Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

sáng kiến kinh nghiệm về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên ở trường mầm non a thị trấn văn điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.89 KB, 37 trang )

sáng ki ến kinh nghi ệm v ềch ăm sóc nuôi d ưỡ
n g tr ẻ
Sáng kiến kinh nghiệm về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Giáo dục mầm non là
cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách
con người. Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp,
các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước
Điều 23 luật giáo dục 2005 nêu rõ chăm sóc nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu trong các trường mầm non: “Giáo dục mầm non phải bảo
đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ
mạnh, nhanh nhẹn”.
Muốn vậy, ngay từ bé việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở gia đình đến trường
mầm non là vô cùng quan trọng, các cháu phải được sự chăm sóc giáo dục
toàn diện. Đặc biệt là trí lực và thể lực.
Giáo viên mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ. Giáo viên mầm non không chỉ đơn thuần là “dạy” mà còn
phải “nuôi”, vì thế công việc của giáo viên mầm non có đặc thù riêng, không
chỉ thể hiện ở vai trò người thầy, người cô mà còn thể hiện ở vai trò là người
mẹ thứ hai của trẻ. Mọi hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như: ăn, ngủ, vệ
sinh, vui chơi…ở trường mầm non nếu không được quan tâm chăm sóc tốt thì
đứa trẻ sẽ không phát triển toàn diện.


Chính vì vậy, khi đánh giá giáo viên không thể thiếu được kỹ năng chăm sóc
nuôi dưỡng trẻcủa cô. Thực tế ở trường mầm non A Thị trấn Văn Điển giáo
viên mới chỉ quan tâm nhiều đến nghệ thuật lên lớp, chưa quan tâm nhiều đến
chất lượng nuôi dưỡng trẻ.
Bên cạnh đó, nhân viên nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non cũng giữ vai
trò quan trọng không kém, bởi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ mầm


non có được tốt, trẻ ăn có ngon miệng, hợp khẩu vị hay không phải phụ thuộc
vào người nhân viên nuôi dưỡng giỏi, tâm huyết với nghề, yêu nghề, đảm bảo
chất lượng bữa bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non sao cho đủ chất dinh dưỡng,
đủ năng lượng cần thiết để trẻ lớn lên khoẻ mạnh và phát triển một cách toàn
diện về Đức-trí-thể-mỹ.
Trước thực trạng như vậy, là cán bộ quản lý phụ trách công tác chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ, tôi đã suy nghĩ và tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên của đơn vị và cũng
là lý do tôi chọn đề tài: “sáng kiến kinh nghiệm về chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ. Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho
đội ngũ giáo viên, nhân viên ở trường mầm non A Thị trấn Văn Điển”.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.

Cơ sở lý luận: sáng kiến kinh nghiệm về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên mầm non và thực hiện lời
dạy của Bác Hồ đã để lại: “Dạy mẫu giáo là thay mẹ dạy trẻ, Muốn làm được
thì trước hết phải thương yêu trẻ, các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu
khó mới nuôi dạy được các cháu, dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu mới


trở thành người tốt. Ngành học này lấy phương thức giáo dục là người mẹ,
tình cảm của mẹ để giáo dục các cháu”.
Thật đúng như vậy, giáo viên mầm non không chỉ là nhà giáo đơn thuần mà
là ca sĩ, nghệ sĩ và là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, lứa tuổi mầm non còn
non nớt, chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, dễ nhạy cảm với mọi hoạt
động xung quanh cho nên chúng ta phải có một vốn kiến thức cơ bản để
hướng các cháu đi đúng mục tiêu mà Đại hội Đảng đã đề ra là chăm sóc trẻ
trước 6 tuổi một cách chất lượng để trẻ phát triển toàn diện về thể chất tình

cảm, trí tuệ thẩm mỹ trên cơ sở một chương trình nuôi dạy trẻ khoa học, một
đội ngũ giáo viên, nhân viên tâm huyết với nghề và hiểu biết nghiệp vụ, một
hệ thống trường lớp phù hợp với các loại hình đa dạng và một cơ sở giáo dục
mầm non chuẩn mực, một mạng lưới phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy
trẻ đến từng gia đình.
Muốn thực hiện được như vậy, đội ngũ giáo viên, nhân viên phải được bồi
dưỡng về kinh nghiệm chăm sóc trẻ tốt qua các công việc hàng ngày để giúp
cho trẻ luôn khoẻ mạnh, linh hoạt, khéo léo thông qua con đường chơi mà
học, học bằng chơi. Đặc biệt là giáo viên, nhân viên phải dịu dàng, giàu tình
cảm, gần gũi trẻ, biết thương yêu, tôn trọng và công bằng đối với trẻ như con
em của chính mình. Để từ đó hiểu được tâm sinh lý trẻ và tìm hiểu ra các biện
pháp chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt trong công việc hàng ngày của bản thân
mình.
Để thực hiện được các yêu cầu trên, người giáo viên, nhân viên mầm non
phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt thật sự là


tấm gương sáng cho các cháu noi theo. Vì vậy phải tập trung làm tốt công tác
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên giỏi về chuyên môn, mạnh về công
tác chăm sóc trẻ qua các buổi sinh hoạt hàng ngày của trẻ và các hoạt động
phong trào, đạo đức lối sống tốt, để hoàn thành chiến lược giáo dục mầm non
năm 2020 mà Đảng ta đã khẳng định.
công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non, các biện pháp chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ mầm non, nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non, quy chế
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non, tham luận chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
mầm non, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, kế hoạch
chăm sóc nuôi dưỡng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trường mầm non kế
hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non
1.


Cơ sở thực tiễn:

2.

Đặc điểm tình hình: sáng kiến kinh nghiệm về chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ

Trường mầm non A Thị Trấn Văn Điển thuộc khu chợ Thị trấn Văn Điển.
Trường có 2 điểm gồm 13 lớp học với tổng số 600 trẻ ở 4 độ tuổi. Trung bình
45 trẻ/ lớp.
Đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường mầm non A Thị trấn Văn Điển có
năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng và có tinh thần trách nhiệm tâm
huyết với nghề.
97.5% giáo viên được biên chế. 2.5% giáo viên hưởng chế độ hợp đồng dài
hạn.


100% giáo viên đạt trình độ chuẩn (Trung cấp chính quy) và chuẩn
nghề nghiệp giáo viên mầm non, 52.6% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn
3 giáo viên/lớp, 13/13 lớp đều có giáo viên là đảng viên và giáo viên đã
tốt nghiệp đại học.
Nhân viên: 19 đồng chí trong đó
+ Cô nuôi: 8/12 đ/c có bằng trung cấp nấu ăn và kỹ thuật nấu ăn 3/7 đạt tỷ lệ
67%, 4/7 cô nuôi có bằng cao đẳng nấu ăn đạt 33%
+ Kế toán: 01/01 đ/c có trình độ Đại học Tài chính kế toán.
+ Nhân viên y tế : 01/01 đ/c có trình độ Trung cấp Y Hà Nội.
+ Nhân viên văn thư kiêm thủ kho: 01/01 đ/c có trình độ Trung cấp Hành
chính văn phòng.
+ Nhân viên bảo vệ: 01/04 đ/c có trình độ Trung cấp tin học.
2. Thuận lợi: sáng kiến kinh nghiệm về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ


Được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo. Đặc biệt là phòng Giáo
dục & Đào tạo huyện Thanh Trì, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, HĐND,
UBND Thị Trấn Văn Điển xây và các bậc phụ huynh học sinh đầu tư, hỗ trợ
về cơ sở vật chất và các trang thiết bị đồ dùng hiện đại phục vụ cho công tác
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.


Hai điểm trường đều nằm trên số 20- tổ 4- khu chợ thị trấn Văn Điển cách
nhau 50 m.
Nhiều năm liên tục đạt trường tiên tiến xuất sắc và đạt trường mầm non
chuẩn quốc gia năm 2011.
01 bếp ăn tại điểm 1, bếp một chiều rộng, thoáng mát.
Đội ngũ CB – GV – NV nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm và đoàn kết nhất
trí cao.
3. Khó khăn: sáng kiến kinh nghiệm về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Đa số phụ huynh làm nghề buôn bán nên việc quan tâm đến công tác chăm
sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế.
80% giáo viên, nhân viên trẻ mới ra trường, ít năm công tác nên kinh nghiệm
trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ còn hạn chế.
III. Các biện pháp
Xây dựng kế hoạch: sáng kiến kinh nghiệm về chăm sóc nuôi dưỡng

1.

trẻ
Đứng trước thực trạng tình hình giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn
chưa đồng đều. Ngay từ đầu năm học tôi phân loại giáo viên, nhân viên và
lập kế hoạch bồi dưỡng.



Bản thân tôi là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ,
đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng cho giáo
viên, nhân viên thực hiện đúng theo chế độ sinh hoạt của trẻ.
Lịch trình hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
Thời gian

Nội dung công việc

Biện pháp thực hiện

Tháng 8

Khảo sát bổ sung cơ sở vật

Phân công kế toán tổ trưởng

chất và các trang thiết bị

chuyên môn và giáo viên phụ

phục vụ công tác nuôi

trách kê khai các đồ dùng còn

dưỡng

thiếu báo cáo về nhà trường
bằng văn bản


Tham mưu hiệu trưởng
trang bị cho 100% trẻ có đồ
dùng cá nhân, có ký hiệu
riêng
Bổ xung các loại thuốc
thông thường vào tủ thuốc
của nhà trường, tủ thuốc
nhóm lớp

Giao cho y tế kiểm tra rà soát
các loại thuốc thông thường ở tủ
thuốc của nhà trường và các

Họp và ký kết hợp đồng với nhóm lớp.
các nhà cung ứng thực phẩm
sạch có đầy đủ tính pháp

Gửi giấy mời đến từng chủ hàng

Lưu ý


nhân.

thực phẩm và lên kế hoạch nội
dung họp

Kiểm tra thực đơn, xây dựng
thực đơn mới.


Chỉ đạo kế toán xây dựng thực
đơn theo mức tiền ăn của trẻ, và
các loại thực phẩm đã đặt hàng
để đảm bảo cân đối giữa các
chất, tỷ lệ sang chiều
Trang bị đầy đủ túi đựng và xà
phòng cho các nhóm lớp.

Thực hiện nề nếp rửa tay
bằng xà phòng cho trẻ.

Tháng 9

Ban giám hiệu phối hơp

Chỉ đạo giáo viên, nhân viên

cùng giáo viên, nhân viên tổ phối kết hợp tham gia tổ chức lễ
chức lễ khai giảng cho trẻ

khai giảng.

tại điểm 1 và điểm 2
Tổ chức cân đo chiều cao,
cân nặng cho trẻ đợt 1 ngày

Chỉ đạo y tế cùng giáo viên cân

15/9


đo vào biểu đồ chính xác kịp
thời.


Tổng hợp kết quả cân đo
báo cáo về nhà trường,
Phòng Giáo dục

Chỉ đạo y tế tổng hợp kết quả
báo cáo.

Kiểm tra bếp ăn, tổ chức ăn,
tổ chức ngủ trên lớp.
Kiểm tra vệ sinh sau giờ ăn

Kiểm tra đột xuất hoạt động
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại bếp
ăn, quy trình tổ chức ăn, ngủ, vệ

Tham gia các buổi sinh hoạt sinh nhóm lớp.
chuyên môn do phòng giáo
dục tổ chức
Ban giám hiệu phối hợp
cùng giáo viên, nhân viển tổ
chức “Ngày hội trăng rằm
cho trẻ”

Sắp xếp thời gian tham gia đầy
đủ các buổi họp chuyên môn

Chỉ đạo giáo viên, nhân viên
phối kết hợp tham gia tổ chức
“Ngày hội trăng rằm”

Kiểm tra kho cuối tháng
Tháng 10

Chỉ đạo y tế, giáo viên theo

Nhắc nhở giáo viên nhân viên y

dõi cân nặng của trẻ SDD và tế thực hiện đúng thời gian quy
thừa cân

định.

Tổ chức khám sức khỏe đợt

Chỉ đạo y tế két hợp với giáo

1 cho trẻ ngày 8/10

viên tuyên truyền trước 1 tuần


Kết hợp với trung tâm y tế
khám sức khỏe xét nghiệm
phân cho giáo viên, cô nuôi. để học sinh đi học đầy đủ.
Xây dựng các bài tuyên


Chuẩn bị kinh phí cho giáo

truyền về cách phòng chống viên, nhân viên khám sức khỏe.
các loại dịch bệnh như chân
tay miệng, cúm AH1N1…

Sưu tầm các bài báo có nội
dung phòng chống dịch và chỉ

Chỉ đạo các nhóm lớp rèn

đạo y tế thường xuyên thông

thói quen, hành vi vệ sinh

báo trên lao đài.

văn minh cho trẻ
Kiểm tra quy trình tổ chức ăn
Kiểm tra sổ gửi thuốc của

trên lớp của giáo viên

phụ huynh
Phụ huynh gửi thuốc cho y tế và
Tham gia kiến tập nuôi

ký nhận

dưỡng tại các trường mầm

non trong huyện

Tháng 11

Chỉ đạo y tế theo dõi cân

Y tế kết hợp với giáo viên thực

nặng của trẻ suy dinh dưỡng hiện theo lịch


và trẻ thừa cân
Tổ chức kiến tập chuyên đề
nuôi dưỡng cho Phòng giáo
dục tại trường

Chỉ đạo kế toán kết hợp với cô
nuôi thực hiện

Chỉ đạo giáo viên tổ chức
tốt giờ ngủ cho trẻ.
Xây dựng thực đơn mùa
đông.

Tham mưu hiệu trưởng đầu tư
đầy đủ: Gối, chăn, điều hòa
Chỉ đạo kế toán lựa chọn thực
phẩm mùa đông để xây dựng
thực đơn.


Đảm bảo đủ nước uống cho
trẻ theo nhu cầu.

Chỉ đạo giáo viên nhắc nhở trẻ
uống đủ nước trong ngày.
Chỉ đạo y tế kết hợp với giáo

Tổ chức cân cho trẻ đợt 2

viên cân và vào biểu đồ đợt 2.

vào ngày 15/12 và tổng hợp
kết quả về phòng giáo dục.
Tháng 12

Tuyên truyền phòng chống
dịch tay –chân- miệng và

Thường xuyên kiểm tra giờ đón

viêm đường hô hấp

trả trẻ và bảng tuyên truyền các
lớp.


Tuyên truyền phòng chống
dịch bệnh mùa đông.
Thực hiện nghiêm túc các
quy trình rửa tay bằng xà

phòng.
Đảm bảo giữ ấm cho trẻ
trong mùa đông.

Sưu tầm các bài báo, các tranh
ảnh có nội dung phòng dịch
phát đến từng phụ huynh học
sinh.

Thực hiện nghiêm túc quy
trình chế biến thực phẩm vệ
Tháng 1

sinh an toàn cho trẻ.

Trang bị đầy đủ đồ dùng phục
vụ tổ chức giờ ntrên lớp.

Vệ sinh toàn bộ đồ dùng
chăn gối của trẻ.
Chiều thứ 6 hàng tuần giáo
viên tổng vệ sinh nhóm lớp.

Kiểm tra kiến thức phòng chống
dịch của giáo viên, nhân viên.

Kiểm tra kho cuối tháng
Tham gia kiến tập chuyên
đề nuôi dưỡng các trường
mầm non trong Huyện.

Tháng 2

Tổ chức cân nặng cho 100% Thông báo cho giáo viên chuẩn


trẻ trong trường và tổng hợp
số liệu về phòng giáo dục.
Thực hiện công tác phòng
chống rét cho trẻ.
Đảm bảo nề nếp trước và
sau tết.
Tổ chức tốt quy trình ăn tại
lớp.
Tháng 3

Tổ chức khám sức khỏe đợt

bị đầy đủ biểu đồ theo dõi sức
khỏe của trẻ, vào kênh chính
xác và tổng hợp số liệu về nhà
trường.
Tăng cường kiểm tra các hoạt
động chăm sóc trẻ của giáo
viên.
Kiểm tra đột xuất.

Thông báo cho giáo viên và phụ

2 cho trẻ và tổng hợp số liệu huynh trước 1 tuần và chuẩn bị
về phòng giáo dục.


đủ sổ sức khỏe cho học sinh.

Tổ chức thực hành về sơ cấp Mời y té Thị trấn Văn Điển đến
cứu tại trường

khám sức khỏe tại trường cho
trẻ

Tuyên truyền phòng chống
dịch bệnh

Nhắc nhở giáo viên tích cực sưu
tầm các bài phòng chống dịch

Bổ sung các loại thuốc

bệnh.

thông thường cho các nhóm
lớp.

Nhắc nhở y tế kiểm tra các loại
thuốc trong tủ nhóm lớp.

Thực hiện nghiêm túc chế
độ ăn uống của trẻ.


Tổ chức thi thực hành tổ

nuôi.

Tổ chưc cân đo chiều cao
cho trẻ đợt 4 ngày 15/4. Xây
dựng thực đơn mùa hè

Kiểm tra sổ sức khỏe nhóm lớp
và theo dõi biểu đồ chính xác.

Đảm bảo bữa ăn cho trẻ đầy
đủ thành phần và định lượng
đã tính trong khẩu phần ăn.
Tháng 4

Kiểm tra quy trình chế biến
Tập hợp SKKN của nhân

thực phẩm và tổ chức chia ăn tại

viên tổ nuôi.

bếp, trên lớp.

Khảo sát lại tiêu chí trường
học an toàn xin cấp chứng
nhận của UBND Huyện.

Tháng 5

Tuyên truyền chăm sóc sức


Thông báo trên đài truyền thanh

khỏe trong dịp hè. Các bệnh của trường.
mùa hè thường gặp.


Theo dõi cân nặng trẻ suy
dinh dưỡng.
Thường xuyên thay đổi thực
đơn cho trẻ.
Chấm SKKN và gửi về
phòng Giáo dục sáng kiến
loại A

Tháng 6

Y tế nhắc nhở giáo viên thực
hiện đúng.
Sinh hoạt tổ nuôi trao đổi cùng
đóng góp ý kiến xây dựng
Thống nhất lựa chọn SKKN có
hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch nuôi

Trên cơ sở kết quả đạt được của

dưỡng hè 2013.


năm học để xây dựng kế hoạch
cho thời gian tới.

Thống kê số liệu, đánh giá
kết quả đạt được trong năm.
Tổ chức cho giáo viên nghỉ

Họp phụ huynh cuối năm thống

hè.

nhất thời gian nghỉ he của nhà
trường.

Thông báo chỉ tiêu tuyển
sinh năm học 2012 – 2013

Chuẩn bị hồ sơ tuyển sinh.


Tháng

Tuyển sinh.

7+8

Phân công ban giám hiệu, giáo
viên làm công tác tuyển sinh.
Kiểm tra dây truyền chế biến tổ


Thực hiện công tác chăm

nuôi

sóc trẻ trong hè theo hướng
dẫn của Phòng Giáo dục và
Đào tạo Huyện Thanh Trì.
Tuyên truyền phòng chống
dịch bệnh.

Phân công giáo viên sưu tầm
nội dung có liên quan đến công
tác phòng dịch.

Tổ chức cân đo trẻ tổng hợp Nhắc nhở y tê kết hợp với giáo
về Phòng Giáo dục

viên cân đo, vào biểu đồ tăng
trưởng chính xác kịp thời.
Gửi giấy mời và thông báo tới
các chủ hàng thực hiện nghiêm

Tổ chức họp các chủ hàng
thực phẩm để rút kinh
nghiệm và ký hợp đồng cho

túc.


năm học 2013- 2014.


Qua thực hiện kế hoạch của nhà trường được thực hiện thông qua các buổi
sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Tôi nhận thấy nề nếp trẻ cũng như các kỹ năng
chăm sóc trẻ của giáo viên, nhân viên đã có sự chuyển biến tốt hơn khá rõ rệt,
cụ thể như:
Trẻ đã có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày như: Biết rửa tay trước khi ăn và
sau khi đi vệ sinh, biết ngồi ăn cơm không nói chuyện, biết nhặt cơm rơi vãi
vào đĩa…
Qua các buổi kiến tập quy chế chăm sóc giáo dục trẻ tại trường, kiểm tra đột
xuất các lớp và bếp ăn, giáo viên và nhân viên đã cập nhật được những thông
tin, quy định thay đổi thường xuyên trong công tác chăm sóc trẻ hàng ngày
và từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó, những
giáo viên, nhân viên trẻ mới vào trường sẽ được học hỏi kinh nghiệm từ
những buổi kiến tập đó và từ đó việc chăm sóc trẻ của giáo viên, nhân viên
ngày càng được hoàn thiện và tốt hơn.
2. Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở mọi lúc, mọi nơi

thông qua các hoạt động trong ngày:
Trẻ đến trường mầm non được lĩnh hội các kỹ năng sống, phát triển tình cảm,
những kinh nghiệm xã hội, nuôi dưỡng sự phát triển trí tuệ và lĩnh hội các
kiến thức. Trẻ ăn, uống, vận động, sinh hoạt như thế nào để đảm bảo cả chất


và lượng. Tất cả đều phụ thuộc vào từng lứa tuổi và sự chăm sóc nuôi dưỡng
của giáo viên, nhân viên trong trường.
* Đối với giáo viên:
Hàng ngày trẻ ở trường từ 7h30 sáng đến 5h30 chiều. Trong suốt thời gian
này, trẻ được các cô giáo chăm sóc và tổ chức các hoạt động học tập, vui
chơi, rèn nề nếp một cách nhịp nhàng, phù hợp. Chính vì vậy, việc nâng cao
công tác chăm sóc trẻ cho giáo viên rất quan trọng và cần thiết, đóng vai trò

quyết định trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ
mầm non. Muốn như vậy, người giáo viên mầm non phải có trình độ, tâm
huyết với nghề, yêu trẻ như con… và điều đó được thể hiện ở công việc chăm
sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày của trẻ, cụ thể như sau:
Giờ đón, trả trẻ giáo viên phải có trách nhiệm và quan tâm đến sức khoẻ của
các cháu, cập nhật những thông tin về sức khoẻ của các cháu với phụ huynh
thường xuyên bằng quyển sổ nhật ký đón trả trẻ hàng ngày, nhất là trong
những thời điểm dịch bệnh bùng phát. Để ý, quan tâm tới sức khoẻ cả ngày
cho các cháu, nếu phát hiện những cháu có dấu hiệu bất thường thì phải báo
ngay cho BGH, nhân viên y tế và phụ huynh trẻ để trẻ được chăm sóc một
cách kịp thời. Với những trường hợp sốt, ốm, giáo viên có trách nhiệm cập
nhật vào sổ nhật ký đón, trả trẻ để tiện cho việc theo dõi và chăm sóc trẻ ngày
một tốt hơn.
Giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ
Chăm sóc trẻ qua các hoạt động học trong ngày: Trẻ tới trường mầm non
được học tập và vui chơi thông qua rất nhiều hoạt động khác nhau. Trẻ rất


hiếu động, chính vì vậy giáo viên phải có được những kinh nghiệm vững
vàng trong công tác chăm sóc trẻ, phải gần gũi trẻ và hiểu được tâm sinh lý
của từng đứa trẻ. Giáo viên lồng ghép công tác chăm sóc trẻ qua các hoạt
động trong ngày, trong các giờ học hay hoạt động, cô luôn có sự khuyến
khích động viên trẻ kịp thời, xử lý khéo léo các tình huống xảy ra để trẻ luôn
cảm thấy mình được chăm sóc tốt nhất.
Chăm sóc trẻ trong giờ ăn: Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ trong trường
mầm non giờ ăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giáo viên phải luôn động
viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất. Kiên trì tập cho trẻ ăn dần các loại thức ăn
khác nhau một cách thoải mái. Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các
cô giáo cần giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn đầy
đủ sẽ làm cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào trắng, đẹp, thông minh học giỏi,

nếu ăn không đủ chất sẽ gày còm ốm yếu.
Chăm sóc trẻ qua giờ ngủ: Trong giờ ngủ giáo viên giữ vai trò rất quan trọng,
nhất là đối với những trẻ nhỏ, trẻ mới đi học. Cô giáo luôn tạo ra những
không khí vui vẻ để trẻ cảm thấy gần gũi và nhanh hoà đồng với môi trường
lớp học. Điều đó được thể hiện qua các giờ ngủ của các cháu, cô giáo luôn
tìm hiểu những bài hát ru thật êm đềm, tình cảm, mượt mà để hát ru cho các
cháu, đưa các cháu vào những giấc ngủ thật say bằng những tình cảm chân
thành của mình đối với các cháu.
Giáo viên lớp MGL A3 chăm sóc giờ ngủ cho trẻ
Chăm sóc trẻ qua các hoạt động vệ sinh: Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở
trường rất quan trọng, trong đó không thể không kể đến công việc chăm sóc


vệ sinh cá nhân của trẻ. Cô giáo luôn dạy trẻ những thói quen vệ sinh tự phục
vụ đối với trẻ mẫu giáo nhỡ-lớn, còn đối với những trẻ mẫu giáo bé và nhà
trẻ cô giáo luôn hướng dẫn cách chăm sóc vệ sinh cho bản thân, cụ thể như:
Cô rửa mặt, rửa tay cho trẻ, hướng dẫn trẻ cách cầm cốc uống nước, hướng
dẫn trẻ xúc miệng nước muối mỗi khi ăn xong….
Giáo viên hướng dẫn trẻ rửa tay, lau mặt
* Đối với cô nuôi: sáng kiến kinh nghiệm về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
Nấu ăn là một việc làm thường nhật của các cô nuôi. Trong trường mầm non
nấu như thế nào để đảm bảo chất dinh dưỡng hợp lý thì điều này thật không
dễ, nó luôn đòi hỏi cô nuôi phải có những hiểu biết về nhu cầu cần và đủ của
trẻ trong từng lứa tuổi. Vì vậy xây dựng thực đơn, thay đổi thực đơn theo
mùa cho trẻ là một việc làm cần thiết trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ nuôi, các cô nuôi luôn đưa ra những
ý kiến về các món ăn hợp khẩu vị, những món không hợp khẩu vị của trẻ để
BGH cùng các nhân viên tổ nuôi đóng góp ý kiến và đưa ra những món ăn
phù hợp với trẻ, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cân đối giữa các tỷ lệ P:L:G,
thực đơn đã được xây dựng và áp dụng tại trường mầm non.

Sinh hoạt chuyên môn tổ nuôi hàng tháng
Các cô nuôi bằng những tình cảm chân thành của mình, họ đã nấu những
món ăn cho trẻ hàng ngày rất thơm ngon, có màu sắc hấp dẫn, lôi cuốn trẻ
vào bữa ăn thật ngon, đảm bảo trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất ăn của mình.


Ngoài ra tôi còn cung cấp thêm kiến thức cho các cô nuôi biết cách lập thực
đơn phù hợp theo mùa và tính khẩu phần ăn cân đối đảm bảo tỷ lệ P:L:G
Thực đơn mùa đông năm 2012 – 2013 (Phụ lục 1)
Thực đơn mùa hè năm 2012 – 2013 (Phụ lục 2)
* Phối kết hợp với giáo viên và cô nuôi:
Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, sự kết hợp giữa giáo viên và cô
nuôi là vô cùng quan trọng, bởi hiện nay các trường mầm non có những
trường không thể tránh khỏi tình trạng thất thoát thực phẩm. Thức ăn được
nấu đảm bảo tránh hao hụt tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là
rất tốt. Nhưng một yếu tố quan trọng nữa là lượng thức ăn đó phải được đưa
hết, đầy đủ vào trong cơ thể trẻ hàng ngày. Chính vì nhận biết được điều đó
nên các bữa ăn ở trường tôi luôn có sự phối kết hợp giữa cô nuôi với các
đồng chí giáo viên trên lớp, khuyến khích trẻ ăn hết xuất.
Trong mỗi giờ ăn của trẻ, ngoài những công việc thường ngày của mình là
nấu những món ăn thật ngon, cô nuôi còn luôn đi lên lớp quan sát xem các
cháu ăn có ngon miệng, hết xuất không? Đối với các cháu nhà trẻ, mẫu giáo
bé cô nuôi có thể kết hợp với giáo viên để động viên giúp trẻ ăn ngon, ăn hết
suất ăn của mình.
Cô nuôi phụ lớp mẫu giáo lớn trong giờ ăn
Chính vì áp dụng tốt biện pháp trên nên trong các bữa ăn của trẻ ở trường
luôn hết xuất và không còn thức ăn dư thừa lại.


– Giáo viên đã có được những kinh nghiệm chăm sóc thành thạo theo đúng

quy trình và kịp thời sử lý tình huống trong các hoạt động.
– 100% giáo viên thực hiện đúng quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ hàng
ngày.
– 100% cô nuôi biết cách xây dựng thực đơn phù hợp tính khẩu phần ăn với
lứa tuổi của trẻ một cách khoa học.
– Giáo viên và cô nuôi phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động chăm sóc trẻ đã
đạt được kết quả khá rõ ràng thể hiện ở:

TS trẻ
TS

cân đo

Cân nặng

Chiều cao

Kênh BT
SL

SDD
Tỷ lệ
%

SL

BT
Tỷ lệ
%


SL

Thấp còi
Tỷ lệ
%

SL

T

%

Đầu năm

619

608

98

11

2

612

99

7


1

Cuối năm

628

628

100

0

0

627

99,8

1

0,

3. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và nhân viên nuôi dưỡng:

* Đối với cô nuôi:
Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về nuôi dưỡng cho 100% số cô nuôi
của các bếp ăn qua các đợt kiến tập do phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại
các trường mầm non trong Huyện như: MN Huỳnh Cung, MN A Thanh Liệt.



Tham mưu đồng chí Hiệu trưởng cho các cô nuôi chưa đạt trình độ
chuẩn tham gia các lớp học do trường hoa sữa tổ chức. Hướng dẫn cô nuôi
xây dựng thực đơn theo mùa, thay đổi thực đơn theo hai tháng một lần nhằm
đáp ứng nhu cầu năng lượng và các chất cần thiết cho trẻ.
Hướng dẫn cách thay thế thực phẩm phù hợp theo mùa. Hướng dẫn
cách tính chi tiết khẩu phần ăn qua các buổi họp chuyên môn tổ nuôi, điều
chỉnh các chất dinh dưỡng nói chung và tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong ngày
cho thích hợp với thực tế, nguồn thực phẩm có sẵn ở địa phương, đảm bảo
cân đối đủ chất.
Nhà trường tổ chức các cuộc thi như: Thi cô nuôi giỏi cấp trường với
các món ăn tự chọn, món ăn bữa phụ, chế biến bằng các nguồn thực phẩm có
sẵn ở địa phương, theo mùa. Nhằm nâng cao trình độ nấu ăn của các cô nuôi
và từ đó khơi gợi niềm đam mê, sáng tạo nhiều món ăn khác nhau của cô
nuôi để bữa ăn của trẻ ngày một phong phú hơn.
Bên cạnh đó trong những năm học vừa qua, BGH đã lên kế hoach kiến
tập công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho giáo viên, nhân viên trong nhà
trường và tham gia đầy đủ các hội thi do Phòng giáo dục tổ chức như:
Tham gia thi ngày hội dinh dưỡng cấp học mầm non năm học 20112012, với sự nhiệt tình, yêu nghề của giáo viên và cô nuôi đã cùng BGH tìm
ra được món ăn hàng ngày phù hợp với lứa tuổi của trẻ và món ăn tự chọn để
tham gia hội thi đó là:


– Bữa chính sáng :“Thịt lợn, thịt gà xào ngũ sắc
Canh ngao nấu rau cải
Tráng miệng: Sữa chua dâu”
– Bữa phụ chiều: “Phở bò”
Uống sinh tố xoài”
– Món ăn tự chọn: “Cá sốt ngũ liễu”
Trong ngày hội dinh dưỡng này đã phát huy được khả năng sáng tạo, sự khéo
léo cắt tỉa các loại rau, củ, quả không chỉ là cô nuôi mà cả giáo viên cùng

tham gia vào hội thi. Biết cách trang trí mâm cỗ một cách khoa học và thẩm
mỹ và kết quả đạt được giải xuất sắc thực đơn và đạt giải nhì chế biến món ăn
trong hội thi dinh dưỡng cấp học mầm non năm học 2011-2012 do PGD tổ
chức.
Đạt giải nhì “sáng kiến kinh nghiệm về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ”
* Đối với giáo viên:
Nhà trường chú trọng công tác bồi dưỡng cho giáo viên theo các nội
dung: Bồi dưỡng kiến thức vệ sinh chăm sóc, dinh dưỡng qua tham dự các
lớp tập huấn do Phòng Giáo dục tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về dinh
dưỡng cho mọi nguời nói chung và cho trẻ mầm non nói riêng.
Bồi dưỡng kiến thức lồng ghép, giáo dục dinh dưỡng thông qua các
môn học và hoạt động, thông qua các bữa ăn trong lớp nhằm phát huy tính
tích cực hoạt động của trẻ, nâng cao nhận biết về dinh dưỡng cho trẻ.
Có thể nói, biện pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ
chức các hội thi, hội giảng thường xuyên sẽ giúp giáo viên, nhân viên mạnh


dạn, bình tĩnh, tự tin khi tham gia phong trào. Để đạt được điều đó đòi hỏi
mỗi người giáo viên, nhân viên phải trau dồi năng lực, phải chịu khó suy nghĩ
tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bè…Từ đó trình độ chuyên môn chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ được nâng lên. Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ
làm cho khí thế thi đua trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên
truyền tới các bậc phụ huynh.
Năm học 2012 – 2013 chăm sóc nuôi dưỡng được coi là nhiệm vụ hàng
đầu vì ở lứa tuổi này nhu cầu chăm sóc của trẻ rất lớn, trẻ có sức khoẻ thì trẻ
mới tham gia được các hoạt động tích cực và hiệu quả, trẻ có sức đề kháng
với các loại dịch bệnh. Nhà trường đã làm điểm chuyên đề chăm sóc nuôi
dưỡng do phòng Giáo dục- Đào tạo chỉ đạo và đón đoàn hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng, cô nuôi, kế toán các trường mầm non của huyện Thanh Trì về
kiến tập cùng nhau trao đổi kinh nghiệm ngày 5 tháng 11 năm 2012.

PGD chọn trường Mầm non A Thị trấn Văn Điển làm điểm
kiến tập chuyên đề nuôi dưỡng
Hội chợ “ ẩm thực ngày tết” được tổ chức nhân dịp bé vui đón tết là một sân
chơi để giáo dục nội dung, kiến thức về dinh dưỡng, là một hoạt động trải
nghiệm để các bé thể hiện những kỹ năng thực hành do các cô giáo đã dạy bé
hàng ngày.
Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường đã thúc đẩy sự phấn đấu vươn
lên của các giáo viên, nhân viên. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi cũng
tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên, nhân viên
nhà trường để cùng nhau tiến bộ. Chính vì làm tốt vấn đề trên nên năm học


×