MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...................................................................4
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................4
4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu..................5
5. Kết cấu tiểu luận....................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................7
1.1. Nước Cộng hòa Liên bang Đức..........................................................7
1.1.1. Đặc điểm lịch sử..........................................................................7
1.1.2. Thể chế chính trị..........................................................................9
1.2. Thủ tướng Angela Merkel................................................................10
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp...............................................................10
1.2.2. Quan điểm chính trị...................................................................12
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐỨC DƯỚI THỜI THỦ
TƯỚNG ANGELA MERKEL.................................................................13
2.1. Những đặc điểm chung.....................................................................13
2.2.Sự khác biệt với người tiền nhiệm....................................................15
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG HỢP TÁC DÀNH CHO VIỆT NAM....22
3.1. Vài nét cơ bản...................................................................................22
3.2. Triển vọng hợp tác dưới thời Angel Merkel....................................25
KẾT LUẬN................................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................30
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
22 năm sau ngày bức tường chia cắt hai miền Đông Tây sụp đổ, một
nước Đức thống nhất, trọn vẹn đã tạo nên những bước chuyển thần kỳ,
mạnh mẽ vươn mình khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Sau 2 thập kỷ
xây dựng và phát triển, CHLB Đức đã trở thành nên kinh tế đứng thứ tư thế
giới, có giá trị xuất khẩu lớn nhất vượt trên cả Mỹ và Trung Quốc, quê
hương của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Montblanc, Mercerdes, Adidas,
Volkswagen, Siemens...
Không chỉ lớn mạnh về kinh tế, Đức còn thể hiện được vai trò của
mình trên trường quốc tế. Đức đã biến vị trí địa lý trung tâm châu Âu thành
tầm vóc thực trong quan hệ với các nước khối EU. Cùng với Pháp, Đức là
quốc gia đầu tàu trung tâm, là hạt nhân liên kết luôn nỗ lực hết mình cho sự
nghiệp chung của Cộng đồng châu Âu.Bên cạnh đó, họ cũng tham gia rất
nhiều tổ chức quốc tế khác với tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình vì
mục đích hòa bình hữu nghị.
Có thể nói, bước ra khỏi cuộc chiến tranh kinh hoàng và những định
kiến sau chiến tranh, bước qua những năm tháng khó khăn khi đất nước bị
chia đôi xẻ nữa, những gì CHLB Đức làm được cho tới ngày hôm nay là rất
đáng khâm phục. Họ xứng đáng có được vị thế lớn lao trên trường quốc tế,
cho xứng với quy mô, tầm vóc và tiềm năng đất nước.
Đối với Việt Nam, Đức là quốc gia có mối bang giao truyền thống lâu
đời tốt đẹp và ngày càng phát triển. Quan hệ hai nước đã được nâng tầm lên
mức đối tác chiến lược, với kim ngạch hai chiều đạt hơn 4 tỷ USD và tăng
trưởng trung bình 15% qua mỗi năm. Việt Nam cũng nằm trong nhóm ưu
tiên nhận ODA từ Đức và được nước bạn cam kết hỗ trợ tài lực, vật lực bất
chấp giai đoạn kinh tế châu Âu đang lâm vào khủng hoảng.
3
Với quan hệ gắn bó mật thiết đặc biệt như vậy, việc tìm hiểu về chính
sách đối ngoại CHLB Đức với trọng tâm hoạt động đối ngoại dưới thời
đương kim Thủ tướng Angela Merkel là một việc làm nhiều ý nghĩa. Qua
đây, chúng ta có thể thêm hiểu về nước Đức, nhận thức rõ ràng về quan
điểm, đường lối của những người lãnh đạo đất nước này để có thể tạo nên
những điều kiện hợp tác mới, tăng cường thêm mối bang giao hữu hảo giữa
hai quốc gia. Đây cũng chính là mục tiêu mà tiểu luận “Chính sách đối
ngoại Đức dưới thời Thủ tướng Angela Merkel và triển vọng hợp tác
dành cho Việt Nam” muốn hướng tới và giải quyết triệt để.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Đường lối đối nước Đức dưới thời Thủ tướng Angela Merkel - một chính
trị gia xuất sắc với nhiều tư tưởng cải cách - vốn là một đề tài nghiên cứu
rất thú vị và thực tế. Tuy nhiên, theo tìm tòi và nghiên cứu của bản thân
em, dường như đề tài này vẫn chưa được khai thác một cách sâu rộng. Vào
thời điểm tháng 10/2011 nhân chuyến công du của bà Merkel đến Hà Nội,
cũng có một số bài báo, bài ghi chép có đưa ra vấn đề này song vẫn chỉ
dừng lại ở mức giới thiệu, chưa làm được nhiệm vụ so sánh, phân tích hay
liên hệ.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Cộng hòa Liên bang Đức dưới thời
Thủ tướng Angela Merkel (Từ năm 2005 đến nay), từ đó so sánh với những
người tiền nhiệm và đánh giá triển vọng hợp tác phát triển dành cho Việt
Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
4
- Trình bày tổng quan về nước Đức với những đặc điểm tự nhiên, xã
hội, kinh tế, chính trị đặc trưng. Giới thiệu chân dung nữ thủ tướng Angela
Merkel và những quan điểm chính trị cơ bản của bà.
- Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của CHLB Đức trong thời gian
Thủ tướng Merkel nắm quyền, đi từ khái quát đến chi tiết. So sánh đối
chiếu với những chính khách tiền nhiệm để làm nổi bật điểm cách tân của
chính sách đối ngoại Đức thời đại mới
- Đánh giá khách quan về triển vọng hợp tác phát triển của Việt Nam
với Đức thông qua đường lối đối ngoại nước bạn đề ra.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là chính sách đối ngoạicủa Đức
với đường lối sách lược của Thủ tướng Angela Merkel. Biểu hiện qua các
hoạt động ngoại giao, các bài phát biểu, các văn bản từ các cơ quan ngoại
giao của Đức.
Phạm vi nghiên cứu:
Từ khi CHLBĐức chính thức thành lập (03/10/1990) đến nay.
4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý luận:
Tiểu luận dựa trên những lý luận về quan hệ quốc tế, chính sách đối
ngoại của một số nước lớn...
Cơ sở thực tiễn:
Thông qua những hoạt động đối ngoại hợp tác của CHLB Đức trên
các diễn đàn đa phương và song phương những năm qua, những bài phát
biểu, những công bố của cơ quan phụ trách ngoại giao CHLB Đức.
Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận được xây dựng chủ yếu thông qua vào phương pháp nghiên
cứu, đánh giá, tổng hợp dựa vào các tài liệu đã thu thập được từ các nguồn
5
chính thống khác nhau, từ những kiến thức đã được học từ môn “ Chính
sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới”.
5. Kết cấu tiểu luận:
Tiểu luận gồm có 3 phần chính: Phần Mở đầu, phần Nội dung và phần
Kết luận. Trong đó phần Nội dung bao gồm những chương và tiết như sau:
Chương 1: Tổng quan
1.1. Nước Cộng hòa Liên bang Đức
1.2. Thủ tướng Angela Merkel
Chương 2: Chính sách đối ngoại Đức dưới thời Thủ tướng Angela Merkel
2.1. Những điểm chung
2.2. Sự khác biệt
Chương 3: Triển vọng hợp tác dành cho Việt Nam
3.1. Vài nét về mối quan hệ Việt Nam - Đức
3.2. Cơ hội hợp tác dưới thời Thủ tướng Angela Merkel
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Nước Cộng hòa Liên bang Đức:
Cộng hòa Liên Bang Đức với thủ
đô là Berlin được thống nhất ngày
03/10/1990. Đây là một quốc gia
Trung Âu có diện tích 357.021km2 và
là nơi trú ngụ của hơn 82 triệu người
dân trong đó có 7,2 triệu người nước
ngoài. Người Đức chiếm khoảng 91,5% dân số Đức, người Thổ Nhĩ Kỳ
chiếm khoảng 2,4%, các dân tộc khác 6,1%. Với số lượng và cơ cấu dân cư
như vậy, Đức là nước “có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu và là
nước có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới” (2).Ngôn ngữ chính thức
tại đây là tiếng Đức.
Nước Đức nằm ở trung tâm châu Âu với 2.389 km bờ biển Baltic và
Bắc Hải và 3.621 km đường biên giới quốc gia tiếp giáp với 9 nước: Đan
Mạch, Hà Lan, Bỉ, Lucxemburg, Pháp, Thuỵ Sỹ, Áo, Cộng hoà Séc và Ba
Lan. Đức nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và Tây Âu, giữa bán đảo
Skandinavia và Địa Trung Hải.
Đức không những được ưu đãi về mặt vị trí địa lý mà còn có lợi thế về
khí hậu và địa hình. Đây là quốc gia có khí hậu ôn đới với hệ thống sông
ngòi dày đặc có giá trị to lớn về mặt kinh tế, giao thông vận tải, thủy điện.
Các sông lớn chảy qua lãnh thổ Đức bao gồm: Rhein, Elbe, Main, Weser,
Danube và Spree. Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và vô cùng phong phú
trải dài từ dãy núi Alpe ở phía Nam, qua những cao nguyên, ngọn đồi, cánh
đồng phủ kín bóng cây thạch nam, kéo dài đến tận bờ biển phía Bắc. Điều
kiện nơi đây tạo thuận lợi cho Đức phát triển du lịch và dịch vụ.
-------------------------7
(2) “Đức: Biến động dân số gốc ngoại quốc, từ 1994 đến 2003”
Cộng hòa Liên bang Đức do có đặc điểm địa lý và tự nhiên quy định,
đã trở thành vị trí chiến lược quan trọng ở lục địa Châu Âu. Đây cũng là
nơi diễn ra hàng loạt các sự kiện chính trị có tầm vóc to lớn, ảnh hưởng
không nhỏ tới khu vực và trên thế giới. Họ là thành viên của nhiều tổ chức
quốc tế như Liên hiệp quốc, NATO, G8, G20, OECD ( Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế)và WTO.
Đức là một cường quốc với nền kinh tế có GDP danh nghĩa đứng thứ
tư(3577 tỷ USD) và GDP sức mua tương đương (3089 tỉ USD) đứng thứ
năm trên thế giới. Đức là nước viện trợ phát triển hằng năm nhiều thứ
nhì(3)và ngân sách quốc phòng đứng thứ sáu trên thế giới(4). Thậm chí, Đức
còn là nước xuất khẩu nhiều nhất thế giới, vượt trên Mỹ và Trung Quốc.
Quốc gia này có một mức sống cao và hệ thống an sinh xã hội toàn diện.
Chỉ số phát triển con người HDI của Đức đạt 0,905 đứng thứ 9 thế giới.
Đức giữ vị trí chính yếu trong quan hệ ở châu Âu cũng như có nhiều
liên kết chặt chẽ trên thế giới.Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt
Nam vào ngày 23/09/1975.
1.1.1. Lịch sử hình thành CHLB Đức:
Trong lịch sử, Đức đã từng là một nước theo chủ nghĩa Phát xít (1933
-1945) với sự cai trị của Hít-le, từng gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới
thứ I và chiến tranh thế giới thứ II gây thảm họa cho loài người. Vì nhiều lý
do khác nhau, nước Đức (tên cũ là Phổ) thống nhất trong giai đoạn 1871 1945, còn từ năm 1945 đến tháng 10 năm 1990, nước Đức chia làm 2 nước:
Đông Đức đi theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, Tây Đức đi theo chế độ Tư bản
chủ nghĩa.
-------------------------(3)”Đức: Quốc gia cứu trợ quốc tế chỉ đứng sau Hoa Kỳ” Thời báo TopNews, Ấn Độ.
8
(4)“15 quốc gia chi nhiều nhất cho vũ khí” (PDF). Xu hướng sử dụng ngân sách quốc
phòng,Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (2007)
Sau sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ 09/11/1989, Đảng Xã hội chủ
nghĩa thống nhất Đức mất đi đa số trong Quốc hội. Ngày 23/08/1990, Quốc
hội Đông Đức quyết định rằng lãnh thổ quốc gia này sẽ được đặt dưới hệ
thống pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức kể từ 03/10/1990, Cộng hòa
Dân chủ Đức chính thức chấm dứt tồn tại. Kể từ thời điểm này, nước Đức
lần đầu tiên từ sau Đệ nhị thế chiến khôi phục lại được hoàn toàn chủ
quyền lãnh thổ, hình thành Cộng hòa Liên bang Đức thống nhất được biết
đến như một nước Tư bản chủ nghĩa phát triển như ngày hôm nay.
1.1.2. Thể chế chính trị:
Nước Cộng hòa Liên bang Đức gồm 16 bang, đứng đầu là Tổng thống
nhiệm kỳ 5 năm, tuy nhiên thực quyền điều hành đất nước lại nằm chủ yếu
trong tay Chính phủ, đứng đầu là thủ tướng Liên bang, đứng đầu mỗi bang
là Thủ hiến bang.
Nội các Đức do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng.
Hiến pháp nước Đức được coi là Luật cơ bản, công bố ngày
23/5/1949, được áp dụng cho cả nước Đức với mục đích được nêu rõ là tôn
trọng và bảo vệ phẩm giá con người, đảm bảo cho từng cá nhân có thể phát
huy tài năng của mình.
Nhà nước Đức được xây dựng theo những nguyên tắc sau: Cộng hòa,
Dân chủ, Liên bang, Pháp quyền và Nhà nước xã hội.
Quốc hội Đức bao gồm Hội đồng Liên bang (Bundersat) và Nghị viện
(Bundestag). Hội đồng liên bang là cơ quan đại diện cho 16 bang, được
chính phủ các bang cử ra với số lượng tỉ lệ thuận với số dân của từng bang.
Ngoài ra, nước Đức còn có cơ quan đại diện của nhân dân, gọi là Nghị
viện, được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
9
Qua hơn 50 năm qua, nước Đức chỉ có 2 Đảng chủ yếu thay nhau cầm
quyền: đó là Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo và Đảng Dân chủ
Xã hội.
10
1.2. Thủ tướng Angela Merkel
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp
Angela Merkel, nữ Thủ tướng Đức đồng
thời là Chủ tịch của Liên minh Dân chủ
Thiên
chúa
giáo
(CDU),sinh
ngày
17/07/1954 tại Hamburg. Bà là con gái lớn
của mục sư đạo Tin lành Horst Kasner và
bà Herlind Jentzsch - một giáo viên dạy
ngoại ngữ đã từng sinh hoạt trong Đảng
Dân chủ Xã hội Đức.
Sinh ra tại miền Tây, song Merkel lại lớn lên ở Đông Đức.Năm 1954,
Horst Kasner đến quản nhiệm một nhà thờ ở Quitzow, gần Perleberg, và
gia đình dời đến ở Templin. Giống hầu hết các học sinh, Merkel là đoàn
viên Đoàn Thanh niên Tự do Đức. Merkel theo học vật lý tại Đại học
Leipzig từ năm 1973 đến năm 1978. Bà làm việc và nghiên cứu tại Viện
Hóa Lý Trung ương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học từ năm 1978 đến năm
1990. Về sau, bà trở thành uỷ viên quận đoàn và bí thư chuyên trách dân
vận và tuyên truyền tại Viện Hàn lâm Khoa học.
Thủ tướng Angela Merkel sau này có kể lại rằng bà từng muốn vượt
biên sang phương Tây và có cơ hội khi thăm thân ở Hamburg (Tây Đức)
năm 1986. Nhưng cuối cùng vì cha mẹ ở Đông Đức và các mối ràng buộc
gia đình, bạn bè, bà đã quyết định trở về. Merkel đã tự uống bia mừng khi
bức tường Berlin sụp đổ năm 1989.
Đây cũng là sự kiện làm thay đổi cuộc đời bà, từ một nhà nghiên cứu
vật lý trở thành một chính trị gia xuất sắc, một người phụ nữ quyền lực.
Năm 1989, Merkel tham gia phong trào dân chủ, gia nhập đảng
Demokratischer Aufbruch mới thành lập. Sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên
11
ở Đông Đức, bà trở thành phụ tá phát ngôn của chính quyền lâm thời tiền
thống nhất. Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 12/1990, sau khi đất nước
thống nhất, Merkel đắc cử vào Bundestag (Quốc hội), từ một hạt bầu cử
bao gồm quận Nordvorpommern và Rugen cùng thành phố Stralsund. Đảng
của bà sáp nhập với đảng CDU của Tây Đức và Merkel trở thành Bộ
trưởng Phụ nữ và Thanh niên trong nội các của Thủ tướng Helmut Kohl.
Năm 1994, Merkel được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Môi trường và
An toàn Lò Phản ứng Hạt nhân. Là một trong những chính khách được
Kohl ưu ái và là bộ trưởng nội các trẻ tuổi nhất, Kohl thường gọi Merkel là
“das Madchen” (cô gái).
Sự nghiệp chính trị của Angela Merkel đạt đỉnh cao sau cuộc bầu cử
Thủ tướng Đức năm 2005, khi bà dẫn đầu một liên minh hùng mạnh bao
gồm các đảng CDU, các đảng phái xứ Bavarian, Liên minh Xã hội Thiên
chúa giáo (CSU) và Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD). Bước sang nhiệm kỳ
thứ hai năm 2009, đảng CDU lại một lần nữa chiếm được đa phần phiếu
bầu, và thành lập chính phủ liên minh với CSU và Đảng Dân chủ Ttự
do(FDP).
Năm 2007, Merkel đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu và
Chủ tịch Nhóm G8. Bà là người phụ nữ thứ hai (sau Margaret Thatcher)
làm được điều này. Merkel đóng một vai trò trung tâm trong việc quản lý
các cuộc khủng hoảng tài chính ở cấp độ châu Âu và quốc tế. Chính sách
trong nước của bà tập trungvào cải cách hệ thống an sinh xã hội và các vấn
đề liên quan đến tương lai phát triển năng lượng. Những quyết sách của bà
được nhân dân trong nước vô cùng ủng hộ.Angela Merkel đã nhiều năm
được mô tả là người phụ nữ quyền lực nhất của thế giới và là “Nhà lãnh
đạo đích thực của Liên minh châu Âu”.
12
Những dấu ấn đặc biệt mà Angela Merkel đã ghi lại:
Là nữ thủ tướng đầu tiên của nước Đức
Là thủ tướng trẻ nhất của Đức
Là người Đông Đức duy nhất giữ chức thủ tướng CHLB Đức
Là người đầu tiên thuộc thế hệ sinh ra sau Chiến tranh thế giới thứ II
lãnh đạo đất nước Đức.
Là chính trị gia có tỷ lệ ủng hộ cao nhất mọi thời đại,77% - con số
mới được thống kê từ một cuộc trưng cầu dân ý tháng 2 vừa rồi.
1.2.2. Quan điểm chính trị
Thứ nhất, Angela Merkel có 36 năm sống trong môi trường xã hội
chủ nghĩa Đông Đức. Vì vậy, bà có xu hướng đề cao nhấn mạnh các chủ đề
yêu thích như: tự do, dân chủ và nhân quyền. Ngay tại bài phát biểu đầu
tiêntrước Quốc hội đầu tiên sau diễn văn nhậm chức, Merkel đã tuyên bố sẽ
xây dựng chiến lược đối ngoại dựa trên việc bảo vệ các giá trị này.
Khác với người tiền nhiệm Gerhard Schroeder cẩn thận hơn tính toán
hơn, ông xây dựng chính sách đối ngoại dựa trên lợi ích chính trị và “ngó
lơ” những giá trị đó. Thế nên Schroeder không bao giờ gặp phải vấn đề mà
Merkel từng gặp: Chỉ trích cả Nga lẫn Trung Quốc vi phạm nhân quyền,
thậm chí đặt câu hỏi “móc họng” Tổng thống George W. Bush về nhà tù
quân sự Mỹ tại Guantanamo.
Thứ hai, bà Merkel không phải là một chính trị gia chuyên nghiệp
được đào tạo bài bản, mà chỉ rẽ ngang sang sự nghiệp chính trị sau thời kỳ
thống nhất nước Đức. Bởi vậy bà Merkel không giỏi sử dụng và chi phối
truyền thông như Gerhard Schroeder, người từng nói rằng: “Tự khẳng định
đã trở thành khẩu hiệu của chính sách đối ngoại của Đức”.
Tuy vậy, Thủ tướng Angela Merkel lại có khả năng kiềm chế và
khiêm tốn đặc biệt, nhờ sự dìu dắt của cựu Thủ tướng Helmut Kohl (198213
1998). Là một nhà vật lý, bà cũng cókỹ năng tư duy logiccực kỳ hợp lý và
nhanh nhạy.
14
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐỨC HIỆN NAY
2.1. Đường lối chung
Tranh chấp Đông-Tây chấm dứt đã mở ra cho chính sách đối ngoại
của Đức những cơ hội mới ở châu Âu, cũng như trên toàn thế giới. Trách
nhiệm ngày càng tăng do những biến đổi trên chính trường thế giới đặt ra
đối với nước Đức và cùng với các đối tác trên khắp thế giới tích cực phấn
đấu cho dân chủ, quyền con người và đối thoại giữa các nền văn hóa. Mục
tiêu hàng đầu của chính sách đối ngoại của Đức là gìn giữ hòa bình và an
ninh trên thế giới.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Guido Westerwelle chính sách
đối ngoại của Đức đã được đánh dấu bởi sự liên tục trong vài thập kỷ qua.
Đồng thời nó phản ánh sự thay đổi thế giới xung quanh chúng ta. Hôm nay
của chính sách đối ngoại của Đức đã được hướng đến ba nguyên tắc chính:
Châu Âu tăng cường như là một mô hình hợp tác và hội nhập
Ủng hộ hòa bình và giải trừ quân bị
Nắm bắt những cơ hội do toàn cầu hóa vì lợi ích của tất cả.
Là một quốc gia với một mạng lưới dày đặc các liên kết quốc tế và
khối lượng lớn của thương mại quốc tế, chính sách đối ngoại của Đức là
chính sách hòa bình. Đứctheo đuổi của một trật tự quốc tế công bằng và ổn
định. Trong thời hạn chính sách này, nhấn mạnh đặc biệt về vấn đềgiải
quyết các cuộc khủng hoảng cũng nhưchủ trương giải trừ quân bị và không
phổ biến vũ khí hạt nhân. Tại hội nghị thượng đỉnh của NATO tổ chức tại
Lisbon vào ngày 19 và 20/11/2010, Đức đã thành công trong việc vận
độngNATO tham gia vào vấn đề giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí
hạt nhân.
Nền móng cho chính sách đối ngoại của Đức được tất cả các chính
phủ liên bang phát triển đã và đang là sự hòa nhập toàn diện đất nước vào
cơ cấu hợp tác đa phương. Chính phủ CHLB Đức cầm quyền từ tháng
15
10.2009 gồm các đảng CDU/CSU và FDP đã thỏa thuận trong hiệp ước
liên minh giữa các đảng cầm quyền về một “Văn hóa kiềm chế” trong
đường lối truyền thống của chính sách đối ngoại và an ninh của Đức. Sau
kinh nghiệm cay đắng từ hai cuộc chiến tranh thế giới, điều đó giống như
một sự đáp ứng ý nguyện vô điều kiện của các nước láng giềng muốn đưa
người Đức vào một mối liên kết và kiềm chế để ngăn không cho nước Đức
bùng phát hoặc đơn phương hành động. Nhưng điều đó cũng nói lên nhu
cầu cơ bản của người Đức muốn hòa bình, an ninh, phồn thịnh và dân chủ,
cũng như nhận thức là sự hòa nhập của đất nước là tiền đề cho việc tái
thống nhất đất nước.
Chính sách đối ngoại của Đức cũng hỗ trợ việc xây dựng các cơ cấu
xã hội dân sự. Đức tham gia tích cực khắc phục các thảm họa, thực hiện
dân chủ, quyền con người và đối thoại bình đẳng. Đức ủng hộ thiết lập một
thế giới đa cực, tôn trọng luật pháp quốc tế, đấu tranh cho nhân quyền, chủ
trương giải quyết các vấn đề bằng đối thoại, tránh sử dụng bạo lực.Đức chủ
trương nhất thể hóa Châu Âu, thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ
nhằm để hợp tác với Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như
chống khủng bố, giải quyết các xung đột của khu vực và thế giới. Đức cũng
nỗ lực thiết lập mối hợp tác bền vững với Nga trên bình diện song phương
cũng như đa phương. Đối với các nước Trung Đông, Đức thực hiện chính
sách ngoại giao cân bằng, đặc biệt chú trọng đến quan hệ ngoại giao với
Palettin Ixraen. Ngày càng coi trọng các mối quan hệ với Châu Á- Thái
Bình Dương, trước hết là với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.
2.2. Sự khác biệt
Từ khi nhậm chức ngày 22/11/2005, những chính sách đối ngoại dưới
thời Angela Merkel đã được đặt lên bàn cân để so sánh với người tiền
nhiệm Gerhard Schroeder, một chính khách đã đặt khá nhiều dấu ấn sau 7
16
năm cầm quyền (1998 - 2005). Sự khác biệt giữa hai chính sách nàysẽ chỉ
ra những nét bản chất nhất trong đường lối đối ngoại của Angela Merkel.
GS.Stephan Bierling ở Đại học Regensburg đã chỉ ra đặc điểm đặc
biệt khiến Merkel hoàn toàn khác biệt với Schroeder: “Chính sách ngoại
giao Đức dưới thời Angela Merkel mang đậm tính truyền thống hơn
Gerhard
Schroeder”.
Nếu
như
Schroeder
áp
dụng
đường
lối
“Sonderweg”(Tạm dịch: Con đường đặc biệt): Lèo lái đất nước đi từ các
cam kết cũ, nhấn mạnh lợi ích quốc gia lên trên các mối quan hệ đa
phương, và thay vì giữ nước Đức ổn định giữa hai bờ Đông Tây thì sẽ ngả
về một phía. Ngược lại, bà Merkel lại chọn cách thực thi ngoại giao “cổ
điển nước Đức”, đưa họ trở về với vị thế một nhà môi trung gian hòa giải ở
trung tâm châu Âu, trung tâm các mối quan hệ đa phương; làm việc dựa
trên sự tôn trọng mối quan hệ với Hoa Kỳ; cân bằng giữa lợi ích quốc gia
với các giá trị quốc tế; và cuối cùng là tiếp cận mọi chuyện với phong cách
nhẹ nhàng, không gân guốc.
Cụ thể, sự khác biệt này thể hiện ở chính sách riêng dành cho mỗi chủ
thể quan hệ quốc tế:
2.2.1. Cộng đồng EU
Sau thất bại ởChiến tranh thế giới thứ II, Thủ tướng đầu tiên của Tây
Đức Adenauer đã khẳng định rằng cách duy nhất Đức có thể tìm lại lòng
tin của các nước láng giềng Tây Âu là hợp tác chặt chẽ. Bởi vậy từ đó tới
nay, Đức luôn làm mọi cách để thúc đẩy sự ra đời củamột châu Âu nhất
thể, bất chấp việc phải từ bỏ chủ quyền, gánh vác gánh nặng tài chính, và
bỏ quên chủ nghĩa dân tộc.
Thế nhưng, trong chiến dịch tranh cử của Gerhard Schroeder năm
1998, ông tỏ ra tương đối khắc nghiệt đối với EU, thậm chí còn nặng lời
rằng Đức là nhà tài trợ chính cho tiến trình hội nhập châu Âu.Ngay cả khi
nắm quyền, Schroederluôn tỏ ra lưỡng lựtrước việc sử dụng sức mạnh kinh
tế của Đức để thúc đẩy EU phát triển. Ngược lại, ông đòi hỏi một vai trò
17
tương xứng với kích thước và trọng lượng chính trị cho Đức. Schroeder tỏ
ra thân thiết hơn với các nước lớn như Anh, Pháp và tỏ ra khó khăn
Điều này hoàn toàn thay đổi khi Angela Merkel trở thành thủ tướng.
Gần như ngay lập tức, một tín hiệu phát đi trên khắp chính trường châu Âu
rằng Đức sẽ một lần nữa là động lực đẩy Châu Âu tiến bước. Thật vậy, 4
tuần sau khi ở cương vị mới, bà Merkel đã để lại dấu ấn tạiHội nghị thượng
đỉnh EU ở Brussels khi gật đầu không do dự duyệt chi 2 tỷ euro để giải
quyết những vấn đề tài chính trước mắt.
Angela Merkel từ đó dễ dàng leo lên vị trí lãnh đạo khố EU, khi mà
khoảng trống quyền lực chưa được lấp đầy. Merkel xuất hiện đúng thời
điểm các chính trị gia ở châu Âu đều đang sụt giảm uy tín: Thủ tướng
AnhTony Blair gặp rắc rối từ Chính phủ của mình bởi đồng ý hỗ trợ vô
điều kiện cho cuộc xâm lược Iraq, Tổng thống Pháp Jaques Chirac không
còn tiếng nói khikết quả trưng cầu dân ý về Hiến pháp châu Âu của ông
không đem đến kết quả tích cực, Thủ tướng Ý Berlusconi thì ngập trong bê
bối cá nhân và suýt nữa thua trong cuộc bầu cử toàn quốc.
Thời cơ, vận hội và cả sự quyết tâm của Thủ tướng Angela Merkel ở
thời điểm đó đã đẩy bà lên vị trị đỉnh cao châu Âu, kéo theo đó là uy tín và
vị thế của nước Đức trong cộng đồng chung.
2.2.2. Hoa Kỳ
Mỹ và Đức từng là những đồng minh thân thiết bậc nhất của nhau.
Phụ thuộc và được Mỹ trợ giúp tái thiết sau chiến tranh thế giới lần thứ hai,
Đức hầu như tán thành và ủng hộ nhiệt thành Mỹ trong tất cả các vấn đề
khu vực và quốc tế trọng yếu.Thế nhưng, mối quan hệ này bắt đầu rạn nứt
nghiêm trọng trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Khi đó, chính quyền
của Thủ tướng Gerhard Schroeder cùng với chính quyền Tổng thống Pháp
Jacques Chirac đã phản đối việc Mỹ đơn phương tấn công Iraq mà không
18
có sự cho phép của Hội đồng bảo an LHQ. Kể từ đó, Schroeder đánh mất
hình ảnh trong con mắt những người bên bờ kia Đại Tây Dương.
Khi bà Merkel giữ chức Thủ tướng, Tổng thống Bush nhìn thấy đây là
nhân tố quan trọng trong nỗ lực tìm lạicác đồng minhchâu Âu, đặc biệt là
kể từ khi những đồng minh khác của Mỹ đangmất đi sự vững vàng chính trị
vì nhiều lý do như Blair của Anh hoặc Ý của Berlusconi. Angela Merkel
cũng hiểumột mối quan hệ với Mỹ sẽ đảm bảo sự ổn định của hệ thống
quốc tế. Hơn nữa, bà nhận ra rằng những mục tiêu đối ngoại của người Đức
chỉ có thể đạt được với sự hỗ trợ của một siêu cường là đồng minh lâu dài
(một ghế thường trực Hội đồng Bảo an chẳng hạn). Ngoài ra, mối quan hệ
tốt đẹp Đức-Mỹ có thể giúp khắc phục những rạn nứt giữa các quốc gia ủng
hộ và chống Mỹ trong Liên minh châu Âu và củng cố vị trí của Đức như là
một nhà trung gian hòa giải đích thực giữa Washington và Paris.
Nhưng bất chấp những động thái ấm dần lên trong quan hệ Đức - Mỹ,
mọi mâu thuẫn vẫn chưa được giả quyết triệt để. Không còn nhìn về một
hướng như thời bao vây cấm vận Liên Xô, các chương trình nghị sự giữa
hai nước chỉ chồng chéo xung quanh một số câu hỏi cũ kỹ. Một cuộc thăm
dò dư luận cho thấy tỷ lệ ưa thích chính quyền Mỹ ở Đức chỉ là 40%, trong
khi 83% dân số Đức lên tiếng phản đối chính sách đối ngoại của Bush.Ba
ngày trước khi chuyến công du đầu tiên đến Washington, ngày13/01/2006,
bà Markel thay các công dân bày tỏ sự bất đồng của mình với tình trạng
bạo hành trong các trại tù ở Guantanamo. Đây là một vết sạn khiến quan hệ
Mỹ-Đức sau đó khó có thể êm ấm hoàn toàn. Chẳng những thế, mối quan
hệ cá nhân giữa bà Merkel và người kế nhiệm Obama cũng vấp phải trục
trặc từ khi Obama còn là ứng cử cho chiếc ghế Tổng thống Mỹ.
Đầu tiên là việc chính phủ bà Merkel từ chối cho phép ông Obama,
ứng cử viên tổng thống năm 2008, phát biểu trước cổng Brandenburg
(Đức), biểu tượng nổi tiếng thời Chiến tranh lạnh nơi mà các Tổng thống
Mỹ John F. Kennedy và Ronald Reagan từng có các bài phát biểu tại đây.
19
Sau đó, khi trở thành Tổng thống, ông Obama đã "trả đũa" bằng cách từ
chối lời mời của bà Merkel tới dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày Bức tường
Berlin sụp đổ.
Trong 2 năm rưỡi cầm quyền vừa qua, Tổng thống Obama đã hai lần
công du châu Âu nhưng vẫn chưa một lần thăm chính thức Đức dù về danh
nghĩa vẫn là hai đồng minh then chốt của nhau. Không kể đồng minh chiến
lược hàng đầu là Anh, ông Obama dành sự quan tâm và ưu ái tới những
đồng minh mới ở Đông Âu như Ba Lan.
Quan hệ Mỹ-Đức đột ngột trở lại nồng ấm sau sự đón tiếp vô cùng
trọng thị mà ông Obama dành cho bà Merkel trong chuyến thăm Mỹ bắt
đầu từ 6-6. Không chỉ mời riêng một bữa ăn tối ấm cúng như những người
bạn tri kỷ, tối 6-6 ông Obama còn mở quốc yến chiêu đãi trọng thể bà
Merkel kèm 19 loạt đại bác chào mừng ngày 7-6.Nghi lễ ngoại giao nhiều
khi lại được dùng để thể hiện thái độ trong các mối quan hệ bang giao.
Không khó để thấy vì sao mà quan hệ Mỹ-Đức đột nhiên nồng ấm trở
lại. Đức đang có vai trò ngày càng tăng trong các vấn đề quốc tế, từ kinh tế
toàn cầu hay cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu... cho tới tiến trình hoà
bình Trung Đông và cuộc chiến tại Afghanistan. Đức hiện là một trong
những đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến tại Afghanistan, nơi mà
Washington đang tính tới chuyện rút dần quân về nước.Trải thảm đỏ đón
bà Merkel, ông Obama rõ ràng muốn tranh thủ Berlin chung vai gánh đỡ
nhiều gánh nặng quốc tế.
2.2.3. Nga và Đông Âu:
Sau khi kết thúc của Chiến tranh Lạnh, quan hệ Đức-Nga đã được cải
thiện đáng kể. Đã từng có sự kiên kết gần gũi giữa một Thủ tướng Đức và
một Tổng thống Nga tới mức ngồi chung phòng tắm hơi như dưới thời
Kohl và Yeltsin. Thủ tướng Schroeder cũng phát triển một mối quan hệ
nhân đặc biệt với Tổng thống Nga Putin, thậm chíhai gia đình họ đã ăn
20
mừng năm mới cùng nhau.Trong một tuyên bố, Schroeder từng mô tả Putin
là một “nhà dân chủ hoàn hảo”.
Hãn hữu lắm, Thủ tướng Schroeder mới nhắc tới những vi phạm nhân
quyền tại Chechnya và cho thấy sự hờ hững với các quốc gia SNG. Trước
khi rời nhiệm sở, Schroeder vẫn còn để lại một “quả bom nổ chậm” khi ký
kết thỏa thuậnxây dựng đường ống dẫn khí đốt mới với Putin chạy dưới
biển Baltic, có nghĩa là sẽ bỏ qua hệ thống cũ chạy qua Ba Lan và các nước
bên bờ Baltic. Phía Ba Lan cho rằng thỏa thuận này sẽ giúp Moscow sử
dụng nguồn cung cấp khí đốt để uy hiếp về mặt chính trị mà không làm tổn
thương Đức.Họ xem đây như là một sự vi phạm trắng trợn của các khu vực
an ninh chung, thậm chí một tờ báo Ba Lan đã gọi liên hệ thỏa thuận này
với Hiệp ước năm 1939 bí mật chia Ba Lan giữa phát xít Đức và Liên Xô
của Stalin. Điều đó cho thấy mối quan hệ bạn bè của Schroeder với Putin
đã phá hủy rất nhiều niềm tin được xây dựng qua rất nhiều thời gian giữa
Đức và các nước Đông Âu.
Khi trở thành thủ tướng, bà Merkel đã phải thuyết phục các nước láng
giềng phía Đông này rằng mình sẽnghiêm túc xem xét những vấn đề an
ninh và sẽ không đưa ra quyết định nào ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Để
chứng minh cho cam kết đó, Angela Merkel đã chọn Ba Lan như điểm đến
đầu tiên cho một chuyến thăm cấp nhà nước về phía đông (tháng 12/2005).
Một tháng sau đó, khi bà Merkel công du Moscow, đại sứ Đức ở Warsaw
đã thông báo cho Bộ Ngoại giao Ba Lan toàn văn những gì bà dự kiến thảo
luận với Putin.
Bên cạnh những nỗ lực để giành lại lòng tin với các nước Đông Âu,
bà Merkel vẫn cố gắng duy trì sự nồng ấm trong quan hệ với Nga. Bất chấp
phản đối dữ dội từ các nước trong khối EU, bà Angela Merkel vẫn quyết
duy trì dự án xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí gas Nord Stream từ
Nga sang Đức - biểu tượng cho quan hệ hợp tác trong ngành dầu khí giữa
hai nước.
21
2.2.4. Châu Á:
Dưới thời hai vị thủ tướng đầu tiên của CHLB Đức thống nhất, chính
sách đối ngoại hướng về châu Á khá là mờ nhạt. Điều đó thể hiện ở sự thờ
ơ của cả Helmut Kohl và Gerhard Schroeder đối với đất nước 1,2 tỷ dân
Trung Quốc khi những mối giao lưu gần như là không có và các hoạt động
ngoại giao hầu hết chỉ xoay quanh vấn đề kinh tế.
Nhưng tới thời điểm Angela Merkel lên nắm quyền, mọi chuyện
không thể như vậy được nữa. Trung Quốc giờ không còn đơn thuần là một
thị trường đầy tham vọng cho các sản phẩm của Đức và châu Âu, nó đã
vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới cướp vị trí của Đức.
Trong cơn khủng hoảng kinh tế hiện nay, Trung Quốc đang như là một cứu
cánh - một nước đang nắm giữ đến hơn 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối,
cũng như đang thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra
nước ngoài và tăng cường nhập khẩu.
Vì vậy, tuy còn có bất đồng về một số vấn đề, như vấn đề hạt nhân
Iran, nhân quyền…, nhưng bà Merkel hiểu rằng, lợi ích chung giữa hai bên
lớn hơn nhiều những bất đồng. Từ khi nhậm chức năm 2005 tới nay, nữ thủ
tướng Đức đã thực hiện 5 chuyến viếng thăm chính thức tới Trung
HoaQuan hệ Trung-Đức đang ở vào thời kỳ phát triển tốt đẹp, đặc biệt năm
nay đánh dấu 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Đức hiện là đối
tác kinh tế quan trọng nhất của Trung Quốc ở châu Âu, trong khi đó Trung
Quốc là thị trường quan trọng bậc nhất của các doanh nghiệp Đức. Quan hệ
chính trị cũng có bước phát triển, khi hai bên thường xuyên có cuộc tiếp
xúc cấp cao, đặc biệt năm ngoái hai bên tổ chức thành công phiên họp
chính phủ chung đầu tiên với sự tham gia của nhiều bộ trưởng hai nước.
Bên cạnh Trung Quốc, các quốc gia khác trong khu vực như Nhật
Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN... cũng được Thủ tướng Angela Merkel
quan tâm hơn rất nhiều so với người tiền nhiệm. Đặc biệt, xác định được
22
Ấn Đọ chính là một thị trường đang lên mà vẫn bị thế giới bỏ quên, bà
Merkel cũng có những sự chăm sóc đặc biệt cho đất nước này.
Không chỉ ẩn chứa nguồn lợi khổng lồ về kinh tế, châu Á cũng gây
chú ý bởi nguy bởi khủng hoảng và xung đột vẫn âm ỉ ở đây. Vấn đề Bắc
Triều Tiên chưa được giải quyết tận gốc thì vẫn sẽ tiếp tục trở thành cái gai
trong mối quan hệ quốc tế ở khu vực.
23
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG HỢP TÁC DÀNH CHO VIỆT NAM
3.1.Vài nét về mối quan hệ Việt Nam - Đức
Năm 1975, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức được chính
thức thiết lập, song thực ra quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ
Đức (Đông Đức) được thiết lập sớm hơn rất nhiều so với nhà nước Đức
thống nhất. “Mối quan hệ truyền thống đó là nền tảng tốt cho việc tăng
cường quan hệ giữa hai nước hiện nay”(5)
Về phía Việt Nam, quan hệ của Việt Nam với Đông Đức được duy trì
khá tốt trong thời gian trước khi nước Đức thống nhất bởi cùng chung mục
tiêu và con đường phát triển lên Chủ nghĩa Xã hội. Đó là nền tảng vững
chắc để sau khi nước Đức thống nhất trở thành Cộng hòa Liên bang Đức,
Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới thì mối quan hệ giữa hai quốc gia
được cải thiện liên tục và có chất lượng mới. Việt Nam sẵn sàng hợp tác
chặt chẽ với Cộng hòa Liên bang Đức như với Cộng hòa Dân chủ Đức
trước kia. “Nước ta khẳng định Việt Nam luôn quan tâm và coi trọng phát
triển quan hệ toàn diện với Đức, coi Đức là đối tác quan trọng của Việt
Nam ở châu Âu, quan hệ giữa hai nước trong những năm qua đã và đang
trên đà phát triển mạnh mẽ.” (6)
-----------------------------------------(5) Đại sứ Đức C.L. Weber - Lortsch – Buổi họp báo giới thiệu chương trình kỷ niệm
lần thứ 30 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Liên bang Đức với Việt
Nam ngày 22/9/2005 tại Hà Nội
(6) Đại sứ Trần Đức Mậu - cuộc toà đàm về chính sách đối ngoại của Việt Nam và quan
hệ Việt Nam-Đức (4/10/2005) - Tại Học viện Khoa học Á-Phi thuộc Trường đại học
Tổng hợp Hum-bôn của Đức.
24
Từ nhiều năm nay, Đức luôn là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong
Liên minh châu Âu (EU) trên nhiều lĩnh vực chính trị ngoại giao, kinh tế thương mại, đầu tư, văn hóa giáo dục và khoa học công nghệ... Hai nước đã
ký kết nhiều hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế,
nghiên cứu khoa học; đào tạo sĩ quan, nghiên cứu sinh mỗi năm... Ngày
càng nhiều tập đoàn kinh tế Đức đã và đang đầu tư vào Việt Nam.
Về quan hệ chính trị: Việt Nam và CHLB Đức chính thức thiết lập
quan hệ Ngoại giao cấp Đại sứ ngày 23/9/1975. Từ đầu những năm 1990
đến nay, quan hệ giữa hai nước phát triển tốt đẹp. Hai bên đã trao đổi nhiều
đoàn ở các cấp khác nhau, trong đó đáng lưu ý là các đoàn cao cấp của Việt
Nam sang thăm Đức: Thủ tướng Võ Văn Kiệt (26 - 30/6/1993); Chủ tịch
Quốc hội Nông Đức Mạnh (19 - 21/10/1993); Thủ tướng Phan văn Khải
(10 - 14/10/2001); Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (1 -5/3/2004); Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc chính thức tại Đức (3/2008) và các
đoàn cấp cao của Đức sang thăm Việt Nam: Thủ tướng Đức Hemut Kohl
(16 - 19/11/1995); Chủ tịch Quốc hội liên bang Đức Wolfgang Thierse (2 6/12/2001); Thủ tướng Gerhard Schroeder (14-15/5/2003); Thủ tướng Đức
Gerhard Schroeder (11-13/10/2004); Tổng thống Horst Kohler( 2123/5/2007);
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức, Tiến sĩ Frank-Walter
Steinmeier (2/2008); CựuThủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Gerhard
Schröder (20 - 22/4/2010)
Hai nước có quan điểm tương đồng trong các vấn đề quốc tế lớn,
thường xuyên trao đổi, phối hợp trong các diễn đàn đa phương. Không có
vướng mắc hoặc những vấn đề cần giải quyết do lịch sử để lại.
Về quan hệ hợp tác phát triển: Đức là nước viện trợ phát triển chính
thức (ODA) lớn và thường xuyên cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay,
Đức đã cung cấp trên 1 tỷ euro cho các dự án ODA tại Việt Nam. Tại Hội
nghị CG 2009 được tổ chức hồi đầu tháng 12 vừa qua tại Hà Nội, Đức cam
kết dành cho Việt Nam là 137 triệu euro ODA trong tài khóa 2009-2010
25