa
số giáo viên soạn các bài đầu năm rất sơ sài, nhất là các tiết đưa trẻ vào nề
nếp chỉ soạn đủ các đề mục. Phần mục đích yêu cầu ghi không đầy đủ 3
phần: giáo dục, giáo dưỡng và rèn luyện kỹ năng, phần chuẩn bị ghi không
rõ ràng không cụ thể còn chung chung ,phần giảng bài rất sơ sài vì chuẩn
bị đồ dùng quá ít không cụ thể của cô của trẻ là những loại đồ dùng gì? là
những tranh gì? . Trong phần giảng bài thì ghi ngắn gọn, cung cấp kiến thức
chưa đầy đủ, giảng bài không sâu ví dụ như khi dạy môn Làm quen môi
trường xung quanh, làm quen với toán cô chỉ giảng có 2 loại đồ dùng còn lại
cô ghi tương tự như trên, những câu hỏi dành cho học sinh chỉ là những
câu hỏi quá đơn giản không có những câu hỏi nhằm phát huy tính cực chủ
động của học sinh . Bài soạn ít lồng ghép tích hợp chương trình đổi mới.
Không chịu khó sưu tầm những bài thơ câu đố, bài hát phù hợp với từng bài
mà bài dạy nào cũng hát bài “ Cháu yêu bà” không nghĩ ra cách giới thiệu
bài nào khác ngoài cách giới thiệu trực tiếp .Khi soạn bài, phần luyện tập
cho trẻ không có luyện tập cả lớp , càng không có luyện tập cá nhân nhất là
môn Làm quen với toán và làm quen với môi trường xung quanh ,chỉ soạn
đủ các đề mục. Còn đối với các hoạt động thì lại càng không có chất lượng
ví dụ như hoạt động Họp mặt đầu tuần cô soạn rất đơn giản , không có một
bài thơ hoặc một câu chuyện kể nào để lồng ghép giáo dục và do trình độ
của giáo viên còn hạn chế nên lỗi chính tả tôi cũng phải chỉnh sửa luôn.
Chính vì thế vào tháng Tám tôi vừa lên kế hoạch chuyên môn thật cụ thể và

chi tiết , yêu cầu giáo viên soạn và giảng bài kỹ theo đúng mục đích yêu
cầu từng tiết vừa tiến hành kiểm tra chỉnh sửa giáo án của tất cả giáo viên.
Qua một tháng kiểm tra chỉnh sửa giáo án như thế tôi thấy chất lượng giáo
án đã tăng lên đáng kể . Các tháng tiếp theo tôi đều dành một tuần vào cuối
tháng để kiểm tra xem lại các tồn tại của tháng trước có khắc phục không và
chỉnh sửa giáo án cũ của tháng tới? Nhờ cách làm này giáo viên đã sửa chữa
khắc phục kịp thời nên tôi chỉ nhắc nhở . Nếu không kiểm tra nhắc nhở và
có biện pháp sửa đổi, giáo viên cứ như thế mà dạy thì liệu kiến thức đến với
học sinh được bao nhiêu? Nếu người cán bộ quản lý không có cái tâm thì
liệu thế hệ học sinh sau này sẽ ra sao?
Khi xem xét kiểm tra kỹ từng bộ hồ sơ, ngoài việc chỉnh sửa cho
giáo viên tôi cẩn thận ghi chép vào sổ theo dõi cụ thể những ưu và khuyết
điểm của từng giáo viên. Đến khi sinh hoạt tổ chuyên môn tôi cho giáo viên
tự đọc và ký vào sổ. Tôi tìm ra những khuyết điểm chung nhất và nhắc nhở
trong khi họp hội đồng sư phạm để tất cả giáo viên không vi phạm nữa.
Đồng thời luôn đôn đốc giáo viên tích cực sưu tầm và sáng tác các bài thơ,
câu chuyện có nội dung liên quan hoặc tìm mua các loại sách đổi mới hiện
nay để lồng ghép phù hợp.
Bên cạnh đó tôi còn mạnh dạn động viên những giáo viên có điều
kiện nên sử dụng giáo án bằng vi tính nhất là các giáo viên có chữ viết khó
đọc, không rõ ràng: cô Huy, cô Thu Hồng. Lúc đầu việc động viên rất là
khó khăn, nhưng sau nhờ kiên trì thuyết phục để giáo viên thấy đựơc lợi ích
lâu dài của việc sử dụng giáo án vi tính nên trong năm đã có 4 giáo viên
thực hiện. Nhưng qua một năm thực hiện giáo án vi tính thì lại nẩy sinh ra
nhiều khó khăn: cách trình bày không khoa học, dễ coppy, sai lỗi chính tả,
vẽ hình các động tác thể dục , hình vẽ môn hoạt động tạo hình chưa đúng,
…. Càng sử dụng giáo án vi tình thì khuyết điểm lại thấy nhiều hơn , đơn
giản là do giáo án vi tính rất dễ đọc. Nhưng thực hiện giáo án vi tính lại có
ưu điểm đó là dễ chỉnh sửa vì chỉ cần vài thao tác là có ngay một trang
giáo án mới có chất lượng hơn mà không tốn công sức là bao . Do kiểm tra

chặt chẽ và có kế hoạch ngăn ngừa nên không có giáo án nào giống nhau và
cuối năm có 5 giáo án được xếp loạị tốt khi thi giáo viên giỏi cấp cơ sở.
4/ Một biện pháp không kém phần quan trọng để nâng cao chất
lượng đội ngũ đó là bồi dưỡng thông qua tổ chuyên môn :
• Cơ sở đề ra biện pháp này:
Dựa vào kết quả dự giờ của các đợt thanh tra, kiểm tra.
Căn cứ vào phương pháp giảng dạy của từng bộ môn của từng giáo
viên.
• Quá trình thực hiện biện pháp này là:
Tổ chuyên môn là người trực tiếp theo dõi và tham mưu cho ban
giám hiệu , thông qua tổ chuyên môn tôi sẽ biết những vấn đề còn khúc
mắc hoặc những khó khăn trong quá trình giảng dạy của giáo viên , đây là
một biện pháp hữu hiệu giúp hiệu trưởng đỡ vất vả, cho nên tổ trưởng
chuyên môn thuwongf được chon từ những giáo viên có năng lực, thông
minh và biết làm việc, cho nên việc chọn lựa cần phải biết nhìn người.
Theo kế hoạch qui định hằng tháng tổ chuyên mônn phải sinh hoạt
2 lần. Trước các buổi sinh haọt cần trao đổi với tổ trưởng những vấn đề cần
thiết trong tháng và từng tuần. Khi sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ thống nhất
từng nội dung bài dạy, từng động tác cụ thể của một số môn học , tập động
tác thể dục phải phù hợp với các loại dụng cụ ,đưa trò chơi nào vào cho phù
hợp với phần luyện tập, phần trò chơi của môn Làm quen với toán, Làm
quen môi trường xung quanh và phù hợp với chủ điểm.
Chú trọng đến hoạt động kiến tập, thao giảng hàng tháng. Giáo viên
nào cũng phải được dạy . Có như vậy tay nghề của giáo viên mới được nâng
lên và giáo viên nào còn dạy yếu môn học nào thì lại dạy chính môn học đó.
Cũng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, những bài hát trong
chương trình được thường xuyên luyện tập vì hơn 50% giáo viên trong
trường hát sai .Đồng thời ở mỗi lớp giáo viên đều có máy cát xét nên việc
luyên tập cũng thuận lợi hơn nhiều . Nhờ luyện tập và xướng âm kỹ nên hầu
hết giáo viên đã có tiến bộ rõ rệt.

Ngoài những buổi sinh hoạt chuyên môn, vào các buổi chiều tổ
chuyên môn thường tập trung để làm thêm đồ chơi phục vụ trang trí lớp và
để dự thi đồ dùng dạy học cấp trường. Đặc biệt trong năm học này nhà
trường chú trọng đến việc tự làm đồ dùng dạy học bằng rối tay phục vụ cho
môn Làm Quen văn học . Ban đầu tôi chọn một giáo viên khéo tay để làm
thí điểm đồ dùng một số câu chuyện rồi cho giáo viên tham khảo , học tập
và tự làm , hiện nay lớp ít nhất cũng có được 2 đồ dùng , lớp có 5,6 đồ dùng
để kể chuyện như lớp cô Giang .
Đặc biệt năm học này phòng giáo dục tổ chức hội thi đồ dùng dạy học nên
cần có kế hoạch cho giáo viên đầu tư làm sớm và thi tại trường sau đó chọn
và thi cấp thành phố đã đạt được một giải nhì và bốn giải khuýên khích.
Ngoài ra, tôi còn chú ý đến việc tự làm đồ dùng bằng các nguyên vật liệu rẻ
tiền , dễ kiếm, dễ tìm có sẵn trong địa phương phù hợp với vùng tây nguyên:
các loại quả thông khô, hoa cúc quì khô, cây tùng bách khô đem sơn và
nhuộm màu sẽ sử dụng được lâu bền hơn, các vỏ nhựa của những chai sữa,
hủ sữa chua trẻ em thường uống đem vệ sinh sạch sẽ rồi làm nhiều con vật
ngộ nghĩnh đáng yêu ,phù hợp với trẻ.
5/ Bồi dưỡng đội ngũ qua phong trào thi giáo viên giỏi:
• Cơ sở đề ra biện pháp này:
Dựa vào kết quả thăm lớp dự giờ của từng giáo viên.
Dựa vào kết quả đạt sáng kiến kinh nghiệm hàng năm khi tham gia
viết để dự thi cấp thành phố.
• Quá trình thực hiện biện pháp này là:
Song song với việc chuẩn bị và đầu tư cho giáo án thì sáng kiến kinh
nghiệm là một vấn đề không thể thiếu được đối với một giáo viên nếu muốn
đạt giáo viên giỏi. Ngay từ đầu năm học căn cứ vào năng lực của từng giáo
viên, tôi vạch kế hoạch cho từng cô giáo đầu tư , chuẩn bị tài liệu để viết
sáng kiến kinh nghiệm. Vì Trong những năm gần đây để có cơ sở dự thi
giáo viên giỏi cấp thành phố thì phải đạt loại tốt về sáng kiến kinh nghiệm
cấp thành phố. Một điều rất khác trước đây là chỉ cần đạt loại khá. Do vậy,

việc đầu tư để viết sáng kiến kinh nghiệm càng phải sâu sắc và kĩ lưỡng
hơn. Cho nên muốn đạt sáng kiến loại tốt phải chuẩn bị ngay từ tháng 10 ,
phải dành nhiều thời gian để viết vì đến tháng 1 là hội đồng khoa học
Phòng giáo dục thành phố đã làm việc .Ngoài việc gợi ý đề tài cho phù hợp
với từng giáo viên, hướng dẫn cách viết đúng mẫu rồi đến phần khó khăn
nhất là phải có biện pháp hữu hiệu trong giảng dạy. Không những giáo
viên mà cả ban giám hiệu cũng phải suy nghĩ lại các biện pháp đã dạy xem
biện pháp nào đem lại kết quả khả thi nhất, phương pháp nào dạy sáng tạo
nhất mà người khác chưa tìm ra . Đồng thời phải tìm tòi, sưu tầm những ví
dụ phù hợp với thực tế giảng dạy và các phương pháp đã tìm ra, và phải
chuẩn bị từ đồ dùng đồ chơi đến những bài thơ, câu chuyện đều phải gần
gũi , phù hợp với trẻ. Qua đó đã giúp trẻ hứng thú thật sự và phát huy tính
tích cực chủ động trong khi học. Rồi trong cách viết bố cục cần phải chặt
chẽ, lôgic, câu cú suông sẻ , văn phong phải mạch lạc. Ban giám hiệu càng
phải góp ý chặt chẽ hơn, đọc đi đọc lại nhiều lần, chỉnh sửa lỗi chính tả thì
sáng kiến mới đạt chất lượng. Do đựơc đầu tư chuẩn bị kỹ về cách viết
sáng kiến kinh nghiệm nên trong năm học này trường tôi chuẩn bị 4 sáng
kiến đi thi thì đạt cả 4.
Sáng kiến đạt rồi , như vậy ngoài hai giáo viên được bảo lưu nhưng
còn hai giáo viên phải vượt qua một kỳ sát hạch nữa đó chính là 2 tiết
dạy. Cho nên cần phải chuẩn bị dạy thật tốt về đồ dùng cũng như phương
pháp lên lớp sáng tạo và một số yêu cầu cần thiết nữa. Nhờ sự kiên trì và nổ
lực của chính giáo viên và Ban Giám hiệu nên kết quả đã đạt như mong
muốn.
III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Từ những cách thức và biện pháp đã trình bày trên. Việc thực hiện
được thực không đơn giản mà gặp rất nhiều khó khăn và vất vả. Đến nay
chất lượng đội ngũ đã được nâng lên rõ rệt. Những kết quả đạt được như
sau:
* VỀ ĐỘI NGŨ:

- Có 5/9 giáo án xếp loại tốt ở trường, 4 bộ giáo án đựoc xếp loại tốt
cấp thành phố.
- Có 7/9 giáo viên giỏi cấp trường và 4 giáo viên giỏi cấp cơ sở.
- 9/9 lớp đạt lớp sạch lớp đẹp, có nhiều đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp
đúng theo chủ điểm. Sắp xếp bố trí lớp gọn gàng khoa học.
- Đạt giải nhì cụm liên trường khi tham gia Hội thi Giáo Dục Mầm
Non với An Toàn Giao thông
* Về Học sinh:
Cuối năm có 90% học sinh đạt trung bình trở lên trong đó có 65% khá
giỏi.
Từ những kết quả đạt được ở trên. Nhà trường được địa phương đánh
giá cao, có sự nổ lực rất lớn, được sự tin tưỏng của nhân dân, gây được
niềm tin và uy tín trong phụ huynh. Bản thân tôi được đánh giá là có sự
chuyển biến mạnh trong cách làm việc
IV/ KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ những cách thức và biện pháp đã làm trên, trãi qua một thời gian
gặp không ít thất bại. Đến nay thành công đã mỉm cười nên đã gặt hái được
khá nhiều kết quả, chất lượng đội ngũ giáo viên đã từng bước được nâng
lên, cơ sở vật chất từng bước đựoc cải thiện. Ít nhiều nhà trường đã tìm cho
mình một chỗ đứng ở địa phương. Do vậy, bản thân tôi đã rút ra được một
số bài học kinh nghiệm như sau:
- Phải cùng nhau đoàn kết, quyết tâm thực hiện và cộng đồng trách
nhiệm, như Bác Hồ đã nói : “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết .Thành công,
thành công, đại thành công”
- Bản thân phải làm việc một cách nghiêm túc, khi làm việc tìm hiểu
kỹ và đánh giá đúng năng lực từng người
- Biết động viên, khích lệ tinh thần đội ngũ kịp thời.
- Phải thể hiện được năng lực của mình, gây được niềm tin và uy tín
trong việc chăm sóc giảng dạy trẻ để phụ huynh càng ngày càng tin tưởng
hơn .

- Người làm công tác quản lý phải có cái tâm, phải nhạy bén trước
tình hình thực tế của nhà trường và của địa phương. Phải luôn sáng tạo
mềm mỏng và linh hoạt.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra được
trong quá trình làm công tác quản lý. Rất mong được sự góp ý chân thành
của các cấp để công tác nâng cao chất lượng đội ngũ ngày càng tốt hơn. Tôi
chân thành cảm ơn

×