Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Nâng cao khả năng liên kết các tuyến điểm du lịch tại tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.83 KB, 41 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

ĐẶNG VĂN CHIA
SINH VIÊN KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH

ĐỀ TÀI

NÂNG CAO KHẢ NĂNG LIÊN KẾT CÁC TUYẾN
ĐIỂM DU LỊCH TẠI TỈNH SƠN LA.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
NĂM HỌC 2011 - 2012

SƠN LA, THÁNG 05 NĂM 2012

1


MỤC LỤC
Phần I. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 4
3.Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ............................................................................. 6
6. Đối tƣợng – phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7
7. Cấu trúc của đề tài......................................................................................... 7
8. Kế hoạch thời gian ......................................................................................... 7
Phần II. NỘI DUNG ......................................................................................... 8
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN


DU LỊCH TỈNH SƠN LA ................................................................................. 8
1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ....................................................................... 8
1.1.1. Vị trí địa lí .................................................................................................. 8
1.1.2. Địa hình. .................................................................................................... 8
1.1.3. Khí hậu....................................................................................................... 9
1.1.4. Sông ngòi. .................................................................................................. 9
1.1.5. Sinh vật. ..................................................................................................... 10
1.1.6. Giao thông – Thông tin liên lạc ................................................................. 10
1.2.Tài nguyên du lịch nhân văn ...................................................................... 10
1.2.1. Di tích lịch sử cách mạng .......................................................................... 11
1.2.2. Văn hoá ...................................................................................................... 11
1.2.3. Làng nghề .................................................................................................. 12
1.2.4. Ẩm thực ..................................................................................................... 12
1.2.5. Lễ hội ......................................................................................................... 12
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SƠN LA
GIAI ĐOẠN 2001-2010 .................................................................................... 14
2.1. Thực trạng phát triển du lịch Sơn La2 (2001-2005).................................. 14


LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô
trong Ban giám hiệu Trƣờng Cao Đẳng Sơn La, quý thầy cô trong khoa Văn hóa Du Lịch
Trƣờng Cao Đẳng Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình hƣớng dẫn em trong suốt
thời gian học tập tại trƣờng để em hoàn thành bài nghiên cứu của mình.
Đặc biệt em bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo Trần Thị Soi đã quan tâm, chỉ bảo
hƣớng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành bài nghiên cứu khoa học
này.
Em xin chân thành cảm ơn chú Phạm Xuân Đàm Trƣởng phòng ,chú Đặng Khắc
Quân phó phòng và hai chị Nguyễn Thị Huyền, chị Thu Nhạn trong phòng du lịch thuộc

sở Văn hoá thể thao và du lịch Tỉnh Sơn La đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi
cho em học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo khoa học.
Mặc dù có nhiều cố gắng song bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý thầy, quý cô và các
bạn để cho bài tiểu luận của em đƣợc hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn !

Sơn La ; tháng 05 năm 2012
Ngƣời viết đề tài

Đặng Văn Chia

3


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.

“Tây Bắc ư ! Có riêng gì Tây Bắc ?
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi đất nước bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta Tây Bắc chứ còn đâu !”
Những câu thơ dạt dào tình cảm, chứa chan niềm yêu thƣơng vô bờ đối
với miền Tây Bắc đã làm cho tâm hồn của những ngƣời con miền Tây Bắc càng
thêm tự hào, gắn bó hơn với mảnh đất này. Đến với miền Tây Bắc chúng ta sẽ
cảm nhận đƣợc những nét độc đáo, mới lạ về cảnh quan thiên nhiên cũng nhƣ
đời sống văn hoá đặc sắc của ngƣời dân bản địa ở nơi đây. Xứ sở của những
ngôi nhà sàn bên núi với bếp lửa hồng ấm áp tình ngƣời, với cơm nếp dẻo, cá
nƣớng thơm, với tiếng khèn rộn ràng và đằm thắm trong phiên chợ tình mùa
xuân. Một đời sống văn hoá vô cùng phong phú, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc

mà không nơi nào có đƣợc.
Nằm ở vị trí trung tâm của Tây Bắc, Sơn La đƣợc đánh giá là tỉnh có tiềm
năng để phát triển Du lịch, có nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân
văn phong phú. Với một vùng núi non hùng vĩ, non nƣớc hữu tình, cảnh quan
thiên nhiên đa dạng và độc đáo. Có nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ
thú, các mỏ suối nƣớc khoáng nóng, vùng hồ Sông Đà, cao nguyên Mộc Châu,
các di tích lịch sử văn hoá và nhiều sản vật nổi tiếng. Cùng sinh sống trên mảnh
đất Sơn La là 12 dân tộc anh em, gồm: Thái, Mƣờng, H’Mông, Dao , Khơ Mú,
Xinh Mun, Tày, La Ha, Hoa, Lào, Kinh, Kháng. Họ đã cùng nhau sinh sống,
cùng nhau đoàn kết xây dựng miền đất Sơn La ngày càng giàu đẹp và phát triển.
Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá, tập tục riêng nhƣ cƣới xin, tế lễ, nhiều lễ
hội đặc sắc đƣợc thể hiện trong sinh hoạt đời sống, kiến trúc nhà, các sản phẩm
thủ công nhƣ nghề làm gốm, đan lát, dệt vải... Những tiềm năng đó là điều kiện
xây dựng phát triển sản phẩm du lịch của địa phƣơng.

4


Trong những năm qua, khi du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
của nhiều tỉnh, thì ngành du lịch Sơn La cũng đã có những khởi sắc. Nhiều tour
du lịch ngắn đƣợc tổ chức đã tạo ra đƣợc sức hấp dẫn đối với du khách cả trong
và ngoài nƣớc. Sau khi đến sân bay Nà Sản, du khách đƣợc đi tham quan những
di tích lịch sử và những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng đã đƣợc xếp hạng: Nhà
ngục Sơn La, nơi giam giữ tù chính trị trong thời kỳ chống Pháp, hang bia “Quế
Lâm Ngự Chế” - bút tích của Vua Lê Thái Tông năm 1440… Bài thơ đƣợc khắc
trên vòm hang vách đá thẳng đứng, dƣới lòng hang rộng, có nhiều thạch nhũ
mọc từ vòm hang buông xuống. Đây là những thắng cảnh kỳ vĩ do thiên nhiên
và con ngƣời kiến tạo
“Non xanh xanh, nước xanh xanh
Nước non như vẽ bức tranh tình”

Bức tranh tình của Sơn La vừa ngọt ngào, vừa quyến rũ lại không kém
phần hùng vĩ và tráng lệ. Tên gọi của vùng đất này cũng mang ý nghĩa lớn lao
đó. “Sơn là núi, La là suối”. Sơn La có nghĩa là vùng đất bắt nguồn từ “con suối
trên núi”. Cùng với thời gian, con suối ấy vẫn đang tuôn trào bao bọc 12 dân tộc
anh em, tạo thành sức mạnh, toả sáng nhƣ viên ngọc lung linh giữa đất trời Tây
Bắc. Sơn La là xứ sở của hoa ban trắng, xứ sở của những làn sƣơng mờ huyền
ảo đẹp đến lạ kì trong ánh bình minh sớm mai. Đó là quê hƣơng của câu chuyện
tình nổi tiếng “Vợ chồng A Phủ” trên đỉnh núi Hồng Ngài hay “Sự tích hoa ban”
gắn với chuyện tình trong trắng và cảm động của chàng Khum và nàng Ban.
Những câu chuyện đó đã thêu dệt nên những ƣớc mơ, những hoài bão để rồi nó
trở thành một nét văn hoá đặc sắc gắn với ngƣời dân nơi đây.
Hằng năm mỗi khi tết đến xuân về, khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây
bắc, hoà quyện với hƣơng thơm tinh khiết, ngọt ngào của hoa mơ hoa mận cũng
là lúc một mùa hội mới bắt đầu tràn ngập tiếng cƣời và niềm vui. Đó là lúc thiên
nhiên với con ngƣời hoà quyện cùng với nhau làm một, tạo nên bản sắc rất riêng
mà chỉ Tây Bắc mới có đƣợc. Trong tiếng khèn, tiếng nhạc rộn ràng say đắm
của mùa xuân là những gƣơng mặt tràn ngập niềm vui và hạnh phúc của những
chàng trai, cô gái xúng xính áo quần cùng nhau du xuân. Họ nhƣ những bông
hoa tô điểm thêm sắc thắm cho đất trời ngày xuân. Mùa xuân là ngày hội lớn của
tất cả các dân tộc, mỗi dân tộc đều có những lễ hội riêng, những bản sắc văn hoá
5


khác nhau. Chính những nét văn hoá đó đã thu hút đƣợc rất nhiều du khách
trong nƣớc và quốc tế đến tham quan, khám phá.
Đồng bào dân tộc H’Mông có phiên chợ tình mùa xuân, có tục bắt vợ;
Đồng bào Thái có lễ hội hoa ban, đó là một lễ hội lớn để tƣởng nhớ đến câu
chuyện tình cảm động giữa chàng Khum và nàng Ban, để tỏ lòng hiếu thảo đối
với những đấng sinh thành. Sáng sớm diễn ra lễ hội, các chàng trai, cô gái hái
những cành ban đẹp nhất tặng cho nhau để thể hiện tình yêu trong trắng, những

ngƣời con hái hoa ban tặng cho cha mẹ, ông bà tỏ lòng hiếu thảo hay dâng lên
ban thờ để tƣởng nhớ đến tổ tiên ông bà, nhớ đến cội nguồn.
Chính vì những ý nghĩa thiêng liêng đó mà những ngƣời con sinh ra trên
đất mẹ Sơn La dù có đi đâu thì vẫn luôn nhớ về phố núi mộng mơ, nhớ về câu
hát mƣợt mà của ngƣời con gái Thái, nhớ về những túp nhà sàn mộc mạc đơn sơ
mà ấm áp tình ngƣời. Còn đối với những khách hành hƣơng khi đặt chân lên
miền đất này thì sẽ không sao quên nổi hƣơng rƣợu cần say men, hƣơng thơm
ngọt ngào dịu nhẹ của hoa mơ, hoa mận, không quên đƣợc đêm hội xoè trong
ánh lửa bập bùng tay trong tay với ngƣời con gái Thái “lung linh trong điệu xoè
nhƣ cành ban trắng mùa xuân”. Những ấn tƣợng đó sẽ không thể nào phai mờ
trong trái tim mỗi ngƣời, để rồi những ai xa Sơn La sẽ một lần trở về để tận
hƣởng niềm vui trong ngày hội xuân, ngất ngây trong men rƣợu nồng, thƣởng
thức những hƣơng vị độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc của núi rừng Tây Bắc,
đắm say trong điệu xoè hoa với lửa trại bập bùng.Với những nét văn hoá vô
cùng mới lạ và độc đáo, đặc biệt với bề dày lịch sử qua bao nhiêu năm dựng
nƣớc và giữ nƣớc, minh chứng cho thời kỳ lịch sử hào hùng đó chính là di tích
nhà ngục Sơn La, cây đa bản Hẹo và nhiều di tích khác. Đó chính là những nét
hấp dẫn thu hút du khách trong nƣớc và quốc tế đến tham quan.
Tuy nhiên, xét về tổng thể, du lịch Sơn La vẫn chƣa xứng tầm so với tiềm
năng, lợi thế, nhất là phát triển du lịch trong xu thế hội nhập quốc tế. Sản phẩm
du lịch còn nghèo nàn, khả năng cạnh tranh chƣa cao; hạ tầng kỹ thuật nói chung
và du lịch nói riêng chƣa đáp ứng nhu cầu của khách; môi trƣờng kinh doanh,
đầu tƣ du lịch chƣa thực sự hấp dẫn; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn
nhiều hạn chế, dẫn đến khách du lịch, nhất là khách du lịch nƣớc ngoài rất thiếu
thông tin về Sơn La; đội ngũ những ngƣời làm du lịch còn nhiều bất cập về trình
6


độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, kiến thức về lịch sử, địa lý, phong tục tập
quán, văn hóa - xã hội... Vì vậy, chúng ta cần rút ra những bài học kinh nghiệm,

xây dựng lộ trình phát triển du lịch bền vững, đầu tƣ có trọng điểm, chuyên
sâu... để ngành “công nghiệp không khói” này phục vụ đắc lực trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, số lƣợng khách du lịch đến với Sơn La không ngừng tăng
lên trong những năm qua, tuy nhiên nhìn một cách tổng thể có thể thấy lƣợng
khách phân bố về các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La là không đồng đều.
Do vậy thông qua đề tài “nâng cao khả năng liên kết các tuyến, điểm du lịch
tại tỉnh Sơn La” chúng tôi mong muốn đƣa ra các giải pháp cụ thể, có tính khả
thi cao nhằm nâng cao khả năng liên kết các điểm du lịch tại tỉnh Sơn La. Góp
phần đƣa ngành du lịch Sơn La ngày càng phát triển, nhanh chóng trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Mặt khác, các đề tài nghiên cứu khoa học các luận văn nói về tuyến, điểm
du lịch cấp bộ, cấp nhà nƣớc cũng đã có nhiều. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu
về mô hình liên kết tuyến, điểm du lịch thì chƣa nhiều.Vì vậy thông qua đề tài
chúng tôi mong muốn tạo ra một sản phẩm mang tính ứng dụng cao nhằm liên
kết các điểm du lịch tại tỉnh Sơn La. Đồng thời thông qua đề tài “Nâng cao khả
năng liên kết các tuyến điểm du lịch tại tỉnh Sơn La” là cách để chúng tôi gợi
mở cho các công ty du lịch, các doanh nghiệp Lữ hành các giải pháp để liên kết
các tuyến, điểm du lịch từ đó xây dựng đƣợc các chƣơng trình(tour) du lịch phù
hợp, có chất lƣợng góp phần đƣa du lịch Sơn La ngày càng phát triển.
2. Lịch sử vấn đề.
Du lịch từ lâu đã trở thành vấn đề hấp dẫn nhiều nhà khoa học, nhà nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc. Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tài liệu tham khảo
nên trong phần lịch sử vấn đề chúng tôi chỉ tâp trung vào tìm hiểu, khảo sát các
công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam.
Về phần tác phẩm sách: tiêu biểu có quyển “Tuyến điểm du lịch” của
Bùi Thị Hải Yến [1] .Tác giả khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch
và kết cấu hạ tầng của Việt Nam từ đó tiến hành phân vùng các tuyến, điểm du
lịch của Việt Nam gồm:
7



- Tuyến, điểm du lịch vùng Bắc Bộ.
- Tuyến điểm du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
- Tuyến, điểm du lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Tác phẩm đã đáp ứng một cách khá đầy đủ và chi tiết khối lƣợng kiến
thức về các tuyến, điểm du lịch tiêu biểu của Việt Nam ở ba miền. Từ đó tác giả
đi sâu phân tích cụ thể những lợi thế của từng vùng qua đó đƣa ra một số tuyến
điểm chính tại mỗi vùng du lịch
Về luận án, luận văn, khóa luận
Nguyễn Thăng Long [2] với đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt
Nam”- năm 2004.
Lê Thị Hạnh [3] với đề tài:
“Bƣớc đầu tìm hiểu tiềm năng du lịch trung quốc và thiết kế một số tuyến
điểm du lịch của Trung Quốc” Tác giả đã đi phân tích tiềm năng du lịch của
Trung Quốc từ đó thiết kế một số tuyến điểm tiêu biểu của du lịch Trung Quốc.
Trƣơng Hoàng Phƣơng [4] : đề tài “Thiết Kế Các Tuyến Điểm Du Lịch
Trong Và Ngoài TP.Hồ Chí Minh Đến Năm 2010” – Công Ty Du Lịch
Saigontourist, 1995
TS.Phạm Trung Lƣơng [5] với: “Cơ sở khoa học xây dựng các tuyến điểm
du lịch”. năm 1995
Ngoài ra còn một số cuốn sách, luận án, luận văn, tạp chí khác cũng đề
cập tới một số vấn đề của du lịch ở những cấp độ khác nhau. Qua khảo sát các
tài liệu trên chúng tôi thấy vấn đề du lịch nói chung, tuyến điểm du lịch nói
riêng là vấn đề thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu. Nhƣng chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống và tập trung về vấn đề liên kết các tuyến điểm du lịch đặc biệt tại tỉnh Sơn
La.
Do vậy vấn đề cần đƣợc tiếp tục đi sâu nghiên cứu vào việc tìm các giải

pháp cụ thể để tạo ra các mô hình, chƣơng trình liên kết đƣợc các tuyến, điểm du
lịch tại tỉnh Sơn La. Trên cở sở kế thừa, nghiên cứu các tác phẩm của tác giả đi
8


trƣớc với mong muốn tìm hiểu một cách toàn diện, hệ thống và phát triển vấn đề
thành “nâng cao khả năng liên kết các tuyến, điểm du lịch tại tỉnh Sơn La”.
Từ đó có thể đƣa ra các giải pháp cụ thể góp phần làm cho lƣợng khách du lịch
đƣợc phân bố đều về các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đây sẽ là
cơ sở để làm các đề tài nghiên cứu ở cấp độ cao hơn trong tƣơng lai.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua việc tham gia nghiên cứu khoa học là điều kiện để tác giả nâng cao
hiểu biết bản thân, cũng là dịp để bản thân có cơ hội tiếp cận với phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học cơ bản
Nghiên cứu các giải pháp cụ thể có tính khả thi để nâng cao khả năng liên
kết của các tuyến, điểm du lịch tại tỉnh Sơn La. Đây sẽ là cơ sở để các nhà tổ
chức, các công ty du lịch xây dựng các chƣơng trình hay các mô hình liên kết
tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Mặt khác đề tài sẽ đƣa ra các biện
pháp để làm cho lƣợng khách du lịch đƣợc phân bố đều tại các điểm du lịch.
Góp phần thúc đẩy du lịch Sơn La ngày càng phát triển.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở xác định đƣợc đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu đề
tài đi vào những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Khái quát điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch tỉnh Sơn La.
- Đƣa ra thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh giai đoạn 2001 – 2010 từ đó
nêu ra một số hình thức liên kết các tuyến điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Đề xuất một số giải pháp để liên kết các tuyến du lịch tại tỉnh Sơn La.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở thu thập hệ thống hóa tài liệu tác giả sử dụng các phƣơng pháp
sau:

- Phƣơng pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu trên các trang mạng
internet, thƣ viện nhà trƣờng, các báo cáo tổng hợp hằng năm và tham khảo một
số đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến tuyến điểm du lịch.
- Phƣơng pháp khảo sát thực tế các điểm du lịch: Tổ chức khảo sát một
số tuyến, điểm du lịch chính tại tỉnh Sơn La
9


- phƣơng pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân địa
phƣơng có điểm du lịch.
6. Đối tƣợng – phạm vi nghiên cứu.
- Đối tƣợng của đề tài nhƣ tên đề tài đã chỉ rõ là “ nâng cao khả năng
liên kết các tuyến, điểm du lịch tại tỉnh Sơn La”
- Phạm vi nghiên cứu.
Tập trung phân tích, đánh giá các tiềm năng du lịch tại tỉnh Sơn La. Giới
thiệu các tuyến, điểm du lịch Sơn La chỉ ra thực trạng phát triển giai đoạn 2001
– 2010.
Tập trung khảo sát phân tích trực tiếp các tuyến, điểm du lịch từ đó
nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp nâng cao khả năng liên kết các tuyến, điểm
du lịch tại tỉnh Sơn La
7. Cấu trúc của đề tài.
Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TỈNH SƠN LA

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2001 –
2010. KHẢ NĂNG LIÊN KẾT CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH SƠN LA

Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG LIÊN KẾT
CÁC TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH TẠI TỈNH SƠN LA


8. Kế hoạch thời gian (Tính từ tháng 15/8 năm trƣớc đến 15/5 năm sau)

Phần II. Nội dung
Chƣơng 1
10


KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TỈNH SƠN LA
1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
1.1.1 Vị trí địa lí.
Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc của Tổ Quốc, phía Đông
giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình, phía Tây giáp Tỉnh Lai Châu, phía Nam giáp
tỉnh Thanh Hoá và nƣớc Lào, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Sơn La là
tỉnh nằm trên trục đƣờng quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên. Đây là tuyến
đƣờng giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc nối với thủ đô Hà Nội và có
đƣờng biên giới với nƣớc bạn Lào dài 250 km nên có vị trí quan trọng về mặt
an ninh quốc phòng.
Sơn La có một thành phố và 10 huyện: Quỳnh Nhai, Mƣờng La, Thuận
Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu, Sốp Cộp.
Sơn La có 2 cửa khẩu Quốc Gia: Pa Háng (Mộc Châu), Chiềng Khƣơng (Sông
Mã). Sơn La có diện tích 14.147 Km2 (2007), với dân số 1.080.641 ngƣời
(2009). Đây là một trong những tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất nƣớc ta đồng
thời là tỉnh có mật độ dân số thấp của cả nƣớc.
1.1.2. Địa hình
Lịch sử phát triển kiến tạo địa chất đã cho địa hình của tỉnh Sơn La chia
thành những vùng đất có đặc trƣng sinh thái khác nhau. Nhìn chung, địa hình
mang tính chất đồi núi thấp và cao nguyên, độ cao trung bình khoảng 600 –
700m. Sơn La có 2 cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà
Sản. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1050m so với mực nƣớc biển,

mang đặc trƣng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu thuận lợi cho
việc phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. Cao nguyên Nà Sản có
độ cao trung bình 800m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu thuận lợi
cho phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài, nhãn.
Các hệ thống núi lớn trong tỉnh đều chạy theo hƣớng Tây Bắc – Đông
Nam và cùng với dải Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc kẹp lấy một dải cao nguyên đá
vôi ở giữa, địa hình núi cao xen giữa cao nguyên này đã chia lãnh thổ Sơn La
thành 2 lƣu vực sông lớn là lƣu vực sông Đà và lƣu vực Sông Mã. Điểm đặc biệt
11


của địa hình Sơn La là độ dốc lớn và mức độ chia cắt sâu, chia cắt ngang mạnh.
Trên 87% diện tích đất tự nhiên của tỉnh có độ dốc từ 250 trở lên. Điều này làm
cho các đồng ruộng của tỉnh rất nhỏ hẹp, chủ yếu là ruộng bậc thang.
1.1.3. Khí hậu
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến của vùng núi phía Bắc.
Tuy nhiên khí hậu của Sơn La cũng có những đặc thù. Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn
chắn gió nên gió mùa Đông Bắc không ảnh hƣởng trực tiếp đến vùng. Vì vậy
đặc điểm quan trọng nhất của khí hậu Sơn La là có một mà đông tƣơng đối ấm,
suốt mùa đều có tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu gió mùa.
Do địa hình cao nên khí hậu mang tính chất á nhiệt đới rõ ệt với nhiệt độ
nóng nhất là khoảng 35 và nhiệt độ lạnh nhất khoảng 120C.Nhiệt độ trung bình
khoảng 210C. Chế độ nhiệt phân bố theo mùa và phân hoá theo độ cao. Lƣợng
mƣa trung bình hàng năm từ 1200 – 1600mm, trung bình hàng năm có 123 ngày
mƣa, độ ẩm không khí bình quân là 81%.
1.1.4. Sông ngòi
Sơn La là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên nƣớc với 35 suối lớn, 2
sông lớn là sông Đà dài 280 km với 32 phụ lƣu và sông Mã dài 90 km với 17
phụ lƣu, 7900 ha mặt nƣớc hồ Hoà Bình và 1400 ha mặt nƣớc ao hồ.
- Mật độ sông suối 1,8 km/km2 nhƣng phân bố không đều, sông suối có

độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình đồi núi cao, chia cắt sâu. Dòng chảy
biến đổi theo mùa, biên độ giao động giữa mùa mƣa và mùa khô khá lớn.
- Suối nƣớc khoáng nóng bản Mòng thuộc xã Hua La thành phố Sơn La,
nƣớc ở đây có nhiệt độ từ 350C – 400C có chứa một số thành phần khoáng chất
thích hợp cho việc điều trị nhiều căn bệnh mãn tính. Đây là nơi thu hút đối với
khách du lịch trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.
- Các nguồn nƣớc khoáng : Mƣờng La, Phù Yên, Bắc Yên.
- Hồ Tiền Phong, hồ Chiềng Khoi….
1.1.5. Sinh vật
Sơn La có nhiều loại động thực vật quý hiếm. Các khu rừng đặc dụng có
giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái. Độ che phủ của rừng
12


đạt khoảng 32% (năm 2009). Hệ thực vật ở Sơn La có 161 họ, 645 chi và 1187
loài, bao gồm cả thực vật hạt kín và hạt trần, thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn
đới.
Theo thống kê thành phần các loài động vật rừng lƣu vực sông Đà, sông
Mã, chủ yếu trong các rừng đặc dụng thì rừng Sơn La có 101 loài thú, trong 25
họ, thuộc 8 bộ, chim có 347 loài, trong 47 họ, thuộc 17 bộ, bò sát có 64 loài,
trong 15 họ thuộc 2 bộ, lƣỡng thê có 28 loài, trong 5 họ thuộc 1 bộ.
1.1.6. Giao thông - thông tin liên lạc
Sơn La có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh và toàn diện cả về đƣờng
bộ và đƣờng thuỷ.
 Đƣờng bộ.
Hiện tại tính đến 2002, toàn tỉnh có 4494 km, đƣờng ô tô đi đƣợc 3481,3
km, mật độ ô tô đạ 0,25 km/km2. Nếu chỉ tính riêng đƣờng quốc lộ và tỉnh lộ thì
mật độ là 0,07 km/km2. Gồm quốc lộ 6, quốc lộ 43, quốc lộ 4G, quốc lộ 106,
quốc lộ 37
 Đƣờng thuỷ

Tổng chiều dài mạng lƣới đƣờng sông khoảng 300km gồm 2 tuyến chính
là sông Đà và sông Mã.
 Hệ thống bƣu chính viễn thông
Hệ thống bƣu chính viễn thông của Sơn la ngày càng hiện đại hoá đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hệ thống thông tin di động đã
phủ sóng 11/11 huyện, thành phố. Đến nay 100% số dân đã đƣợc nghe đài phát
thanh. Toàn tỉnh có 48 trạm thu phát lại truyền hình.

1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
1.2.1. Di tích lịch sử cách mạng -

13


Với hơn 100 năm lịch sử thành lập và phát triển, châu Sơn La quá khứ và
tỉnh Sơn La ngày nay đã để lại một hệ thống di tích lịch sử Cách Mạng khá
nhiều, đã và đang ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nƣớc
đến thăm quan.
Sơn La đã kiểm kê đƣợc 37 di tích lịch sử Cách Mạng, 36 di tích khảo cổ
học, 14 di tích danh thắng, 3 di tích kiến trúc nghệ thuật, trong số này 10 di tích
xếp hạng Quốc gia, 29 di tích xếp hạng di tích cấp tỉnh. Tiêu biểu là: Nhà tù và
bảo tàng Sơn La. Các di tích khác nhƣ: Văn bia Quế lâm ngự chế ( TP Sơn La ),
Đồn Mộc Lỵ ( huyện Mộc Châu ), Kỳ Đài Thuận Châu ( nơi Bác Hồ về thăm và
nói chuyện với đồng bào các dân tộc Thuận Châu ); cứ điểm Nà Sản, tƣợng đài
thanh niên xung phong – Mai Sơn; Danh thắng Hang Dơi – Mộc Châu; hang Chi
Đẩy Yên Châu.
1.2.2. Văn hóa
Sơn La là một vùng văn hoá đa dạng, giàu hƣơng sắc và đậm đà bản sắc
dân tộc. Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc đều có những
di sản văn hoá truyền thống độc đáo của riêng mình và các dân tộc có những nét

văn hoá chung bởi sự giao hoà của 12 nền văn hoá.
- Dân tộc Thái có tiếng nói, chữ viết riêng với hơn 500 bản sách chữ Thái
cổ, có những bản trƣờng ca nổi tiếng nhƣ “Xống trụ xôn xao”, có nghề dệt thổ
cẩm truyền thống với trên 30 loại hoa văn độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Dân tộc H’Mông có tiếng hát làm dâu và nghề rèn đúc khoan nòng súng
kíp.
- Dân tộc Khơ Mú có điệu múa Tăng bu, hun mạng và tài đan mây tre.
Tất cả những nét văn hoá truyền thống trên đã dệt nên một bức tranh văn
hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

1.2.3. Làng nghề

14


Sơn La là nơi cƣ trú của nhiều dân tộc thiểu số, làng nghề ở đây chủ yếu
sản xuất phục vụ cho nhu cầu hằng ngày
- Nghề làm gốm của ngƣời Thái đen ở Chiềng Cơi, Mƣờng Chanh.
- Nghề làm giấy, nghề rèn, nghề dệt vải lanh của dân tộc H’Mông
- Nghề dệt thổ cẩm của ngƣời Thái đen ở Thèn Luông – Yên Châu
1.2.4. Ẩm thực
Ẩm thực Sơn La mang đậm phong cách của ngƣời dân Tây Bắc với mỗi
hƣơng vị đặc trƣng của mỗi dân tộc.
- Hƣơng vị rƣợu Sơn tra trên quê hƣơng vợ chồng A Phủ
- Món thịt dơi của ngƣời Thái Chiềng Khoi
- Cơm nếp nƣơng, cơm lam, gạo tẻ dâu…
- Pa pỉnh tộp, măng chua – măng héo, nậm pịa, rêu nƣớng, cá nƣớng, thịt
trâu nƣớng, cháo mắc nhung
- Rƣợu cần, rƣợu ngô, rƣợu sắn…
- Rƣợu hoãng, cơm mầu, thịt chua của ngƣời Dao Tiền ở Mộc Châu, Phù

Yên.
1.2.5. Lễ hội.
Các dân tộc Sơn La có nhiều lễ hội và các trò chơi dân gian nhƣ hội ném
còn, hội săn bắn, đánh cá, cầu mùa, Xíp Xí, Xên bản, Xên Mƣờng. Các hội này
mang đậm tính trữ tình, giao duyên nam nữ, hạnh phúc gia đình và tình hữu nghị
giữa các bản làng, dân tộc. Lễ hội hoa ban dân tộc Thái Mộc Châu diễn ra vào
mùa hoa ban nở dịp tháng 3, cũng gần trùng với lễ hội cầu mƣa ( lễ hội Lồng
Tồng ) xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu, lễ hội đua thuyền dân tộc Thái (gắn với
truyền thuyết đánh giặc sông ) huyện Quỳnh Nhai, lễ hội thƣờng diễn ra giữa
các bản, các xã ven bờ sông đà của huyện Bắc Yên và Phù Yên. Hằng năm vào
dịp ngày 1/9 tại thị trấn huyện Mộc Châu lại diễn ra ngày hội chợ tình của ngƣời
Mông, đồng bào Mông các tỉnh từ Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu, Điện
Biên, Nghệ An, Thanh Hóa, Hủa Phăn (Lào) đều về Mộc Châu để giao lƣu gặp

15


gỡ. Từ năm 2004 tỉnh Sơn La và huyện Mộc Châu đã tổ chức thành ngày hội
văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu
Tiểu kết chƣơng 1:
Nhƣ vậy qua việc khái quát điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch của
tỉnh Sơn La có thể đánh giá Sơn La có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành
du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tƣơng lai.

16


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SƠN LA GIAI ĐOẠN
2001 – 2010. KHẢ NĂNG LIÊN KẾT CÁC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH

TẠI TỈNH SƠN LA
2.1 Thực trạng phát triển du lịch Sơn La giai đoạn 2001 - 2005
2.1.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch của tỉnh
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển du lịch cả nƣớc, du lịch
Tây Bắc nói chung và du lịch Sơn La nói riêng có chuyển biến tích cực trên
nhiều mặt. Năm 2001 có 71.924 lƣợt khách đến Sơn La, năm 2007 số khách đã
tăng lên 219.500 lƣợt khách, Trong đó: lƣợt khách quốc tế năm 2001 là 6.822
lƣợt khách, năm 2007 là 24.506 lƣợt khách tăng gấp 3,44 lần so với năm 2001,
lƣợt khách nội địa tăng nhanh bao gồm khách đi công tác, thăm thân, khách
tham quan danh lam thắng cảnh chiếm 60%, đi du lịch theo tuyến Hà Nội - Sơn
La - Điện Biên chiếm khoảng 40% tổng lƣợt khách.
Kết quả hoạt động của các cơ sở kinh doanh lƣu trú qua các tiêu chí sau:
TT Chỉ tiêu

ĐVT

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007


1

Tổng lƣợt khách

Lƣợt

71.924

82.000 96.000

137.086 157.000 186.000 219.500

2

Trong đó: khách
Quốc tế

Lƣợt

6.822

7.610

11.400

17.198

18.900

24.506


3

Tổng doanh thu

Tr. đồng 11.411

13.500 16.150

23.800

27.450

32.000

38.000

4

Trong đó: DT Khách
Quốc Tế

Tr đồng 1.022

1.422

1.700

2.293


3.290

5.670

7.052

5

Tổng số cơ sở lƣu trú

Cơ sở

31

335

50

61

70

90

92

6

Tổng số buồng


Buồng

458

500

664

842

1.050

1.216

1.258

7

Tổng số giƣờng

Giƣờng 1.098

1.130

1.528

1.851

2.310


2.675

2.780

8

Tổng số lao động

Ngƣời

320

400

507

635

870

907

9

Nộp ngân sách

Tr. đồng 1.007

1.263


1.496

2.291

2.500

3.363

5.374

289

6.021

Nguồn: từ báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch tổng thể du lịch Sơn La giai đoạn
(2007- 2015)

17


Xét cơ cấu doanh thu từ khách quốc tế cho thấy tỷ lệ này còn rất hạn chế,
chỉ chiếm bình quân 13,2% tổng doanh thu, điều này chứng tỏ khách quốc tế lƣu
trú ở Sơn La ít ngày hoặc dịch vụ đáp ứng còn ở mức thấp. Trong những năm
qua du lịch Sơn La chỉ dừng lại ở việc đón tiếp khách lƣu trú và tham gia phục
vụ một phần đi lại, ăn uống của khách, còn dịch vụ lữ hành, tham quan danh lam
thắng cảnh... chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của du lịch.
Các dịch vụ du lịch còn thiếu và đơn điệu nên chƣa thu hút đƣợc khách và
lƣu giữ khách ở lại Sơn La lâu hơn, vì vậy bình quân ngày khách trên lƣợt khách
còn thấp (bình quân 1,5 ngày cho 1 lƣợt khách ở lại Sơn La). Kết quả này cho
thấy cơ cấu đầu tƣ du lịch Sơn La còn kém, chƣa chú trọng đầu tƣ để khai thác

các loại hình du lịch sinh thái, danh lam thắng cảnh nhƣ: tham quan, dịch vụ du
thuyền, thăm hang động, dịch vụ nghỉ dƣỡng, tắm suối nƣớc nóng...
Hiện nay các điểm tham quan du lịch trong tỉnh đang từng bƣớc đƣợc
hình thành cùng với việc đầu tƣ tôn tạo và bảo tồn các di tích lịch sử danh lam
thắng cảnh: Nhà ngục Sơn La, Văn bia Lê Thái Tông, Khu du lịch Mộc Châu,
Khu du lịch rừng thông bản Áng, Khu du lịch Ngọc Chiến, điểm du lịch sinh
thái cộng đồng Chiềng Yên, (Mộc Châu) - Mƣờng Do (Phù yên), nƣớc khoáng
nóng bản Mòng; các hang động nhƣ: hang Dơi (Mộc Châu), hang Chi Đẩy (Yên
Châu)... tạo tiền đề cho việc hình thành tour, tuyến du lịch văn hoá - lịch sử sinh thái cộng đồng. Một số điểm du lịch mới đang đƣợc các nhà đầu tƣ quan
tâm triển khai nhƣ: Ít Ong, Ngọc Chiến - Mƣờng La; Chiềng Yên - Mộc Châu;
Mƣờng Do - Phù Yên; Yên Sơn - Yên Châu và một số bản dân tộc trên địa bàn
Tỉnh.
Về nhân lực du lịch: Theo số liệu thống kê năm 2001 toàn tỉnh có 289 lao
động trong cơ sở lƣu trú (CSLT) du lịch, đến năm 2007 tăng lên là 907 lao động,
trong đó tỷ lệ lao động có trình độ đại học là 7,81%, trình độ trung học là 25,9%,
số lao động qua đào tạo là 36,56% và chƣa qua đào tạo là 30,63%. Tỷ lệ lao
động chƣa qua đào tạo khá cao nên ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả hoạt động của
ngành du lịch. Tỷ lệ lao động phục vụ trên một phòng khách sạn - nhà nghỉ chỉ ở
mức 0,7 lao động/phòng (năm 2007). Nhƣ vậy, đối với Sơn La chỉ tiêu này đạt
đƣợc quá thấp so với yêu cầu chung (từ 1,2 - 1,7 lao động/phòng).

18


Dịch vụ lữ hành: Một số đơn vị cũng đã bắt đầu tham gia vào dịch vụ này
nhƣ: Khách sạn Công Đoàn, khách sạn Sơn La, khách sạn Hƣơng Sen và mới
đây nhất Công ty cổ phần Du lịch và Thƣơng mại STB mới ra đời, đã tổ chức
đƣa đón khách tham quan du lịch theo tuyến du lịch văn hoá, di tích lịch sử,
cảnh quan khu vực thị xã và vùng phụ cận. Đồng thời cũng đã tổ chức đƣa
khách của Sơn La đi tham quan, nghỉ mát, tham dự lễ hội tại một số tỉnh, thành

phố. Tuy nhiên dịch vụ đó chƣa chính thức và chƣa đảm bảo các điều kiện.
Về hƣớng dẫn viên: Đã cấp đƣợc 05 thẻ hƣớng dẫn viên du lịch cho các
đối tƣợng đủ tiêu chuẩn theo quy định. Tuy nhiên chỉ có một hƣớng dẫn viên
đang hoạt động trên địa bàn.
Về thuyết minh viên: Đội ngũ thuyết minh viên mới đƣợc bố trí ở Bảo
tàng tỉnh còn các khu, điểm tham quan du lịch khác chƣa có hoặc chƣa đƣợc đào
tạo, cấp thẻ thuyết minh viên. Đây là một thực tế đáng phải quan tâm đối với du
lịch Sơn La và đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh lữ hành.
2.1.2. Thực trạng hoạt động của các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Đến thời điểm 1/1/2008 Sơn La mới công bố đƣợc 1 tuyến du lịch nội tỉnh
đó là tuyến du lịch sinh thái cộng đồng Thành phố Sơn La - Thị trấn Mƣờng La Ngọc Chiến (Quyết định số 106/2005/QĐ-UB ngày 20/9/2005). Mặc dù vậy
tuyến du lịch này chƣa thực sự hoàn chỉnh vì giao thông từ thị trấn Mƣờng La
vào trung tâm xã Ngọc Chiến thƣờng xuyên bị ách tắc nhất là vào mùa mƣa.
Mặt khác các điểm tham quan du lịch chƣa đƣợc sự quan tâm của chính quyền
các cấp và các chủ thể quản lý điểm du lịch nhƣ: Ban quản lý công trình thuỷ
điện Sơn La, UBND huyện Mƣờng La, xã Ngọc Chiến. Từ năm 2005 đến nay,
hàng năm có khoảng trên 10 vạn khách tham quan công trình thuỷ điện và các
điểm du lịch trên tuyến nhƣng không có sự quản lý, không thu phí, không báo
cáo các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc.
2.2. Một số kết quả của ngành du lịch Sơn La giai đoạn 2005 – 2010.
2.2.1. Nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của ngành du lịch đã được
nâng lên.
- Ý thức đƣợc vai trò của ngành du lịch, Sơn La đã sớm xây dựng chiến
lƣợc phát triển du lịch và chính sách khuyến khích phát triển du lịch giai đoạn
19


2001 – 2010. Điều này đã thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao vai trò của du
lịch Sơn La trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng cụ thể:
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sơn La đã đƣợc UBND tỉnh phê

duyệt theo Quyết định số: 103/2001/QĐ - UB ngày 11 tháng 01 năm 2001. Năm
2004 quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2015 và
định hƣớng đến năm 2020 đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 743/
QĐ – UBND ngày 26 tháng 03 năm 2008.
- Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đã đƣợc quy hoạch trong hệ thống các
khu du lịch quốc gia (Quyết định số 91/2008/QĐ – BVHTTDL ngày 30/12/2008
của Bộ trƣởng, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch ).
- Giai đoạn 2005 – 2010, UBND tỉnh Sơn La đã quan tâm chỉ đạo một số
đề án nhằm thúc đẩy phát triển du lịch nhƣ: đề án khảo sát hệ thống hang động
trên địa bàn tỉnh Sơn La phục vụ cho phát triển du lịch; Đề tài khoa học: Thuyết
minh 13 điểm du lịch; Đề tài khoa học xây dựng mô hình bản văn hóa cộng
đồng gắn với xóa đói giảm nghèo; Dự án hỗ trợ 4 bản du lịch cộng đồng giai
đoạn I trên địa bàn Thị xã Sơn La và huyện Mộc Châu; Đề án xây dựng các
tuyến điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2015; Quy hoạch
tổng thể khu du lịch quốc gia Mộc Châu đến 2020.
2.2.2. Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch.
- Hạ tầng thông tin liên lạc: Giai đoạn 2005 – 2010, tỉnh Sơn La đƣợc
chính phủ đầu tƣ lớn về giao thông để phục vụ cho phát triển, trong đó có du
lịch cụ thể nhƣ: hệ thống Quốc lộ nối giữa Sơn La với Hà Nội và các tỉnh trong
khu vực, đƣờng giao thông liên huyện, liên xã cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ chủ
yếu bằng vốn ngân sách. Từ 2004 đến 2010 chính phủ đã đầu tƣ cho Sơn La 47
tỷ VNĐ đầu tƣ trực tiếp vào hạ tầng du lịch Mộc Châu. Thông tin liên lạc tƣơng
đối thuận lợi đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Dịch vụ vẩn chuyển
khách du lịch, giáo dục, y tế cũng đƣợc quan tâm tƣơng đối.
- Đầu tƣ phát triển mạng lƣới cơ sở vật chất của ngành du lịch: Sau 10
năm thực hiện chiến lƣợc phát triển du lịch, mặc dù còn nhiều yếu kém nhƣng
có thể khẳng định du lịch Sơn La đã đi từ không đến có. Hệ thống cơ sở lƣu trú
và các dịch vụ bổ trợ phát triển nhanh, tính đến đầu năm 2011 trên địa bàn tỉnh
20



đã có trên 100 cơ sở lƣu trú trong đó có khách sạn đặt tiêu chuẩn 3 sao, với tổng
số phòng trong toàn tỉnh là trên 1600 phòng và trên 3000 giƣờng. Nhiều điểm
thăm quan du lịch có sức hấp dẫn cao nhƣ: cao nguyên Mộc Châu; hang Chi
Đẩy Yên Châu; Công trình thủy điện Sơn La và hồ sông Đà; Thành phố Sơn La
với các di tích lịch sử Cách Mạng và các bản văn hóa dân tộc...
- Kết quả thu hút đầu tƣ vào du lịch: Trong thời gian qua môi trƣờng đầu
tƣ nói chung ở Sơn La chƣa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ, nhất là đầu tƣ FDI,
đa số là đầu tƣ xây dựng cơ sở lƣu trú và nhà hàng nhỏ, thiếu đồng bộ. Mặc dù
vậy thì trong thời gian tới chắc chắn hoạt động đầu tƣ vào Sơn La sẽ rất sôi động
với các khu du lịch chất lƣợng và quy mô lớn ở Mộc Châu nhƣ: khu du lịch rừng
thông, khu du lịch sinh thái trung tâm, khu du lịch Ngũ động bản Ôn, Thác Dải
Yếm.
2.2.3. Hoạt động kinh doanh du lịch.
Lƣợng khách du lịch quốc tế và nội địa không ngừng tăng lên. Năm 2010
lƣợng khách đặt 400.000 lƣợt tăng 2,5 lần so với năm 2005, trong đó khách du
lịch quốc tế đặt 27.400 tăng 1,9 lần so với năm 2005. Thu nhập từ du lịch từng
bƣớc đƣơc nâng cao ( năm 2008 thu nhập từ du lịch thuân túy đặt 190,3 tỷ VNĐ,
tăng 2,56 lần so với năm 2005 ), đóng góp tích cực với sự phát triển kinh tế
chung của địa phƣơng.
Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; từng bƣớc
tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ
cấu kinh tế của từng vùng và cả tỉnh; tạo đƣợc nhiều việc làm nâng đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo. Năm 2010 toàn
tỉnh Sơn La có trên 150 doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động liên quan đến hoạt
động du lịch, nhiều hãng doanh nghiệp lữ hành chuyên nghiệp đã đƣa khách du
lịch đến Sơn La. Số lao động trực tiếp trong ngành du lịch gần 2000 ngƣời, lao
động gián tiếp khoảng 2.500 ngƣời.
Thị trƣờng du lịch ngày càng đƣợc mở rộng, sản phẩm du lịch đang ngày
càng đƣợc đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng. Tuy hoạt động du lịch mới chỉ

bắt đầu, nhƣng những cơ sở hiện có đang là hạt nhân để nhân rộng và phát triển
thành những quần thể du lịch, những khu phục vụ nghỉ dƣỡng, chữa bệnh và du
lịch lữ hành... từ thực tế này Sơn La cũng dần xác định đƣợc hƣớng khai thác
21


những tiềm năng du lịch nhƣ: Du lịch sinh thái, du lịch nhân văn, hình thành
một số khu du lịch nhƣ khu vực thành phố Sơn La, Mộc Châu và vùng hồ Sông
Đà.
2.3. Khả năng liên kết các tuyến điểm du lịch tại tỉnh Sơn La.
2.3.1. Tuyến, điểm du lịch đang khai thác tại Sơn La .
2.3.1.1. Tuyến du lịch quốc lộ 6 ( Thành phố Sơn La - Mộc Châu
Đây là tuyến du lịch nằm trên tuyến du lịch quốc gia nối Hà Nội với các
tỉnh Tây Bắc đã hình thành từ nhiều năm, khách du lịch từ ngoại tỉnh và quốc tế
đến Sơn La chủ yếu theo tuyến này (trên 70%)
 Các hành trình chủ yếu của khách du lịch trên tuyến
+ Hà Nội - Mộc Châu - Thành Phố Sơn La - Điện Biên Phủ;
+ Hà Nội - Mộc Châu - Thành Phố Sơn La - Sa Pa;
+ Sơn La - Cò Nòi - Yên Châu - Mộc Châu và ngƣợc lại.
- Thành phố Sơn La
+ Khu bảo tàng, nhà tù Sơn La;
+ Đền thờ Vua Lê Thánh Tông, hang Thẩm Ké;
+ Khu tƣởng niệm Lò văn Giá;
+ Bản Mòng ( Tắm nƣớc khoáng nóng )
+ Bản Hìn, bản Bó Phƣờng Chiềng An;
+ Bản Hụm xã Chiềng Xôm;
+ Lâm viên Sơn La;
- Huyện Mai Sơn
+ Tƣợng đài Thanh niên xung phong Ngã Ba Cò Nòi;
+ Sân bay Nà Sản;

+ Hồ Tiền Phong;
+ Hang Thẩm Quai - Chiềng Ban;
+ Cảng Tà Hộc.
22


- Huyện Yên Châu
+ Cụm di tích lịch sử (Cầu Tà Vài, cầu Sắt,...)
+ Nƣớc khoáng nóng, Làng nghề dệt thổ cẩm Thèn Luông;
+ Hang Chi Đẩy -Yên Sơn
+ Hồ Chiềng Khoi;
- Huyện Mộc Châu
+ Khu du lịch rừng thông Bản Áng - Đông Sang;
+ Bản du lịch cộng đồng Bản Áng - Đông Sang;
+ Thác Giải Yếm - Bản Vặt - Mƣờng Sang;
+ Thác Nàng - Mƣờng Khoa;
+ Hang Dơi - Tiểu khu 8 Thị trấn MC;
+ Hang bản Ôn - Tiểu khu Cờ đỏ;
+ Khu nông nghiệp công nghệ cao - Thị trấn nông trƣờng MC;
+ Bản Phụ Mẫu 1,2 và bản Nà Bai - Chiềng Yên;
+ Cửa khẩu Lóng Sập.
 Loại hình du lịch trên tuyến
- Thăm quan danh lam thắng cảnh
- Du lịch văn hoá;
- Du lịch sinh thái;
- Nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí.
Một số giải pháp để nâng cao khả năng liên kết các điểm du lịch trong
tuyến. Trƣớc hết có thể khẳng định đây là tuyến có tiềm năng, thế mạnh lớn nhất
để phát triển du lịch Sơn La. Vì vậy cần xây dựng các chƣơng trình du lịch có sự
kết nối giữa các điểm với nhau cụ thể là:

- Xây dựng các chƣơng tình(tuor) du lịch có hành trình liên kết các điểm
di tích lịch sử - văn hóa trong tuyến nhƣ: Khu bảo tàng, nhà tù Sơn La, Đền thờ
Vua Lê Thánh Tông, hang Thẩm Ké (TP Sơn La); Tƣợng đài thanh niên xung
23


phong Ngã Ba Cò Nòi, Sân bay Nà Sản (huyện Mai Sơn); cụm di tích lịch sử
Cầu Tà Vài, Cầu Sắt (huyện Yên Châu); Hang Dơi, Đồn Mộc Lỵ (huyện Mộc
Châu)…
- Liên kết các điểm sinh thái nông nghiệp: Xây dựng nhiều hành trình cụ
thể gắn với hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp nhƣ: lao động tình nguyện
tại các nông trƣờng chè, vƣờn hoa nhiệt đới ở Mộc Châu; tham quan các vƣờn
cây ăn quả ở Yên Châu; nông trƣờng mía đƣờng ở Mai Sơn…
- Liên kết các điểm du lịch văn hóa cộng đồng: Bản Hìn, bản Hài, bản Cá,
bản Bó, bản Tông và bản Hụm - Thành phố Sơn La; Bản Phụ Mẫu, Bản Áng Mộc Châu... Những điểm văn hoá cộng đồng này có thể thoả mãn khách du lịch
tìm kiếm trải nghiệm làng bản dân tộc thiểu số "đích thực" nguyên sơ. Với một
số hoạt động quảng bá về bản làng, cảnh quan tự nhiên xung quanh và tổ chức
thực hiện, có thể cung cấp các hoạt động đạp xe, leo núi, tour thăm hang động,
chèo thuyền và câu cá ở hồ, xem biểu diễn văn nghệ, thƣởng thức ẩm thực địa
phƣơng, đồ thủ công (không chỉ tổ chức hoạt động du lịch tại các bản mà còn có
thể ở các chợ dọc đƣờng chính, chợ dọc sông Đà)…
- Liên kết các điểm du lịch làng nghề: Bản Thèn luông, xã Chiềng Đông,
huyện Yên Châu; Bản Cang, xã Mƣờng Chanh. huyện Mai Sơn; bản Bó và bản
Cá, phƣờng Chiềng An, thành phố Sơn La có điều kiện rất thuận lợi để phát
triển loại hình du lịch làng nghề thổ cẩm dân tộc Thái. Bản có một Trung tâm
giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ ngay cạnh đƣờng quốc lộ để giới thiệu và bán
sản phẩm. Hàng thổ cẩm sản xuất bao gồm khăn Piêu Thái, túi xách, ví, chăn,
ga, gối, đệm v.v… với mẫu mã đẹp và hoạ tiết thêu tay tinh xảo giúp cho du
khách có nhiều lựa chọn để mua làm quà lƣu niệm.
2.3.1.2. Tuyến du lịch Sơn La - Ngọc Chiến.

Đây là tuyến du lịch nội tỉnh chủ yếu, điểm đầu là Thành phố Sơn La
điểm cuối là Bản Lƣớt xã Ngọc Chiến huyện Mƣờng La, điểm nhấn của tuyến là
công trình thuỷ điện Sơn La.

24


 Hành trình chủ yếu của khách du lịch.
- Hà Nội - Sơn La - Công trình thuỷ điện - Thị trấn Mƣờng La và ngƣợc
lại;
- Điện Biên phủ, Sa Pa - Sơn La - Công trình thuỷ điện - Thị trấn Mƣờng
La và ngƣợc lại;
- Thành phố Sơn La - Công trình thuỷ điện Sơn La - Thị trấn Mƣờng La Ngọc Chiến.
 Các điểm tham quan chủ yếu trên tuyến
+ Thị trấn Mƣờng La, Mỏ nƣớc khoáng nóng Ít Ong;
+ Công trình nhà máy thuỷ điện Sơn La;
+ Khu du lịch sinh thái cộng đồng Ngọc Chiến.
 Loại hình du lịch chủ yếu
- Thăm quan danh lam thắng cảnh;
- Du lịch văn hoá.
- Du lịch sinh thái.
Với tuyến du lịch này có thể tổ chức các chƣơng trình du lịch tham quan
nghiên cứu quá trình xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, nghiên cứu văn hóa
các tộc ngƣời ở Mƣờng La và tham quan khu du lịch sinh thái cộng đồng Ngọc
Chiến.
2.3.1.3. Tuyến Sơn La - Phù Yên ( Quốc Lộ 37 )
Theo Quốc lộ 37 khách du lịch đến Sơn La từ Hà Nội qua Phú Thọ hoặc
Yên Bái, Sơn Tây. Đây là tuyến du lịch có tiềm năng phát triển, là một phần của
tuor du lịch Thủ đô kháng chiến đến chiến thắng Điện Biên Phủ.
 Hành trình chủ yếu của khách du lịch

+ Hà Nội - Đền Hùng (Phú Thọ) - Phù Yên - Bắc Yên - Cò Nòi - Thành
Phố Sơn La và ngƣợc lại;

25


×