Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ÔN THI HSG KHỐI 10 năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.79 KB, 5 trang )

DẠNG 1: BÀI TẬP CO2; SO2; H2S TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM; KIỀM THỔ.
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X

vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa.
Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,2.
B. 18,0.
C. 12,6
D. 24,0.
Bài 2. Cho V lít (đktc) CO2 tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Vậy thể
tích V của CO2 làA. 2,24 lít.
B. 6,72 lít.
C. 8,96 lít.
D. 2,24 hoặc 6,72 lít
Bài 3. Cho 56ml khí CO2 hấp thụ hết vào 100ml dung dịch chứa NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,02M. Khối
lượng kết tủa thu được là:A. 0,0432g
B. 0,4925g
C. 0,2145g
D. 0,394g
Bài 4. Dẫn V lít khí CO2 ( ở đktc) qua 500 ml dung dịch Ca(OH)2 nồng x M , sau phản ứng thu được 3 gam
kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch A thu được thêm 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của V và x là
A. 1,568 lit và 0,1 M
B. 22,4 lít và 0,05 M
C. 0,1792 lít và 0,1 M D. 1,12 lít và 0,2 M
Bài 5. Cho V lít khí SO2 ( ở đktc) vào 700 ml Ca(OH)2 0,1 M sau phản ứng thu được 5 gam kết tủa. Giá trị
của V là:A. 2,24 lít hoặc 1,12 lít
B. 1,68 lít hoặc 2,016 lít
C. 2,016 lít hoặc 1,12 lít D. 3,36 lít
Bài 6. Đốt 8,96 lít H2S (đktc) rồi hoà tan sản phẩm khí sinh ra vào dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 g/ml) thu
được 46,88 gam muối. Thể tích dung dịch NaOH là
A. 100 ml.


B. 80ml.
C. 120 ml.
D. 90 ml.
Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam FeS và 12 gam FeS2 thu được khí. Cho khí này sục vào V ml dung dịch
NaOH 25% (d=1,28 g/ml) được muối trung hòa. Giá trị tối thiểu của V là
A. 50 ml.
B. 75 ml.
C. 100 ml.
D. 120 ml.
Bài 8. Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam FeS2 trong O2 dư. Hấp thụ toàn bộ khí thu được vào 100 ml dung dịch
gồm NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,05 M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 1,080 gam
B. 2,005 gam
C. 1,6275 gam
D. 1,085
gam
Bài 9. Đốt cháy m gam FeS trong khí O2 dư thu được khí X. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào 200 ml dung dịch
gồm NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,1 M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 4,34 gam kết tủa. Khi cho dung
dịch NaOH vào dung dịch X thì lại thấy có kết tủa Giá trị của m là:
A. 2,53 gam
B. 3,52 gam
C.3,25 gam
D. 1,76 gam
Bài 10. Sục hết 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M. Sau thí nghiệm được dung dịch
A. Rót 250 ml dung dịch B gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 xM vào dung dịch A được 3,94 gam kết tủa và
dung dịch C. Nồng độ xM của Ba(OH)2 bằng
A. 0,02M.
B. 0,025M.
C. 0,03M.
D. 0,015M.

Bài 11. Nung nóng m gam MgCO3 đến khi khối lượng không đổi thì thu được V lít khí CO2 ( ở đktc). Hấp
thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thì thu được 2,5 gam kết tủa và dung dịch X.
Cho dung dịch NaOH dư vào X thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của V và a là:
A. 1,232 lít và 1,5 gam B. 1,008 lít và 1,8 gam
C. 1,12 lít và 1,2 gam
D. 1,24 lít và 1,35 gam
Bài 12. Cho m gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng (dư) thu được hỗn hợp khí X. Hấp thụ
hoàn toàn X vào dung dịch Ca(OH)2 0,05 M dư thì thấy có V lít dung dịch Ca(OH)2 phản ứng và thu được 2
gam kết tủa. Giá trị m và V là:
A. 3,2 gam và 0,5 lít
B. 2,32 gam và 0,6 lít
C. 2,22 gam và 0,5 lít D. 2,23 gam và 0,3 lít
Bài 13. (ĐH A – 2009) Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp
NaOH 0,06M vàBa(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,182. B. 3,940. C. 1,970. D. 2,364.
Bài 14. (ĐH A – 2008) Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm
NaOH 0,1M vàBa(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,70. B. 17,73. C. 9,85. D. 11,82.
Bài 15. (ĐH A – 2007) Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ
a mol/l, thuđược 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04.


Bài 16. Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được hỗn hợp 2 muối
CaCO3 vàCa(HCO3)2. Quan hệ giữa a và b là: A. a > b B. a < b C. b < a < 2b D. a = b
Bài 17. Sục V lít CO2 (đkc) vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 9,85g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi cho dung dịch
H2SO4 dư vàonước lọc thu thêm 1,65g kết tủa nữa. Giá trị của V là
A. 11,2 lít và 2,24lít B. 3,36 lít C. 3,36 lít và 1,12 lít D. 1,12 lít và 1,437 lít
Bài 18. Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm N2 và CO2 (đktc) đi chậm qua 5 lít dung dịch NaOH 1M Ca(OH) 2 0,02M
để phản ứng xảy ra hoàntoàn thu được 5 gam kết tủa. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với H 2 là:
A. 18,8 B. 1,88 C. 37,6 D. 21

DẠNG 2: BÀI TẬP H2S
Bài 12. Nung 5.6 gam Fe với 3.2 gam S ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có ôxi thu được hỗn hợp chất
rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp chất khí Y. Tỉ khối của Y với H 2 là 10.6. Tính hiệu
suất của phản ứng giữa Fe và S.
Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lit H2S (đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm vào 50ml dung dịch NaOH 25%
(d=1,28). Tính C% của chất có trong dung dịch sau phản ứng trên?
DẠNG 3: BÀI TẬP H2SO4
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 1 ít oxit FexOy bằng H2SO4 đặc nóng,thu được 2,24 lít SO2(đktc).phần dung dich
đem cô cạn được 120 gam muối khan.xác định công thức FexOy.
A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. cả A và B đều đúng
Câu 2: Cho 24,8 g hỗn hợp Cu2S và FeS có cùng số mol, tác dụng với H2SO4đặc dư, đun nóng thấy thoát ra
V lít SO2(ở đktc). Tính giá trị của V .
A. 25,76 lít
B. 33,6 lít
C. 26,88 lít
D. 31,36 lít
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn a gam oxit FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng vừa đủ, có chứa 0,075 mol
H2SO4, thu được b gam muối và thoát ra 168 ml khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Oxit FexOy là
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. FeO hoặc Fe3O4.
Câu 4: Cho 200ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch chứa đồng thời
NaOH 1M và Ba(OH)22M Cần lấy để trung hoà vừa đủ dung dịch axit đã cho .
A. 80ml
B. 100ml
C. 120ml

D. 150ml
Câu 5: Cho 11,3 g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 2M dư thì thu được 6,72 lít khí(đktc).
Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là:
A. 40,1g
B. 41,1g
C. 41,2g
D. 14,2g
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn một oxit sắt trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được muối sunfat có khối lượng
bằng 69/29 khối lượng oxit sắt ban đầu .Công thức của oxit sắt là :
A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. Không xác định được
Câu 7: Hòa tan m gam một kim loại bằng H2SO4 thu được một muối có khối lượng là 5m .Kim loại là :
A. Mg
B. Ca
C. Fe
D. Zn
Câu 8: Hoàn tan m gam một oxit sắt trong H2SO4 đặc , dư thu được V lít khí SO2 (đktc) .Nếu khử hoàn tan m
gam oxit sắt ở trên bằng khí CO dư thu được kim loại Fe , đem Fe phản ứng với H 2SO4 đặc thì thu được 9V
lít khí SO2 (đktc) .Công thức của oxit sắt là :
A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. A hoặc B đều được
Câu 9: Hòa tan m gam FeO H2SO4 loãng thu được m1 gam muối .Nếu hòa tan trong axit HCl thu được
m2 gam muối biết m1-m2 =3,75 gam.Tính m
A. 10,8 gam
B. 7,2 gam
C. 8,64 gam

D. 12,96 gam
Câu 10: Cho a mol Fe tác dụng với b mol H2SO4 đặc , nóng sản phẩm khử thu được là SO2 .Để thu được 2
muối thì mối liên hệ giữa a và b là :
A. 2a < b <3a
B. a < b <2a
C. a/3 < b D. Đáp án khác
Câu 11: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 30,2 gam tác dụng với H2SO4 đặc dư thu được 16,8 lít khí
SO2 (đktc).Tính khối lượng muối sunfat thu được sau khi cô cạn dung dịch :


A. 102,8 gam
B. 102,2 gam
C. 100,2 gam
D. 104,8 gam
Câu 12: X là hợp chất của Fe phản ứng với H2SO4 đặc theo phản ứng :
X + H2SO4 →Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O .tìm công thức phân tử của hợp chất biết rằng .Công thức của hợp chất
là :A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe(OH)2
D. FeSO4
Câu 13: Cho 11g hỗn hợp Al, Fe phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lít SO2 sản phẩm
khử duy nhất ở đktc và dung dịch. Tính % theo khối lượng của Al trong hỗn hợp
A.49,09%
B. 54,025
C. 28,72%
D. 34,44%

Tự Luận
Câu 1 Hoà tan 6,67g Oleum vào nước thành 200ml dung dịch H2SO4 , 10 ml dung dịch này trung hoà v ừa

hết 16 ml NaOH 0,5M.Xác định công thức của oleum
Câu 2: Cho hợp chất giữa Fe và S tác dụng với H2SO4 đặc , vừa đủ thu được dung dịch Y và 21,28 lít khí
SO2(đktc).Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa Z , nung kết tủa Z đến khối lượng không
đổi được 8 gam chất rắn . Tìm công thức hợp chất.
Câu 3 Hòa tan a(g) hỗn hợp gồm Na2CO3 và KHCO3 vào nước được 400ml dd A. Cho từ từ vào dd trên
100ml dd HCl 1,5M thu được dd B và thoát ra 1,008 lít khí ( đo ở đktc). Cho dd B phản ứng với một lượng
dd Ba(OH)2 dư thu được 29,55g kết tủa. Tính CM của các chất trong dd A.
Câu 4: Một hỗn hợp M gồm Fe3O4, CuO, Al có khối lượng 5,54(g). Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm
xong (hiệu xuất 100%) thu được chất rắn A.
Nếu hòa tan A trong dd HCl thì lượng H2 sinh ra tối đa 1,344 lít (đktc).
Nếu hòa tan A trong dd NaOH dư thì sau phản ứng xong còn 2,96(g) chất rắn.
Tính số mol các chất trong M.
Câu 5: Để khử 6,4g một oxit kim loại cần 2,688 lít khí H2(đktc). Nếu lấy lượng kim loại đó cho tác dụng với
dd HCl dư thì giải phóng 1,792 lít H2(đktc). Tìm tên kim loại
Câu 6: Một nguyên tố R có công thức hợp chất với H là RH. Trong oxit bậc cao nhất, R chiếm 74,2% về
khối lượng. Tìm tên nguyên tố R?
Câu 7: Lấy 2,144 g hỗn hợp A gồ Fe và Cu cho vào 0,2 lit dd AgNO 3 CM, phản ứng xong nhận được 7,168 g
chất rắn B và dd C. Cho NaOH vào dd C, lọc kết tủa nung ngoài không khí thì được 2,56 g chất rắn( gồm 2
oxit). Tính CM ?
Câu 8 : Hỗn hợp 3 kim loại X,Y,Z có tỉ lệ số mol tương ứng là 4 : 3: 2 và có tỉ lệ khối lượng nguyên tử
tương ứng là 3 : 5 : 7. Hoà tan hết 3,28gam hỗn hợp 3 kim loại trên trong dung dịch HCl dư thì thu được
2,016 lít khí (ở đktc) và dung dịch A . Xác định 3 kim loại X, Y,Z biết
Câu 9. Hòa tan hết 2m gam kim loại M trong lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, thu được V lít khí SO2.
Mặt khác, hòa tan hết m gam hợp chất X (X là sunfua của kim loại M) trong lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc,
nóng cũng thu được V lít khí SO 2. Biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của các quá trình trên, khí đo ở cùng
điều kiện. Xác định kim loại M và công thức của hợp chất X.
Câu 10. Hỗn hợp chất rắn A gồm M2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm). Cho 43,71 gam A tác dụng
hết với lượng dư V ml dung dịch HCl 10,52% (d = 1,05 g/ml), thu được dung dịch B và 17,6 gam khí C. Chia
B làm hai phần bằng nhau.
- Phần một tác dụng vừa đủ với 125 ml dung dịch KOH 0,8M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m

gam muối khan.
- Phần hai cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 68,88 gam kết tủa trắng.
a) Xác định kim loại M.
b) Tính % khối lượng các chất trong A.
c) Tính V và tính m.
Câu 11. Trộn một lượng nhỏ bột Al và I2 trong bát sứ, sau đó cho một ít nước vào.
a) Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò của các chất tham gia.
c) Giải thích tại sao hợp chất COBr2 có tồn tại, còn hợp chất COI2 không tồn tại?


Câu 11. Hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 28. Cho 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X
vào bình kín có V2O5 rồi nung nóng đến 4500C. Sau một thời gian phản ứng, làm nguội bình rồi cho toàn bộ
các chất thu được đi qua dung dịch BaCl 2 (dư). Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 17,475 gam kết tủa. Tính
hiệu suất của phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3.
Câu 13. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3 trong lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 40%, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với H 2 là 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%.
Cô cạn dung dịch Y, thu được 170,4 gam muối khan. Tính m.
Câu 14: Có hai dung dịch; H2SO4 (dung dịch A), và NaOH (dung dịch B). Trộn 0,2 lít dung dịch A với 0,3
lít dung dịch B được 0,5 lít dung dịch C. Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quì tím vào, thấy có màu xanh.
Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 40 ml dung dịch axit.
Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B được 0,5 lít dung dịch D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít quì tím vào thấy có
màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch
NaOH.
a. Tính nồng độ mol/l của 2 dung dịch A và B.
b. Trộn VB lít dung dịch NaOH vào VA lít dung dịch H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch E. Lấy V ml dung
dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch BaCl2 0,15 M được kết tủa F. Mặt khác lấy V ml dung dịch E cho
tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 1M được kết tủa G. Nung F hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng
không đổi thì đều thu được 3,262gam chất rắn. Tính tỉ lệ V B:VA
Câu 14: Hoà tan 2,16 gam hỗn hợp (Na, Al, Fe) vào nước dư thu được 0,448 lít khí (ở đktc) và một lượng

chất rắn. Tách lượng chất rắn này cho tác dụng hết với 60 ml dung dịch CuSO 4 1M thì thu được 3,2 gam Cu
và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH để thu được lượng kết tủa lớn nhất.
Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B.
a) Xác định khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính khối lượng chất rắn B.
Câu 15: Sau khi đun nóng 23,7gam KMnO 4 thu được 22,74 gam hỗn hợp chất rắn. Cho hỗn hợp chất rắn
trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl 36,5% (d = 1,18g/ml) đun nóng.
1) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
2) Tính thể tích khí Cl2 thu được (ở đktc).
3) Tính thể tích dung dịch axit HCl cần dùng.
Câu 16:Hòa tan x gam hỗn hợp gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước, thu được dung dịch A. Chia dung dịch A làm
hai phần bằng nhau. Cho lượng dư khí hiđro sunfua vào phần một thu được 1,28 gam kết tủa. Cho lượng dư
dung dịch Na2S vào phần hai thu được 3,04 gam kết tủa. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra và tính x.
Câu 17:
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh họa:
a. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.
b. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch KMnO4.
c. Cho đạm ure vào dung dịch nước vôi trong.
d. Sục khí H2S vào dung dịch hỗn hợp gồm (Br2, BaCl2).
2. Xác định các chất và hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
FeS + O2 → (A) + (B)
(G) + NaOH → (H) + (I)
(B) + H2S → (C)↓ + (D)
(H) + O2 + (D) → (K)
(C) + (E) → (F)
(K) → (A) + (D)
(F) + HCl → (G) + H2S
(A) + (L) → (E) +(D)
3. Trình bày phương pháp hóa học và viết phương trình phản ứng (nếu có) để tinh chế các chất trong các
trường hợp sau:

a. Tinh chế khí Cl2 có lẫn khí HCl
c. Tinh chế khí NH3 có lẫn khí N2, H2.
b. Tinh chế khí CO2 có lẫn khí CO
d. Tinh chế NaCl có lẫn Na2HPO4, Na2SO4


Câu 18:1. Cho 11,2 gam Fe vào 300 ml dung dịch chứa (HNO 3 0,5M và HCl 2M) thu được khí NO (sản
phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch KMnO 4 / H2SO4
loãng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan.
b. Tính khối lượng KMnO4 đã bị khử.
Câu 19:Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam HNO 3 50,4%, sau khi kim loại
tan hết thu được dung dịch X và V lit (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500ml
dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí
đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối
lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong A?
2. Tính C% mỗi chất tan trong X?
3. Xác định các khí trong B và tính V.
Câu 20:1. Khi cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được dung dịch X1 và khí X2.
Thêm vào X1 một ít tinh thể NH4Cl rồi tiếp tục đun nóng thấy tạo thành kết tủa X3 và có khí X4 thoát ra. Xác
định X1, X2 , X3 , X4. Viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng xảy ra.
2. a. Bằng phương pháp hóa học hãy tách SO2 ra khỏi hỗn hợp gồm các khí SO2 , SO3 , O2.
b. Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe, Cu.
3. Có 5 chất rắn: BaCl2 , Na2SO4 , CaCO3 , Na2CO3 , CaSO4.2H2O đựng trong 5 lọ riêng biệt. Hãy tự chọn 2
chất dùng làm thuốc thử để nhận biết các chất rắn đựng trong mỗi lọ.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×