Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất xã chiềng lương huyện mai sơn tỉnh sơn la giai đoạn 2003 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.82 KB, 84 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng…Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản
lý.
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị
hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một
tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vần đề đặt ra đối với
Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và
bền vững nguồn tài nguyên đất đai.
Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm ra các văn bản pháp luật quy
định quản lý và sử dụng đất đai như: Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày
29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai năm 2003, Nghị định
188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban hành ngày 29 tháng 10
năm 2004, Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính
ngày 01 tháng 11 năm 2004…
Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa
dạng. Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó
cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và chính
đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà nước về
đất đai có vai trò rất quan trọng
Chiềng Lương là một xã miền núi nằm ở phía tây nam của huyện Mai
Sơn, tỉnh Sơn La. Là nơi có đường mòn chạy qua và là xã nằm trong vành đai
Cho nên việc sử dụng đất có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến công tác quản lý
của nhà nước về đất đai.
Vì vậy, việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trở thành vấn đề


cấp thiết hiện nay. Với yêu cầu cấp thiết trên và được sự hướng dẫn của giáo
1


Phùng Thị Hương Tôi xin thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử
dụng đất tại xã Chiềng Lương , huyện Mai Sơn giai đoạn 2003 - 2012”.
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đề xuất các ý kiến và giải pháp thích hợp.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình quản lý
và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đề xuất biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địa
bàn xã.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm của đất đai
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa như sau: đất đai
là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ
nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sông suối hồ, đầm lầy,…) các lớp trầm tích sát
bề mặt cùng với các mạch nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn

thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con
người trong quá khứ và hiện tại để lại.
Như vậy đất đai là một khoảng không gian giới hạn theo chiều thẳng đứng
và theo chiều nằm ngang có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như trong cuộc sống của xã hội loài người
2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất. Đối
với đất nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động đến đất làm
tăng độ phì của đất.
- Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của
vùng như: địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa…Do đó chúng ta phải
xem xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất
phù hợp.
- Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động, chính
sách đất đai, cơ cấu kinh tế…Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối với
việc sử dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường được quyết định bởi
yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, điều kiện kỹ
thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của thị trường.
- Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc sử
dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi trong
quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho mọi hoạt
động sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân tố hạn chế lớn
nhất đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải biết tiết
kiệm, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững.
3


2.2. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc.
“Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm
trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định”

“Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyên lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con nguời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm
thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”.
2.3. Nội dung- Phƣơng pháp- Quản lý nhà nƣớc về đất đai
2.3.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý nhà nước về
đất đai
2.3.1.1. Đối tượng của quản lý đất đai
Đối tượng của quản lý đất đai là vốn đất của nhà nước ( toàn bộ trong phạm
vi ranh giới quốc gia từ biên giới tới hải đảo, vùng trời ,vùng biển) đến từng chủ sử
dụng đất.
Chế độ sở hữu nhà nước về đất đai là điều kiện quyết định để tập hợp, thống
nhất tất cả các loại đất ở mọi vùng của tổ quốc thành vốn tài nguyên quốc gia, nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trò người chủ sở hữu.
Chỉ giao cho các đơn vị cá nhân khác nhau để sử dụng đất: trong điều 5 luật
đất đai 2003 ghi “ Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở
hữư”. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế,đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình cá nhân sử
dụng ổn định và lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao
đất có thu tiền sử dụng đất.Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất.
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận quyền sử
dụng đất từ người khác trong luật này gọi chung là người sử dụng đất. Được quy
định ở điều 9 luật đất đai 2003.
2.3.1.2. Mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất dai
- Mục đích
+ Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người sử dụng.
+ Bảo đảm sử dụng vốn đất hợp lý của nhà nước.
+ Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
4



+ Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống.
- Yêu cầu
Phải đăng ký thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích,
chất lượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến trung ương.
2.3.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Đối tượng quản lý đất đai là tài nguyên đất đai cho nên quản lý Nhà nước
về đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được quản
lý lẻ tẻ từng vùng.
- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng
phục vụ cho mục đích sử dụng của loại đó.
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất
trong toàn quốc.
- Những quy định biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong
ngành địa chính.
- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất
so sánh trong cả nước.
- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước.
- Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải phản
ánh được.
- Những điều kiện riêng biệt phải được tổng hợp ở phần phụ lục để nhà
nước đầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng.
- Quản lý đất đai phải khách quan chính xác, đúng những kết quả số liệu
nhận được từ thực tế.
- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng
thực tế.
- Quản lý Nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai, các

biểu mẫu, văn bản quy định hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chuyên
môn từ trung ương đến cơ sở.
- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
2.3.2. Phương pháp quản lý đất đai

5


Phương pháp quản lý là cách mà cơ quan quản lý sử dụng để tác động
đến đối tượng quản lý (chủ sử dụng đất) nhằm thực hiện các quyết định của
nhà nước.
Phương pháp quản lý phải phù hợp với các nguyên tắc của quản lý kinh tế,
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phất triển của
công nghệ khoa học và trình độ nhận thức của xã hội.
Thông thường có 3 phương pháp:
- Phương pháp hành chính.
- Phương pháp đòn bẩy kinh tế.
- Phương pháp tuyên truyền giáo dục.
2.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Tại khoản 2 điều 6 luật đất đai 2003 đưa ra công tác quản lý nhà nước về
đất đai gồm 13 nội dung Tại điều 6 khoảng 2 luật đất đai 2003 có nêu rõ:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.
- Khảo sát đo đạc đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai
- Quản lý tài chính về đất đai
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản.
- Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất.
6


- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
2.4. Cơ sở pháp lý
Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất.
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
- Luật đất đai năm 2003.
- Hiến pháp 1992.
- Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi
hành luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban hành
ngày 29 tháng 10 năm 2004.
- Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ngày
01 tháng 11 năm 2004.
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 07
năm 2004 về thi hành luật đất đai năm 2003.
- Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của phường
qua các năm.

- Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
phương án quy hoạch sử dụng đất phường đến năm 2010.
2.5. Cơ sở thực tiễn
2.5.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam qua các thời kỳ
Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất nhất định
được giới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên ban tặng.Bất kỳ một nhà
nước nào , chế độ chính trị nào ở thời kỳ lịch sử nào cũng cần có đất. Đất đai là
vấn đề sống còn của mỗi quốc gia vì vậy nhà nước muốn tồn tại và phát triển thì
phải quản chặt nắm chắc tài nguyên đất đai đó. Mỗi thời kỳ lịch sử với giai cấp
khác nhau, chế độ chính trị khác nhau đều có chính sách quản lý đất đất đai đặc
trưng cho thời kỳ lịch sử đó.
Ở chế độ nô lệ thì ở nước ta triều đại Hùng Vương kéo dài hàng nghìn
năm, xã hội Việt Nam đang ở thời kỳ công xã nguyên thuỷ tan rã.Vì vậy ruộng
đất đang chuyển từ tay tập thể công xã sang giai cấp chủ nô. Các chủ nô nắm
quyền quản lý đất đai và cả nô lệ.

7


Sang thời kỳ phong kiến thì đất đai chủ yếu tập trung vào tay của tầng lớp
thống trị và bọn địa chủ. Nhân dân không có ruộng đất, phải làm thuê hoặc mướn
ruộng đất để sản xuất.
Đối với chế độ thực dân phong kiến thì từ khi tới xâm lược nước ta thực
dân pháp đã điều chỉnh mối quan hệ đất đai theo luật pháp của nước Pháp. Công
nhận quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối về đất đai.Khác với luật lệ nhà
Nguyễn.Thực dân pháp đánh thuế thổ canh (đất nông nghiệp) rất cao nhưng
thuế đất thổ cư (đất ở) không đáng kể. Ngay sau khi tới Việt Nam, Pháp đã
cho lập bản đồ địa chính theo toạ độ và lập sổ địa bạ mới nhằm mục đích thu
thuế nông nghiệp triệt để.Công trình lập bản đồ địa chính két thúc năm 1898
tại Nam Bộ, năm 1925 tại Bắc Bộ và đến năm 1945 chưa hoàn thành ở Trung

Bộ.
Cách mạng tháng Tám thành công nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
ra đời. Với mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, năm 1946 hiến pháp
đầu tiên ra đời đã thể hiện ý chí và quyền lực của nhà nước trong việc quản lý và
sử dụng đất đai. Tháng 11/1953 hội nghị lần thứ V của ban chấp hành trung
ương Đảng thông qua cương lĩnh ruộng đất và quyết định cải cách ruộng đất, tịch
thu, trưng mua, trưng thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo, đến
khoảng 1956 đã hoàn thành cải cách ruộng đất. Như vậy với chính sách đó đã
đem lại ruộng đất cho nông dân, xoá bỏ giai cấp địa chủ đã có hàng nghìn năm.
Tuy nhiên công tác này gặp phải những sai lầm nhất định và hậu quả để lại của
nó là nạn đói hoành hành, đất đai bị hoang hoá.
Để ổn định tình trạng sử dụng đất ở nông thôn chính phủ đã ban hành chỉ
thị 354/TTg trong đó có việc hợp thức hoá nông nghiệp, người dân làm ăn theo
công điểm. Nhưng hiệu quả không cao, nông sản làm ra không đủ ăn, đời sống
của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng trên Nhà nước đã ban
hành nghị quyết khoán mười (nghị quyết 10-NQ/TW). Sau khi nghị quyết này ra
đời đã kích thích tính chủ động sáng tạo của người dân, người dân hăng hái tham
gia sản xuất.
Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và
sở hữu tư nhân về đất đai.

8


Hiến pháp năm 1980 ra đời, quy định: Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất
đai, nhà nước thống nhất quản lý.
Năm 1987 luật đất đai đầu tiên ra đời mở ra bước ngoặc mới cho công tác
quản lý và sử dụng đất nước ta. Tiếp theo đó là các thông tư nghị định của các bộ
ban hành nhằm điều chỉnh, hướng dẫn những chính sách đất đai của Nhà nước:
Thông tư liên bộ số 05-TT/LB ngày 18/12/1991 của bộ thuỷ sản và tổng cục

quản lý ruộng đất hướng dẫn giao những ao nhỏ, mương rạch nằm gọn trong đất
thổ cư cho hộ gia đình và ao lớn, hồ lớn thì giao cho một nhóm hộ gia đình sử
dụng; quyết định số 327/CT của hội đồng bộ trưởng ngày 15/7/1992 về thực hiện
chính sách giao ruộng đất, đồi núi trọc, ruộng bãi bồi,mặt nước cho hộ gia đình
sử dụng.
Đến năm 1992 luật đất đai tiếp tục bổ sung, sửa đổi nhằm đáp ứng nhu cầu
sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới.
Để phù hợp với những yêu cầu kinh tế trong giai đoạn mới, kỳ họp quốc
hội khoá IX ngày 14/7/1993 luật đất đai, luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được
thông qua. Sau đó liên tục các văn bản của chính phủ và các bộ ngành ra đời
nhằm triển khai luật này: Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về đất nông nghiệp,
nghị định 88/CP ngày 17/8/1994 về đất đô thị, nghị định 02/CP ngày 15/1/1994
về đất lâm nghiệp.
Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành vào ngày 15/10/1993 đã tiếp
tục khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”
thể hiện đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong công tác quản lý đất
đai.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm phát sinh nhiều vấn đề mà luật
đất đai năm 1993 khó giải quyết. Vì thế nó liên tục được sửa đổi bổ sung như
luật sửa đổi bổ sung được ban hành ngày 2/12/1998, luật sửa đổi bổ sung một số
điều ban hành 1/10/2001 nhằm quy định khung giá đất.
Ngày 26/11/2003 luật đất đai ra đời và có hiệu lực ngày 1/7/2004 tiếp tục
sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời đại mới, hàng loạt các
văn bản hướng dẫn thi hành luật kèm theo đã thực sự đưa công tác quản lý và sử
dụng đất đi vào nề nếp, ổn định.
2.5.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của xã Chiềng Lương

9



Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 2003 ra
đời, công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã đã đi vào nề nếp. Việc
thực hiện nội dung quản lý Nhà nước và sử dụng đất trên địa bàn đạt được
những kết quả nhất định. Đại bộ phận đất nông nghiệp, chưa sử dụng đã được
giao cho các chủ sử dụng đất cụ thể công tác giao đất thực hiện khá tốt; công
tác thanh tra giải quyết đơn khiếu nại được chú trọng, góp phần quan trọng
trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững sự ổn định tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất chưa được thực
hiện, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm; cán bộ địa chính chưa đáp ứng nhu cầu nên
công tác tham mưu giúp UBND xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất
đai còn nhiều bất cập dẫn đến việc khai thác tiềm năng đất đai cũng như việc sử
dụng các loại đất mang lại hiệu quả không cao.

10


PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã chiềng lương.
- Toàn bộ quỹ đất của xã chiềng lương
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến quá trình sử dụng đất
trên địa bàn xã
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài được thực hiện tại xã chiềng lương, huyện mai sơn,
tỉnh sơn la.
- Thời gian: trong giai đoạn 2003-2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã chiềng lương trong
giai đoạn từ 2003-2012.
3.3.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã chiềng lương giai
đoạn 2002-2012
3.3.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã chiềng lương giai đoạn 20032012.
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và sử dụng
đất.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Điều tra thu thập số liệu thứ cấp.
- Điều tra thực địa, khảo sát thực tế đối chiếu số liệu.
- Phân tích thống kê tình hình sử dụng đất, tổng hợp xử lý thống kê.
- Phương pháp bản, số liệu liên quan đến điều kiện kinh tế xã hội .
- Số liệu trong công tác quản lý về đất đai tại phòng tài nguyên và môi
trương
huyện mai sơn.

11


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Chiềng Lương nằm phía nam huyện Mai Sơn cách trung tâm
huyện Mai Sơn 20 km về phía tây nam . Xã có tổng diện tích tự nhiên theo địa
giới hành chính là 11.283 ha với 1.655 hộ 8.555 nhân khẩu , tổng số lao động
trong toàn xã là 3.310 lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm tới 96 %
và có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống và chia thành 24 bản dân cư khác nhau
với vị trí giáp danh như sau .
Phía bắc giáp với Phiêng Bằn huyện Mai Sơn

Phía đông giáp với Chiềng On huyện Yên Châu
Phía nam giáp với xã Hát Lót
Phía Tây giáp với Chiềng Ve huyện Mai Sơn
4.1.1.2. Địa hình
Chiềng Lương vó nhiều dãy núi chảy theo hướng đông nam -tây bắc tạo
ra nhiều dạng địa hình xen kẽ nhau: Độ cao trung bình từ khoảng 550-750m so
với mực nước biển xung quanh là cac dãy núi cao.trung tâm xã là vùng đồng
bằng xen đồi thấp ,hướng dốc từ Tây Bắc xuống đông nam .vùng phiêng vãi là
dốc thoải tập trung ở phía tây và Tây Bắc của xã.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
* Khí hậu
Xã Chiềng Lương mang nét đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng núi
phía Bắc . Được chia thành 2 mùa rõ rệt trong năm : mùa đông lạnh và khô , mùa
hè nóng ẩm mưa nhiều
* Thủy văn
Chiềng Lương có suối Nậm Pàn chảy qua giữa các bản với dòng chảy như
vậy tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất như tưới tiêu , và phát triển lúa
nước phục vụ sinh hoạt cho người dân .
* Nhân văn
12


Xã Chiềng Lương có 5 dân tọc anh em cùng sinh sồng đó là Thái , Mông ,
Kinh , Sinh mun , Khơ mú . Nhưng số đông là dân tộc Thái ( Chiếm 84,4% tổng
dân số của xã ) Tuy nhiên do điều kiện địa hình phức tạp như vậy dân cư đã chia
thành 24 bản khác nhau về quy mô và dân số cũng khác nhau
Trên địa bàn xã có nhiều nhánh sông suối nhỏ đổ vào nhưng nguồn cung
cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt là suối pan cung cấp cho khu vực
Bản mật và nà cuông, Bản Ni. Xã có địa hình khá cao ráo và là thượng nguồn
của suối nên ở đây hiếm khi có tình trạng ngập lụt xảy ra.

Nguồn nước ngầm mạch nông có trên diện rộng, độ sâu từ 4-10m rất thuận
lợi cho việc cung cấp nước sinh hoạt và nước cho sản xuất nông nghiệp
4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
* Tài nguyên đất.
Theo số liệu của chi cục thuế huyện mai sơn đất nông nghiệp trên địa bàn
xã.
Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, thịt trung bình và cát pha, hàng
năm được bồi đấp bởi hai con suối: suối pàn và suối thín, ngoài ra do địa hình
được bao bọc xung quanh là núi cho nên hàng năm vùng đồng bằng cũng được
bồi đắp một lượng phù sa đáng kể làm cho đất đai có tầng đất canh tác dày và
tương đối màu mỡ và tạo điều kiện cho vùng phát triển cây lương thực, cây ăn
quả và cây công nghiệp ngắn ngày.
* Tài nguyên nước
Trên địa bàn xã có hai con suối chảy bao quanh bắt nguồn từ các dãy núi
và các nhánh sông suối nhỏ đổ vào, kết hợp với hệ thống hói, ao, hồ và nguồn
nước ngầm cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, và phục vụ đời sống
dân sinh.
Như vậy nguồn nước mặt của xã dồi dào thuận lợi cho phát triển thuỷ lợi
phục vụ sản xuất.
* Tài nguyên rừng
Diện tích đất có rừng trên địa bàn xã là 3487.87 ha, trong đó rừng sản
xuất(RSX) là 2357.87 ha, rừng đặc dụng(RDD) là 1030.00ha nên tài nguyên
rừng khá đa dạng và phong phú tuy nhiên những năm gần đây bị người dân tàn

13


phá nặng nề. Hiện nay rừng chủ yếu là rừng tái sinh và trồng lại theo các dự án
như: 327 hay 661. Do diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và phần lớn là rừng mới
trồng nên khả năng che phủ và chống xói mòn vẫn chưa được tốt lắm, chất lượng

rừng vẫn ở mức trung bình do chưa được đầu tư thâm canh cao
* Tài nguyên khoáng sản
Chiềng Lương là xã với hơn 3/4 diện tích là đồi núi và đá vôi nên trữ
lượng đá vôi trên địa bàn xã khá lớn là nguồn cung cấp vật liệu lớn cho ngành
xây dựng, ngoài ra còn có một số tương đối lớn chuẩn bị đưa vào khai thác vàng
và đây có thể là nguồn thu lớn cho ngân sách xã trong tương lai.
* Môi trường cảnh quan
Chiềng Lương có môi trường tự nhiên tương đối sạch, tuy vậy nơi đây tập
trung một số điều kiện bất lợi về thời tiết, khí hậu cùng với sự ảnh hưởng của hệ
thống giao thông nên môi trường ít nhiều bị ảnh hưởng. Là một xã sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu, cơ giới hoá vẫn chưa phát triển lắm, tiểu thủ công nghiệp có
quy mô nhỏ và phân tán nên chất lượng không khí còn khá sạch.
Những năm gần đây quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ cùng với nhịp
độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một tăng nên cảnh quan môi trường củng được
quan tâm đáng kể, hệ thống cây xanh được trồng theo đúng quy định để tạo môi
trường xanh sạch đẹp cho toàn xã.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành nghề
* Nông nghiệp
Sản xuất năm 2003 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của những yếu tố
khách quan như: giá cả hàng hoá, vật tư tăng nhanh, thời tiết…đã làm ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên được sự quan tâm của Đảng và các ban
ngành đã chỉ đạo tốt chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, phòng chống dịch lở
mồm long móng ở trâu, bò; làm tốt công tác khuyến nông, ứng dụng kịp thời các
tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi. Tổng diện tích gieo trồng
cả năm: 997.24 ha, trong đó vụ đông xuân 499.53 ha, vụ hè thu, 1: 477.1 ha,
chuyển đổi 100% giống Ngô năng suất bình quân đạt 29.56 tạ/ha, có nơi đạt cao
47 tạ/ha, riêng vụ hè thu đạt 15.7 tạ/ha; chuyển đổi 75.5% giống Lạc, năng suất

14



bình quân đạt 14.46 tạ/ha, một số con trông ca phê đạt từ 23 đến 29 tạ/ha; năng
suất lúa bình quân đạt 45.13 tạ/ha có nơi đạt 51 tạ/ha.
Bảng 1: Năng suất sản lƣợng một số loại cây trồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2011
2012
Lúa
Diện tích(ha)
66.02
66.02
66.02
66.02
66.02
Năng suất(tạ/ha)
38.7
39.5
43.3
44.52
45.13
Sản lượng(tấn)
255.49
260.78
285.86
293.92 297.94
Lạc

Diện tích(ha)
309.38
309.38
300.20
269.75 269.75
Năng suất(tạ/ha)
16.95
17.98
18.02
18.32
18.46
Sản lượng(Tấn)
524.39
556.26
540.96
494.18 498.04
Ngô
Diện tích(ha)
145.5
143.65
142.74
141.24 141.24
Năng suất(tạ/ha)
33.65
35.15
37.42
39.30
39.56
Sản lượng
489.60

504.92
534.13
555.07 558.74
(nguồn báo cáo của UBND xã chiềng lương)
Tiếp tục thực hiện đề án phát triển chăn nuôi có hiệu quả, tăng số
lượng chất lượng đàn gia súc, gia cầm; phòng chống dịch lở mồm long
móng, kiểm dịch gia súc, kiểm soát giết mổ gia cầm tại nhà. Hiện nay trên
địa bàn xã có tổng đàn trâu, bò 3856 con, tổng đàn lợn 1200 con, gia cầm
trên 27000 con.
* Phát triển kinh tế trang trại
Tiếp tục củng cố duy trì phát triển các trang trại chăn nuôi phát triển sau
khi có công bố hết dịch, thời gian trang trại chăn nuôi trên địa bàn hoạt động ổn
định, tập huấn hướng dẫn đầu tư kỹ thuật nuôi trồng để bà con duy trì, phát triển
nuôi, toàn xã hiện có trên dưới 10 trang trại theo mô hình lợn + cá + vịt ,dê;
vườn + ao + chuồng + rừng đang khôi phục, mở rộng và phát triển.
* Lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện tại trên địa bàn là 3487.87 ha chiếm
tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Xã đã hoàn thành việc đo đạc lại toàn bộ diện
tích đất rừng và làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng
cho nhân dân gồm 405 hộ, diện tích 1654.09 ha. Rừng trồng chủ yếu là cây tràm

15


hoa vàng, keo, bạch đàn và thông. Trong những năm gần đây, thấy được lợi ích
to lớn về kinh tế và môi trường mà rừng mang lại. Công tác giao đất giao rừng
ngày càng được chú trọng. Bên cạnh đó được sự hỗ trợ của các dự án và các tổ
chức tín dụng trong và ngoài nước. Nên người dân hăng hái nhận rừng sản xuất.
Đến nay, hầu hết diện tích rừng được phủ xanh. Tạo công việc và nguồn thu
nhập ổn định cho người dân.

* Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Đây là ngành có vai trò quan trọng đối với người dân ở địa phương. Nó
giải quyết được công nhàn rỗi của nông dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,
tăng nguồn thu nhập. Tạo điều kiện trong việc chuyển dịch kinh tế của địa
phương.
Tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là xay xát gạo, ngô, ép dầu lạc, đan lát,làm
gạch, bờ lô, xây dựng, bên cạnh đó nghề mộc hiện nay cũng tương đối phát triển.
Tuy nhiên chỉ hình thành ở quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình. Chưa có tính
tập trung, chuyên môn hoá. Nên sản phẩm ít, chất lương không cao, khó cạnh
tranh.
Ngành xây dựng trong những năm gần đây cũng phát triển mạnh. Trên địa
bàn xã có các tài nguyên khoáng sản như: vàng, đá vôi..cung cấp nguyên liệu cho
ngành xây dựng. và chuẩn bị đưa vào khai thác trong những năm tới.
* Dịch vụ
Các loại hình dịch vụ vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng ăn uống, dịch
vụ thương mại chợ, quầy tạp hoá,… ngày càng phát triển.
4.1.2.2. Dân số và lao động
Theo tổng điều tra dân số ngày 1/4/2012 thì dân số xã chiềng lương khá
cao: tổng số hộ là 2298 hộ, số dân là 10365 khẩu, dân số được phân thành 4 vùng
theo địa hình, một số vùng dân cư ở thưa thớt như Phiêng Nọi, Kéo Lồm, Thẳm
Phẩng
- Mức sống và thu nhập
Chiềng lương là một xã có diện tích đất đai sản xuất nông nghiệp khá ổn
do vậy có tới 75% lao động nông nghiệp và thu nhập của nhân dân trên địa bàn
chủ yếu cũng từ nông nghiệp. Tổng thu ngân sách trên địa bàn xã là 47614380
đồng (30/11/2003), tổng thu nhập bình quân đầu người 1.52 triệu/người/năm. Tỷ
16


lệ hộ nghèo đến cuối năm 2003 là 15.27%. Trong những năm gần đây nhờ sự

quan tâm của Đảng và nhà nước đời sống người dân đã tưng bước được cải
thiện. Nhưng nhìn chung mức sống và thu nhập vẫn còn ở mức thấp.
4.1.2.3. Hạ tầng kỷ thuật
* Giao thông
Hệ thống giao thông của xã ngày càng được nâng cấp, cải tạo để phục vụ
cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân. Hiện nay trên địa bàn
xã phần lớn các tuyến đường liên bản đều là đường đất nên đã xuống cấp ảnh
hưởng lớn đến nhu cầu đi lại và vận chuyển của người dân nhất là trong mùa
mưa lũ. Trong thời gian sắp tới xã sẽ phấn đấu 100% các tuyến đường giao
thông nông thôn mới đều được bê tông hoá. Trên địa bàn xã bao gồm các tuyến
đường chủ yếu sau:
Như bản kích ..4km trải qua bản tra 2km và bản ý lường 5km ,qua Bản mờn
6km và đến UBND xã.- Các tuyến đường giao thông từ xã đến bản, đường liên
bản, đường nội bản được sửa chữa thường xuyên đảm bảo cho đương thông
suốt phục vụ nhân dân trên địa bàn.
- Xã đã phối hợp với Ban quản lý giải phóng mặt bằng huyện và BQL các
bản của tuyến đường giao thông nông thôn loại A đii qua đã hoàn thành bàn giao
mặt bằng cho đơn vị thi công thực hiện đúng thời gian
- Khắc phục hậu quả sau cơn bão số 4-5 gây ra, đã sửa chữa 1 phai và nạo
vét kênh mương 1500 m với tổng chi phí khoảng 200 triệu đồng. sửa chữa 35 km
đường liên bản và 2 đoạn cống qua suối bản Pó với tổng chi phí khoảng 400 triệu
đồng.
- Xã đã tổng kết việc thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTr; 67/QĐ/2010/QĐ-TTr của Chính phủ, về
việc xoá nhà tạm. Chính quyền xã đã vận động nhấn dân xoá được 141 hộ số tiền
được hỗ trợ là 846 triệu đồng.
* Thuỷ lợi
Trên địa bàn xã đã xây dựng 1trạm bơm điện ở khu vực suối pàn và 2 hồ
chứa chứa nước ở suối với trên 15.2 km kênh mương thuỷ lợi cung cấp nước cho
2 bản để phục vụ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhìn chung hệ thống

thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện để tưới tiêu phục vụ sản xuất, hệ thống
kênh mương chưa hoàn toàn được bê tông hoá và nhiều nơi đã xuống cấp làm
ảnh hưởng lớn đến việc tưới tiêu phục vụ sản suất.
17


* Hệ thồng điện và thông tin kiên lạc
- Hiện nay tỷ lệ hộ dùng điện là 68.5%. Tuy nhiên do hệ thống điện được
xây dựng từ năm 2000 -2012, phần lớn cột điện bằng gỗ nên hiện nay mạng lưới
điện đang xuống cấp không đảm bảo an toàn cũng như không ổn định về điện áp.
Trong năm vừa qua và 2010 tiến hành sữa chữa, thay mới cột và xây dựng nhiều
tuyến điện để phục vụ cho người dân.
- Trên địa bàn xã có 1 trạm bưu điện khang trang phục vụ thông tin liên
lạc cho nhân dân toàn xã.Những năm gần đây với sự ra đời của máy điện thoại
không dây thì hiện nay trên địa bàn xã hầu như có đến 85 – 95% các hộ gia đình
đã có máy điện thoại, giúp cho người dân thuận tiện trong việc liên lạc và phục
vụ đắc lực cho buôn bán, sản xuất và kinh doanh. Tất cả các bản trong xã đều có
hệ thống loa phát thanh để truyền đạt cho người dân nắm bắt được khoa học kỹ
thuật và cung cấp thông tin về sản xuất nông nghiệp.
4.2.1.4. Hạ tầng xã hội
- Giáo dục và y tế Bản Có 24 Người
- Đội ngũ cán bộ y tế làm công tác bảo vệ sức khỏe cho nhân dân đã đủ
cán bộ từ xã đến bản thường xuyên hoạt động, việc khám, chữa bênh, chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm kịp thời, các dịch bệnh được đẩy
lùi, công tác vệ sinh môi trường được thực hiện kiểm tra theo định kỳ.
- Tiêm chủng đủ các liều vác-xin phòng chống các loại dịch bệnh đúng
theo chương trình y tế Quốc gia quy định.
- Tổ chức thực hiện tốt tháng an toàn thực phẩm ở các điểm dịch vụ ăn
uống và bán hàng trên địa bàn xã.
- Về thực hiện chính sách DSKHHGĐ:

+ Tỷ lẹ sinh con thứ 3: 0,21%
+ Tỷ lệ suy duy dưỡng: 26,8%
- Khám chữa bệnh và cấp thuốc theo Quyết định 136 cho nhân dân 2660
trường hợp ,
Tuy nhiên trong công tác lãnh đạo của Trạm còn một số hạn chế gây xôn
xao dư luận nhân dân,cần phải khắc phục.
* Giáo dục

18


Được duy trì đảm bảo sĩ số học sinh đến trường nâng cao chất lượng dạy
và học, các cơ sở vật chất được Nhà nước quan tâm từng bước được nâng
lên,từng bước kiên cố hoá trường lớp, các chính sách xã hội đối với hộ nghèo
các bản vùng cao đặc biệt khó khăn được miễn giảm khoản đóng góp của Nhà
trường theo nhà nước quy định.
Kết quả học tập năm học 2011- 2012, tỷ lệ học sinh chuyển lớp, chuyển
cấp, Mầm Non đạt 100%; Tiểu học 99%; Trung học cơ sở 98%
Thực hiện nhiệm vụ năm học năm 2012 -2013 cụ thể như sau:
1.1 Hệ Mầm Non: Số giáo viên 37 GV , học sinh 652 em , số lớp 24.
1.2 Hệ Tiểu học: Số giáo viên 57 GV , học sinh 950 em, số lớp 52.
1.3 Trung học Cơ sở: Số giáo viên 28 GV, học sinh 325 em, số lớp 12
* Thể thao và văn hoá
Toàn xã có 1 sân bóng đá, 1 sân bóng chuyền. Hàng năm xã thường tổ chức
các hoạt động văn hoá - thể thao phục vụ các sự kiện chính trị của dân tộc như
mừng Đảng, mừng Xuân, quốc khánh, thành lập đoàn…và các lể hội của làng xã
trong năm. Chỉ đạo tốt việc xây dựng gia đình văn hoá, gia đình thể thao, đảm
bảo các hoạt động văn hoá xã hội trên địa bàn xã phát triển lành mạnh đúng pháp
luật.
* Quốc phòng – An ninh.

Tuy nhiên đén cuối năm 2012 đã có 1 hộ tại bản Kéo Lồm phá bàn thờ tổ
tiên để hoạt động đạo trái phép.
Trong công tác phòng chống ma tuý được sự chỉ đạo sát sao của Thường
trực Đảng uỷ - HĐND-UBND - UB MTTQ các ban ngành đoàn thể, Ban chỉ
đạo 50, Ban chỉ đạo 03 xã phối hợp với BCĐ của các bản, trong năm 2012 cơ
bản được giữ vững và ổn định.
Tuy nhiên năm 2012 các lực lượng chức năng cưỡng chế 3 đối tượng nhiện và
tái nghiện đi chữa trị tại TTGDLĐ huyện.
Thực hiện tốt nhiệm vụ sẳn sàng chiến đấu, phòng chống bảo lụt; đăng ký
độ tuổi 17 đạt 100%, khám tuyển, tuyển quân vượt chỉ tiêu, không có quân nhân
đào ngũ, tổ chức giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo mệnh lệnh của cấp
trên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, các vụ
việc xảy ra đã giải quyết kịp thời góp phần đem lại trật tự, an toàn cho người
dân.
4.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã chiềng lương
19


4.1.3.1. Thuận lợi
Chiềng lương có điều kiện giao lưu văn hoá, kinh tế - chính trị, học hỏi
kinh nghiệm sản xuất, và là thị trường các loại hàng hoá nông sản. Đây là điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.
- Diện tích đất màu khá , có thị trường tiêu thụ rất thích hợp cho việc phát
triển các loại cây màu như: ngô, khoai, sắn, lạc… .
- Xã có hệ thống thuỷ lợi, kênh mương đảm bảo cho việc tưới tiêu thuận
lợi để phát triển nông nghiệp.
- Lực lượng lao động lớn có kinh nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp. Là
điều kiện để khai thác, phát huy hết các tiềm năng của địa phương.
- Giao thông khó khăn và có suối chạy qua nên có nhiều thuận tiện trong
việc đi lại và giao lưu hàng hoá.

4.1.3.2. Khó khăn
- Là xã miền núi nằm cách trung tâm thành phố khoảng hơn 60km cách
trung tâm huyện mai son khoảng hơn 15km về phía tay nên xã gặp nhiều khó
khăn trong việc giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá phục vụ cho việc phát
triển kinh tế - xã hội của xã.
- Địa hình phức tạp, phân thành nhiều khu vực nhỏ lẻ làm ảnh hưởng đến
việc quản lý.
- Khí hậu thời tiết nằm trong khu vực tây bắc nên cũng chịu ảnh hưởng rất
lớn của khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa hạ nắng kéo dài kèm theo gió Tây Nam,
gió Lào khô nóng; còn vào mùa mưa khí hậu lạnh kèm theo gió mùa Đông Bắc
làm cho nhiệt độ hạ xuống rất thấp, lượng mưa tập trung vào một số tháng gây ra
ngập úng làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất đời sống dân sinh, đặc biệt là sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.
- Đất đai kém màu mỡ, địa hình dốc, phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp. Trình độ dân trí và tay nghề còn thấp, đa số lao động chưa qua đào
tạo, tập quán sản xuất dựa vào kinh nghiệm chưa áp dụng khoa học kỹ thuật nên
chất lượng sản phẩm không cao.
- Áp lực gia tăng dân số, tốc độ gia tăng dân số nhanh ( tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên trên 1,19% /2009) do trong nhân dân còn nhiều quan niệm lạc hậu.

20


- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa tập
trung, tính cạnh tranh không cao.
- Thiếu vốn đầu tư, phát triển sản xuất.
- Do trình độ của người dân còn thấp, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn
chế. Nên công tác quản lý Nhà nước về đất đai gặp nhiều khó khăn
Hội CCB xã Chiềng Lương được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ
của Hội CCB huyện - Ban Thường vụ Đảng uỷ - HĐND- UBND - UB MTTQ

xã., thực hiện Nghị quyết của Đại hội CCB khoá V nhiệm kỳ 2012-2017 đã hoàn
thành nhiệm vụ được giao trong vị trí vai trò của Hội CCB đã góp phần xây
dựng để tham mưu giúp việc cho cấp Ủy, Chính quyền cơ sở để phát triển trên
các lĩnh vực kinh tế - xã hội năm 2012.
Tuy nhiên bên cạnh nhứng kết quả đạt được xã Chiềng Lương là xã địa
bàn rông, đường giao thông nông thôn đi lại khó khăn nhất là mùa mưa, việc tiếp
xúc tuyên truyền vận động hội viên thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa được đồng đều, thực hiện các văn bản chỉ
đạo của cấp trên chưa được kịp thời, trình độ nhận thức của anh em cán bộ hội
viên không đồng đều. Từ đó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động
của công tác Hội CCB cơ sở.
1. Tham gia đóng góp ý kiến vào Nghị quyết của Đảng.
- Ở cấp chi bộ, BQL bản: 34 Đ/c
- Tham gia vào Đại hội Đảng các cấp: 20 Đ/c
- Đóng góp ý kiến tham gia xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương IV 3 ý kiến.
2. Hội viên đƣợc tham gia vào cấp ủy các cấp
- Cấp uỷ chi bộ cơ sở 8 Đ/c Trong đó là Bí thư 5 và phó Bí thư 3 Đ/c.
- Cấp uỷ Đảng bộ xã 4 đồng chí Trong đó là Bí thư không; phó Bí thư
không
- Cấp uỷ huyện: không
3. Hội viên tham gia công tác chính quyền, đoàn thể.
- Là trưởng 6 Đ/c phó bản không tiểu khu
- Tham gia chức danh đoàn thể ở bản, tiểu khu: 23 Đ/c
- Tham gia vào HĐND xã, thị trấn 5 là Chủ tịch không; Phó CT HĐND 1
Đ/c; là Đại biểu HĐND xã 6 Đ/c; huyện không.
- Tham gia vào UBND xã, thị trấn là Chủ tịch không phó Chủ tịch UBND
2 Đ/c.
- Tham gia là trưởng phó các ban ngành, đoàn thể ở xã, thị trấn: 6 Đ/c
4.Tham gia công tác an ninh, quốc phòng.

- Lực lượng an ninh ở bản, tiểu khu được 2 đồng chí trong đó trực tiếp làm
trưởng 1 và 2 phó lực lượng an nhinh:.
21


- Tham gia lực lượng dân quân tự vệ: 28 Đ/c
- Tham gia lực lượng dự bị động viên: 16 Đ/c
- Tham gia vào tổ hoà giải: Không
Nhận định đánh giá mạnh, yếu tham gia công tác Hội tham gia xây dựng
và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN:
- Luôn xác định tốt tư tưởng “ Anh bộ đội Cụ Hồ” đi đầu, gương mẫu
tham gia trên các lĩnh vực phát triển KT-VH-XH-QP-AN ở cơ sở.
* Tham gia phát triển kinh tế -xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, góp ý
xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật có liên quan đến CCB
và Hội Cựu chính binh.
- Hội tham gia phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng an ninh
trên địa bàn.
- Việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách xã hội có liên quan dến Cựu
chiến binh và Hội Cựu chiến binh luôn được quan tâm.
- Hội viên được thuộc diện được Nhà nước trợ cấp BHYT: Không
- Số người đã được cấp thẻ BHYT: 351 Đ/c
- Số người từ trần thuộc diện trợ cấp mai táng phí: 6
- Số người từ trần chưa được trợ cấp mai táng phí 17 lý do: Không có giấy
tờ
1. Giáo dục chính trị - lãnh đạo tư tưởng.
- Tổ chức học tập, sinh hoạt chính trị, báo trí vào các ngày 6 hàng tháng ở
xã và các ngày 7 hàng ở phân, chi hội.
- Đánh giá nhận thức quan điểm chính trị của cán bộ hội viên về chấp
hành đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, Chỉ
thị, Nghị quyết của Hội được 100%

- Tinh thần tu dưỡng học tập, tinh thần tham gia các phong trào của Hôi,
của địa phương luôn được quan tâm. Lồng ghép vào các Hội giao ban của Hội,
góp phần tham xây dựng theo tình thần Nghị quyết TW 4 của Đảng, phối hợp
với các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác “ Xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư”.
2. Công tác phát triển hội viên và chất lượng hội viên
- Hội viên tăng.4 giảm 1 hiện có 366
- Số tăng do kết nạp mới 4 người
- Tăng do chuyển từ nơi khác đến: Không.
- Hội viên đưa ra khỏi Hội: Không
- Hội viên chuyển đi: Không
Chuyển đi tỉnh khác: Không
3. Xây dựng củng cố và tổ chức Hội.
- Tổng số chi Hội trực thuộc cơ sở 18 trên địa bàn xã.

22


- Trong năm đã phát triển thêm chi Hội 1 ở bản Phiêng Nọi, xã Chiềng
Lương. Đang chờ Quyết định UBND - Phòng Nội vụ huyện để hưởng hưởng phụ
cấp hàng tháng đối với cán bộ Chi hội.
- Trong năm đã bổ sung, chi Hội trưởng 1, chi Hội phó 1 Ủy viên BCH
Hội cơ sở (có chủ tịch, phó chủ tịch Hội): Không
4. Tổ chức sinh hoạt và thực hiện chế độ báo cáo
- Đã duy trì sinh hoạt của các phân, chi Hội và chất lượng sinh hoạt được
đi sâu, đi sát.
- Sinh hoạt định kỳ của BCH, BTV và tổ chức thường trực của cơ sở 3
tháng 1 lần.
- Tổ chức giao ban với các chi Hội và các ban ngành đoàn thể trong xã.:
Mỗi tháng 1 lần.

- Chấp hành báo cáo theo định kỳ quy định với tổ chức cấp trên và sự chỉ
đạo cấp dưới: 3 tháng 1 lần.
. Thu chi hội phí, mua thông tin: Mỗi năm 1 lần vào tháng cuối năm.
- Tồn từ năm trước sang: Không
- Thu trong năm: 8. 712.000 đòng
- Chi trong năm : 8.712.000 đồng
- Đánh giá việc thực hiện thu, chi hội phí, nộp tiền mua thông tin thu đủ,
chi đủ.
5. Phân loại hội viên và tổ chức cuối năm
Về hội viên:
- Hội viên gương mẫu: 60 hội viên
- Hội viên trung bình: 300 hội viên
- Hội viên yếu kém: 6
- Gia đình hội viên đạt gia đình văn hoá: 250 hộ
Về tổ chức hội:
- Chi Hội đạt trong sạch vững mạnh: 4 Chi hội
- Chi Hội trung bình: 14 Chi hội
- Chi Hội yếu kém: Không
- Tự xếp loại cơ sở: Khá
* Tổ chức chăm lo giúp đỡ CCB nâng cao đời sống vật chất tinh thần, phát
triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
1. Về sản xuất và chăn nuôi.
- Thực hiện việc khoanh vùng, dồn điền đổi thửa chuyển đổi cơ cấu sản
xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa tiến độ kỹ thuật vào sản
xuất chăn nuôi đạt năng xuất cao thực hiện 100%.
2. Kết quả thu hoạch cụ thể trong năm
- Cây lương thực quy ra thóc diện tích lúa ruộng 18,9 ha năng xuất 4
tấn/ha
23



- Cây ngô: 350 ha năng xuất 4,5 tấn/ha
- Sắn công nghiệp: 12 ha năng xuất 15/ha
- Cây thực phẩm: Đậu đỗ, rau xanh: diện tích 2 ha năng xuất 5 tạ/ ha
- Cây ăn quả các loại sản lượng: Không
- Cây công nghiệp mía đường 7 ha 60 tấn/ha
- Cây công nghiệp: Cà phê 1,5 ha năng xuất 8 tạ/ha
- Cây công nghiệp: Chè, dâu tằm:
- Quản lý rừng diện tích: 400 ha
- Chăn nuôi đại ra súc:
+ Trâu: 423con
+ Bò: 56 con
- Ao cá: Diện tích 9,2 ha
- Gia cầm: 12. 000 con
3. Điển hình làm kinh tế có thu nhập cao: không
Vốn 120 tạo công ăn việc làm của Nhà nước và TW Hội số hộ được vay:
Không
- Số chi hội đã có quỹ 15 chi hội chưa có quỹ
- Quỹ vốn của tổ chức cơ sở: Không
- Tài sản của tập thể: Ao 3; vườn không; rừng 3 chi hội; đất canh tác mà
địa phương giao cho Hội quản lý: 4 chi hội
- Điển hình về tập thể có quỹ quỹ vốn cao tính bình quân hội viên cả cơ
sở: 2 cơ sở.
- Về nhà ở của hội viên phân loại các loại nhà: Nhà cấp 4: 2 hộ , nhà sàn
kiên cố 349, tóc xi lập ngói 15 hộ nhà tranh nhà tạm : Không
- Các phương tiện nghe nhìn, có điện thắp sáng, có hệ thống nước sạch:
362/366 hộ
- Trong năm xoá nhà tạm: Không
* Phân loại mức sống của của gia đình hội viên (Theo tiêu chí mới)
+ Hộ giầu: 1 hộ chiếm 0,02%

+ Hộ khá: 25 hộ chiếm 6,8%
+ Hộ trung bình: 320 hộ chiếm 87%
+ Hộ nghèo: 20 hộ chiếm 5,4%
* Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CCB.
- Đã tuyên truyền phổ biến ở buổi Hội nghị giao ban của Hội CCB cơ sở,
nắm vững cơ bản về Điều lệ của Hội CCB Việt Nam.
* Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các ttổ

chức thành viên của MTTQ Việt nam cơ quan quân sự giáo dục
tuyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực
tự cường cho thế hệ trẻ.
24


- Số chi Hội đã tham gia kết nghĩa với chi Đoàn, nhà trường: Chưa được
triển khai thực hiện.
- Số lượng hội viên là đoàn viên danh dự tham gia sinh hoạt cùng Đoàn,
động viên thanh niên Đoàn, giúp đỡ đoàn viên vào Đảng 2 Đ/c.
- Tổ chức nói chuyện truyền thống cho thanh niên: Chưa được tổ chức.
*Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi
đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc.
- Lập trường quan điểm , ý thức chính trị trong việc chấp hành đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước, Hội đã tập hợp đoàn kết, vận động CCB giữ
vững và phát huy bản chất “ Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia bảo vệ Đảng,
chính quyền, chế độ XHCN và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
*Những thiếu sót khuyết điểm tồn tại trong năm 2012.
- Cần phải chấp hành đầy đủ quân số các buổi giao ban, nâng cao công tác
tuyên truyền vận động nhân dân ở địa phương chưa phối hợp nhịp nhàng cùng
với các đoàn thể khác.
- Việc thực hiện Công văn chỉ đạo của cấp trên còn chậm và chưa khoa

học.
* Phương hướng công tác và các chỉ tiêu phấn đấu năm 2013
Phát huy những kết quả đạt được năm 2012, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm
vụ mà Nghị quyết của Đảng bộ đề ra trên các mục tiêu phát triển KT-VH-XHQP-AN.
- Về chỉ tiêu thu nhập bình quân 10 - 11 triệu đồng/hội viên năm.
- Phấn đấu đóng góp công quỹ ở các chi Hội đạt trên 300.000 đồng đối với
xã vùng 2 trên 1 hội viên.
- Tiếp tục rà soát các đồng chí đã hoàn nghĩa vụ và đủ điều kiện để kết nạp
vào Hội.
Trên đây là báo cáo kết quả đạt đươc năm 2012 và phương hướng thực
hiện nhiệm vụ năm 2013 của Hội CCB xã Chiềng Lương.

* Công tác giao đất sản xuất cho dân TĐC thuỷ điện Sơn La.
Thực hiện giao đất cho dân TĐC Thuỷ điện Sơn La đến nay cơ bản đã
hoàn thành tuy nhiên còn thiếu 3 ha đất SX cho dân TĐC, xã tiếp tục phối hợp
với BQL 4 bản vận động nhân dân nhường nốt 3 ha còn lại.
Cuối tháng 11 năm 2012 xã phối họp với BQL DA TĐC, Ban QL bản Lạn
vận động các hộ nhường đất để mở đường vào vùng sản xuất của bản TĐC, các
hộ đã nhất trí nhường và bàn giao cho đơn vị thi công.
* Đánh giá tình hình quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn xã Chiềng
Lƣơng giai đoạn 2003-2012.

25


×