Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

giáo án Lớp 3 tuần 2 năm học 2015 2016 theo mô hình trường học mới vnen Tuần 27 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.88 KB, 11 trang )

TUẦN 27
Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2015
CHÀO CỜ
SINH HOẠT TẬP THỂ
--------------------------------TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố đọc, viết các số có năm chữ số.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 1: Số?
50 000; 60 000; 70 000; ……..; ………; ……..
28 000; 29 000; 30 000; ……..; ……….; ……..
12 500; 12 600; ……..; 12 800; ……….;……..
31 720; 31 730; 31 740; ……..; ……….; …….
31 720; 31 721; 31 723; ……..; ……….; …….
Bài 2: Viết ( theo mẫu )
a) Số 34 725 gồm 3 chục nghìn, 4 nghìn, 7 trăm, 2 chục, 5 đơn vị
b) Số 43 617 gồm….
c) Số 27 513 gồm….
d) Số 73 832 gồm ….
e) Số 90 007 gồm….
Bài 3: Viết Số:
Hai mươi tám nghìn bảy trăm bốn mươi ba:……
Ba mươi nghìn hai trăm ba mươi mốt:……
Mười hai nghìn bảy trăm linh sáu:…….
Bốn mươi lăm nghìn chín trăng linh hai….
Tám mươi nghìn không trăm ba mươi lăm….
- Học sinh báo cáo kết quả với thầy cô giáo.


--------------------------------------HĐGD THỦ CÔNG
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU :

- HS biết cách làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa
tương đối cân đối.
- Đối với HS khéo tay:
+ Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.
+ Có thể trang trí lọ hoa đẹp.


II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- GV: Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công. Tranh quy trình làm lọ hoa gắn
tường.
- HS: Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo, bìa cứng.
III/ TIẾN TRÌNH:

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Thực hành làm lọ hoa gắn tường theo nhóm.
Hoạt động cả nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp
giấy.+ Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Tách đều phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
+ Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
- Học sinh thực hành theo nhóm.
- Giáo viên quan sát uốn nắn, giúp đỡ các nhóm hoàn thành sản phẩm.
2. Trưng bày sản phẩm

Hoạt động cả nhóm
- HS trình bày sản phẩm vào vở thủ công.
3. Học sinh tự nhận xét đánh giá
Hoạt động cả nhóm
- HS tự nhận xét và đánh giá trong nhóm
- Chọn ra một số sản phẩm đẹp cho lớp quan sát và nhận xét.
4. GV nhận xét và đánh giá
- GV đánh giá sản phẩm của HS, tuyên dương.
- GV nhận xét sự chuẩn bị bài của HS và kết quả thực hành.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Làm lọ hoa gắn tường khác mà em thích.
--------------------------------HĐGD LỐI SỐNG
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HKII
I/ MỤC TIÊU :

- Thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc màu da,… Biết
đoàn kết quan tâm giúp đỡ bạn bè quốc tế.
- Biết chia sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiêm túc, tôn trọng không khí tang lễ, nói năng
nhỏ nhẹ, không cười đùa la hét trong đám tang.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1 (2 lần)
III/ TIẾN TRÌNH :

Hoạt động cả lớp:
- Khởi động: HS chơi trò chơi “ Gieo hạt ”
Hoạt động theo nhóm
- GV đính bảng phụ đã ghi sẵn nội dung BT


Điền chữ Đ vào □ trước hành động em cho là đúng, chữ S vào □ trước hành

động em cho là sai.
□ Tò mò đi theo, trêu chọc bạn nhỏ người nước ngoài.
□ Ủng hộ quần áo, sách vở, giúp đỡ các bạn nghèo Cu Ba
□ Không tiếp xúc với bạn nhỏ nước ngoài.
□ Giới thiệu về đất nước với bạn nhỏ nước ngoài đến thăm Việt Nam.
□ Các bạn nhỏ nước ngoài ở rất xa, không thể ủng hộ các bạn.
□ Giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đến Việt Nam, giúp chỉ đường nói chuyện.
- Gọi CN đọc bài tập
- HS thảo luận nhóm đôi
- Tổ chức 2 đội, mỗi đội 6 em lên tham gia trò chơi tiếp sức
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương
- GV kết luận: Chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ các bạn nước ngoài. Như thế
mới thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới.
Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS giải quyết các tình huống sau.
a. Nhà hàng xóm em có tang. Bạn Minh sang chơi mà nhà em vặn to đài nghe nhạc.
Em sẽ làm gì khi đó?
b. Em thấy bạn An đeo băng tang, em sẽ nói gì với bạn?
c. Em trông thấy mấy bạn nhỏ la hét cười đùa chạy theo sau đám tang. Em sẽ làm gì
khi đó?
- HStrình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Cần tôn trọng đám tang, không nên làm gì khiến người khác thêm
đau buồn. Tôn trọng đám tang là nếp sống mới, hiện đại có văn hóa.
Hoạt động ứng dụng.
- Biết đoàn kết quan tâm giúp đó bạn bè quốc tế.
- Tôn trọng đám tang.
-----------------------------------------------------------------------------------------------Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2015
TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS
- HS nghe và viết chính xác đoạn 2 bài Rước đèn ông sao.
- Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài viết sạch đẹp.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đọc đoạn 2 bài Rước đèn ông sao.
- Gọi 2HS đọc lại.
- Yêu cầu đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi:


+ Đoạn văn nói điều gì ? ( Tả chiếc đèn ông sao của bạn Hà.)
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? (Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu
câu và tên riêng.)
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con những từ dễ lẫn và ghi nhớ chính tả.
* Đọc cho HS viết bài vào vở.
* Chấm vở một số em, nhận xét chữa lỗi phổ biến.
- Về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai, viết mỗi chữ 1 dòng.
--------------------------------TIẾNG VIỆT TỰ HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS
- Củng cố, nâng cao về biện pháp nhân hóa.
- Giáo dục HS chăm học.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Yêu cầu cả lớp làm các BT sau:
Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa sau:
Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, ... (không phải người) những tình cảm,
hoạt động của ..., nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động.
(Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, thực vật, đồ vật ...(không phải người) những
tình cảm, hoạt động của người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh
động.)

- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
Bài 2: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh vật (5 - 7 câu), trong đó có sử dụng biện pháp
nhân hóa. (Viết xong, gạch dưới các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa).
- Lần lượt HS đọc bài viết của mình, cả lớp nhận xét bổ sung.
- Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ.
--------------------------------HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM THÁNG 3
YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 2
TRÒ CHƠI” GIÚP MẸ VIỆC GÌ ?”
Nhất trí với cách tổ chức dạy học theo thiết kế và tổ chức các HĐGDNGLL cho HS
lớp 3 ( Sách Hướng dẫn tổ chức các HĐGDNGLL cho HS lớp 3)
------------------------------------------------------------------------------------------------


Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN BÀI TDPTC - TRÒ CHƠI: HOÀNG ANH, HOÀNG YẾN
I- MỤC TIÊU

- Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.

II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.
- HS bật nhảy tại chỗ 5 đến 8 lần.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa.
Hoạt động cả lớp.
+ GV cho cả lớp dàn hàng triển khai đội hình đồng diễn thể dục. HS đeo hoa vào
ngón tay để thực hiện bài TDPTC.
+ GV thực hiện trước động tác và cho HS tập thử một lần rồi tập chính thức.
+ GV cho HS tập liên hoàn 8 động tác.
2.Trò chơi : Hoàng Anh, Hoàng Yến
Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.

- Tổ chức chơi chính thức. GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mối lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện
- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- HS cùng nhau chơi: trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến” trong giờ ra chơi hoặc các
hoạt động tập thể khác ở trường.
- Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem.
---------------------------------------------------------------------------------------------------


Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2015
HĐGD THỂ CHẤT
ÔN BÀI TDPTC - TRÒ CHƠI: HOÀNG ANH, HOÀNG YẾN
I- MỤC TIÊU

- Thực hiện cơ bản đúng bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II- TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 3 của VNEN
- Sách giáo viên môn thể dục lớp 3.
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 môn Thể dục.
- Vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức hoạt động.
- Còi, kẻ sân chơi
III- TIẾN TRÌNH

Khởi động
- HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh sân trường, sau đó đứng tại chỗ khởi
động các khớp: cổ, cổ tay, cổ chân, hông, gối, vặn thân sang hai bên.

- HS bật nhảy tại chỗ 5 đến 8 lần.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa.
Hoạt động cả lớp.
+ GV cho cả lớp dàn hàng triển khai đội hình đồng diễn thể dục. HS đeo hoa vào
ngón tay để thực hiện bài TDPTC.
+ GV thực hiện trước động tác và cho HS tập thử một lần rồi tập chính thức.
+ GV cho HS tập liên hoàn 8 động tác.
2.Trò chơi : Hoàng Anh, Hoàng Yến
Hoạt động cả lớp
- GV Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử một lần
- Các sự chia đội chơi và phân công trọng tài viên.
- Tổ chức chơi chính thức. GV và cán sự làm trọng tài chính.
- Sau mối lần chơi trong tài nhận xét báo cáo kết quả thực hiện
- GV theo dõi tổng hợp kết quả đội thắng cuộc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- HS cùng nhau chơi: trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến” trong giờ ra chơi hoặc các
hoạt động tập thể khác ở trường.
- Em về nhà thực hiện lại bài đã học cho gia đình xem.
---------------------------------


HĐGD MĨ THUẬT

Đ/C THỐNG DẠY
--------------------------------TIẾNG ANH
Đ/C OANH DẠY
--------------------------------ÂM NHẠC
Đ/C CHINH DẠY
--------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2015
TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố đọc, viết các số có năm chữ số.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 1: Số:
52 439; 52 440; …..; ……; …….; ……..; ……..
46 754; 46 755; …..; ……; …….; …….; ……..
24 976; 24 977; …..; ……; …….; …….; …….
Bài 2: Viết theo mẫu:
Viết số
Đọc số
85 705
Tám mươi lăm nghìn bảy trăm linh năm
43 672
81 000
Chín mươi nghìn hai trăm
Sáu mươi ba nghìn bảy trăm chin mươi
50 001
Sáu mươi sáu nghìn không trăm mười lăm
Bài 3: Tính nhẩm:

5000 + 100
6000 – ( 5000 – 1000)
7400 – 400
6000 – 5000 + 1000
2000 x 3 + 600
7000 – 3000 x 2
8000 : 2 + 2000
(7000 – 3000 ) x 2
Bài 4: Điền dấu >; <; = vào chỗ chấm :
700 + 5 ..... 7005
1km ..... 999m
53999 + 1 ..... 54000
1giờ 50phút ..... 120 phút.
- Học sinh báo cáo kết quả với thầy cô giáo.


TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS củng cố đọc, viết số 100 000.
II. TIẾN TRÌNH

- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 1: Số?
a)50 000; 60 000; 70 000; ……..; ……..; …….
b) 17 000; 18 000; …….; ………; 21 000; ……; ……
c) 16 500; 16 600; …….;……….;……….;……..
d) 23 475; 23 476; …….;……….;……….;…….
Bài 2: Số?

Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
31 653
31 654
31 655
23 789
40 107
62 180
75 699
99 999
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Số lớn nhất trong các số 49 376 ; 49 736; 38 999; 48 987 là:
A. 49 376
B. 49 736
C. 38 999
D. 48 987
- Học sinh báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
--------------------------------TOÁN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS củng cố đọc, viết số, so sánh các số 100 000.
II. TIẾN TRÌNH
- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 1: Viết các số sau:
a) Ba chục nghìn, tám nghìn, ba trăm, năm chục và sáu đơn vị
b) Bốn chục nghìn, sáu nghìn và sáu đơn vị
c) Chín chục nghìn, chín trăm, chín chục và chín đơn vị
d) Hai chục nghìn, ba chục và bảy đơn vị
e) Sáu chục nghìn, năm nghìn, bốn chục

Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
67 890; 76 890; 76 980; 67980
Bài 3: >; < ; =


90457…….90557
45078………54078
Bài 4: Số?
Số tròn nghìn liền trước

56000 + 400 ……..56400
78000 - 70000……..71000
Số đã cho

Số tròn nghìn liền sau

98 000
23 780
70 107
42 100
75 699
98 999
- Học sinh báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
--------------------------------------------------------------------------------------------------HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 27
I. môc tiªu:

- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc
phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.

II.c¸c ho¹t ®éng d¹y häc:

1. Sinh hoạt Phê bình và tự phê bình:
- CT hội đồng tự quản tuyên bố giờ sinh hoạt tập thể đã đến, mời các bạn phát biểu
ý kiến.Các thành viên trong lớp lần lượt giơ tay phát biểu tự phê bình mình nếu có
khuyết điểm, hoặc chỉ ra những tồn tại giúp bạn sửa sai một cách chân thành.
- CT hội đồng tự quản mời các tổ trưởng có ý kiến báo cáo tình hình thi đua của tổ,
sau đó lớp trưởng tổng hợp những ưu khuyết điểm và kết quả thi đua của lớp trong
tuần qua báo cáo với giáo viên chủ nhiệm trước lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tình hình hoạt động và thi đua của lớp tuần qua như:
việc thực hiện đi học đều đúng giờ, phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia thể dục,
vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây, việc chuẩn bị bài và dụng cụ học tập trước khi đến
lớp...và sau đó giáo viên đề ra kế hoạch tuần tới.
1. Sinh hoạt văn nghệ:
- Đọc thơ hoặc kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ.
- Học sinh biểu diễn những tiết mục theo khả năng của các em,
- Học sinh bày tỏ những điều em muốn nói, hoặc những khó khăn cần được tháo gỡ,
chia sẻ…
3. Biểu dương thành tích:
- Học sinh trong lớp lần lượt có ý kiến tuyên dương, nêu gương tốt nếu nhận thấy
bạn có tiến bộ và có nhiều thành tích tốt trong tuần.
- Giáo viên tuyên dương thành tích
Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc.


4. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có. Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp tự quản. Gi÷ vÖ sinh trong
và ngoài lớp học. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh. Tiếp tục 2 tiết mục văn nghệ chào
mừng ngày 26/3
*******************************************************************



BÀI TẬP BỔ SUNG TUẦN 27
TOÁN
Bài 1: Viết các số sau:
a) Ba chục nghìn, tám nghìn, ba trăm, năm chục và sáu đơn vị
b) Bốn chục nghìn, sáu nghìn và sáu đơn vị
c) Chín chục nghìn, chín trăm, chín chục và chín đơn vị
d) Hai chục nghìn, ba chục và bảy đơn vị
e) Sáu chục nghìn, năm nghìn, bốn chục
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
67 890; 76 890; 76 980; 67980
Bài 3: Tính nhẩm:
5000 + 100
6000 – ( 5000 – 1000)
7400 – 400
6000 – 5000 + 1000
2000 x 3 + 600
7000 – 3000 x 2
8000 : 2 + 2000
(7000 – 3000 ) x 2
Bài 4: Điền dấu >; <; = vào chỗ chấm :
700 + 5 ..... 7005
1km ..... 999m
53999 + 1 ..... 54000
1giờ 50phút ..... 120 phút.
Bài 5: Số?
Số tròn nghìn liền trước
Số đã cho
Số tròn nghìn liền sau

98 000
23 780
70 107
42 100
75 699
98 999

TIẾNG VIỆT
Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa sau:
Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, ... (không phải người) những tình cảm,
hoạt động của ..., nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động.
(Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, thực vật, đồ vật ...(không phải người) những
tình cảm, hoạt động của người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh
động.)

- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
Bài 2: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh vật (5 - 7 câu), trong đó có sử dụng biện pháp
nhân hóa. (Viết xong, gạch dưới các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa).



×