Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất xã chiềng sinh huyện tuần giáo tỉnh điện biên giai đoạn 2003 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.52 KB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo khóa học 2011 - 2013 và đánh giá
chất lƣợng học sinh trƣớc khi ra trƣờng, đƣợc sự đồng ý của khoa Nông lâm và
Trƣờng Cao đẳng Sơn La. Sau một thời gian nghiên cứu và học tập tại xã
Chiềng Sinh – huyện Tuần Giáo – Tỉnh Điện Biên, để hoàn thành chƣơng trình
đào tạo của ủy ban nhân dân xã, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn
sản xuất, ủy ban xã đã tạo điều kiện cho sinh viên khóa 48 thực tập tốt nghiệp.
Đƣợc sự giúp đỡ của nhà trƣờng, khoa và bộ môn em tiến hành thực hiện khóa
luận: “Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất tại xã chiềng Sinh - huyện
Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên giai đoạn 2003 - 2012”.
Trong suốt quá trình thực tập với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ
nhiệt tình của cô giáo Lê Thị Hương, bạn bè, đồng nghiệp các cán bộ, cô, chú,
các bác tại xã Chiềng Sinh - huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên. Đến nay em
đã hoàn thành tốt bài thực tập tốt nghiệp này.
Do thời gian có hạn và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế. Do đó
bản luận văn này không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận đƣợc sự
góp ý quý báu của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp cùng các bác, các chú
và các chuyên môn để bản khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Nhân dịp này em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Lê thị Hương
ngƣời đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn em, các thầy cô giáo bộ môn trong khoa, cùng
các cán bộ công nhân viên chức ở xã Chiềng Sinh - huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện
Biên Đã giúp đỡ, khích lệ và tạo những điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành bản
khóa luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 28 tháng 4 năm 2013
HỌC SINH
Cà Văn Tiếp

1



MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU…………………………………………………...
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................
1.2. Mục đích yêu cầu………………………………………………...
1.2.1. Mục đích ………………………………………………………
1.2.2. Yêu cầu …………………………………………………………
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................
I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI:...........................................................................
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG CẢ NƢỚC.............
III. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN:..
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................
3.1. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:........................................
3.2.2.Tình hình quản lý đất đai của xã Chiềng Sinh giai đoạn 2003 2012......................................................................................................
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:...............................................
3.3.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu trong phòng:
3.3.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu trong phòng:
3.3.3. Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp sử lý số liệu:........................
PHẦN 4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................
4.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………..

2

trang



4.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................
4.1.2. Địa hình, địa mạo........................................................................
4.1.3.. Khí hậu - thủy văn......................................................................
4.1.4. Các nguồn tài nguyên:…………………………………………
4.1.5. Cảnh quan môi trường...............................................................
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................
4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế......................................................
4.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế…………………………………………..
4.2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế…………………….
4.2.2. Tình hình phát triển dân cƣ, lao động và việc làm. ………...
4.2.1.1. Dân số………………………………………………………...
4.2.2.2. Lao động việc làm…………………………………………….
4.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…………….
4.2.3.1. Giao thông……………………………………………………
4.2.3.2. Thủy lợi………………………………………………………
4.2.3.3. Hệ thống lưới điện……………………………………………
4.2.3.4. Bưu chính viễn thông………………………………………...
4.2.3.5. Về Giáo dục đào tạo…………………………………………..
4.2.3.6. Về y tế…………………………………………………………
4.2.3.7. Hoạt động văn hóa - Thông tin - Thể thao…………………..
4.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ………..
4.3.1. Thuận lợi ………………………………………………………
4.3.2. Khó khăn……………………………………………………….
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................
4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế ....................................................

3



4.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế ………………………………………….
4.2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ……………………
4.2.2. Tình hình phát triển dân cƣ, lao động và việc làm …………
4.2.1.1. Dân số ………………………………………………………..
4.2.2.2. Lao động việc làm ……………………………………………
4.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ……………
4.2.3.1. Giao thông …………………………………………………..
4.2.3.2. Thủy lợi ……………………………………………………...
4.2.3.3. Hệ thống lưới điện …………………………………………..
4.2.3.4. Bưu chính viễn thong ……………………………………….
4.2.3.5. Về Giáo dục đào tạo …………………………………………
4.2.3.6. Về y tế ………………………………………………………...
4.2.3.7. Hoạt động văn hóa - Thông tin - Thể thao ………………….
4.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ………..
4.3.1. Thuận lợi ………………………………………………………
4.3.2. Khó khăn ………………………………………………………
4.4. Đánh giá tình hình quản lý về đất đai trên địa bàn xã Chiềng Sinh
.......................................................................................................
4.4.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ..............................
4.4.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ địa chính ........................................................
4.4.4. Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ...........................
4.4.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất ............................................................................................
4.4.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .............................................

4



4.4.7. Thống kê và kiểm kê đất đai .......................................................
4.4.8. Quản lý tài chính về đất .............................................................
4.4.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản …………………………………………………..
4.4.10. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất .................................................................................
4.4.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai ..
4.4.12. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại và
tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất …………...
4.4.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai ……………
4.5. Đánh giá chung về tình hình quản lý đất đai:.............................
4.6. Một số đề xuất nhằm tăng cƣờng công tác quản lý đất đai:......
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................
5.1. Kết luận .........................................................................................
5.2. Kiến nghị ………………………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế xã chiềng Sinh giai đoạn 2003 - 2012
Bảng 4.2: Diện tích các loại cây trồng xã Chiềng Sinh qua các năm từ 2008 2012
Bảng 4.3: Hện trạng số dân và số hộ các bản của xã Chiềng Sinh
Bảng 4.4: Lao động trong các nghành kinh tế xã Chiềng Sinh
Bảng 4.5: Kết qua thực hiện thu ngân sách năm 2005 - 2010
DANH MỤC HÌNH
Biểu 4.1. Diễn biến khí hậu thuỷ văn khu vực xã Chiềng Sinh


6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND
GCNQSDĐ
TN & MT
KHHGĐ

Uỷ ban nhân dân
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tài nguyên và Môi trƣờng
Kế hoạch hóa gia đình

7


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cƣ, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng…Đối với nƣớc ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nƣớc đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý.
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị
hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một
tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vần đề đặt ra đối với
Đảng và nhà nƣớc ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và
bền vững nguồn tài nguyên đất đai.

Trƣớc yêu cầu bức thiết đó Nhà nƣớc đã sớm ra các văn bản pháp luật
quy định quản lý và sử dụng đất đai nhƣ: Hiến pháp năm 1992 nƣớc Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày
29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai năm 2003, Nghị định
188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai đƣợc ban hành ngày 29 tháng 10
năm 2004, Thông tƣ 29 về hƣớng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính
ngày 01 tháng 11 năm 2004…
Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa
dạng. Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó
cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và chính
đáng của các đối tƣợng trong quan hệ đất đai. Nền công tác quản lý nhà nƣớc về
đất đai có vai trò rất quan trọng.
Chiềng Sinh là xã miền núi nằm ở phía Nam của huyện Tuần Giáo - tỉnh
Điện Biên. Là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa,
những năm trở lại đây, quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Cho

8


nên việc sử dụng đất có nhiều thay đổi làm ảnh hƣởng đến công tác quản lý của
nhà nƣớc về đất đai.
Vì vậy, việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trở thành vấn đề
cấp thiết hiện nay. Với yêu cầu cấp thiết trên và đƣợc sự hƣớng dẫn của Cô
Giáo: Lê Thị Hương Em thực hiện chuyên đề: “Đánh giá tình hình quản lý sử
dụng đất tại xã Chiềng Sinh – Huyện Tuần Giáo – Tỉnh Điện Biên giai đoạn
2003 - 2012”.
1.2. Mục đích yêu cầu.
1.2.1. Mục đích
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Chiềng Sinh.

- Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Chiềng
Sinh.
- Đề xuất các ý kiến và giải pháp thích hợp.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm đƣợc tình hình quản lý nhà nƣớc về sử dụng đất trên địa bàn xã Chiềng
Sinh.
- Nắm đƣợc tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Chiềng Sinh.
- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình quản lý và sử
dụng đất trên địa bàn xã Chiềng Sinh.
- Đề xuất biện pháp tăng cƣờng hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã
Chiềng Sinh.

9


PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẤT ĐAI:
Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nƣớc thống nhất quản lý”. Trong thời gian này tuy chƣa có Luật đất đai
nhƣng hàng loạt các văn bản mang tính pháp luật của Nhà nƣớc về đất đai ra
đời.
- Quyết định số 201/QĐ-CP ngày 01/07/1980 của Chính phủ ban hành về
việc “ Thống nhất quản lý ruộng đất trong cả nƣớc”.
- Quyết định số 56/QĐ-ĐKTK do Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành
ngày 05/11/1980 về việc quy định hệ thống hồ sơ trong quá trình đăng ký ruộng
đất.
- Chỉ thị 299/CT-TTg ngày 10/11/1980 do Thủ Tƣớng Chính phủ ban hành về
“ Công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nƣớc”.
Ngày 18/12/1980 Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

đã thông qua Hiến pháp sửa đổi, trong đó quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ,
hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục
địa…đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nƣớc thống nhất quản lý đất đai theo
quy hoạch chung”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực thi công tác quản lý
đất đai trên cả nƣớc, lần đầu tiên Nhà nƣớc xác lập đầy đủ quyền sở hữu toàn
dân đối với đất đai.
Ngày 29/12/1987 Quốc Hội thông qua Luật đất đai đầu tiên và có hiệu lực
thi hành từ ngày 08/01/1988. Ngày 05/04/1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số
10/1988/NQ-TW về việc giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, là
dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp.
Ngày 14/07/1988 Tổng cục Quản lý ruộng đất ra Quyết định số 201/QĐĐKTK ngày 14/07/1988 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 06/11/1991 Hội đồng bộ trƣởng ra Chỉ thị số 364/1991/CT-HĐBT
về việc xác định ranh giới hành chính.

10


Đến năm 1992, Hiến pháp ra đời quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, Nhà nƣớc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật”
(Điều 17). Trên cơ sở đó, ngày 14/07/1993 Luật Đất đai sửa đổi năm 1993 đƣợc
ban hành, đây là văn bản đầu tiên Nhà nƣớc xác nhận đất đai có giá đồng thời
thể hiện rõ quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất, sự biến động đất đai
theo quy luật cung cầu.
Để cụ thể hoá Luật 1993 Nhà nƣớc ta đã ban hành kèm theo các văn bản
hƣớng dẫn nhƣ:
- Nghị định số 64/1993/NĐ-TTg ngày 27/09/1993 của Chính phủ về việc
giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục
đích sản xuất nông nghiệp.
- Nghi định số 02/1994/NĐ-CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định
về việc giao đất nông nghiệp.

- Nghị định số 87/1994/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định
khung giá các loại đất.
- Nghị định 89/1994/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định về
việc thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính.
- Quyết định số 27/1995/QĐ-ĐC ngày 22/01/1995 của Tổng cục Địa
chính về việc cấp GCNQSDĐ tạm thời cho ngƣời sử dụng đất.
- Chỉ thị số 24/1996/CT-TTg do Thủ tƣớng chính phủ ban hành ngày
22/04/1996 về việc hƣớng dẫn lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 04/1997/NĐ-CP ngày 10/01/1997 của Chính Phủ về việc
xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và sử dụng đất.
- Chỉ thị số 101/1998/CT-TTg ngày 20/02/1998 của Thủ tƣớng chính phủ
về việc đẩy mạnh và hoàn thiện việc giao đất, cấp GCNQSD đất nông nghiệp.
- Thông tƣ số 346/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tông cục Địa chính về
hƣớng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ.
- Nghị định số 17/1998/NĐ-CP ngày 23/08/1998 do Chính phủ ban hành
quy định về trình tự, thủ tục chuyển QSDĐ.

11


Tuy nhiên trải qua 5 năm thực thi luật, luật Đất đai 1993 đã lạc hậu rất
nhanh so với thực tế việc quản lý và sử dụng đất. Chẳng hạn, Luật Đất đai 1993
không chỉ có hai đối tƣợng liên quan đến lĩnh vực đất đai (nhƣ quy định ở luật
đất đai năm 1988) mà còn phát sinh các đối tƣợng khác nhƣ: Cơ quan nhà nƣớc,
các tổ chức- đoàn thể, nông trƣờng…và thiếu những quy định về đất tạo cơ sở
hạ tầng, chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác, chế độ sử dụng đất của
các cơ quan tổ chức…Trƣớc những bất cập đó luật Đất đai 1998 đƣợc ban hành
nhằm cải thiện tình hình quản lý, sử dụng đất trong cả nƣớc sau khi có luật Đất
đai 1993.
Để thực hiện tốt luật Đất đai năm 1998 Nhà nƣớc ta đã ban hành kèm theo

một số các văn bản hƣớng dẫn nhƣ sau:
- Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 của Chính Phủ về việc
quy định thủ tục chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế, thế chấp QSDĐ,
góp vốn bằng giá trị QSDĐ.
- Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 01/07/1999 về một số biện pháp đẩy
mạnh, hoàn thiện cấp GCNQSD đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn.
- Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 của Chính phủ quy định
thi hành luật sửa đổi bổ xung một số điều của luật đất đai.
- Nghị định số 66/2001/NĐ-CP ngày 29/9/2001 của Chính phủ quy định
về việc sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định 04/2000/NĐ-CP.
- Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về việc
lập QH, KHSDĐ.
- Thông tƣ số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổng cục Địa
chính về hƣớng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập sổ địa chính và cấp GCNQSDĐ.
- Thông tƣ 2047/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 của Tổng cục Địa
chính về việc hƣớng dẫn trình tự xét duyệt hồ sơ xin giao đất đối với tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trong nƣớc.
Do sự vận hành kinh tế - xã hội chuyển biến nhanh, Luật Đất đai 1998
xuất hiện nhiều điều khoản không còn hợp lý trong quá trình quản lý, sử dụng

12


đất. Để thực tiễn hoá trong lĩnh vực đất đai Luật Đất đai 2003 sửa đổi bổ xung
đƣợc ban hành, đã và đang thực hiện cho đến thời điểm hiện nay.
Nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai ngày càng đƣợc hoàn thiện, phù
hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và
sử dụng đất trong cả nƣớc. Điều 6 luật đất đai năm 2003 đã quy định cụ thể 13
nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai, trong đó có nhiều nội dung mới đáp ứng
yêu cầu quản lý trong giai đoạn tới. Đó là:

1/ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
2/ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3/ Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4/ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5/ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6/ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
7/ Thống kê, kiểm kê đất đai.
8/ Quản lý tài chính về đất đai.
9/ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thi trường
bất động sản.
10/ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
11/ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
12/ Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
13/ Quản lý các dịch vụ công về đất đai.

13


Để quản lý tốt quỹ đất sau khi luật 2003 ra đời hàng loạt các văn bản
hƣớng dẫn cũng đƣợc ban hành, cụ thể nhƣ:
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc triển khai, thi hành luật đất đai 2003.

- Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/07/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc kiểm kê đất đai năm 2005.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc
hƣớng dẫn thi hành luật đất đai 2003.
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng quy định về GCNQSDĐ.
- Thông tƣ số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng về việc hƣớng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tƣ số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng về việc hƣớng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tƣ số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng về việc hƣớng dẫn lập, điều chỉnh, thẩm định quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phƣơng pháp xác định giá đất.
- Thông tƣ số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính về
hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 188.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc
bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc
thu tiền sử dụng đất.
- Thông tƣ số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Chính phủ về việc
hƣớng dẫn thi hành NĐ197.

14



- Thông tƣ số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Chính phủ về việc
hƣớng dẫn thi hành NĐ198.
- Thông tƣ liên tịch số 38/2004/TT-TTLT/BTNMT-BNV ngày
31/12/2004 về việc hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức Phát triển quỹ đất.
- Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
các nghị định hƣớng dẫn thi hành luật đất đai và việc chuyển công ty nhà nƣớc
thành công ty cổ phần.
- Nghị định số 95/2005/NĐ-CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng.
- Thông tƣ số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng về hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai.
- Thông tƣ số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ tài chính về việc
hƣớng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trƣớc bạ.
- Nghị đinh số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/01/2006của Chính phủ về việc
xác định giá trị quyến sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức
đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định hƣớng dẫn thi hành luật đất đai.
- Thông tƣ liên tịch số 04/2006/TT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 của
Bộ Tƣ pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về hƣớng dẫn việc công chứng,
chứng thực hợp đồng, văn bản chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất.
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng quy định về GCNQSDĐ thay thế cho Quyết định số
24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004.
- Quyết định số 1013/2006/QĐ-BTNMT ngày 02/08/2006 về việc kiểm
tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tƣ trên địa bàn cả
nƣớc.


15


- Thông tƣ số 70/TT-BTC ngày 02/08/2006 của Bộ Tài chính về việc
hƣớng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tƣ 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của
BTC hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính Phủ.
- Thông tƣ số 02/2007/TT-BTC ngày 08/01/2007 của Bộ Tài chính về
việc sửa đổi bổ sung Thông tƣ số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất
và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tƣ số 06/TT-BTNMT ngày 02/07/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng về hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐCP ngày 25/05/2007 của Chính phủ.
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày
26/11/2004 về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Thông tƣ số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính về
việc hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của
Chính phủ và Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP. Nghị định số
57/2006/NQ-QH ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội khoá 11 về kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của cả nƣớc;
- Quyết định số 1013/2006/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2006 về
việc kiểm tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tƣ trên địa
bàn cả nƣớc.
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG CẢ NƢỚC
Theo Quyết định 272/2007/QĐ-TTg ngày 27/02/2007 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, tổng diện tích tự

nhiên của cả nƣớc là: 33.121.159ha. Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp:

24.822.560 ha chiếm 75%;

16


- Diện tích đất phi nông nghiệp: 3.232.715ha chiếm 10%
- Diện tích đất chƣa sử dụng và núi đá không có rừng cây: 5.065.884 ha
chiếm 15%.
Đến nay công tác quản lý đất đai ngày càng đƣợc tăng cƣờng, công tác
ban hành các văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện. Nhà nƣớc ta đã hoàn thành
70 vạn văn bản pháp luật ở các tỉnh, thành phố và ban hành trên 400 văn bản
triển khai, thi hành và cụ thể hoá cho Luật đất đai phù hợp với từng địa phƣơng.
Sau gần 3 năm thực hiện Luật đất đai năm 2003 công tác quản lý nhà nƣớc về
đất đai thu đƣợc các kết quả nhƣ sau:
- Về công tác đo đạc thành lập bản đồ:
Tổng cục Địa chính đã hoàn thành xây dựng lƣới toạ độ cấp”0” gồm 71
điểm bao trùm toàn quốc, hệ quy chiếu quốc gia hiện đại VN-2000 đã hoàn
thành, hệ thống lƣới toạ độ địa chính cơ sở với gần 20 nghìn điểm đã phủ kín cả
nƣớc, hệ toạ độ địa chính cơ bản ở tỷ lệ 1/50.000-1/25.000hoàn thành vào cuối
năm 2003. cả nƣớc đã hoàn thành bộ bản đồ đại giới hành chính theo chỉ thị
364/1991/CT-HĐBT tỷ lệ 1/5.000 gồm 700 mảnh có sử dụng phép chiếu UTM
và hệ toạ độ WGS-84.
Về việc xác định ĐGHC, lập và quản lý HSĐC: Bộ đã tham gia công tác
phân giới cắm mốc biên giới Việt - Trung, đã hoàn thành việc phân giới cắm
mốc trên 1.400 km đƣờng biên giới chung; đối với biên giới Việt – Lào đã tham
gia xây dựng dự án tăng dày và tôn tạo với tổng số mốc 630 mốc dự án đang
trình Chính phủ hai nƣớc phê duyệt; đối với biên giới Việt Nam\- CampuChia

Bộ đang thành lập bản đồ địa hình dạng số khu vực biên giới gồm 90 mảnh tỷ lệ
1/25.000; 121 mảnh tỷ lệ 1/10.000. Đã tham gia giải quyết tranh chấp địa giới
giữa các tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận, Hà Giang - Cao Bằng và Hà Tĩnh Quảng Bình.
- Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Đây là một vấn đề khá khó khăn, đã đƣợc các cấp, các ngành quan tâm và
triển khai thực hiện.Tuy hồ sơ đăng ký đất đai chƣa hoàn chỉnh. Mặc dù vậy Bộ
Tài nguyên- Môi trƣờng đã chỉ đạo xây dựng xong và trình Chính Phủ quy

17


hoạch sử dụng đất của cả nƣớc đến 2010 và định hƣớng đến 2020 và kế họach
chuyển dịch đất nông Nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng và mục khác.
Đến nay thì việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa
phƣơng đã đi vào nề nếp.
- Công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Về công tác cấp GCNQSD đất đến nay cả nƣớc đã hoàn thành cơ bản việc
cấp GCN, đạt trên 90% diện tích các loại đất chính. Bên cạnh đó còn 10 tỉnh có
kết quả cấp GCN các loại đất thấp dƣới 60%.
+ Đối với đất nông nghiệp: Thực hiện Nghị 64/ 1993/ NĐ - CP ngày 27/
09/ 1993 của Chính phủ đẩy mạnh hoàn thành việc giao đất và cấp GCNQSD
đất nông nghiệp đến nay đối với cả nƣớc đã cấp đƣợc 13.392.895 giấy với diện
tích 7.413.500 ha, đạt 81,3% , trong đó có 29 tỉnh đã hoàn thành cơ bản việc cấp
giấy chứng nhận cho đất nông nghiệp.
+

Đất

lâm nghiệp: cấp đƣợc hơn 1.085.952 giấy với diện tích hơn


7.739.894 ha đạt 59,20% .
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: Tính đến nay cả nƣớc đã cấp đƣợc 641.065
GCN với diện tích 478.000 ha đạt 68,73% so với diện tích cần cấp.
+ Đất ở tại đô thị: cả nƣớc cấp đƣợc khoảng 2.698.161 giấy với diện tích
gần 58.929 ha đạt 56,90%, trong đó có 07 tỉnh cơ bản hoàn thành (đạt trên
90%); có 18 tỉnh đạt 70% - 85% các tỉnh còn lại đạt dƣới 70%, đặc biệt có 8 tỉnh
đạt dƣới 30%, loại đất này đƣợc câp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất ở cho ngƣời có nhu cầu theo quy định của luật nhà ở.
+ Đất ở tại nông thôn: cả nƣớc cấp đƣợc gần 69.973 giấy với
diện tích 211.267ha đạt 38% so với diện tích cần cấp giấy, trong đó có 5 tỉnh
cơ bản ( Đạt 90%); có 18 tỉnh đạt trên 50%; các tỉnh còn lại đạt 50%, trong đó
có 26 tỉnh đạt dƣới 30%. Việc cấp GCN cho đất chuyên dùng đạt tỷ lệ thấp do
các tỉnh chƣa tập chung chỉ đạo thực hiện.
+ Đối với cơ sở tôn giáo, tín ngƣỡng: tính đến nay cả nƣớc đã cấp đƣợc
9.504 giấy với diện tích 3.212ha, đat 17% việc cấp GCN cho loại đất này đƣợc
thực hiện chủ yếu trong năm 2006, thực hịên nhiều nhất là Hà Nội, Nam Hà,

18


Nam Định, Tháí Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Long An, Cần Thơ,
Sóc Trăng.
- Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
Đến nay đã có 7.987 dự án đƣợc giao đất, thuê đất với diện tích hơn
184.179 ha, trong đó có 89.654 ha đất đƣợc giao không thu tiền sử dụng đất,
8.306 ha đất đƣợc giao có thu tiền; có 1.781 dự án xin chuyển mục đích sử dụng
đất với tổng diện tích 10.061 ha, trong đó có 9.460 ha đã đƣợc cơ quan Nhà
nƣớc có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Thu hồi đƣợc
7.289 ha do vi phạm pháp luật về đất đai, trong đó có 7.056 ha thu hồi do vi
phạm quy định tại Khoản 12 Điều 38 của Luật Đất đai 2003, đạt 65% diện tích

phải thu hồi.
- Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai:
Theo số liệu báo cáo, tính đến ngày 15/09/2008, cơ quan hành chính tiếp
nhận trong những năm qua, thanh tra các cấp đã tiến hành hơn 12.000 cuộc
thanh tra ở các tỉnh 120004 đơn khiếu nại, 15995 đơn tố cáo, 28866 đơn kiến
nghị phản ánh. Qua phân tích xử lý có 89896 đơn khiếu nại, 8571 đơn tố cáo đủ
điều kiện giải quyết, số còn lại là trùng lặp không rõ nội dung và địa chỉ. Trong
đó 98,20% đơn thƣ khiếu nại về đất đai, 1,8% đơn thƣ khiếu nại về môi trƣờng.
Để giải quyết thực trạng đó, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã thành lập 06
đoàn công tác thanh tra. Bộ chủ trì thẩm tra xác minh giải quyết 196 đơn khiếu nại, tố
cáo của công dân tại 16 tỉnh thành. Ngoài ra, thanh tra Bộ đã ban hành 427 văn bản và
trình lãnh đạo Bộ ký, ban hành 861 văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì công tác quản lý, sử dụng đất đai
vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, hạn chế...công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai, phân hạng đất chƣa chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, các văn bản pháp
luật có liên quan tới đất đai còn chồng chéo, khó thực hiện, công tác cấp giấy
chứng nhận còn chậm trễ, các sai phạm trong vấn đề quản lý và sử dụng đất đai
không những giảm mà còn có chiều hƣớng gia tăng và chƣa đƣợc xử lý kịp thời
nên gây hậu quả nghiêm trọng...

19


III. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN:
Điện Biên là tỉnh miền núi phía Bắc nông nghiệp luôn chiếm một vị trí
quan trọng cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong khi đó diện tích đất sản xuất nông
nghiệp bình quân đầu ngƣời thấp.
Tính đến 01/01/2010 toàn tỉnh Điện Biên tổng diện tích tự nhiên là:
955.409.70 ha.
- Đất nông nghiệp là 953.158,97 ha chiếm: 60,19 %

- Đất phi nông nghiệp 52.433,98 ha chiếm: 4,4 %
- Đất chƣa sử dụng 401.846,04ha chiếm: 35,4%.
* Trong tổng diện tích đã giao, cho thuê thì:
- Hộ gia đình cá nhân sử dụng là: 336.653,79,46 ha.
- Các tổ chức kinh tế là: 41.903,6ha.
- UBND các xã quản lý: 361.595,29 ha.
- Các đối tƣợng khác quản lý là: 567.297,63ha.
- Tổ chức Nhà nƣớc, cá nhân nƣớc ngoài: 187,53 ha.
Trong công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, tỉnh Điện Biên đạt đƣợc
những kết quả sau:
- Công tác ban hành văn bản pháp luật về quản lý đất đai, sử dụng đất và
tổ chức thực hiện các văn bản đó: Hàng năm tỉnh Điện Biên đã ban hành các văn
bản về quản lý sử dụng đất nhƣ chỉ thị số 07/2005/CT-UBND về lập quy hoạch
điều chỉnh sử dụng đất cấp huyện; Chỉ thị số 05/2006/CT-UBND ngày 20 tháng
01 năm 2006 cña UBND tØnh Điện Biên vÒ viÖc triÓn khai
c«ng t¸c lập quy hoạch, kế hoạch sö dông ®Êt chi tiÕt
cÊp x· giai ®o¹n 2006 - 2010; Quyết định số 73/2006/QĐUBND ngày 10 tháng 11 năm 2006 của UBND tỉnh Điện Biên về quy định chi
tiết thi hành một số nội dung quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8
năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ, về việc ban hành Quy chế đấu giá quyền
sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;. Nhìn chung
tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản pháp luật cũng nhƣ chỉ đạo việc thực hiện
các văn bản kháo sát sao đó giúp cho công tác quản lý đất đai ở tỉnh Điện Biên.

20


* Về xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ địa chính của tỉnh Điện Biên đƣợc tiến hành đầy đủ. Ranh
giới hành chính tỉnh đƣợc xác định bằng các yếu tố địa vật, đƣợc cắm mốc giới
rõ ràng. Hiện nay tỉnh Điên Biên đã hoàn thành BĐHC và HSĐGHC, hàng năm

các mốc giới đều đƣợc kiểm tra, nếu phát hiện hỏng hóc hoặc bị phá huỷ đều
đƣợc xử lý và thay thế kịp thời.
* Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: đến năm 2000 tỉnh Điện
Biên đã hoàn thành việc lập quy hoạch giai đoạn 2001 - 2010, kế hoạch sử dụng
đất 2001 - 2005, kế hoạch 2006 - 2010. Đồng thời năm 2005 - 2009 tỉnh đã tiến
hành đo đạc thành lập bản đồ địa chính cho 5 huyện là Tuần Giáo, Mƣờng Ảng,
Mƣờng Chà, Tủa Chùa, Điện Biên Đông.
do đó số liệu có nhiều biến động UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo trong
kỳ quy hoạch 2011 - 2020 sẽ sử dụng số liệu sau đo đạc để làm cơ sở cho công
tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
* Công tác cấp giấy CNQSD đất: Tính đến tháng 9 năm 2010 tỉnh Điện
Biên đã cấp đƣợc 148.969 GCNQSD đất cho 148.969 hộ sử dụng đất nông
nghiệp với tổng diện tích là 287.347,52 ha chiếm 33,68% diện tích đất nông
nghiệp đã giao cho hộ gia đình cá nhân sử dụng. Đất ở đƣợc cấp 168.094 giấy
cho 162.536 hộ gia đình trên diện tích 5.089,07ha. Nhƣ vậy công tác cấp giấy
CNQSD đất của tỉnh vẫn còn chậm trong thời gian tới cần phải tiếp tục đẩy
mạnh hơn.
(UBND tỉnh Điện Biên báo cáo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tỉnh Điện Biên năm 2010).
* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất: Hàng năm xét từ nguồn quỹ
đất của địa phƣơng cũng nhƣ nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức và ngƣời dân
có nhu cầu sử dụng đất và đủ điều kiện giao đất, cho thuê đất, UBND tỉnh Điện
Biên vẫn ký quyết định cho các tổ chức thuê đất và chỉ đạo các huyện cho ngƣời
dân thuê đất cũng nhƣ giao đất cho ngƣời dân sử dụng, tính đến năm 2003 tỉnh
đã cơ bản hoàn thành công tác giao đất nông nghiệp, giao rừng tự nhiên cho
ngƣời dân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

21



* Công tác thanh tra, kiểm tra cũng đƣợc tỉến hành thƣờng xuyên và đầy
đủ. Từ năm 2005 - 2010 tỉnh đã phát hiện 1570 vụ vi phạm pháp luật về đất đai
chủ yếu là do ngƣời dân sử dụng đất sai mục đích và có hành vi tranh chấp, lấn
chiếm đất đai. Đã giải quyết đƣợc 1530 vụ, còn lại 40 vụ đang tiến hành giải
quyết.
* Về quản lý thị trƣờng đất trong thị trƣờng bất động sản: Trƣớc đây khi
Nhà nƣớc chƣa công nhận hoạt động của thị trƣờng đất trong thị trƣờng bất động
sản, các giao dịch có liên quan đến đất đai vẫn diễn ra nhƣng không công khai
làm cho giá đất tại thời điểm đó lên cao. Từ khi có Luật đất đai 2003 ra đời công
nhận thị trƣờng đất trong thị trƣờng bất động sản thì hoạt động này càng ngày
phát triển mạnh. Tính đến này 30/9/2010 toàn tỉnh đã tiến hành đấu giá thành
công 8320 lô đất ( khoảng 95,9ha đất ) thu ngân sách 31,45 tỷ đồng.
* Về quản lý dịch vụ công; 8 huyện thành phố đã thành lập Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất từ cuối năm 2006, Văn phòng đã tiến hành tổ chức
thực hiện đăng ký sử dụng đất và biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa
chính về giúp sở Tài nguyện và Môi trƣờng trong việc thực hiện thủ tục hành
chính về quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai của tỉnh Điện Biên trong
thời gian qua đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt. Trong thời gian tới cẩn đẩy mạnh
hơn nữa công tác cấp giấy CNQSD đất, giải quyết dứt điểm các đơn thƣ khiếu
nại tố cáo còn tồn đọng trong thời gian qua, giúp ngƣời dân yên tâm sản xuất.
Đồng thời cần phát triển hơn nữa thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị trƣờng
bất động sản để làm tăng nguồn tài chính từ đất đai.

22


PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của chuyên đề là tập trung nghiên cứu về tình hình
quản lý đất đai của xã Chiềng Sinh - huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
-Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tại xã Chiềng Sinh - huyện Tuần
Giáo - tỉnh Điện Biên.
- Thời gian: đánh giá theo giai đoạn 2003 - 2012
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
Điều tra đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có tác động đến
đất đai của xã Chiềng Sinh - huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên.
3.2.2.Tình hình quản lý đất đai của xã Chiềng Sinh giai đoạn 2003 - 2012.
Tình hình quản lý đất đai của xã Chiềng Sinh - huyện Tuần giáo - tỉnh
Điện Biên từ năm 2003 đến năm 2012 đƣợc đánh giá theo 13 nội dung:
Đánh giá chung về tình hình quản lý đất đai của xã Chiềng Sinh giai đoạn
2003 - 2012.
Biện pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.3.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu trong phòng:
- Điều tra thu thập tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết về tình hình
quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuần giáo.
- Tìm hiểu các văn bản pháp luật Thông tƣ, Nghị quyết về quản lý và sử
dụng đất do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Tìm hiểu các văn bản
pháp luật về quản lý và đất của UBND tỉnh Điện Biên và UBND huyện Tuần
giáo.
3.3.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu trong phòng:

23



Đây là phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu của các xã trong địa bàn
huyện, đối chiếu các tài liệu số liệu, bản đồ thu thập đƣợc với thực trạng sử dụng
đất tại địa phƣơng.
3.3.3. Phƣơng pháp thống kê,tổng hợp sử lý số liệu:
Căn cứ vào các tài liệu, số liệu đã đƣợc thu thập tiến hành thống kê, liệt
kê các tài liệu có nội dung tin cậy cao từ đó tìm ra mối liên hệ giữa chúng từ
đó:
- So sánh tình hình quản lý đất đai của huyện với các văn bản pháp luật
của nhà nƣớc cũng nhƣ các văn bản pháp luật của địa phƣơng;
- So sánh cơ sở lý thuyết với tình hình cụ thể của địa phƣơng để tìm ra các
vấn đề còn tồn tại và đề ra các ý kiến giải pháp;
- Sử dụng phần mềm Excel để thống kê các số liệu thu thập đƣợc giúp
công tác đánh giá tình hình quản lý đất đai của huyện.

24


PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lý.
Xã Chiềng Sinh nằm ở cách trung tâm huyện Tuần Giáo khoảng 11km
về phía tây. Xã Chiềng Sinh là một vùng đất thấp của huyện Tuần Giáo và có
hai bản vùng cao xen kẽ, cách trung tâm tỉnh Điện Biên 66km. Xã Chiềng Sinh
nằm ở hƣớng nam của huyện Tuần Giáo có vị trí địa lý nhƣ sau:
- Phía Đông Bắc gjáp thị trấn Tuần Giáo.
- Phía Đông giáp xã Tênh Phông.
- Phía Tây và Nam giáp huyện Mƣờng Ảng.
- Phía Tây Bắc giáp xã Nà Sáy.
4.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình, địa mạo của xã Chiềng sinh tƣơng đối phức tạp. Khu vực phía

Tây và phía Đông xã là các dẫy núi cao sƣờn dốc, các dãy núi thấp, nằm dải rác
trên địa bàn xã, nằm xen kẽ giữa các dẫy núi này là những thung lũng khá bằng
phẳng và màu mỡ, đƣợc phân bố trải dọc trên địa bàn xã.
4.1.3.. Khí hậu - thủy văn

T,W,P
350

Nhiệt độ không khí (oC)

300

Lƣợng mƣa (mm)

250

Độ ẩm không khí (%)

200
150
100
50
0
1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

Biểu 4.1. Diễn biến khí hậu thuỷ văn khu vực xã Chiềng Sinh
a. Khí hậu:

25

Tháng


×