Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Sưu tầm cây thuốc nam điều trị một số bệnh thông thường trồng tại vườn thuốc trường cao đẳng sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 55 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CBVC

Cán bộ viên chức

HSSV

Học sinh, sinh viên

GS.TS

Giáo sư tiến sĩ

NXB

Nhà xuất bản

THCS



Trung hoc cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………

4

1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………. ……
2. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………

4
5

3. Đối tượng; địa điểm nghiên cứu ………………………………………...........
4. Nội dung nghiên cứu ……………………………………………………………
5. Nhiệm vụ của đề tài ……………………………………………………………...
6. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………
6.1. Phương pháp sưu tầm, phân loại, trồng cây thuốc ……………………

5

6.2. Phương pháp phân loại nhóm cây thuốc ……………………………….


6

6.3. Phương pháp phỏng vấn ………………………………………………….

6

6.4. Phương pháp chuyên gia ………………………………………………….

6

7. Cấu trúc đề tài ……………………………………………………………………..

6

NỘI DUNG …………………………………………………………………………………………………….

7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU…

7

A. Cơ sở lý luận ………………………………………………………………………

7

I. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu ……………………………………………..

1. Những nghiên cứu ph¸t triÓn y häc cæ truyÒn trên thế


7
7

giới ………......
2. Những nghiên cứu cây thuốc nam ở Việt Nam và Sơn La……………

7

2.1. Những nghiên cứu cây thuốc Nam ở Việt Nam ……………………….
2.2. Những nghiên cứu cây thuốc Nam ở Sơn La …………………………..

8
9

II. Một số khái niệm liên quan ……………………………………………………
1. Phân loại thực vật ……………………………………………………………

9

2. Phân loại cây ………………………………………………………………….

10

B. CƠ SỞ THỰC HIỆN ………………………………………………………………

10

I. Vị trí địa lý - địa hình Trường Cao đẳng Sơn La ……………………………


10

1. Vị trí địa lý …………………………………………………………………….

10

2. Vị trí địa hình ………………………………………………………………...
3. Diện tích ………………………………………………………………………
II. Khí hậu thủy văn ………………………………………………………………..
1. Khí hậu ……………………………………………………………………….
2. Thủy văn ……………………………………………………………………..

10

III. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội ………………………………………..........

13

2

5
5
6
6

9

10
11
11

12


IV. Thực trạng ……………………………………………………………………….
Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP BẰNG BẢNG HỎI ……………....

1. Phỏng vấn cán bộ y tế (những có hiểu biết nhất định về thốc Nam)..
Phụ ảnh ………………………………………………………………………………..
II. SƢU TẦM CÂY THUỐC

1. Sưu tầm phân loại trồng được cây thuôc Nam theo danh mục dùng
cho tuyến xã …………………………………………………………………………..
Nhóm 1…………………………………………………………………………
Nhóm 1…………………………………………………………………………
Nhóm 2…………………………………………………………………………
Nhóm 2………………………………………………………………………….
Nhóm 3………………………………………………………………………….
Nhóm 4………………………………………………………………………….
Nhóm 4………………………………………………………………………….
Nhóm 5………………………………………………………………………….
Nhóm 5………………………………………………………………………….
Nhóm 6………………………………………………………………………….
Nhóm 7………………………………………………………………………….
Nhóm 7………………………………………………………………………….
Nhóm 8………………………………………………………………………….
Nhóm 9………………………………………………………………………….
2. Một số loài cây thuốc cần được sưu tầm trồng và đưa vào sử dụng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………………...
I. Kết luận ……………………………………………………………………………...

II. Kiến nghị …………………………………………………………………………..
DANH MỤC THAM KHẢO ………………………………………………………….
Phiếu 1: ĐIỀU TRA TÁC DỤNG CỦA CÁC LOÀI CÂY THUỐC NAM……….
ĐIỀU TRA CÁC LOẠI CÂY THUỐC NAM………………………………..

Phiếu 2: ĐIỀU TRA CÁC LOÀI CÂY THUỐC NAM ……………………………
ĐIỀU TRA TÁC DỤNG CỦA CÁC CÂY THUỐC NAM …………………

3

13
15
15
15
22
21

22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

35
36
41
41
41
43
45
46
47
48


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Với sự phát triển của kinh tế xã hội, cùng với sự thay đổi nhanh mạnh như
vũ bão của khoa học công nghệ thì con người phải đối mặt với những thử thách
lớn khi môi trường ngày càng ô nhiễm, thiên tai dịch bệnh liên tục xảy ra. Xuất
hiện nhiều loại bệnh mà thuốc tây vẫn chưa thể chữa được. Chữa bệnh bằng cây
cỏ ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi rất nhiều ưu điểm mà nó đem lại
vừa đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, vừa có tác dụng chữa bệnh tốt, rẻ
tiền, việc sử dụng tương đối dễ dàng và đặc biệt ít gây tác dụng phụ cho người
bệnh vì vậy hiện nay không chỉ có các nước đang phát triển như Việt Nam mà
các nước phát triển cũng rất quan tâm đến việc sử dụng phương thuốc YHCT
cña dân tộc mình.
Y học cổ truyền (YHCT) Việt Nam ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự
phát triển của lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc. Từ rất lâu nhân dân đã
biết dùng thảo mộc, kết hợp với một số loài động vật, khoáng vật để làm thuốc
trong phòng và chữa bệnh tại cộng đồng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh
nghiệm những cây thuốc nam của truyền thống của tổ tiên, coi thuốc nam là vật

quý chữa bệnh cho người dân Nam; mở rộng phạm vi y học hoà quyện với
thuyết Hoa Đà thật là diệu lý, cũng rất sâu xa. Cây thuốc và vị thuốc nam đã bảo
vệ sức khoẻ và lao động đem lại sự phồn vinh và cứu bệnh trong thời hiện đại.
Trong tập “Thập tam phương gia giảm” cũng có phụ bổ âm đơn và cứu
bệnh có cả trăm vị thuốc nam. Nguồn dược liệu cũng gồm các bản thảo Nam
Dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh thiền sư - Thuốc nam phơi, sấy vẫn được dự trữ
theo thời vụ rất hợp cho người dân sử dụng. Nam dược học cổ truyền đã được
Tuệ Tĩnh truyền bá cho nhân dân trong thời cổ đại và của Hải Thượng Lãn Ông.
Trong thời đại hiện nay mọi người có thể chữa bệnh thông thường và cứu ngặt
bằng những vị thuốc nam đang tìm, nhặt hái tại địa phương.
Việt Nam nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm với lượng
mưa phong phú đã tạo điều kiện cho thực vật phát triển và phong phú. Trong đó
có nhiều cây rau, củ, quả, hạt làm thuốc, cây thuốc, có giá trị như: Ngũ Gia bì,
Bồ công anh, Nha đam, Tía tô, Đinh lăng, Sâm đại hành, Thó ty tử,....v..v…
Theo đánh giá của viện dược liệu năm 1988 nhu cầu dược liệu của nước ta
khoảng 50.000 tấn/năm. Trong đó 30.000 tấn cung cấp cho những bệnh viện y
học cổ truyền và hơn 30.000 lương y đang hành nghề trong nước và khoảng
4


20.000 tấn sử dụng trong công nghiệp dược phẩm và xuất khẩu. Viện thực vật
học Trung Quốc khẳng định cùng với Trung Quốc, Lào và Việt Nam là một
trong những nước có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú nhất.
Những kinh nghiệm dùng thuốc nam của từng người dân được lưu truyền
từ người này cho người khác, từ đời trước đến đời sau, kết hợp với hàng loạt ông
lang, bà mế trong từng thôn xóm, bản làng làm nghề chữa bệnh cho cộng đồng
bằng thuốc cổ truyền. Do đó, các kinh nghiệm ấy được nhân rộng và phát triển.
Đặc biệt YHCT Việt Nam lại được thừa hưởng và tiếp thu nền Y học phương
Đông xuất phát từ Trung Quốc, Ấn Độ ….Làm cho nền YHCT của Việt Nam
ngày càng được mở rộng và nghiên cứu sâu hơn.

Trường Cao đẳng Sơn La nằm trên địa bàn tiểu khu 2 - Phường Chiềng
Sinh - thành phố Sơn La, các khu vực vùng lân cận có nhiều loại rau, củ, quả,
cây có giá trị làm thuốc. Người dân địa phương đã tìm và đem trồng ở vườn nhà
một số loại rau, củ, quả, để có thể tự chữa một số bệnh thông thường như: Cảm
cúm, giảm đau, tiêu viêm, bổ dưỡng... Với mục đích chữa trị một số bệnh
thường xảy ra đối với CBVC, HSSV trong nhà trường mà có thể sử dụng được
một số loại rau, củ, quả thông thường có giá trị, chúng tôi đã sưu tầm và quyết
định xây dựng và phát triển “Vườn thuốc nam của trạm y tế Trường”, những
mong việc làm của mình được ghi nhận và đi vào sử dụng vì vậy tôi thực hiện
đề tài: “Sưu tầm cây thuốc nam điều trị một số bệnh thông thường trồng tại
vườn thuốc Trường Cao đẳng Sơn La”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Sưu tầm một số loài cây thuốc nam điều trị một số bệnh thông thường
trồng tại vườn thuốc Trường Cao đẳng Sơn La.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Một số loài cây thuốc nam
3.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại vườn thuốc Trường Cao đẳng Sơn La
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Sưu tầm một số loài cây thuốc nam điều trị một số bệnh thông thường
trồng tại vườn thuốc Trường Cao đẳng Sơn La.
- Tìm hiểu về tác dụng của các loại cây thuốc dùng cho những bệnh thông
thường
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5



- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung
- Sưu tầm một số loài cây thuốc nam điều trị cho một số bệnh thông
thường trồng tại vườn thuốc Trường Cao đẳng Sơn La.
- Nghiên cứu công dụng của cây thuốc nam
- Phỏng vấn, phân loại cây thuốc theo nhóm bệnh
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1. Phƣơng pháp sƣu tầm, phân loại, trồng cây thuốc
- Sưu tầm các loài cây thuốc nam
- Tiến hành theo phương pháp phân loại, trồng cây thuốc nam
6.2. Phƣơng pháp phân loại nhóm cây thuốc
Dựa trên cơ sở (Theo Quyêt định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/7/2007 Bộ
y tế về 60 danh mục cây thuốc nam dùng cho tuyến xã) Phân loại, trồng cây
thuốc điều trị bệnh theo từng nhóm
Kết quả thu được các loài cây thuốc nam được trồng tại vườn thuốc
Trường Cao đẳng Sơn La
6.3. Phƣơng pháp phỏng vấn
- Tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ y tế ở các Trạm
y tế phường, người dân ở tổ, bản, phường Chiềng Sinh, Phường Quyết Thắng
trong Thành phố Sơn La, qua 2 đợt:
+ Đợt 1: Ngày 10 tháng 12 năm 2010 phỏng vấn cán bộ y tế
+ Đợt 2 : Ngày 25 tháng 1 năm 2011 phỏng vấn trực tiếp người dân trong
tổ, bản gồm 5 người.
- Phỏng vấn về hiểu biết của cán bộ y tế và người dân về tác dụng của cây
thuốc Nam điều trị một số bệnh thông thường
6.4. Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia
Được sự tư vấn của Bác sỹ Chuyên khoa 2 Cầm Thị Hương Viện phó viện
Y học cổ truyền tỉnh Sơn La, đã sưu tầm, phân loại và trồng các loại cây thuốc

nam điều trị một số bệnh thông thường.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Gồm 3 phần
- Mở đầu
- Nội dung
- Kết luận và kiến nghị

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

I. Sơ lƣợc lịch sử vấn đề nghiên cứu
1. Những nghiên cứu ph¸t triÓn y häc cæ truyÒn trên thế
giới
YHCT có lịch sử phát triển từ rất sớm. Hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều có nền y học cổ truyền dân tộc mình, mang bản sắc riêng và có những đóng
góp ở nhiều mức độ khác nhau vào sự nghiệp CSSK cho người dân. Trên thế
giới có nhiều nền YHCT lớn như trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên…
Trung Quốc với nền YHCT lâu đời nhất thế giới có những học thuyết âm
dương, ngũ hành, kinh lạc thiên nhân hợp nhất…Sau khi giành được độc lập vào
năm 1949 với sự ra đời của nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, THCT đã
được hợp nhất vào trong hệ thống y tế.
Y học cổ truyền Ấn Độ là một nền y học dân tộc có lịch sử phát triển lâu
dài và sâu sắc. Hiện nay người ta chia học cổ truyền Ấn Độ thành nhiều trường
phái trên cơ sở khác biệt về quan niệm, lý luận và phương pháp thực hành
Nhật Bản với lịch sử YHCT hơn 1400 năm được xem là nước có tỷ lệ
người dùng thuốc cổ truyền cao nhất thế giới hiện nay. Theo cuộc điều tra vào

tháng 10 năm 200 cho thấy, có 72% bác sỹ tây y sử dụng thuốc kampo (Thuốc
dân gian Nhật bản kết hợp với thuốc cổ truyền Trung Quốc). Chỉ trong vòng 15
năm (1974-1989), sử dụng thuốc cổ truyền Nhật bản đã tăng 15 lần, trong khi
các loại thuốc Tân dược chỉ tăng 2,6 lần. Bộ y tế Nhật Bản cũng có nhiều chính
sách cụ thể quản lý YHCT như thành lập cơ quan quản lý chất lượng thuốc cổ
truyền (1982), chế độ thực hành quản lý thuốc cổ truyền (10/1996), các tiêu
chuẩn sản xuất và quản lý chất lượng của thuốc cổ truyền (1985).
Ở các nước đang phát triển, nơi có một phần 3 dân số không được tiếp cận
với các thuốc thiết yếu của YHHĐ thì việc cung cấp an toàn và hiệu quả của
YHCT đã trở thành công cụ đắc lực để điều trị bệnh tật. Butan có hơn 2900 cây
thuốc dân tộc được sử dụng, khoảng 70% nguyên liệu thảo dược thô để sử dụng
được ngay, hơn 300 sản phẩm thảo dược được sản xuất tại đây. ở Châu Phi có
tới 80 % dân đã từng sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe. Ngay cả những
nước có nền YHHĐ phát triển như ở Châu Âu, Bắc Mỹ cũng như ở các nước
7


công nghiệp phát triển thì cũng có tới 50% dân số đã sử dụng thuốc YHCT ít
nhất 1 lần. [20]
Thầy thuốc Hi Lạp: Discorides đã giới thiệu trên 600 loài cây chủ yếu dựa
vào công dụng chữa bệnh của cây cỏ. Ông chính là người đặt nền móng đầu tiên
cho môn dược học.
N.R.Fans Worsh trong công bố của mình ông đã đưa ra phương pháp
nghiên cứu bằng các phỏng vấn nhanh các thầy lang và dân bản
Lemaries và Pestelot với “Các cây thuốc của Campuchia, Lào, Việt
Nam”; “Các cây thuốc của miền Bắc Việt Nam” của Foucaud đã công bố hơn
1000 loài cây có giá trị làm thuốc. [19]
2. Những nghiên cứu cây thuốc nam ở Việt Nam và Sơn La.
2.1. Ở Việt Nam
YHCT Việt Nam ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự phát triển của lịch sử

truyền thống văn hóa dân tộc. Từ rất lâu nhân dân ta đã biết dùng thảo mộc, kết
hợp với một số loài động vật, khoáng vật để làm thuốc trong phòng, chữa bệnh
tại cộng đồng
Nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc nam đã bảo vệ sức khoẻ và lao động
đem lại sự phồn vinh và cứu bệnh trong thời hiện đại. Ông cha ta ngày trước có
nhiều kinh nghiệm những cây thuốc nam của truyền thống của tổ tiên, coi thuốc
nam là vật quý chữa bệnh cho người dân Nam; mở rộng phạm vi y học hoà
quyện với thuyết Hoa Đà thật là diệu lý, cũng rất sâu xa.
Trong tập “Thập tam phương gia giảm” cũng có phụ bổ âm đơn và cứu
bệnh có cả trăm vị thuốc nam. Nguồn dược liệu cũng gồm các bản thảo Nam
Dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh thiền sư - Thuốc nam phơi, sấy vẫn được trữ theo
thời vụ rất hợp cho người dân sử dụng.
Nam dược học cổ truyền đã được Tuệ Tĩnh truyền bá cho nhân dân trong
thời cổ đại và của Hải Thượng Lãn Ông. Trong thời đại hiện nay mọi người có
thể chữa bệnh thông thường và cứu ngặt bằng những vị thuốc nam đang tìm,
nhặt hái tại địa phương.
Khi xưa có người đi mua thuốc Tàu mà quên đi những vị thuốc “quý”
có tác dụng của Nam Dược làm giàu cho ngoại quốc mà trong dân còn bệnh túng
nghèo. Thuốc nam hiện nay rất thông dụng trong mọi lớp người có nhiều cách
chữa như chườm, cứu, xoa bóp, ngậm, uống, xông, hơ đơn giản của người dân rất
công hiệu. Từ thời xưa và nay vẫn áp dụng tốt. Thuốc nam đã góp phần vào dược
8


học phương đông. Phong trào trồng thuốc nam tự túc, tự lực được phát triển rộng
rãi khắp các địa phương cung cấp cho người dùng và lương y trong cả nước
Từ thế kỷ XIV, Phan Phú Tiên đã biên soạn cuốn "Bản thảo cương mục
toàn yếu". Tiếp sau đó là Tuệ Tĩnh - một danh y nổi tiếng của nước ta đã viết hai
tác phẩm có giá trị "Hồng Nghĩa" và "Nam dược thần diệu". Đến thế kỷ thứ
XVII, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã viết bộ sách "Hải thượng y tông tâm

lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển. Ông đã phát huy tư tưởng tự chủ "Dùng thuốc nam
chữa bệnh cho người Nam" của Tuệ Tĩnh. [17]
Các danh y nổi tiếng trên còn có rất nhiều tác giả nghiên cứu tổng kết viết
thành cuốn sách sử dụng thuốc nam trong phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
Cuốn sách nổi tiếng "Những cây thuốc và vị thuốc nam" Do GS.TS Dược học
Đỗ Tất lợi [8] nghiên cứu, thu thập, tổng kết thành một tác phẩm được NXB
Khoa học kỹ thuật xuất bản năm 2003. Tác phẩm này được nhân dân và các nhà
nghiên cứu Việt Nam cũng như thế giới rất quan tâm.
Ngoài ra còn phải kể đến các công trình khoa học khác liên quan đến vấn
đề này như cuốn "Từ điển cây thuốc Việt Nam" Của Võ Văn Chi (1999) [16]
"Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" của Viện Dược liệu (2004) [5] v.v..
2.2. Ở Sơn La
Ở Sơn La, việc sử dụng thuốc nam trong việc phòng và chữa bệnh cũng
như việc nghiên cứu, kế thừa và bảo tồn luôn tồn tại và phát triển ở nước ta từ
rất lâu đời cho đến ngày nay. Tại Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá VII ngày 14/1/1995 đã ra Nghị quyết về những vấn đề cấp
bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, trong đó nêu rõ vấn
đề cần phải "Kết hợp chặt chẽ YHHĐ với YHCT, triển khai mạnh mẽ việc
nghiên cứu, ứng dụng và hiện đại hoá YHCT, kết hợp với YHHĐ, phát triển cây
trồng, vật nuôi làm thuốc, trang bị phương tiện cho việc khám, chữa bệnh và sản
xuất thuốc YHCT. Khẩn trương đào tạo đội ngũ cán bộ và cán bộ đầu ngành
YHCT, tăng thêm đầu tư và nâng cấp cho cơ sở YHCT, để tạo điều kiện tốt nhất
phát triển việc khám chữa bệnh bằng YHCT, đáp ứng yêu cầu của các tầng lớp
nhân dân trong tỉnh Sơn La
Đặc biệt tại trường Cao đẳng Sơn La vệc nghiên cứu sưu tầm, trồng cây
thuốc nam điều trị bệnh thông thường chưa được thực hiện. Vì vậy đã khẳng
định sự đúng đắn của đề tài
9



II. Một số khái niệm liên quan
1. Phân loại thực vật
Phân loại thực vật là một phần của thực vật học chuyên nghiên cứu về
việc sắp xếp các thực vật có đặc điểm giống nhau về tác dụng chữa bệnh thành
từng nhóm.
2. Phân loại cây
* Cây gỗ: Cây sống nhiều năm có thân sinh trưởng thứ cấp hóa gỗ, thân
chính phát triển mạnh phần cành bên và chồi mang vòm lá
* Cây bụi: Cây thân gỗ nhiều năm thân chính không có hoặc kém phát
triển, cành nhánh bắt đầu từ nguồn gốc của thân chính, chiều cao của cây bụi
thường cao không quá 7m
* Cây thảo: Cây có thân nằm trên mặt đất thân cây không hóa gỗ chết lụi
vào thời kỳ tạo quả
* Cây thảo 1 năm: Cây thảo hoàn thành chu kỳ sống của mình trong một
thời kỳ sinh dưỡng (Năm, mùa)
* Cây thảo 2 năm: Trong năm đầu chỉ phát triển lá, gân, gốc, rễ vào năm
thứ hai mới suất hiện thân mang hoa và quả sau đó cũng sẽ bị chết
* Cây thảo nhiều năm: Cây thảo sống dai nhờ nhờ có thân gầm sống
dưới đất, còn phần trên mặt đất sẽ chết đi hằng năm
* Cây leo: Cây có thân mềm không mọc thẳng đứng được phải dựa vào
cây khác hoặc giá thể làm giá đỡ hoặc nhờ các cơ quan đặc biệt như tua cuấn, rễ
phụ nhánh hoặc lá
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I. Vị trí địa lý - địa hình Trƣờng Cao đẳng Sơn La
1.Vị trí địa lý
Phía bắc giáp phường Quyết Tâm – Thành phố Sơn La
Phía đông giáp Chiềng Ngần – Thành phố Sơn La
Phía nam giáp Chiềng Mung – Huyện Mai Sơn
Phía Tây giáp Chiềng Ban – Huyện Mai Sơn
2. Địa hình

Địa hình bằng phẳng
3. Diện tích
- Diện tích Phường Chiềng Sinh rộng 2269 km2 chủ yếu nằm theo trục
đường Quốc lộ 6
10


- Diện tích trường Cao đẳng Sơn La rộng 12,6 ha nằm theo trục đường
Quốc lộ 6
- Diện tích đất xây dựng vườn thuốc nam chiều dài 15m, chiều rộng 9m
tổng diện tích rộng 125 m2
II. Khí hậu thủy văn
1. Khí hậu
Vị trí địa lý, độ cao địa hình tạo nên những nét chung và riêng của
khí hậu Sơn La. Bên cạnh đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến của
miền khí hậu Bắc Bộ, địa phương còn có những nét đặc thù mùa đông khô lạnh,
nắng ít, nên nhiệt độ khá thấp. Đồng thời, mưa mùa đông ở Sơn La nhỏ, cường
độ yếu. Mưa phùn ít xảy ra, ngay cả khi có mưa phùn thì độ ẩm vẫn thấp, mức
độ hao hụt tương đối lớn. Do vậy, ngoài rét lạnh và khô hanh, sương muối xuất
hiện khá nhiều và dầy đặc. Mùa đông ở Sơn La kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau- trong đó tháng 1 là tháng lạnh nhất.
Nhiệt độ không khí: Trung bình 220C. Cao nhất 370C. Thấp nhất 20C
Độ ẩm không khí: Trung bình: 81%. Thấp nhất: 25%.
Nắng: Tổng số giờ nắng là 1885 giờ/ năm
Lượng bốc hơi bình quân 800 mm/năm
Mưa: Lượng mưa bình quân: 1.299 mm/năm, số ngày mưa: 137 ngày
Gió thịnh hành theo 2 hướng gió chính: Gió mùa đông bắc từ tháng 10
đến tháng 2 năm sau; gió tây nam từ tháng 3 đến tháng 9. Từ tháng 3 đến tháng
4 còn chịu ảnh hưởng của gió Tây (Nóng và khô). Một số khu vực của Thành
phố còn bị ảnh hưởng của sương muối từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

Bảng 1. Một số chỉ tiêu khí hậu chung của thành phố Sơn La (Nguồn: cục
thống kê Tỉnh Sơn La năm 2010)
Tháng

1
2
3
4
5
6

Nhiệt độ trung
bình ( 0 C)

13,5
21,0
21,3
23,0
24,9
25,6

Lƣợng mƣa trung
bình

Giờ nắng trung
bình

Độ ẩm không khí
trung bình


(mm)

(giờ)

(%)

0,1
0,1
41,0
114,7
112,2
153,0

161,4
210,9
169,5
200,0
208,5
138,3

77,0
71,0
70,0
76,0
78,0
82,0

11



7
8
9
10
11
12
Cả
năm

25.5
25,6
25,0
23,3
18,0
16,2

228,5
231,7
98,8
17,1
0,4
5,9

144,9
215,9
207,1
187,5
190,0
173,8


85,0
83,0
82,0
80,0
74,0
79,0

21,9

83,5

184,0

78,1

Biểu đồ khí tƣợng thủy văn của khu vực nghiên cứu (Nguồn Cục Khí tượng
thủy văn Tỉnh Sơn La)
Khí hậu của khu vực nghiên cứu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ
tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng
mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng, các tháng mưa nhiều vào tháng
4,5,6,7,9 và mưa ít vào tháng 1,2,11,12.
Phường Chiềng Sinh - Thành phố Sơn La có tổng số lượng mưa trung
bình đạt 83,5 mm, lượng mưa trung bình và có số giờ nắng trung bình là 184,0
là điều kiện thuận lợi cho hệ thực vật rừng phát triển đa dạng và phong phú.
2. Thủy văn
Do địa hình cao nên khí hậu mang tính chất á nhiệt đới rõ rệt với nhiệt độ
nóng nhất là khoảng 320C và nhiệt độ lạnh nhất 80C. Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 200C. Chế độ nhiệt thay đổi theo mùa và phân hóa theo độ cao,
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200-1.600mm, trung bình hàng năm
có 123 ngày mưa, độ ẩm không khí bình quân là 81%.


12


Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều vùng khí hậu cho phép
phát triển một nền sản xuất Nông - Lâm nghiệp phong phú. Tuy nhiên cũng có
thời gian xảy ra tình trạng có sương muối, mưa đá, lũ quét. Đây cũng là những
nhân tố gây bất lợi cho sản xuất đời sống nhân dân .
III. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội
Phường Chiềng Sinh dân số 112.593 người chủ yếu là dân tộc Thái với
tập quán canh tác chủ yếu là phát nương, làm rẫy và khai thác tài nguyên rừng.
Trình độ dân trí chưa cao đa số thanh niên có học vấn phổ thông THCS số người
tốt nghiệp THPT còn ít, người có trình độ đại học cao đẳng cũng còn ít. Sản xuất
theo hướng tự cung, tự cấp. Nhân dân trong bản chủ yếu chữa bệnh tại nhà bằng
cây thuốc, chỉ đến bệnh viện khi gặp bệnh hiểm nghèo…..
Theo kinh nghiệm từ lâu đời thì người dân địa phương thường tự đi hái
cây thuốc để chữa trị một số bệnh thông thường như cảm cúm, sốt, đau đầu, rối
loạn tiêu hoá, cầm máu....
Từ cơ sở thực tiễn trên, tôi thấy với diện tích đất làm vườn thuốc nam
rộng 104m2 Vị trí, địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn phù hợp với việc trồng cây
thuốc nam trong trường Cao đẳng Sơn La
Cũng do sự phát triển của kinh tế xã hội, học sinh, sinh viên đến học tại
trường Cao đẳng Sơn La cần phải sưu tầm, sử dụng các loại cây thuốc nam để điều
trị một số bệnh thông thường trong trường Cao đẳng Sơn La - Thành phố Sơn La
IV. Thực trạng
Trường Cao đẳng Sơn La nằm trên địa bàn Tiểu khu 2 - Phường Chiềng
Sinh - Thành phố Sơn La. Ở khu vực vùng lân cận có nhiều loại rau, củ, quả, cây
có giá trị làm thuốc. Người dân địa phương đã sưu tầm và trồng được tại vườn
nhà một số loại rau, củ, quả, cây có giá trị làm thuốc như bệnh cảm sốt, tiêu
chảy, viêm họng, kinh nguyệt không đều .....qua tìm hiểu về một số bệnh,

thường xảy ra đối với cán bộ viên chức, học sinh, sinh viên trong nhà trường có
thể sử dụng được một số loại rau, củ, quả, cây có giá trị làm thuốc để điều trị
một số bệnh thông thường
Học sinh, sinh viên hàng năm học tại nhà trường chủ yếu là con em dân
tộc ở vùng xa vì vậy điều kiện kinh tế còn hạn chế. Sự hiểu biết về sử cây thuốc
nam, rau ăn có tác dụng làm thuốc còn kém. Do vậy khi bị những bệnh thông
thường như cảm cúm, tiêu chảy, viêm họng, kinh nguyệt không đều ……Còn có
13


khó khăn về kinh tế khi phải đi điều trị bệnh, trong khi đó sử dụng cây thuốc
nam lại rất hiệu quả đối với những bệnh thông thường
Nhà trường đã có diện tích đất đủ điều kiện làm vườn thuốc nam chiều
dài 15m, chiều rộng 9m tổng diện tích rộng 125 m2... Hiện nay nhà trường nhà
trường chưa có vườn thuốc nam
Dùng thuốc nam không gây xảy ra phản ứng phụ, tiện lợi sử dụng đối với
các loại bệnh thông thường

14


CHƢƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP BẰNG BẢNG HỎI

1. Phỏng vấn cán bộ y tế (những có hiểu biết nhất định về thốc nam)
- Thời gian: Ngày 10 tháng 12 năm 2010
- Kết quả thu được
* Phân tích kết quả điều tra hỏi trực tiếp
Phỏng vấn trực tiếp 2 người cán bộ y tế Phường Chiềng Sinh và Phường
Quyết Thắng.

Thƣờng ngày Bà có thể dùng cây thuốc nam chữa những bệnh gì?
Tôi cũng được đào tạo về chuyên môn y sỹ và nghiên cứu tìm hiểu về tác
dụng của một số cây thuốc nam điều trị một số bệnh như
- Cây Tía tô, Củ gừng - chữa bệnh cảm sốt
- Cây Lá lốt - chữa bệnh thấp khớp
- Cây sài đất - chữa bệnh mụn nhọt
- Cây gừng, cây hẹ - chữa bệnh ho, viêm họng
- Lá mơ - chữa bệnh hội chứng lỵ
- Búp Ổi, Sả - chữa bệnh ỉa chảy
- Rau ngải cứu, cây Gai - chữa bệnh kinh nguyệt không điều
- Rau má, cỏ nhọ nồi - chữa bệnh sốt xuất huyết
- Nghệ, Diếp cá, rau má - chữa bệnh viêm gan
Bà đã dùng cây thuốc nam điều trị một số bệnh, cho biết tên, công
dụng, bộ phận của cây thuốc nam đƣợc dùng làm thuốc?
Ngoài sự hiểu biết sử dụng cây thuốc để điều trị bệnh, tôi cũng nghiên
cứu và tìm hiểu thêm về việc dùng các bộ phận của cây thuốc nam như:
- Cây, lá tía tô, củ gừng - chữa bệnh cảm lạnh
- Cây, Lá lốt - chữa bệnh thấp khớp
- Lá bồ công anh giã đắp - chữa bệnh mụn nhọt
- Củ gừng, lá hẹ dùng ngậm - chữa bệnh ho, viêm họng
- Lá mơ - chữa bệnh bệnh lỵ
- Búp ổi, củ Sả - chữa bệnh ỉa chảy
- Rau Ngải cứu, cây Gai - chữa kinh nguyệt không điều
- Rau má - chữa bệnh sốt xuất huyết
15


- Củ Nghệ, rau Diếp cá, rau Má - chữa bệnh viêm gan
Việc sử dụng cây thuốc nam thƣờng xuyên nhƣ vậy Ông sử dụng loại
cây thuốc nam nào nhiều nhất trong các bài thuốc của mình?

Về sử dụng cây thuốc nam trong gia đình tôi thường xuyên vừa làm rau
ăn, và rau gia vị hàng ngày, dùng để phòng và chữa bệnh trong gia đình. Vì vậy
tôi hay sử dụng các loại như:
- Cây, lá tía tô, củ gừng - chữa bệnh cảm lạnh
- Cây, Lá lốt - chữa bệnh thấp khớp
- Củ gừng, lá hẹ dùng ngậm - chữa bệnh ho, viêm họng
- Lá mơ - chữa bệnh bệnh lỵ
- Búp ổi, củ Sả - chữa bệnh ỉa chảy
- Rau ngải cứu - chữa kinh nguyệt không điều
Ngoài những bài thuốc nam Ông và gia đình hay sử dụng. Ở khu vực tổ,
phƣờng nơi Ông ở những loài cây thuốc nam nào mà nhiều ngƣời ở hay sử
dụng nhất.
Ở khu vực tôi ở thì hầu như nhà nào cũng hiểu, biết được một số loại cây
rau ăn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy tôi thấy nhà nào cùng sử dụng
các loại cây như:
Cây tía tô, Kinh giới, củ gừng, Lá lốt, lá hẹ, Lá mơ, Búp ổi, Sả, rau Ngải
cứu, rau Má, củ Nghệ, rau Diếp cá ........
Ông thƣờng xuyên sử dụng cây thuốc nam nhƣ vậy để điều trị bệnh
thông thƣờng Ông đã thấy hợp lý chƣa ?
Vì là thường xuyên dùng từ bao nhiêu năm nay tôi thấy dùng cây thuốc
nam không những điều trị bệnh thông thường, mà còn có tác dụng phòng chống
các loại bệnh. Vì vậy sử dụng cây thuốc nam là rất hợp lý và tiện lợi cho việc
điều trị các bệnh thông thường trong các gia đình hiện nay
Theo Ông ở địa phƣơng đã có những biện pháp gì để duy trì sử dụng
thuốc nam? Biện pháp cụ thể .
Hiện nay trong gia đình tôi và các gia đình khác đều hiểu, biết tác dụng
chữa bệnh của một số loài cây thuốc, tuyên truyền cho nhau về một số loại cây
rau có tác dụng làm thuốc. Vì vậy cũng có nhiều gia đình sưu tầm, trồng trong
vườn nhà
Theo Bà bản thân mình có hiểu biết nhƣ thế nào trong việc sử dụng

cây thuốc nam dùng cho một số bệnh thông thƣờng?
16


Những bài thuốc dân gian từ xưa đến nay đã được Ông, Bà, Bố , Mẹ
thường xuyên sử dụng đối với bệnh thông thường. Do vậy tôi đã hiểu được
dùng cây thuốc làm rau ăn để phòng, chống và điều trị các loại bệnh thông
thường trong gia đình là rất tiện lợi, không gây độc hại, không phải chi phí tốn
kém.
Hiện nay Trạm y tế của Phường chúng tôi đã xây dựng được vườn thuốc
nam, thường xuyên tuyên truyền tới người dân cư trú trong khu vực tổ, phường
hiểu, biết được tác dụng của cây thuốc nam khi điều trị các bệnh thông thường
khác. 100% các gia đình đều trồng một số loại cây thuốc nam tại vườn nhà, tiện
lợi, khi cần điều trị các bệnh thông thường là có thuốc ngay, không gây tác dụng
phụ cho người bệnh, không phải chi phí tốn kém về kinh tế trong gia đình
Bảng tổng hợp kết quả phiếu phỏng vấn về tác dụng của các cây thuốc
nam (Phiếu 1)
Loại
phiếu

Phiếu
1

Phiếu
phỏng
vấn

02

K.quả số


Tỷ lệ

phiếu

%

1. Dùng cây thuốc Nam chữa bệnh gì
- Cây Tía tô, Củ gừng - chữa bệnh cảm sốt

02
02

100%

- Cây Lá lốt - chữa bệnh thấp khớp

02

- Cây Bồ công anh, sài đất-chữa bệnh mụn nhọt
- Cây gừng, cây hẹ - chữa bệnh ho viêm họng

02
02

- Lá mơ, cỏ nhọ nồi - chữa bệnh hội chứng lỵ
- Búp Ổi, Sả - chữa bệnh ỉa chảy

02
02


- Rau ngải cứu-chữa bệnh kinh nguyệt
không điều
- Rau má, cỏ nhọ nồi - chữa bệnh sốt xuất huyết
- Nghệ, Diếp cá, rau má - chữa bệnh viêm gan
2. Ông/Bà cho biết công dụng, bộ phận
của cây thuốc Nam dùng làm thuốc
- Cây Tía tô, Củ gừng - chữa bệnh cảm sốt

02

- Cây Lá lốt - chữa bệnh thấp khớp

02
02

Nội dung đƣợc phỏng vấn

- Cây Bồ công anh, sài đất - chữa bệnh mụn nhọt
- Cây gừng, cây hẹ - chữa bệnh ho viêm họng
- Lá mơ, cỏ nhọ nồi - chữa bệnh hội chứng lỵ
- Búp Ổi, Sả - chữa bệnh ỉa chảy
17

02
02
02
02

02

02
02

100%


- Rau ngải cứu-chữa bệnh kinh nguyệt
không điều
- Rau má, cỏ nhọ nồi - chữa bệnh sốt xuất huyết

02

- Nghệ, Diếp cá, rau má - chữa bệnh viêm gan
3. Loại cây thuốc Nam nào đƣợc sử dụng
nhiều nhất

02
02

- Cây Tía tô, Củ gừng - chữa bệnh cảm sốt
- Cây Lá lốt - chữa bệnh thấp khớp

02
02

- Cây Bồ công anh, sài đất-chữa bệnh mụn nhọt
- Cây gừng, cây hẹ - chữa bệnh ho viêm họng

02
02


- Lá mơ, cỏ nhọ nồi - chữa bệnh hội chứng lỵ
- Búp Ổi, Sả - chữa bệnh ỉa chảy

02
02

- Rau ngải cứu-chữa bệnh kinh nguyệt
không điều
- Rau má, cỏ nhọ nồi - chữa bệnh sốt xuất huyết
- Nghệ, Diếp cá, rau má - chữa bệnh viêm gan

02

02
100%

02
02

Qua kết quả tổng hợp phiều phỏng vấn dối với cán bộ y tế cho thấy việc
sử dụng rau ăn cũng có giá trị làm thuốc nam. Hiện nay 100% người dân đã
hiểu, biết về tác dụng khi sử dụng rau ăn làm thuốc. Vì vậy 100% các gia đình
đã trồng cây rau ăn làm thuốc trong vườn nhà để phòng, điều trị một số bệnh
thông thường.
2. Phỏng vấn ngƣời dân (Các loại cây thuốc nam)
- Ngày 25 tháng 1 năm 2011
- Kết quả thu được
* Phân tích kết quả điều tra hỏi trực tiếp
Phỏng vấn trực tiếp 5 người dân tại phường Chiềng Sinh và phường Quyết

Thắng.
+ Bà Nguyễn Thị Hoa - Tổ 14 phường Quyết Thắng – Thành phố Sơn La
+ Bà Lò Thị Nguyệt - Tổ 14 phường Quyết Thắng – Thành phố Sơn La
+ Ông Nguyễn Văn Binh - Tổ 14 phường Quyết Thắng – Thành phố Sơn La
+ Bà Lò Thị thủy - Tổ 2 phường Chiềng Sinh - Thành phố Sơn La
+ Ông Lò Văn Tuấn - Tổ 2 phường Chiềng Sinh - Thành phố Sơn La
- Ý kiến của người dân khi được phỏng vấn trực tiếp:
Khi mắc bệnh Ông thƣờng hay sử dụng loại thuốc nào ?
18


Khi mắc các bệnh tôi thường sử dụng thuốc nam, vì khi mắc các bệnh nhẹ
như cảm cúm, viêm họng, ỉa chảy, bệnh khớp tôi hay sử dụng các loại như cây
tía tô, Kinh giới, Gừng, Sả, Hẹ, Lá lốt, Ngải cứu …. khi sử dụng cây thuốc nam
mà không khỏi thì tôi mới sử dụng thuốc Tây
Hiện nay ở địa phƣơng Ông thấy Tình hình việc sử dụng cây thuốc
nam để chữa bệnh nhƣ thế nào?
Hiện nay việc tình hình sử dụng cây thuốc nam của người dân ở tổ,
phường tôi đều được sử dụng thường xuyên hàng ngày, vì các gia đình đều hiểu,
biết được tác dụng của rau ăn cũng là cây thuốc nam. Vì vậy việc sử dụng cây
thuốc nam để phòng, chữa bệnh trong gia đình là cách tốt nhất
Ông cho biết hiện nay tại khu vực Tổ, phƣờng có bao nhiêu loài cây
làm thuốc nam? Ông hãy kể một số loài cây làm thuốc nam mà Ông biết
(Công dụng của từng loài cây ).
Hiện nay trong khu vực tổ, phường của tôi được sự tư vấn của cán bộ y tế
phường và của những người có hiểu biết về một số loại cây rau, cây thuốc để sử
dụng làm thuốc như:
- Cây Tía tô, Củ gừng - chữa bệnh cảm sốt
- Cây Lá lốt - chữa bệnh thấp khớp
- Cây Bồ công anh, sài đất - chữa bệnh mụn nhọt

- Cây gừng, cây hẹ - chữa bệnh ho viêm họng
- Lá mơ, cỏ nhọ nồi - chữa bệnh hội chứng lỵ
- Búp Ổi, Sả - chữa bệnh ỉa chảy
- Rau ngải cứu - chữa bệnh kinh nguyệt không điều
- Rau má, cỏ nhọ nồi - chữa bệnh sốt xuất huyết
- Nghệ, Diếp cá, rau má - chữa bệnh viêm gan
Hiện nay trong nhà Bà có trồng cây thuốc nam không ? Tại sao?
Hiện nay trong nhà tôi thường trồng nhiều các loại cây rau ăn đồng thời
cũng là cây thuốc nam, dùng làm thuốc để phòng, điều trị một số bệnh thông
thường.
Theo Bà hiện nay Bà đã có giải pháp gì duy trì để cho các loài cây
thuốc nam phát triển tốt ?
Theo tôi hiện nay cũng có rất nhiều người và các gia đình cũng hiểu biết
nhiều về tác dụng của cây thuốc nam để sử dụng phòng và chữa một số bệnh. Vì
vậy cần phải phối, kết hợp cùng với Trạm y tế Phường để tuyên truyền cho
19


người dân hiểu thêm về các loài cây có giá trị làm thuốc để sử dụng trong diều
trị điều trị cho một số bệnh khác.
Tuyên truyền cho nhau hiểu, biết giá trị khi sử dụng thuốc nam, và các
loại cây rau ăn hàng ngày có tác dụng dùng để làm thuốc, các gia đình cần sưu
tầm thêm một số loài cây thuốc khác về trồng tại vườn nhà mình để khi mắc
bệnh thông là có thuốc sử dụng ngay
Hiện nay trong gia đình Ông đã dùng cây thuốc nam theo Ông vấn đề dùng
cây thuốc nam chữa những bệnh thông thƣờng ở địa phƣờng đã hợp lý chƣa?
Tôi thấy rất hợp lý và tiện lợi nhất là trong việc phòng bệnh hoặc khi bị
cảm, bệnh đi ngoài, bệnh lỵ, viêm họng….thì trong vườn nhà có ngay thuốc để
dùng không phải đi tìm mua thuốc, đỡ tốn kém về kinh tế
Theo Bà bản thân mình có ý thức nhƣ thế nào trong việc trồng các

loài cây thuốc nam để chữa những bệnh thông thƣờng?
Trong gia đình tôi thường xuyên sử dụng các loại cây thuốc làm rau ăn vì
hầu như ai cũng hiểu, biết được các loại cây được trồng trong vườn nhà đều giá
trị dùng để làm thuốc phòng, chữa cho từng loại bệnh, tiện cho việc sử dụng,
kgong gây hại cho sức khoẻ, đỡ tốn kém về mặt kinh tế
Bảng tổng hợp kết quả phiếu phỏng vấn các cây thuốc nam (Phiếu 2)

Loại
phiếu

Phiếu
2

Phiếu
phỏng
vấn

05

Nội dung đƣợc phỏng vấn

1. Khi mắc bệnh hay sử dụng loại thuốc nào
- Hay sử dụng thuốc Nam
2. Tình hình sử dụng cây thuốc Nam ở địa
phƣờng
- Thường xuyên
3. Ở khu vực dân cƣ Ông, bà cho biết các
loại cây thuốc và công dụng
- Cây Tía tô, Củ gừng - chữa bệnh cảm sốt
- Cây Lá lốt - chữa bệnh thấp khớp

- Cây Bồ công anh, sài đất-chữa bệnh mụn nhọt
- Cây gừng, cây hẹ - chữa bệnh ho viêm họng
- Lá mơ, cỏ nhọ nồi - chữa bệnh hội chứng lỵ
- Búp Ổi, Sả - chữa bệnh ỉa chảy
- Rau ngải cứu-chữa bệnh kinh nguyệt
không điều
20

K.quả số
phiếu

Tỷ lệ
%

05

100%

05

100%

05

100%

03
03
04
04

05

60%
60%
80%
80%
100%

03

60%


02
40%
- Rau má, cỏ nhọ nồi - chữa bệnh sốt xuất huyết
03
60%
- Nghệ, Diếp cá, rau má - chữa bệnh viêm gan
- Kết quả thu được: Qua phỏng vấn đối với người dân, đa số người dân
đều hiểu biết về tác dụng của cây thuốc nam trong việc điều trị các bệnh thông
thường, các gia đình đều có trồng một số cây thuốc nam để diều trị bệnh như:
cảm sốt 100%, xương khớp 60%, mụn nhọt 60%, viêm họng 80%, kiết lỵ 80%,
ỉa chảy 100%, kinh nguyệt không đều 60%, sốt xuất huyết 40%, viêm gan 60%.
Như vậy việc sử dụng cây thuốc nam để điều trị một số bệnh thông
thường chiếm 100% trong đó điều trị nhóm bệnh cảm sốt chiếm 100%, nhóm
bệnh ỉa chảy 100% chiếm tỷ lệ cao nhất so với 9 nhóm bệnh. Bệnh sốt xuất
huyết chiếm tỷ lệ thấp nhất so với 9 nhóm bệnh.
Ý kiến của BS Cầm Hương:
Ở Sơn La, việc sử dụng cây thuốc nam trong việc phòng và chữa bệnh

cũng như việc nghiên cứu, kế thừa và bảo tồn luôn tồn tại và phát triển ở nước ta
từ rất lâu đời cho đến ngày nay. Thực tế trường Cao đẳng Sơn La có số lượng
đông HSSV, CBVC do vậy các bệnh thông thường thường xuyên xảy ra trong
nhà trường, trên cơ sở đó Trường Cao đẳng Sơn La đã xây dựng được vườn
thuốc nam điều trị bệnh thông thường với hơn 40 loài cây thuốc, phân theo từng
nhóm bệnh. Xây dựng mô hình vườn thuốc nam đúng theo quy định của Bộ y tế,
các loại cây thuốc được phân loại trồng đúng nhóm bệnh, có biển nhận biết vaf
các loại cây thuốc. Ngoài các danh mục theo quy định của bộ y tế còn sưu tầm
trồng được nhiều loại cây có giá trị làm thuốc để điều trị các bệnh khác.
II. SƢU TẦM, PHÂN LOẠI VÀ TRỒNG ĐƢỢC CÁC LOẠI CÂY THUỐC

1. Sưu tầm phân loại trồng được cây thuốc nam theo danh mục dùng cho
tuyến xã [21].
Qua sưu tầm và phân loại cây thuốc nam trồng trong vườn thuốc trường
Cao đẳng Sơn - thành phố Sơn La. Ngoài những danh mục cây thuốc đã quy
định của Bộ y tế dùng cho tuyến xã. Chúng tôi đã sưu tầm và trồng được các
loài cây thuốc nam phân theo 09 nhóm thuốc như sau:
1. Nhóm thuốc chữa bệnh cảm sốt
- 09 loại
2. Nhóm thuốc chữa bệnh đau nhức cơ xương khớp
- 06 loại
3. Nhóm thuốc chữa chữa bệnh mụn nhọt mẩn ngứa
- 06 loại
4. Nhóm thuốc chữa bệnh ho, viêm họng
- 09 loại
5. Nhóm thuốc chữa bệnh hội chứng lỵ
- 06 loại
6. Nhóm thuốc chữa bệnh ỉa chảy
- 06 loại
21



7. Nhóm thuốc chữa bệnh kinh nguyệt không đều
- 06 loại
8. Nhóm thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết
- 06 loại
9. Nhóm thuốc chữa bệnh viêm gan siêu vi trùng
- 06 loại
10. Các loại cây thuốc chữa bệnh khác
- 14 loại
Những nhóm, tên , tác dụng chữa bệnh của cây thuốc được nêu trên biểu
diễn ở bảng sau:

22


PHỤ ẢNH
NHÓM 1: Cây thuốc chữa cảm sốt:
Tên la tinh: Perilla frutescens Britt
Họ hoa môi Lamiaceae.
Tên Khác: É tía, tử tô, xích tô
Công dụng : Phát tán phong hàn, lý khí, giải
uất, hoá đờm an thai, giải độc cua cá.
Liều dùng, Cách dùng: (10-20g) lá và hạt: 3-10g, cành:
6-20g. Dạng thuốc sắc uống
Đặc điểm nhận dạng: Tía tô là một loại cây
cao chừng 0,3- 1m thân thẳng đứng, lấ
mọc đối, đầu lá nhọn, mép lá răng cưa,
có màu tím hoặc xanh tím


1. Tía tô

2. Cây Kinh giới

Tên la tinh: Elsholtzia cristata Willd
Họ Hoa môi Lamiaceae.
Công dụng : Chữa ngoại cảm phát sốt, đầu
nhức mắt hoa yết hầu sưng đau, nôn
mửa, chảy máu cam.
Liều dùng, cáh dùng: 12g (Hoa, cành, lá) sắc
thuốc xong cho bệnh nhân uống 1 lần lúc
thuốc còn nóng.
Đặc điểm nhận dạng: Đứng, cao 0,5-1 m,
toàn cây có lông màu trắng, có mùi rất
thơm. Lá đơn, mọc đối chéo chữ
thập. Phiến lá màu xanh đậm hơn ở mặt
trên, hình trứng đỉnh nhọn, , bìa răng
cưa nhọn không đều ở 2/3 phía trên, mặt
dưới nhiều chấm nhỏ (lông tiết
Tên khoa học: Mentha avensis.
Họ hoa môi Lamiaceae.
Tên khác: Tô bạc hà, nam bạc hà, dạ tiên hoa
Công dụng: Chữa viêm họng, cảm mạo
phong nhiệt, nhức đầu, đầy bụng do thực
Liều dùng, cách dùng: Liều dùng 12-20g lá bạc
hà tươi dùng thuốc xông, sắc uống mỗi ngày.
Đặc điểm, nhận dạng: Cây thảo, sống lâu
năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân
ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng
mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, mầu

xanh lục hoặc tím tía. Lá mọc đối, hình bầu
dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn. Mép lá

23


3. Cây Bạc hà

4. Cây Cúc tần

khía răng đều.
Tên la tinh: Pluchea indica L
Họ cúc Asteracaceae.
Tên khác: cúc từ bi, cần dầy lá, tần canh chua.
Công dụng: Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức
đầu, đau mỏi lưng, chấn thương, bầm giập, lao
lực nặng, thổ huyết, cảm ho, đau đầu.
Liều dùng: 8-16g cành, lá hoặc 6-8g rễ khô thuốc sắc.
Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi cao 1-3 m, phân
nhánh, tiết diện thân tròn, toàn cây có nhiều
lông thô nhám và có mùi rất thơm. Thân non
màu xanh; thân già màu nâu tía. Lá đơn, mọc
cách. Phiến lá hơi dòn dai, hình bầu dục đầu
nhọn, mép lá có răng cưa nhọn khá cạn và
không đều, kích thước 4-9,5 x 2,5-4,5 c

Tên la tinh: Ocimum gratissmum L
Họ Hoa Môi Lamiaceae.
Tên khác: Bạch hương
Tác dụng: Làm ra mồ hôi, chứa cảm mạo, giảm

sốt, lợi thấp hành thuỷ. Dùng đẻ chữa cảm
mạo, nhức đầu đau bụng, miệng nôn, thuỷ
thũng, đi ỉa lỏng, chảy máu cam
Liều, cách dùng: Ngày 8 – 20g. lá hương nhu tươi
dạng thuốc sắc, thuốc hãm, thuốc xông hoặc
rịt lên đầu.
Đặc điểm nhận dạng: Cây đứng, cao 0,5-1 m, toàn
cây có lông màu trắng xanh hoặc tía, có mùi rất
thơm. Thân non màu xanh tía hay tía
đậm. Lá đơn,mọc đối chéo chữ thập.Phiến lá hình
5. Cây Hƣơng nhu
bầu dục, bìa răng cưa hơi nhọn hoặc gần tròn ở
hơn 2/3 phía trên, kích thước 2,5-5,5 x 1,5-4,5 cm
Tên la tinh: Pueraria thomsoni Benth
Họ Cánh bƣớm Fabaceae
Tên khác: Cát căn, mắn kéo (Thái)
Công dụng: giải độc, cảm sốt, phong nhiệt, kèm theo sốt,
khát nước, giải nhiệt
Liều dùng, cách dùng: Mỗi ngày dùng 8 - 20g. , dạng
thuốc sắc. Cũng có thể chế bột Sắn dây (tinh bột)
pha 8 - 20g. nước uống.
Đặc điểm nhận dạng: Là cây thảo quấn có rễ nạc,
bột có thân hơi có lông, lá có 3 chét, lá chét
hình trái xoan, mắt chim,có mũi nhọn ngắn,
nhọn sắc, nguyên hoặc chia 2-3 thuỳ, có lông

24


áp sát cả 2 mặt

6. Cát căn
NHÓM 2: Cây thuốc chữa đau nhức cơ xƣơng khớp

1. Lá lốt

Tên la tinh: Piper lolot.
Họ: Hồ tiêu Piperaceae
Công dụng: Tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy
hơi, khó tiêu, chữa say nắng. Bệnh tê thấp,
hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân.
Liều dùng, cáh dùng: Lá khoảng 40 - 50 gr sắc với
200 ml, còn 100 ml, chia làm 2-3 lần, uống
trong ngày.
Đặc điểm nhận dạng: Cây lá lốt cao khoảng 30-40 cm,
mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài
không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất.
Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so
le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân
chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có bẹ
Tên la tinh: Achyranthes bidentata
Họ Giền Amaranthaceae.
Tên khác: Hoài ngƣu tất
Công dụng: Làm tan máu ứ, bớt sưng tấy, đau
nhức, chống co rút, rung giật, làm mạnh gân
cốt. bệnh viêm thấp khớp,
Liều dùng, cách dùng: 40 - 60g rẽ /ngày dạng thuốc

2. Cây Cỏ xƣớc

sắc uống. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp.

Đặc điểm nhận dạng: Cỏ phân nhánh nhiều, thân
hơi vuông. Lá mọc đối hình trứng, mép hơi có
sóng dợn. Hoa tự mọc thành bông ở đầu cành.
Tên la tinh: Xanthium strumarium L.,
Họ Cúc - Asteraceae.
Tên khác: Thương nhĩ tử, phắc na (Thổ).
Công dụng: Chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau
co rút, phong tê thấp, đau khớp, Cũng có người
dùng chữa thấp khớp, bướu cổ.
Liều dùng, cách dùng: 30-60g cây trên mặt đất dạng
thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp.
Đặc điểm nhận dạng: Thân hình trụ cứng, có khía
màu lục, đôi khi có chấm tím, lông cứng lá
mọc so le, hình tim, tam giác, mép khía răng
không đều, hai mặt lá có lông cứng

25


×