Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống đậu xanh đx11 trồng vụ đông xuân tại bản sàng mường lầm sông mã sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.96 KB, 33 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
và quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Nông lâm - trường Cao đẳng Sơn La
và các cán bộ làm việc tại UBND xã Mường Lầm.
Em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô
giáo trong suốt 3 năm học tại trường Cao đẳng Sơn La và sự giúp đỡ hết sức
nhiệt tình của các bác, các cô chú, người dân tại Bản Sàng – Mường Lầm – Sông
Mã trong suốt thời gian em thực tập tốt nghiệp cũng như nghiên cứu hoàn tất đề
tài.
Đặc biệt em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô
giáo hướng dẫn Quàng Thị Vân Thảo – Người đã tận tình hướng dẫn em hoàn
thành báo cáo tốt nghiệp này.
Với sự cố gắng cao nhất và trong khả năng cho phép em đã hoàn thành
đề tài nghiên cứu của báo cáo. Song với trình độ còn nhiều hạn chế báo cáo
này không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các quý thầy, cô để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Mường Lầm, ngày … tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Cầm Pha Truẩn

1


PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta trong những năm gần đây nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến, nhờ sự chuyển hướng kinh tế thị trường sản xuất nông nghiệp đã
thu được những thành tựu đáng kể. Cụ thể từ một nước thiếu lương thực nay đã
vươn lên đứng thứ hai về xuất khẩu gạo sau Thái Lan. Lương thực là một vấn đề


cơ bản của người dân Việt Nam đã được giải quyết từ đó người nông dân có điều
kiện chủ động sản xuất những ngành, những cây có giá trị kinh tế cao, trong đó
có cây họ đậu nói chung và cây đậu xanh nói riêng. Cây đậu xanh là một trong
những mũi nhọn chiến lược kinh tế trong việc bố trí sản xuất và khai thác lợi thế
của vùng khí hậu nhiệu đới.
Đậu xanh hay đỗ xanh là cây đậu có danh pháp hai phần Vigna radiata là
cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao chiếm vị trí quan trong trong
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa và phá triển nông nghiệp bền vững.
Từ xa xưa cây đậu xanh đã được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
và ở hầu hết các tỉnh của Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì cây đậu xanh là cây trồng
có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ khả năng cải tạo đất, làm tăng độ phì của
đất và là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể người và động vật
nuôi.
Cây đậu xanh có khả năng cải tạo đất nhờ việc cố định nitơ tự do thông
qua hoạt động của vi khuẩn Rhizaumjaponicum cộng sinh với rễ đậu xanh và tồn
tại ở các nốt sần. Các nhà nghiên cứu đã xác định sau mỗi vụ trồng, cây đậu xanh
cố định và bổ sung vào đất từ 60 đến 80kg N/ha tương đương 300 – 400 kg đạm
sunfat. Các nốt sần sống cộng sinh với cây họ đậu lao động cần mẫn để tổng hợp
đạm khí trời làm giàu đạm cho đất. Chính vì vậy mà người ta gọi cây đậu xanh
là cây công nghiệp ngắn ngày có thể trồng nhiều vụ trong năm, phát triển trên
nhiều loại đất có tác dụng cải tạo nuôi dưỡng đất tốt, có thể trồng xen canh gối
vụ. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu đa dạng hóa cây
trồng ở nước ta hiện nay, đặc biệt là trong chiến lược thâm canh tăng vụ.
2


Hơn thế nữa hạt đậu xanh là sản phẩm chính của cây đậu xanh có giá trị về
mặt thương mại từ hạt đậu xanh có thể chế biến thành 600 loại thực phẩm thơm
ngon khác nhau. Hạt đậu xanh có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng

như protein (40- 50%), lipit (12 – 24%), hydratcacbon và các chất khoáng, trong
đó protein và lipit là 2 thành phần quan trọng nhất. Protein đậu xanh có giá trị
không những về hàm lượng lớn mà còng có đầy đủ và cân đối các loại axit amin
cần thiết, đặc biệt là giàu lizim và triphan, đây là 2 loại axit amin không thể thay
thế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể trẻ em và gia súc.
Đậu xanh vị ngọt, hơi thanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt
mát gan, giải được trăm thứ độc, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm
sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, hết đi tả, thích
hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt,
viêm tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ.
Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu xanh
và chế phẩm của nó huyết áp của họ sẽ thấp. Trong đậu xanh còn có thành phần
hạ huyết mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động
mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc.
Trong đời sống hàng ngày, đậu xanh được dùng làm rất nhiều món như nấu
canh, chè, làm bánh, xay thành bột làm miến, rang vàng tán bột làm thực phẩm
ngũ cốc dinh dưỡng. Lá đậu xanh được tận dụng làm dưa nhưng không phổ biến.
Vỏ đậu xanh có tính nóng, giúp giảm bớt mờ mắt, vì vậy nhiều người thường nấu
cả vỏ, không bỏ đi.
Do những nguồn lợi to lớn do đậu xanh mang lại và để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về sản phẩm đậu xanh của nước ta cũng như góp phần vào ngành
sản xuất chính, giải quyết vấn đề protêin cho con người và xuất khẩu để đổi lấy
vật tư cho nông nghiệp và cải tạo đất. Chúng ta cần phải quan tâm phát triển đậu
xanh về cả ba hướng là năng suất diện tích trồng, nhanh chóng nghiên cứu và
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất đậu đỗ nhằm tạo ra những
giống tốt năng suất cao phù hợp với thời vụ gieo trồng trong năm của từng vùng
3


sinh thái khác nhau, xây dựng biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất thích

hợp nhằm khắc phục các yếu tố không thuận lợi của khí hậu nhiệt đới cũng như
điều kiện hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Trong sản xuất nông nghiệp, vai trò của cây đậu xanh trong hệ thống nông
nghiệp ở vùng nhiệt đới ngày càng được khẳng định, có thể trồng như cây trồng
chính ở vùng đất cao hạn, trồng lúa thì cao, trồng ngô thì úng mà năng suất thấp,
cũng như ở các vùng đất đồi thấp ít dốc có mưa đều quanh năm, đậu xanh của thể
trồng từ 1 – 2 vụ trong năm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm đậu xanh ở nước ta thì
phải quan tâm đến việc chọn tạo giống tốt, cho năng suất cao, phẩm chất tốt và
phù hợp với điều kiện sinh thái mỗi vùng khác nhau, nhanh chóng nghiên cứu và
tìm ra một số giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác góp phần nâng cao năng
suất đậu tương là việc làm cần thiết đối với sản xuất đậu xanh ở Việt Nam nói
chung và tỉnh Sơn La nói riêng.
Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự nhất trí của khoa Nông lâm – trường
Cao đẳng Sơn La, em đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát
triển của giống đậu xanh ĐX 11 trồng vụ Đông xuân tại Bản Sàng – Mường
Lầm – Sông Mã– tỉnh Sơn La”
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của
giống đậu xanh ĐX 11 trồng vụ Đông xuân tại Bản Sàng – Mường Lầm – Sông
Mã– tỉnh Sơn La
1.2.2. Yêu cầu
Xác định ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của
giống đậu xanh ĐX 11 trồng vụ Đông xuân tại Bản Sàng – Mường Lầm – Sông
Mã– tỉnh Sơn La.
1.3.

Ý nghĩa của đề tài


1.3.1 Ý nghĩa khoa học (cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu)
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của
4


giống đậu xanh ĐX 11 trồng vụ Đông xuân tại Bản Sàng – Mường Lầm – Sông
Mã – tỉnh Sơn La
Đóng góp thêm phần cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình thâm canh
đậu xanh mới có năng suất cao hơn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu
khoa học về cây đậu xanh phục vụ cho công tác nghiên cứu khác.
1.3.1 Ý nghĩa thực tiễn (cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu)
Phát triển và đánh giá sự ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây đậu xanh.Từ đó đưa ra việc mở rộng diện tích đậu
xanh, sản xuất tập trung theo hướng hàng hoá, nâng cao giá trị thu nhập trên một
đơn vị diện tích đất canh tác. Đồng thời góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền
vững trong toàn tỉnh.
1.4.

Giới hạn của đề tài

Đề tài chỉ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát
triển của giống đậu xanh ĐX 11 trồng vụ Đông xuân tại Bản Sàng – Mường Lầm
– Sông Mã– tỉnh Sơn La

5


PHẦN II

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.

Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu

Hình 2.1. Cây đậu xanh ĐX 11
Trên thế giới đậu xanh được trồng nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Philippin,
Myanma,

Bangladesh,

Srilanca

với năng

suất

từ

18



20

tạ/ha.

Ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau nên từ trước tới nay đậu xanh được
trồng chưa nhiều, chủ yếu là xen canh, luân canh tăng vụ. Chỉ trong thời gian gần
đây đậu xanh mới được quan tâm phát triển. Chương trình chọn tạo giống đậu

xanh ở nước ta hiện nay là hướng tới mục tiêu tạo giống đậu xanh có tiềm năng
năng suất cao và ổn định, sinh trưởng mạnh, thời gian sinh trưởng ngắn, chín tập
trung, chất lượng hạt cao, có khả năng chống chịu hạn, úng, sâu bệnh tốt và chịu
thâm canh.[5]
Trong công tác chọn giống cây trồng nói chung và chọn giống đậu xanh
nói riêng các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp đột biến thực nghiệm hoặc
6


lai giống để tạo nguồn biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn lọc. Một trong
các kỹ thuật được quan tâm ứng dụng vào chọn giống đậu xanh là sử dụng công
nghệ tế bào thực vật và xây dựng hệ thống tái sinh phục vụ chuyển gen nhằm cải
tiến, nâng cao khả năng chống chịu của cây đậu xanh .[9]


Kết luận về giống đậu xanh ĐX11

Từ năm 2003 đến nay, Tập thể cán bộ nghiên cứu khoa học của Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã chọn lọc thành công giống đậu xanh
mới ĐX11. Giống đậu xanh ĐX11 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép
sản xuất thử từ tháng 6 năm 2008.
Giống đậu xanh ĐX11 có các đặc điểm chính như sau: Thời gian sinh
trưởng từ 70-75 ngày; chiều cao cây 50-65 cm, dạng lá hình tam giác, vỏ quả
màu nâu đen, vỏ hạt dạng mỡ có màu xanh nhạt. ĐX11 có khả năng chống chịu
sâu bệnh và chống đổ tốt. ĐX11 có số quả trung bình đạt từ 11,6-18,5 quả/cây;
số hạt/quả từ 11,1-12,2; khối lượng 1.000 hạt biến động từ 63,0-72,4 g. Năng
suất thực thu của ĐX11 cao hơn so với giống V123 (là giống đang được trồng
đại trà) là 15,6% và đạt từ 15,67-17,51 tạ/ha. ĐX11 là giống có tính ổn định khá
qua các mùa vụ và qua các năm. ĐX11 có hàm lượng dinh dưỡng cao: hàm
lượng lipid 2,2 (%CK), hàm lượng protein 26,3 (%CK).

Hướng sử dụng: ĐX11 thích ứng rộng trong vụ hè sau lạc xuân, ngô xuân
và đậu tương xuân. Nền phân bón thích hợp cho ĐX11 là (8 tấn phân chuồng +
400kg vôi bột + 60N : 90P 2O5 : 60K2O) cho 1 ha. Mật độ trồng thích hợp trong
vụ xuân là 20cây/m2, trong vụ hè là 15 cây/m2.
2.2.

Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới

- Cây đậu xanh (Mungbean, Green bean) có tên khoa học Vignaradiata
(L) là cây đậu đỗ quan trọng đứng hàng thứ ba sau đậu nành và đậu phụng (2 loại
cây công nghiệp ngắn ngày). Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á ,
phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng khá quen thuộc
ở Châu Á và rất phổ biến ở nước ta. [5]
Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi
với các vùng có điều kiện khắc nghiệt. Khu vực Đông và Nam Châu Á, cây đậu
xanh được trồng nhiều ở các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri
7


Lanka, Nepal Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Miến Điện, Inđônexia; hiện nay
đã được phát triển tại một số quốc gia ở vùng ôn đới, ở Châu Úc, lục địa Châu
Mỹ. [6]
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả Châu Á(AVRDC) đã có tập đoàn
giống đậu xanh lớn nhất thế giới với hơn 5000 mẫu giống, trong đó có giống cho
năng

suất

18-25


tạ/ha

và thâm canh có

thể đạt gần 40 tạ/ha.

Mặt khác, giá trị sinh học của đậu xanh rất quan trọng, phân đạm mà cơ thể cây
đậu xanh hấp thụ và giữ lại được là 40,66% nên có tác dụng rất tốt trong cải tạo,
bồi dưỡng đất vì sau khi trồng đậu xanh đất được tơi xốp và tăng được một lượng
đạm khoảng 30-70 kg/ha (Hutman, 1962).[10]
Tuy nhiên, năng suất của cây đậu xanh rất thấp, khoảng 6 - 8 tạ/ha vì chưa
được đầu tư đúng mức nên gần đây nhiều nước đã chọn được giống cho năng
suất bình quân 10 - 12 tạ/ha với các ưu điểm là hạt to, màu đẹp, thời gian sinh
trưởng ngắn, chín tập trung, chống chịu một số sâu bệnh hại chính.
Ngày nay, các nhà chọn giống đang nghiên cứu tạo ra giống đậu xanh có thể cải
thiện năng suất và tính kháng bệnh. Ấn Độ có 22 trung tâm khắp cả nước nghiên
cứu về cây đậu xanh. Thái Lan cũng có nhiều trung tâm và các viện trường tham
gia nghiên cứu về cây đậu xanh [7]
2.3.

Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới trong những năm
gần đây (2007 – 2011)
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)


Sản lƣợng ( tấn)

2007

72.099.239

21,866

157.796.394

2008

74.381.252

21,697

161.385.002

2009

76.077.867

23,201

176.508.259

2010

79.167.520


22,734

179.979.440

2011

83.613.559

22,667

187.523.638

( Nguồn: Thống kê của FAOSTAT Database năm 2004 ) [11]
Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy: Diện tích, sản lượng đậu xanh trên thế
giới trong năm năm từ 2007 đến 2011 có chiều hướng tăng lên. Năm 2007 diện
tích trồng đậu xanh trên thế giới là 72.099.239 ha tăng dần qua các năm, cao nhất
vào năm 2011 đạt 83.613.559 ha. Năng suất bình quân biến động trong 5 năm từ
8


21,886 tạ/ha đến 22,667 tạ/ha. Sản lượng cũng không ngừng tăng cao từ
157.796.394 tấn (2007) đến 187.523.638 tấn (2011).
2.4.

Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam

Đậu xanh (Vigna radiata (L.)Wilczek) là cây trồng có vị trí quan trọng trong
nền nông nghiệp của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đậu xanh không những
là nguồn thực phẩm giàu đạm, đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của con người,
vật nuôi mà còn có tác dụng cải tạo và bồi, dưỡng đất do rễ cây đậu xanh có các

nốt sần chứa vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh. Các giống đậu xanh ở nước
ta hiện rất phong phú và đa dạng, có nguồn gốc từ nhiều địa, phương trong cả
nước và nhập về từ các trung tâm đậu đỗ trên thế giới. Trên cơ sở nguồn gen đa,
dạng của cây đậu xanh ở nước ta mà việc nghiên cứu chọn giống đậu xanh chủ
yếu dựa vào kết quả đánh giá năng suất và sản lượng trên đồng ruộng, đánh giá
chất lượng hạt trên phương diện, hoá sinh, để tuyển chọn những giống đậu xanh
thích hợp theo mục đích mà ít đi sâu phân, tích tính đa dạng của loại cây trồng
này. Tính đa dạng của các giống đậu xanh không chỉ thể hiện, ở các tính trạng
hình thái, nông học và năng suất, mà còn thể hiện trong cấu trúc của các đại
phân, tử protein và ADN; biểu hiện ở đặc tính sinh lý, hóa sinh và sự phản ứng
của kiểu gen trước điều, kiện ngoại cảnh. Từ những biểu hiện đa dạng về kiểu
gen và kiểu hình có thể xác định được mối, quan hệ họ hàng trên cơ sở xác định
hệ số giống và khác nhau giữa các nguồn gen nghiên cứu. Chính vì vậy nghiên
cứu sự đa dạng sinh học của các giống đậu xanh sẽ góp phần tuyển chọn, giống
đậu xanh ưu việt giới thiệu cho sản xuất hoặc làm nguyên liệu cho lai giống. [7]
Với Việt Nam, đậu xanh đã được trồng lâu đời, khắp nơi trong cả nước,
nhưng bị xem là cây trồng phụ tận dụng đất đai, lao động nên năng suất rất khiêm
tốn.
Đậu xanh chiếm diện tích khoảng 40 nghìn ha, năng suất trung bình 6 - 7
tạ/ha. Các nhà tuyển chọn giống đậu xanh đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận với nhiều giống mới như: ĐX - 044, ĐX - 06, ĐX – 92 - 1, V87 - 13, HL89
- E3, V91 - 15…là những giống ngắn ngày, chín tập trung cho năng suất khi
thâm canh đạt 15 - 17 tạ/ha. Tiềm năng năng suất đậu xanh của chúng ta khá lạc
quan. Tuy nhiên vì là cây chống đói, lấp vụ, xen canh nên ít được đầu tư đúng
9


mức, vì vậy cần thiết phải xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp để
trong tương lai gần Việt Nam sẽ đứng đầu về kinh nghiệm canh tác đậu xanh. [7]
Như vậy có thể xem đậu xanh là cây trồng dân dã nhưng giá trị kinh tế cao

vì là nguồn thực phẩm có nhiều dinh dưỡng, đa dạng trong đời sống, thích hợp
với tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài hạt, lá non và ngọn của cây đậu
xanh có thể làm rau, muối dưa; thân lá xanh làm thức ăn chăn nuôi.
Từ năm 1983, diện tích, năng suất và sản lượng tăng nhưng chậm và không liên
tục. Năng suất đậu xanh thời kỳ 1981 - 1985 là 5,5 tạ/ha, 1986 - 1991 là 5,9
tạ/ha. Năm 1999 là năm có năng suất cao nhất: 8,2 tạ/ha nhờ sự chuyển đổi giống
mới. Năng suất đậu xanh ở các tỉnh phía Nam thường cao hơn các tỉnh phía Bắc,
một số vùng ở An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang đã đạt gần 20 tạ/ha trong vụ
Đông Xuân vì có nhiều điều kiện thích hợp cho canh tác đậu xanh [1]
Từ đó rút ra những yếu tố làm hạn chế năng suất đậu xanh là:
Giống sử dụng là các giống cũ của địa phương không được chọn lọc.
Đậu xanh thường được trồng trên đất xấu không thể trồng cây lương thực
vì thiếu nước, đất tranh thủ, trồng xen, gối với các loại cây trồng khác nên không
có điều kiện thâm canh.
Quan niệm là cây trồng phụ nên được mùa là tốt nếu không cũng ít quan
tâm bằng cây trồng chính vì thế tất cả các khâu chọn giống, chăm sóc xới xáo,
tưới nước, bảo vệ thực vật không đúng phương pháp khoa học.
Nông dân nghèo vùng sâu vùng xa còn thiếu thông tin, chưa có điều
kiện tiếp cận những thành tựu về cây đậu xanh.
Tuy có những thành tựu lớn về giống, về giá trị kinh tế. Nhưng diện tích
trồng đậu xanh vẫn còn hạn chế so với các cây họ đậu khác (đậu nành, đậu
phộng). Hầu hết diện tích trồng đậu xanh trong nước đều nhỏ lẽ, manh mún,
thường được trồng xen, gối vụ với các cây trồng khác. Một số nguyên nhân ảnh
hưởng đến sự phát triển diện tích canh tác đậu xanh:
Năng suất đậu xanh còn hạn chế so với năng suất các cây trồng khác (điển
hình là đậu nành) trên cùng 1 diện tích.
Đậu xanh khá mẫn cảm với một số loại sâu bệnh nên chi phí cho thuốc bảo
vệ thực vật còn cao.
10



Công đoạn thu hoạch còn gặp nhiều khó khăn, thường thì thu hoạch từ 2 - 4
lần, nên gặp khó khăn về công lao động (lao động nông thôn hiện nay rất khan
hiếm)
Chưa có cơ giới hoá trong công đoạn thu hoạch đậu xanh, hiện nay công
đoạn thu hoạch và tách hạt thường chỉ thực hiện thủ công, rất khó khăn cho việc
trồng với diện tích lớn. [4]
Đậu xanh (Vigna radiata Wilczek) là cây họ đậu ngắn ngày có giá trị kinh tế
và dinh dưỡng cao. Trong hệ thống sản xuất cây lương thực và cây thực phẩm
của nước ta hiện nay, cây đậu xanh có vị trí quan trọng trong cơ cấu luân canh,
xen canh và gối vụ. Đặc biệt ở các tỉnh Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây
Nguyên, cây đậu xanh đã trở thành cây trồng chính trong sản xuất vụ Hè.
Tình hình sản xuất, tiêu thụ và chế biến đậu xanh ở nước ta đang có chiều
hướng gia tăng nhờ khai thác được một số ưu điểm quan trọng của đậu xanh. Đó
là khả năng cung cấp dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, khả năng cải tạo đất nhờ sự
cộng sinh của vi khuẩn nốt sần với hệ rễ. Cây đậu xanh là cây trồng ngắn ngày dễ
luân canh, xen canh. Tuy nhiên, năng suất đậu xanh của nước ta còn thấp, chỉ đạt
khoảng 4,5-6,8 tạ/ha do bộ giống đậu xanh còn nghèo nàn, đồng thời các biện
pháp kỹ thuật cũng chưa được nông dân áp dụng và đầu tư. [2]
Để giải quyết các yếu tố hạn chế trong sản xuất đậu xanh nêu trên, từ năm
2003 đến nay Tập thể cán bộ nghiên cứu khoa học của Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển Đậu đỗ -Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm - Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam đã chọn lọc thành công giống đậu xanh mới ĐX11.
Giống đậu xanh ĐX11 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép sản xuất thử
từ tháng 6 năm 2008. [3]
Giống đậu xanh ĐX11 có các đặc điểm chính như sau: Thời gian sinh
trưởng từ 70-75 ngày; chiều cao cây từ 50-65 cm, dạng lá hình tam giác vỏ quả
màu nâu đen, vỏ hạt dạng mỡ có màu xanh nhạt. ĐX11 có khả năng chống chịu
sâu bệnh và chống đổ tốt. ĐX11 có số quả trung bình đạt từ 11,6-18,5 quả/cây;
số hạt/quả từ 11,1-12,2; khối lượng 1.000 hạt biến động từ 63,0-72,4 g. Năng

11


suất thực thu của ĐX11 cao hơn so với giống V123 (là giống đang được trồng
đại trà) là 15,6% và đạt từ 15,67-17,51 tạ/ha. ĐX11 là giống có tính ổn định khá
qua các mùa vụ và qua các năm. ĐX11 có hàm lượng dinh dưỡng cao: hàm
lượng lipid 2,2 (%CK), hàm lượng protein 26,3 (%CK). [7]
Hướng sử dụng: ĐX11 thích ứng rộng trong vụ Hè sau lạc xuân, ngô xuân và
đậu tương xuân. Nền phân bón thích hợp cho ĐX11 là (8 tấn phân chuồng + 400kg
vôi bột + 60N:90P 2O5:60K2O) cho 1 ha. Mật độ trồng thích hợp trong vụ Xuân là
20cây/m2, trong vụ Hè- 15 cây/m2. ĐX11 thích nghi với nhiều loại đất khác nhau từ
đất cát ven biển đến đất thịt nhẹ ở nhiều vùng sinh thái[3]
Hiện nay, giống đậu xanh ĐX11 đã được phát triển ở các địa phương Tĩnh
Gia, Như Thanh- Thanh Hoá; Hương Sơn- Hà Tĩnh; Yên Thành - Nghệ An;
Thường Tín- Hà Nội… Năng suất của các mô hình biến động từ 14,8-16,5 tạ/ha
(cá biệt có gia đình đạt 72kg/ sào Bắc bộ - tương đương với năng suất 20 tạ/ha).
[3]
Như vậy, ĐX11 là giống triển vọng thay thế các giống đang trồng hiện nay,
cần được mở rộng trong sản xuất.
2.5.

Tình hình sản xuất đậu xanh ở Sơn La

Sơn La là một tỉnh nằm ở khu vực Tây Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp ba
tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Lai Châu. Phía đông giáp với hai tỉnh Phú Thọ, Hoà
Bình. Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên. Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Sơn La có diện tích đất tự nhiên 14.125 Km2.
Chủ yếu là núi và cao nguyên. Trong đó đất nông nghiệp chiếm trên 11%, diện
tích rừng và đất có khả năng phát triển lâm nghiệp chiếm 73% cùng hệ thống
sông, suối khá dày, độ dốc lớn và nguồn khoáng sản khá phong phú,đa dạng. Dân

số khoảng 1.007.5 nghìn người năm 2006) trong đó khoảng 53% số dân trong độ
tuổi lao động, là nguồn lực của Sơn La trong phát triển kinh tế xã hội. [8]
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21OC, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa đông lạnh và khô, ít mưa; mùa hè mưa nhiều và không có bão.
Tỉnh Sơn La có điều kiện sinh thái, đất đai thuận lợi cho cây đậu xanh
12


sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Trong những năm qua diện tích, sản
lượng đậu xanh của tỉnh có sự gia tăng đáng kể
Bảng 2.2 Số liệu diện tích, sản lượng đậu xanh của Sơn La
từ năm 2007 - 2011
Năm

Diện tích (ha)

Sản lƣợng (tấn)

2007

1386

1428

2008

1686

1571


2009

1797

1851

2010

1822

1987

2011

1988

2121

( Nguồn: cục thống kê Sơn La) [12]
Theo bảng cho thấy năng suất đậu xanh của tỉnh Sơn La những năm
qua biến động không đều.
Năm 2007 đạt 1428 tấn và đạt cao nhất vào năm 2011 (2121 tấn) tuy có
tăng lên nhưng không đáng kể. Diện tích trồng đậu xanh của toàn tỉnh trong
những năm qua có xu hướng tăng lên, năm 2007 là 1386 ha và đạt cao nhất vào
năm 2011 là 1988 ha. Cùng với sự tăng lên về diện tích thì sản lượng cũng tăng
lên.
Tuy nhiên thực tế sản xuất trong tỉnh cho thấy tình hình phát triển cây
đậu xanh còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng đất đai, điều kiện
sinh thái và mức độ quan tâm của các cấp lãnh đạo trong tỉnh, việc mở rộng diện
tích còn nhiều hạn chế, mức đầu tư thấp chính vì vậy năng suất đậu xanh còn

thấp và không ổn định so với các tỉnh khác trong cả nước: Năng suất đậu xanh
năm 2007 là 12,8 tạ/ha, năm 2008 là 13,4 tạ/ha, năm 2009 là 13,2 tạ/ha, năm
2010 là 12,8 tạ/ha và năm 2011 la 14 tạ/ha [8]
Chính vì vậy, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật tạo giống mới, luân canh
tăng vụ thì việc thâm canh tăng năng suất, mở rộng diện tích đậu xanh cùng với
việc nghiên cứu ra các giống đậu xanh năng suất cao, phẩm chất tốt và phù hợp
với điều kiện đất đai, khí hậu Sơn La là việc làm cần thiết.
2.6. Điều kiện tự nhiên sinh thái Xã Mƣờng Lầm – Sông Mã
2.6.1 Vị trí địa lý.
Mường Lầm là một xã thuộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, Việt Nam.
13


Xã Mường Lầm có diện tích 33.45 km², dân số năm 1999 là 4148 người, [1] mật
độ dân số đạt 124 người/km².
2.6.2. Địa hình.
Địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đất, và một số phiến bãi bằng. Độ cao
trung bình của xã 420m so với mực nước biển, địa hình của xã tương đối phù hợp
cho việc phát triển nông lâm nghiệp. [8]
2.6.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn.
* Khí hậu.
- Xã Mường Lầm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ
rệt trong năm. Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, thịnh hành
gió mùa đông bắc nhưng từ cuối tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau thường
xen kẽ gió tây nam khô nóng và thường xuất hiện sương muối. Mùa mưa thường
được bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm, đặc điểm khí hậu mùa mưa trung
bình đạt từ 200mm/ tháng.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm đạt tối cao là 260 C Thấp nhất là 15.50 C
+ Độ ẩm không khí trung bình đạt 85%.
+ Số giờ nắng trung bình đạt 1900 giờ - 1960 giờ/ năm.

- Nhìn chung khí hậu thuận lợi cho các cây trồng như: lúa, ngô, khoai,
sắn..... các loài cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rừng sinh trưởng phát triển tốt.
Tuy nhiên ở vùng có gió tây nam cũng có nhiều ảnh hưởng xấu tới quá trình ra
hoa kết quả của một số loài cây ăn quả như: xoài, nhãn, mơ, mận. Và quá trình
trổ đòng của lúa xuân. [8]
* Thủy văn.
- Xã Mường Lầm có sông Mã chảy dọc theo danh giới xã và có suối muội
là suối chính chảy qua theo hướng đông bắc xuống tây nam nguồn nước dồi dào,
phục vụ đủ nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Ngoài
ra còn có một số khe suối nhỏ nhưng chủ yếu vào mùa mưa, còn mùa khô lượng
nước gần như cạn kiệt. [8]
2.6.4. Thuận lợi và khó khăn của Xã Mường Lầm.
* Thuận lợi.
Mường Lầm là một xã tương đối thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nguồn lao
động dồi dào thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, chăn nuôi
14


gia súc, gia cầm. Đồng thời là xã nằm trong vùng trọng điểm di dân tái định cư
thủy điện Sơn La do vậy xã được tiếp nhận sự đầu tư của các nghành các cấp,
xây dựng và củng cố những tuyến đường giao thông và đường điện sinh hoạt cho
bà con trong xã. Vì vậy do giai đoạn này xã phát triển các ngành xây dựng rất
nhanh.
* Khó khăn.
- Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, ảnh hưởng đến khai thác, sử dụng đất
nông nghiệp ở quy mô lớn, tập chung cung như phát triển mạng lưới giao thông
thủy lợi. Để phát triển đòi hỏi phải có mức đầu tư lớn.
- Đa phần diện tích đất đai có độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật
còn hạn chế khiến môi trường sinh thái đang diễn biến theo xu thế xấu. Đất đai bị
sói rửa trôi mạnh.

- Chế độ khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của
nhân dân, mùa mưa, lượng mưa lớn, tập chung gây lũ quét, xói lở, rửa trôi đất.
Mùa khô nắng nóng gây hạn hán thiếu nước trầm trọng.
- Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển chưa đồng bộ,
chất lượng kém gây nhiều khó khăn trong việc giao lưu hàng hóa, hạn chế khả
năng thu hút đầu tư.
- Công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La mới thực hiện cũng gây
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, trong những năm đầu của giai đoạn di
chuyển dân.
- Trình độ dân trí không đồng đều việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật còn
nhiều hạn chế do vậy kinh tế văn hóa xã hội còn chậm.

15


PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1.

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.1.1. Vật liệu nghiên cứu
* Giống Đậu xanh ĐX 11: do trung tâm đậu, viện cây lương thực chọn
tạo.
* Phân bón:
- Phân Đạm Ure (46%N)
- Phân lân Lâm Thao (Supe Lân 16% P205)
- Phân chuồng hoai mục
- Phân Kaliclorua (60% K2O)
3.1.2. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu

- Thời gian: Từ 2/2013 đến tháng 4/2013
- Địa điểm: Tại Bản Sàng – Mường Lầm – Sông Mã
-

Đối tượng nghiên cứu: Giống đậu xanh ĐX 11 trong điều kiện vụ

đông xuân 2013
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát
triển của giống đậu xanh ĐX11 Từ đó rút ra kết luận thời vụ gieo trồng thích hợp
nhất cho giống đậu xanh ĐX11 vụ đông xuân 2013.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Giống thí nghiệm: sử dụng giống đậu xanh ĐX11
- Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng và phát triển của
giống đậu xanh ĐX11
- Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng.
- Cách bố trí thí nghiệm, với 4 công thức, nhắc lại 3 lần, bố trí theo
kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh.
+ MĐ1: mật độ 25 cây/m2 (đối chứng)
+ MĐ2: mật độ 35 cây/m2
+ MĐ3: mật độ 45 cây/m2
+ MĐ4: mật độ 55 cây/m2
16


- Diện tích khu thí nghiệm (10m2//ô x 8 ô x 3 lần nhắc lại) = 240m2, chưa
kể dải bảo vệ.
- Sơ đồ thí nghiệm:
Dải bảo vệ
MĐ1


MĐ2

MĐ3

MĐ4

MĐ2

MĐ3

MĐ4

MĐ1

MĐ4

MĐ2

MĐ1

MĐ3

Dải bảo vệ
- Làm cỏ, xới xáo 2 lần:
+ Lần 1: Khi cây có 2 – 3 lá thật kết hợp với bón thúc.
+ Lần 2: Sau lần 1 thứ 12 – 15 ngày (khi cây có 5 – 6 lá).
- Phòng trừ sâu bệnh theo quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM trên
cây đậu xanh)
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi

- Mức độ nhiễm sâu hại: Được đánh giá theo 10TCN 468-2005
+ Sâu cuốn lá:8/100 lá. Đếm số lá bị cuốn/ Tổng số lá theo dõi (0.8%)
+ Sâu đục quả 10/100 Đếm số quả bị hại/ Tổng số quả theo dõi (1%)
+ Sâu ăn lá: Theo dõi như sâu cuốn lá
- Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển:
+ Thời gian gieo đến mọc (ngày)
+ Tỷ lệ mọc mầm (%)
+ Tỷ lệ từ gieo đến ra hoa, thời gian từ gieo đến thu hoạch (ngày)
+ Thời gian ra hoa (ngày)
+ Chiều cao thân chính (cm)
+ Đường kính thân (cm)
- Các yếu tố cấu thành năng suất: Trước khi thu hoạch mỗi ô thu 10 cây để
đo đếm
+ Tổng số cành cấp 1 trên cây
+ Tổng số quả trên cây, tính tỷ lệ quả chắc (%)
+ Tổng số đốt mang quả trên thân chính
+ Xác định khối lượng 10.000 hạt (g)
17


+ Năng suất cá thể (g/cây): khối lượng hạt trung bình của 10 cây mẫu
năng suất cá thể = khối lượng hạt 10 cây/10
+ Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Năng suất cá thể x mật độ x 10.000m2
+ Năng suất thực thu (tạ/ha) = (Năng suất ô thí nghiệm/4 m2 ) x 20 m2
- Mức độ nhiễm sâu hại: được đánh giá theo 10TCN 468 – 2005
+ Sâu cuốn lá: đếm số lá bị cuốn/ tổng số lá theo dõi (%)
+ Sâu đục quả: đếm số quả bị hại/ tổng số quả theo dõi
+ Sâu ăn lá: theo dõi như đối với sâu cuốn lá
- Mức độ nhiễm bệnh: được đánh giá theo 10TCN 468 – 2005
+ Bệnh gỉ sắt: đánh giá theo cấp bệnh từ 0 – 5

Cấp 0: là không bị bệnh
Cấp 1: 1-5% diện tích lá bị bệnh
Cấp 2: 6-10% diện tích lá bị bệnh
Cấp 3: 11-25% diện tích lá bị bệnh
Cấp 4: 26-50% diện tích lá bị bệnh
Cấp 5: >50% diện tích lá bị bệnh
+ Bệnh lở cổ rễ (%): được tính bằng số cây bị bệnh/ số cây điều tra (điều
tra toàn bộ số cây/ ô).
+ Bệnh đốm nâu, đốm đen: điều tra 10 cây/ô theo 5 điểm chéo góc vào
thời điểm trước thu hoạch:
Rất nhẹ - cấp 1

1% diện tích lá bị hại

Nhẹ - cấp 3

1-5% diện tích lá bị hại

Trung bình – cấp 5

5-25% diện tích lá bị hại

Nặng – cấp 7

25% - 50% diện tích lá bị hại

Rất nặng – cấp 9

50% diện tích lá bị hại


3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên excel .

18


PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của giống đậu xanh thí nghiệm
Sự nảy mầm là khởi điểm của quá trình sống. Nó có ý nghĩa quyết định
đến sự tồn tại và sức sống của cây sau này. Sự nảy mầm của hạt bắt đầu bằng sự
hấp thụ nước nhờ cơ chế hút trương của hạt, dẫn đến những biến đổi sâu sắc và
đột ngột trong quá trình trao đổi chất của hạt. Đặc trưng nhất là tăng mạnh mẽ
hoạt tính của các enzym prteaza. Kết quả protein bị phân giải thành các axit
amin, các axit amin có thể sử dụng tổng hợp thành các protein thứ cấp, cấu trúc
lên phôi hạch, sinh trưởng và cây con. Giai đoạn này được tính từ khi hạt hút
nước trương lên rồi mầm nhô ra khỏi mặt đất và xoè ra hai lá mầm.
Bảng 4.1.Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của giống đậu xanh ĐX11
Công
thức

TG. từ

mật độ

Gieo - mọc

trồng

Tỷ lệ mọc

mầm (%)

(ngày)

Tỷ lệ mọc
mầm t.bình
của giống
(%)

MĐ1

7

94,5

MĐ2

7

96,0

MĐ3

7

91,0

MĐ4

7


92,7

93,6

Thời kỳ này đậu xanh sinh trưởng dựa vào chất dinh dưỡng cho tử diệp và
lá mầm cung cấp để phát triển thân non và bộ rễ. Tuy nhiên khi nhô lên khỏi mặt
đất tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tử diệp có thể quang hợp xong lượng quang
hợp không đáng kể. Sự nảy mầm của hạt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như
phẩm chất hạt giống, điều kiện đất đai, điều kiện ngoại cảnh như: Nhiệt độ, độ
ẩm, hàm lượng oxy trong đất và độ sâu gieo hạt.
Giai đoạn này cây đậu xanh yêu cầu độ ẩm phải đạt 75 – 85% vì hạt đậu
xanh muốn nảy mầm thì phải hút một lượng nước khá lớn trên 50% so với khối
lượng ban đầu của hạt. Nhiệt độ phải lớn hơn 120C, tốt nhất là từ 250C – 30oC ở
19


điều kiện nhiệt độ đất khoảng 20oC đậu xanh mọc chậm 5 – 7 ngày, ở nhiệt độ
300C đậu xanh mọc nhanh 3 – 5 ngày sau khi gieo.
Chất lượng hạt giống tốt, chọn thời điểm gieo trồng thích hợp, làm cho đất
tơi xốp, thoáng khí, độ sâu gieo hạt vừa phải từ 3 – 5 cm thì việc nảy mầm diễn
ra thuận lợi.
Đất trồng được làm kỹ, sạch cỏ dại, hạt giống đảm bảo, độ ẩm 83% thích
hợp cho quá trình nảy mầm của hạt.
Qua quá trình theo dõi thí nghiệm trong thời kỳ này em nhận thấy giống
nảy mầm tương đối đồng đều, thời gian nảy mầm của giống biến động từ 5 – 7
ngày.
4.2. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trƣởng của giống đậu
xanh ĐX11
(đơn vị: ngày)

Công

Thời
Thời gian

gian từ

TGST

thức

Thời gian

mật

mọc - ra

độ

hoa

lần 1

– tận thu

MĐ1

57

17


14

79

MĐ2

56

16

15

75

MĐ3

57

17

14

73

MĐ4

56

16


15

78

ra hoa – thu thu lần 1

Tổng thời

của

gian ST

giống

trồng

80

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống
đậu xanh ĐX11
Nhận xét : Qua bảng số liệu 4.2 trên ta thấy mật độ trồng có ảnh
hưởng đến thời gian mọc đến ra hoa của giống đậu xanh ĐX11.
Khi tăng mật độ từ MĐ1 -> MĐ4 thì thời gian mọc – ra hoa có sự
tăng lên giảm xuống, ở MĐ1 và MĐ3 thì thời gian là 57 ngày, còn ở MĐ2
và MĐ4 thời gian là 56 ngày. Qua tất cả các mật độ ở quá trình mọc – ra
hoc thì MĐ2 và MĐ4 đ ạt tiêu chuẩn tốt trong tạo giống.
20



Về thời gian ra hoa – thu lần 1, tương đương như thời gian mọc và ra
hoa, ở MĐ1và MĐ3 có thời gian bằng nhau là 17 ngày. Còn MĐ2 và MĐ4
có thời gian bằng nhau là 16 ngày. Dẫn đến quá trình này MĐ2 và MĐ4 vẫn
đạt tiêu chuẩn tốt nhất trong 4 MĐ.
Về thời gian từ thu lần 1 – tận thu thời gian lúc này s ẽ rút ngắn lại, từ
15 -> 14 ngày, lúc này ở MĐ1 và MĐ3 khoảng cách thời gian chiếm ưu thế
ngắn nhất. Còn MĐ2 và MĐ4 thì cao hơn 1 ngày.
Cho thấy tổng thời gian sinh trưởng của các MĐ có s ự chênh lệch
nhau tương đối, nhưng không đáng kể. Tổng thời gian sinh trưởng của MĐ3
là thấp nhất 73 ngày, sau đó đ ến MĐ2 Là 75 ngày và MĐ3 là 78 và chiếm
thời gian lâu nhất là MĐ4 là 79 ngày. Trung bình về thời gian sinh trưởng
bằng 80 ngày. Tóm lại qua 4 mật độ thì MĐ2 có thời gian sinh trưởng ngắn
nhất dẫn đến thời gian thu hoạch nhanh đạt yêu cầu của cây trồng.

Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của
giống đậu xanh ĐX11
4.3. Ảnh hƣởng của mật độ trồng khác nhau đến đặc điểm hình thái
của giống đậu xanh ĐX11

21


Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau đến đặc điểm hình thái của
giống đậu xanh ĐX11
Công
thức

Chiều cao đóng

Chiều cao thân


quả

chính (cm)

của
mật độ

Đƣờng kính thân

Số cành cấp 1

(mm)

(Cành/cây)

(cm)

NL

trồng

NL1

MĐ1

45

MĐ2


2

NL3

NL1

NL2

NL3

NL1

NL2

NL3

NL1

NL2

NL3

50

51

8

9


7

6

5

7

6

8

5

53

54

56

11

7

10

4.5

5


6

7

9

9

MĐ3

54

55

57

8

6

9

4.1

4.4

4

7


5

7

MĐ4

57

58

59

7

6

7

4

4.2

3.9

4

6

5


Nhận xét: Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 trên cho ta thấy mật độ trồng có
ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái của giống đậu xanh,
Chiều cao thân chính của 4 mật độ lưu động từ 45cm – 59cm. ở MĐ1 thì
qua 3 lần nhắc lại tăng từ 45cm đến 51cm. Còn lại 3 mật độ sau cũng đều tăng.
Cho thấy chiều cao thân chính tăng nhanh.
Về chiều cao đóng quả thì ở MĐ2 là cao nhất, thấp nhất ở MĐ4. Nói
chung tất cả các mật độ đều đạt tiêu chuẩn.
Về đường kính thân MĐ4 chiếm tỷ lệ mm nhỏ nhất so với 4 mật độ trên.
Ngược lại MĐ1 là cao nhất từ 5 – 7 mm.
Về số cành cấp 1 qua 3 lần NL ta thấy đều có sự thay đổi số lượng từ 4 đến
9 cành. Cao nhất là MĐ2 và thấp nhất là MĐ4.

Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau đến đặc điểm hình thái
của giống đậu xanh ĐX11
22


4.4. Khả năng tích lũy chất khô của giống đậu xanh thí nghiệm ở các mật độ
trồng khác nhau
Bảng 4.4 Khả năng tích lũy chất khô của giống đậu xanh thí nghiệm ở các
mật độ trồng khác nhau
ĐVT: (cây)
Công thức

Thời kỳ bắt đầu ra

mật độ

hoa


Thời kỳ hoa rộ

Thời kỳ quả mẩy

trồng

NL1

NL2

NL3

NL1

NL2

NL3

NL1

NL2

NL3

MĐ1

3.4

3.76


3.54

5.2

5.23

5.41

8.87

8.0

8.99

MĐ2

3,7

3.96

3.01

5.92

6.21

6.55

9.98


10

10.15

MĐ3

3.21

3.81

3.41

5.17

5.35

5.45

8.76

8.65

7.78

MĐ4

3.01

3.13


3.2

5.24

5.1

5.31

7.98

8.80

8.97

Nhận xét:
- Ở thời kỳ bắt đầu ra hoa thì mật độ 2 có khả năng tích lũy chất khô cao nhất,
chiếm 3,01 đến 3,96. Thấp nhất là MĐ4 tăng chậm từ 3,01 đến 3,2, trung bình là
MĐ1 và MĐ3.
- Đến thời kỳ hoa rộ và thời kỳ quả mẩy thì MĐ2 vẫn có khả năng tích lũy
chất khô cao nhất, thấp nhất vẫn là MĐ4. Qua 4 mật độ trồng thì khả năng tích lũy
chất khô ở giống đậu xanh là khác nhau.

Biểu đồ 4.4 Khả năng tích lũy chất khô của giống đậu xanh thí nghiệm ở các
mật độ trồng khác nhau

23


4.5. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh của giống đậu
xanh ĐX11

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh của giống
đậu xanh ĐX11
Công thức mật độ

Bệnh

Bệnh lở

gỉ sắt

cổ rễ

(cấp 0-5)

(%)

MĐ1

1

4

3

MĐ2

1

6


1

MĐ3

1

6

3

MĐ4

1

7

5

trồng

Bệnh đốm lá
cấp ( 1 – 9)

Nhận xét:
- Mức độ nhiễm sâu hại: Được đánh giá theo 10TCN 468-2005.
- Bệnh gỉ sắt do nấm Hemileia vastatrix chuyên ký sinh trên cây đậu
xanh gây ra. Đầu tiên ở mặt dưới của lá xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng
nhạt như những giọt dầu. Sau đó các chấm này lớn dần và từ giữa xuất hiện bột
màu vàng cam, đó là bào tử của nấm gỉ sắt. Cả 4 mật độ trồng thì mức độ bệnh gỉ
sắt đều ở cấp 1.

- Bệnh đốm lá : Do nấm Sercostora gây ra. Bệnh đốm lá hại tất cả
các bộ phận trên mặt đất của cây và bệnh xuất hiện khá muộn. Xuất hiện khi cây
ở giai đoạn hình thành nụ nặng gần tới khi thu hoạch. Bệnh đốm ládịch chuyển
từ cấp 1 – 9. Cao nhất là ở MĐ4 cấp 5, sau đó đến MĐ2 và MĐ3 là cấp 3 và thấp
nhất là MĐ1 ở cấp 1.
- Bệnh lở cổ rế: Do Nấm Rhizoctonia thường gây bệnh ở rễ, phần thân sát
mặt đất ở cây non và trên bắp, thân và lá ở cây trưởng thành. Bệnh lở cổ rễ ở cây
đậu xanh chiếm % cao nhất ở MĐ4 là 7% và MĐ2 và MĐ3 là 6%, thấp nhất là
MĐ1là 4%
-

Mật độ trồng càng dày thì khả năng lây bệnh càng nhanh và nhiều, dẫn

đến cây sinh trưởng chậm và năng suất không cao. Mật độ quá thưa thì dẫn đến
cây trồng không đúng quy cách, lượng sâu bệnh giảm hơn nhưng năng suất chưa
24


đạt

Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh của
giống đậu xanh ĐX11
4.6. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống đậu xanh ĐX 11
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống đậu xanh ĐX 11
Công

Tổng số cành cấp 1


Tổng số quả/cây

Tỷ lệ quả chắc/cây

P1000 hạt

thức

trên cây (cành)

(quả)

(%)

(g)

mật
độ

NL1

NL2

NL3

NL1

NL2

NL3


NL1

NL2

MĐ1

6

8

5

15

18

17

95

90

94

61.01

56.23

57.45


MĐ2

9

8

9

19

17

18

93

95

97

51.10

60.3

60.6

MĐ3

7


5

7

11

13

15

92

96

93

49.0

41.01

42.1

MĐ4

4

6

5


17

15

17

96

95

92

42.7

41.2

40.3

trồng

NL3

NL1

NL2

NL3

Nhận xét:

- Tổng số quả trên cây qua 4 mật độ thì MĐ2 số quả trên cây đạt tỷ lệ
cao nhất qua 3 lần NL thì tổng số quả trên cây thì đạt từ 17-19 quả. Thấp
nhất là MĐ3. Chứng tỏ rằng ở MĐ2 cây sinh trưởng phát triển ngắn ngày
nhưng lại đạt hiệu quả cao nhất.
- Tỷ lệ quả chắc trên cây được thể hiện qua các mật độ trồng như sau:
tỷ lệ quả chắc qua các mật độ tuy có thời gian sinh trưởng, ra hoa, kết quả
khác nhau nhưng tỷ lệ thu hoạch quả chắc trên cây tương đ ối như nhau đều
25


×