Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

LA03 031 quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 188 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ HƯƠNG MAI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI

HÀ NỘI - 2015

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ HƯƠNG MAI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI
Chuyên ngành

:Quản lý kinh tế

Mã số

: 62 34 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Ngọc Lợi
PGS.TS. Bùi Văn Huyền

HÀ NỘI – 2015

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả

Hồ Thị Hương Mai

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


MỤC LỤC

1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI ................................................................................ 7
1.1. MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT
TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................. 7
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ
CÔNG BỐ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 24
2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ
THỊ ............................................................................................................................................. 26
2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ ................................................................................................. 26
2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ
TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ ................................. 33
2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC VẬN DỤNG ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐÔ THỊ ....................................................................................................................................... 55
3 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ
TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI ........... 66
3.1. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................................................... 66
3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 - 2013............... 72
3.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI ......................................................... 89
4 CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI..................................................................................................... 110
4.1. DỰ BÁO VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHU CẦU VỐN CHO KẾT CẤU HẠ

TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI ................................................................................ 110
4.2. QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN
KẾT CẦU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................... 117

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


4.3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ
TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI GIAI
ĐOẠN 2015 - 2020 .................................................................................................................. 122
4.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP..................................................................... 141
4.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 144
5

KẾT LUẬN........................................................................................................................ 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 151
7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 152

8

PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 163


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ................................................................................................ 163

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- BQLDA:

Ban quản lý dự án

- CNH,HĐH:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

- ĐTPT:

Đầu tư phát triển

- HĐND:

Hội đồng nhân dân


- KCHT:

Kết cấu hạ tầng

- KCHTGT:

Kết cấu hạ tầng giao thông

- KCHTGTĐT:

Kết cấu hạ tầng giao thông đô thị

- KCHTKT:

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

- NSĐP:

Ngân sách địa phương

- NSNN:

Ngân sách nhà nước

- NSTP:

Ngân sách thành phố

- NSTW:


Ngân sách trung ương

- ODA:

Hỗ trợ phát triển chính thức

- PPP:

Hợp tác công - tư

- QLNN:

Quản lý nhà nước

- UBND:

Uỷ ban nhân dân

- UNDP:

Chương trình phát triển liên hợp quốc

- WB:

Ngân hàng thế giới

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z

0972.162.399


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các nguồn vốn hiện hành cho đầu tư hệ thống giao thông ở New
Zeland ............................................................................................................. 60
 
Bảng 2.2. Một số quỹ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở các nước ............... 61
 
Bảng 3.1. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN của Hà Nội
giai đoạn 2008 -2013 ...................................................................................... 69
 
Bảng 3.2. Nhu cầu vốn phát triển KCHTGTĐT Hà Nội 2011- 2015 ............. 76
 
Bảng 3.3. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

đô thị

Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013 ......................................................................... 77
 
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện vốn ngân sách đầu tư cho phát triển KCHTGTĐT
Hà Nội giai đoạn 2011- 2015 .......................................................................... 85
 
Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng phương tiện giao thông đô thị của Hà Nội trong
giai đoạn 2020 - 2030 ................................................................................... 113
 
Bảng 4.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà
Nội giai đoạn 2015 - 2030 ............................................................................ 115
 

Bảng 4.3. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Hà Nội
giai đoạn 2015 - 2030 ................................................................................... 115
 

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1. Quy trình QLNN về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đô thị ............................................................................................. 39
 
Biểu đồ 3.1. Thu ngân sách nhà nước của Hà Nội giai đoạn 2008 -2013....... 67
 
Biểu đồ 3.2. Chi ngân sách nhà nước của Hà Nội giai đoạn 2008 -2013 ....... 68
 
Biểu đồ 3.3. Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Hà Nội
(2008 - 2013)................................................................................................... 70
 
Biểu đồ 3.4. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Hà Nội
giai đoạn 2008 - 2013 ..................................................................................... 71
 
Biểu đồ 3.5. Vốn ngân sách Thành phố đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông
Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013 ......................................................................... 72
 
Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng nhu cầu các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ

tầng giao thông Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 ............................................. 116

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) nói chung, kết cấu hạ tầng giao
thông đô thị (KCHTGTĐT) nói riêng có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế
- xã hội. KCHTGTĐT hoàn thiện sẽ tạo cơ hội rút ngắn khoảng cách vùng
miền, mở rộng giao thương, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người
dân. Vì thế, phát triển KCHTGTĐT luôn là yêu cầu cấp thiết, là nhiệm vụ ưu
tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của một quốc gia và của từng địa
phương.
Tuy nhiên, cùng với đô thị hóa nhanh chóng, nhu cầu vốn phát triển
KCHTGTĐT ngày càng lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách nhà
nước (NSNN), trở thành một “điểm nghẽn” trong quá trình phát triển kinh tế
của các quốc gia, hạn chế những tác động tích cực của đô thị hóa. Vì thế, để
huy động được vốn và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư KCHTGTĐT cần vai
trò quản lý của Nhà nước để tạo lập cơ chế, chính sách, hoàn thiện quy
hoạch, đảm bảo huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, đảm
bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân trong quá trình
xây dựng, vận hành và phát triển KCHTGTĐT.
Nằm trong xu thế chung của cả nước, với tiềm năng, lợi thế của một
thành phố lớn, thủ đô - trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước, quá

trình đô thị hóa ở Hà Nội đã diễn ra hết sức mạnh mẽ trong những năm qua
và KCHTGTĐT cũng đã được quan tâm đầu tư phát triển. Luật Thủ đô
(21/11/2012) đã khẳng định: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách huy
động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển các công trình hạ tầng kỹ
thuật có quy mô lớn, quan trọng trên địa bàn thủ đô” và “tập trung đầu tư
và huy động các nguồn lực đầu tư trong phát triển KCHT giao thông và hệ
thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô” [54].
Tuy nhiên, KCHTGTĐT Hà Nội còn kém, chưa tương xứng với nhu cầu
phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô, thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


2
giao thông trên hầu hết các tuyến phố nội đô. Một trong những nguyên nhân
của hạn chế, bất cập đó là công tác quản lý nhà nước (QLNN) về vốn đầu tư
cho KCHTGT chưa hiệu quả, gánh nặng đầu tư vẫn đặt lên NSNN vốn đã hạn
hẹp, các nguồn vốn khác ngoài NSNN đã được chú trọng song chưa đáp ứng
yêu cầu. Đặc biệt, việc sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, phân bổ vốn còn
dàn trải, chậm tiến độ; tình trạng thất thoát, sai phạm, lãng phí vốn đầu tư còn
xảy ra nhiều, gây bức xúc trong dư luận; một số công trình giao thông đô thị
chưa đạt mục tiêu như khi trình và phê duyệt dự án...
Với mục tiêu phát triển Hà Nội trở thành một thủ đô văn minh, một đô
thị bền vững, Hà Nội rất cần một hệ thống KCHTGTĐT đồng bộ, hiện đại.
Chính vì vậy mà việc hoàn thiện QLNN về vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT Hà Nội nhằm khắc phục các hạn chế của công tác đầu tư, mang

lại hiệu quả cao là vấn đề có tính cấp thiết, cần được nghiên cứu và thực hiện
một cách thấu đáo. Do đó đề tài “Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội” được tác giả chọn làm chủ
đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu cơ bản của luận án là đề xuất quan điểm, giải pháp
hoàn thiện QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội trên cơ
sở nghiên cứu lý luận và thực trạng QLNN về vốn đầu tư phát triển
KCHTGTĐT Hà Nội thời gian qua.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận QLNN về vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT.
- Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT ở một số thành phố trên thế giới và Việt Nam
- Phân tích thực trạng QLNN về vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT Hà Nội trong thời gian qua

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


3
- Đề xuất những định hướng và giải pháp để hoàn thiện QLNN về vốn
đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội từ nay đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong luận án là QLNN về vốn đầu tư trong phát
triển KCHTGTĐT cấp thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể là Thủ đô Hà
Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
Nghiên cứu quy trình QLNN về vốn đầu tư từ NSNN cấp thành phố (từ
lập kế hoạch vốn, huy động vốn, phân bổ, thanh quyết toán và kiểm tra, giám
sát vốn) trong phát triển mới KCHTGT đường bộ và đường sắt đô thị Hà Nội.
Do hạn chế dung lượng nên luận án không đi sâu vào kỹ thuật tính toán
có tính nghiệp vụ quản lý vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT.
- Về thời gian và địa bàn nghiên cứu
Thực trạng QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT trên địa
bàn Hà Nội được khảo sát trong giới hạn thời gian từ năm 2008 - 2013; đề
xuất giải pháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Địa bàn khảo sát là nội đô lãnh thổ hành chính của thành phố Hà Nội sau
khi mở rộng.
4. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp tiếp cận
Thứ nhất, tiếp cận hệ thống. Nghiên cứu QLNN về vốn đầu tư trong phát
triển KCHTGTĐT Hà Nội được đặt trong tổng thể phát triển KCHT,
KCHTGT với KCHTGTĐT của quốc gia cả về chính sách tài chính lẫn quy
hoạch. Mặt khác, QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT được
đặt trong mối quan hệ với QLNN trong điều kiện kinh tế thị trường nói
chung, QLNN trong đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng và nhằm phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z

0972.162.399


4
Thứ hai, tiếp cận đa ngành. QLNN về vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT là lĩnh vực hết sức phong phú, rộng lớn, đa dạng với nhiều loại
nguồn vốn, đầu tư cho nhiều loại công trình giao thông khác nhau với những
hình thức khác nhau nên cần có cách tiếp cận đa ngành.
Thứ ba, tiếp cận lịch sử - cụ thể. Cách tiếp cận lịch sử - cụ thể được sử
dụng khi xem xét QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT gắn với
bối cảnh, điều kiện cụ thể của Hà Nội trong từng thời kỳ nhất định để có thể
rút ra những nhận định khoa học trung thực, chính xác, thuyết phục.
Thứ tư, tiếp cận hiệu quả và bền vững. Với cách tiếp cận này, QLNN về
vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội được xem xét gắn với hiệu
quả kinh tế và xã hội của việc sử dụng vốn đó phù hợp với quan điểm phát
triển bền vững đô thị, đảm bảo sự phát triển hệ thống KCHTGTĐT phù hợp
với tương lai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà
Nội, trong luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
Thứ nhất, thu thập thông tin qua điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu:
Tác giả luận án đã tiến hành phát phiếu điều tra xã hội học và phỏng vấn
khoảng 80 người với 3 đối tượng:
1. Các cán bộ QLNN ở các sở, ban, ngành của Hà Nội
2. Các chủ đầu tư và các chủ thầu công trình giao thông đô thị Hà Nội sử
dụng vốn từ NSNN.
3. Các chuyên gia, các nhà khoa học có nghiên cứu về QLNN trong lĩnh
vực tài chính, đầu tư, giao thông...
Đây là những người có kiến thức lý luận và thực tế, rất am hiểu về công
tác quản lý vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT Hà

nội nói riêng nên dù số lượng tham gia điều tra và phỏng vấn không lớn
nhưng kết quả vẫn đảm bảo độ tin cậy.
Nội dung khảo sát tập trung vào các khâu của quá trình QLNN về vốn
đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT từ NSNN và các nhân tố ảnh hưởng đến

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


5
hiệu lực, hiệu quả QLNN trong lĩnh vực này (Xem phụ lục 1).
Thứ hai, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống để hệ thống hoá các văn
bản pháp quy của Nhà nước và Thành phố và các nghiên cứu khoa học để
phân tích, làm rõ về lý luận và thực tiễn trong quản lý về vốn đầu tư trong
phát triển KCHTGTĐT Hà Nội hiện nay ở chương 1,2 và 3.
Thứ ba, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh dựa
trên các tài liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu thống kê, các báo cáo của
UBND Thành phố, các Sở, các dự án giao thông đô thị để phân tích, làm rõ
những thành tựu và hạn chế của QLNN về vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT
từ vốn NSNN. Cụ thể một số tài liệu thứ cấp tác giả đã sử dụng nghiên cứu
như: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội do Cục thống kê Hà Nội công bố
các năm 2008 đến 2012, các báo cáo của UBND Thành phố, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính từ năm 2008 đến nay… và được
phân tích trong chương 3.
Đồng thời tác giả còn sử dụng các kết quả đã công bố từ các luận án, các
đề tài khoa học, sách, bài báo của các nhà khoa học trong và ngoài nước để
phục vụ cho nghiên cứu của luận án.

5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã làm rõ thêm lý luận về QLNN về vốn đầu tư trong phát
triển KCHTGTĐT từ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá QLNN vốn đầu
tư trong phát triển KCHTGTĐT từ khâu lập kế hoạch, huy động, phân bổ,
thanh quyết toán và đặc biệt làm rõ vai trò của công tác kiểm tra, giám sát
trong toàn bộ quy trình quản lý.
- Luận án đã phân tích 05 nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về
vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT.
- Luận án cũng đã tổng hợp kinh nghiệm của một số địa phương trong và
ngoài nước theo các nội dung quản lý và các nhóm vấn đề chủ yếu chỉ ra tầm
quan trọng của việc đa dạng hoá các nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


6
của Nhà nước trong quá trình huy động, phân bổ và thanh quyết toán vốn đầu
tư trong phát triển KCHTGTĐT.
- Dựa trên dữ liệu thu thập từ điều tra và phỏng vấn và các báo cáo,
nghiên cứu đã công bố, luận án phân tích tổng thể quá trình QLNN về vốn đầu
tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013, chi tiết trên tất
cả các khâu, từ các căn cứ xây dựng, quá trình thực hiện và kết quả thực hiện,
từ đó chỉ ra thành công và hạn chế cũng như nguyên nhân của QLNN về vốn
đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội trong giai đoạn này.
- Luận án dự báo xu hướng phát triển KCHTGTĐT Hà Nội và nhu cầu
vốn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; đề xuất các quan điểm, 4 nhóm

giải pháp và các điều kiện thực hiện giải pháp cũng như một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án đã làm sáng tỏ hơn khái niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá
và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT. Những vấn đề mà luận án đề cập, giải quyết góp phần thiết
thực vào việc luận giải và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện
QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội.
- Luận án sau khi hoàn thiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục
vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề liên quan đến quản lý
vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư trong quá trình đô thị hoá, trong phát triển
KCHTGT nói chung và trong phát triển KCHTGTĐT nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


7
1

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN

KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI
1.1. MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT
TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG CÁC
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

QLNN về vốn đầu tư nói chung và QLNN về vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT đã được đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, trong quá trình tăng
trưởng và phát triển, thực hiện công cuộc CNH, HĐH, tái cấu trúc nền kinh
tế, mức độ đô thị hóa ngày càng cao, khoảng cách giữa nhu cầu phát triển
giao thông đô thị và khả năng đáp ứng vốn của quốc gia nói chung và các địa
phương nói riêng ngày càng lớn thì người ta càng có xu hướng quan tâm
nhiều hơn đến vấn đề QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT một
cách bền vững, nhằm hướng tới các giải pháp huy động và sử dụng có hiệu
quả vốn đầu tư, trong điều kiện nhu cầu vốn ngày càng cao, nguồn lực vốn từ
NSNN cho đầu tư ngày càng khan hiếm.
Có thể thấy rằng, hầu hết các công trình nghiên cứu QLNN đối với vốn
đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT tập trung vào các nội dung sau đây:
(i) Nghiên cứu đầu tư công hoặc quản lý đầu tư công.
(ii) Nghiên cứu QLNN về vốn đầu tư trong phát triển nói chung, trong đó
có vốn đầu tư cho phát triển KCHTGTĐT.
Cả hai hướng nghiên cứu này có thể tiếp cận QLNN trên bình diện quy
trình quản lý vốn đầu tư trong phát triển hoặc tiếp cận nghiên cứu độc lập các
khâu trong quy trình quản lý. Chẳng hạn, nghiên cứu QLNN đối với việc huy
động và quản lý các nguồn lực vốn cho đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT;
các nguồn vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT như vốn từ NSNN, vốn

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:


Luận Văn A-Z
0972.162.399


8
ODA, hợp tác công tư (PPP) trong đầu tư phát triển KCHTGTĐT; giám sát
quá trình sử dụng vốn đầu tư KCHTGTĐT).
Sau đây là những hướng nghiên cứu chính liên quan đến đề tài luận án.
1.1.1. Tiếp cận quản lý nhà nước về vốn đầu tư
  trong
  phát
  triển kết cấu
hạ tầng giao thông đô thị qua các nghiên cứu đầu tư
  công
  hoặc quản lý
nhà nước đối với đầu tư
 công
Có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề đầu
tư công hoặc quản lý đầu tư công. Cụ thể:
Gần đây, trong nhiều báo cáo của mình, Ngân hàng thế giới (WB) đã
đưa ra những sáng kiến để nâng cao hiệu quả chi tiêu công ở các nước nhận
hỗ trợ tài chính từ WB. Đặc biệt WB có hẳn một chương trình nghiên cứu chi
tiêu công, trong đó có đầu tư công - được gọi tắt là PIM (Khung khổ Quản lý
đầu tư/chi tiêu công) hướng tới mục tiêu là nâng cao hiệu quả quản lý của
Nhà nước để gia tăng lợi ích từ các dự án đầu tư công. Theo các chuyên gia
của WB, những nước gặt hái lợi ích lớn từ các dự án đầu tư công sẽ không
được dựa quá nhiều vào sự hỗ trợ từ các nước khác. Trong khuôn khổ PIM,
WB cũng đưa ra hệ thống các chỉ số chẩn đoán hiệu quả chi tiêu công để đánh
giá theo các giai đoạn khác nhau trong quá trình đầu tư công ở các nước nhận
viện trợ. Chương trình này hướng đến xác định các thể chế, cách thức quản lý

để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư công và cung cấp các cách thức để quản lý
đầu tư công một cách hiệu quả nhất. [46]
Trong một công trình khác về quản lý đầu tư công “Đầu tư trong quá
trình đầu tư công: những chỉ báo về hiệu quả của đầu tư công” khẳng định
rằng sự khác biệt giữa chi phí đầu tư và giá vốn là hết sức quan trọng, đặc
biệt đối với các nước đang phát triển, nơi mà đầu tư công là nguồn chính
đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nghiên cứu này cũng đề cập đến
các chỉ số về hiệu quả của đầu tư công, trong đó môi trường thể chế là cơ
sở để quản lý đầu tư công qua 4 giai đoạn khác nhau: thẩm định dự án, lựa
chọn, thực hiện và đánh giá dự án. Nghiên cứu bao gồm 71 quốc gia, trong

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


9
đó có 40 quốc gia có thu nhập thấp, chỉ số cho phép điểm chuẩn giữa các
vùng và các nhóm quốc gia và phân tích chính sách có liên quan nhiều sắc
thái và xác định các lĩnh vực cụ thể mà nỗ lực cải cách có thể được ưu
tiên [90].
Jim Brumby trong nghiên cứu: “Đường giao thông đến nơi nào, cây cầu
cho sự tăng trưởng: Chúng ta biết gì về hiệu quả đầu tư công ở các nước đang
phát triển”cho thấy: “Ở nhiều nước đang phát triển, kết cấu hạ tầng là một
“nút cổ chai” trong triển vọng tăng trưởng của họ. Đặc biệt, với những nước
có thu nhập thấp, hạn chế, yếu kém trong KCHT, đặc biệt là đường giao
thông, truyền thông làm giảm hiệu quả quản lý của Nhà nước, gây nên những
hạn chế về cấu trúc, bộ máy quan liêu, tham nhũng và thâm hụt vốn đầu tư

trầm trọng. Việc huy động các nguồn lực vốn để đầu tư vào KCHTKT sẽ là
nút gỡ để đạt tăng trưởng kinh tế cao hơn, bền vững hơn”. Tuy nhiên, một
thực tế là vốn ngày càng khan hiếm, trong khi nhu cầu đầu tư cho KCHT,
trong đó có KCHTGT ngày càng tăng, nên hiệu quả đầu tư công (lợi nhuận
lớn hơn trên một đồng vốn so với trước đây) được xem như cách thức để tháo
gỡ sự khan hiểm của vốn đầu tư [93].
Một số nghiên cứu thực nghiệm khác cũng cho thấy, hiệu quả đầu tư
công có tác động lên tăng trưởng theo hướng thuận chiều. Có nghĩa là khi đầu
tư công được quản lý một cách hiệu quả thì tăng trưởng kinh tế sẽ gia tăng.
Ngược lại, khi một đồng vốn bỏ ra lãng phí thì sẽ hạn chế tăng trưởng ở mức
tương ứng. “Sự chuyên chế của khái niệm: CUDIE (tích luỹ, khấu hao, nỗ lực
đầu tư) là không vốn” của Pritchett,L cũng cho rằng, chi tiêu đầu tư công
bằng tích lũy vốn. Việc sử dụng vốn kém hiệu quả, tham nhũng, lãng phí làm
sai lệch hiệu quả đầu tư công. Ví dụ: rất nhiều đường giao thông chưa hoàn
chỉnh đã hư hỏng, bỏ không, cây cầu chưa hoàn chỉnh, các dự án quy hoạch
treo…Vì thế, để xóa bỏ khoảng cách giữa vốn và KCHT chỉ bằng cách “đầu
tư trong đầu tư”, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có thu nhập thấp
[49].

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


10
Tóm lại, hầu hết nghiên cứu trước đây về đầu tư công, hiệu quả đầu tư công
hầu như đều nhấn mạnh đến vai trò của QLNN đối với các dự án đầu tư thông
qua các chỉ số đánh giá, trong đó chỉ số về thể chế giữ vai trò quan trọng.

Trong nước, nghiên cứu về đầu tư công, QLNN đối với đầu tư công khá
nhiều, ở các khía cạnh khác nhau cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Đặc biệt, trong
giai đoạn khủng hoảng nợ công ở các nước Châu Âu, vấn đề đầu tư công như
thế nào cho hiệu quả càng được nghiên cứu sâu sắc, trở thành đề tài nóng
trong các diễn đàn. Việc phân cấp quản lý đầu tư công cũng được bàn luận
khá sôi nổi trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế bởi quá trình phân cấp
quản lý vốn đầu tư công giữa Trung ương và địa phương còn nhiều bất cập,
gây ra các lỗ hổng trong QLNN, dẫn đến việc quản lý kém hiệu quả, thất
thoát vốn. Từ 2006 đến nay, phần lớn dự án đầu tư công đều được phân cấp
cho ngành và địa phương - hệ quả là việc quyết định đầu tư công đã tách rời
việc bố trí vốn. Hiện nay các ngành và địa phương quyết định về dự án đầu
tư, nhưng nguồn vốn đều được ghi là “xin vốn từ ngân sách trung ương”. Hệ
quả là các dự án do các địa phương quyết định quá nhiều, nhưng nguồn vốn
đầu tư từ ngân sách lại hạn hẹp và bị dàn trải. Không ít dự án bị thiếu vốn,
thực hiện cầm chừng, kéo dài thời gian kết thúc, chậm đưa vào sử dụng, do
vậy hiệu quả ngày càng giảm. Bên cạnh đó còn dẫn đến tình trạng tham
nhũng trong đầu tư công.
Nguyễn Xuân Thành trong bài viết “Quản lý đầu tư công như thế nào
cho hiệu quả” [123] cho chúng ta cái nhìn khá toàn diện về các nguồn lực vốn
cho đầu tư công, vai trò của đầu tư công đối với tăng trưởng và phát triển
cũng như thực trạng đầu tư công hiện nay ở Việt Nam. Tác giả đưa ra các
bằng chứng chứng minh, đầu tư công và quản lý đầu tư công ở nước ta đang
kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí trong việc xây dựng các công trình công
cộng là một thực trạng nhức nhối. Quản lý đầu tư công trong các doanh
nghiệp nhà nước (DNNN) đang là bài toán khó cho các nhà quản lý trong việc
nâng cao hiệu quả vốn nhà nước. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả đầu tư công, trong đó nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:


Luận Văn A-Z
0972.162.399


11
việc phối hợp, bố trí vốn đầu tư với việc quy hoạch đầu tư hợp lý, tái đầu tư
công, xây dựng quy trình đầu tư công phù hợp, tính toán đến tính hai mặt của
đầu tư công.
Nguyễn Phương Thảo trong bài viết “Kinh nghiệm quản lý đầu tư công
của một số quốc gia trên thế giới”, cũng khẳng định vai trò của đầu tư công
đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, góp phần tạo nên kết cấu hạ tầng xã
hội. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đầu tư công ở Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh trong tất cả các khâu của quy trình
đầu tư, từ khâu quản lý quy hoạch, tổ chức quản lý đầu tư và thẩm định, điều
chỉnh dự án, ủy thác đầu tư, giám sát đầu tư. Tuy mỗi quốc gia, với mức độ
phát triển và thể chế khác nhau, vai trò, lĩnh vực đầu tư công cũng như chính
sách quản lý hình thức đầu tư này có những đặc điểm riêng biệt, song kinh
nghiệm của các quốc gia này đều cho thấy rằng, việc xây dựng khung khổ
pháp luật, chính sách quản lý vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư từ NSNN một
cách đầy đủ, hệ thống, có tầm bao quát rộng là căn cứ để nâng cao hiệu quả
QLNN về vốn đầu tư công. Mặt khác, QLNN chỉ có hiệu quả khi và chỉ khi
xây dựng được quy trình đầu tư công chặt chẽ [114].
Nguyễn Xuân Thành trong nghiên cứu “Đầu tư công Việt Nam, nhà
nghèo lãng phí”, đã chứng minh sự lãng phí vốn đầu tư qua cơ cấu vốn đầu
tư và cách thức thực hiện của Việt Nam khi phân tích các công trình được
cho là hiệu quả nhất của Việt Nam như dự án đường cao tốc Tp.HCM đi
Long Thành - Dầu Giây và cảng container Cái Mép - Thị Vải là những nút
hạ tầng quan trọng để phát triển kinh tế của khu vực phía Nam. Những hình
ảnh và con số cho thấy hình ảnh của “nhà nghèo lãng phí” do các dự án bị

thổi vốn, thiếu đồng bộ với các KCHTKT khác, mang tính chắp vá. Sự lãng
phí này là một trong những nguyên nhân đẩy nợ công của Việt Nam tăng lên
[115].
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đầu tư công,
QLNN đối với đầu tư công đề cập chủ yếu đến quy trình quản lý đầu tư công,
thực trạng đầu tư công ở các quốc gia, hiệu quả đầu tư công. Đặc biệt nhấn

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


12
mạnh đến lỗ hổng trong quản lý đầu tư công do tham nhũng, thất thoát, lãng
phí và hướng đến xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công hiệu quả,
bền vững. Hầu hết các nghiên cứu này đề cập đến KCHTKT, KCHTGT nói
chung và KCHTGTĐT nói riêng như một lĩnh vực của đầu tư công, dùng nó
để phân tích đánh giá, dẫn chứng hiệu quả đầu tư công, chứ chưa tập trung
làm rõ những đặc thù của đầu tư trong lĩnh vực này và những yêu cầu đổi mới
công tác QLNN đối với đầu tư cho phát triển KCHTGTĐT.
1.1.2. Tiếp cận quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đô thị qua các nghiên cứu quản lý nhà nước về vốn đầu tư
phát triển nói chung
1.1.2.1. Nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của quản lý nhà nước nói
chung
Bùi Minh Huấn trong luận án tiến sĩ “Phương hướng, biện pháp hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng giao thông” [37] đã đi sâu vào phân
tích các mô hình quản lý xây dựng trong ngành giao thông vận tải qua từng

thời kỳ trước năm 1990 và sau năm 1990, trong đó làm rõ thực chất và nội
dung quản lý đối với xây dựng giao thông xét theo quá trình đầu tư xây dựng
và các chủ thể kinh doanh xây dựng giao thông. Điểm nổi bật của luận án là
hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN nói chung và QLNN trong lĩnh vực xây
dựng giao thông, các công cụ QLNN và phân chia chức năng trong bộ máy
quản lý, để làm căn cứ đánh giá thực trạng QLNN đối với xây dựng giao
thông ở nước ta.
Vấn đề “Quản lý nhà nước về KCHTKT” cũng đã được đề cập trong
một số nghiên cứu, tuy nhiên, hầu hết đều nghiên cứu vấn đề này như một bộ
phận cấu thành trong quản lý đô thị, chứ không nghiên cứu tách bạch thành
vấn đề riêng như sách “Những vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư và quản lý cơ
sở hạ tầng đô thị” của tác giả Nguyễn Dục Lâm [40], luận án tiến sỹ “Phát
triển thành phố Viêng Chăn theo hướng đô thị bền vững” của Sổm Bắt
Dialyhơ [65]... Trong các nghiên cứu đó, các tác giả chủ yếu đánh giá thực

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


13
trạng công tác QLNN đối với KCHTKT ở các đô thị lớn và kinh nghiệm quốc
tế, đưa ra một số bài toán để giải quyết vấn đề về QLNN đối với hạ tầng kỹ
thuật đô thị.
Luận án “Khai thác và quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ
thuật đô thị tại Việt Nam” của Phan Lan Tú [71] đã đề cập tổng thể từ lý
thuyết đến thực tiễn việc khai thác và quản lý đầu tư vào KCHTKT đô thị ở
nước ta trong giai đoạn 1991 - 2000. Tác giả đi sâu vào làm rõ khái niệm

KCHT đô thị, vai trò của việc phát triển KCHT đô thị trong việc phát triển
kinh tế, xã hội ở các đô thị ở nước ta. Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm ở
một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước phát triển khác,
tác giả rút ra nhiều bài học quý giá cho Việt Nam.
Nguyễn Quang Vinh nghiên cứu “Đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh
vực kết cấu hạ tầng” [85] đề cập các vấn đề chung về KCHT và QLNN đối
với lĩnh vực này. Thông qua đó, những vấn đề QLNN đối với KCHT nói
chung được nghiên cứu ở đây, cũng có thể là những tham khảo có ích trong
nghiên cứu của luận án sau này.
Các nghiên cứu này góp phần bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận về
vốn đầu tư, QLNN về vốn đầu tư trong phát triển cũng như cung cấp thêm
cách nhìn toàn diện về thực trạng QLNN về vốn đầu tư trong phát triển. Tuy
nhiên, hầu hết các công trình trên không nghiên cứu cụ thể đối tượng là
QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT nói chung và một địa
phương cụ thể mà chỉ nghiên cứu chung về khái niệm, quy trình QLNN đối
với dự án đầu tư xây dựng, hay đối vốn đầu tư phát triển kinh tế, xã hội nói
chung, thực trạng QLNN trong lĩnh vực xây dựng, giao thông...
1.1.2.2. Tiếp cận nghiên cứu các khâu trong quy trình QLNN về vốn đầu tư
kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Đẩu về “Huy động và sử dụng vốn
đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng- Thực trạng và giải pháp” [30] đề
cập từ lý thuyết đến thực tiễn việc huy động và sử dụng vốn đầu tư trong phát

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399



14
triển kinh tế ở Thành phố Đà Nẵng từ năm 2000 - 2009 và đề xuất quan điểm,
định hướng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế đến năm 2020. Trong
luận án này, tác giả cũng có đề cập đến vốn đầu tư, vai trò của vốn đầu tư đối
với phát triển kết cấu hạ tầng ở thành phố Đà Nẵng. Thông qua luận án này,
tác giả cũng đã hình thành khung lý thuyết về vốn đầu tư cho phát triển kinh
tế, đặc biệt đã đưa ra được hệ thống chỉ tiêu đo lường định tính và định lượng
hiệu quả quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư. Các giải pháp cũng
hướng tới việc huy động và quản lý có hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế ở thành phố Đà Nẵng.
Cũng tiếp cận QLNN về vốn đầu tư, Tạ Văn Khoái trong luận án “Quản
lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ NSNN ở Việt Nam” [39] đã
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN về dự án đầu tư từ NSNN,
thực trạng QLNN đối với dự án đầu tư xây dựng từ NSNN ở Việt Nam giai
đoạn 2001 đến 2008, phát hiện những thành công và hạn chế trong QLNN đối
với các dự án đầu tư từ NSNN, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện QLNN
đối với dự án đầu tư từ NSNN ở Việt Nam đến năm 2020.
Đề tài nghiên cứu cấp Thành phố của Hà Nội “Nghiên cứu các giải pháp
nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư do thành phố quản lý để
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thủ đô”, phân tích cụ thể
công tác quản lý vốn đầu tư do thành phố Hà Nội quản lý, tìm ra các thành
công và hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp, định hướng khai thác và quản
lý có hiệu quả nguồn vốn này. Nghiên cứu này cũng đề cập đến vốn đầu tư
cho phát triển hạ tầng giao thông Hà Nội, tuy nhiên, thời lượng và mức độ
còn khá hạn chế. [73]
Luận án: “Phát triển KCHT giao thông đáp ứng yêu cầu CNH, HHĐ ở
Việt Nam” của Trần Minh Phương đã tổng quan về những lý luận cơ bản và
làm sáng tỏ khái niệm về KCHT, KCHTGT, phát triển KCHTGT; vai trò của
KCHTGT đối với phát triển kinh tế và xã hội; những nhân tố ảnh hưởng tới
phát triển KCHTGT; làm rõ quan niệm về CNH, HĐH và yêu cầu của CNH,

HĐH đối với phát triển KCHTGT; đề xuất các chỉ tiêu mang tính định lượng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


15
(quy mô và chất lượng) và mang tính định tính (đồng bộ, kết nối, cạnh tranh
và năng lực quản lý...) phát triển KCHTGT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. [48]
Tóm lại, các luận án đã đề cập đến quy trình QLNN với vốn đầu tư
phát triển nói chung và vốn đầu tư KCHTGT nói riêng, từ khâu quy hoạch, kế
hoạch đến khâu huy động, phân bổ, thanh quyết toán vốn và kiểm tra giám sát
vốn đầu tư. Trong luận án sẽ kế thừa những cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu
trong các công trình này, song tiếp cận hẹp hơn từ khâu huy động vốn đến
kiểm tra giám sát vốn đầu tư phát triển
1.1.2.3. Quản lý nhà nước đối với các nguồn vốn trong phát triển giao
thông đô thị
- Nghiên cứu về hệ thống các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng
Các nghiên cứu về việc huy động các nguồn lực cho phát triển
KCHTKT nói chung được đề cập khá nhiều trong các nghiên cứu trong và
ngoài nước, trong đó chú trọng nghiên cứu việc QLNN về vốn ODA, vốn
NSNN và hợp tác công tư, đổi đất lấy hạ tầng.
“Đánh giá khung tài trợ cho cơ sở hạ tầng địa phương ở Việt Nam - Báo
cáo cuối cùng” của Ngân hàng Thế giới [46] phân tích những hạn chế và cơ
hội mà chính quyền địa phương gặp phải trong tiếp cận các nguồn tài trợ cho
kết cấu hạ tầng. Trong báo cáo này, WB đã chỉ ra thách thức chủ yếu đối với
Việt Nam là cải thiện khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ và hiệu quả đầu tư

vào kết cấu hạ tầng. WB trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng, sự phân
tán trong đầu tư công về kết cấu hạ tầng dẫn đến sự trùng lặp và lãng phí, là
nguyên nhân sâu xa của tình trạng đầu tư công thiếu hiệu quả. Nguồn vốn cần
thiết để đáp ứng nhu cầu kết cấu hạ tầng trong tương lai đã vượt quá khả năng
của NSNN. Những nguồn tài trợ truyền thống như NSNN, ODA, trái phiếu
Chính phủ… thường chỉ đáp ứng được khoảng 50-60% nhu cầu tài trợ 20052010, cho ngành giao thông vận tải chỉ khoảng 20.000 tỷ VND/năm, đáp ứng
50% nhu cầu. Giai đoạn 2011-2020, với tốc độ tăng trưởng GDP 8% cần 1011% GDP cho KCHT, [46], tr75. Nguyên nhân của tình trạng này là do phân

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


16
cấp đầu tư công chưa hiệu quả, các địa phương cạnh tranh nhau trong phát
triển kết cấu hạ tầng mà không tính đến liên kết vùng dẫn đến chi phí vốn
tăng; nguồn vốn ngân sách sử dụng không hiệu quả do trong các khâu kế
hoạch, phân bổ dự án và lĩnh vực để đầu tư.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra các nguồn tài trợ cho kết cấu hạ tầng địa
phương gồm: vốn từ Nhà nước (NSNN, trái phiếu Chính phủ, từ các trung
gian tài chính nhà nước); vốn từ các Quỹ đầu tư phát triển địa phương
(LDIF), hợp tác công tư theo phương thức BT, BOT, BTO và một hình thức
được các địa phương ưa chuộng là “đổi đất lấy hạ tầng”. Báo cáo cũng chỉ ra
các số liệu minh chứng về các nguồn tài trợ cho kết cấu hạ tầng và nhu cầu bổ
sung vốn cho kết cấu hạ tầng ở các địa phương như ở nước ta. Đồng thời báo
cáo cũng nghiên cứu kinh nghiệm huy động các nguồn lực vốn cho đầu tư
KCHT ở một số nước trên thế giới như Cộng hòa Séc, Nam Phi, Ấn Độ, Tuyni-đi, Cô-lôm-bi-a (theo phương thức Quỹ Phát triển địa phương); kinh
nghiệm của Trung Quốc, Cô lôm bi a, Braxin (Đổi đất lấy hạ tầng); Trái phiếu

địa phương (Ấn Độ)… Báo cáo này góp phần hệ thống hóa lý thuyết về các
nguồn lực vốn cho phát triển KCHT đô thị, cũng như kinh nghiệm huy động
và quản lý nguồn vốn đầu tư, ưu, nhược điểm của các hình thức huy động
vốn; thực trạng huy động vốn và nhu cầu vốn của một số địa phương trong cả
nước. Tuy nhiên, Báo cáo đánh giá này nghiên cứu một khâu trong quy trình
quản lý vốn đầu tư trong phát triển, và KCHT nói chung, chứ chưa nghiên
cứu riêng về KCHTGTĐT.
Trong nghiên cứu “Cơ chế nắm bắt giá trị gia tăng để tài trợ cho cơ sở hạ
tầng giao thông vận tải” trong Báo cáo phát triển Việt Nam của WB [44] thì
đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông ở New Zealand hiện nay được huy động
từ 3 nguồn lực chính: Thu phí của người sử dụng, thu nhập của Chính phủ và
phí đối với những người sở hữu đất đai và phát triển hệ thống giao thông. Quỹ
giao thông quốc gia có thể được xem như người sử dụng phí thu được từ
những người sử dụng tài sản. Cơ quan Giao thông New Zealand (NZTA)
quản lý quỹ này thông qua chương trình giao thông quốc gia (NLTP). Chương

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399


17
trình giao thông quốc gia có một số hoạt động được xác định bởi chính sách
quốc gia dựa trên vốn đầu tư cho giao thông. Những công việc này thường
được xác định rõ ràng và đầu tư cho các hoạt động như cải tạo đường địa
phương. Những lớp hoạt động này bao gồm cả đầu tư mới và nâng cấp kết
cấu hạ tầng, đường cao tốc, kết cấu hạ tầng giao thông công cộng, dịch vụ
giao thông công cộng, khuyến khích hệ thống an toàn đường bộ, đường đi bộ

và xe đạp, kế hoạch giao thông.
Nghiên cứu “Giải phóng giá trị đất đai để cung cấp tài chính cho cơ sở
hạ tầng đô thị” của George E.Peterson cũng khẳng định, từ trước đến nay, các
kết cấu hạ tầng đô thị thường được đầu tư từ ba nguồn: vốn tiết kiệm từ hoạt
động của các chính quyền địa phương, vốn tài trợ từ các chính phủ cao hơn và
vốn vay. Nhưng hiện nay mỗi nguồn vốn này đều đang bị hạn chế. Vì thế,
nghiên cứu chỉ ra rằng, giải pháp bổ sung quan trọng cho tài chính hạ tầng địa
phương là: lấy giá trị tăng thêm của đất để đầu tư công. Giá trị của đất rất
nhạy với đầu tư cơ sở hạ tầng và sự tăng trưởng kinh tế đô thị. [33]
Một nghiên cứu khác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Huy động các
nguồn vốn đầu tư và xã hội hóa đầu tư cho các công trình giao thông vận tải
đến năm 2010” đã hệ thống hóa lý luận về vốn đầu tư, KCHTGT vận tải, vốn
đầu tư cho KCHTGT vận tải. Đồng thời nghiên cứu hiện trạng hệ thống
KCHTGT vận tải của Việt Nam và nhu cầu đầu tư cho KCHTGT vận tải đến
năm 2010. Thông qua phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn và quản lý
vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở nước ta giai đoạn 19862005, kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Malaixia, Nhật Bản,
Hàn Quốc, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả
vốn đầu tư. [86]
- Một số nghiên cứu về vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng nói
chung và giao thông nói riêng
Các nghiên cứu về vốn cho đầu tư KCHT được bàn luận khá nhiều
trong các diễn đàn, các công trình, luận án và các bài nghiên cứu. Bởi cho đến
nay, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, vốn đầu tư từ NSNN cho

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail:

Luận Văn A-Z
0972.162.399



×