Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã nậm ét huyện quỳnh nhai tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.83 KB, 39 trang )

TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
KHOA NÔNG LÂM

p

ĐỀ CƢƠNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên đề: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Xã Nậm Ét- huyện Quỳnh Nhai- tỉnh Sơn La”

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Mã số

:

Họ và tên

: Lò Văn Mon

Lớp

: TC Quản lý đất đai K48A1

Giảng viên hƣớng dẫn

: Lê Thị Hƣơng

Sơn La, tháng 01 năm 2013



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tƣ sản xuất đặc biệt không có gì thay thế đƣợc, là thành phần quan
trọng của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng
các công trình văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu
thành lãnh thổ của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc sử dụng tài nguyên đất một
cách hợp lý và có hiệu quả là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững.
Ngày nay, cùng với sự gia tăng dân số là sự phát triển kinh tế - xã hội
đã gây áp lực lớn đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đối với
đất đai, nhất là đối với đất nông nghiệp. Cùng với đó là sự ô nhiễm môi
trƣờng ngày càng cao làm cho tài nguyên đất đang ngày cùng thoái hóa.
Nhƣ chúng ta ai cũng biết Việt Nam là một quốc gia có nền nông
nghiệp lúa nƣớc lâu đời và hiện đang là một trong hai quốc gia xuất khẩu
lúa gạo lớn nhất thế giới.
Nậm Ét là một xã nghèo của huyện Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La với 5
dân tộc cùng chung sống, chủ yếu là dân tộc Thái. Những năm trở lại đây
với sự nỗ lực và phấn đấu của chính quyền cũng nhƣ ngƣời dân - xã Nặm
Ét đã dạt đƣợc kết quả tích cực trong quá trình phat triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, đồng nghĩa với sự phát triển của mấy xã đang gặp rất nhiều
điều kiện khó khăn nhất là đối với phát triển ngành nông nghiệp một trong
những ngành kinh tế chính của xã mà nguyên nhân chính là do kết quả sự
dụng quỹ đất nông nghiệp hiện nay chƣa có hiệu quả.
Để quỹ đất nông nghiệp tại xã Nậm Ét đƣợc khai thác và sử dụng
một cách hiệu quả nhất em với sự phân công của khoa Nông Lâm trƣờng
Cao Đẳng Sơn La, đƣợc sự nhất trí của UBND xã Nậm Ét - huyện Quỳnh
Nhai - tỉnh Sơn La và đƣợc sự hƣớng dẫn của giảng viên Lê Thị Hƣơng



em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông
nghiệp tại xã Nậm Ét - huyện Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La”.
1.2. Mục đích và yêu cầu.
1.2.1. Mục đích.
- Là nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn giúp sử dụng hợp lý, có
hiệu quả nhóm đất nông nghiệp tại địa phƣơng.
- Giúp công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai ở địa phƣơng tốt hơn.
1.2.2. Yêu cầu.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai phải đầy đủ, chính xác, đúng
hiên trạng và đảm bảo tính khách quan.
- Quá trình đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp giúp nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, góp phần hoàn thiện công tác quản lý
Nhà Nƣớc về đất đai trên địa bàn xã.


PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
2.1.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích đƣợc sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, diện
tích nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. kể cả diện
tích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất
nông, lâm nghiệp.
2.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp.
- Theo Luất Đất Đai 2003, nhóm đất nông nghiệp đƣợc phân thành
các loại sau:
+ Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại
cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trƣởng không quá một năm. Đất trồng cây
hàng năm bao gồm:

* Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch 3 vụ/năm với các công thức
3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,...
* Đất 2 vụ có công thức luân canh nhƣ lúa - lúa, lúa - màu, màu màu,...
* Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng đƣợc 1 vụ lúa hay 1 vụ màu/năm.
+ Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ
sinh trƣởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản
mới đƣa vào kinh doanh, trồng một lần nhƣng thu hoạch trong nhiều năm.
+ Đất rừng sản xuất là diện tích đất đƣợc dùng để chuyên trồng các
loại cây rừng với mục đích sản xuất.
+ Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất để trồng rừng với mục đích
phòng hộ.


+ Đất rừng đặc dụng: là diện tích đƣợc Nhà nƣớc quy hoạch, đƣa vào
sử dụng với mục đích riêng.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: là diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản
nhƣ: tôm, cua, cá,...
+ Đất làm muối: là diện tích đất dùng để phục cụ cho quá trình sản
xuất muối.
2.1.2. Vai trò của sản xuất nông trong nền kinh tế quốc dân.
2.1.2.1. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội.
Lƣơng thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự
tồn tại phát triển của con ngƣời và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Những hàng hóa có chứa chất dinh dƣỡng nuôi sống con ngƣời này chỉ có
thể đƣợc thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi, nói cách khác
là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp.
2.1.2.2. Nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần
thúc đẩy sản xuất công nghiệp và khu vực thành thị phát triển.
- Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt
làcông nghiệp chế biến.

- Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển,
là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, các
ngành kinh tế quốc dân khác và đô thị.
- Nông thôn là thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn cho hàng hóa công nghiệp
và các ngành kinh tế khác.
2.1.2.3. Nông nghiệp là nguồn thu ngân sách quan trọng của nhà nước.
Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất có quy mô lớn nhất của nƣớc
ta. Tỷ trọng giá trị tổng sản lƣợng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25%
tổng thu ngân sách trong nƣớc. Việc huy động một phần thu nhập từ nông
nghiệp đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức: Thuế nông nghiệp, các loại
thuế kinh doanh khác... Hiện nay xu hƣớng chung tỷ trọng GDP của nông
nghiệp sẽ giảm dần trong quá trình tăng trƣởng kinh tế.


2.1.2.4. Nông nghiệp là hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân
nghèo nông thôn.
Nƣớc ta với hơn 80% dân cƣ tập trung ở nông thôn họ sống chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, với hình thức sản xuất tự cấp, tự túc đã đáp
ứng đƣợc nhu cầu cấp thiết hàng ngày của ngƣời dân.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn.
2.1.3.1. Thực trạng đất nông nghệp Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 9.345,3 nghìn ha, đất nông nghiệp
28,4% diện tích, trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: 6.129,5 nghìn ha chiếm 65,6% diện tích
đất nông nghiệp.
+ Đất trồng cây lâu năm: 2.181,9 nghìn ha chiếm 23,3% diện tích đất
nông nghiệp.
+ Đất vƣờn tạp: 628,5 nghìn ha chiếm 6,7% diện tích đất nông nghiệp.
+ Đất mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản: 367,8% diện tích đất nông
nghiệp.

2.1.3.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã
hội. Khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng
bởi sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Những đặc điểm đó
là:
a) Đất đai đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp.
- Trong nông nghiệp đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và
không thể thay thế.
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn nhất định.
b) Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật.
Trong nông nghiệp, đối tƣợng sản xuất là các sinh vật, bao gồm: các
loại cây trồng, vật nuôi và các loại sinh vật khác. Chúng sinh trƣởng và phát


triển theo một quy luật sinh lý nội tại và đồng thời chịu tác động rất nhiều từ
ngoại cảnh nhƣ: thời tiết, khí hậu, môi trƣờng. Giữa sinh vật và môi trƣờng
sống ủa chúng là một khối thống nhất, mỗi một biến đổi của môi trƣờng lập
tức sinh vật biến đổi để thích nghi nếu quá thời hạn chịu đựng chúng sẽ bị
chết. Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý
muốn chủ quan của con ngƣời.
c) Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn
và mang tính chất khu vực.
Các nhà máy, khu công nghiệp dù lớn thế nào đi chăng nữa thì cũng
đều bị giới hạn về mặt không gian nhƣng đối với nông nghiệp thì khác hẳn:
ở đâu có đất ở đó có sản xuất nông nghiệp. Phạm vi của sản xuất nông
nghiệp rộng khắp có thể ở đồng bằng rộng lớn, có thể ở khe suối, triền núi,
vì đất nông nghiệp phân tán kéo theo việc sản xuất nông nghiệp mang tính
phân tán, manh mún.
Sản xuất nông nghiệp đƣợc tiến hành trên phạm vi không gian rộng

lớn, do đó ở mỗi vùng địa lý nhất định của lãnh thổ các yếu tố sản xuất (đất
đai, khí hậu, nguồn nƣớc, các yếu tố xã hội) là hoàn toàn khác nhau. Mỗi
vùng đất có một hệ thống kinh tế sinh thái riêng vì vậy mỗi vùng có lợi thế
so sánh riêng. Việc lựa chọn vấn đề kinh tế trong nông nghiệp trƣớc hết
phải phù hợp với đặc điểm của tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực. Nhƣ
việc lựa chọn giống cây trồng vật nuôi, bố trí cây trồng, quy trình kỹ
thuật,... Nhằm khai thác triệt để các lợi thế của vùng.
d) Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ.
Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Tính thời
vụ này không những thể hiện ở nhu cầu về đầu vào nhƣ: lao động, vật tƣ,
phân bón khác nhau giữa các thời kỳ của quá trình sản xuất mà còn thể hiện
ở khâu thu họach, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trƣờng.
2.2. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
2.2.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững.


2.2.1.1. khái quát về sử dụng đất bền vững.
Sử dụng đất đai bền vững là nhu cầu cấp bách của nhà nƣớc ta ũng
nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới. Những hiện tƣợng sa mạc hóa, lũ lụt, diện tích
đất trống đồi trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất
kém bền vững, làm cho môi trƣờng tự nhiên ngày càng bị suy thoái.
Khái niệm bền vững đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong
nƣớc nêu ra hƣớng vào 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, đƣợc
thị trƣờng chấp nhận.
- Bền vững về môi trƣờng: loại sử dụng đất phải bảo vệ đất đai, ngăn
chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ đƣợc môi trƣờng tự nhiên.
- Bền vững về xã hội: thu hút đƣợc lao động, đảm bảo đời sống xã
hội.
2.2.1.2. Những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững.

Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài
nguyên cho nông nghiệp (đất đai, lao động...) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống
của con ngƣời đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi
trƣờng. Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống nông nghiệp bền vững
là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an ninh
lƣơng thực, đồng thời giũ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất
lƣợng của môi trƣờng sống cho đời sau.
Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng cho nhu cầu ngày
càng cao về ăn mặc thích hợp cho hiệu quả kinh tế, môi trƣờng và xã hội
gắn với việc tăng phúc lợi cho trên đầu ngƣời. Đáp ứng nhu cầu là một phần
quan trọng, vì sản lƣợng nông nghiệp cầ thiết phải đƣợc tăng trƣởng trong
những thập kỷ tới.
Các quan điểm trên có nhiều cách biểu thị khác nhau, về nội dung
thƣờng bao gồm 3 thành phần cơ bản:


Bền vững về an ninh lƣơng thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ
thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tồn tại môi trƣờng.
Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong
mối quan hệ con ngƣời hiện tại và cho mai sau.
Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp
lý.
Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có
tính quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Điều cơ bản nhất của
phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lƣợng cuộc sống trong sự
tiếp cận đúng đắn về môi trƣờng để giữ gìn tài nguyên đất đai cho thế hệ
sau và điều quan trọng nhất là phải biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất, cải
thiện chất lƣợng môi trƣờng có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định,
tăng trƣởng chất lƣợng cuộc sống, bình đẳng cho các thế hệ và hạn chế rủi
ro.

2.2.2. Về hiệu quả sử dụng đất.
2.2.2.1. Khái niệm về hiệu quả.
Khái niệm về hiệu quả đƣợc sử dụng trong đời sống xã hội, nói đến
hiệu quả ngƣời ta sẽ hiểu là công việc đạt kết quả tốt. Nhƣ vậy hệu quả là
kết quảmong muốn, cái sinh ra kết quả mà con ngƣời mong đợi và hƣớng
tới. Nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất
hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh hiệu hiệu quả là
lãi suất, lợi nhuận, trong lao động hiệu quả là năng suất lao động đƣợc đánh
giá bằng số lƣợng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
hoặc là bằng dố lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian. Trong xã hội, hiệu quả xã hội là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh
vực xã hội nào đó.
2.2.2.2. Các loại hiệu quả trong sử dụng đất.
a) Hiệu kinh tế.quả


Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lƣợng của các hoạt
động kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là một
phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản
ánh trình độ khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá
trình sản xuất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu của mọi nền sản
xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chất
lƣợng các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.
Nền kinh tế mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: chiều rộng và
chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản
xuất, tăng đầu tƣ chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều
ngành nghề, xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp… Phát triển theo
chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ sản xuất, tiến hành hiện tại hóa, tăng cƣờng chuyên môn hóa và hợp
tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lƣợng sản

phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của
các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng có sự lựa chọn của các tổ
chức kinh tế và có sự quả lý của nhà nƣớc.
Theo C.Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể
là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian
lao động theo các ngành sản xuất khác nhau.
Nhƣ vậy, hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng quan so sánh giữa
lƣợng kết quả đạt đƣợc với lƣợng chi phí bỏ trong các hoạt động sản suất.
Kết quả đạt đƣợc là phần giá trị thu đƣợc của sản phẩm đẩu ra, lƣợng chi
phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tƣơng quan đó cần
xét cả về phần so sánh tuyệt đối với tƣơng đối cũng nhƣ xem xét mối quan
hệ chặt chẽ giữa hai đại lƣợng đó.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả
kinh tế và hiệu quả phân bố. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và


giá trị đều tính đến khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Nếu đạt đƣợc một trong 2 yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bố thì khi đó
hiệu quả sản xuất mới đạt đƣợc hiệu quả kinh tế.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của hiệu quả kinh
tế sử dụng đất là: Trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối
lƣợng của cải vật chất nhiều nhất, với một lƣợng đầu tƣ chi phí về vật chất
về lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất xã
hội. Xuất phát từ vấv đề này mà trong quá tình đánh giá đất nông nghiệp
cần phải chỉ ra đƣợc loại hình sử dụng đất hiệu quả kinh tế cao.
b) Hiệu quả xã hội.
Hiệu quả xã hội là mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã
hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đất nông
nghiệp chủ yếu đƣợc xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị

diện tích đất nông nghiệp.
Từ những quan niệm trên cho thấy giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả
xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là
một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với
các lợi ích xã hội mà nó mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá
hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là nội dung đƣợc
nhiều nhà khoa học quan tâm.
c) Hiệu quả môi trường.
Hiệu quả môi trƣờng là xem xét sự phản ứng của môi trƣờng đối với
hoạt động sản xuất. Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông
nghiệp đều ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng. Đó có thể là ảnh hƣởng
tích cực đồng thời có ảnh hƣởng tiêu cực. Thông thƣờng, hiệu quả kinh tế
thƣờng mâu thuẫn với hiệu quả môi trƣờng. Chính vì vậy khi xem xét cần
phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh tế, nếu không thƣờng sẽ bị
thiên lệch và có những kết luận không tích cực.


Xét về khía cạnh hiệu quả môi trƣờng, đố là việc đảm bảo chất lƣợng
đất không bị thoái hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố nhƣ độ chê phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan
hệ giữa các hệ thống phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp nhƣ chế độ thủy
văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa.


PHẦN III: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu về hiện trạng
sử dụng đất nông nghiệp của xã Nậm Ét – huyện Quỳnh Nhai – tỉnh Sơn

La.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài đƣợc nghiên cứu tại xã Nậm Ét – huyện Quỳnh Nhai – tỉnh Sơn
La.
3.2. Nội dung nghiên cứu.
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
- Điều kiện tự nhiên: xác định vị trí địa lí, địa hình, xem xét các
điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ thuỷ văn cũng như các đặc điểm đất
đai, thực vật, cảnh quan và môi trường.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: nghiên cứu các đặc điểm về dân số, lao
động, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất và sử dụng đất đai của huyện.
- Đánh giá những thuận lợi và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội trong quá trình phát triển của huyện.
3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của xã
giai đoạn 2006 – 2012.
3.2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Nậm Ét –
huyện Quỳnh Nhai – tỉnh Sơn La.
3.2.4. Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất phổ biến trên địa
bàn xã Nậm Ét – huyện Quynh Nhai – tỉnh Sơn La.
3.2.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tại xã Nậm Ét – huyện Quỳnh Nhai – tỉnh Sơn La.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.


3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu.
- Thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến để tài đã có từ
trƣớc, đánh giá và lựa chọn các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích
nghiên cứu.
- Tiến hành điều tra ngoại nghiệp nhằm kiểm tra và bổ sung những
thay đổi.

3.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.
Số liệu điều tra ngoại nghiệp đƣợc tổng hợp và thể hiện bằng hệ thống
bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Sau đó tiến
hành xử lý phân tích, so sánh, đánh giá nhận xét, qua hệ thống thông tin đó.
Quá trình tổng hợp số liệu đƣợc sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
3.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA).
Thông qua việc đi thực địa để quan sát thực tế, phỏng vấn chính thức
cán bộ cơ sở để thu thập các số liệu liên quan đến đời sống, sản xuất nông
nghiệp.


PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên.
4.1.1. Vị trí địa lý.
Nậm Ét nằm ở phía nam của huyện, cách trung tâm huyện cũ 54 km.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã (DTTN) 7.100,75 ha, chiếm 5,56% tổng
diện tích toàn huyện.
Có vị trí giáp ranh nhƣ sau:
Phía Bắc giáp xã Mường Sại.
Phía Nam giáp xã Chiềng ngàm huyện Thuận Châu.
Phía Đông giáp xã Chiềng Ơn và xã Nậm Giôn huyện Mƣờn La.
4.1.2. Địa hình, địa mạo.
Xã Nậm Ét có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi suối Nậm Ét và
các khe suối nhỏ. Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển từ 400 – 800 m
so với mực nƣớc biển. Do giáp với sông Đà nên địa hình dốc thấp dần từ
Tây sang Đông.
- Dạng địa hình núi cao và dốc phân bố ở khu vực bản Bó Ún, bản
Pom Hán và các bản Mông, bản Cà giáp xã Mƣờng Sại, Liệp Muội,…độ
cao trung bình 650 -800 m, loại địa hình này chiếm khoảng 80% diện tích
tự nhiên của toàn xã.

- Dạng địa hình núi trung bình phân bố dọc theo trục đƣờng và dọc
theo bên bờ sông Đà, các khe suối độ cao trung bình 200 -300 m, chiếm
khoảng 20% diện tích tự nhiên của xã.
4.1.3. Khí hậu - thủy văn.
a. Khí hậu:
Xã Nậm Ét nằm trong tiểu vùng khí hậu nóng của huyện Quỳnh Nhai
với 2 mùa rõ rệt trong năm.
- Nhiệt độ: không khí trung bình năm là 24,5Oc, mùa hè nhiệt độ
trung bình từ 28 – 30Oc, mùa đông nhiệt độ trung bình từ 17 – 19Oc.


- Lượng mưa: bình quân cả năm đạt khoảng 1.719 mm, số ngày mƣa
trung bình năm là 168 ngày tập trung vào tháng 6,7,8 chiếm 70% tổng
lƣợng mƣa cả năm.
- Độ ẩm, độ bốc hơi: Độ ẩm trung bình năm 79%, độ ẩm và lƣợng bốc
hơi phù thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong năm. Mùa khô lƣợng bốc
hơi cao, mùa mƣa lƣợng bốc hơi ít độ ẩm cao.
- Gió: Chịu ảnh hƣởng của 3 hƣớng gió chính là gió mùa Đông bắc
khô lạnh, gió Đông nam gây mƣa nhiều, gió Tây nam khô nóng.
b. Thuỷ văn:
Xã có hệ thống thủy văn khá phong phú và tƣơng đối dày, bao gồm:
sông Đà chảy qua địa phận xã với chiều dài khoảng 8 km, suối Nậm Ét với
chiều dài chảy trên địa phận xã khoảng 20 km và cuối cùng đổ ra sông Đà.
Ngoài ra còn có các khe suối phân bố rải rác trên toàn xã.
Suối chảy trên dịa phận xã có lƣu vực nhỏ, hẹp và lƣu lƣợng nƣớc
giữa hai mùa chênh lệch lớn. Mùa cạn kiệt nƣớc trùng với mùa khô lƣu
lƣợng nƣớc nhỏ. Mùa lũ trùng với mùa mƣa lƣu lƣợng dòng chảy lớn, tốc
độ dòng chảy cao, lƣợng nƣớc tập trung thƣờng gây ra lũ quét, lũ ống ảnh
hƣởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Do vậy khả năng khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân

dân còn rất hạn chế, đặc biệt vào mùa khô.
4.1.4.Các nguồn tài nguyên.
a.Tài nguyên đất:
- Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ và thổ nhƣỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ
1:100.000, trong tổng số 7.100,75 ha tổng DTTN có 4.916 ha đất đƣợc điều
tra thổ nhƣỡng và trên địa bàn xã Nậm Ét có 4 loại đất sau:
- Đất vàng nhạt trên đá cát: có diện tích khoảng 3.933 ha, chiếm 80%
tổng diện tích đƣợc điều tra.
- Đất vàng đỏ trên đá sét: có diện tích khoảng 490 ha, chiếm 9,97%
tổng diện tích đƣợc điều tra.


- Đất dốc tụ: có diện tích khoảng 25 ha, chiếm 0,51 tổng diện tích đất
điều tra.
- Đất feralit mùn vàng nhạt trên đá cát: có diện tích khoảng 468 ha,
chiếm 9,52% tổng diện tích đất điều tra.
b. Tài nguyên nước:
Nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã
sử dụng chủ yếu từ hai nguồn sau:
- Nguồn nước mặt: xã Nậm Ét đƣợc ƣu đãi về tài nguyên nƣớc mặt,
với song Đà lớn chảy quanh năm bao quanh phía Đông của xã và suối Nậm
Ét chảy trên địa bàn xã với chiều dài khoảng 20 km, ngoài ra còn có các khe
suối nhỏ phân bố phắp toàn xã. Đây là nguồn nƣớc phục vụ sản xuất sinh
hoạt chủ yếu của nhân dân trong xã.
- Nguồn nước ngầm: Hiện chƣa có số liệu điều tra chính xác về trữ
lƣợng nƣớc ngầm. Song qua điều tra khảo sát sơ bộ ở một số nơi thuộc khu
vực vùng thấp, nƣớc ngầm đã đƣợc nhân dân khai thác tƣơng đối hiệu quả
để phục vụ sinh hoạt bằng hình thức riếng đào, tuy nhiên việc đầu tƣ khai
thác nguồn nƣớc ngầm sẽ rất khó khăn và tốn kém.
c. Tài nguyên rừng:

Là xã có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn so với tổng diện tích tự
nhiên với 3.438,01 ha, chiếm 58,43% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: rừng
sản xuất 19,18 ha, đất rừng phòng hộ 3.418,83 ha, Tài nguyên rừng của xã
khá phong phú, thực vật có nhiều loài cây nhƣ: lát, các loài tre trúc và dƣợc
liệu; động vật có các loài linh trƣởng, các loài bò sát nhƣ rắn và hàng nghìn
loài côn trùng.
Tuy nhiên do nạn chặt phá rừng làm nƣơng rẫy, săn bắn thú rừng
trong thời gian qua đã làm cho tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng của
xã nghèo đi, chất lƣợng rừng bị suy giảm. Hiện nay công tác trồng rừng,
khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng đã và đang đƣợc cấp chính quyền quan
tâm nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng.


d. Tài nguyên nhân văn:
Xã Nậm Ét nằm trong vùng đất cổ đƣợc hình thành và phát triển sớm.
Trong quá trình đấu tranh dựng nƣớc và bảo vệ vùng biên cƣơng của tổ
quốc, nhân dân các dân tộc đã viết nên trang sử quê hƣơng rạng rỡ, với
truyền thống văn hóa đặc sắc lâu đời, gắn liền với truyền thống kiên cƣờng
trong đấu tranh cách mạng. Cộng đồng 4 dân tộc (dân tộc Thái, Mông,
Kinh, Kháng) luôn đoàn kết, gắn bó chung sống hòa bình cùng nhau xây
dựng quê hƣơng mỗi dân tộc mang trong mình một nét văn hóa riêng, hòa
nhập làm phong phú, đa dạng bản sắc dân tộc, đến nay cộng đồng dân tộc
của xã vẫn bảo tồn và lƣu trữ đƣợc các nghề làm chăn đệm ngƣời Thái,
nghề rèn đúc khoan nòng súng kíp của ngƣời dân tộc Mông, và các hoạt
động văn hóa đƣợc thể hiện trong ngày lễ tết, lễ hội trong điệu múa, hát
nhƣ: Múa xòe, hát đối, ném còn, kéo co, đẩy gậy,…
Kế thừa và phát huy truyền thống ngày nay Đảng bộ và nhân dân các
dân tộc trên địa bàn đang ra sức phấn đấu xây dựng quê hƣơng, khai thác
những tiềm năng và thế mạnh của địa phƣơng thực hiện mục tiêu “dân giàu,
nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”.

4.1.5. Cảnh quan môi trường.
Nậm Ét mang vẻ đẹp hùng vĩ của vùng núi Tây Bắc với nhiều dãy đồi
núi trùng điệp và hệ thống sông suối, các khe suối kết hợp hài hòa tạo nên 1
bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, môi trƣờng không khí trong lành,
nguồn nƣớc ít bị ảnh hƣởng bởi ô nhiễm do chất thải công nghiệp – TTCN,
sinh hoạt của con ngƣời. Tuy nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất
đai, tài nguyên thiên nhiên cùng với tập quán sinh hoạt, canh tác chƣa hợp
lý đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng sinh thái. Trong một thời
gian dài việc bảo vệ rừng không đƣợc quan tâm đúng mức dẫn đến diện tích
rừng giảm kéo theo đó là hiện tƣợng, xói mòn rửa trôi đất và mùa mƣa, các
loại động thực vật rừng giảm sút nghiêm trọng ảnh hƣởng đến cảnh quan
môi trƣờng sinh thái.


4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế.
4.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm qua kinh tế của xã có những chuyển biến đáng kể.
Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã đƣợc nâng lên, cơ sở hạ tầng
từng bƣớc đƣợc cải thiện nhƣ: hệ thống giao thông, thủy lợi, trƣờng học,
trạm y tế, các công trình văn hóa phúc lợi công cộng đƣợc nâng cấp và xây
dựng mới, sức khỏe, trình độ dân trí không ngừng đƣợc nâng lên. Năm
2006 tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt khoảng 13%, thu nhập bình quân đầu
ngƣời đạt 3,2 triệu đồng/ngƣời/năm. Đây là kết quả chƣa cao so với kinh tế.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế của xã trong những năm ngần đây phát triển đúng hƣớng,
tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hƣớng
tích cực. Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thƣơng mại
dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản. Nguyên nhân đạt đƣợc kết
quả trên là do tốc độ đô thị phát triển, giải quyết đƣợc việc làm cho ngƣời

lao động, hai ngành công nghiệp xây dựng và thƣơng mại dịch vụ đã hoàn
thành vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đối với ngành công nghiệp xây dựng,
nhờ chính sách kích cầu, bình ổn giá giúp cho các doanh nghiệp xây dựng
tháo gỡ khó khăn về vốn, đặc biệt giá ngày công cao, số lao động tăng mang
lại thu nhập lớn cho địa phƣơng. Đối với ngành thƣơng mại dịch vụ, do điều
kiện kinh tế phát triển, sức mua trong nhân dân ngày một tăng cao, các hộ
kinh doanh đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, các mặt hàng phong
phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, dịch vụ buôn bán đồ gỗ ngày càng
sầm uất và là nơi tiêu thụ hàng hóa, đáp ứng đƣợc nhu cầu mua sắm của


nhân dân trong xã và các vùng lân cận. Tuy nhiên việc kinh doanh vẫn còn
nhỏ lẻ, sản phẩm cạnh tranh trên thị trƣờng còn hạn chế.
Trong những năm trở lại đây nền kinh tế xã phát triển tƣơng đối ổn
định là tín hiệu tốt thể hiện hƣớng đi đúng cho sự phát triển của địa phƣơng.
Sản xuất nông nhgiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, các lĩnh vực
thƣơng mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp bƣớc đầu phát triển, tuy nhiên
mới chỉ là mức quy mô nhỏ lẻ, giá trị kinh tế chƣa cao.
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế tính đến ngày 31/12/2012
TT

Chỉ tiêu

Ngƣời

Năm
2008
5.615

Năm

2009
5.693

Năm
2010
5.765

Năm
2011
5.830

Năm
2012
5.888

%

2,8

1,3

1,85

3,51

2,46

%

25


14,72

11,09

14,53

12,40

ĐVT

3

Tổng dân số
Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên
Tốc độ tăng trƣởng KT

4

Cơ cấu kinh tế

%

100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

5

Nông lâm thủy sản


%

19,60

27,42

42,42

32,62

32,04

6

Công nghiệp và XD

%

32,81

31,21

28,87

43,00

23,52

7


Thƣơng mại, dịch vụ

%

28,61

41,83

44,2

31,90

43,24

8

Tổng giá trị sản xuất

Tỷ/đ

8,50

10,40

14,20

15,52

337,62


9

Thu nhập bình quân năm

Tr/đ

2,16

3,64

3,65

9,5

16,5

10

Bình quân LT đầu ngƣời

Kg/năm

190

355

316

412


332

11

Số hộ nghèo

Hộ

76,23

761

758

751

681

12

Tỷ lệ hộ nghèo

%

16

30

25


45

58,6

1
2

4.2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Sản xuất nông lâm nghiệp trong thời gian qua xã Nậm Ét so với mặt
bằng chung vẫn là một số vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện,
nên kinh tế chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là tự cấp tự túc chƣa có sản


phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Chuyển dịch kinh tế chậm, chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp.
- Về trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng trong năm 2006 là 817,49 ha,
sản lƣợng lƣơng thực có hạt (lúa + ngô) đạt 2.402 tấn. Diện tích, năng xuất,
sản lƣợng một số cây trồng hàng năm nhƣ sau:
+ Lúa 2 vụ: Diện tích gieo trồng 43 ha, năng xuất 5 tấn/ha, sản lƣợng
đạt 215 tấn.
+ Lúa 1 vụ: Diện tích gieo trồng 0.6 ha, năng xuất đạt 4 tấn/ha, sản
lƣợng đạt 24 tấn.
+ Lúa nƣơng: Diện tích gieo trồng 72,89 ha, năng xuất đạt 1,5 tấn/ha,
sản lƣợng đạt 110 tấn.
+ Ngô: Diện tích gieo trồng 451 ha, năng xuất bình quân đạt 4 tấn/ha,
sản lƣợng đạt 1.800 tấn.
+ Sẵn: Diện tích 250 ha, năng xuất 1 tấn/ha, sản lƣợng đạt 250 tấn.
- Về chăn nuôi: Trong những năm gần đây đàn gia súc, gia cầm phát
triển cả về cơ cấu đàn và cải tạo giống. Năm 2006, đàn trâu có 356 con; đàn

bò có 794 con; đàn lợn trên 2 tháng tuổi có 1.030 con; gia cầm các loại
17.400 con.
- Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản trong
năm 2012 là 4,81 ha
b) Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã chậm phát triển chủ
yếu là các ngành nghề nhƣ sửa chữa xe máy; thêu, dệt thủ cẩm; đan lát; sản
xuất dụng cụ lao động. Sản phẩm sản xuất chỉ áp ứng nhu cầu tại chỗ của
ngƣời dân, chƣa có sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
c) Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ:
Hoạt động dịch vụ, thƣơng mại chƣa phát triển mạnh còn mang tính
sơ khai, các loại hình dịch vụ chủ yếu là công ứng các mặt hàng thiết yếu


nhƣ muối, dầu hỏa và các mặt hàng khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng của nhân dân.
4.2.2. Tình hình phát triển dân cư, lao động và việc làm.
4.2.2.1. Dân số:
Năm 2006, dân số của xã có 2.563 nhân khẩu, 489 hộ gia đình. Trong
đó: dân tộc kinh chiếm 8%; dân tộc thái chiếm 42,0%; dân tộc kháng chiếm
50,0%, sống trên địa bàn 13 bản.
Dân số phân bố không đồng đều trong toàn xã, đông nhất là bản Cà,
có 329 khẩu, 62 hộ. Bản Nong, có 331 khẩu, 58 hộ. Bản Xàng có 323
ngƣời, 63 hộ; Thấp nhất là bản Huổi Hẹ có 78 ngƣời, 14 hộ. Mật độ dân số
bình quân 44 ngƣời/km2. Những năm gần đây do làm tốt công tác dân số kế
hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ dân số giảm dần, 2006 tỷ lệ tăng dân số còn
2,5%.
4.2.2.2. Lao động và việc làm:
Lực lƣợng lao động khá dồi dào với khoảng 1.282 ngƣời. Chủ yếu là
lao động nông nghiệp. Chất lƣợng lao động nhìn chung còn thấp, chủ yếu là

lao động chƣa qua đào tạo có kỹ thuật còn rất thấp. Lao động phi nông
nghiệp chủ yếu là giáo viên, cán bộ công chức viên chức của xã và các hộ
kinh doanh dịch vụ.
Hiện nay, việc làm cho ngƣời lao động đang là vấn đề đƣợc chính
quyền cũng nhƣ nhân dân rất quan tâm, đặc biệt là lao động nông dân lúc
kết thúc mùa vụ. Để giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động cần
phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều
lao động phổ thông. Gắn mục tiêu giải quyết việc làm với chiến lƣợc phát
triển kinh tế, ổn định an toàn xã hội.
4.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
4.2.3.1. Giao thông:
- Đƣờng bộ: Có tổng chiều dài 18,5 km, bao gồm:


+ Đƣờng huyện: có 1 tuyến, đƣờng Chiềng Khoang – Liêp Muội –
Nậm Ét đi qua địa phận xã với chiều dài 5 km. Tuyến đƣờng này nối với
tuyến tỉnh lộ 107 và tuyến giao thông chính của xã để thông thƣơng với các
vùng khác của huyện với các huyên khác.
+ Đƣờng đến bản, liên bản: Toàn xã hiện có 3 tuyến với chiều dài 13,5
km. Hệ thống đƣờng bản, liên bản hiện là đƣờng đất có nền đƣờng rộng từ
2-3 m, chấ lƣợng đƣờng thấp chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân các
bản trong mùa khô, mùa mƣa đi lại còn khó khăn.
- Đƣờng thủy: Đã hình thành tuyến đƣờng thủy dọc sông Đà đƣợc
nhân dân khai thác sử dụng để thu hoạch, trao đổi các nông sản, hàng hóa
với bên ngoài rất kịp thời và có hiệu quả.
Do địa hình phức tạp, chia cắt mạnh nên việc đầu tƣ xây dựng các
tuyến đƣờng giao thông còn gặp khó khăn bất cập, khả năng khai thac sử
dụng các tuyến đƣờng còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại, giao lƣu,
trao đổi hàng hóa của nhân dân trong xã với các vùng phụ cận.
4.2.3.2. Thủy lợi:

Toàn xã hiện có 15 km mƣơng phai đất đáp ứng nhu cầu nƣớc tƣới
cho 22 ha khi chiêm xuân. Các công trình thủy lợi đã góp phần đáng kể trog
việc khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích, thâm canh tăng vụ và tăng
năng xuất, chuyển cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã. Tuy nhiên, chƣa đƣợc
đầu tƣ đồng bộ và bị ảnh hƣởng do lũ, bồi lấp nên hiệu quả khai thác của
các công trình bị hạn chế, tuổi thọ công trình ngắn, một số công trình do
không đƣợc tu sửa thƣờng xuyên nên bị xuống cấp, sạt lở và hƣ hỏng.
Nhìn chung các công trình thủy lợi của xã là công tình tạm, sau những
mùa mƣa lũ thƣờng bị sạt lở. Vì vậy cần phải cải tạo và nâng cấp để cải
thiện việc cấp nƣớc tƣới và phục vụ dân sinh.
4.2.3.3. Hệ thống lưới điện:
Điện lƣới quốc gia đã đƣợc đầu tƣ xây dựng phục vụ nhu cầu sản xuất
và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã. Hiện hệ thống đƣờng dây 35Kv


đã tới trung tâm xã và hệ thống đƣờng dây 0,4Kv, các trạm biến áp đƣợc
đầu tƣ đến trung tâm các bản, vì vậy hiện nay 10/12 bản đã đƣợc sử dụng
điện lƣới quốc gia, số hộ đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia chiếm khoảng
85% số hộ.
4.2.3.4. Bưu chính viễn thông:
Nhằm đảm bảo thông tin nhanh chóng, kịp thời chính xác phục vụ
phát triển kinh tế xã hội xã đẩy mạnh điểm bƣu điện văn hóa đặt tại trung
tâm xã đi vào hoạt động tƣơng đối tốt đáp ứng tốt nhu cầu trao đổi thông
tin, chuyển thƣ, sách báo, khoa học kỹ thuật, phục vụ sản xuất và nhu cầu
hƣởng thụ văn hóa của nhân dân, ngoài ra trên địa bàn còn có 1 máy điện
thoại cố định tại UBND xã. Tuy nhiên do địa hình rộng nên chất lƣợng phục
vụ của các dịch vụ bƣu chính viễn thông còn hạn chế.
4.2.3.5. Về giáo dục đào tạo:
Trong những năm qua công tác giáo dục đào tạo luôn đƣợc quan tâm
đúng mức, cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ, hệ thống các trƣờng, lớp đƣợc xây

dựng khang trang, chất lƣợng dậy và học ngày càng đƣợc nâng lên. Số trẻ
trong độ tuổi đến trƣờng đạt 99%, với 3 cấp học (Mầm non, tiểu
học,THCS). Tổng số có 27 lớp học và các lớp cắm bản. toàn xã hiện có 27
giáo viên và 992 học sinh (trong đó mầm non 496 cháu, tiểu học 329 học
sinh, THCS 167 học sinh).
Các cấp học đƣợc củng cố và phát triển, từng bƣớc đƣợc đào tạo theo
hƣớng chuẩn hóa đẩy mạnh phổ biến giáo dục, tăng cƣờng cơ sở vật chất
từng lớp học, triển khai tốt chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng lớp học theo kế
hoạch, tỷ lệ học sinh đến trƣờng đạt 100%, chất lƣợng của các cấp học đƣợc
nâng lên rõ rệt. Hệ thống giáo dục đào tạo đã có bƣớc phát triển cả về cơ sở
vật chất và chất lƣợng giảng dạy, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con
em trong xã, góp phần nâng cao trong trình độ dân trí trong cộng đồng dân
cƣ.


Hiện trên địa bàn xã có một trƣờng mầm non, một trƣờng tiểu học,
một trƣờng THCS.
4.2.3.6. Về y tế:
Trong những năm qua công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã
có nhiều cố gắng, xã có 1 trạm y tế là nhà cấp IV với 5 giƣờng bệnh, 5 cán
bộ y tế,1 y tá, 1 y sỹ và 1 nữ hộ sinh, 12/12 bản đã có y tế bản. Chất lƣợng
khám chữa bệnh đƣợc nâng lên, thực hiện tốt các chƣơng trình y tế quốc gia
nhƣ tiêm chủng mở rộng các phòng chống các bệnh sốt rét, bại liệt, sỏi
thận…góp phần làm giảm đáng kể các dịch bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên
công tác y tế còn gặp nhiều khó khăn nhƣ: địa bàn rộng, đi lại khó khăn, cơ
sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ y tế còn nhiều hạn chế đặc biệt là các
cán bộ y tế bản. Vì vậy khả năng khám chữa bệnh chỉ dừng lại ở mức khám
chữa bệnh thông thƣờng.
4.2.3.7. Hoạt động văn hóa – Thông tin – Thể thao:
Trong những năm qua, hoạt động văn hóa thông tin thể dục thể thao

của xã luôn đƣợc quan tâm, tạo điều kiện phát triển vì thế đã có những
chuyển biến tích cực đến nay xã đã có nhà văn hóa trung tâm xã, hoạt động
hiệu quả là nơi sinh hoạt cộng đồng phổ biến kiến thức cũng nhƣ các chủ
chƣơng đƣờng lối, chính sách của đảng đến ngƣời dân. Hoạt động thể dục
thể thao xã với các môn nhƣ: bóng đá, bóng truyền…thu hút đông thiếu
niên tham gia hoạt động góp phần nâng cao ý thức rèn luyện thể chất trong
nhân dân.
Hoạt động văn hóa xã có 1 đội văn nghệ để phục vụ các ngày lễ tết
thƣờng xuyên giao lƣu nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Phong trào
xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa đƣợc nhân dân nhiệt tình
hƣởng ứng đến nay xã đã có 338 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Hoạt
động thông tin, tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣợc
tổ chức tốt, các chủ chƣơng của Đảng, chính quyền pháp luật của Nhà nƣớc
đƣợc phổ biến kịp thời tới nhân dân.


×