Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của giống gà h’mông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.68 KB, 39 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản chuyên đề này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông Lâm – Trƣờng Cao Đẳng Sơn La, đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp cho phép em bày tỏ lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo Nguyễn Thị Thu Chung- Ngƣời hƣớng
dẫn, về sự giúp đỡ nhiệt tình và đầy trách nhiệm đối với em trong quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thiện chuyên đề.
Nhân đây, tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn tới các bác, cô, chú, các
anh lãnh đạo trong xã Mƣờng Lạn và bà con trên địa bàn xã mƣờng Lạn đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tƣ liệu cho chuyên đề.
Do nhiều hạn chế, chắc chắn chuyên đề của em không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp bổ ích, quý báu của
cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 09 tháng 5 năm 2013
N ƣờ v t

o

G àn Bả May

o


MỤC LỤC
CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................... 1
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 3
2.1. Chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gà thả vƣờn ở nƣớc ta............................ 3
2.1.1 Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở nƣớc ta........................................... 3
2.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi gà thả vƣờn ở nƣớc ta........................... 4


2.2. Vài nét về giống gà H’mông. .................................................................. 8
2.3. Khả năng sinh trƣởng ............................................................................ 8
2.3.1 Khái niệm sinh trƣởng. ......................................................................... 8
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trƣởng ...................................................... 10
2.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng.................................................. 11
2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn ....................................................................... 14
2.5. Sức sống và khả năng kháng bệnh........................................................... 14
CHƢƠNG III: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................. 16
3.1. Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................. 16
3.2. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................... 16
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 16
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 16
3.4.1. Điều tra đại trà .................................................................................... 16
CHƢƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........ 18
4.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 18
4.1.1.Vị trí địa lý........................................................................................... 18
4.1.2.Khí hậu, thuỷ văn. ................................................................................ 19
4.1.3.Địa hình............................................................................................... 20
4.2. Dân sinh, kinh tế xã hội. ......................................................................... 20
4.2.1. Đời sống dân sinh ............................................................................... 20
4.2.2. Kinh tế xã hội...................................................................................... 21
CHƢƠNG V: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 26
5.1. Kết quả điều tra trên đàn gà H’mông tại xã Mƣờng Lạn ........................... 26
5.1.1. Số lƣợng, cơ cấu phân bố, tập quán chăn nuôi gà H’Mông tại xã Mƣờng Lạn .... 26
5.1.2.Đặc điểm ngoại hình của gà H’mông nuôi ở xã Mƣờng Lạn
nuôi tại xã Mƣờng Lạn .................................................................................. 29
5.2. Kết quả nghiên cứu trên đàn gà thịt thƣơng phẩm ................................... 32
5.2.1. Đặc điểm về ngoại hình ....................................................................... 32
5.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà H’mông thƣơng phẩm nuôi thịt ......................... 32

CHƢƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................... 34
6.1. Kết luận .............................................................................................. 34
6.2.

Đề nghị............................................................................................... 34


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Số lƣợng gà H’Mông nuôi trong các nông hộ của xã Mƣờng Lạn
qua các năm ( 2010 – 2011 ) ......................................................................... 26
Bảng 2 Cơ cấu phân bố đàn gà tại ba bản của xã Mƣờng Lạn.......................... 27
Bảng 3 Phƣơng thức và chuồng trại trong chăn nuôi gà H’Mông .................... 28
Bảng 4. Đặc điểm ngoại hình của gà H’Mông ................................................ 29
Bảng 5. Đặc điểm màu sắc lông gà H’Mông .................................................. 30
Bảng 6. Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông (%) ................................................. 32


CHƢƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có rất nhiều giống vật nuôi truyền thống có giá trị kinh tế thấp,
nên đang bị thu hẹp về không gian phân bố, giảm dần về số lƣợng và có nguy cơ bị
tuyệt chủng, ví dụ nhƣ: lợn Ỉ, lợn Vân Pa, gà Hồ, gà Đông Tảo, vịt Kỳ Lừa… Gà
H’Mông cũng là một trong những giống vật nuôi có nguy cơ bị tuyệt chủng, mặc
dù xét về ý nghĩa kinh tế của giống gà này thì không lớn, song đây là giống gà
đƣợc cộng đồng ngƣời dân tộc H’Mông nuôi từ ngàn đời nay, nó gắn liền với tập
quán văn hóa và đời sống tinh thần của ngƣời H’Mông (Nguyễn Văn Trụ, 1999).
Gà H'mông là giống gà hoang dã sinh sống ở vùng rừng núi phía bắc
nƣớc ta. Từ rất lâu, ngƣời H’mông đã thuần hoá giống gà này, đƣa vào nuôi
nhƣ các loại gia cầm khác. Ban ngày gà vào khu vực gần nhà kiếm ăn, đêm
về tót lên ngọn cây gần nhà ngủ. Ngƣời H’mông ít cho gà ăn mà nuôi nhƣ

một số loại động vật bán hoang dã.
Xã Mƣờng Lạn là một xã thuộc Huyện Sốp Cộp - tỉnh Sơn La nằm ở phía
tây Bắc của tổ quốc, xã gồm 7 dân tộc anh em cùng sinh sống nhƣ: H’Mông,
Thái, Lào, Khơ mú, Kinh, Tầy, Mƣờng. Phía Tây giáp với xã mƣờng và – huyện
Sốp Cộp, và phía Bắc giáp với xã Mƣờng cai – Sông Mã, phía Đông và phía
nam giáp với nƣớc CHDCND Lào. Hiện giống gà H’Mông đang đƣợc nông dân
một số bản trên địa bàn xã nuôi tuy nhiên số lƣợng không nhiều. Các giống này
chủ yếu tập trung ở các bản của ngƣời dân tộc H’mông.
Gà H’Mông ở xã Mƣờng Lạn là giống gà gắn liền với đồng bào các dân tộc
vùng cao (đặc biệt là dân tộc H’Mông), giống gà này có đặc điểm ngoại hình đặc biệt
là (da đen, thịt đen, chân đen và phủ tạng đen), chất lƣợng thịt thơm ngon và đƣợc
coi nhƣ một vị thuốc bồi bổ cơ thể. Nhƣng hiện nay gà H’Mông có số lƣợng ít, phân
tán, tỷ lệ nuôi sống thấp và thƣờng bị lai tạp với các giống gà khác.
Để đóng góp cơ sở khoa học cho việc đánh giá một cách có hệ thống về
giống gà H’Mông nuôi tại xã Mƣờng Lạn và cung cấp số liệu cơ sở để so sánh
1


với các giống nội địa khác. Cũng nhƣ góp phần nâng cao chất lƣợng, số lƣợng
của giống gà này ở các địa phƣơng trong tỉnh Sơn La, nhằm tăng thu nhập, góp
phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc vùng cao, tôi tiến hành
nghiên cứu chuyên đề: “Đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của giống
gà H’Mông nuôi tại địa Bàn xã Mường Lạn”.

2


CHƢƠNG II
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Chăn nuô


a ầm và hăn nuô

à thả vƣờn ở nƣớ ta

2.1.1 Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở nước ta
Ngành chăn nuôi gia cầm là một nghề sản xuất truyền thống, nó giữ vị trí quan
trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nƣớc ta (sau đàn lợn).
Đàn gia cầm phát triển nhanh với số lƣợng tổng đàn đạt 280,10 triệu con
tăng 12,83% so với thời điểm 1/10/2008 (253,51 triệu con), (theo số liệu của
Tổng cục thống kê). Ngành chăn nuôi gia cầm đã đáp ứng một lƣợng thịt tƣơng
đối lớn phục vụ đời sống của ngƣời dân, cũng theo số liệu của Tổng Cục thống
kê thì sản lƣợng thịt gia cầm không ngừng tăng lên, năm 2005 là 321,89 nghìn
tấn đã tăng lên 344,41 nghìn tấn (năm 2006); 358,76 nghìn tấn (2007), đến 1
tháng 10 năm 2008 là 417,09 nghìn tấn, 502.8 nghìn tấn (năm 2009), 615 nghìn
tấn (năm 2010), 708 nhìn tấn ( năm 2011), năm 2012 ƣớc tính tƣơng đƣơng với
năm 2011 ( với 6 tháng đầu), tuy nhiên có su hƣớng giảm về cuối năm.
Hiện nay, chăn nuôi gia cầm ở nƣớc ta vẫn đang tồn tại ba phƣơng thức chăn
nuôi là chăn thả tự nhiên, chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp.
Với những giống gia cầm truyền thống nhƣ gà Ri, vịt Bầu đƣợc nuôi ở khắp mọi
miền, do dễ nuôi, sức chống chịu bệnh tật cao, khả năng kiếm mồi tốt, chịu kham
khổ, thịt thơm ngon. Ở một số vùng còn khá nhiều giống gà khác nhau nhƣ: Gà
Đông Tảo, gà Mía, gà Tàu Vàng, gà Tre, gà Hồ, gà Ác, vịt Cỏ…
Để cải tạo và nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ sản lƣợng của các giống gà địa
phƣơng, từ những năm 60 nƣớc ta đã nhập vào một số đàn gà công nghiệp nhƣ:
Hubbard thịt, Hubbard trứng (Hubbard Goldsn Comet) ở miền Nam và gà chuyên
thịt Comish, Plymouth Roch và gà chuyên trứng Sekxalin ở miền Bắc. Do chƣa có
kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật còn hạn chế nên các đàn gà công nghiệp nhập vào
nƣớc ta thời đó có năng suất thấp, dịch bệnh nhiều dẫn đến hiệu quả thấp.
Tháng 5 năm 1974, nƣớc bạn Cu Ba đã giúp nƣớc ta hai bộ giống thuần

chủng: Gà chuyên trứng Leghorn với 2 dòng: BVX, BVY và gà chuyên thịt
Plymouth Rock với 3 dòng: TĐ9, TĐ8, TĐ3 từ đó ngành chăn nuôi gà công
3


nghiệp ở nƣớc ta mới hình thành, cùng với sự giúp đỡ của nhiều chuyên gia Cu
Ba và một số chuyên gia về gia cầm của FAO, ngành chăn nuôi gà công nghiệp
nƣớc ta đã phát triển rất nhanh và đã trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật không
thể thiếu trong chủ trƣơng đƣa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính, góp
phần tạo sản phẩm hàng hóa tăng thu nhập cho ngƣời nông dân và hòa nhập vào
các nƣớc trong khu vực.
Ngày nay, nhiều hộ gia đình đã xác định nghề chăn nuôi gà, vịt làm nghề
chính để kiếm sống và làm giàu, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tƣ xây dựng thành
các khu trang trại với quy mô khá lớn có từ: 3.000 - 5.000 con, một số gia đình
còn nuôi gia cầm giống bố mẹ và có trạm ấp nhân tạo để nhân giống.
Thời kỳ những năm 1991 - 1996 là giai đoạn nƣớc ta phát triển chăn nuôi
gà công nghiệp có hiệu quả nhất, ở thời kỳ này có nhiều giống gà cao sản trên
thế giới cũng đã đƣợc nhập vào nƣớc ta nhƣ: Giống gà thịt Hubbard, Arbor
Acres (AA), Avian ở miền Nam và gà AA, ISA, Lohmann, Ross ở miền Bắc;
các giống chuyên trứng, chuyên thịt cao sản này đã tạo bƣớc nhảy vọt về các chỉ
tiêu năng suất trong chăn nuôi gà công nghiệp.
Trong chăn nuôi nông hộ các giống địa phƣơng vẫn chiếm tỷ lệ khá
cao (trên 70%), và đƣợc nuôi chủ yếu theo phƣơng thức thả vƣờn. Hiện nay,
ngƣời dân ngày càng chú ý đến việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, phòng bệnh và
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vì vậy, đã nâng cao đáng kể hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi hộ gia đình.
2.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi gà thả vườn ở nước ta
Hiện nay ở nƣớc ta có trên 70% là gà nuôi thả tự nhiên, đặc biệt chú trọng
tới các giống gà địa phƣơng, có hƣơng vị thịt thơm ngon nhƣ: Gà Ri, gà Tàu
Vàng, gà Mía, gà Tre, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Ác, gà Đen… nhằm đáp ứng nhu

cầu về chất lƣợng ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.
Tuy nhiên chăn nuôi gà thả vƣờn mang tính tận dụng, quy mô nhỏ, vì vậy
nếu giải quyết đƣợc vấn đề tiêu thụ sản phẩm ổn định thì tiềm năng phát triển
chăn nuôi gà thả vƣờn chất lƣợng cao sẽ có điều kiện để phát triển.

4


Gà nhà bắt nguồn từ gà rừng Gallus bankiva. Chúng đƣợc thuần hoá sớm
nhất ở các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn Tây, từ các giống gà hoang ban đầu trải
qua hàng ngàn năm dƣới tác động của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo mà
nhân dân ta đã tạo ra đƣợc nhiều giống gà khác nhau, thích nghi với với điều kiện
sinh thái, chúng có các đặc điểm di truyền quý giá nhƣ: Tận dụng thức ăn thô
nghèo dinh dƣỡng, tính chống chịu bệnh tật tốt, một số giống có khả năng sinh
sản cao và chất lƣợng thịt ngon, có giá trị dƣợc liệu quý (nhƣ gà Ác, gà đen).
Với chƣơng trình Quốc gia bảo tồn nguồn gen động vật nuôi Việt Nam,
các giống gà nội cần đƣợc quan tâm để bảo tồn và phát huy những tính năng ƣu
việt phù hợp với chăn nuôi nông hộ và nhiều giống gia cầm đã có số liệu đƣợc
đƣa vào danh mục các giống Quốc gia và Quốc tế cụ thể nhƣ:
Giống gà Ri: Là giống phổ biến nhất ở nƣớc ta và phân bố rộng rãi trong
cả nƣớc, có nhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc bộ, miền đông Nam bộ, đây là
giống gà có tầm vóc nhỏ, tăng khối lƣợng chậm, màu lông không đồng nhất; gà
mái có màu vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, mào đơn; gà trống có màu đỏ tía,
cánh và đuôi có lông đen, dáng chắc khỏe, mào đơn. Ở tuổi trƣởng thành con
trống nặng từ: 1,8 - 2 kg, con mái nặng từ 1,3 - 1,8 kg; sản lƣợng trứng từ: 80 120 quả/mái/năm, khối lƣợng trứng bình quân từ 38 - 42g; Gà Ri có tuổi thành
thục khoảng 140 - 180 ngày tuổi. Đây là giống gà thích hợp với khí hậu và điều
kiện chăn nuôi quảng canh ở nƣớc ta.
Theo một số tác giả cho biết chất lƣợng trứng gà Ri nhƣ sau: Khối lƣợng
trứng: 45,41g; Lòng đỏ: 15,48g; Tỷ lệ lòng đỏ: 34,09%; Tỷ lệ lòng trắng 57,39%.
Đơn vị Haugh; 95,14; Chỉ số lòng đỏ 0,43  0,03; Chỉ số lòng trắng 0,096  0,03.

Giống gà Hồ (Còn gọi là gà Đông Hồ hay gà Tồ ): Phân bố chủ yếu tại
địa bàn Thuận Thành - Bắc Ninh, đây là giống ngƣời dân địa phƣơng thƣờng
nuôi theo hƣớng làm cảnh. Gà Hồ có tầm vóc to, con trống nặng từ 3 - 4 kg, con
mái nặng từ 2 - 3 kg. Gà trống có màu lông tía, gà mái có màu nâu xám hoặc
màu vàng nhạt pha màu đất sét hay ngả màu trắng sữa. Đầu hơi thô, mào nụ, mỏ
và chân màu vàng nhạt, da có màu đỏ. Sản lƣợng trứng từ 55 - 60 quả/mái/năm,
khối lƣợng trứng từ 52 - 58g. Tuổi đẻ của quả trứng đầu tiên khoảng 210 ngày, tỉ
5


lệ trứng có phôi bình quân 85%. Tỉ lệ ấp nở khoảng 60 – 65% trên tổng số trứng
đƣa vào ấp. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Lê Viết Ly và
cộng sự (1994) cho biết: Khối lƣợng gà Hồ trƣởng thành (24 - 36 tuần tuổi) con
trống 4.570  121,12g; con mái 3.250  164,58g; gà mái đẻ 3 - 4 lứa/năm, mỗi
lứa 10 - 15 trứng, sản lƣợng trứng 40 - 60 quả/mái/năm, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp
75 - 80%, khối lƣợng trứng 53,5 g.
Giống gà Mía: Có nguồn gốc ở xã Đƣờng Lâm - Sơn Tây, tuổi trƣởng
thành con trống nặng từ 3,0 – 4,0 kg, con mái nặng từ 2,5 - 3,0 kg, đẻ quả trứng
đầu khoảng 200 ngày tuổi, sản lƣợng trứng từ 55 - 60 quả/mái/năm, khối lƣợng
trứng 55 - 58g/quả. Lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng, mào
đơn rất phát triển, chân thô vừa phải, da bụng đỏ, cơ ức, cơ đùi phát triển. Theo
Bùi Đức Lũng, Trần Long (1994), khối lƣợng lúc 140 - 150 ngày tuổi: Con
trống nặng từ 3.500 - 4.000g, con mái 2.500 - 3.000g, tỷ lệ sống đến 60 ngày
tuổi đạt 85 - 90%. Khối lƣợng trứng: 52 - 58g/quả, tuổi đẻ quả trứng đầu: 210 215 ngày, tỷ lệ trứng có phôi: 80 - 90%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp: 60 - 70%. Cũng
theo Bùi Đức Lũng, Trần Long (1994), trong điều kiện nuôi nhốt, ăn tự do gà
Mía có tỷ lệ nuôi sống rất cao: 97 - 98%, khối lƣợng trƣởng thành lúc 24 tuần
tuổi: Con mái 2.778g, con trống 3.675g, cao gấp 1,5 lần gà Tam Hoàng và gấp 2
lần so với gà Ri. Điểm uốn sinh trƣởng xảy ra lúc 14 tuần tuổi khi gà trống đạt
2.175g, mái 1.840g, TTTĂ đến 15 tuần tuổi: Trống 2,63 kg TĂ/kg tăng trọng,
mái 2,7 kg TĂ/kg tăng trọng. Tuổi đẻ quả trứng đầu là 174 ngày. Sản lƣợng

trứng 6 tháng đẻ đầu là 55 quả/mái, tỷ lệ phôi/trứng ấp đạt 91,5%, tỷ lệ nở/trứng
có phôi là 90,81%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 83,12%.
Giống gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà Đông Cảo): Nguồn gốc ở Khoái
Châu - Hƣng Yên. Theo Bùi Đức Lũng, Trần Long (1994), cho biết: Gà trống
chủ yếu là màu đen và màu mận chín, ở chân và đuôi lông đen có ánh xanh,
lông tơ phía trong có màu trắng. Mái màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, phần lớn
có màu nâu đậm ở đầu, cổ cánh và đuôi, mào kép kém phát triển. Khối
lƣợng trƣởng thành: Trống 3,8 – 4,0 kg, mái 3,0 - 3,5 kg. Khối lƣợng bình
quân trống mái lúc 60 ngày tuổi đạt 1.700 - 1.800g/con, lúc 140 ngày (trƣởng
6


thành) trống 3.200 -3.400g/con, mái 2.300- 3.000g/con, tỷ lệ nuôi sống lúc 60
ngày tuổi là 80 - 90%, sản lƣợng trứng: 55 - 65 trứng/mái/năm, khối lƣợng
trứng 52 - 62g/quả, tuổi đẻ trứng đầu: 200 - 215 ngày, tỷ lệ trứng có phôi
85 - 90%, tỷ lệ trứng nở/trứng ấp 60 - 70%, cùng với gà Mía, gà Đông
Tảo hiện nay đang đƣợc đƣa vào chƣơng trình nuôi giữ giống và có tác động
các biện pháp khoa học kỹ thuật di truyền giống nhằm chọn lọc nhân thuần
phát triển số lƣợng.
Giống gà Ác Việt Nam: Đây là một giống gà có tầm vóc nhỏ bé, thịt và
xƣơng màu đen, lông trắng tuyền xù nhƣ bông, mỏ chân cũng màu đen, mào cờ
phát triển, chân có 5 ngón (ngũ trảo), có lông. Gà đƣợc thuần dƣỡng và phát
triển đầu tiên ở các tỉnh Trà Vinh, Long An, Kiên Giang... Hiện nay, đã đƣợc di
thực ra miền Trung và miền Bắc. Gà Ác thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một vị thuốc
bổ (hầm với thuốc bắc). Kết quả nghiên cứu của một số tác giả về tỷ lệ nuôi
sống của gà Ác giai đoạn 1 - 56 ngày tuổi là 88,3%, sau đó ổn định không
hao hụt. Về sinh trƣởng: Gà có khối lƣợng nhỏ, lúc 16 tuần tuổi con trống đạt
724,62g, con mái 565,05g. Chất lƣợng thịt: Các loại axit amin trong thịt gà Ác
cao hơn gà Ri, trừ protein. Sinh sản: Tuổi đẻ trứng đầu ở quần thể là 121 ngày,
cá thể là 113 ngày. Sản lƣợng trứng đẻ trong năm đầu từ 23 - 38 tuần tuổi, ở

quần thể 91,29 quả, cá thể 95,3 quả. Trứng có khối lƣợng nhỏ: 29,56g, tỷ lệ phôi
94,5%, tỷ lệ ấp nở bằng máy thấp: 63 - 65%, ấp tự nhiên: 80 - 90%.
Đặc điểm chung của các giống gà địa phƣơng theo các tác giả đều có
chung nhận định đó là: Sự thích nghi cao với điều kiện khí hậu địa phƣơng, chịu
kham khổ, sử dụng tốt thức ăn nghèo dinh dƣỡng, kiếm ăn khoẻ. Tuy nhiên, đặc
điểm nổi bật là chƣa đƣợc chọn lọc định hƣớng và do đƣợc chăn thả quảng canh
nên thƣờng bị pha tạp nhiều, một đặc điểm nữa là sức khoẻ kém, sản lƣợng
trứng/mái/năm thấp không quá 150quả/năm, sinh trƣởng chậm. Do những yếu
kém về tính trạng sản xuất, nên hiện nay các giống gà nội đang bị thu hẹp về địa
bàn và số lƣợng đầu con. Vì vậy, các giống gà nội cần sớm đƣợc quy hoạch, tác
động khoa học kỹ thuật để chọn lọc, thuần hoá và nâng cao sức sản xuất.

7


2.2. Và nét về

ốn

à H’môn .

Gà H’Mông giống gà da đen, thịt đen, xƣơng đen đƣợc phân bố ở vùng
miền núi nuôi chăn thả tự nhiên với số lƣợng ít. Thức ăn cho gà thƣờng ăn ngô
xay trong một, hai tháng đầu sau đó cho ăn ngô hạt và gà tự đi kiếm ăn, tận dụng
thức ăn rơi vãi, và những cây cỏ, sâu bọ gà tự kiếm đƣợc trong vƣờn, không
đƣợc ăn những thức ăn tổng hợp đủ thành phần dinh dƣỡng, nên gà phát triển
chậm và thời gian nuôi kéo dài, , nuôi theo phƣơng thức tự cung tự cấp. Gà
không đƣợc phòng bệnh bằng thuốc hay vacxin.Tuy nhiên do cách sống riêng
biệt, nên gà H’Mông ít bị bệnh dịch. Về mặt chọn giống ngƣời H’Mông nhận
thức ý nghĩa của con trống đối với đàn gà là trống chuồng (đầu đàn) nên họ

thƣờng chọn con trống có tầm vóc to lớn, tiếng gáy vang nhất để làm giống.
Đặc điểm nổi bật của giống gà H’Mông ở xã Mƣờng Lạn là bộ lông pha
tạp nhiều màu nhƣ: Nâu, hoa mơ, vàng sẫm, trắng, đen. Chân, da màu đen…
khối lƣợng gà trƣởng thành, con trống là 1,8 - 2,2 kg; con mái là 1,4 – 1,7 kg.
Sản lƣợng trứng 50 - 80 quả/năm, khối lƣợng trứng 40 - 50 g/quả, trứng màu
trắng. Gà H’Mông có sức kháng bệnh rất tốt, rất thích nghi với điều kiện chăn
thả tại nông hộ nhờ khả năng tự kiếm mồi cao. Chất lƣợng thịt đặc biệt thơm
ngon và cũng có màu đen rất đặc biệt, nên đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng.
2.3. Khả năn s nh trƣởn
2.3.1 Khái niệm sinh trưởng.
Chambers (1990), định nghĩa: Sinh trƣởng là sự tổng hợp quá trình tăng
lên của các bộ phận trên cơ thể nhƣ thịt, da, xƣơng. Tuy nhiên có khi tăng khối
lƣợng chƣa phải là sinh trƣởng, sự sinh trƣởng thực sự phải là tăng các tế bào
của mô cơ, tăng thêm khối lƣợng, số lƣợng và các chiều của cơ thể. Tóm lại sinh
trƣởng phải trải qua 3 quá trình đó là:
- Phân chia để tăng khối lƣợng tế bào.
- Tăng thể tích tế bào.
- Tăng thể tích giữa các tế bào.
Trong quá trình này thì sự phát triển của tế bào là chính, các đặc tính của các
bộ phận trong cơ thể hình thành nên quá trình sinh trƣởng là sự tiếp tục thừa hƣởng
8


các đặc tính di truyền từ đời trƣớc, nhƣng hoạt động mạnh hay yếu, hoàn thiện hay
không hoàn thiện còn phụ thuộc vào sự tác động của môi trƣờng.
Về mặt sinh học, sinh trƣởng đƣợc xem nhƣ quá trình tổng hợp protein, vì thế
ngƣời ta thƣờng lấy việc tăng khối lƣợng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trƣởng.
Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đƣờng (1992), sinh trƣởng là
quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao,
chiều dài, bề ngang, khối lƣợng các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ

sở di truyền của đời trƣớc. Sự sinh trƣởng chính là quá trình tích lũy dần dần
các chất mà chủ yếu là protein, nên tốc độ tích lũy của các chất cũng chính là
tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trƣởng của cơ thể. Mà sự
hoạt động của các gen điều khiển này chịu ảnh hƣởng của hệ thống tuyến nội
tiết. Đặc biệt là hormon STH (Somato Tropin Hormon) của thùy trƣớc tuyến
yên, có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình sinh trƣởng của sinh vật.
Theo Johanson (1972), cƣờng độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai
đoạn sau khi sinh có ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật. Ở giai đoạn
phôi là quá trình hình thành, phát triển các tổ chức mới của cơ thể. Còn giai đoạn
sau khi nở, sự sinh trƣởng là sự lớn lên của các mô, sự tăng lên về khối lƣợng, kích
thƣớc tế bào. Sự sinh trƣởng ở gia cầm sau khi nở đƣợc chia làm hai thời kỳ, thời
kỳ gà con và thời kỳ gà trƣởng thành.
- Thời kỳ gà con
Ở thời kỳ gà con, quá trình sinh trƣởng diễn ra rất mạnh do lƣợng tế
bào tăng nhanh cả về số lƣợng, kích thƣớc và khối lƣợng tế bào, trong khi đó
các cơ quan nội tạng nhất là bộ máy tiêu hóa chƣa hoàn chỉnh về chức năng,
các men tiêu hoá trong hệ tiêu hoá chƣa đầy đủ, vì thế thức ăn ở giai đoạn này
ảnh hƣởng rất lớn đến tốc độ sinh trƣởng của gà. Ở gà con còn diễn ra quá
trình thay lông, đây là quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm. Do vậy, cần
chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dƣỡng cần thiết cho cơ thể gia cầm nhất là
các axit amin không thay thế nhƣ: Lysine, Methionine, Tryptophan…

9


- Thời kỳ gà trưởng thành
Giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể gà gần nhƣ đã phát triển hoàn
thiện, số lƣợng tế bào tăng chậm chủ yếu là quá trình phát dục. Thời kỳ này gà
đã có khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi của điều kiện môi trƣờng. Trong cơ
thể gà lúc này xảy ra quá trình tích luỹ các chất dinh dƣỡng và năng lƣợng một

phần để duy trì cơ thể, một phần để tích luỹ mỡ, do vậy tốc độ sinh trƣởng chậm
hơn so với thời kỳ gà con. Vì vậy, giai đoạn này cần xác định tuổi giết mổ thích
hợp để cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng
Theo Chambers (1990), để đánh giá sức sinh trƣởng của gia cầm ngƣời ta
thƣờng dùng các chỉ tiêu chính nhƣ: Kích thƣớc cơ thể, sinh trƣởng tích luỹ
(khối lƣợng cơ thể), tốc độ sinh trƣởng (sinh trƣởng tuyệt đối, sinh trƣởng tƣơng
đối) và đƣờng cong sinh trƣởng.
- Kích thước cơ thể
Kích thƣớc cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trƣởng, đặc trƣng cho
từng giai đoạn sinh trƣởng, từng giống, qua đó góp phần vào việc phân biệt giống.
Giới hạn kích thƣớc của loài, cá thể… do tính di truyền quy định. Tính di truyền của
kích thƣớc không tuân theo sự phân ly đơn giản theo các quy luật Mendel.
Kích thƣớc cơ thể luôn có mối tƣơng quan thuận chặt chẽ với khối lƣợng cơ
thể. Kích thƣớc cơ thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản nhƣ tuổi thành thục
về thể trọng, chế độ dinh dƣỡng, thời gian giết thịt thích hợp trong chăn nuôi.
- Khối lượng cơ thể
Ở từng giai đoạn phát triển, chỉ tiêu này xác định sự sinh trƣởng của cơ
thể tại một thời điểm, nhƣng lại không khẳng định đƣợc sự sai khác về tỷ lệ sinh
trƣởng giữa các thành phần của cơ thể trong cùng một thời gian ở các độ tuổi.
Khối lƣợng cơ thể đƣợc tính bằng g/con hoặc kg/con. Và đƣợc biểu thị bằng đồ
thị sinh trƣởng tích lũy.
- Sinh trưởng tương đối
Sinh trƣởng tƣơng đối đƣợc tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối
lƣợng (thể tích, kích thƣớc) của cơ thể khi kết thúc quá trình khảo sát so với thời
10


điểm đầu khảo sát (TCVN 2.40 - 77, 1997). Gà còn non có sinh trƣởng tƣơng
đối cao sau đó giảm dần theo tuổi.

Sau giai đoạn trƣởng thành là giai đoạn già cỗi, ở thời kỳ này khối lƣợng
cơ thể không tăng mà có chiều hƣớng giảm. Nếu vẫn có hiện tƣợng tăng khối
lƣợng thì đây là do quá trình tích luỹ mỡ. Thời kỳ này sớm hay muộn phụ thuộc
vào giống, tuổi và điều kiện sống của con vật. Thời kỳ già cỗi đƣợc tính từ khi
con vật ngừng sinh trƣởng, khả năng sinh sản và mọi khả năng khác đều giảm
(Lê Huy Liễu và cộng sự, 2004).
- Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trƣởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lƣợng, kích thƣớc cơ thể trong
một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39 - 77, 1997). Sinh trƣởng
tuyệt đối đƣợc tính bằng g/con/ngày. Giá trị sinh trƣởng tuyệt đối càng cao thì
hiệu quả kinh tế càng lớn và ngƣợc lại.
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Các tính trạng về sinh trƣởng là các tính trạng số lƣợng nên ngoài phần
ảnh hƣởng do các yếu tố của bản thân con vật (giống, tính biệt), chúng còn chịu
ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng nhƣ: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thức ăn,
phƣơng thức chăn nuôi...
- Ảnh hưởng của dòng, giống
Mỗi dòng hay mỗi giống gia cầm có nhiều điểm khác nhau về đặc điểm
ngoại hình, sức sản xuất, khả năng kháng bệnh…từ đó ảnh hƣởng rất lớn đến sự
sinh trƣởng. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự sinh trƣởng của từng cá thể,
giữa dòng, giống có sự sai khác.
Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994), cho biết sự khác nhau giữa các
giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hƣớng trứng khoảng
500 - 700g (từ 15 - 30%).
Theo Kushner (1969), hệ số di truyền khối lƣợng sống của gà 1 tháng
tuổi là 0,33; 2 tháng tuổi là 0,46; 3 tháng tuổi là 0,44; 6 tháng tuổi là 0,55 và
của gà trƣởng thành là 0,43.

11



Theo Hoàng Phanh (1996), khối lƣợng gà Mía lúc 12 tuần tuổi là 1503g.
Còn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (2005), trên gà Đông
Tảo giai đoạn 12 tuần tuổi là 1404,7g.
Kết quả nghiên cứu 3 dòng AA, Avian và BE88 nuôi tại Thái Nguyên của
Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997), cho thấy: Khối lƣợng cơ thể của 3 dòng khác
nhau ở 49 ngày tuổi lần lƣợt là: 2501,09g; 2423,28g và 2305,14g.
- Ảnh hưởng của tính biệt
Giới tính khác nhau thì đặc điểm và chức năng sinh lý cũng khác nhau nên
khả năng đồng hoá, dị hoá và quá trình trao đổi chất dinh dƣỡng của chúng là khác
nhau. Thƣờng con trống có cƣờng độ sinh trƣởng lớn hơn so với con mái.
Theo Jull (1923), gà trống có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn gà mái từ 24 32%. Các tác giả cho rằng sự sai khác này do gen liên kết giới tính, những gen
này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái. North (1990), đã rút ra kết luận: Lúc
mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng thì sự khác nhau càng lớn,
ở 2 tuần tuổi hơn 5%; 3 tuần tuổi hơn 11%; 5 tuần tuổi hơn 17%; 6 tuần tuổi hơn
20%; 7 tuần tuổi hơn 23%; 8 tuần tuổi hơn 27%.
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chamber (1990), cho biết: “Chế độ dinh dƣỡng ảnh hƣởng đến tốc độ sinh
trƣởng, đến sự phát triển của từng mô khác nhau và gây nên sự biến đổi trong
quá trình phát triển của mô này đối với mô khác. Dinh dƣỡng không chỉ ảnh
hƣởng tới sự sinh trƣởng mà còn ảnh hƣởng đến sự di truyền về sinh trƣởng”.
Có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực sinh lý sinh dƣỡng đã chứng minh để
đạt đƣợc năng suất cao nhất không những phải cung cấp đầy đủ các chất dinh
dƣỡng mà còn phải chú ý đến tỷ lệ thích hợp nhất giữa chúng.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995);
Bùi Quang Tiến và cộng sự (1995), đều khẳng định thức ăn và dinh dƣỡng có
ảnh hƣởng rất lớn đến sự sinh trƣởng của gia cầm. Hàm lƣợng các axit amin là
rất quan trọng, đặc biệt nếu thiếu Methionin trong khẩu phần sẽ có hại cho sinh
trƣởng và hiệu số chuyển hóa thức ăn.


12


Cũng theo Bùi Đức Lũng và cộng sự (1996), nghiên cứu bổ sung khoáng
và vitamin vào khẩu phần nuôi gà HV85 cho thấy khối lƣợng cơ thể gà ở 7 tuần
tuổi tăng 85.3g so với lô đối chứng.
Lã Văn Kính (1995), đã kết luận: Nên nuôi gà thịt V135 tốt nhất là khẩu
phần chứa 24% CP, 3000 – 3150 kcal ME, chỉ số ME/CP = 131 – 138 cho giai
đoạn 0 – 4 tuần tuổi và 20% CP, 3150 - 3300 kcal ME, chỉ số ME/CP = 158 –
165 giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi.
Meller David Soares, Josepbb (1981), đã xác định đƣợc sự ảnh hƣởng của
hàm lƣợng Clorocid, Sulfat và lƣợng Natri, Photpho trong chế độ dinh dƣỡng tới
sinh trƣởng của gà.
- Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trƣờng có ảnh hƣởng rất lớn tới sự sinh trƣởng của gia
cầm nhƣ: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng...Trong đó nhiệt độ và ẩm
độ là hai yếu tố luôn thay đổi theo mùa vụ và có ảnh hƣởng rõ rệt đến tốc độ
sinh trƣởng của gia cầm. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh đƣợc sự ảnh
hƣởng của hai yếu tố này.
Reddy (1999), cho rằng khi nhiệt độ môi trƣờng lên cao trên 36 – 370C sẽ
gây stress nhiệt, làm giảm quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể, từ đó
giảm lƣợng thức ăn tiêu thụ và giảm tốc độ sinh trƣởng. Do vậy, cần phải đảm
bảo điều kiện chuồng nuôi có độ thông thoáng tốt, cung cấp đủ ôxy, đồng thời có
mật độ nuôi cũng nhƣ chế độ chiếu sáng thích hợp để tăng hiệu quả chăn nuôi.
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995), gà Broiler nuôi trong vụ hè
cần phải tăng mức ME (năng lƣợng trao đổi) và CP (protein thô) cao hơn nhu
cầu vụ đông 10 – 15%.
Trong chăn nuôi gia cầm cần phải chú ý đến yếu tố ánh sáng, vì gia cầm
là loài rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn gà
đẻ. Nếu thời gian và cƣờng độ chiếu sáng phù hợp thì thuận lợi cho hoạt động

ăn, uống từ đó ảnh hƣởng tốt tới khả năng sinh trƣởng.
Hãng Arbor Acres (1995), khuyến cáo: Với gà Broiler giết thịt sớm 38 –
42 ngày tuổi; từ 1 ngày tuổi đến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ với cƣờng độ
13


chiếu sáng là 20lux, từ ngày thứ 4 trở đi thời gian chiếu sáng 23/24 giờ cƣờng độ
chiếu sáng 5lux. Gà Broiler nuôi dài ngày 49 – 56 ngày: Thời gian chiếu sáng
ngày thứ 1 là 24 giờ; ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 đến ngày thứ 15 là 12 giờ;
ngày thứ 16 – 18 là 14 giờ; ngày thứ 19 – 22 là 16 giờ; ngày 23- 24 là 18 giờ; từ
ngày thứ 25 đến kết thúc là 24 giờ. Cƣờng độ chiếu sáng ở những ngày đầu là
20lux, những ngày sau là 5 lux.
2.4. H ệu quả sử dụn thứ ăn
Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTĂ) đƣợc định nghĩa là mức độ tiêu tốn
thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) trên một kg tăng khối
lƣợng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt đƣợc tốc độ tăng trọng, là chỉ tiêu hết sức
quan trọng ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Khi sinh trƣởng nhanh thì quá
trình trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, HQSDTĂ tốt hơn do đó TTTĂ giảm.
Chambers (1990), đã xác định hệ số tƣơng quan di truyền giữa tăng khối
lƣợng của cơ thể với TTTĂ, hệ số tƣơng quan này thƣờng rất cao từ: 0,5 - 0,9
còn tƣơng quan di truyền giữa sinh trƣởng và chuyển hoá thức ăn là thấp và âm
(từ: - 0,2 đến - 0,8).
TTTĂ phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt và độ tuổi. Theo Trần Công
Xuân và cộng sự (1998), khi nuôi thịt đến 15 tuần tuổi gà Tam Hoàng 882 tiêu
tốn 3,61 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Đối với gia cầm sinh sản lấy trứng giống hoặc thƣơng phẩm, TTTĂ
thƣờng đƣợc tính cho 10 quả trứng hoặc 1kg trứng. Theo Nguyễn Đăng Vang và
cộng sự (1999b), TTTĂ cho 10 quả trứng của gà Đông Tảo trong 36 tuần đẻ là
4,14kg. Gà Ai Cập TTTĂ cho 10 quả trứng trong 43 tuần đẻ là 2,23kg (Phùng
Đức Tiến và cộng sự, 1999).

Vì vậy, cần chọn lọc nhằm tăng HQSDTĂ cũng nhƣ định ra thời gian giết
thịt phù hợp cho từng dòng, giống gia cầm...
2.5. Sứ sốn và khả năn kh n

ệnh

Johanson (1972), cho biết sức sống đƣợc thể hiện ở khả năng có thể chống lại
những ảnh hƣởng bất lợi của môi trƣờng, cũng nhƣ ảnh hƣởng khác của dịch bệnh.

14


Sức kháng bệnh là tính trạng do nhiều gen kiểm soát và chịu ảnh hƣởng
của nhiều điều kiện môi trƣờng (Đặng Hữu Lanh và cộng sự, 1999).
Hệ số di truyền về sức sống ở gia cầm rất thấp. Theo Trần Huê Viên
(2000), hệ số di truyền của sức sống h2 = 0,05.
Marco và cộng sự (1992) (dẫn theo Hoàng Toàn Thắng, 1996), cho biết
sức sống đƣợc thể hiện ở thể chất và xác định trƣớc hết bởi khả năng có tính di
truyền ở động vật có thể chống lại những ảnh hƣởng không thuận lợi của môi
trƣờng cũng nhƣ ảnh hƣởng của dịch bệnh.
Theo Gavano (1990), hệ số di truyền tỷ lệ chết ở gia cầm là 0,07; hệ số di
truyền của sức kháng bệnh là 0,25. Robertson và Lerner (1949), xác định hệ số
di truyền tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh thấp, phụ thuộc và dòng, giống, giới
tính và phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố nuôi dƣỡng.
Khác với các giống gà khác, gà H’Mông có sức kháng bệnh khá tốt do
cách sống riêng biệt, tuy không đƣợc tiêm phòng vacxin nhƣng gà H’Mông ít bị
bệnh dịch. Tuy nhiên vì ngƣời dân địa phƣơng chỉ quen nuôi thả rông nên tỷ lệ
sống ở giai đoạn gà con khá thấp, đặc biệt là thời tiết lạnh vì không đƣợc sƣởi
ấm nên ảnh hƣởng nhiều đến sức sống dễ gây gà con và khi mƣa to cũng bị ảnh
hƣởng bởi đôi lúc đi kiếm mồi xa không có chỗ trú mƣa khiến gà con bị ƣớt

cũng dễ gây chết đối với gà con.

15


CHƢƠNG III
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mụ t êu n h ên ứu.
- Nghiên cứu tình hình chăn nuôi, sinh trƣởng, phát triển và lợi ích của gà
H’mông ở địa phƣơng nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo cho các nông hộ.
- Bảo tồn giống quý hiếm gà đen
- Xác định đƣợc: Cơ cấu, số lƣợng, sức sống, sinh trƣởng, sinh sản,
tình hình chăn nuôi gà H’Mông trong nông hộ tại xã Mƣờng Lạn
- Xác định các đặc điểm ngoại hình, một số đặc tính sinh học và tính
năng sản xuất của giống gà H’Mông.
3.2. Đố tƣợn , địa đ ểm và thờ

an n h ên ứu

- Đối tƣợng nghiên cứu là giống gà H’Mông nuôi tại xã Mƣờng Lạn.
- Địa điểm: Xã Mƣờng Lạn – Huyện Sốp Cộp – Tỉnh Sơn La.
- Thời gian: Từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 4 năm 2013.
3.3. Nộ dun n h ên ứu
- Điều tra: Xác định số lƣợng, cơ cấu, phân bố và tình hình nuôi dƣỡng,
đặc điểm ngoại hình, kích thƣớc các chiều đo của cơ thể của gà H’mông nuôi
trong các nông hộ tại xã Mƣờng Lạn huyện Sốp Cộp
3.4. Phƣơn ph p n h ên ứu
3.4.1. Điều tra đại trà
3.4.1.1. Phỏng vấn trực tiếp người dân

Bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi gà H’mông trên địa bàn xã Mƣờng Lạn
với tổng số hộ 230 hộ, phƣơng pháp điều tra cá thể theo bộ câu hỏi đã chuẩn bị trƣớc.
- Các mô tả dựa trên sự quan sát trực tiếp và chụp ảnh bằng điện thoại di động.
3.4.1.2. Đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo
- Đặc điểm ngoại hình: Quan sát trên gà con mới nở. Quan sát gà trống và
gà mái trƣởng thành: Hình dáng, đặc điểm đầu, mỏ, mào, tích, chân, lông … chú
trọng những đặc điểm mang tính đặc trƣng.
16


- Kích thƣớc các chiều đo: Xác định từ giai đoạn sơ sinh đến 10 tuần tuổi:
Dùng thƣớc dây để đo kích thƣớc cơ thể gà điều tra ở giai đoạn 1 và 2 tháng.
+ Dài thân: Từ khớp của đốt sống cổ đến khớp sống lƣng cuối cùng ( đốt
sống đuôi đầu tiên:
+ Vòng ngực: Đo chu vi ngực, sát nách của gà:
+ Dài cánh: Từ mỏng xƣơng bả vai đến mút xƣơng cánh:
+ Dài đùi: Từ khớp khuỷu đến khớp đùi ( gắn với xƣơng chậu):
+ Dài chạc: Từ khớp khuỷu đến sát bàn chân:
+ Vòng cổ chân: Đo chu vi quanh cẳng chân, sát bàn chân.
+ Dài lƣờn: Từ mút xƣơng đòn đến đỉnh nhọn của xƣơng lƣỡi hái.

17


CHƢƠNG IV
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1. Đ ều k ện tự nh ên
4.1.1.Vị trí địa lý.
Xã Mƣờng Lạn là một xã biên giới, ở phía tây nam của huyện sốp cộp và có
tổng diện tí ch tự nhiên 25.199ha, có đƣờng biên giới 50,8 km; có vị trí địa lý nhƣ sau:

- Tọa độ địa lý: - Từ 20º 39´ 15" đến 20º 52´ 20" vĩ độ bắc
- Từ 103º 35´ 10" đến 103º 42´ 10" kinh độ đông
- Phía bắc giáp với xã mƣờng cai – huyện sông mã
- Phía đông giáp với nƣớc CHDCND Lào
- Phía nam giáp với nƣớc CHDCND Lào
- Phía tây giáp với xã mƣờng và – huyện sốp cộp – tỉnh Sơn La.
Là một xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh
Sơn La. Có diện tích tiếp giáp dài với nƣớc bạn Lào nên đƣợc xác định là địa
bàn có vị trí quan trọng đặc biệt về quốc phòng, an ninh.
* Thuận lợ :
Luôn nhận đƣợc sự lãnh đạo của Thƣờng trực huyện uỷ, HĐND- UBND
huyện và các cấp các ngành trong huyện, trực tiếp là sự lãnh đạo chỉ đạo, giám sát
của Thƣờng trực Đảng uỷ, HĐND xã và sự phấn đấu không ngừng của nhân dân các
dân tộc trong xã, đời sống của nhân dân đã đƣợc cải thiện rõ rệt và đã từng bƣớc đi
lên, tình hình an ninh chính trị đƣợc giữ vững, biên giới quốc gia đƣợc đảm bảo.
* Khó khăn:
Trong công tác sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp, từ đầu năm đến nay
xảy ra rét đậm, rét hại, sâu bệnh, nắng hạn kéo dài đối với các loại cây trồng,
việc áp dụng khoa học kỹ thuật tuy đã đƣợc phổ biến kiến thức cho nhân dân
nhƣng chƣa đƣợc nhân dân thực hiện đồng đều; việc đƣa giống mới có năng
xuất để tăng thêm sản lƣợng để thu nhập cho gia đình còn rất hạn chế, chủ yếu
18


giống cũ, giống thuần, giống địa phƣơng đã canh tác nhiều năm. Công tác
khuyến nông, khuyến ngƣ hoạt động còn hạn chế. Công tác quốc phòng – an
ninh vẫn tiềm ẩn yếu tố có thể gây ảnh hƣởng đến tình hình an ninh chính trị
trên địa bàn; việc trộm cắp, buôn bán, sử dụng chất ma tuý, học truyền đạo trái
phép, di dịch cƣ tự do, phát phá rừng trái phép, xâm canh, xâm cƣ vẫn còn xảy
ra trên địa bàn; do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, lực lƣợng ít ngƣời nên hoạt

động của lực lƣợng Dân quân và lực lƣợng của Ban công an xã, Công an viên
các bản còn nhiều hạn chế.
4.1.2.Khí hậu, thuỷ văn.
* khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa Mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa khô bắt đầu từ 11 đến tháng 4 năm sau.
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của gió Lào và do
nằm sâu trong lục địa nên cũng ảnh hƣởng mạnh về mƣa bão vào mùa hè. Chế
độ gió mùa có độ tƣơng phản rõ rệt, gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa hè trùng với gió mùa Đông Nam, thời tiết nóng ẩm nhiều. Mùa
Đông trùng với mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đế tháng 4 năm sau, thời tiết
lạnh, khô và mƣa ít.
- Diễn biến thời tiết và khí hậu có những đặc trƣng chính sau đây:
22,70c

Nhiệt độ trung bình trong năm

:

Nhiệt độ cao trung bình trong năm

: 29,20c

Nhiệt độ thấp trung bình trong năm :

18,70c

Các tháng 11, 12, 1 và 2 nhiệ độ xuống rất thấp ảnh hƣởng mạnh đến việc
phát triển và sinh trƣởng của cây trồng.
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.087 mm/ năm, thấp nhất là 385

mm/năm, phân bố không đồng đều trong năm, thƣờng tập trung vào mùa hè và
mùa thu, lƣợng mƣa các tháng chiếm 85-90% lƣợng mƣa cả năm, mƣa lớn vào
các tháng 6, 7 và 8 ( Lượng mưa đều trên 200 mm/ tháng). Ngƣợc lại, mùa ít
mƣa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau ( thường mưa thấp 20 mm/ tháng).
19


Trên địa bàn không có sông chảy qua, chỉ có các suối nhỏ và vừa nên phần nào
ảnh hƣởng tới việc không có nhiều phù sa để phát triển lúa nƣớc, làm thiếu hụt và
hạn chế nguồn thực phẩm dƣới nƣớc nhƣ tôm, cua, cá trong đời sống của ngƣời dân.
Hệ thống suối thì gồm có 2 con suối chính sau đây:
- Suối Nậm Sọi chảy qua các bản Pá Kạch, Nà Vạc, Nà Khi, Nà Ản, Cang
Cói và một phần của xã Mƣờng Lạn.
- Suối Nậm Lạn chảy qua các bản Nậm Lạn, Co Muông, Bản Khá và xã
Mƣờng Lạn.
Hai con suối này gặp nhau ở cuối của xã Mƣờng Lạn, chảy qua Phiêng Pen
và Bản Cống rồi ra Sông Mã (huyện Sông Mã)
Hai suối này chảy quanh năm và có lƣu lƣợng nƣớc lớn đã góp phần tốt cho
việc trồng lúa nƣớc dọc hai bên suối, làm ao nuôi cá của ngƣời dân các bản
trong xã.
4.1.3.Địa hình.
- Mƣờng Lạn có một địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, nhiều dãy núi cao
nằm ở bản Pá Kạch, Mƣờng Lạn, Nông phụ, Nậm Lạn, Nà Vạc, Vùng núi thấp ỏ
phần cuối của xã Mƣờng Lạn, Phiêng Pen, Bản Cống, Huổi Men, Bản Khá, Nà Khi,
Nà Ản cà Cang Cói. Các dãy núi đều đứt gẫy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam tạo
nên các hƣớng chảy của các con suối lớn trong vùng.
Hệ thống các con suối có độ dốc lớn tạo cho vùng này có nguồn nƣớc tƣơng
đối đa dạng thích hợp cho việc phát triển nông - lâm nghiệp, nhất trồng lúa nƣớc.
4.2. Dân s nh, k nh t xã hộ .
4.2.1. Đời sống dân sinh

Xã Mƣờng Lạn có tổng số hộ là 1.551 hộ; 16 bản, 02 Cụm dân cƣ, tổng dân
số toàn xã: 8.152 ngƣời, với 07 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc
Thái: 475 hộ/2.082 khẩu = 30,6% số hộ; dân tộc Lào: 460 hộ/2.146 khẩu = 29,7% số
hộ; dân tộc Mƣờng: 13 hộ/50 khẩu = 0,8% số hộ; dân tộc Kinh: 11 hộ/22 khẩu =

20


0,7% số hộ; dân tộc Mông: 467 hộ/3.188 khẩu = 30,0% số hộ; dân tộc Tày: 03 hộ/14
khẩu = 0,2% số hộ; dân tộc Khơ mú: 122 hộ/643 khẩu = 8,0% số hộ.
Đa số ngƣời dân trên toàn địa bàn xã mƣờng Lạn sống bằng nền kinh tế tự cung
tự cấp, trồng trọt lúa nƣớc, lúa nƣơng, hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm là
chính. Nhìn chung sản xuất nhỏ lẻ, năng suất lao động thấp. Đời sống nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn vì sống chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, năm
đƣợc mùa, năm mất mùa, chƣa biết áp dụng khoa học kỹ thuật thâm canh cây
trồng vật nuôi nên đem lại năng suất thấp.
Dân tộc H’Mông thƣờng sống ở vùng núi cao dọc theo đƣờng biên giới
quốc gia việt nam và Lào, điều kiện sản xuất và đƣờng giao thông đi lại còn rất
nhiều khó khăn. Đây là cộng đồng dân tộc đông thứ 2 của Xã Mƣờng Lạn, sau
dân tộc thái, ít giao tiếp với bên ngoài, bất đồng ngôn ngữ với các dân tộc khác,
có nhiều hủ tục lạc hậu nhƣ tảo hôn, ma chay tốn kém... địa hình phức tạp, tỷ lệ
ngƣời H’Mông thạo tiếng phổ thông là không nhiều.
Ngƣời H’Mông sống bằng nền kinh tế tự cung tự cấp, 2 loại cây lƣơng thực
sản xuất chính là cây lúa và cây ngô, ngoài ra còn trồng các loại cây lƣơng thực khác
nhƣ sắn, đậu, đỗ, rau màu các loại…, ngô, sắn là thức ăn chủ yếu của lợn, gà, vịt.
Ngƣời H’mông nuôi 5 loại vật nuôi chính: Trâu, Bò, lợn và gà, vịt trong đó con gà
đƣợc thể hiện sức sống, sức sinh sôi của đồng bào H’Mông, khi khánh thành gia thất
hay đến nơi ở mới phải có đàn gà làm giống. Trong các dịp ma chay, lễ tết, cƣới xin
hoặc các hoạt động tín ngƣỡng, làng bản ngƣời H’Mông không thể thiếu tiếng gà gáy.
Thịt gà là thức ăn bắt buộc khi phụ nữ sinh nở trong tháng đầu.

4.2.2. Kinh tế xã hội
4.2.2.1.Sản xuất nông, lâm nghiệp:
4.2.2.1.1. Trồng trọt:
- Tổng diện tích gieo trồng là: 2.315 ha năm 2012.
* Trong đó:
- Lúa đông xuân: Tổng diện tích là 148 ha, tổng sản lƣợng đạt 888 tấn.
- Lúa mùa: Tổng diện tích là 285 ha, tổng sản lƣợng đạt 1.447 tấn.
- Lúa nƣơng: Tổng diện tích là 630 ha, tổng sản lƣợng đạt 819 tấn.
21


- Cây ngô: Tổng diện tích là 700 ha, tổng sản lƣợng đạt 2.310 tấn.
- Cây sắn: Tổng diện tích là 420 ha, tổng sản lƣợng đạt 4.116 tấn.
- Khoai các loại: Tổng diện tích là 8 ha, tổng sản lƣợng đạt 54 tấn.
- Cây lạc: Tổng diện tích là 36 ha, tổng sản lƣợng đạt 34,2 tấn.
- Đậu tƣơng: Tổng diện tích là 9 ha, tổng sản lƣợng đạt 45 tấn.
- Rau màu các loại: Tổng diện tíchlà 18 ha, tổng sản lƣợng đạt 71 tấn.
- Cây ăn quả: Tổng diện tích là 55 ha, tổng sản lƣợng đạt 214 tấn.
4.2.2.1.2. Chăn nuôi, thú y:
Công tác chăn nuôi thú y có nhiều quan tâm, đã chỉ đạo tiêm phòng các
loại vắc xin định kỳ và bắt buộc đƣợc 11.700 liều cho trâu, bò; 8.940 lƣợt cho
lợn; tiêm phòng vác xin cho chó: 418 con.
Tuy nhiên do ý thức của một số ngƣời dân chƣa thực sự quan tâm đến công
tác chăn nuôi, tập quán thả giông gia súc ở địa phƣơng là rất phổ biến; do đó việc
chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc chƣa đƣợc đảm bảo nên đã làm chết 08 con trâu, bò
bị chết; trong đó, 04 con bị chết do gầy yếu, 04 con bị chết do bị sét đánh trên rừng.
- Tổng đàn trâu là 2.740 con trong năm 2012.
- Tổng đàn bò là 2.092 con trong năm 2012.
- Tổng đàn dê là 763 con trong năm 2012.
- Tổng đàn ngựa là 309 con trong năm 2012.

- Tổng đàn lợn là 3.909 con trong năm 2012.
- Tổng đàn gia cầm là 43.700 con trong năm 2012.
- Tổng đàn ong là 198 tổ trong năm 2012.
- Tổng số ao cá là 42ha trong năm 2012.
4.2.2.1.3.. Lâm nghiệp:
Ngay từ những tháng đầu năm, UBND xã đã quán triệt và làm tốt công
tác tuyên truyền, vận động nhân dân tăng cƣờng công tác chăm sóc, bảo vệ,
quản lý rừng, ngăn chặn việc khai thác lâm sản trái phép; tăng cƣờng bảo vệ
diện tích rừng trồng, phòng hộ và rừng tái sinh; tổ chức vận động nhân dân
trồng rừng đƣợc: 208,4 ha tại các bản Nà Khi (55 ha), Nà Ản (109 ha), Mƣờng
Lạn (44,4 ha):
22


×