Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất xã chiềng sơ, huyện sông mã, năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.17 KB, 69 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tƣ sản xuất đặc biệt không có gì thay thế đƣợc, là thành phần quan
trọng của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các
công trình văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành
lên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc sử dụng tài nguyên đất một cách
hợp lý và có hiệu quả là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững.
Ngày nay, cùng với sự gia tăng dân số là sự phát triển kinh tế - xã hội
đã gây áp lực lớn đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đối với
đất đai. Cùng với đó là sự ô nhiễm môi trƣờng ngày càng tăng cao làm cho tài
nguyên đất đang ngày càng bị thoái hoá. Vì vậy, để khai thác sử dụng đất đai
lâu dài cần phải hiểu biết một cách đầy đủ các thuộc tính và nguồn gốc của
đất, trong mối quan hệ tổng hoà với các điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội và
nhân văn.
Xã Chiềng Sơ là một xã thuộc huyện Sông Mã, nằm ở phía Tây Bắc
của huyện, cách trung tâm huyện 22km. Trong những năm gần đây nền kinh
tế của xã có những bƣớc phát triển nhảy vọt và hội nhập nhanh chóng với nền
kinh tế của cả nƣớc. Tuy nhiên chính do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế cùng với đó là sự gia tăng về dân số đã gây áp lực lớn về đất đai. Vấn đề
đặt ra là làm thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên đất có hạn đạt hiệu quả tốt
nhất nhằm nâng cao đời sống cho ngƣời dân, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội, phù hợp với thế mạnh của địa phƣơng đồng thời đảm bảo
đƣợc môi trƣờng sinh thái để phát triển bền vững.
Xuất phát từ thực tế nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài có tên : “Đánh
giá hiện trạng sử dụng đất xã Chiềng Sơ – Huyện Sông Mã năm 2012”
1.2. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Củng cố kiến thức đã học trên lớp và tiếp cân với công tác sử dụng
đất cấp xã.
1




- Đánh giá đƣợc hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Chiềng Sơ.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử
dụng đất trên địa bàn xã trong thời gian tới.
- Tìm ra xu thế và nguyên nhân gây biến động trong quá trình sử dụng
đất của xã Chiềng Sơ, tạo ra cơ sở cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và định hƣớng sử dụng đất nông
nghiệp nhằm khai thác thác tiềm năng đất đai, nâng cao thu nhập cho ngƣời
dân của xã.
- Tạo ra cơ sở cho việc định hƣớng sử dụng đất dài hạn phù hợp với
tình hình và xu thế phát triển hiện nay.
1.2.2. Yêu cầu.
- Các số liệu tài liệu thu thập đƣợc phải có giá trị thực tiễn và pháp lý.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất phải đầy đủ, chính xác, đúng hiện
trạng và đảm bảo tính khách quan.
- Xác định chính xác và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra xu thế biến
động đất đai trong những năm qua.
- Đánh giá chính xác, khách quan hiện trạng quản lý, sử dụng đất và
biến động đất đai của xã Chiềng Sơ trong những năm vừa qua.
- Đánh giá hiện trạng phải tuân theo các quy định nhƣ: Luật Đất đai,
thông tƣ số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007, hƣớng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của đánh giá hiện trạng sử dụng đất.

2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất
nông nghiệp, là đối tƣợng sản xuất đồng thời cũng là nơi sản xuất ra lƣơng
thực, thực phẩm và là nhân tố quan trọng hợp thành môi trƣờng sống.
Đất đai là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học
và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hƣởng nhất định đến tiềm năng và hiện
trạng sử dụng đất (Theo FAO, 1976). Hiện nay, sự gia tăng dân số cũng nhƣ
sự phát triển của nền kinh tế xã hội đã gây ra một áp lực lớn tới đất đai.
Trong khi đó tài nguyên đất lại có hạn, vì vậy cần phải sử dụng hợp lý, đảm
bảo đƣợc sự hiệu quả cũng nhƣ sử dụng lâu dài. Để làm đƣợc nhƣ vậy chúng
ta phải đánh giá đƣợc tài nguyên đất.
2.1.1.2. Khái niệm về đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bộ phận quan trọng trong việc
đánh giá tài nguyên thiên nhiên đƣợc sử dụng trong nền kinh tế quốc dân.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng từng quỹ đất
nhƣ: nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chƣa sử dụng.
Để từ đó rút ra những nhận định, kết luận về tính hợp lý hay chƣa hợp lý
trong sử dụng đất, làm cơ sở để đề ra những hƣớng sử dụng đất sao cho hợp
lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời nó cũng là cơ sở cho việc định
hƣớng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
2.1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử
dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai
2.1.2.1. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử
dụng đất
Hiện nay việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch là rất quan trọng.
Nó không chỉ góp phần làm cho đất đai đƣợc sử dụng hợp lý, có hiệu quả và
bền vững mà còn giúp cho công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai đƣợc tốt
3



hơn. Nhƣng để có một phƣơng án quy hoạch sử dụng đất hợp lý, có tính khả
thi thì ngƣời lập phƣơng án quy hoạch phải có sự hiểu biết sâu về hiện trạng
sử dụng đất cũng nhƣ điều kiện và nguồn lực của vùng lập quy hoạch. Để đáp
ứng đƣợc điều đó thì phải thông qua các bƣớc đánh giá hiện trạng sử dụng
đất. Thông qua đánh giá hiện trạng sử dụng đất giúp cho ngƣời lập quy hoạch
lắm rõ đầy đủ và chính xác hiện trạng sử dụng đất cũng nhƣ các biến động về
đất đai từ đó đƣa ra những nhận định sử dụng đất hợp lý với điều kiện hiện
tại và trong tƣơng lai. Từ đó nói đánh giá hiện trạng sử dụng đất là cơ sở
khoa học cho việc đề xuất những phƣơng hƣớng sử dụng đất hợp lý và có
hiệu quả. Vì vậy giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng
đất có mối quan hệ khăng khít với nhau.
2.1.2.2. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và công tác quản
lý Nhà nước về đất đai
Trong những năm gần đây do nhu cầu đất đai về các ngành đã làm cho
quỹ đất có nhiều thay đổi, việc chuyển mục đích sử dụng đất, hiện tƣợng lấn
chiếm tranh chấp đất đai xẩy ra thƣờng xuyên đã làm cho công tác quản lý
đất đai gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để quản lý chặt chẽ quỹ đất cần phải lắm
bắt đƣợc các thông tin, dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất. Công tác đánh giá
hiện trạng sử dụng đất giúp cho các nhà quản lý đất đai cập nhật, nắm chác
các thông tin về hiện trạng sử dụng đất một cách chính xác nhất, giúp cho các
nhà quản lý chỉnh sửa bổ sung những thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Vì
vậy có thể nói công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất có vai trò hết sức
quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai.
2.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên thế giới
và ở Việt Nam.
2.2.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên thế giới
Trong những thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
thế giới và cùng với đó là sự bùng nổ về dân số đã gây áp lực rất lớn đối với
tài nguyên đất. Để giảm thiểu một cách tối đa sự suy thoái tài nguyên đất do

thiếu trách nhiệm, sự thiếu nhận thức của con ngƣời, đồng thời tạo cơ sở cho
4


những định hƣớng sử dụng đất theo quy hoạch và bền vững trong tƣơng lai.
Công tác nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã đƣợc thực hiện khá lâu và
ngày càng đƣợc chú trọng hơn, đặc biệt đối với các nƣớc phát triển.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX việc đánh giá khả năng sử dụng đất
đƣợc xem nhƣ là bƣớc nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm
đất. Công tác nghiên cứu đánh giá về đất ngày càng thu hút các nhà khoa học
trên thế giới đầu tƣ về thời gian lẫn chất xám, nó trở thành một trong những
chuyên ngành nghiên cứu không thể thiếu đối với các nhà quy hoạch, các nhà
hoạch định chính sách và các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai.
- Cách đây hơn 4 nghìn năm, ngƣời trung quốc đã có sơ đồ thổ nhƣỡng
và đã biết sử dụng đất cho việc đánh thuế (Nycle. C.Brady, 1974). Nhƣng
mãi đến thế kỷ XIV sau Công nguyên việc đânhs giá đất mơi đƣợc đi sâu,
nghiên cứu và ứng dụng ở châu Âu, đến giữa thế kỷ XIX, Đocutraiev đã đƣa
ra cơ sở phân hạng đất theo quan ddiemr phát sinh, từ đó nhiều nhà thổ
nhƣỡng học trên thế giới đã đƣa ra nhiều quan điểm và phƣơng pháp đánh giá
đất khác nhau. Vì vậy có các luận điểm đánh giá đất của một số nƣớc và tổ
chức trên thế giớ nhƣ sau:
♦ Luận điểm đánh giá đât của Đocutraiev
- Đánh giá đất đai của Đocutraiev cho rằng để đánh giá đất đai có hiệu
quả cần nghiên cứu khả năng tự nhiên của đất. Theo ông khả năng tự nhiên
của đất là yếu tố quyết định của đất và sự thu nhập từ đất.
♦ Luận điểm đánh giá đất của Rozop và cộng sự
- Tại hội nghị Quốc tế về đánh giá đất lần thứ 10 tổ chức tại Matscơva
năm 1974 luận điểm đánh giá đất của Rozop và cộng sự đã đƣợc trình bày tại
đây và đƣợc nhất trí cao. Nội dung luận ddiemr bao gồm những ddiemr sau:
+ Đánh giá đất phải phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhƣỡng khác

nhau có các yếu tố đánh gia khác nhau
+ Đánh giá đất phải phụ thuộc vào đặc điểm cây trồng
+ Đánh giá đất phải phụ thuộc vào trình độ thâm canh
+ Có mối quan hệ tƣơng quan chặt chẽ giữa chất lƣợng đất và năng
5


suất cây trồng
♦ Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tƣới (Inrrigation Land
Suitabiliti Classification) của Cục cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
năm 1951. Sau một thời gian nghiên cứu ngƣời ta đã phân loại bao gồm 6
lớp, từ lớp có thể trồng đƣợc đến lớp có thể trồng đƣợc một cách có giới hạn
và lớp không thể trồng đƣợc. Mặc dù chƣa đƣợc nghiên cứu một cách cụ thể
chi tiết nhƣng những kết quả của công trình nghiên cứu này đã có những ý
nghĩa lớn trong việc sử dụng đất và công tác quản lý về đất đai. Bên cạnh đó
yếu tố khả năng của đất cũng đƣợc chú trọng trong công tác đánh giá đất ở
Hoa Kỳ, do đó Kligebeil và Montgomery Vụ bảo tồn đất đai Bộ Nông nghiệp
Hoa Kỳ đề nghị năm 1964. Ở đây đơn vị bản đồ đất đai đƣợc nhóm lại đƣa
vào khả năng sản xuất của một loại cây trồng hay một loại cây tự nhiên nào
đó, chỉ tiêu cơ bản để đánh giá là các hạn chế của lớp phủ thổ nhƣỡng với
mục tiêu canh tác dự định áp dụng.
♦ Luận điểm đánh giá đất của Pháp
Theo Đôlômông khả năng ảnh hƣởng của đất rất lớn đến đặc tính dinh
dƣỡng của cây trồng và ở mức độ nhất định, sinh trƣởng và phát triển và khả
năng cho năng suất cây trồng đã thể hiện đƣợc tính chất đất. ( Luận điểm này
đánh giá đất theo độ phì).
♦ Liên Xô (cũ) có lịch sử hình thành và phát triển công tác đánh giá đất
từ lâu đời. Năm 1917 việc đánh giá đất gắn liền với công tác địa chính mà
tiên phong là hoạt động của Hội đồng địa chính thuộc Bộ tài sản. Từ năm
1960 việc phân hạng và đánh giá đất đƣợc thực hiện theo 3 bƣớc.

+ Đánh giá lớp phủ thổ nhƣỡng
+ Đánh giá khả năng của đất
+ Đánh giá kinh tế đất
- Để đáp ứng yêu cầu thực tế về công tác đánh giá đất, các nhà khoa
học trên thế giới cùng nhau hợp tác và thành lập tổ chức FAO. Tổ chức này
đƣợc thành lập nhằm mục đích xây dựng quy trình và tiêu chuẩn về đánh giá
đất sử dụng đồng bộ trên thế giới. Sau khi đƣợc thành lập tổ chức này đã tiến
6


hành nghiên cứu và đƣa ra dự thảo đầu tiên vào năm 1972, sau đó đƣợc
Brinkiman và Smyth soạn lại và cho xuất bản năm 1973.
Từ bản dự thảo này cùng với các ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học hàng đầu của tổ chức FAO đã xây dựng nội dung phƣơng pháp đánh giá
đất đầu tiên (A Framewok For Land Evaluation), công bố năm 1976. Phƣơng
pháp đánh giá đất của FAO dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai đƣợc
thử nghiệm thực tế trên nhiều nƣớc và nhiều khu vực trên thế giới đã có hiệu
quả. Qua nhiều năm sửa đổi bổ sung và đúc rút từ kinh nghiệm thực tế FAO
đã đƣa ra nhiều tài liệu hƣớng dẫn cho các đối tƣợng cụ thể trong công tác
đánh giá đất nhƣ sau:
+ Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mƣa năm 1983
+ Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tƣới năm 1985
+ Đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh năm 1989
+ Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển năm 1990
+ Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ cho quy
hoạch sử dụng đất đai năm 1992
Hiện nay con ngƣời dần ý thức đƣợc tầm quan trọng của công tác
đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất một cách bền vững, đồng thời bảo vệ
môi trƣờng sinh thái. Do đó công tác đánh giá đất đai đƣợc thực hiện ở hầu
hết các quốc gia và trở thành khâu trọng yếu trong hoạt động đánh giá tài

nguyên đất hay trong quy hoạch sử dụng đất, là công cụ cho việc quản lý sử
dụng đất bền vững ở mỗi quốc gia.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, từ thế
kỷ XV những hiểu biết về đất đai đã đƣợc chú trọng và đã đƣợc tổng hợp
thành nhiều tài liệu quốc gia nhƣ: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, các tài liệu
của các nhà khoa học Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Khiêm…
Trong thời kỳ Pháp thuộc cũng có nhiều nghiên cứu nhƣ:
- Công trình nghiên cứu: “Đất Đông Dương” do E.Mcastagnol thực
hiện và ấn hành năm 1842 ở Hà Nội
7


- Công trình nghiên cứu ở miền nam Việt Nam do Tkatchenko thực
hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam
- Công trình nghiên cứu: “Vấn đề đất và sử dụng đất ở Đông Dương”
do E.Mcastagnol thực hiện và ấn hành năm 1950 ở Sài Gòn
Từ sau năm 1950 rất nhiều các nhà khoa học Việt Nam nhƣ: Tôn Thất
Chiểu, Vũ Ngọc Tuyên, Lê Duy Thƣớc, Cao Liêm, Trƣơng Đình Phú, Thái
Công Tụng … và các nhà khoa học nƣớc ngoài nhƣ: V.M Fidland, F.E
MoOrman, cùng hợp tác nghiên cứu xây dựng bản đồ thổ những Miền Bắc
Việt Nam (Tỷ lệ 1:1.000.000), phân vùng địa lý - Thổ nhƣỡng miền Bắc Việt
Nam, bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam. Ngoài ra còn có các nghiên
cứu về tính chất vật lý, hoá học đất ở vùng đồng bằng sông Cứu Long, các
nghiên cứu về đất sét, đất phèn ở Việt Nam, bƣớc đầu đánh giá phân hạng đất
khái quát toàn quốc, từng bƣớc nghiên cứu và áp dụng phƣơng pháp đánh giá
đất của FAO đƣa ra.
- Trong nghiên cứu và đánh giá quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở
Việt Nam ( Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu năm 1985), phân loại khả
năng của FAO đã đƣợc áp dụng trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, phân

lớp thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.
- Năm 1993 Tổng Cục Địa chính đã xây dựng báo cáo đánh giá hiện
trạng sử dụng đất. Nội dung của báo cáo này chủ yếu đề cập đến khả năng
sản xuất thông qua hệ thống thuỷ lợi. Bên cạnh đó Tổng Cục Địa chính đã
thực hiện từng bƣớc việc xây dựng các mô hình thử nghiệm lập quy hoạch sử
dụng đất theo các cấp lãnh thổ hành chính khác nhau.
- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ cho quy
hoạch sử dụng đất (Viện quy hoạch và thiết kế Bộ nông nghiệp năm 1994).
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nƣớc ta theo quan điểm sinh thái
và phát triển lâu bền là nội dung của đề tài “ KT 02 – 09” (do PSG.TS Trần
An Phong làm chủ nhiệm năm 1995). Nghiên cứu này đƣợc xây dựng trên
quan điểm sinh thái và phát triển bền vững để đánh giá hiện trạng và khả
năng sử dụng đất.
8


Trong giai đoạn 2001 – 2005 các đề tài cấp bộ, các đề tài hợp tác Quốc
tế Viện thổ nhƣỡng – Nông hoá đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng đem lại
hiệu quả cao. Viện đã nghiên cứu bổ sung hệ phân loại đất Việt Nam dựa trên
phân loại đất tiên tiến trên thế giới nhƣ: FAO – UNESCO, Soil Taxolomy…
2.2.3. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở địa phương
- Hàng năm đều có đều có số liệu thống đất đai, 5 năm thì thống kê đất
đai đo đạc và biên tập lại bản đồ. Quy trình này đƣợc thực hiện đều đặn, đúng
thủ tục và tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có dự án, công trình
cụ thể nào tại địa phƣơng nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất để phục vụ
cho quy hoạch.

9



PHẦN III. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Toàn bộ diện tích đất trên địa bàn xã xã Chiềng Sơ - huyện Sông Mã
- tỉnh Sơn La.
- Tình hình quản lý sử dụng đất của xã Chiềng Sơ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính xã Chiềng
Sơ.
- Thời gian thực hiện: năm 2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá, nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên: xác định vị trí địa lý, địa hình vùng nghiên cứu,
xem xét các điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ thuỷ văn cũng nhƣ các đặc
điểm đất đai, thảm thực vật.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: nghiên cứu các đặc điểm về dân số, lao
động, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất và sử dụng đất đai của xã.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội.
3.3.2. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2005 - 2012
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai
- Biến động đất Nông nghiệp.
- Biến động đất phi nông nghiệp.
- Biến động đất chƣa sử dụng.
3.3.4. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện xã Chiềng Sơ - huyện Sông
Mã.
- Hiện trạng đất nông nghiệp.
- Hiện trạng đất phi nông nghiệp.
- Hiện trạng đất chƣa sử dụng.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo bản đồ hiện trạng.

10


- Đề xuất phƣơng hƣớng sử dụng đất cho xã trong thời gian tới.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập
- Thu thập số liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2012.
- Các số liệu về định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội ( trong nghị
quyết Đại hội Đảng khóa X).
- Thu thập số liệu báo cáo phát triển kinh tế - xã hội hàng năm
Trong quá trình nghiên cứu tôi tiến hành điều tra nội nghiệp và ngoại
nghiệp nhằm thu thập tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết phụ vụ cho mục
đích và yêu cầu nghiên cứu. Bên cạnh các tài liệu thu thập đƣợc từ các phòng
ban, tôi còn tiến hành điều tra và bổ sung thêm số liệu từ thực tế của địa
phƣơng.
3.4.2. Phương pháp thống kê
Để thuận lợi cho công tác nghiên cứu thì sau khi thu thập đƣợc các số
liệu cần phải thống kê lại cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của đề tài.
Phƣơng pháp này dùng để thống kê toàn bộ diện tích đất đai của huyện theo
sự hƣớng dẫn thống nhất của Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng, phân nhóm các
số liệu điều tra để xử lý và tìm ra xu thế biến động đất đai trong giai đoạn từ
năm 1990 đến nay.
3.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập đƣợc các tài liệu, số liệu, thông tin tiến hành phân
tích, tổng hợp theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu của đề tài. Số liệu đƣợc
phân tích và tổng hợp bằng phần mềm Excel.
3.4.4. Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ
Dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật quy định về việc hƣớng dẫn
công tác xây dựng bản đồ và chỉnh lý biến động để xây dựng bản đồ hiện

trạng sử dụng đất xã Chiềng Sơ năm 2012. Qua nghiên cứu tôi tiến hành xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện bằng phần mềm Microstation
để số hoá và chỉnh lý.
11


3.4.5.Phương pháp chọn lọc các tài liệu đã có
Thu thập, đánh giá các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã có
từ trƣớc và lựa chọn các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên
cứu. Kế thừa các tài liệu nhƣ: số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất, số liệu báo cáo phát triển kinh tế - xã hội hàng năm , các số liệu
về định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội.

12


PHẦN IV. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá, nghiên cứu điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã
Chiềng Sơ.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Chiềng Sơ là xã vùng II của huyện Sông Mã, cách trung tâm huyện
22km, với tổng diện tích tự nhiên là 6.073 ha, gồm 23 bản. Có vị trí giáp ranh
nhƣ sau:
- Phía Đông giáp xã Nà Nghịu.
- Phía Tây giáp xã Yên Hƣng.
- Phia Nam giáp xã Nậm Mằn.
- Phía Bắc giáp xã Nậm Ty.
- Có tọa độ địa lý là :
+ Vĩ độ: 270 07’30’’ vĩ độ Bắc

+ Kinh độ: 1030 30’48’’ kinh độ Đông
Hình 1. Sơ đồ vị trí xã Chiềng Sơ

- Tổng diện tích tự nhiên 6073 ha, với tổng dân số năm 2012 của xã có
7.058 nhân khẩu với 1.248 hộ gia đình, bình quân 5,7 ngƣời/hộ, mật độ dân
số bình quân toàn xã là 117 ngƣời/km2 cao hơn với mật độ dân số chung toàn
huyện là 66 ngƣời/km2.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
13


- Xã Chiềng Sơ có địa hình khá phức tạp có độ cao từ 320m đến
1300m so với mực nuớc biển, bao gồm hai dạng địa hình chính:
- Địa hình núi cao và dốc: có độ cao từ 650 – 1300m so với mực nuớc
biển, dạng địa hình này phân bố ở phía Nam của xã giáp xã Nậm Mằn, điểm
cao nhất là đỉnh Pu Luông và đỉnh Pu Chả có độ cao 1300m so với mực nuớc
biển.
- Địa hình núi trung bình: có độ cao trung bình từ 320- 650m so với
mực nƣớc biển, địa hình phổ biến nhất là núi trung bình, xen kẽ các phiêng
bãi. Dạng địa hình này phân bố ở các bản dọc tuyến tỉnh lộ 115 đi xã Nậm Ty
và xã Yên Hƣng và tập trung ở các bản Nà Sặng, Nà Cần, Bản Luấn, Bản
Mâm, Bản Bon, Phiêng Pé.
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Hình 2. Diễn biến khí hậu thủy văn xã Chiềng Sơ
350

Nhiệt độ
không khí (0C)
Lƣợng mƣa
(mm)

Độ ẩm không
khí (%)

300
250
200
150
100
50
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12 Tháng

( Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn huyện Sông Mã)
- Mang đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi phía Bắc.
đuợc chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 9, mƣa tập trung
vào các 6, 7, 8 với lƣợng mƣa chiếm khoảng 87% tổng lƣợng mƣa cả năm và
là thời kỳ thuận lợi cho sinh truởng và phát triển của nhiều loại cây trồng.
Tuy nhiên rong thời kỳ này do lƣợng mƣa lớn, tập trung cùng với địa hình
14


dốc, độ che phủ của rừng thấp dễ gây ra hiện tuợng xói mòn, rửa trôi, lũ
quét… làm hƣ hỏng các công trình giao thông, thuỷ lợi gây thiệt hại cho sản
xuất và tài sản của nhân dân. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau, luợng mƣa nhỏ chỉ chiếm khoảng 13% tổng luợng mƣa cả năm. Vì vậy
thuờng gây khô hạn thiếu nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân nhất
là các bản Huổi Hịa, Sài Lƣơng, Ten Ƣ.
- Nhiệt độ không khí:
+ Cao nhất 380 C
+ Trung bình 200 C
+ Thấp nhất 10 C
- Độ ẩm không khí
+ Trung bình 85 %
+ Thấp nhất 25 %
- Nắng: tổng số giờ nắng 1962
- Mƣa: số ngày mƣa 140, lƣợng mƣa trung bình 133.33 mm
4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất

- Theo kết quả từ bản đồ thổ nhuỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/100.000
Trên địa bàn xã Chiềng Sơ có các loại đất chính sau:
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích khoảng 2.500 ha, chiếm
41.32% diện tích tự nhiên, diện tích này phân bố chủ yếu ở các bản Nà Tọ,
bản Thắng Lợi, bản Phiêng Xa, bản Huổi Hịa.
- Đất feralit mùn vàng trên đá axit (FHa): có diện tích khoảng 1200 ha,
chiếm khoảng 19,83% diện tích tự nhiên, diện tích này phân bố chủ yếu ở các
bản Sài Lƣơng I, bản Sài Lƣơng II, bản Nà Tọ, bản Phiêng Xa.
- Đất nâu đỏ trên đá mác ma trung tính và Bazic (F k ): diện tích khoảng
100 ha, chiếm 16,53% diện tích tự nhiên, diện tích này phân bố chủ yếu ở
các bản Nà Sặng, Tân Tiến, Nà Luồng.

15


- Đất feralit mùn vàng trên đá cát (FHk): có diện tích khoảng 800 ha,
chiếm 13,22% diện tích tự nhiên, diện tích này phân bố chủ yếu ở các bản
Ten Ƣ, Phiêng Pe.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất ( Fj ) có diện tích khoảng 551 ha, chiếm
9,11% diện tích tự nhiên, diện tích này phân bố chủ yếu ở các bản Nà Luồng,
bản Luấn II.
b) Tài nguyên nuớc
- Nguồn nƣớc mặt: nguồn nƣớc mặt khá phong phú nhƣ Sông Mã và hệ
thống các con sông suối lớn nhƣ Nậm Ty, Nậm Khoa và các con suối nhỏ,
phân bố khắp trên địa bàn xã là nguồn cung cấp nuớc phục vụ cho sản xuất
và sinh hoạt chủ yếu của nhân dân trong xã. Việc khai thác nguồn nuớc mặt
phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu là đập dâng trên suối
Nậm Khoa để cung cấp nuớc tuới cho các cánh đồng nhƣ: đập bản Bon, bản
Phiêng Pe, bản Nà Sặng, nuớc sinh hoạt của nhân dân chủ yếu khai thác
thông qua hệ thốg nuớc tự chảy.

- Nƣớc ngầm : nguồn nuớc ngầm hiện tại chƣa có điều kiện thăm dò,
khảo sát đầy đủ, song thực tế ở một số bản dọc theo Sông Mã nhƣ: bản
Phiêng Pe, Tân Tiến, Quảng Tiến, bản Mâm, bản Luấn nuớc ngầm đã đuợc
nhân dân khai thác tuơng đối hiệu quả để phục vụ sinh hoạt bằng hình thức
đào giếng.
c) Tài nguyên rừng
- Diện tích rừng hiện có 1.919,20 ha, độ che phủ rừng đạt 31,72%.
Hiện nay diện tích rừng của xã là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre nứa và
hỗn giao trữ luợng thấp và phân bố không đồng đều trên địa bàn xã, diện tích
rừng tập trung ở các bản Ten Ƣ, Sài Lƣơng I, bản Sài Lƣơng II.
- Hệ động vật rừng của xã với các loài nhƣ: trăn, sóc, hoẵng, gà rừng,
nhím, báo, mèo rừng, khỉ, lợn rừng, ... Tuy nhiên do nạn phá rừng làm nƣơng
rẫy, săn bắt thú rừng trong thời gian qua làm cho tài nguyên sinh vật và tài
nguyên rừng của xã nghèo đi, chất lƣợng rừng bị suy giảm.

16


- Nhìn chung Chiềng Sơ là địa bàn có tài nguyên và thảm thực vật khá
phong phú và đa dạng so với các xã lân cận, có ý nghĩa lớn cả vềkinh tế và
khoa học - môi trƣờng sinh thái. Hiện nay công tác khoanh nuôi tái sinh phục
hồi rừng đã và đang đuợc các cấp chính quyền quan tâm.
d) Tài nguyên khoáng sản
- Hiện nay trên địa bàn xã chƣa có khảo sát về tài nguyên khoáng sản
trong lòng đất. Song thực tế cho thấy loại khoáng sản chủ yếu là vàng xa
khoáng ở Sông Mã.
e) Tài nguyên nhân văn
- Xã Chiềng Sơ có 4 dân tộc cùng sinh sống đoàn kết, gắn bó lâu đời
với 7.058 nguời, trong đó: Thái 5.630 ngƣời chiếm 79,77%, dân tộc Kinh có
573 nguời chiếm 7.88% , dân tộc Sinh Mun có 475 ngƣời chiếm 6,73%, dân

tộc Mông có 379 ngƣòi chiếm 5,62%. Mỗi dân tộc có bản sắc đặc trƣng và
ngành nghề truyền thống riêng biệt. Cộng đồng 4 dân tộc đoàn kết, gắn bó
chung sống. Mỗi dân tộc đến nay vẫn giữ đƣợc những nét đặc trƣng riêng
trong văn hoá, với những điệu xoè và tài thêu thùa, đan lát của ngƣời Thái
với “tiếng hát làm dâu” của nguời Mông,.. đóng góp một phần không nhỏ cho
kho tàng văn hoá dân tộc của xã.
f) Thực trạng cảnh quan môi trường
- Cảnh quan môi trƣờng xã Chiềng Sơ bị tác động chƣa nhiều, mức độ
ô nhiễm môi trƣờng chƣa nghiêm trọng, về cơ bản môi trƣờng tự nhiên của
xã vẫn giữ đƣợc sắc thái tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác sử
dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt của ngƣời dân
chƣa hợp lý đã gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái. Trong một thời gian
dài việc bảo vệ rừng không đƣợc quan tâm đúng mức dẫn đến diện tích rừng
giảm, các loài độg thực vật rừng giảm sút nghiêm trọng. đất bị xói mòn rửa
trôi, bề mặt nghèo dinh dƣỡng , tập quán sinh hoạt không vệ sinh, chăn thả
gia súc, gia cầm bừa bãi và các hoạt động trong nông nghiệp nhƣ: sử dụng
phân bón hoá học, phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… gây ảnh hƣởng đến
môi trƣờng sinh thái.
17


- Để đạt đuợc sự phát triển bền vững trong tƣơng lai, cần có các biện
pháp thích hợp và hiệu quả để bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chú trọng phát
triển rừng, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt,
giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn bản và cộng đồng dân cƣ.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội xã chiềng sơ
- Chiềng Sơ là một xã vùng núi, nằm phía Tây của huyện Sông Mã,
tổng diện tích tự nhiên là 6073 ha, dân số của xã có 7.058 nhân khẩu với
1.248 hộ gia đình, bình quân 5,7 ngƣời/hộ, mật độ dân số bình quân toàn xã
là 117 ngƣời/km2 cao hơn với mật độ dân số chung toàn huyện là 66

ngƣời/km2. Dân số tập trung chủ yếu ở khu trung tâm xã và dọc theo tỉnh lộ
115.
- Những năm qua, kinh tế - xã hội của xã có những bƣớc phát triển, đật
đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã
đƣợc nâng lên đáng kể, các cơ sở hạ tầng nhƣ: giao thông, thủy lợi (Giờ đã và
đang khởi công thủy điện Pu Bắc), trƣờng học, trạm xá và các công trình
phúc lợi sức khỏe không ngừng đƣợc cải thiện.
4.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế
Biểu 01: Tình hình tăng trƣởng kinh tế xã Chiềng Sơ qua các năm từ
2007 - 2012
TT

1

Chỉ

Đơn vị

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

tiêu


tính

2007

2008

2009

2010

2010

8299.60

8995.21

9440.12

9768.37

10143.14

11613.82

3.21

6.67

3.63


2.28

2.61

11.58

GDP

Triệu
đồng

Năm 2012

Tỷ lệ
2

tăng

%

trƣởng

( Nguồn: Niên giám thống kê xã Chiềng Sơ)
- Năm 2012 tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 11.58%, tổng sản phẩm xã
hội đạt 11.61 tỷ đồng
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

18



- Cơ cấu kinh tế xã Chiềng sơ trong những năm qua đã có sự chuyển
biến tích cực và đƣợc thể hiện cụ thể dƣới bảng sau đây:
Biểu 02: Cơ cấu kinh tế xã Chiềng Sơ giai đoạn 2007 - 2012
Năm 2007
STT

Ngành

Giá trị

Cơ cấu

(triệu

( %)

đồng)

Năm 2012
Giá trị
(triệu
đồng)

Cơ cấu
( %)

1

Công nghiệp


3285.53

39.59

4152.74

35.75

2

Nông nghiệp

4926.84

59.36

7363.87

63.41

3

Dịch vụ

87.21

1.05

97.21


0.84

( Nguồn: Niên giám thống kê xã Chiềng Sơ)
- Nhìn vào bảng ta có thể thấy rõ: Tỷ trọng ngành công nghiệp giảm từ
39.59% xuống còn 35.75%, dịch vụ giảm từ 1.05% xuống còn 0.84%, ngƣợc
lại tỷ trọng ngành nông nghiệp lại tăng từ từ 59.36% lên 63.41%. Nhƣ vậy
ta có thể thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu xã Chiềng Sơ đi ngƣợc hƣớng so với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nƣớc.
4.1.2.3 Các chủ trương chính sách tác động đến phát triển kinh tế - xã hội
Chiềng Sơ là một xã sản xuất nông nghiệp đặc thù, có lực lƣợng lao
động dồi dào, thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp.
Trong những năm qua, Chiềng Sơ rất trú trọng đến sản xuất nông nghiệp,
điều đó đƣợc thể hiện qua đƣờng lối chính sách của Đảng uỷ, chính quyền
nhƣ: thực hiện kiên cố hoá kênh mƣơng cung cấp nƣớc tƣới phục vụ cho việc
sản xuất của ngƣời dân,
Về xã hội, xã đã có chính sách vay vốn sản xuất với các hộ gia đình
khó khăn thông qua quỹ xoá đói giảm nghèo bằng hình thức cho hộ gia đình
nghèo giống cây trồng để phục vụ sản xuất (chủ yếu là giống ngô), cho hộ gia
đình có điều kiện kinh tế khó khăn con vật về nuôi ( chủ yếu là con bò), thực
hiện chƣơng trình 167 theo Quyết định 167/2008/QĐ - TTg ngày 12/12/2008
của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ làm
nhà ở cho hộ nghèo đã hỗ trợ cho 835 hộ trong địa bàn xã, cho những hộ
19


nghèo vay vốn với suất thấp, hỗ trợ gạo cho những hộ gia đình do lũ lụt thiên
tai, hỗ trợ gạo cho những gia đình đói và đói giáp hạt, những chính sách trên
đã giúp cho ngƣời dân đã phần nào cải thiện đƣợc cuộc sống đã giúp cho
cuộc sống của ngƣời dân đi vào ổn định.
Qua thời gian đã cho thấy hiệu quả của các chính sách này, đó là thúc

đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn xã, góp phần khắc phục đƣợc tình
trạng đói nghèo, tạo thu nhập và nâng cao mức sống cho ngƣời dân, tạo cơ sở
cho sự phát triển của xã trong thời gian tới.
4.1.2.4. Tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập của xã
a) Dân số
- Dân số năm 2012, dân số của xã có 7.058 nhân khẩu với 1.248 hộ gia
đình, bình quân 5,7 ngƣời/hộ, mật độ dân số bình quân toàn xã là 117
ngƣời/km2 cao hơn với mật độ dân số chung toàn huyện là 66 ngƣời/km2.
Dân số tập trung chủ yếu ở khu trung tâm xã và dọc theo tỉnh lộ 115. Số liệu
cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:
Biểu 03: Biểu dân số xã Chiềng Sơ năm 2012
Cơ Cấu

STT

Tên Dân Tộc

Số Ngƣời

1

Thái

5.630

79,77

2

Kinh


556

7,88

3

Mông

397

5,62

4

Sinh Mun

475

6,73

(%)

(Nguồn: Niên giám thống kê xã Chiềng Sơ)
Mỗi dân tộc đến nay vẫn giữ đƣợc những nét đặc trƣng riêng trong văn
hoá, với những điệu xoè và tài thêu thùa, đan lát của ngƣời Thái với “tiếng
hát làm dâu” của nguời Mông,.. đóng góp một phần không nhỏ cho kho tàng
văn hoá dân tộc của xã.
b) Lao động và việc làm
- Theo thống kê thì tổng lao động toàn xã là 3.035 ngƣời chiếm 43%

20


dân số của xã, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp là chính, nguồn lao
động của xã khá dồi dào nhƣng trình độ còn thấp, xã còn tồn tại tình trạng
không có hoặc thiếu việc làm, nhất là độ tuổi thanh niên, học sinh, sinh viên
mới ra trƣờng cũng nhƣ lực lƣợng nông nhàn khi hết thời vụ đang là vấn đề
bức xúc cần giải quyết, đặc biệt trong khi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn
chậm, cơ cấu lao động còn nặng nề về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ chƣa đa dạng đã gây hạn chế rất
lớn đến khả năng khia thác triệt để nguồn tài nguyên quý giá này.
Để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế của xã trong những năm tới
việc đào tạo nâng cao trình độ lao động cần đƣợc quan tâm nhằm đáp ứng
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tránh tình trạng đói kém cho ngƣời dân
và nông nhàn khi hết thời vụ.
c) Thu nhập
- Mức sống của ngƣời dân chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣng
trƣớc hết là trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội.
- Là xã nằm trong vùng kinh tế động lực của huyện, có tỉnh lộ 115
chạy qua với chiều dài khoảng 14km và tuyến đƣờng liên xã Nà Nghịu - Nậm
Ty với chiều dài 17km nền kinh tế của xã tƣơng đối phát triển so với một số
xã trong huyện, sản lƣợng lƣơng thực có hạt 8,034 tấn, thóc đạt 1992 tấn, hoa
màu đạt 5.820 tấn, thu nhập bình quân năm 2012 đạt 5 - 5,5triệu
đồng/ngƣời/năm.
- Thu nhập và mức sống hiện nay đƣợc chia thành 2 khu. Các bản dọc
theo tỉnh lộ 115 và tuyến đƣờng liên xã Nà Nghịu - Nậm Ty do đƣợc ƣu đãi
về điều kiện tự nhiên, giao thông thuận lợi nên kinh tế phát triển khá mạnh,
cơ cấu thu nhập đa dạng hơn ( ruộng 2 vụ, có cây ăn quả hàng năm), nhờ vậy
mà đời sống ở bộ phận dân cƣ đƣợc cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đạt
30 triệu đồng/hộ/năm, trong khi đó một số vùng nhƣ: bản Huổi Hịa, Sài
Lƣơng, Huổi Cắt thu nhập của ngƣời dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp

độc canh cây lúa nƣơng, giao thông đi lại rất khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp,
thu nhập chỉ khoảng 12 triệu đồng/hộ/năm.
21


Tóm lại, Chiềng Sơ là xã có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên hiện
tƣợng lao động dƣ thừa trong thời gian nông nhàn vẫn còn phổ biến, vì vậy
chƣa phát huy hiệu quả nguồn lực này. Do đó tình hình thu nhập và mức sống
hiện nay của cộng đồng các dân tộc ở xã Chiềng Sơ còn ở mức thấp. Chính vì
vậy, trong thời gian tới xã cần có những chính sách phát triển các ngành nghề
truyền thống và các ngành nghề mới để giải quyết công ăn việc làm tại chỗ
cho ngƣời dân, giúp cho đời sống nhân dân đƣợc nâng cao và đi vào ổn định.
4.1.2.5. Thực trạng phát triển các ngành nghề.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của cả huyện,
nền kinh tế của xã Chiềng Sơ đã có sự chuyển biến tích cực, các cơ sở trên
địa bàn không ngừng phát triển. Kinh tế của xã trong những năm gần đây khá
phát triển và cụ thể trong từng ngành nghề sau đây:
a) Ngành nông, lâm nghiệp
♦) Trồng trọt:
- Những năm gần đây , tuy xã gặp nhiều khó khăn về thời tiết, sâu bệnh
hại, thị trƣờng tiêu thụ, song với việc tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa,
ngô, theo hƣớng tiến bộ cùng với việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật, thực hiện tốt công tác khuyến nông nên năng suất cây trồng tăng nhanh
và diện tích các loại cây trồng đã tăng nhanh chóng.
- Tổng diện tích giao trồng năm 2012 la 2.350ha ( không tính diện tích
cây ăn quả), sản lƣợng ngô đạt 6.043 tấn, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt
856kg/ngƣời/năm. Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng hàng năm
đƣợc thể hiện dƣới bảng sau:

22



Biểu 04: Diện tích, năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng xã
Chiềng Sơ năm 2012
STT

Loại cây trồng

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(ha)

( tạ/ha )

đạt (tấn)

1

Lúa chiêm xuân

221

52

11492


2

Lúa mùa

289

45

13005

3

Lúa nƣơng

142

10.8

1533.6

4

Ngô

262

23.06

6043


5

Đậu tƣơng

20

3.5

70

6

Cây sắn

200

15

3000

7

Cây bông

48

12

576


(Nguồn: Niên giám thống kê xã Chiềng Sơ)

Hình ảnh 1. Một số loại cây trồng trên địa bàn xã Chiềng Sơ.
♦ Chăn nuôi
- Ngành chăn nuôi xã Chiềng Sơ ngày càng đƣợc chú trọng phát triển,
góp phần tăng thu nhập của ngƣời dân và từng bƣớc trở thành mũi nhọn trong
phát triển kinh tế. Tổng đàn gia súc, gia cầm tiếp tục giữ vững và phát triển
ổn định. Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã Chiềng Sơ đƣợc thể
hiện cụ thể ở biểu 05:

23


Biểu 05: Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã
STT

Chỉ tiêu

1

Đàn trâu

2

Đơn Vị

2010

2011


2012

Con

2.121

2.015

1.716

Đàn bò

Con

3.245

3.863

3.396

3

Đàn lợn

Con

4.521

2.684


3.224

4

Đàn dê

Con

853

1263

1.650

5

Gia cầm

con

827

1229

1400

Tính

(Nguồn niên giám thống kê UBND xã Chiềng Sơ)
- Tổng đàn số lƣợng đàn trâu bò của năm 2012 của xã có 4.012con,

trong đó: tổng đàn trâu có 1.716 con, giảm 299 con so với năm 2011, tổng
đàn bò có 3.396 con, giảm 567 con so vơi năm 2011, đàn dê có 1.650 con,
tăng 407 con so với năm 2011, đàn lợn có 3.224 con, giảm 540 con so vơi
năm 2011, gia cầm có 1400 con, tăng 171 con so với năm 2011. Nhìn vào
bảng ta có thể thấy rõ chăn nuôi của xã phát triển và số lƣợng đàn gia súc, gia
cầm tăng lên qua các năm, đây là sự phát triển rất tích cực của ngành chăn
nuôi của xã, giúp cho các hộ gia đình có thu nhập và đáp ứng cho nhu cầu thị
trƣờng tiêu thụ trong xã cũng nhƣ các xã lân cận.

Hình ảnh 2. Một số vật nuôi trên địa bàn xã Chiềng Sơ
- Đa số gia súc trên địa bàn xã đều chăn thả rông trên đồi núi, trong
tình hình đất nông nghiệp ngày càng tăng, không có chỗ để chăn thả các vật
24


nuôi nữa. Vì vậy, cần có đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, với diện tích đất
chƣa sử dụng còn nhiều trong thời gian tới có thể lấy quỹ đất chƣa sử dụng
vào làm đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi.
♦ Lâm nghiệp
- Tập trung vào các lĩnh vực trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi, tái
sinh, tổng diện tích lâm nghiệp của xã hiện có 1.931,28 ha, chiếm 31,92 tổng
diện tích tự nhiên, trong đó đất có rừng tự nhiên sản xuất 456,83 ha, đất
trồng rừng sản xuất 12,08 ha, đất rừng tự nhiên phòng hộ 1.462,37 ha.
- Công tác quản lý bảo vệ rừng trong mấy năm qua đƣợc đảy mạnh,
tuyên truyền luật bảo vệ rừng, theo chỉ thị 12 của Chính phủ, Nghị định 139
đến nhân dân và các bản xây dựng các tổ tự quản, các chủ rừng ký kết thực
hiện.

Hình ảnh 3. Một góc rừng sản xuất và rừng phòng hộ ở xã Chiềng
Sơ.

b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những
năm vừa qua vẫn giữ vững ổn định và duy trì sản xuất ngạch đất nung 1 triệu
viên, ngói đất nung 20 nghìn viên khai thác vật liệu xây dựng cát sỏi 600 m3
nghề rèn các công cụ sản xuất cầm tay, xay sát nghiền ngô, sắn. Các ngành
nhề nêu tên đã đi vào ổn định và phát triển.
c)Thương mại, dịch vụ
- Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ xã trong những năm qua đã có sự
phát triển. Chợ Phiêng Đồn đã đƣợc hình thành và phát triển mở rộng, phục
vụ kịp thời nhu cầu của nhân dân và 4 xã vùng cao của huyện Sông Mã, đến
25


×