Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án lớp 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.11 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN THỰC TẬP
Hoạt động: Khám phá khoa học.
Đề tài: Khám phá vai trò của nước.
Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên.
Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới.
Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi Thời gian: 25 phút.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn và dạy:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:
- Trẻ biết 1số nguồn nước: Nước giếng, nước máy, nước suối, nước sông…
- Th«ng qua ho¹t ®éng trÎ biÕt mét sè Ých lîi cña níc ®èi víi ®êi sèng con ngêi, động
vật và thực vật (Dùng trong sinh hoạt: ăn uống, tắm giặt… và phục vụ sản xuất: tưới
cây, trồng lúa, nuôi tôm, cá. Nước dùng trong sản xuất công nghiệp: làm đá, sản xuất
điện...).
- Tích hợp một số hoạt động: Âm nhạc, trò chơi…
2. Kĩ năng:
- Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định của trẻ.
- Rèn trẻ khả năng suy luận, phán đoán, tưởng tượng ở trẻ.
- Rèn cho trẻ kĩ năng trả lời đủ câu, rõ ràng, mạch lạc.
3. Giáo dục:
- Yêu thích môn học. Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Biết bỏ rác đúng nơi quy định, sử dụng nước tiết kiệm: rửa tay xong biết vặn vòi
nước lại…
II. CHUẨN BỊ:

1. Địa điểm: Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi Trường Mầm non Lệ Viễn .
2. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử, máy tính, máy chiếu có các slied theo tiến trình bài dạy.


- Một số cây rau trồng trong cốc.
- 2 bình: 1 bình thả cá, tôm có nước; 1 bình thả cá, tôm không có nước.
- 1 cốc nước lọc, chai nước.
- Nhạc bài hát: “Giọt mưa và em bé”, “Trời nắng, trời mưa”, “Cho tôi đi làm mưa với”.
3. Đồ dùng của trẻ:
- 3 giỏ đựng chai để đong nước, 3 phễu, 3 chậu, 3 cốc
- Trang phục của trẻ gọn gàng.
- Trẻ biết chơi trò chơi: “Đong nước”.
III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1


Hoạt động của cô
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú(2 phút)
Cô và trẻ hát và vận động theo bài: “Trời nắng, trời
mưa” (Cô dùng âm thanh: mưa to, sấm chớp) và hỏi
trẻ:
+ Vừa rồi là âm thanh gì nhỉ?
+ Âm thanh đó báo hiệu hiện tượng thiên nhiên gì?
- Khi trời mưa các con thấy gì?
+ Các con thấy nước có ở những đâu?
(Cho trẻ xem hình ảnh về nước trên máy vi tính)
- Cô khái quát lại: Các con ạ! Nước có ở rất nhiều
nơi như: Nước giếng, nước ao, nước sông…không
biết nước có vai trò như thế nào đối với con người,
cây cối và loài vật. Để biết được điều đó chúng ta
cùng nhau tìm hiểu và khám phá nhé!
2. Hoạt động 2: Bài mới (22 phút)
a. Thảo luận:
- Cô cho trẻ về nhóm và thảo luận nhanh câu hỏi:

Con người dùng nước vào những việc gì? (Thời
gian 2 phút, sau đó cử đại diện lên trình bày)
b. Khám phá:
* Vai trò của nước với con người:
Cô đặt 1 cốc nước lên bàn và hỏi trẻ:
Cô có gì đây? Cốc nước dùng để làm gì?
- Khi khát nước con cảm thấy như thế nào? Lúc đó
được uống nước con cảm thấy như thế nào?
- Nước ngoài dùng để uống còn dùng làm gì?
(Cô cho trẻ quan sát hình ảnh)
- Nước được dùng vào những việc gì nữa?
(Cô cho trẻ quan sát trên màn hình)
- Các con thử dự đoán xem không có nước con
người sẽ như thế nào?
(Cho trẻ quan sát trên màn hình)
Cô khái quát lại: Nước rất quan trọng đối với con
người, con người dùng nước vào các mục đích khác
nhau như nước dùng trong sinh hoạt, vui chơi giải
trí (Uống nước, nấu cơm, tắm giặt, đi bơi, tắm
biển…) nước dùng trong sản xuất (Trồng lúa, tưới
rau, tưới cây cảnh, nuôi tôm…).
* Nước đối với động vật:

Hoạt động của trẻ
- Trẻ hát và vận động
- Trẻ về chỗ ngồi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Có nước ạ!
- Trẻ trả lời

- Trẻ QS trên màn hình máy
tính

- Trẻ thảo luận và cử bạn lên
trình bày.

- Trẻ trả lời
- Mệt mỏi, khó chịu
- Sảng khoái, khoẻ khoắn.
- Rửa tay, mặt, tắm, nấu ăn,
vui chơi...
- Trẻ trả lời
- Con người sẽ khát nước,
mắc nhiều bệnh tật...
- Trẻ chú ý lắng nghe.

2


Cho trẻ quan sát thí nghiệm:
- Hôm trước cô cháu mình đã làm thí nghiệm gì với
con vật sống dưới nước, các con thấy có hiện tượng
gì xảy ra:
+ Với các con tôm, cá được thả trong nước thì như
thế nào?
+ Con Tôm, con cá được thả vào bình không có
nước thì ra sao?
- Những động vật nào sống dưới nước?
- Ngoài động vật sống dưới nước còn có các động
vật sống ở đâu nữa?

- Những động vật khác dùng nước để làm gì?
(Cô cho trẻ xem trên màn ảnh)
- Các con thử dự đoán xem nếu không có nước cuộc
sống của động vật sẽ ra sao?
(Cô cho trẻ quan sát hình ảnh)
Cô khái quát lại: Nước rất cần thiết đối với thế giới
động vật, con vật uống nước khi khát, là môi trường
sống của động vật sống dưới nước như: tôm, cua
,cá, ốc…
* Nước đối với thực vật:
Cho trẻ quan sát thí nghiệm:
- Hôm trước cô cháu mình đã làm thí nghiệm gì với
cây rau, các con thấy có hiện tượng gì xảy ra:
+ Cây được tưới đủ nước?
+ Cây không được tưới nước?
- Các con thử dự đoán xem điều gì xảy ra khi cây
cối không có nước?
(Cô cho trẻ quan sát hình ảnh)
Cô khái quát lại: Nước có vai trò rất quan trọng
đối với thế giới thực vật, nhờ có nước cây cối xanh
tươi, phát triển tốt.
- Nước có vai trò như thế nào với con người và mọi
vật?
* Mở rộng:
- Ngoài ra nước còn được dùng vào những việc gì
nữa?
(Cô cho trẻ quan sát hình ảnh nước dùng trong công
nghiệp: làm đá, sản xuất bánh kẹo, sản xuất điện..)
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước?
(Cho trẻ quan sát trên màn ảnh)

* Giáo dục: Hiện nay nước đang dần cạn kiệt vì ô

- Cá… sống và bơi được
- Cá, tôm…bị chết
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Cây sống, lá tươi tốt
- Cây bị chết, lá héo
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe

- Rất quan trọng

- Trẻ trả lời.
- Không vứt rác xuống nguồn
nước, trồng cây, sử dụng
nước tiết kiệm...
3


nhiễm môi trường do con người vứt rác, chặt phá
rừng bừa bãi và sử dụng nước lãng phí. Chính vì
vậy để bảo vệ nguồn nước các con phải bỏ rác đúng
nơi quy định và sử dụng nước tiết kiệm như: rửa tay
xong con hãy vặn vòi nước lại đừng để nước chảy
lãng phí, lấy đủ lượng nước cần uống...
c. Củng cố.

Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Bé vui với nước
(Tổ chức cho trẻ chơi ngoài sân).
Cách chơi: chia lớp thành 3 đội, các đội cử 2 bạn
đong nước, còn các bạn khác xếp thành hàng ngang
chuyền nước về bàn, Thời gian là 1 bản nhạc đội
nào đong được nhiều chai nước nhất là đội đó thắng
cuộc.
Luật chơi: đội nào đong được nhiều chai nước nhất
là thắng cuộc.
- Trẻ tham gia chơi.
- Cô kiểm tra kết quả của các đội chơi.
3. Hoạt động 3: Kết thúc (2 phút)
- Cô và trẻ hát bài: "Cho tôi đi làm mưa với" cho trẻ
đem chai nước đi tưới cây cảnh ở sân trường.

XÁC NHẬN CỦA BGH

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ tham gia chơi.

- Trẻ hát và đi tưới cây cùng
cô.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

NGƯỜI THỰC HIỆN


NHÀ TRƯỜNG

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×