Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường ở một số hộ gia đình chăn nuôi lợn tại xã mường giảng huyện quỳnh nhai tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.06 KB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình ngoài sự nỗ lực của bản thân
còn có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm, sự giúp đỡ của
các bạn trong trường và sự quan tâm giúp đỡ của UBND xã Mường Giàng.
Nhân dịp hoàn thành chuyên đề, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thanh
tới các thầy cô trong khoa Nông Lâm trường Cao Đẳng Sơn La đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Mường Giàng và các phòng ban liên
quan của UBND huyện Quỳnh Nhai đã tạo điều kiện cung cấp số liệu hướng dẫn
tôi tại địa phương để tôi có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Đặc biệt, qua đây cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn đến cô giáo Nguyễn
Thị Nga đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình thực tập và
hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã động
viên, khích lệ tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề.
Do lần đầu chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề không tránh khỏi
những thiếu sót về nội dung và bố cục, mong nhận được nhiều sự đóng góp ý
kiến từ phía thầy cô và bạn bè để chuyên đề thêm hoàn thiện, có thể ứng dụng
vào thực tiễn.
Với tấm lòng chân thành, em xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Sơn la, ngày 20 tháng 4 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Lò Huy Hoàng


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của chuyên đề
Chăn nuôi là một ngành cơ bản trong sản xuất nông nghiệp không thể tách
rời các ngành khác. Hiện nay, ở xã Mường Giàng Huyện Quỳnh nhai đã và
đang phát triển mạnh về chăn nuôi lợn, trâu bò, gia cầm hộ gia đình. Cùng với


sự phát triển chăn nuôi thì chất thải chăn nuôi cũng ngày càng nhiều. Nó là
nguồn gây ô nhiễm nguy hiểm đối với môi trường sống của con người và vật
nuôi. Chất thải chăn nuôi có thành phần phức tạp, giàu hữu cơ là nguồn ô nhiễm
tiềm tàng. Trong quá trình lưu trữ hàng trăm chất được tạo thành do quá trình
phân hủy vi sinh vật tạo nên các chất ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước.
Đây là môi trường thuận lợi cho vi sinh gây bệnh truyền bệnh cho người và vật
nuôi.
Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất một số giải pháp
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi hộ gia đình gây ra, tôi tiến
hành nghiên cứu chuyên đề: “ Khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường ở một
số hộ gia đình chăn nuôi lợn tại xã Mường Giàng huyện Quỳnh Nhai tỉnh
Sơn La”
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
- Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường tại một số hộ gia đình chăn
nuôi lợn tại xã Mường Giàng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn
nuôi lợn hộ gia đình gây ra.
2.2. Yêu cầu
- Điều tra, thu thập số liệu khách quan, chính xác

1


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Khái niệm môi trƣờng
- Môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống
và sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh
sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn do chăn nuôi là vấn đề bức

xúc của nhiều địa phương hiện nay. Hầu hết các hộ không xử lý chất thải chăn
nuôi mà thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường nước, đất, không khí.
2. Ảnh hƣởng của chất thải chăn nuôi đến môi trƣờng
2.1. Nguồn phát sinh chất thải chăn nuôi
- Chất thỉ do bản thân vật nuôi: Phân, nước tiểu, lông, vẩy da …
- Nước từ quá trình tắm rửa gia súc, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vật dụng
trong chăn nuôi,…
- Thức ăn thừa, thức ăn rơi vãi, vật dụng chăn nuôi, vật phẩm thú y, vỏ
bao đựng thức ăn,…
- Xác vật nuôi chết.
- Khí thải từ chuồng nuôi: Từ hố chứa phân, nước thải, nước chế biến
thức ăn cho gia súc.
- Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ chuồng nuôi gia súc.
2.2. Khối lƣợng chất thải chăn nuôi
- Hoạt động chăn nuôi thải ra một lượng chất thải ở dạng rắn và lỏng gây
ô nhiễm môi trường như phân, nước tiểu, nước rửa chuồng, ổ lót xác chết vật
nuôi, thức ăn thừa,…Thành phần chất thải này rất đa dạng và có thể gây ô nhiễm
cao.
- Khối lượng chất thải sinh ra từ vật nuôi trong 24h tùy thuộc vào chủng
loại, loài, giai đoạn sinh trưởng, chế độ dinh dưỡng, trọng lượng gia súc, phương
thức vệ sinh chuồng nuôi.

2


Lượng phân và nước tiểu một số vật nuôi thải ra trung bình
trong một ngày đêm.
Lƣợng phân trung


Nƣớc tiểu trung bình /

bình/ngày/đêm(kg/ngày-

ngày/đêm(kg/ngày-

đêm)

đêm)

Trâu

18 - 25

8 - 12



15 - 20

6 - 10

Lợn <10kg

0,5 - 1

0,3 - 0,7

Lợn 15-45kg


1-3

0,7 - 2

Lợn 45-100kg

3-5

2-4

1,5 - 2,5

0,6 - 10

Loại gia súc


Gà, vịt

0,02 - 0,05

2.3. Thành phần chất thải chăn nuôi
2.3.1. Phân gia súc
+ Là dưỡng chất không tiêu hóa được hoặc những dưỡng chất thoát khỏi
sự tiêu hóa vi sinh hay các men tiêu hóa ( chất sơ, protein không tiêu hóa
được,…) axit amim thoát khỏi sự hấp thụ ( được thải qua nước tiểu: axit uric( ở
gia cầm), urea(gia súc), các khoáng chất dư thừa có thể không sử dụng như P2O5,K2O3,…

phần lớn xuất hiện trong phân.


+ Thức ăn bổ sung, thuốc kích thích( thường chữa đồng, kẽm) các kháng
sinh hay các men.
+ Các chất cặn bã trong dung dịch tiêu hóa(trypsin, pepxin,…)
+ Các mô tróc ra từ các mêm măc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo
phân ra ngoài.
+ Vật chất dính vào thức ăn: Bụi , tro...
+ Các loại vi sinh vật bị nhiễm trong thức ăn, trong ruột bị tống ra ngoài.
2.3.2. Nước tiểu gia súc
- Nước tiểu là sản phẩm của qua trình trao đổi chất của động vật chủ yếu
là nước (chiếm trên 90% tổng khối lượng nước tiểu)
3


- Nước tiểu của các loại gia súc gồm: H2O, chất hữu cơ, N, P 2O5, K2O,
CaO, MgO…
2.3.3. Thành phần nước thải chăn nuôi
- Nước thải chăn nuôi bao gồm hỗn hợp nước tiểu, nước rửa chuồng, nước
tắm động vật với khối lượng nước thải rất lớn.
- Các thành phần chất rắn của nước thải thì hợp chất hữu cơ chiếm 7080% gồm các hợp chất hydratcacbon, protit, axit amim, chất béo và các dẫn xuất
của chúng có trong phân và thức ăn thừa. hầu hết các chất hữu cơ dễ bị phân hủy
. các chất vô cơ chiếm 20-30% gồm cắt, đất, muối, ure, ammonium muỗi clorua,
SO4,…các hợp chất trong phân và nước thải dễ dàng bị phân hủy.
2.3.4. Xác vật nuôi chết
- Gia súc chết do bệnh là một trong nhưng nguồn gây ô nhiễm môi
trường, các tác nhân gây bệnh sẽ truyền nhiễm cho người và vật nuôi.
2.3.5. Vật phẩm thú y, chăn nuôi
- Thuốc thú y sau khi sử dụng hết còn lại phần vỏ, chai lọ, hộp giấy,…
chủ yếu la từ giấy, nhựa, thủy tinh…
- Bao bì đựng thức ăn cho vật nuôi.
2.3.6. Thức ăn thừa, vật liệu lót chuồng và các chất thải khác

- Trong trường hợp chăn nuôi dung ổ lót như rơm dạ, vải,… sau một thời
gian sử dụng thì thải bỏ.
- Thức ăn thừa từ chăn nuôi cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường,
thành phần hầu hêt là các chất hữu cơ dễ phân hủy như cám, ngũ cốc, bột có,
tôm, vỏ sò, khoáng chất,..
2.4. Ô nhiễm môi trƣờng do chất thải chăn nuôi gây ra
2.4.1. Ô nhiễm môi trường nước
* Ảnh hƣởng của một số chất ô nhiễm chính đến môi trƣờng nƣớc
- Chất hữu cơ:
+ Thức ăn thừa ổ lot và xác động vật chết không được xử lý, các chất này
dễ phân hủy sinh học tạo ra các hợp chất như axit amim, axit beo, các khí gây
mùi hôi khó chịu, gây độc.
4


Tùy thuộc vào điều kiện tồn tạ của oxy có trong nước mà sản phẩm thu
được khác nhau như: CO 2, CH4, H2S, NH3,…
- Nito photpho
+ Khả năng hấp thụ nito photpho của gia súc, gia cầm tương đối thấp nên
phần lớn động vật ăn vào được bài tiết ra ngoài.
+ Tuy theo thơi gian và sự có mặt của oxy mà nito trong nước tồn tại ở
các dạng khác nhau, NH4, NO2, NO3
+ Phôtpho là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của rong tảo và
các thủy sinh.
- Vi sinh vật
+ Nước thải cuốn theo phân chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh như: shigella,
salmonella,… gây bệnh dịch tả diphyllobothrium latum, taenia saginata gây
bệnh giun sán, rotavirus gây bệnh tieu chảy,…chung lan truyền bệnh qua nguồn
nước nặt, nước ngầm, đất hay rau củ quả sử dụng nước ô nhiễm vi sinh để tưới
tiêu.

2.4.2. Ô nhiễm môi trường không khí
* Thành phần khí từ chuồng nuôi gia súc
- Khí sinh ra trong chăn nuôi chủ yếu là do quá trình hô hấp của gia súc
hay phân hủy vi sinh vật các chất thải của động vật nuôi hay thức ăn thưa. Tùy
theo điều kiện nhiệt độ bên ngoài, phương thức thu gom, bảo quản và sử lý chất
thải mà các loại khí sinh ra với nồng độ khác nhau, khí thường gặp trong chăn
nuôi là khí:CO2, CH4, H2S, NH3,…những khí này ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
và kháng bệnh của động vật nuôi.
- Dựa vào tác dụng gây độc được phân ra làm các nhóm sau:
+ Khí gây ngạt: H2S, NH3, indol, skatol và phenol ở nồng độ bán cấp tính.
+ Các khí gây ngạt: CO 2, CH4
+ Các khí gây mê: Hydrocacbon
+ Các chất khác: Những chất này bao gồm các ngyên tố và hợp chất độc
dễ bay hơi. Như H2S ở nồng độ cấp tính

5


* Ảnh hƣởng khí, bụi và vi vật trong không khí khu vƣc có chuồng nuôi
 Tác động do mùi
- Một số sản phẩm sinh ra trong quá trình lên mem chiếm số lượng lớn,
một số sản phẩm ở dạng vết. có nhiều sản phảm tạo mùi trong đó một số khí ảnh
hưởng đến sức khỏe của người và vật nuôi như: CO 2, monocarbonoxit, CH4,
NH3, H2S, indole, skatol và phenon. Những khí này có thể tạo ra tùy thuộc vào
những cơ sở chuồng trại thiếu thông thoáng
- Các quá trình mùi do sự phân hủy của chất thải chăn nuôi chủ yếu là
phân và nước tiểu gia súc nhờ vi sinh vật.
 Ảnh hưởng của NH 3 đến người và gia súc
- Tính chất lý hóa đặc trưng
+ NH3 là loại khí không màu, có mùi khai hắc, có thể có trong không khí

dưới dạng lỏng và khí
- Tác hại
+ Trong không khí NH3 có nồng độ cao kích thích mạnh miêm mạc mắt,
mũi, miêm mạc đường hô hấp sẽ làm tăng tiết dịch gây bỏng do phản ứng kiềm
hóa kèm theo tỏa nhiệt, gây co thắt khí quản và gây ho
Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ NH3 trong chuồng nuôi
+ Nhiệt độ
+ Độ ẩm
+ Tốc độ của gió
+ Thành phần rắn của phân
 Ảnh hưởng của hidrogen sulfur(H 2 S)
- Tính chất đặc chưng
+ Trong chăn nuôi H2S là sản phẩm của quá trình phân hủy các qáu trình
axit amim chữa lưu huỳnh trong phân diến trong quá trình lưu trữ, ủ phân và là
hầm xử lý kỵ khí. Là loại khí không màu, dễ cháy, có mùi hôi thối khó chịu đặc
trưng là mùi trứng thối.
- Tác hại

6


+ H2S là chất độc chỉ cần một lượng nhỏ có thể gây chết. ngưỡng nhận
biết nùi của khí H2S dao động trong khoảng 0,0005-0,13ppm
 Ảnh hưởng của CH4
- Tác hại
+ Nồng độ CH4 trong không khí từ 45% trở lên gây ngạt thở do thiếu oxy
. Khi hít phai khí này có thẻ gạp các triệu chứng nhiếm độc như say co rật , ngạt
viêm phổi áp xe phổi.
 Ảnh hưởn của cacsbondioxit (CO 2)
- Tính chất đặc trưng và các yếu tố ảnh hưởng

+ CO2 là sản phẩm chủ yếu tạo ra từ quá trình hô hấp của gia súc và phân
hủy các chất hưu cơ trong chất thải
- Tác hại
+ Với nồng độ CO 2 thấp gây ra trầm uất , tức giận, ù tai, có thể ngất,
với nông độ CO 2 cao hơn 10% gây nhức đầu, rối loạn thị giác, mất tri giác, với
nông độ CO2 cao hơn 20% thì mất tri giác, tim đập yếu, cuối cùng là ngừng thở
trước khi tim ngừng đập.
 Ảnh hưởng của bụi
- Trong không khí chuồng nuôi bụi phát sinh từ thức ăn, phân, cơ thể gia súc.
- Tác hại: Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ và độ ẩm không khí ,
sự di chuyển không khí , sự thong thoáng, mật độ nước vật nuôi và tình trạng vệ
sinh nền chuồng.
2.4.3. Ô nhiễm môi trường đất
- Chất thải chăn nuôi chứa lượng lớn chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học ,
chủ yếu là chất dinh dưỡng giầu nito, phốt pho
- Nếu trong đất chứa một lượng lớn nito, phốt pho sẽ gây hiện tượng phú
dưỡng hóa hay lượng nito thừa được chuyển hóa thành nitrat làm cho nồng độ
nitrat trong đất tăng cao, sẽ gây độc cho vi sinh vật đất cũng như cây trồng ,
đồng thời tạo điều kiện cho vi sinh vật ưa nito, phốt pho phát triển, hạn chế
chủng loại vi sinh vật khác, gây mất cân bằng hệ sinh thái đất.
7


PHẦN III
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Môi trường tại một số hộ gia đình chăn nuôi lợn
2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu tại 6 bản thuộc xã Mường Giàng
3. Nội dung nghiên cứu

* Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại xã Mƣờng
Giàng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La
 Thu thập thông tin về các mặt sau:
- Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
+ Địa hình
+ Tài nguyên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Tiềm năng kinh tế
+ Văn hóa xã hội
 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Mường
Giàng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi và
ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra
* Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trƣờng và quản lý, xử lý chất thải ở một
số hộ gia đình chăn nuôi lợn tại xã Mƣờng Giàng
 Điều tra thu thập các thông tin về:
+ Quy mô chăn nuôi lợn.
+ Phương thức chăn nuôi lợn.
+ Chuồng trại chăn nuôi lợn
+ Khoảng cách từ chuồng nuôi đến nhà ở
+ Mùi hôi từ chất thải chăn nuôi ảnh hưởng đến nhà ở
+ Các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi
+ Tình hình sử dụng chất thải chăn nuôi
8


 Đánh giá hiện trạng môi trường và quản lý, xử lý chất thải ở một số hộ
gia đình chăn nuôi lợn tại xã Mường Giàng
* Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn
nuôi lợn hộ gia đình gây ra

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Chọn mẫu nghiên cứu
+ Chọn 6 bản trên địa bàn xã Mường Giàng trong đó có 3 bản chăn nuôi
nhiều nhất xã, 3 bản chăn nuôi trung bình, 3 bản chăn nuôi ít nhất xã
+ Mỗi bản chọn 15 hộ gia đình để nghiên cứu trong đó có 5 hộ chăn nuôi
nhiều nhất bản, 5 hộ chăn nuôi trung bình và 5 hộ chăn nuôi ít nhất bản
- Điều tra, thu thập thông tin
 Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập thông tin trên các tài liệu có sẵn,
qua các cán bộ địa chính xã, cán bộ quản lý ở xã, cán bộ khuyến nông xã….
Thu thập thông tin về các mặt:
+ Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên…
+ Điều kiện kinh tế xã hội: Số lượng bản trong xã, số hộ trong từng bản,
trình độ dân trí, văn hóa, tình hình phát triển kinh tế của xã.
 Thu thập thông tin sơ cấp: Phỏng vấn hộ gia đình chăn nuôi bằng bộ
câu hỏi điều tra
Nội dung phỏng vấn hộ gia đình chăn nuôi chủ yếu tập trung vào:
+ Quy mô chăn nuôi lợn, gia cầm, trâu bò
+ Phương thức chăn nuôi lợn, gia cầm, trâu bò
+ Chuồng trại chăn nuôi
+ Khoảng cách từ chuồng nuôi đến nhà ở
+ Mùi hôi từ chất thải chăn nuôi ảnh hưởng đến nhà ở
+ Các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi
+ Tình hình sử dụng chất thải chăn nuôi
- Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Số liệu thu thập được tiến hành
tổng hợp, phân tích để tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm và đánh giá hiện trạng ô
nhiễm môi trường do chăn nuôi hộ gia đình gây ra. Trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp cần thiết.
9



PHẦN IV: KẾ QUẢ NHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hôi tại xã Mƣờng Giàng huyện Quỳnh
Nhai tỉnh Sơn La
1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
* Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Mường Giàng là xã trung tâm của huyện Quỳnh Nhai, có
diện tích tự nhiên là 5.475 ha. Vị trí địa lý của xã như sau:
+ Phía Bắc giáp xã chiềng n huyện quỳnh nhai tỉnh sơn la.
+ Phía nam giáp xã Phổng Lái huyện Thuận châu tỉnh sơn la.
+ Phía đông giáp xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh nhai tỉnh sơn la.
+ phía tây giáp xã Ta Ma huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên
Với vị trí địa lý như trên xã Mường Giàng có đường quốc lộ 279 , tỉnh lộ 107
chạy qua đây là điều kiện thuận lợi tốt cho việc giao thông , giao dịch trao đổi
hàng hóa, văn hóa xã hội với các huyện, tỉnh thành khác.
a hình.
- Xã Mường giàng có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi, có nhiều
núi cao về phía bắc còn lại là đồi núi thấp xen kẽ núi đá vôi và các thung lúng
sâu. Độ cao trung bình 650m so với mực nước biển.
Về mặt thuận lợi :
+ Với địa hình nói trên những dãy núi đá vôi có điều kiện tốt cho khai
thác các khoáng sản như các mỏ than, đá nhàm phục vụ cho vật liệu xây dựng và
làm đường quốc lộ của huyện, các tuyến đường chạy từ các huyện tỉnh thành
khác tới thuận lợi cho đường giao thông đi lại và giảm bất chi phí làm đường
giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng của huyện.
+ Cùng với các dãy nui và những thung lũng phù xa mầu mỡ chảy từ
những đỉnh nui xuống với những chất phu xa màu mỡ bồi tụ giúp cây cối hoa
mầu phát triển tốt thuận lợi cho việc trồng lúa nương, ngô, khoai, sẵn và phát
10



triển mạnh về nền sản xuất nông nghiệp. Kéo theo đó là nguồn thức ăn cho chăn
nuôi giảm bớt chi phí về thúc ăn công nghiêp cho nông dân trong nghành chăn
nuôi nói chung và nghành chăn nuôi lợn nói riêng.
Về mặt khó khăn :
+ Những dãy núi cao hiểm trở, có nhiều đá rơi, xụt lở vào mùa mưa nguy
hiểm cho việc giao thông qua lại của các tuyến đường, nhà ở, cơ sở hạ từng của
huyện.
Khí hậu.
Xã Mường Giàng nằm trong khí hậu nhiệt đới, thành phần hai mùa r rệt
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa chủ yếu tập trung vào
tháng 6,7,8 và giảm dần ở tháng 9.
+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Các tháng cuối mùa khô là các
tháng khó khăn nhất cho cây trồng vì lượng dự trữ ẩm trong đất đã bị cạn kiệt.
Với khí hậu này thuận lợi tốt cho ngành chăn nuôi và trồng trọt với kiểu khí
hậu ấm vào mùa đông, nát vào mùa hè tạo điều kiện cho vật nuôi sinh xôi và phát
triển hạn chế về các dịch bệnh ảnh hưởng theo mùa khí hậu .
Các nguồn tài nguy n.
- Tài nguyên đất: Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh sơn la
t lệ 1:100.000, trong tổng số 5.475 ha tổng DTTN có 5 loại đất chính sau: đất
nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazic và đất đỏ trên đá xét, đất dốc tụ.
- Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt có con suối Lu và Phiêng xía chảy
qua với lượng nước trung bình, ngoài ra còn có hệ thống ao hồ.
+ Nguồn nước ngầm: Do chưa được khảo sát cụ thể nên chưa thể đánh giá
chính xác nguồn nước ngầm.
- Tài nguyên rừng: Là xã có diện tích đất lâm nghiệp kha lớn so với tổng
diện tích tự nhiên với 3.156,52 ha độ che phủ của rừng đạt 59,65%. Tuy nhiên
11



do tình trạng phá rừng làm nương rẫy trước đây nên tài nguyên rừng của xã
nghèo, chất lượng rừng bị suy giảm hiện nay chủ yếu là rừng phục hồi, rừng
nghèo và rừng tre nứa.
- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn xã hiện chưa có điều tra khảo sát
đánh giá trữ lượng và cùng loại tài nguyên khoáng sản,
- Tài nguyên nhiên văn: Trên điạ bàn xã hiện có 6 dân tộc chính sinh sống
gồm: dân tộc thái, kinh, la ha, kháng, mông, mường, các dân tộc sống trên địa
bàn xã có tinh thần đoàn kết, gắn bó chung sống từ rất lâu đời trong lịch sử.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Tiềm năng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế và chuyển d ch cơ cấu kinh tế về mặt nông lâm
nghiệp, thủy sản :
+ Trong 5 năm qua kinh tế xã hội của xã đã có những chuyển biến đáng
kể , đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nưng lên, cơ sở
hạ tầng từng bước được cải thiện. năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân đặt 19% , thu nhập đầu người đặt 6,5 triệu đồng /người/năm.
+ Nông lâm nghiệp, thủy sản : Từ năm, GDP ngành Nông - Lâm nghiệp ,
thủy sản giảm bình quân 6,2%/năm. T trọng của nghành 75% (năm 2005) giảm
xuống năm 2010 có 44% giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăn liên tục .
+ Trong những năm qua , ngành nông nghiệp có những chuyển biến tích
cực . Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp năm 2010 ước đặt 34,66 t
đồng, trong đó : Chăn nuôi chiếm 36,27% trồng trọt là 62,86% và lâm nhiệp
chiếm 0,87%.
+ Về chăn nuôi: Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân chủ động
tiêm phong cho đàn gia súc, chỉ đạo thú y xã tăng cường kiểm soát riết mổ, buôn
bán các loại gia súc , gia cầm không r nguồn gốc trên địa bàn xã
Với những tiềm năng kinh tế của xã được nêu trên, cho thấy xã Mường
Giàng là xã nằm trung tâm huyện Quỳnh Nhai là đông lực phát triển kinh tế của
huyện , có quốc lộ 279 , tỉnh lộ 107 chạy qua, xã thuộc quy hoạch mở rộng phát
12



triển đô thị của huyện ,... đây là cơ hội tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế phát triển
nhanh chóng, tạo ra bước đột biến về các ngành công nghiệp nói chung và ngành
chăn nuôi nói riêng.
1.2.2. Văn hóa xã hội
+ Về trình độ dân trí đã từng bước nưng cao xóa bỏ nan mù trữ t lệ người
mù chữ chỉ còn tồn lai ở những bản vùng sâu xa của xã và hầu hết là người già
lớn tuổi .
+ Về giáo dục : Hiện tại toàn xã có 7 trường đóng trên địa bàn, cơ sở vật
chất của các nhà trường ngày càng được quan tâm đầu tư và xây dựng khang
trang sạch đẹp , đảm bảo tốt cho môi trường giáo dục , có 70% số lớp học đặt
chuẩn theo quy định của bộ giáo dục .
+ Đào tạo : Các trường, lớp chuyên nghiệp ( trung tâm giáo dục thường
xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú và trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện)
đang từng bước được mở rộng cả về quy mô và hình đào tạo. Từ năm 2000 đến
nay đã có trên 1.800 nười được đào tạo tại các cơ sở được đào tạo của huyện .
+ Về văn hóa Xã Hội: Phong tục truyền thống của các dân tộc trên toàn xã
vẫn tiếp tục được lưu giữ
Về văn hóa xã hội nói trên cho thấy về mặt dân trí ngày càng tiến bộ các
trường lớp đào tạo ngày càng nhiều trong tri thức của tuổi trẻ hiện nay. Nhưng
các khu vực sâu xa của xã nhiều người lớn tuổi là những chủ hộ của các gia đình
trong còn sống theo phương thức lạc hậu, hiểu biết về xã hội còn thấp về mặt ý
thức về môi trường còn kém chất thải của gia súc gia cầm vẫn còn thải thảng ra
môi trường chưa có các biện pháp để sử lý phân

13


2. Hiện trạng môi trƣờng và quản lý, xử lý chất thải ở một số hộ gia đình chăn nuôi lợn tại xã Mƣờng Giàng

2.1. Quy mô chăn nuôi và khoảng cách từ chuồng nuôi lợn đến nhà ở
Thực hiện khảo sát về quy mô chăn nuôi lợn và khoảng cách từ chuồng nuôi lợn đến nhà, kết quả thu được tôi trình
bày trong bảng 1
Bảng 1: Quy mô chăn nuôi và khoảng cách từ chuồng nuôi lợn đến nhà ở
Địa điểm

Co Pát
Chẩu
Quân

Bản Bung

Khiêu B
Pom Bẻ
Xóm 7

Tổng

Đơn
vị

1 - 10 (con)
Thả <10 (m)
rông

11 - 20(m)

11 - 20 (con)
>20 (m)


Thả
rông

<10(m)

11-20 (m)

> 20 (con)
>20 (m)

Thả
rông

< 10 (m)

11-20 (m)

>20 (m)

(hộ)

1

5

3

1

0


0

3

2

0

0

0

0

(%)

6.67

33.33

20

6.67

0

0

20


13.33

0

0

0

0

(hộ)

0

3

1

3

0

0

0

5

0


0

0

3

(%)

0

20.00

6.67

20.00

0

0

0

33.33

0

0

0


20

(hộ)

3

0

4

2

0

0

0

6

0

0

0

0

(%)


20

0

26.67

13.33

0

0

0

40

0

0

0

0

(hộ)

2

0


6

1

0

0

1

5

0

0

0

0

(%)
(hộ)
(%)
(hộ)
(%)
(hộ)
(%)
%


13.33
1
6.67
0
0
7
7.78

0
0
0
0
0
8
8.89

6.67
3
20
6
40
16
17.78

0
0
0
0
0
0

0

0
0
0
0
0
0
0

33.33
2
13.33
2
13.33
22
24.44

0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0

0
0
0

0
1
6.67
1
6.67
2
2.22

0
0
0
0
0
3
3.33

40
6
40
4
26.67
24
26.67
61.12

14


6.67
2
13.33
2
13.33
8
8.89
33.33

5,55


Quy mô chăn nuôi lợn tại Mƣờng Giàng
70

61.12

Phần trăm

60
50
40

33.33

30
20
5.55


10
0
1- 10 con

11 - 20 con

>20 con

Quy mô

Biểu đồ 1: Quy mô chăn nuôi lợn tại xã Mƣờng Giàng
Quy mô chăn nuôi càng nhiều thì lượng chất thải bao gồm chất thải rắn
(phân lợn), chất thải khí và chất thải lỏng (nước thải) càng nhiều, vì vậy quy mô
càng lớn càng gây ô nhiễm môi trường nếu không có các biện pháp xử lý chất
thải phù hợp.
Khoảng cách chuồng trại càng gần nhà ở cộng với quy mô càng lớn thì
càng gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng dân cư.
Qua bảng 1 chúng ta thấy quy mô chăn nuôi lợn tại xã Mường Giảng
Quỳnh chủ yế là quy mô nhỏ lẻ từ 1 đến 10 con/hộ. Theo điều tra tại 6 bản thì có
tới 61.12% là chăn nuôi quy mô nhỏ từ 1 - 10 con/hộ, quy mô chăn nuôi lớn hơn
20 con/hộ chỉ có 5,55%.
Đối với quy mô nhỏ từ 1 đến 10 con/hộ, các hộ nông dân thường xây
chuồng trại gần với nhà ở: Với khoảng cách từ 11 đến 20 mét có 26,67%, với
khoảng cách lớn hơn 20 mét có 17,78%, đặc biệt vẫn còn tới 8.89% chuồng trại
được xây quá gần với nhà ở, chuồng trại chỉ cách nhà ở từ 1 đến 10 mét. Tại
Mường Giàng vẫn còn có những hộ dân nuôi lợn thả rông chiếm 7,78%. Đây là
do nhận thức còn hạn chế của người dân, đa số dân ở đây thuộc dân tộc thiểu số,

15



họ vẫn còn ảnh hưởng của phong tục tập quán chăn nuôi gia súc dưới sàn hoặc
thả rông.
Đối với quy mô từ 11 đến 20 con/hộ, các hộ nông dân đã biết cách xây
dựng chuồng cách xa nhà ở lớn hơn 20 mét để tránh ảnh hưởng từ môi trường
chăn nuôi đến con người. Không có hộ nào xây chuồng cách nhà ở từ 1 đến 10
mét. Tuy nhiên, vẫn còn 8.89% chuồng nuôi được xây dựng gần nhà ở từ 11 đến
20 mét. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ từ các chất thải chăn nuôi đến
con người nếu như không có biện pháp xử lý tốt.
Đối với quy mô lớn hơn 20 con/hộ, các nông hộ đã bố trí chuồng khá xa
với nhà ở, chỉ còn một vài nhà do diện tích đất hạn chế nên không thể bố trí
khoảng cách xa hơn. Tuy nhiên, ở những hộ chăn nuôi này đều biết cách xử lý
chất thải chăn nuôi tốt.
2.2. Phƣơng thức chăn nuôi lợn ở xã Mƣờng Giàng
Phương thức chăn nuôi cũng là một trong nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến
môi trường. Trong đó có 3 phương thức chăn nuôi cơ bản là: Nuôi nhốt, nuôi
bán chăn thả và thả rông hoàn toàn. Với phương thức nuôi nhốt dù là quy mô
nhỏ hay lớn cũng cần phải có biện pháp xử lý phân và chất thải chăn nuôi tốt. Vì
lượng phân và chất thải do lợn thải ra hàng ngày là rất lớn, cùng với khí hậu
nóng ẩm như ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển phân giải
mạnh phân và nước tiểu gây ra nhiều khí độc hại làm ô nhiễm môi trường không
khí. Ngoài ra nếu nước thải chăn nuôi mà thải trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà
không được xử lý thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nước. Vì nước thải cuốn theo
phân chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh như: shigella, salmonella,… gây bệnh dịch
tả diphyllobothrium latum, taenia saginata gây bệnh giun sán, rotavirus gây bệnh
tiêu chảy,…chúng lan truyền bệnh qua nguồn nước mặt, nước ngầm, đất hay rau
củ quả sử dụng nước ô nhiễm vi sinh để tưới tiêu.
Phân và nước tiểu nếu không được xử lý trước khi bón cho cây trồng thì
cũng gây ô nhiễm môi trường đất. Chất thải chăn nuôi chứa lượng lớn chất hữu
cơ dễ phân hủy sinh học , chủ yếu là chất dinh dưỡng giầu nito, phốt pho. Nếu

trong đất chứa một lượng lớn nito, phốt pho sẽ gây hiện tượng phú dưỡng hóa
16


hay lượng nito thừa được chuyển hóa thành nitrat làm cho nồng độ nitrat trong
đất tăng cao, sẽ gây độc cho vi sinh vật đất cũng như cây trồng , đồng thời tạo
điều kiện cho vi sinh vật ưa nito, phốt pho phát triển, hạn chế chủng loại vi sinh
vật khác, gây mất cân bằng hệ sinh thái đất.
Đối với phương thức chăn nuôi bán chăn thả và chăn thả hoàn toàn đều
gây ảnh hưởng rất lớn với môi trường bởi với cả 2 phương thức chăn nuôi này
người chăn nuôi rất không kiểm soát và xử lý được phân và các chất thải khác
và đặc biệt là nguồn bệnh. Đối với nuôi thả khi có dịch bệnh thì dịch sẽ lây
nhanh và rộng ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của vật nuôi và con người.
Qua điều tra về phương thức chăn nuôi lợn tại 6 bản của xã Mường Giàng
tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 2
Bảng 2: Phƣơng thức chăn nuôi lợn tại xã Mƣờng Giàng

Tên Bản
Bản Co Pát (n=15)
Bản Chẩu Quân (n=15)
Bản Bung (n=15)
Bản Khiêu B (n=15)
Bản Pom Bẻ (n=15)
Xóm 7 (n=15)
Tổng

Nuôi nhốt
Hộ
%
12

60
15
100
9
40
12
53,3
14
66,7
15
100
77
85.56

17

Phƣơng thức
Bán chăn thả
Hộ
%
2
33,3
0
0
3
40
1
33,3
0
26,7

0
0
6
6.67

Thả rông
Hộ
%
1
6,7
0
0
3
20,0
2
13,3
1
6,7
0
0
7
7.78


Phƣơng thức chăn nuôi lợn tại Mƣờng Giàng
90

85.56

80


Phần trăm

70
60
50
40
30
20
6.67

7.78

Bán chăn thả

Thả rông

10
0
Nuôi nhốt

Phƣơng thức chăn nuôi

Biểu đồ 2: Phƣơng thức chăn nuôi lợn tại Mƣờng Giàng
Qua bảng 2 chúng ta thấy chăn nuôi lợn tại Mường Giàng chủ yếu là nuôi
nhốt chiếm 85,56%. Một số ít nhà còn chăn nuôi theo phương thức bán chăn thả
và thả rông. Những hộ dân này có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhận thức hạn
chế, họ chỉ nuôi với quy mô nhỏ hơn 10 con để tận dụng nguồn rau củ sẵn có và
thức ăn thừa. Con lợn không được chăm sóc và chất thải cũng không được kiểm
soát và xử lý gây ảnh hưởng đến môi trường.

2.3. Chuồng trại chăn nuôi
Chuồng trại chăn nuôi là nơi để gia súc sinh sống. Nó là nơi để con người
có thể quản lý, chăm sóc và kiểm soát được phân và các chất thải sinh ra.
Chuồng trại chăn nuôi lợn ở xã Mường Giàng được tôi khảo sát và trình bày ở
bảng 3

18


Bảng 3: Tình hình chuồng trại chăn nuôi lợn ở Mƣờng Giàng
Chuồng trại
Chuồng xây có

Đơn giản, sơ

Tên Bản

Chuồng xây

sài
Hộ

biện pháp xử lý
chất thải

Hộ

%

Hộ


%

%

Bản Co Pát (n=15)

10

66.67

4

26.67

1

6.67

Bản Chẩu Quân (n=15)

1

6.67

12

80.00

2


13.33

Bản Bung (n=15)

7

46.67

7

46.67

1

6.67

Bản Khiêu B (n=15)

6

40.00

9

60.00

0

0.00


Bản Pom Bẻ (n=15)

4

26.67

10

66.67

1

6.67

Xóm 7 (n=15)

3

20.00

10

66.67

2

13.33

31


34.44

52

57.78

7

7.78

Tổng

Chuồng trại chăn nuôi lợn tại Mƣờng Giàng
70
57.78

Phần trăm

60
50
40

34.44

30
20
7.78

10

0
Đơn giản

Chuồng trại

Chuồng xây có biện pháp
xử lý chất thải

Kiểu chuồng

Biểu đồ 3: Chuồng trại chăn nuôi lợn tại xã Mƣờng Giàng
Qua tìm hiểu tôi thấy tại xã Mường Giàng nuôi lợn có chuồng xây là đa số
chiếm 57,78%. Mặc dù chuồng trại được xây dựng kiên cố nhưng người dân vẫn
chưa biết cách xử lý phân và chất thải vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa
có thể lợi dụng để làm biogas cung cấp chất đốt cho con người. Ở phần lớn các
19


hộ chăn nuôi còn chưa ý thức được các chất thải chăn nuôi lợn gây ra ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Một số hộ nuôi bán chăn thả, quy mô nhỏ thì xây dựng kiểu chuồng đơn
giản, sơ sài chỉ để lợn về ngủ và ăn thêm vào ban đêm. Chuồng kiểu này được
người dân làm rất đơn giản, chỉ có mái che, không xây tường, xung quanh ghép
gỗ hoạc tre, lứa cho lợn ở bên trong. Một số hộ nuôi nhốt hoàn toàn, quy mô nhỏ
cũng xây kiểu chuồng này. Đây là kiểu chuồng không thể áp dụng các biện pháp
xử ly phân và chất thải chăn nuôi được. Toàn bộ phân và chất thải chăn nuôi
được giữ lại trong chuồng, định kỳ vài tháng thì được người dân lấy đi để bón
cho cây trồng. Đây là kiểu chuồng gây ô nhiễm môi trường lớn nhất. Tuy vậy, ở
Mường Giàng theo điều tra 90 hộ thì t lệ của kiểu chuồng này vẫn còn đến
34,44%.

Kiểu chuồng xây có áp dụng biện pháp xử lý phân và chất thải như bể
Biogas hay các hố chứa phân cũng đã được ứng dụng ở Mường Giàng, tuy nhiên
con số này còn rất ít chỉ chiếm 7,78%. Qua khảo sát, tôi thấy kiểu chuồng xây có
biện pháp xử lý chất thải được áp dụng chủ yếu ở các hộ có quy mô lớn hơn 20
con, nhà ở gần thị trấn có mật độ dân cư đông đúc. Mặc dù đã có biện pháp xử
lý chất thải nhưng vẫn còn chưa triệt để và đúng kỹ thuật nên vẫn gây ảnh hưởng
nhiều đến khu dân cư.
2.4. Ảnh hƣởng của mùi hôi từ chuồng nuôi đến nhà ở
Mùi hôi từ chuồng nuôi lợn là mùi của phân, nước tiểu và các chất thải
chăn nuôi đang được phân hủy. Nó chủ yếu gồm các khí độc hại như: _CO2,
H2S, SO2, NH3, ... Ảnh hưởng của mùi hôi chuồng nuôi đến sức khỏe con người
phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi và khoảng cách từ chuồng nuôi đến nhà ở. Kết
quả điều tra tôi thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4 cho thấy với quy mô nhỏ từ 1 đến 10 con, mùi hôi từ chuồng nuôi
ảnh hưởng đến tất cả các nhà có khoảng cách gần chuồng từ 1 đến 10 mét. Ở tất
cả các nhà này đều ngửi thấy mùi thối phát ra từ chuồng nuôi lợn, mức độ thối
có khác nhau ở các nhà có số lượng lợn nuôi khác nhau và mức độ dọn vệ sinh
chuồng của từng nhà, hướng gió và thức ăn nuôi lợn cũng ảnh hưởng đến mức
20


độ mùi này. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng cũng giảm đi khi mà chuồng nuôi
được xây xa hơn so với nhà ở. Với độ xa từ 11 mét đến 20 mét thì có 95,65%
nhà bị ảnh hưởng, chứng tỏ ở độ xa này cũng đã có nhà không bị ảnh hưởng.
Với độ xa lớn hơn 20 mét thì có 75% số nhà bị ảnh hưởng. Như vậy, đã có 25%
số nhà không bị ảnh hưởng. Vì vậy, để mùi từ chuồng nuôi không gây ảnh
hưởng đến nhà ở thì cần phải bố trí khoảng cách chuồng trại, số lượng vật nuôi,
hướng gió phù hợp.
Cũng tương tự như vậy, ở các hộ có quy mô từ 11 đến 20 con với khoảng
cách từ 11 đến 20 mét thì gây ảnh hưởng đến 87,5%, còn với khoảng cách lớn

hơn 20 và chuồng được xây kiên cố thì chỉ có 68,18% số hộ bị ảnh hưởng. Ở
quy mô này không có hộ gia đình nào xây dựng chuồng trại cách nhà nhỏ hơn
10 mét. Điều này cho thấy người dân cũng đã có những hiểu biết ít nhiều về
khoảng cách cho phép khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi trong khu dân cư.
Ở quy mô lớn hơn 20 con, mặc dù người chăn nuôi đã xây dựng chuồng
trại kiên cố và có áp dụng biện pháp xử lý chất thải nhưng 100% số hộ nuôi đều
bị ảnh hưởng ở độ gần của chuồng là từ 11 đến 20 mét. Với khoảng cách xa hơn
20 mét cũng vẫn còn gây ảnh hưởng đến 66,67%. Qua khảo sát tôi thấy, các hộ
chăn nuôi ở đây tuy có xây dựng bể biogas, có nhà xây bể chứa phân nhưng mật
độ nuôi quá dày, lượng phân và chất thải nhiều mà việc vệ sinh lại không đảm
bảo, phân và nước tiểu tồn động trong chuồng lâu, bị vi khuẩn phân giải tạo nên
chất khí độc hại. Ngoài ra, người dân còn dùng ngay phân tươi để bón phân và
cho cá ăn. Điều này, cũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, đặc biệt là khi có
dịch bệnh.

21


Ảnh hƣởng của mùi chuồng nuôi đến nhà ở
90

87.27

Phần trăm

85
80
80
73.33


75
70
65
Ảnh hưởng
(1-10 con)

Ảnh hưởng
(11-20 con)

Ảnh hưởng
(>20 con)

Mức độ ảnh hƣởng trung bình đối với từng quy mô

Biểu đồ 4: Ảnh hƣởng của mùi hôi chuồng nuôi lợn tại Mƣờng Giàng

22


Bảng 4: Ảnh hƣởng của mùi chuồng nuôi đến nhà ở
Địa điểm

Đơn vị
< 10 (m)

1 - 10 (con)
11 - 20(m) >20 (m)

<10(m)


11 - 20 (con)
11 - 20 (m) >20 (m)

< 10 (m)

> 20 (con)
11 - 20 (m)

>20 (m)

Tổng hộ (hộ)

5

3

2

0

3

2

0

0

0


5
100
3
3
100

3
100
1
1
100

1
50
3
2
66.67

0
-

3
100
0
-

1
50
5
3

60

-

Chẩu Quân

Hộ ảnh hưởng(hộ)
(%)
Tổng hộ (hộ)
Hộ ảnh hưởng(hộ)
(%)

-

0
-

3
2
66.67

Bản Bung

Tổng hộ (hộ)
Hộ ảnh hưởng(hộ)
(%)

0
-


5
5
100

4
2
50

0
-

0
-

6
3
50

0
-

0
-

0
-

Tổng hộ (hộ)

0


6

3

0

1

5

0

0

0

Hộ ảnh hưởng(hộ)
(%)

-

5
83.33

2
66.67

-


1
100

4
80

-

-

-

Tổng hộ (hộ)

0

4

6

0

2

2

0

1


0

Hộ ảnh hưởng(hộ)
(%)

-

4
100

5
83.33

-

2
100

2
100

-

1
100

-

Tổng hộ (hộ)


0

4

6

0

2

2

0

1

0

Hộ ảnh hưởng(hộ)
(%)

-

4
100

5
83.33

-


1
50

2
100

-

1
100

-

Tổng hộ (hộ)

8

23

24

0

8

22

0


2

3

Hộ ảnh hưởng(hộ)
(%)
%

8
100

22
95.65
87.27

18
75

-

7
87.5
73.33

15
68.18

-

2

100
80

2
66.67

Co Pát

Khiêu B

Pom Bẻ

Xóm 7

Tổng
TB

23


2.5. Các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi
Chăn nuôi lợn sinh ra một số lượng chất thải rất lớn, nhất là với quy mô lớn và gần khu dân cư nếu không được xử lý sẽ
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người. Để thấy r nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tôi tiến
hành điều tra thực trạng xử lý chất thải ở 60 hộ chăn nuôi lợn tại Mường Giàng, kết quả thu được tôi trình bày ở bảng 5
Bảng 5: Xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại Mƣờng Giàng
Địa điểm

Đơn
vị


Biogas
<10 (con) 11- 20(con)

>20(con) <10(con)

Hố ủ phân
11-20(con) >20(con)

Không có biện pháp xử lý
<10(con) 11 -20 (con) >20(con)

Chẩu Quân

Hộ
%
Hộ
%

0
0
0
0

0
0
0
0

0
0

1
6.67

1
6.667
2
13.33

3
20.00
0
0

1
6.67
1
6.67

8
53.33
9
60.00

2
13.33
2
13.33

0
0

0
0

Bản Bung

Hộ
%

0
0

1
6.67

0
0

3
20

4
26.67

0
0

5
33.33

2

13.33

0
0

Khiêu B

Hộ
%

0
0

0
0

0
0

1
6.67

0
0

0
0

10
66.67


4
26.67

0
0

Pom Bẻ

Hộ
%

0
0

0
0

1
6.67

2
13.33

2
13.33

0
0


5
33.33

5
33.33

0
0

Xóm 7

Hộ
%

1
6.67

0
0

1
6.67

2
13.33

2
13.33

0

0

6
40.00

3
20.00

0
0

Hộ
%

1
1.11

1
1.11
5.56

3
3.33

11
12.22

11
12.22
26.67


2
2.22

43
47.78

18
20
67.78

0
0

Co Pát

Tổng

24


×