Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Tính tự quản của làng việt nam truyền thống đồng bằng sông hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.12 KB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ VÂN

TÍNH TỰ QUẢN CỦA LÀNG VIỆT NAM
TRUYỀN THỐNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ VÂN

TÍNH TỰ QUẢN CỦA LÀNG VIỆT NAM
TRUYỀN THỐNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: : 60 22 03 08

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS TS Ngô Thị Phƣợng


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tính tự quản của làng Việt Nam truyền
thồng đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay”là
công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS Ngô Thị
Phƣợng. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm nếu lời cam đoan trên không trung thực.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn, bên cạnh những nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng
dẫn và các thầy cô giáo trong khoa Triết học. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến tất cả các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng
cảm ơn cô giáo –PGS TS. Ngô Thị Phượng đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa
học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô cùng toàn thể
bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Vân



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 6
6. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 6
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 7
8. Kết cấu........................................................................................................... 7
Chƣơng 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ LÀNG VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG
VÀ TÍNH TỰ QUẢN CỦA LÀNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ...................... 8
1.1. Khái quát về làng Việt Nam truyền thống ................................................. 8
1.2. Tính tự quản và cơ sở hình thành tính tự quản của làng đồng bằng sông
Hồng ................................................................................................................ 23
1.3. Đánh giá chung về tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng ............ 50
Chƣơng 2: TÍNH TỰ QUẢN CỦA LÀNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG HIỆN NAY: BIỂU HIỆN
CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP .............................................................................. 56
2.1. Kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay .................................................. 56
2.2. Biểu hiện cơ bản tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng trong điều
kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay ...................................................................... 68
2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của
tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
hiện nay ........................................................................................................... 99
KẾT LUẬN ................................................................................................... 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 117



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CNTB

Chủ nghĩa tƣ bản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

HĐND

Hội đồng nhân dân

TBCN

Tƣ bản chủ nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng Việt Bắc Bộ là nơi bao đời nay cƣ dân Việt cƣ trú, lao động, sản
xuất, tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần đồng thời là nơi cố kết
quan hệ dòng tộc, láng giềng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng luôn là
pháo đài kiên cố để chống giặc ngoại xâm cùng mọi yếu tố ngoại lai để bảo vệ
sự bình yên cho đất nƣớc. Làng và văn hóa làng chính là chỗ dựa vững chắc
cho cả dân tộc. Văn hóa làng là hệ thống những giá trị hình thành từ lâu đời
trong toàn bộ các hoạt động sản xuất vật chất và sinh hoạt văn hóa tinh thần.
Nó đã tạo ra những đặc trƣng riêng trong tính cách của con ngƣời Việt Nam.
Thế giới đầy màu sắc của văn hóa làng đƣợc quy ƣớc thành lệ làng, đúc kết
trong hƣơng ƣớc và bộc lộ một cách phong phú qua mọi sinh hoạt vật chất và
tinh thần. Tất cả chắt lọc lại, tạo nên bản sắc văn hóa làng, mà trong đó tính
cộng đồng và tính tự quản của làng là những giá trị nổi bật nhất.
Tính tự quản hình thành ngay từ khi làng xuất hiện. Nó tạo nên tính bền
vững của làng Việt Nam truyền thống, Nhờ vậy mà dù có trải qua 1000 năm
Bắc thuộc và gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp nhƣng dân tộc Việt Nam
vẫn giữ vững đƣợc chủ quyền, làm thất bại mọi âm mƣu đồng hóa của các thế
lực bên ngoài. Văn hóa Việt Nam vẫn đƣợc lƣu truyền và gìn giữ, khẳng định
mình trƣớc sóng gió lịch sử. Tất cả là nhờ vào làng và văn hóa làng với sức
sống mãnh liệt của nó. Ngày nay, văn hóa làng nói chung và tính tự quản của
làng nói riêng vẫn tiếp tục khẳng định giá trị của mình và có những đóng góp
to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn theo hƣớng hiện đại.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nông thôn nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều
thành tựu to lớn, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều có những biến chuyển
tích cực. Kinh tế thị trƣờng đã đem đến sự tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao,
đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, vị thế của Việt Nam không ngừng đƣợc
1



nâng cao trên trƣờng quốc tế. Ở một đất nƣớc với trên 70% dân cƣ sinh sống
ở nông thôn nhƣ nƣớc ta thì công cuộc đổi mới kinh tế với những thành tựu
của nó đƣợc thể hiện rõ tại các làng xã. Trong những năm qua, cùng với sự
đổi mới chung của đất nƣớc, nông nghiệp và nông thôn nƣớc ta đã đạt đƣợc
những thành tựu quan trọng, bộ mặt nông thôn đã có những biến đổi sâu sắc
theo chiều hƣớng tích cực. Trong quá trình đó, thực hiện chủ trƣơng của Đảng
về phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp
với các địa phƣơng tiến hành xây dựng thí điểm một số mô hình nông thôn
mới ở quy mô xã, thôn, ấp, bản trên phạm vi cả nƣớc. Nhờ đó, nông thôn Việt
Nam ngày càng đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Những kết quả đạt đƣợc
một phần nhờ vào ý thức của ngƣời nông dân trong đó tính tự quản đóng vai
trò quan trọng.
Tuy nhiên, kinh tế thị trƣờng với mặt trái của nó đang có nguy cơ phá
vỡ những giá trị văn hóa truyền thống. Lũy tre làng không còn là vành đai cát
cứ nhƣng tính cục bộ, địa phƣơng chủ nghĩa, “phép vua thua lệ làng”, tệ
cƣờng hào ở nông thôn lại trỗi dậy. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo
trộn các mối quan hệ trong làng và giữa các làng, làm nảy sinh hàng loạt vấn
đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo văn hóa, an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội. Tệ nạn xã hội đang có cơ hội và điều kiện chuyển dịch về
nông thôn. Một số tục lệ có xu hƣớng quay lại với tập tục rƣờm rà, tốn kém
xen lẫn cả mê tín dị đoan… Chính vì vậy, việc giữ gìn, phát huy và xây dựng
những giá trị văn hóa của làng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm phát huy
những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực do kinh tế thị trƣờng mang
lại. Trong những giá trị văn hóa đó, đặc biệt chú trọng đến tính tự quản bởi nó
là động lực trực tiếp để xây dựng làng xã nói riêng và đất nƣớc nói chung.
Trải qua quá trình phát triển cùng với sự phát triển của đất nƣớc, tính tự quản
của làng cũng có những biến đổi và những biểu hiện khác nhau. Vấn đề đặt ra


2


là cần có những giải pháp để phát huy tối ƣu mặt tích cực và khắc phục những
hạn chế của nó.
Đồng bằng sông Hồng là một trong những trọng điểm kinh tế và biểu
trƣng cho nền kinh tế trồng lúa nƣớc của Việt Nam. Văn hóa vùng đồng bằng
sông Hồng là đặc thù của văn hóa Việt Nam. Dƣới tác động của kinh tế thị
trƣờng, tính tự quản của làng có nhiều biến đổi theo hai chiều hƣớng tích cực
và tiêu cực. Những biến đổi đó tác động không nhỏ tới xây dựng nông thôn
mới hiện nay. Do vậy, tôi chọn vấn đề: “Tính tự quản của làng Việt Nam
truyền thống đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài luận văn, đã có nhiều công trình đƣợc công bố.
Các công trình đó đƣợc phân chia theo các nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, về làng xã, có một số công trình tiêu biểu:
- Nguyễn Thừa Hỷ: Sự phát triển và cấu trúc đẳng cấp trong các làng
xã cổ truyền Việt Nam, trong: Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 2, Nxb
Khoa học xã hội, H.1978. Trong công trình này, tác giả đã tái hiện lại lịch sử
nông thôn nƣớc ta, phân tích rõ cơ cấu tổ chức ở một số làng truyền thống ở
Việt Nam.
- Phan Đại Doãn: Mấy vấn đề về làng xã, Tạp chí Dân tộc học, số
2/1991. Tác giả đã nêu bật đƣợc những nét đặc trƣng cơ bản của làng Việt
Nam, trong đó tính cộng đồng và tính tự quản là hai đặc trƣng, chi phối mọi
sinh hoạt của làng xã.
- Phan Đại Doãn: Nhà nƣớc và xã hội- từ thực tế nông thôn Việt Nam
ngày nay, Tạp chí Xã hội học, số 3/1995. Bài viết này của tác giả đã giúp
ngƣời đọc hình dung đƣợc mối quan hệ không thể tách rời giữa nhà nƣớc và
xã hội nông thôn. Nhà nƣớc đƣợc duy trì là nhờ vào xã hội nông thôn, ngƣợc

lại, xã hội nông thôn muốn ổn định phải nhờ sự quản lý của Nhà nƣớc.
3


- Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang: Các giá trị truyền thống và con người
Việt Nam hiện nay, đề tài KX 07-02,H.1996. Trong đề tài, tác giả đã khái quát
những nếp sống, thói quen, giá trị đạo đức mang tính truyền thống của con
ngƣời Việt Nam hình thành từ lâu đời và mối quan hệ của nó với xã hội hiện
nay, sự duy trì, biến đổi và những giá trị mới đang hình thành.
- Nguyễn Quang Ngọc: Làng- thôn trong hệ thống thiết chế chính trịxã hội nông thôn, trong: Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay- Một số
vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, H.1996. Tác giả đã xét làng với
tƣ cách là một đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống thiết chế chính trị- xã hội ở
nông thôn, việc quản lý làng có ảnh hƣởng quan trọng trong quản lý xã hội
nói chung. Tác giả đã phân thích thực trạng xã hội nông thôn đồng thời đƣa ra
những giải pháp cụ thể đối với những vấn đề cấp bách ở nông thôn nƣớc ta.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Con đường làng xã Việt
Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001. Công trình đã khái quát hóa
tiến trình hình thành làng xã từ buổi đầu xuất hiện cho đến ngày nay. Trong
quá trình phát triển có những yếu tố đƣợc duy trì nhƣng có những yếu tố đƣợc
biến đổi cho phù hợp với xã hội hiện đại.
Thứ hai, về kinh tế thị trường, có một số công trình tiêu biểu sau:
- Phan Thanh Khôi- Lƣơng Xuân Hiến: Một số vấn đề về kinh tế- xã hội
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng,
Nxb Lý luận chính trị, 2006. Công trình đã nêu rõ thực trạng kinh tế- xã hội
của vùng đồng bằng sông Hồng khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng,
những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết cho vùng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
- Phạm Thị Khanh: Phát triển thị trường nông thôn góp phần đẩy
nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng,
Nxb Chính trị quốc gia, 2007. Tác giả đã trình bày thực trạng của thị trƣờng

nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, nguyên nhân của những thành tựu và
4


khó khăn trong quá trình đáp ứng vốn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn đồng bằng sông Hồng và đƣa ra bốn giải pháp chủ yếu để phát triển
thị trƣờng nông thôn.
- Phạm Ngọc Quang: Vai trò của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng
sản, số 798, 2009.
- Nguyễn Xuân Cƣờng, Nguyễn Ngọc Bảo: Hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
2015. Tác giả đã trình bày nội dung các văn kiện của Đảng về hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tình hình 5 năm thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X.
Mục tiêu, yêu cầu, chủ trƣơng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có các bài viết, bài báo trên
các tạp chí liên quan đến vấn đề kinh tế thị trƣờng. Các công trình trên đã
khái quát những đặc điểm của kinh tế thị trƣờng và những nét đặc trƣng tiêu
biểu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta
Nhƣ vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng và
kinh tế thị trƣờng dƣới các góc độ khác nhau: lịch sử, kinh tế- xã hội, tổ chức
quản lý… Những công trình đó giúp cho tác giả hiểu rõ thêm những vấn đề có
liên quan đến làng xã và kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, chƣa có công trình độc
lập nào nghiên cứu về: “Tính tự quản của làng Việt Nam truyền thống đồng
bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn:
Luận văn phân tích những biểu hiện cơ bản tính tự quản của làng đồng

bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, trên cơ sở đó đề ra những
giải pháp cơ bản nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực
trong tính tự quản của làng ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.
5


- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Trình bày quan niệm và đặc trƣng của làng Việt Nam truyền thống,
trình bày khái niệm tự quản và cơ sở hình thành tính tự quản của làng đồng
bằng sông Hồng, chỉ ra ƣu điểm và hạn chế của tính tự quản của làng đồng
bằng sông Hồng.
+ Trình bày khái quát về kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam.
+ Phân tích những biểu hiện tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng
trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế
mặt tiêu cực trong tính tự quản của làng ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng
- Phạm vi nghiên cứu: Tình tự quản của làng ở một số tỉnh thuộc đồng
bằng sông Hồng
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận
chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về kinh tế thị trƣờng và làng Việt Nam. Đồng thời, luận văn
cũng kế thừa những thành quả của những công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài luận văn.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận chung
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp
phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, phƣơng pháp thống kê.
6. Đóng góp mới của đề tài

Luận văn làm rõ những biểu hiện tính tự quản của làng đồng bằng sông
Hồng, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế
mặt tiêu cực trong tính tự quản của làng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
hiện nay.
6


7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn làm rõ thêm những biểu hiện cơ bản tính tự
quản của làng đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu những vấn đề liên quan tới làng xã Việt Nam và kinh tế thị trƣờng.
8. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chƣơng, 6 tiết.

7


Chƣơng 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ LÀNG VIỆT NAM
TRUYỀN THỐNG VÀ TÍNH TỰ QUẢN CỦA LÀNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG
1.1 Khái quát về làng Việt Nam truyền thống
1.1.1 Quan niệm về làng Việt Nam truyền thống
Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, “làng xã có vị trí hết sức
đặc biệt: “Làng là đơn vị cơ bản hình thành quốc gia dân tộc. Nƣớc (quốc gia)
chỉ là tổng số, là kết quả của sự liên kết các làng, xã, là “liên làng”, “siêu
làng”. Làng có vai trò gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc. Làng là
nhân tố giữ vai trò quyết định trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân
tộc, “còn làng thì còn nƣớc” [49; tr. 7]. Làng là khái niệm chỉ đơn vị tụ cƣ của

ngƣời Việt Nam từ buổi đầu dựng nƣớc. Nghiên cứu về ngƣời Việt Nam
không thể tách rời việc nghiên cứu về làng ở Việt Nam. Cho đến nay, khái
niệm làng đƣợc bàn đến ở nhiều góc độ khác nhau.
Theo PGS. TS Nguyễn Đăng Dung: “… làng xã phải là nơi đồng quê
nhiều gia đình ở quy tụ thành khu đƣợc gọi là xóm, các xóm phân biệt nhau
bằng các lũy tre xanh. Trên đƣờng đi vào thƣờng có các cổng xây hoặc tre,
đến đêm tối có thể đóng lại đƣợc, để phòng ngừa trộm cƣớp. Hai ba, bốn hoặc
có khi là năm, sáu xóm họp thành một thôn gọi là làng” [ 49; tr.151]. Khái
niệm này đã cho ta cái nhìn bao quát và tổng thể về làng. Tác giả đã đi từ đơn
vị nhỏ nhất là gia đình rồi đến xóm, tập hợp các xóm tạo thành làng. Thông
qua khái niệm, tác giả cũng chỉ ra tên gọi tƣơng đồng với làng là thôn. Tùy
theo mỗi vùng miền, địa phƣơng mà làng có những cách gọi khác nhau.
Giáo sƣ Từ Chi thì định nghĩa về làng mang tính tổng quát: Làng xã là
một đơn vị tụ cƣ, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngƣỡng và sinh hoạt cộng đồng.
Giáo sƣ đã xem xét làng ở nhiều góc độ khác nhau. Khái niệm này cho thấy
sự đa dạng của đơn vị làng. Làng không chỉ đơn thuần đƣợc xem xét dƣới một
lĩnh vực mà ở tổng thể nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau.
8


Giáo sƣ Phan Đại Doãn cho rằng: “Làng là một điểm dân cƣ, một hình
thức công xã nông thôn, có cơ sở hạ tầng cùng cơ cấu tổ chức xã hội riêng, lệ
tục riêng… rất chặt chẽ và hoàn chỉnh” [49; tr. 38 ]. Định nghĩa này có những
nét tƣơng đồng với Giáo sƣ Bùi Xuân Đính khi cho rằng: làng là đơn vị tụ cƣ
truyền thống của ngƣời nông dân Việt, có địa vực riêng, có cơ sở hạ tầng cùng
cơ cấu tổ chức riêng, tục lệ riêng…nhƣng chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất. Cả hai
định nghĩa này đều nói lên sự khác biệt, đặc trƣng riêng của làng với những
đơn vị xã hội khác tạo nên tính khu biệt đặc thù.
Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn: “Làng là một đơn vị cộng cƣ có một
vùng đất chung của cƣ dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông

nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ
chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình- tông tộc gia trƣởng, đảm
bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng đƣợc hình
thành, đƣợc tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ.
Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt, mặt khác, xét về cấu trúc, làng là cấu
trúc động, không có bất biến. Sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của
đất nƣớc qua tác động của những mối liên hệ làng và siêu làng” [85; tr.130].
Khái niệm này bao trùm mọi yếu tố của làng và xét đến cả nguồn gốc hình
thành của nó.
Nhƣ vậy, làng là một sản phẩm của quá trình định cư và cộng cư của
người Việt. Làng từ một cộng đồng tụ cư trở thành một đơn vị kinh tế- xã hội
hoàn chỉnh, một đơn vị kinh tế tự cung, tự cấp của người nông dân. Làng là
một đơn vị hành chính cơ sở của tổ chức nhà nước, một không gian sinh hoạt
văn hóa độc lập của người Việt Nam. Đồng thời làng là một thiết chế xã hội,
trong đó các thành viên liên kết với nhau dựa trên quan hệ huyết thống hoặc
địa vực cư trú nhất định và có quan hệ lợi ích chung với nhau. Làng có cơ sở
kinh tế, có thiết chế tổ chức tương đối độc lập, có nền văn hóa riêng tạo thành

9


bản sắc riêng của làng. Nhƣ vậy, làng là sự tổng hòa của các yếu tố kinh tếchính trị- văn hóa- xã hội, tạo thành sự thống nhất trong tổ chức làng.
Làng đƣợc hình thành vào đầu thời kỳ dựng nƣớc, là sản phẩm của nền
nông nghiệp lúa nƣớc ở Việt Nam. Ban đầu, làng ra đời là do sự chuyển hóa
của các công xã thị tộc, cùng với sự cộng cƣ, khai thác đất đai tại một khu vực
của những gia đình nông dân, dựa trên quan hệ láng giềng. Bƣớc vào thiên
niên kỉ thứ II TCN, làng xuất hiện ở những miền đất đai của bộ lạc Văn Lang.
Đến thiên niên kỉ I TCN làng đƣợc thành lập trong cả nƣớc, lối sống ở hang
nguyên thủy đã căn bản lùi hẳn về phía sau. Tiến ra đồng bằng rộng lớn, bộ
phận dân cƣ quan trọng thời Hùng Vƣơng sinh tụ quây quần thành từng cụm,

tạo thành làng. Các làng mọc lên, nối nhau và lan rộng. Con ngƣời đã bắt đầu
khai phá các đồng bằng phì nhiêu rộng lớn ở các khu vực châu thổ hạ lƣu các
con sông. Nhiều cánh đồng tƣơi tốt dần thay thế cho những bụi rậm hoang
vắng, cƣ dân ngày càng đông hơn và tạo thành xã hội rộng lớn hơn. Đấy là
những đỉnh gò đồi, chân núi và doi đất vừa cao ráo vừa tiện phòng ngự. Từ đó
có thể xuống ruộng, lên nƣơng, vào rừng, ra sông để cấy hái, săn bắt và đánh
cá. Nguồn nƣớc cũng ở gần, tạo môi trƣờng thuận lợi để ngƣời dân sinh sống.
Dòng sông lớn và những nhánh sông đã trở thành đầu mối của việc đi lại, vận
chuyển và giao tiếp.
Khi dân cƣ ngày càng đông, làng đƣợc thành lập nhiều hơn. Dân trong
làng đông đúc thì đƣợc nhà nƣớc cho phép tách ra thành lập làng mới theo lệ
tách làng, hoặc đứng ra xin phép nhà nƣớc cho tách làng thành làng mới.
Nhiều làng đƣợc thành lập do dân di cƣ. Ngoài ra, phần lớn số làng thành lập
về sau là do công cuộc di dân tự động, hoặc có tổ chức của nhà nƣớc nhƣ
chính sách khai hoang, lập đồn điền, điền trang thái ấp, chính sách khẩn
hoang lập dinh điền. Cũng có một số làng ra đời do chủ trƣơng lập ấp trại của
chính quyền đô hộ thời Bắc thuộc.

10


Do điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử và đặc điểm của quá trình hình
thành, làng ở miền Bắc và miền Trung thƣờng có xu hƣớng co cụm, mang
tính phòng thủ cao, còn làng ở miền Nam thƣờng trải dài theo hai bờ kênh
rạch, sự giao lƣu trao đổi kinh tế có phần năng động, văn hóa thoáng mở hơn,
và ảnh hƣởng của Nho giáo cũng nhạt hơn so với các làng xã miền Bắc.
Sự ra đời của làng Việt Nam là một tất yếu, nhằm đối phó với môi
trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội. Xuất phát từ một nền nông nghiệp lúa
nƣớc với tính thời vụ cao nên ngƣời nông dân thƣờng có xu hƣớng sống quây
quần lại nhằm giúp đỡ nhau trong sản xuất và chống chọi với thiên nhiên. Đặc

biệt, công tác trị thủy đòi hỏi phải có sức mạnh tổng hợp nên mọi ngƣời đã
gắn kết, hợp tác với nhau, cùng lao động và chung sống trong những địa vực
nhất định. Bên cạnh đó, sự liên kết của ngƣời dân để tạo thành làng còn xuất
phát từ nhu cầu đối phó với trộm cƣớp, những thế lực thù địch. Cá nhân nào
tách khỏi làng sẽ phải đƣơng đầu với vô vàn rủi ro và nguy hiểm. Làng tạo
thành khuôn khổ xã hội cơ bản cho dân chúng ở nông thôn.
Nhƣ vậy, làng là một tổ chức quần cƣ tự nhiên của những ngƣời dân
Việt, là nơi những ngƣời dân Việt sống và đoàn kết với nhau chống thiên tai,
địch họa, để lao động, sản xuất và tổ chức đời sống văn hóa vật chất và tinh
thần. Làng là nơi thỏa mãn hầu hết những nhu cầu cơ bản của mỗi ngƣời dân.
Làng có giới hạn lãnh thổ và môi trƣờng văn hóa- tín ngƣỡng xác định. Làng
Việt Nam truyền thống đƣợc bao bọc bởi lũy tre xanh, đây là biểu tƣợng cho
tính chất “kín” hay tính “tự trị” của làng Việt. Giáo sƣ Trần Ngọc Thêm cho
rằng rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ thành lũy kiên cố bất khả
xâm phạm đốt không cháy, trèo không đƣợc, đào đƣờng hầm thì vƣớng rễ
không qua. Lũy tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm Việt
Nam khác hẳn ấp lí Trung Hoa, có thành quách đắp bằng đất bao bọc. Bởi
vậy lũy tre có thể coi là bức tƣờng rào kiên cố để ngăn cách làng với thế giới
bên ngoài.
11


Ở mỗi thôn xóm Việt Nam, cùng với lũy tre xanh là cổng làng. Đây là
chiếc cầu nối giữa làng với bên ngoài. Mỗi làng không chỉ có một cổng mà
đôi khi còn có nhiều cổng, nhƣ cổng tiền, cổng hậu hay cổng chính, cổng phụ
để thuận tiện cho việc đi làm đồng. Có thể coi đó là biểu tƣợng cho tính chất
“hở” của làng.
Nhƣ vậy, làng Việt Nam truyền thống là một tổ chức “nửa kín”, “nửa
hở”, vừa “tĩnh”, vừa “động”.
1.1.2 Đặc trưng của làng Việt Nam truyền thống

Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp, khép kín
Nền kinh tế trong các làng Việt Nam truyền thống là nền kinh tế trọng
nông, phân tán và sản xuất tự cung, tự cấp. “Mảnh đất cỏn con, ngƣời nông
dân và gia đình anh ta; cạnh đó lại một mảnh đất cỏn con khác, một nông dân
khác và một gia đình khác. Một nhóm những đơn vị ấy tập hợp thành một
làng, một nhóm làng tập hợp thành một tỉnh” [63, tr.264]. Mỗi làng Việt Nam
dƣờng nhƣ là một “bầu trời riêng” về kinh tế. Sự trao đổi liên làng, liên xã,
liên vùng diễn ra yếu ớt và không liên tục. Mỗi gia đình trong làng thƣờng sản
xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhƣng mỗi sản phẩm chỉ có một ít, trƣớc hết
phục vụ cho nhu cầu trong gia đình: một lƣợng thóc gạo, hoa màu đủ ăn một
cách tiết kiệm trong năm, một ít rau dƣa, cây quả đủ để hái dùng cho các bữa
ăn hàng ngày, một con bò hay con trâu để cày bừa, một vài con lợn, một đàn
gà vịt đủ để dùng trong các ngày lễ, tết, cƣới hỏi, tang ma, giỗ chạp…Tất cả
nhằm mục đích tự cung tự cấp, chỉ có một phần nhỏ dƣ thừa để trao đổi, bán
ra để mua một số vật dụng cần thiết mà trình độ “công nghệ” của gia đình
không thể sản xuất đƣợc nhƣ dao kéo, cày bừa, cuốc thuổng… Nền kinh tế tự
cung tự cấp kéo dài hàng nghìn năm đã kìm hãm sự giao lƣu kinh tế giữa các
vùng, củng cố thêm tính độc lập khép kín giữa các làng. Nhà nghiên cứu
Huỳnh Khái Vinh đã nhận xét: “Hoạt động sống của con ngƣời nhƣ thế nào
thì họ là nhƣ thế ấy. Do đó, họ là nhƣ thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất
12


của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng nhƣ với cách họ sản xuất. Do đó,
những cá nhân là nhƣ thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất
của sự sản xuất của họ” [94, tr.30]. Chính nền kinh tế tự cung tự cấp đó đã
làm tăng sự cố kết cộng đồng làng, vì thế giao thƣơng, trao đổi liên làng
không có điều kiện để xảy ra.
Hầu nhƣ ở các làng đều có các hoạt động sản xuất tƣơng tự giống nhau,
bao gồm các hoạt động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ và

khai thác sản vật tự nhiên để tự sản xuất những sản phẩm cho nhu cầu tiêu
dùng cơ bản nhất của dân cƣ trong làng. Trong cấu trúc kinh tế ấy, sản xuất
nông nghiệp là hoạt động căn bản nhất và luôn đƣợc xem là “nghề gốc” của đa
số các hộ dân cƣ. Hoạt động nông nghiệp bao trùm và chi phối đến tất cả các
hoạt động kinh tế khác. Sản xuất lúa gạo và lƣơng thực là phƣơng thức sản xuất
và sinh sống vừa có ý nghĩa sinh tồn vừa có ý nghĩa truyền thống của hầu hết
các làng xã trong suốt chiều dài lịch sử. Tƣ tƣởng “dĩ nông vi bản” đã trở thành
ý thức hệ phổ biến, hầu nhƣ bất di bất dịch, kể cả đối với tầng lớp quan lại
phong kiến, cũng nhƣ đối với ngƣời nông dân và các tầng lớp dân cƣ khác.
Bên cạnh các làng thuần nông là cơ bản, thì trong nền kinh tế xã hội
truyền thống, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp cũng
xuất hiện từ rất sớm, gắn liền với hoạt động nông nghiệp và hỗ trợ, bổ sung
cho nông nghiệp. Ở khu vực đồng bằng sông Hồng xuất hiện rất nhiều những
làng nghề nhƣ các làng chuyên về làm giấy, dệt vải, đúc đồng, làm gốm, đan
lát… Việc trao đổi, giao lƣu buôn bán đƣợc thực hiện tại các chợ làng.
Nhìn chung, nền kinh tế ở các làng Việt Nam truyền thống là nền sản
xuất nhỏ, lạc hậu, khả năng tích lũy thấp. Hoạt động sản xuất của dân cƣ chủ
yếu dựa vào tập quán, kinh nghiệm và thói quen. Do trình độ sản xuất lạc hậu
nên phần lớn các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cƣ lệ thuộc rất
nhiều vào các yếu tố và điều kiện tự nhiên. Bên cạnh đó, các làng xã cũng
luôn phải tìm cách cải tạo các yếu tố tự nhiên, thích ứng và đối phó với những
13


tác động bất lợi của tự nhiên (gió bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh…) để bảo vệ
sản xuất và cuộc sống. Do đó, mọi thành viên trong làng đều gắn bó với nhau,
tạo thành một khối đoàn kết, bền vững. Ngƣợc lại, làng cũng trở thành thực
thể đại diện cho dân cƣ thực hiện các nghĩa vụ kinh tế đối với Nhà nƣớc (nhƣ
thu nộp thuế, huy động nhân công đắp đê chống lũ lụt…).
Mỗi làng đều có tài sản, công quỹ và các khoản thu đóng góp cho các

hoạt động chung của làng. Tài sản đó chủ yếu là ruộng đất. Ngoài ruộng đất
công thuộc sở hữu của nhà nƣớc do làng quản lý, làng còn có một loại ruộng
khác thuộc toàn quyền sở hữu của làng. Đó là bản xã công điền công thổ. Ở
miền Bắc trƣớc đây, hầu nhƣ làng nào cũng có loại ruộng này (trừ làng làm
nghề đánh cá), với số lƣợng không nhiều từ vài mẫu đến vài ba chục mẫu.
Nguồn gốc của bản xã công điền công thổ có thể là ruộng của vua ban cho
làng khi sắc phong Thành Hoàng để làng dùng vào việc tế lễ; có thể làng tự ý
trích một phần ruộng công của nhà nƣớc, những ruộng đó lâu dần trở thành
ruộng của làng; có thể là ruộng tƣ nhân cúng cho làng để đƣợc làng khói
hƣơng sau khi chết (ruộng hậu); có thể do dân làng góp tiền mua, hoặc làng
lấy tiền bán chức sắc để mua…Ngoài ra, trong làng thƣờng có một bộ phận
đất đai không ghi trong sổ điền bạ nhƣ đất bến, bãi, đất chợ, ao, đầm, khe,
suối, gò đồi…Số ruộng đất này thƣờng cho thuê hoặc bán đấu giá lấy tiền
dùng vào việc chung. Sự tồn tại của một bộ phận ruộng đất công do làng quản
lý và những ruộng đất thuộc sở hữu của làng cho phép làng bằng cách này hay
cách khác tạo ra một nguồn quỹ làng, không những để hỗ trợ cho những ngƣời
dân làng nộp sƣu thuế mà còn là nguồn tài chính để tổ chức và hỗ trợ các sinh hoạt
cộng đồng trong làng.
Thứ hai, đời sống văn hóa tinh thần mang đậm dấu ấn của nền văn hóa
gốc nông nghiệp
Làng Việt Nam có một đời sống văn hóa vô cùng đa dạng và đặc sắc.
Do nhận thức cũng nhƣ sự phát triển thấp kém của trình độ sản xuất đã làm
14


cho ngƣời Việt cổ phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên, điều này góp phần hình
thành nên tính chất đa thần trong tín ngƣỡng, tôn giáo. Tín ngƣỡng phổ biến
nhất trong văn hóa làng là thờ “đất” và “nước”. Cƣ dân nông thôn Việt Nam
sống nhờ vào đất và nƣớc. Đó cũng là đặc trƣng của cƣ dân sản xuất nông
nghiệp. Đất và nƣớc đƣợc thờ dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ thổ thần,

thành hoàng, thủy thần…Bên cạnh hình thức thờ đất, nƣớc, làng Việt còn thờ
các hiện tƣợng tự nhiên liên quan đến sản xuất nông nghiệp nhƣ mây, mƣa,
sấm, chớp. Vì vậy mà có tín ngƣỡng “Tứ pháp” : Pháp vân, pháp lôi, pháp
điện, pháp vũ. Theo quan niệm của dân gian, đây là các vị thần có liên quan
trực tiếp và quyết định đến năng suất mùa màng. Việc thờ cúng là mong cho
mƣa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Nó thể hiện sự hòa hợp với thiên
nhiên của con ngƣời Việt Nam.
Mỗi làng đều thờ một thần riêng và có ý nghĩa riêng đối với làng. Các
thần là ngƣời bảo trợ, giúp đỡ cho dân làng lúc khó khăn. Ngƣời dân luôn
luôn kính trọng các vị thần cũng nhƣ nơi thờ tự của các thần. Tín ngƣỡng cao
nhất của làng là thờ Thành hoàng làng trong đình làng. Mỗi làng Việt từ đồng
bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long hầu nhƣ đều có đình thờ
Thành hoàng làng, có thể là một hoặc nhiều vị thần. Các vị là thiên thần hay
nhân thần cũng đều là thần có công đem lại độc lập cho dân tộc, an ninh cho
thôn xóm, mùa màng bội thu, là ngƣời khai cơ lập ấp xây dựng đất nƣớc Việt
nam, tuyệt đại là những vị “bảo quốc hộ dân”. Dọc theo chiều dài của đất
nƣớc, đến với bất cứ làng Việt nào, dù ở đâu ta cũng bắt gặp đình, chùa, miếu,
mạo. Đó là biểu tƣợng của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam mà ít nơi nào
trên thế giới có đƣợc.
Do tính chất của nền văn hóa nông nghiệp nên trong mối quan hệ xã
hội, tín ngƣỡng và lối sống đều thể hiện mục đích hƣớng tới sự phồn thực: tồn
tại hệ thống các nữ thần gọi là các bà, các Mẫu, tục thờ mẫu trở thành một tín
ngƣỡng Việt Nam điển hình.
15


Trong gia đình ngoài thờ cúng tổ tiên, còn có tục thờ thần thổ Công,
một dạng mẹ đất, là vị thần trông coi gia cƣ, ngăn chặn tà thần, định đoạt
phúc họa cho cả gia đình, với quan niệm “đất có Thổ công, sông có hà bá”.
Gắn liền với các tín ngƣỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ Thổ

công…, làng Việt Nam còn có nhiều phong tục, là những thói quen ăn sâu
vào đời sống xã hội từ rất lâu đời, đƣợc đa số mọi ngƣời thừa nhận và làm
theo: phong tục hôn nhân, phong tục ma chay, lễ hội, lễ tết… Phong tục hôn
nhân gắn liền tính cộng đồng làng xã. Hôn nhân truyền thống gắn liền tính
cộng đồng làng xã. Hôn nhân truyền thống không đơn thuần là việc hai ngƣời
lấy nhau mà là việc của hai bên cha mẹ, của hai họ dựng vợ gả chồng cho con
cái. Việc hôn nhân của hai ngƣời nhƣng lại kéo việc xác lập quan hệ qua lại
giữa hai họ tộc, đó không phải là việc lựa chọn cá nhân mà là việc lựa chọn
của gia đình, dòng họ xem có tƣơng xứng hay không, môn đăng hộ đối hay
không “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”.
Trong làng còn có các hình thức phƣờng hội. Hội tƣ Văn gồm những
ngƣời có chức tƣớc khoa danh. Hội Văn phả gồm những ngƣời nho học mà
không có phẩm hàm khoa mục gì. Hội Võ phả gồm các quan võ. Hội Đồng
môn gồm tất cả các học trò của một thầy. Hội Hiếu để giúp nhau trong cuộc
tang ma. Hội Hỷ để mừng nhau trong cuộc khánh hỷ. Mỗi năm một vài lần
hoặc có việc gì quan trọng các thành viên trong hội này đều gặp gỡ họp mặt
sinh hoạt văn hóa cùng nhau hoặc cùng bàn bạc công việc của hội.
Một sinh hoạt văn hóa quan trọng của làng là lễ hội hay hội làng. Hội
làng là sinh hoạt tôn giáo, nghệ thuật, thể thao, truyền thông của cộng đồng
làng; là nét đặc sắc trong văn hóa làng Việt. Xuất phát từ ƣớc mong và nhu
cầu của cuộc sống, sự tồn tại và phát triển, điều bình yên cho từng cá nhân và
gia đình, sự vững mạnh của dòng họ, kết quả bội thu của mùa màng… mà
tinh thần của hội làng đƣợc duy trì và mở rộng. Sinh hoạt hội làng là những
mỹ tục khơi dậy và nuôi dƣỡng cái thiện, cái mỹ nhƣ đề cao gia đình, cộng
16


đồng, kỷ cƣơng xã hội, đoàn kết, bình đẳng, cởi mở, yêu thƣơng nhau. Mỗi
làng đều có những lễ hội riêng của mình, các lễ hội của làng Việt Nam truyền
thống tập trung vào hai mùa: mùa thu và mùa xuân, khi công việc đồng áng

rảnh nhất. Các lễ hội văn hóa, tôn giáo, lế hội kỷ niệm anh hùng, lễ hội nghề
nghiệp… là điều kiện để dân trong làng tham gia sinh hoạt chung. Các lễ hội
thƣờng diễn ra ở đình làng, chùa làng nên nó có giá trị cộng cảm cao.
Những sinh hoạt văn hóa của làng xã đã góp phần tạo nên bản sắc văn
hóa Việt Nam giúp dân tộc ta đứng vững trƣớc sự đô hộ, thống trị của bọn
thực dân phƣơng Bắc và phƣơng Tây.
Thứ ba, quản lý xã hội nông thôn thể hiện tính tự trị, tự quản cao
Mỗi làng đều có một bộ máy quản lý có tính tự quản, với những thiết
chế và luật lệ nhất định. Ban quản trị làng Việt truyền thống có Hội đồng kỳ
mục, lý trƣởng và tiên chỉ, thứ chỉ. Nó chi phối đến mọi công việc của làng và
hầu hết các hoạt động của thành viên trong làng. Để thực hiện quyền tự quản
của mình, bộ máy quản lý của làng không ngừng đặt ra các thiết chế, luật lệ,
phép tắc riêng và áp đặt các thiết chế, luật lệ ấy vào đời sống làng, xã. Từ thế
kỷ XIII, XIV trở đi, nhiều thiết chế, luật lệ của các làng đã đƣợc văn bản hóa
thành những hƣơng ƣớc, khoán ƣớc và thực sự trở thành công cụ của bộ máy
quản lý của các làng, xã ở nông thôn. Tính tự trị khẳng định sự độc lập của
làng, làm cho mỗi làng nhƣ một vƣơng quốc khép kín- đặc trƣng cho âm tính,
hƣớng nội. Các chủ trƣơng và những công việc chung của làng thƣờng đƣợc
bàn bạc và giải quyết nội bộ ít khi cần đến sự can thiệp của cấp trên. Làng
cũng tổ chức những lực lƣợng dân phòng tự quản để duy trì công việc an ninh
trật tự. Kinh tế ở những làng thuần nông cũng là một nền kinh tế bán tự túc.
Mối liên hệ với bên ngoài thƣờng ít ỏi và ở cự ly gần. Phần lớn các hoạt động
kinh tế thực hiện ở quy mô làng, các hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra chủ
yếu ở chợ làng. Trong làng, ngƣời ta sống theo những phong tục tập quán cổ

17


truyền (lệ làng) mang tính mềm dẻo, là đối trọng của phép nƣớc (mang tính
cứng rắn). Lệ làng là một yếu tố quan trọng đặc biệt khẳng định tính tự quản

của làng Việt Nam. Mọi sinh hoạt của ngƣời dân trong làng đều tuân theo lệ
làng và hƣơng ƣớc. Lệ làng là những quy định bất thành văn do một làng đặt
ra để điều chỉnh các quan hệ của các thành viên trong làng, cùng với cách ứng
xử với các quan chức nhà nƣớc cấp trên. Lệ làng quy định nhiều vấn đề từ nội
vụ của làng đến sinh hoạt của các dân cƣ trong làng. Ngoài ra, trong làng còn
có các lệ làng khác rất đa dạng nhƣ các lệ của họ tộc, của xóm ngõ, của
phƣờng hội. Điều đó làm tăng sự ràng buộc và sự lệ thuộc của ngƣời dân
nông thôn vào các thiết chế của cộng đồng làng, xã. Hƣơng ƣớc là những điều
quy định đƣợc ghi trong văn bản, đƣợc sự phê chuẩn của nhà nƣớc cấp trên.
Hƣơng ƣớc gồm các điều ƣớc về nhiều mặt của đời sống làng xã: sản xuất
nông nghiệp, bảo vệ môi trƣờng, cơ cấu tổ chức, quan hệ xã hội, bảo vệ an
ninh, thờ cúng, khuyến học, đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nƣớc, giữ gìn, bảo tồn
văn hóa dân tộc, những quy ƣớc đã đƣợc tuân thủ qua nhiều thế hệ để trở
thành thông lệ phƣơng hƣớng, luật tục của từng cộng động cƣ dân ở nông
thôn. Hƣơng ƣớc đã tạo sự ràng buộc, áp đặt và cả sự cƣỡng chế của cộng
đồng đối với con ngƣời trong làng. Nhờ đó hƣơng ƣớc còn làm đƣợc một
nhiệm vụ quan trọng khác là sợi dây bền chặt để nối liền các tổ chức xã hội
trong làng. Hƣơng ƣớc đã trở thành " Bản hiến pháp" của làng khi nó tạo ra
sự ràng buộc, áp đặt và cƣỡng chế của cộng đồng làng xã đối với mỗi cá nhân,
làm cho cá nhân và tổ chức phải vận hành thống nhất. Hƣơng ƣớc dựa trên
truyền thống để rồi trở thành truyền thống, đó là bài học quản lý làng xã bằng
hƣơng ƣớc. Truyền thống tốt đẹp này đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị mà
những nhà quản lý, cấp chính quyền cơ sở cần rút kinh nghiệm trong công tác
quản lý chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng văn hóa nông
thôn mới.
18


Thứ tư, đoàn kết cộng đồng là đặc trưng nổi trội trong quan hệ xã hội
Làng Việt Nam truyền thống đƣợc tổ chức rất chặt chẽ, không phải theo

một mà nhiều cách, nhiều nguyên tắc khác nhau, tạo nên những loại hình và
cách tập hợp ngƣời khác nhau nhƣng lại hòa đồng trong phạm vi làng. Về cơ
bản, cơ cấu làng Việt (cổ truyền và hiện đại) đƣợc biểu hiện dƣới những hình
thức tổ chức sau đây: tổ chức theo địa vực (khu đất cƣ trú); tổ chức theo huyết
thống (gia đình), dòng họ; tổ chức làng theo nghề nghiệp, theo sở thích và lòng
tự nguyện; tổ chức làng theo lớp tuổi; tổ chức làng theo cơ cấu hành chính.
Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, quan hệ giữa những ngƣời trong
làng, trên cùng một địa vực lại càng đƣợc xiết chặt thêm qua hai nhu cầu đã
trở thành bức thiết ngay từ buổi đầu: đắp đê để bảo vệ đất cƣ trú cũng nhƣ đất
trồng trọt khỏi những cơn lũ lụt của các dòng sông và xây dựng những công
trình thủy lợi. Chính sự tƣơng hỗ, liên kết này tạo nên tính cộng đồng của
làng xã đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và làng xã Việt Nam nói chung. Làng
phân thành nhiều xóm, xóm phân thành nhiều ngõ, mỗi ngõ gồm một hay
nhiều nhà… thành những khối dài dọc đƣờng cái, bờ sông, chân đê, những
khối chặt kiểu ô bàn cờ, theo hình vành khăn từ chân đồi lên lƣng chừng đồi
và phân bố lẻ tẻ, tản mát, xen kẽ với ruộng đồng… Mỗi làng, xóm, ngõ có
cuộc sống tƣơng đối riêng.
Ngoài các gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân, dòng họ có vị trí và vai trò
quan trọng trong làng Việt, là chỗ dựa vật chất, và chủ yếu là tinh thần cho
gia đình; có tác dụng trong định canh và xây dựng làng mới, nhƣ là trung tâm
của sự cộng cảm trong các gia đình đồng huyết… Có làng gồm nhiều dòng
họ, có làng chỉ một dòng họ và khi ấy làng và dòng họ (gia tộc) đồng nhất với
nhau. Điều đáng lƣu ý là mức độ liên kết huyết thống trong phạm vi làng Việt
là hết sức rạch ròi, chi li với những tên gọi cụ thể (cố - cụ - ông - cha - bản
thân - con - cháu - chắt - chút…). Trong mỗi làng cũng có nhiều Phe, Hội
(hiếu hỷ, mua bán, luyện võ, tập chèo, đấu vật…), các Phƣờng nghề (mộc, nề,
sơn, thêu…).
19



×