Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Sáng tạo một số hình thức gây hứng thú cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non b xã đông mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.12 KB, 19 trang )

Sáng tạo một số hình thức gây hứng thú cho trẻ
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Sáng tạo một số hình thức gây hứng thú cho trẻ. Giáo dục thể chất là
một bộ phận của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với
giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa giáo dục thể chất cho trẻ
mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh
mẽ, hệ thần kinh, cơ và xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn
thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không
được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự
phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được.
Theo các tài liệu nghiên cứu cú rất nhiều hỡnh thức tổ chức để giáo dục thể
chất cho trẻ, như trên tiết học thể dục, thể dục sáng, trò chơi vận động, thể
dục chống mệt mỏi, dạo chơi, tham quan… Trên tiết học thể dục, trẻ thực
hiện các nội dung. Tập hợp đội hình, bài tập phát triển chung, vận động cơ
bản.
Thực tế cho thấy trẻ luôn có nhu cầu mong muốn được khám phá, được
tham gia hoạt động nhưng năng lực và kỹ năng còn hạn chế. Do đó trẻ rất cần
có sự hướng dẫn kịp thời, cụ thể của giáo viên để từng bước thực hiện các
vận động, các bài tập. Tuy nhiên hướng dẫn của giáo viên như thế nào cho
khoa học nhất, để trẻ có thể dễ dàng nắm được cách thức, kỹ năng vận động,
thì không phải giáo viên nào cũng làm được. Ở một góc độ tâm lý rất nhiều
giáo viên mầm non cũng ngại và chưa chú ý nhiều đến việc tổ chức giờ hoạt
động giáo dục thể chất cho trẻ. Bởi vì đó là một hoạt động cứng không có sự


mềm dẻo, nhẹ nhàng để giáo viên có thể sáng tạo.Trẻ thực hiện các vận động
theo cô một cách máy móc và thụ động, trẻ cũng rất mau chán không tập
trung, thường đứng lộn xộn, làm cho hiệu quả giờ học không cao. Nhận thấy
được điều đó tôi đã suy nghĩ tìm ra những biện pháp mới để giúp cô và trẻ có
những giờ hoạt động hiệu quả.
Với những lý do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và lựa chọn đề tài.


“ Sỏng tạo một số hỡnh thức gõy hứng thỳ cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt
động giáo dục thể chất ở trường mầm non B xó Đông Mỹ ”
“ Sáng tạo một số hình thức gây hứng thú cho trẻ 4 – 5 tuæi trong hoạt động
giáo dục thể chất ë trêng mÇm non B xã Đông Mỹ ”
Với mục ®Ých ph¸t triển thể lực cho trẻ, trẻ tự tin nhanh nhẹn, tÝch cực
tham gia hoạt động hơn, hứng thó hơn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Sáng tạo một số hình thức gây hứng thú cho trẻ. Giáo dục thể chất cho

trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển
toàn diện cho trẻ mầm non. Giáo dục thể chất cho trẻ một cách khoa học sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, lao
động cụ thể là giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, trí nhớ, so sánh, tổng hợp,
giáo dục trẻ phẩm chất ý chí, tính kiên trì, tính tổ chức kỉ luật… Để tìm ra
phương pháp tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ một cách khoa học nhất trước
hết chúng ta phải tìm hiểu đặc điểm tâm lý và sự phát triển vận động của trẻ.
Theo các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm tâm lý trẻ lứa tuổi mầm non, chúng


ta đều nhận thấy trẻ luôn thích được vận động, được hoạt động đăc biệt là đối
với trẻ 4 – 5 tuổi. Trẻ ở độ tuổi này có khả năng quan sát và nhớ lại động tác
dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Các vận động của trẻ trở lên linh hoạt, mềm
dẻo. Ngoài ra trẻ đã tự tin hơn khi vận động, biết phối hợp nhịp nhàng cùng
các bạn.
Tuy nhiên thời gian tập trung chú ý của trẻ là rất ngắn. Trong quá trình
dạy trẻ, tôi nhận thấy hoạt động giáo dục thể chất vẫn còn đơn điệu, mang
tính gò bó nâng cao tính kỉ luật thì càng làm trẻ căng thẳng và dễ chán hơn,

hiệu quả giờ học không cao, trẻ thực hiện các động tác không chính xác. Do
đó trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non, giáo viên cần
phải phối hợp hài hòa các hình thức giáo dục thể chất.
Mặt khác khi tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ đòi hỏi giáo
viên phải chọn lọc những bài tập, động tác vận động, trò chơi vận động…phù
hợp với từng độ tuổi. Các phương pháp tiến hành của giáo viên cần phải dựa
trên đặc điểm tâm lý của trẻ, mức độ thể lực, tình trạng sức khỏe cũng như
điều kiện cơ sở vật chất của trường của lớp. Khi giáo viên kết hợp các bài tập
lồng ghép, tích hợp theo từng chủ điểm cũng là một trong những yếu tố giúp
trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.
Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục thể chất đối với
trẻ. Tôi đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến giáo dục
thể chất cho trẻ ở trường mầm non, căn cứ vào nội dung, hình thức, nguyên
tắc giáo dục thể chất, căn cứ vào đặc điểm tâm lý trẻ cũng như sự góp ý nhiệt
tình của đồng nghiệp, tôi đã tìm ra được một số biện pháp nhằm nâng cao


chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non B xã Đông
Mỹ – Huyện Thanh Trì – Hà Nội.
CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.

– Trường mầm non B xã Đông Mỹ được thành lập trên cơ sở tách ra từ
trường mầm non xã Đông Mỹ. ngày 15 tháng 2 năm 2012. Trường mầm non
B xã Đông Mỹ được tách ra 2 trường: là trường mầm non A xã Đông Mỹ và
trường mầm non B Đông Mỹ. Những năm qua trường luôn đạt được nhiều
thành tích đáng khích lệ và được các cấp lãnh đạo ghi nhận. Tháng 4 năm
2010 Trường rất vinh dự được đón bằng công nhận Trường Chuẩn Quốc Gia
Mức Độ I, đây là một nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ Giáo viên, nhân viên

trong trường khẳng định chất lượng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng
và giáo dục mầm non.
Chuyên đề giáo dục thể chất đó được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ
đạo tới từng khối, từng lớp trong nhà trường đạt kết quả.
– Riêng bản thân tôi trong năm học này được nhà trường phân công
nhiệm vụ phụ trách lớpmẫu giáo nhỡ 4 tuổi B2, tham gia đăng ký “ Chiến sĩ
thi đua” cấp huyện, giáo viên giỏi cấp huyện.
Thuận lợi:

1.

– Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Phũng giỏo dục & đào tạo
huyện Thanh Trỡ, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn trong trường tạo điều kiện
cho giáo viên, nhân viên kiến tập, tập huấn đổi mới chuyên đề giáo dục thể
chất.


– Giỏo viờn trẻ, nhiệt tỡnh, tớch cực tham gia học hỏi cú trỡnh độ và năng
lực sư phạm trên chuẩn.
– Trẻ nhanh nhẹn, hứng thú tham gia hoạt động.
– Giáo viên nắm bắt được và biết áp dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy, và thực hiện chuyên đề.
2. Khó khăn:

– Khả năng lĩnh hội, tiếp nhận kiến thức ở trẻ không đồng đều.
– Mới chỉ áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào các môn học khác, chưa
được ứng dụng vào hoạt động giáo dục thể chất.
– Trò chơi vận động cũn đơn điệu chưa thu hút trẻ.
III. CÁC BIỆN PHÁP.
1.


Biện pháp 1: Sáng tạo, sưu tầm một số trò chơi vận động.
Đặc thù của trẻ mầm non là “ học mà chơi – chơi mà học”, giáo viên nên

sử dụng các biện pháp học thông qua trò chơi, trẻ sẽ tiếp thu tốt hơn.
Do đó trò chơi vận động được sử dụng một cách tối đa. Nó vừa là nội
dung học trong chương trình giáo dục thể chất, vừa là phương pháp dạy học
vận động. là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực. Chơi là hoạt động
chủ đạo của trẻ mầm non, các trò chơi nói chung cũng chiếm một vị trí rất
quan trọng trong đời sống của trẻ mầm non. Qua chơi trẻ được hoàn thiện
một số vận động cơ bản và được rèn luyện các tố chất thể lực, khéo léo nhanh
nhẹn và qua chơi giúp trẻ thỏa mãn các cảm xúc, tăng quá trình tuần hoàn, hô
hấp, đồng thời qua chơi giúp trẻ phát triển tư duy, ngôn ngữ và óc tưởng


tượng. Trong thực tế các trò chơi vận động cho các độ tuổi còn thiếu và 1 số
trò chơi còn lặp đi lặp lại ở các độ tuổi cụ thể như: trò chơi “ Lăn bóng,
Chuyền bóng, Cáo và thỏ, Bánh xe quay, Mèo đuổi chuột, Đua ngựa…”
những trò chơi vận động hiện nay luôn lặp đi lặp lại ở chương trình của các
lứa tuổi. Vì vậy, tôi đã sáng tạo và sưu tầm một số trò chơi vận động và tổ
chức những trò chơi mà tôi sáng tác và sưu tầm cho trẻ lớp tôi đạt hiệu quả
như:
Ví dụ 1: Trò chơi 1: “cò bắt cá” (chủ đề:Thế giới động vật)
* Mục đích:
– Củng cố vận động nhảy lò cò, phát triển cơ chân.
– Nhận biết được đặc điểm, thức ăn của con cò.
* Chuẩn bị:
– 1 vòng tròn to làm ao.
– Cá gấp thả vào ao.
– 4 vòng tròn nhỏ làm tổ cò, tổ cò cótừ 3 đến 5 trẻ.

– Bài hát “ Thật đáng chê lời 2”
* Cách chơi:
Chơi theo nhóm.


Khi trời tối trẻ làm cò sẽ về tổ ngủ, khi trời sáng cò bay ra khỏi tổ đến
cạnh ao lấy tay gắp cá ở trong ao nhảy lò cò về tổ. Tổ nào bắt được nhiều cá
hơn sẽ dành chiến thắng.
Trẻ chơi liên tục từ 5 – 7 phút, không hạn chế số lần trẻ chơi.
* Luật chơi:
Khi bắt cá trẻ phải co 1 chân lên và không dẫm lên vạch ao, trò chơi sẽ bắt
đầu và kết thúc bằng một bài hát, tổ nào bắt được nhiều cá hơn thì tổ đó dành
chiến thắng.
Ví dụ 2: Trò chơi: “Sáo sậu sang sông”.
* Mục đích:
– Rèn luyện ngôn ngữ.
– Củng cố vận động chạy, rèn khả năng phản xạ chạy.
* Chuẩn bị:
– Sân rộng, các vòng tròn làm ao cá và làm tổ của diều hâu và sáo.
– Các loại mũ hóa trang: 3 – 4 mũ sáo sậu, 5- 6 mũ cá, 2 mũ diều hâu.
– Nhạc đồng dao.
* Cách chơi:


– 5- 6 trẻ làm cá bơi trong hồ, 3- 4 trẻ làm sáo sậu, 2 trẻ làm diều hâu. Khi có
hiệu lệnh bắt đầu các con sáo sậu vừa đọc thơ vừa chạy nhanh ra hồ bắt cá
đem về tổ.
Sáo sậu sang sông
Bắt cá đòng đong
Đem ra chợ bán

Chợ sáng chợ chiều
Gặp phải con diều
Cong đuôi mà chạy
Khi sáo sậu đọc đến câu cuối cùng thì diều hâu sẽ bay đến bắt những con
sáo sậu nào chưa kịp về tổ.
* Luật chơi:
Diều hâu chỉ bắt sáo sậu không được bắt cá, cá sẽ tự chạy về ao khi sáo
sậu bị diều hâu bắt, trò chơi sẽ bắt đầu và kết thúc bằng một bài hát tổ nào bắt
được nhiều sáo tổ đó dành chiến thắng.
* Lưu ý: Sau vài lượt chơi cô cho trẻ đổi vai chơi.
– Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng từ 5 – 7 phút, không hạn chế số lần chơi
của trẻ.


Ví dụ 3.Trò chơi: “ Câu ếch ”
* Mục đích:
– Rèn luyện ngôn ngữ.
– Củng cố vận động bật, chạy.
– Phát triển tố chất nhanh nhẹn cho trẻ.
* Chuẩn bị:
Sân bãi rộng, bằng phẳng, 1vòng tròn lớn giữa sân, 1 cần câu
– Nhạc đồng dao.
* Cách chơi:
Một trẻ làm người đi câu, cầm cần câu đứng xa vòng tròn khoảng 2-3m,
các trẻ đứng trong vòng tròn làm ếch dưới ao. Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu”, trẻ
làm ếch ở trong vòng tròn nhảy ra ngoài, vừa nhảy vừa đọc:
“ Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bộp
Ếch kêu ộp ộp

Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau


Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu ộp ộp”
* Luật chơi:
Hết bài đồng dao người đi câu đuổi theo, dây câu chạm vào bạn ếch nào
bạn ếch đó phải làm người đi câu thay cho bác đi câu (làm người câu ếch).
Khi ếch đã nhảy vào ao người đi câu sẽ không được câu nữa.
* Lưu ý:
khi trẻ chơi được khoảng 3 – 4 phút, nếu người câu ếch không bắt được
con ếch nào để đổi vai, cô cho dừng trò chơi và chỉ định trẻ khác làm người
đi câu.
– Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng từ 5 – 7 phút, không hạn chế số lượng
người chơi.
Ví dụ 4.Trò chơi: “Chim, gấu, ngựa, thỏ”
* Mục đích:
– Rèn luyện phát triển tai nghe.
– Củng cố vận động bật, chạy, nhảy…
– Phát triển tố chất nhanh nhẹn cho trẻ.
* Chuẩn bị:
Sân bãi rộng, bằng phẳng, mũ chim, gấu, thỏ, ngựa.


– Bài hát “ Con chim non”
* Cách chơi:
Trẻ vận động theo tên gọi của các con vật.
– Chim: Bay.
– Gấu: Chạy.

– Ngựa: Chạy, phi.
– Thỏ: Bật.
* Luật chơi:
– Trò chơi sẽ bắt đầu và kết thúc bằng một bài hát. Trẻ nào về đích trước
sẽ giành chiến thắng.
* Lưu ý:
– Chơi từ 5 – 7 phút. Trẻ nào vận động nhầm sẽ dừng lại tại chỗ, chờ lượt
hô tiếp mới được tham gia.
Ví dụ 5: Trò chơi 2: “Cây lá và gió” (Chủ đề: Thực vật.)
*Mục đích:
– Phát triển cơ tay, vận động đi, chạy…
– Rèn khả năng phản xạ nhanh ở trẻ
* Chuẩn bị:


– Cô là người chủ trò.
– Đội hình tự do.
– Mũ cây, mũ lá, mũ hình ảnh cây trước gió.
– Nhạc không lời “ Em yêu cây xanh”
* Cách chơi:
Qui ước “cây” – đứng im, “lá”- 2 tay giơ lên vẫy, “gió”- chạy.
* Luật chơi:
– Trò chơi sẽ bắt đầu và kết thúc bằng một bản nhạc, khi có hiệu lệnh,
trẻ vận động theo. Trẻ nào về đích đầu tiên sẽ giành chiến thắng.
Kết qua
Khi tổ chức những trò chơi trên. Trẻ lớp tôi không chỉ tham gia hoạt
động tích cực mà trẻ còn rất tự tin, nhanh nhẹn. 100% trẻ đạt tình trạng thể
lực tốt, trẻ tăng cân rõ rệt.
Cân đối bảng cân nặng chiều cao của trẻ.
Các mặt

phát triển

Cân nặng

Chiều cao

Kênh

Kênh

BT

SDD

30

3

Tăng cân

Kênh BT

Kênh TC

30

3

Đầu năm
9/2013


Tăng cân Dừng cân giảm


TS trẻ: 33

90%

10%

90%

10%

32

1

Cuối năm
4/2013

33

33

0
TS trẻ: 33

100%


0
97%

3%

100%

2. Biện pháp 2: Biên tập đĩa nhạc tập thể dục theo chủ đề chủ điểm.

Trước đây khi chưa sử dụng âm nhạc cho trẻ khởi động và tập bài tập
phát triển chung, tôi thấy trẻ không hứng thú tham gia hoạt động bởi những
nhịp đếm đều đều khô khan.
Nắm được những khó khăn đó, tổ chuyên môn thống nhất về phiên chế
chương trình cả một năm học nói chung và bộ môn giáo dục thể chất nói
riêng, tôi và một số bạn đồng nghiệp đã nghiên cứu kĩ các chủ đề và các bài
hát trong chủ đề có tiết tấu phù hợp với nhạc khởi động, bài tập phát triển
chung tôi đã biên tập nhạc và sử dung phần mềm Windows movie maker cắt
ghép cho phù hợp với nhịp của động tác cũng như nhịp khởi động sau đó tôi
sử dụng phần mền Nero để Burn ra đĩa CD theo từng chủ đề kết quả giáo
viên rất dễ sử dụng và 100% họat động giáo dục thể chất trong nhà trường đó
sử dụng nhạc phù hợp với chủ đề chủ điểm, trẻ rất thích thú hào hứng tham
gia vận động.
Minh họa: Đĩa CD: “ Chương trình âm nhạc cho họat động giáo dục thể
chất của trẻ 4-5 tuổi ” Trường mầm non B Đông Mỹ

0


* Kết quả
Khi áp dụng các biện pháp trên trong giờ hoạt động giáo dục thể chất,

cả cô và trẻ đều rất thoải mái høng thó tham gia hoạt ®éng. Trẻ sẵn sàng tâm
lý và thể lực cho phần vận động tiếp theo.
3. Biện pháp 3: Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm giúp trẻ khắc sâu kiến

thức trong hoạt động giáo dục thể chất.
Nói đến giáo dục thể chất chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến là dạy vận động
( động tác cho trẻ ) và phát triển các tố chất vận động cho trẻ song nếu trẻ
không có kiến thức về bài tập thì các động tác, kỹ năng vận động không thể
chính xác và thúc đẩy cho sự phát triển tố chất vận động được, bên cạnh đó
đặc thù của môn giáo dục thể chất khác biệt hẳn so với môn học khác, về thời
gian tập luyện chiếm thời gian chủ yếu trên tiết học và về phương pháp thì
không có nội dung ôn luyện kiến thức cũ giống như những môn học khác.
Chính vì lý do đó mà tôi đã cùng với đồng nghiệp nghiên cứu sử dụng
phần mền Adobe Presenter thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm, giúp trẻ khắc
sâu những kiến thức trong hoạt động giáo dục thể chất, tôi thường cho trẻ áp
dụng những câu hỏi trắc nghiệm này trong các giờ hoạt động chiều, hay trong
giờ đón trả trẻ, đôi khi tôi thay đổi hình thức hướng dẫn và chốt các động tác
vận động trong bài tập vận động cơ bản trong giờ giáo dục thể chất, để kích
thích sự hứng thú của trẻ.
Cụ thể như trong lớp 4 tuổi B2 khi tôi nghiên cứu biện pháp này tôi đã
xây dựng kế hoạch để áp dụng biện pháp này như: Cứ thứ 5 hàng tuần lớp tôi


có giờ giáo dục thể chất tôi xây dựng lịch vào chiều thứ tư, tổ chức cho trẻ
chơi trò chơi thi đua trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về bài tập vận động, cũng
như trò chơi vận động của ngày hôm sau theo hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó
nhằm bổ trợ kiến thức cho ngày hôm sau.
Ví dụ: Ngày thứ 5 tuần 4 của chủ đề “ Động vật”
Tôi dạy trẻ đề tài: “Bật chụm chân liên tục vào 5 vòng”
TC: MÌo ®uæi chuét”

Tôi đã thiết kế câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức và kỹ năng vận
động cũng như trò chơi vận động như sau:
Câu hỏi 1:
– Khi tập vận động “Bật chụm chân liên tục vào 5 vòng” sẽ phối hợp những
bộ phận nào trên cơ thể.
A: Tay.

B: Chân.

C: Mắt.

D: Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 2:
– Khi thực hiện vận động Bật tại chỗ thì các con phải sử dụng bộ phận nào
của cơ thể để bật?
A: Lườn.

B: Bàn chân.

D: Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 3 :

C: Mắt.


– Khi bật chụm chân liên tục vào 5 vòng thì mắt các con sẽ nhìn về hướng
nào để bật?
A: Nhìn về phía sau.

B: Mắt nhắm không nhìn về phía nào cả.


C: Cả 2 phương án đều sai.
Câu hỏi 4:
– Khi bật tiến phía trước thì chân các con vận động như thế nào?
A: Hai chân bật tiến về phía trước, đầu gối hơi trùng.
B: Đứng thẳng.
C: Cả 2 phương án đều sai.
Câu hỏi 5:
– Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” thuộc thể loại trò chơi gì?
A: Trò chơi dân gian.

B: Trò chơi vận động.

C: Cả 2 đáp án trên.
Câu hỏi 6:
– Khi Mèo chạy đuổi Chuột thì Mèo phải chạy như thế nào?
A: Chạy qua đúng lỗ chuột chạy.
B: Mèo muốn chạy luồn qua lỗ nào cũng được.
C: Cả 2 đáp án trên đều sai.
Ảnh: Cô và trẻ thực hành trắc nghiệm trên máy
* Đĩa CD minh họa sử dụng phần mềm Adobe Presenter
( Một số câu hỏi trắc nghiệm giúp trẻ khắc sâu kiến thức trong hoạt động
giáo dục thể chất của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non B xã Đông Mỹ )


Kết quả
– Trẻ rất thích thú khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm trên máy.
– Trẻ có kỹ năng hoạt động trên máy.
– Trẻ thích thú khi được tham gia trong giờ hoạt động GDTC, trẻ có kiến
thức tốt và các vận động được trẻ thực hiện một cách chính xác, nhịp nhàng

hơn.
1.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Sau 9 tháng thực nghiệm các biện pháp mà tôi đưa ra đã tạo sự chuyển

biến. Trẻ khỏe mạnh, tự tin hơn, nhanh nhẹn và tích cực tham gia các hoạt
động tăng tính đoàn kết, tinh thần đồng đội, hợp tác, chia sẻ của trẻ. Đặc biệt
các biện pháp tôi đưa ra không chỉ giúp trẻ phát triển nhanh mạnh về thể chất,
cũng như giúp trẻ tiếp cận với những phương tiện thông tin hiện đại mà còn
góp phần thúc đẩy vào quá trình phát triển các mặt phát triển. Biểu hiện cụ
thể:
Bảng so sánh sự phát triển của trẻ

Các mặt
phát triển
Giai đoạn
đầu (9/2013)

Phát triển thể

Phát triển

Phát triển tình Phát triển

Phát triển

chất

nhận thức


cảm xã hội

ngôn ngữ

xúc thẩm

Đ



Đ



Đ



Đ



Đ

18

15

17


16

22

11

20

13

17

C


16
TS trẻ: 33

55%

45%

52%

48%

67%

33%


66%

34%

52%

48
Giai đoạn
cuối

31

2

30

3

32

1

31

2

32

1


94%

6%

91%

9%

97%

3%

94%

6%

97%

3%

(4/2013)
TS trẻ: 33

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non có một vai trò quan trọng trong sự phát
triển toàn diện của trẻ. Trẻ phát triển thể chất tốt sẽ có hệ thần kinh và các
giác quan phát triển tinh nhạy hơn các trẻ khác. Đó cũng là tiền đề giúp trẻ
nâng cao năng lực nhận thức thế giới xung quanh. Những biện pháp mà tôi
thực hiện và áp dụng trên trẻ lớp tôi, đã giúp cho quá trình phát triển các tố

chất (nhanh, mạnh, bền, khéo của trẻ…) được diễn ra tốt hơn. Trẻ tích cực
tham gia các hoạt động, tạo sự thoải mái nhẹ nhàng trong giờ thể dục.
Để có được những kết quả trên, trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm
tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
– Giáo viên phải tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ
– Giáo viên phải bám sát tình hình thực tế thuận lợi khó khăn của nhà trường,
quan tâm đến nhu cầu, đặc điểm tâm lý, hứng thú và nhận thức của trẻ, từ đó


nghiên cứu và cùng bàn bạc trao đổi với đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đề
ra biện pháp phù hợp cụ thể với trẻ của lớp mình.
– Ban giám hiệu tham mưu với phòng giáo dục huyện tạo điều kiện cho giáo
viên đi kiến tập chuyên đề ở các trường bạn nhiều hơn nữa.
– Không ngừng trau dồi học hỏi các bạn đồng nghiệp, tham khảo các tài liệu
sách báo.
Trên đây là một số kinh nghiệm, sáng tạo và áp dụng thành công tại
trường mầm non B xó Đông Mỹ – Thanh Trỡ – Hà Nội, rất mong sự đóng
góp ý kiến của tổ chuyên môn, Ban giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp để sáng
kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và áp dụng rộng rãi hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



×