Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Cơ chế pháp lý bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội Facebook

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.96 KB, 57 trang )

Mục lục


Lời mở đầu
Toàn cầu hóa là chủ đề vốn phức tạp và thu hút sự quan tâm của dư luận với không ít
ý kiến trái ngược nhau. Trong tác phẩm “Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman đã chỉ ra
rằng khái niệm “phẳng” ở đây chính là “sự kết nối”. Chính xác là như vậy, ngày nay khi
chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, gần như mọi khoảng cách về địa lý đều dần
trở thành con số không.Thế giới này thuộc về tất cả, nhưng giới trẻ lại chính là những con
người nhanh nhạy tiếp cận và biết cách nắm bắt hơn cả. Với đặc tính năng động, nhanh
nhạy,...việc hiểu rõ và biến những sản phẩm công nghệ mới của “thế giới phẳng” thành công
cụ phục vụ cho con người giờ không còn là vấn đề quá xa lạ. Và “mạng xã hội” là một
trong số những sản phẩm đó. Đánh trúng vào tâm lý thích khám phá và tiếp thu những cái
mới của những người trẻ, mạng xã hội đã chứng minh được chỗ đứng của mình trên thị
trường công nghệ số.
Một trong những minh chứng tiêu biểu cho điều này chính là Facebook - Mạng xã
hội bắt nguồn từ Hoa Kỳ và hiện nay không chỉ thống lĩnh thị trường Việt Nam mà cả toàn
thế giới. Một trong những yếu tố đưa Facebook lên vị trí số một hiện nay chính là việc cung
cấp cho người dùng phương tiện kết nối với cộng đồng, thể hiện cái “tôi” và cập nhận thông
tin mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, cần phải nhận định rằng Facebook giờ đây không còn là một
chương trình máy tính đơn thuần mà đã trở thành một hiện tượng xã hội, bên cạnh những
mặt tích cực thì còn không ít hệ quả không tốt đối với cá nhân và xã hội. Nói khác đi
Facebook như “con dao hai lưỡi” mà kết quả thu lại phụ thuộc vào cách người ta sử dụng nó
như thế nào. Việt Nam với vị thế là một quốc gia đang phát triển với cơ cấu dân số trẻ
không thể nào không quan tâm đến vấn đề đó.Trong thời gian gần đây, nổi lên hiện tượng
ngày càng nhiều cá nhân bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín cá nhân trên mạng xã
hội Facebook. Là những sinh viên học luật, băn khoăn trước câu hỏi chúng ta cần làm gì để
ngăn chặn hiện tượng này, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu về “Cơ chế
pháp lý bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân trên mạng xã hội Facebook”.
Mong rằng đề tài sẽ đem lại những thông tin cần thiết cho mọi người cũng như đóng
góp vào các công trình nghiên cứu khoa học hiện nay về bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm


của cá nhân trên mạng xã hội nói chung và Internet nói riêng

Trang 2


Chương 1 Sự phát triển của mạng xã hội Facebook (facebook.com)

hiện nay và tác động của nó đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của
cá nhân
1.1 Khái quát sự ra đời và phát triển của mạng xã hội Facebook (MXH FB) ở Việt
Nam hiện nay.
Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Internet dần trở thành khái niệm quen thuộc
đối với thế giới. Từ cuối thập niên 70, phương pháp trao đổi dữ liệu bằng việc chuyển đổi
thông tin thành dữ liệu điện tử này đã thực sự đưa nhân loại bước vào kỷ nguyên mới – “kỷ
nguyên mạng”. Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập thông qua
các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối
chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa
(giao thức IP). Hệ thống bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn từ mỗi cá nhân cho
đến tổ chức.1 Nhờ Internet, bộ mặt thế giới đã được thay đổi hoàn toàn, sự chia sẻ, cung cấp
thông tin giữa người với người không còn bị giới hạn bởi địa lý hay khu vực, nó cần thiết
đến mức truy cập Internet được xem là quyền của con người trong thời đại phát triển. Từ
những bước tiến đó, “mạng xã hội” đã ra đời và nhanh chóng phát triển để đáp ứng thêm
những nhu cầu mới của con người trong việc sử dụng tiện ích từ Internet.
Mạng xã hội (Social Network) là dịch vụ nối kết những thành viên sử dụng thông qua
hình thức “kết bạn”. Năm 1995, đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của mạng xã hội (MXH)
ở Mỹ với sự ra đời của trang web Clatxơnet. Từ đó, MXH nhanh chóng bùng nổ, phát triển
như vũ bão với sự ra đời của nhiều trang web đa dạng và phong phú như: Youtube,
Blogsopt, Paltalk, nhất là Facebook…Trên thế giới hiện nay có khá nhiều trang MXH trong đó Facebook và MySpace là hai trang web nổi tiếng nhất ở thi trường Bắc Mĩ và Tây
Âu, Hi5 và Orkut nổi tiếng tại Nam Mĩ, Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình
Dương. Đó là ở mức độ Châu lục, tại mỗi quốc gia còn xuất hiện các MXH nội bộ như

Bebo tại Anh quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản.2
Facebook là một website (trang mạng) truy cập miễn phí do công ty Facebook điều
hành. Người dùng có thể tham gia các “mạng lưới” được tổ chức theo thành phố, nơi làm
việc, trường học và các khu vực khác để liên kết, giao tiếp với mọi người. Những người sử
dụng cũng có thể kết bạn, gửi tin nhắn cho nhau và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình
để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm
1 />2 Đào Lê Hòa An (21/8/2013), Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người-một thách thức mới cho tâm lý
học hiện đại, Tạp chí Khoa Học ĐHSP TPHCM, Tr 15-21.

Trang 3


dùng để ghi tên những thành viên của trường học mà một số trường đại học và cao đẳng tại
Mỹ đưa cho các tân sinh viên và nhân viên mới của các phòng ban để có thể làm quen với
nhau. Mark Zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè của mình khi còn là sinh viên
tại Đại học Harvard. Việc đăng ký thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho những sinh
viên Harvard, nhưng sau đó đã được mở rộng sang các trường đại học khác tại khu vực
Boston, Ivy League, và Đại học Stanford. Sau đó nó được mở rộng hơn nữa cho sinh viên
thuộc bất kỳ trường đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuối cùng là bất cứ ai trên 13
tuổi.3
Ngay khi mở địa chỉ mạng xã hội FB, dòng chữ “Facebook giúp bạn kết nối và chia
sẻ với mọi người trong cuộc sống của bạn”4 đã nói lên tất cả về tính năng của FB. Tính năng
này được cụ thể hóa bằng các công cụ hỗ trợ như: đăng ký theo dõi, cho phép người khác
theo dõi trang FB của bạn, download (tải) mọi thông tin lên FB của bạn, thêm ảnh vào bản
đồ, tải về hình ảnh của bạn bè, kết bạn, viết nhật ký cá nhân trên dòng thời gian...và rất
nhiều những công cụ khác phục vụ bổ trợ cho mục đích của người dùng. Bên cạnh đó FB
còn liên tục cập nhật và cung cấp cho người dùng những công cụ mới...Đây cũng là một
phần giúp chúng ta trả lời câu hỏi vì sao FB lại là MXH đứng đầu hiện nay trên toàn thế
giới.
Là một trong những nước có sự phát triển Internet nhanh nhất Thế giới với 28 triệu

lượt người dùng Internet hàng tháng, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng ấy. Có thể nói
MXH chính thức xuất hiện tại Việt Nam kể từ sự kiện Blog Yahoo 360 ngừng hoạt động từ
tháng 7/2009. Trong ‘Top 100 website Việt Nam’ tháng 9-2010 trên GAP 5, thời điểm này có
bốn trang MXH hàng đầu tại nước ta và Facebook đứng thứ hai. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt
Nam nói riêng và Thế giới nói chung, trang MXH nhận được sự yêu thích hàng đầu cũng
như chiếm số lượng người dùng đông đảo, hiện nay đã có hơn một tỉ thành viên trên toàn
cầu, vượt lên những trang mạng xã hội khác chính là Facebook. Tiếp theo là các mạng xã
hội khác như là MySpace, Twitter, LinkedIn và Bebo. Có thể khái quát các giai đoạn phát
triển của Facebook tại Việt Nam từ những ngày đầu đến thời điểm hiện nay như sau:
• Tháng 7/2009, dấu mốc đầu tiên đánh dấu sự thâm nhập và lan rộng của Facebook tại Việt
Nam kể từ khi Blog 360o của Yahoo ngừng hoạt động. Nhiều thành viên Blog 360 o, đặc biệt
là giới sinh viên, học sinh, công nhân viên chức trẻ… bắt đầu tìm kiếm một không gian mới
trên mạng và hầu hết đã chuyển sang sử dụng Facebook, hoặc ít nhất cũng có tài khoản
đăng kí trên Facebook.
3Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, />4www.facebook.com
5GAP - Groups, Algorithms, Programming - a System for Computational Discrete Algebra: GAP is a system for
computational discrete algebra, with particular emphasis on Computational Group Theory: thuật toán và lập trình nhóm,
21/03/2015.

Trang 4


Theo thống kê của Alexa6vào ngày 16/05/2009 cho thấy dù mới xuất hiện nhưng
lượng người dùng của Facebook tại Việt Nam đã tăng nhanh đáng kể7.
• 2010-2011, giai đoạn này, Facebook đã phát triển hết sức mạnh mẽ. Trong khoảng thời gian
một năm số lượng người sử dụng Facebook ở Việt Nam đã tăng lên hơn một triệu người 8. Sự
vươn lên khá nhanh của Facebook đã khiến cho cục diện mạng xã hội tại Việt Nam có
nhiều biến chuyển. Không chỉ tăng lên về số lượng người sử dụng, Facebook còn chứng tỏ
mình khi có số lượng lượt xem gia tăng chóng mặt.
• 2012 Việt Nam là quốc gia có số lượng người dùng FB tăng nhanh nhất tại khu vực Châu Á.

Thời điểm này Việt Nam xếp thứ 54 trên tổng số 213 nước có người sử dụng Facebook trên
toàn Thế giới.9
Chỉ sau gần một năm, tổng lượng người dùng Facebook đã tăng gấp hơn hai lần.
Quay lại thời điểm này, Facebook đã vượt qua Zing Me để trở thành mạng xã hội có nhiều
người dùng nhất Việt Nam. Tính trên toàn thế giới, Việt Nam là quốc gia mà Facebook có
thị phần tăng trưởng nhanh nhất.10


Ngày 01/12/2013, Facebook đã ký kết hợp tác với CleverAds chính thức ủy quyền đại lý
bán lẻ quảng cáo (Authorized Reseller) đầu tiên của Facebook tại Việt Nam..11 Việt Nam chỉ
xếp sau Lybia về tốc độ tăng trưởng số lượng người sử dụng Facebook, xếp thứ hai trên toàn
Thế giới.12.

6Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2014, Alexa Internet, Inc là một công ty chi nhánh của Amazon.com, nổi tiếng vì
trang cung cấp thông tin về lưu lượng truy cập đến các website khác. Hiện nay Alexa là trang web uy tín nhất trong
trong việc thống kê và thông tin về lưu lượng truy cập website hiện nay, />21/03/2015.
7Mạng xã hội Facebook đứng thứ 40 trong số các địa chỉ truy cập Internet tại Việt Nam về số lượng người truy cập,
Alexa, 2009, 15/03/2015.
8tư liệu seoweb24h có được qua thống kê từ công cụ Google Ad Planner (GAP). Cụ thể, từ cuối năm 2009 đến tháng
10/2010 tăng thêm 1,8 triệu người, 20/3/2015.
971,4% người dùng Internet tại Việt Nam sử dụng Facebook (24/9/2013). Được lấy về
từ />10thống kê nghiên cứu từ WeAreSocial về thị trường Internet Việt Nam cho biết, tính đến tháng 10/2012, với 8,5 triệu
thành viên, Facebook đã vượt qua Zing Me (8,2 triệu thành viên.Tính trên toàn thế giới, Việt Nam là quốc gia mà
Facebook có thị phần tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độ 146% trong 6 tháng (từ tháng 5 - 10/2012), theo đó trung bình
cứ 3 giây thì tại Việt Nam Facebook có một người dùng sử dụng mới, 71,4% người dùng Internet tại Việt Nam sử dụng
Facebook (24/9/2013). Được lấy về từ : />11Giới thiệu về CleverAds. Được lấy về từ />12So với cùng kỳ năm trước đó thì đã tăng 38,72%, xếp thứ 16 trên thế giới về tỉ lệ tăng trưởng lượng người sử dụng
Facebook. Đến tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19,6 triệu người dùng Facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới
71,4% người sử dụng Internet Những con số ấn tượng trong kết quả nghiên cứu của Socialbakers & SocialTimes.Me
-2013 vừa được công bố tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam lần thứ 18 - VIO 2013 diễn ra ở TP.HCM.


Trang 5


Từ tháng 1 năm 2014, T&A Ogilvy đã trở thành đại diện truyền thông chính thức của
Facebook tại Việt Nam. Cho thấy Facebook đánh giá cao tầm quan trọng của thị trường Việt
Nam đầy tiềm năng.
• 2015, với tốc độ khủng khiếp và sự lớn mạnh không ngừng, “cơn bão” Facebook đã và đang
tiếp tục chứng minh sức mạnh của mình. Nếu nhìn vào tình hình hiện tại, rất khó cho bất cứ
nhà “khí tượng học” nào có thể xác định thời điểm cơn bão này kết thúc.


Nhu cầu kết nối của con người là không giới hạn, đặc biệt ở Việt Nam - Quốc gia mà
mọi thứ văn hóa trên thế giới đều được đón nhận và du nhập nhanh chóng. Bạn không thể
yêu cầu người dùng chỉ được trao đổi, sinh hoạt và kết bạn trong khuôn khổ mà bạn đặt ra,
họ muốn những thứ rộng hơn như vậy. 13Dựa vào những số liệu trên, sẽ không sai khi có
nhận định rằng tại Việt Nam, Facebook gần như là bá chủ thị trường mạng xã hội. Vậy đâu
là nguyên nhân khiến cho một mạng xã hội nước ngoài có thể đánh bật được mạng nội địa
trong nước cũng như các mạng nước ngoài khác tại Việt Nam để chiếm lĩnh thị phần như
vậy? Tại sao không phải là Twitter, Yahoo 360 Plus hay Zing Me trong khi những trang
mạng xã hội nói trên đều có mô hình hoạt động gần như tương tự Facebook?
Đầu tiên, Zing Me là đại diện cụ thể và nổi bật nhất của mạng xã hội Việt, từng là
niềm tự hào của người Việt với nhiều sự ưu ái dành cho mạng nội địa nhưng lý do gì vẫn
không thể cạnh tranh được với ông lớn như Facebook? Nguyên nhân là ở chỗ Zing Me
không sáng tạo, chỉ sao chép những thứ có sẵn trong khi Facebook liên tục thay đổi, nghiên
cứu người dùng nhằm đem lại trải nghiệm sản phẩm tốt nhất. Zing Me càng khó cạnh tranh
với Facebook khi xây dựng nghiêng quá nhiều về các trò chơi trực tuyến hơn là một mạng
xã hội “trung tính”. Dù có trong tay cộng đồng game thủ hùng hậu nhưng Zing Me đã thất
bại trong việc tận dụng thế mạnh này để phát triển mạng xã hội của mình. Ở thời điểm ra
mắt, không chỉ Zing Me mà rất nhiều mạng xã hội Việt đã đề cao cái "tôi" dân tộc, đánh vào
thế mạnh bản địa hóa để lấy nó làm lợi thế so với Facebook. Tuy nhiên nó lại không mang

tới tác dụng như mong muốn. Bởi lẽ nếu bạn làm việc tại nước ngoài hoặc đi du học, mọi
quan hệ sẽ được giữ thông qua các mạng xã hội mang tính toàn cầu thì lựa chọn Facebook
sẽ tiện hơn hay một mạng xã hội địa phương quá phức tạp và tốn thời gian.
Tiếp đó, chịu chung số phận như Zing Me, Twitter phát triển rất tốt trên thế giới, nó
trở thành kênh tin tức chính của nhiều người dùng nhưng tại Việt Nam lại bị "ghẻ lạnh" và
đành nhường sân chơi cho Facebook. Với Twitter, đa phần các cuộc hội thoại và các thông
tin mang tính công khai. Còn ở Facebook, các cuộc hội thoại và thông tin diễn ra trong một
vòng tròn lặp mang tính khép kín (giữa những người quen). Mặc dù những tin tức mang tính
13Phần 2: Mạng xã hội Zing Me – niềm tự hào nay chỉ còn là “thành phố ma”, Trang tin Khoa học Công nghệ. Được
lấy về từ: />
Trang 6


cá nhân của người dùng Facebook ngày càng được công khai hơn, nhưng cốt lõi của
Facebook vẫn là sự chia sẻ trong phạm vi vòng tròn bạn bè ấy. Sự lan truyền tin tức của
Facebook chỉ xảy ra từ vòng tròn này đến vòng kế tiếp, trong khi với Twitter sự lan truyền
diễn ra công khai bất cứ ai cũng có thể thấy được. Người Việt Nam lại cần một mạng xã hội
có thể phản ánh văn hóa của họ. Họ không muốn chuyện trò với những người lạ trên mạng
xã hội. Vì thế hiển nhiên Facebook sẽ phổ biến ở nơi đây.14
Còn trong quá khứ người ta đã từng "chết mê chết mệt" với Yahoo Messenger vì sự
tiện dụng cũng như khả năng kết nối mọi người nhưng từ khi Facebook xuất hiện mọi thứ
dường như bắt đầu thay đổi. Trước đây, thay vì ngồi hàng giờ chat trên Yahoo, người dùng
MXH bây giờ lại có xu hướng chuyển sang FB bởi những tính năng mà FB mang lại vượt
trội hơn so với Yahoo nói riêng và các trang MXH khác nói chung. Có lẽ, người dùng cần
một trang MXH tích hợp tất cả những thứ mà họ cần. Một nơi vừa có thể thể hiện những
tâm sự của mình vừa lưu lại được những hình ảnh đáng nhớ và có thể cập nhật thông tin
hoặc chia sẽ thông tin với bạn bè, người thân cùng hàng triệu người dùng khác nhau. Thậm
chí, những cá nhân có xu hướng kinh doanh online và ngay cả những công ty cũng chọn
Facebook vì tính năng quảng bá thương hiệu, martketing trên Facebook rất hiệu quả.
Facebook khởi đầu chỉ là một trang web nhỏ dành cho trường đại học Havard nơi

Mark Zuckerberg – người sáng lập ra FB theo học, nhưng sau vài năm nó đã tăng trưởng
theo cấp số nhân trên toàn thế giới chứ không riêng gì tại Việt Nam. Facebook phát triển
nhờ đi đúng theo tuyên ngôn của mình: "Sứ mệnh của Facebook là đưa cho mọi người sức
mạnh để chia sẻ và làm cho thế thế giới mở và kết nối hơn. Mọi người sử dụng Facebook để
giữ kết nối với bạn bè và gia đình của mình, để khám phá điều gì xảy ra trên thế giới, và để
chia sẻ và bày tỏ điều gì là quan trọng với họ."15
Nhưng liệu Facebook có thực sự hoàn hảo khi càng phát triển thì người ta lại càng
bình luận, chê trách về những hậu quả tiêu cực của nó đến cuộc sống con người. Một mạng
xã hội ảo như vậy có thể tác động gì đến chúng ta, đặc biệt là vấn đề danh dự, uy tín, nhân
phẩm của cá nhân?
1.2 Tác động của Facebook đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân
Khi một yếu tố mới xuất hiện, dù ít hay nhiều đều mang lại những tác động nhất định
cho xã hội đó. Mạng xã hội Facebook như một hiện tượng hình thành một cách bất ngờ
trong thế giới ảo, vươn lên mạnh mẽ, vượt qua những đối thủ khác và tràn vào Việt Nam.
Liệu rằng với cách xuất hiện bất ngờ đến vậy, xã hội chúng ta có kịp nhìn nhận một cách
14Vì sao người Việt thích Facebook hơn Twitter? (23/5/2014). />15Tuyên ngôn về sứ mệnh của Facebook

Trang 7


thấu đáo mặt tích cực và tiêu cực của nó hay không? Bởi lẽ Facebook tuy là một mạng xã
hội ảo, nhưng những ảnh hưởng mà nó mang lại đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
những con người xung quanh chúng ta và hơn thế nữa là cả xã hội. Đã đến lúc chúng ta phải
nghiêm túc nhìn nhận và nghiên cứu vấn đề này. Với tốc độ lớn mạnh và lan rộng của FB
như hiện nay, nếu chần chừ sẽ là quá muộn.
Tác động của MXH FB trải dài trên nhiều lĩnh vực, phương diện với những cách nhìn
nhận khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ đưa ra những phân
tích về tác động của FB đến danh dự nhân phẩm và uy tín cá nhân ở khía cạnh pháp luật.
Vậy câu hỏi đặt ra là danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân là gì? Rất nhiều cá nhân luôn lầm
tưởng rằng mình hiểu rất rõ các khái niệm, nhưng thật ra bản chất của chúng không như họ

suy nghĩ.
Danh dự là phạm trù đạo đức học, thể hiện lòng tôn trọng đối với các tiêu chuẩn về
hành vi đạo đức, ý thức bảo vệ và giữ gìn những phẩm chất mà bản thân mình lấy làm tự
hào và được người khác tôn trọng. Mất danh dự có nghĩa là mất sự tin yêu, mến phục của
những người khác, và đối với người có danh dự thì đấy là một tổn thất lớn nhất. Người có
danh dự tôn trọng lời mình đã hứa và có ý thức bảo vệ danh dự của bản thân, của dòng họ,
của đoàn thể, của tổ quốc mình. Người đó biết giữ gìn để không ai có thể chê trách phẩm giá
của cá nhân mình, hoặc xúc phạm đến dòng họ, đoàn thể, tổ quốc. Danh dự là nguyên tắc
đạo đức khuyến khích lòng tự trọng của con người trong mọi cử chỉ và hành vi của mình.
Uy tín là ảnh hưởng được thừa nhận chung của một cá nhân hay một nhóm do: a)
Chức vụ, trách nhiệm, chức vị...; b) Phẩm chất, năng lực, cống hiến nhất định của họ, vv.
Theo ý nghĩa thứ nhất, uy tín trong tâm lí học xã hội được gắn với biểu tượng về quyền lực.
Theo ý nghĩa thứ hai, uy tín gắn với định hướng giá trị quy định mức độ tác động của cá
nhân hay nhóm đối với người khác, nhóm khác... Tuỳ thuộc vào mức độ xã hội, người ta
phân biệt uy tín thực và uy tín giả.
Nhân phẩm là phẩm chất và giá trị con người.16
Nội dung ba khái niệm này có sự đan xen với nhau nhưng đều là những phẩm giá
quan trọng của mỗi người để họ có thể khẳng định mình. Xâm phạm đến dù chỉ một yếu tố
chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại, gây tổn thất nghiêm trọng cho cá nhân. Và
Facebook tuy chỉ là mạng xã hội ảo nhưng lại có đủ khả năng ảnh hưởng đến uy tín, danh
dự, nhân phẩm của cá nhân cả trên hai mảng tích cực và tiêu cực.
1.2.1

Tích cực.

Thứ nhất, Facebook là công cụ hỗ trợ giúp nâng cao uy tín cá nhân một cách hiệu quả
và nhanh chóng.
16 Từ điển bách khoa toàn thư.

Trang 8



Theo một bài viết trên HealthGuidance.org: "Khi sử dụng các trang web như
Facebook và những trang tương tự, bạn có được mối liên hệ với bạn bè nhiều hơn tất cả
những cách khác trước đây, và thực tế bạn sẽ không bao giờ mất liên lạc với bất cứ
ai."17Thực tế khi một ai đó gặt hái được thành công như được vinh danh một giải thưởng
hay có những cử chỉ nghĩa hiệp...được người dùng mạng chia sẻ trên FB sẽ được rất nhiều
người biết đến, uy tín cá nhân được nâng cao tạo nên những thuận lợi về nhiều mặt và mang
lại nhiều ý nghĩa. Điều này có thể không nằm trong nhận thức của một số người vì họ cho
rằng nó viển vông và khó thành hiện thực. Tuy nhiên, cần thay đổi cách nhìn về thế giới
hiện tại so thời điểm trước năm 1971 khi bức thư điện tử lần đầu tiên được gửi đi. Đơn giản
vì chúng ta đang sống trong một thế giới “phẳng”. Trong thế giới này, không chỉ các quốc
gia, những tập đoàn kinh tế lớn như Dell, IBM, Wal-Mart mà là tất cả mọi cá nhân trên hành
tinh này (chỉ cần có thể kết nối internet và tiếp cận các công cụ của thế giới mới) có thể
cộng tác với nhau trong những chuỗi cung ứng toàn cầu, để tạo ra những giá trị gia tăng lớn
hơn. Chiếc “bánh” toàn cầu hóa ngày càng trở nên to hơn nhưng đồng thời cũng khó chia
hơn.18
Trong thời gian qua chúng ta đã chứng kiến không ít những câu chuyện như vậy. Ví
dụ như trường hợp Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ủy ban An toàn
giao thông quốc gia đã gửi thư chia buồn cùng gia đình và biểu dương hành động hy sinh
cao đẹp của tài xế Phạm Thành Long trong vụ tai nạn xảy ra vào ngày 5-8 tại Lâm Đồng.
Cảm động trước nghĩa cử đó, rất nhiều cư dân mạng đã chia sẻ nhanh chóng trên mạng FB
thông tin trên.19. Hay điển hình ở Mỹ, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Obama lập kỷ lục
về lượng phản hồi trên các mạng xã hội. Và những nhà phân tích cũng nhận định rằng đây
chính là chiếc chìa khóa đưa Obama bước lên vị trí hiện tại trong nhà Trắng. Sách kỷ lục
Guinness thế giới đã xác nhận ông Obama phá vỡ ba kỷ lục trên mạng xã hội: thông điệp
phổ biến nhất trên mạng xã hội trong 24 giờ, lượng like (yêu thích) nhiều nhất trên
Facebook trong 24 giờ, lượng “like” nhiều nhất trên Facebook cho tới nay. 20
Mặc dù ở Việt Nam chúng ta chuyện như vậy chưa từng xảy ra, tuy nhiên với tốc độ
phát triển của MXH FB hiện nay chúng tôi cho rằng trong tương lai điều này là hoàn toàn

có thể. Rõ ràng chúng ta đều thấy rằng FB đã, đang và sẽ là một kênh kết nối và truyền
thông tin tức rất hữu hiệu nếu con người sử dụng nó như một công cụ nâng cao uy tín của
chính mình với gia đình, bạn bè và toàn xã hội.
17HealthGuidance.org
18Thế giới phẳng, ThomasL. Friedman, NXB trẻ, 2014, Tr. 9
19Biểu dương hành động hy sinh của tài xế trong vụ tai nạn tại Lâm Đồng, Bảo Linh, 09/08/2014
20Chiến dịch marketing tranh cử của Obama, đăng ngày 08/06/2014, , 30/03/2015.

Trang 9


Thứ hai, sức mạnh cộng đồng mang ý nghĩa tích cực từ Facebook giúp cải thiện
hành vi, đạo đức cá nhân.
Các bài viết "Tương tác trực tuyến có tác động tích cực đối với cuộc sống thực của
cộng đồng" trên trang web của trường Đại học Illinois cho thấy: mạng xã hội và các nội
dung trên Internet tạo ra "mối liên hệ ràng buộc đối với cộng đồng".21 Đồng nghĩa với việc
chúng có tác động nhất định đến suy nghĩ và hành động của cá nhân. Khi tiếp xúc với sức
mạnh có ý nghĩa tích cực và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng trên FB, người tham gia sẽ
có xu hướng bị cuốn theo những suy nghĩ chung đó và dần thay đổi ý kiến trái chiều của
mình theo hướng chung và thực hiện những hành vi theo xu hướng đó.
Khi những hình ảnh về “người anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam, đại tướng
Võ Nguyên Giáp qua đời được lan truyền trên FB vào khoảng tháng 10/2013, đã có sức ảnh
hưởng không nhỏ khiến tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của mỗi con dân người Việt trỗi
dậy. Rất nhiều những người trẻ dù không trải qua những năm tháng của chiến tranh nhưng
đã hiểu và cảm nhận được tinh thần mà các thế hệ cha anh đã trải qua và truyền lại.
Có thể nhận định rằng chính nhờ sức lan tỏa mạng mẽ của FB mà yếu tố liên kết
trong cộng đồng càng được siết chặt. Chính nhờ yếu tố mở không biên giới của thế giới ảo,
những bài viết mang mục đích lên án hoặc kêu gọi mọi người được lan truyền rất nhanh
chóng. Tuy nhiên việc này cũng có những giới hạn nhất định của nó. Bởi lẽ nếu chỉ là những
chiêu trò hô hào, “câu like”(hành động lợi dụng lòng tin, lòng trắc ẩn để thu hút số lượng

người nhấn "like"cho bài viết của mìnhtrên Facebook) giả tạo thì hoàn toàn vô nghĩa.
Thứ ba, Facebook là nơi cá nhân có thể tự khẳng định bản thân mình.
Thông qua FB, cá nhân có thể xây dựng hình ảnh của mình trong mắt mọi người.
Những hoạt động, công việc họ tham gia, sở thích, bạn bè...tất cả tạo nên một hồ sơ trên FB.
Thông qua một trang cá nhân, phần nào đã nói lên con người của chủ tài khoản đó. Thể hiện
bản thân trên FB cũng chính là xu hướng thể hiện con người thật của cá nhân mỗi người.
Một số người đã tự thực hiện những bức ảnh hay quay phim về khả năng ca hát, chơi
thể thao…, họ nhận được phản hồi từ cộng đồng mạng và có những trường hợp trở nên nổi
tiếng. Ca sĩ “Lệ Rơi”22 là một điển hình về hiện tượng này. Bất ngờ trở nên nổi tiếng dưới
bàn tay nhào nặn của MXH, ở đây chúng ta khoan xem xét những hệ lụy kèm theo mà nhìn
vào mặt tích cực của hiện tượng này, có thể thấy rằng việc cá nhân ngày nay nắm trong tay
cơ hội nổi tiếng không còn là điều quá khó. Đây cũng là một trong những cách đi nhanh
chóng đến thành công của không ít người nổi tiếng. Họ lựa chọn Facebook để rút ngăn thời
gian và tiền bạc cho những phương tiện marketing khác khá đắt đỏ.
21THE FACEBOOK PROJECT SOCIAL CAPITAL AND THE CHIEF
/>
22“Hiện tượng ca nhạc” Lệ Rơi khiến dân mạng sửng sốt.(28/6/2014). />
Trang 10


1.2.2

Tiêu cực

MXH mang đến cho người dùng nhiều tính năng vượt trội, hiện đại đáp ứng hầu như
các nhu cầu giao tiếp trong đời sống hiện nay, như: Trò chuyện; Email; xem phim, chia sẻ
ảnh, điện thoại Internet (Skype, Zalo); nhật kí cá nhân (Blog); diễn đàn, trao đổi, tìm kiếm
thông tin, chuyển thông tin… Những lợi ích đó là không thể phủ nhận nếu không muốn nói
là bức thiết, thậm chí hiện nay đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống xã hội của
không ít người.

Mặc dù vậy, vạn vật luôn có hai mặt của nó. Bên cạnh những tác động tích cực mà FB
mang đến cho văn minh nhân loại thì nó cũng gây ra không ít những hệ lụy từ tư tưởng, sức
khỏe người sử dụng cho đến vấn đề giáo dục, tình hình an ninh xã hội, ngoại giao, quân
sự...Riêng đối với vấn đề danh dự, nhân phẩm và uy tín cá nhân, Facebook không chỉ ảnh
hưởng đến một mình quyền và lợi ích của cá nhân đó, mà sâu xa hơn tác động về lâu về dài
là cả nền tư tưởng, văn hóa của xã hội.
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này theo chúng tôi cho rằng đó là do khi tham
gia MXH FB thì các chủ trang FB không có nhiều điều kiện kiểm duyệt và nhiều ràng buộc
pháp lý đối với các thành viên khi đăng bài, post (tải) ảnh. Nhiều người xem các trang mạng
xã hội như cộng đồng, xã hội ảo để tự do lập các hội, nhóm, thể hiện bản thân và các cá tính
của mình mà không bị kiểm duyệt như ở đời sống thực.
Bắt đầu từ khi Facebook tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, từ việc chia
sẻ những cảm xúc, trạng thái, gần đây, có rất nhiều hiện tượng giới trẻ lợi dụng tiện ích của
Facebook để làm hại người khác.
Thứ nhất, sử dụng các hình ảnh, thông tin của cá nhân được chia sẻ trên Facebook
để chế giễu họ.
Nạn nhân của trò đùa vô văn hóa này không thể không nhắc đến Phạm Minh Phú.
"Thánh phồng" hay "Huyền thoại phồng tôm" được xem là nhân vật mở đầu cho trào lưu
chế ảnh của cư dân mạng Việt. Phồng Tôm tên thật là Phạm Minh Phú, từng bị bắt vì tội
trộm cắp tài sản. Ảnh chụp của Phú tại cơ quan công an bị phát tán lên mạng và một thành
viên diễn đàn vOz (vozforums.com) đã sử dụng lại ảnh này làm hình đại diện với nickname
Phồng Tôm, khiến nhiều người hiểu nhầm. Không chỉ nổi danh trên diễn đàn công nghệ
này, Phồng Tôm còn nhanh chóng gây bão trên mạng xã hội Facebook với câu nói “đấm
phát chết luôn”. Fanpage của “thánh” trên Facebook (cách gọi của cư dân mạng) hiện đã có
hơn 140 nghìn like, bỏ xa nhiều ngôi sao giải trí nổi tiếng khác của showbiz Việt. Cư dân
mạng đổ xô chế ảnh người dùng này thông qua tấm ảnh đại diện với mục đích trêu chọc,
nhái lại lời hăm dọa khôi hài ấy, trong khi Phú vẫn đang ngồi tù, không hề hay biết sự nổi
tiếng bất đắc dĩ của mình.
Ngay sau khi ra tù, Minh Phú nhanh chóng biết được mình đang trở thành trò đùa của
dân mạng trong nhiều năm nay. Anh tỏ ra rất bức xúc, sau khi viết tâm thư gửi những cơ


Trang 11


quan, tổ chức sử dụng ảnh chế trái phép, Phú đã hẹn gặp một số admin (người quản lý, điều
hành các trang web của các hội nhóm được thành lập trên Internet) diễn đàn để trao đổi về
việc ngừng chế ảnh, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của anh. Phú cho biết, sau khi
ra tù, anh có mở một cửa hiệu điện thoại ở Thái Nguyên nhưng làm ăn không nổi nên
chuyển về lại Hà Nội sống. Quá khứ nhiều lỗi lầm và việc trở thành trò đùa của cư dân
mạng khiến cuộc sống hiện tại, tương lai của Phú gặp nhiều khó khăn.23
Đây chỉ là một nạn nhân tiêu biểu, phải chịu nhiều mất mát và tổn thất từ hành vi tự
tiện của cư dân mạng. Trong đời sống thực, khi ghét bỏ một ai đó, người ta có đủ cách để
biến người mình ghét thành một “hiện tượng mạng” khi post hình ảnh nạn nhân trong hình
ảnh xấu xí, phát ngôn thiếu suy nghĩ. Ngay cả Đỗ Nhật Nam sau khi đoạn clip phỏng vấn
của em trở thành chủ đề gây tranh cãi, cậu bé từng là thần tượng của rất nhiều người bỗng
chốc trở thành đối tượng bị “ném đá”, bị làm ảnh chế bôi nhọ và thậm chí là có cả “hội anti”.24 Người ta hả hê, sung sướng chia sẻ những hình ảnh đó trên FB mà liệu có nghĩ rằng
hành vi của mình là quá tàn nhẫn với một đứa trẻ?
Thứ hai, hành vi lợi dụng Facebook để trả thù cá nhân.
Vào tháng 10/2013, chị L.T.H.N (17 tuổi, ngụ tại phường 12, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu) đã có đơn thư tố giác đối tượng Trần Trung Du (29 tuổi, ngụ tại xã Long
Phước, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đã có các hành vi cho đăng các hình ảnh khỏa
thân, các clip ‘nóng’ thể hiện những lần quan hệ tình dục giữa chị N và Du lên trang
Facebook cá nhân.25
Ngày 10.6.2014, “dân mạng” lại xôn xao việc nữ sinh học cấp 3 ở Bình Dương bị bạn
trai tung “ảnh nóng” vì đòi chia tay. Đây là một cách níu kéo tình cảm kém khôn ngoan, mà
vô tình trở thành hành vi vi phạm pháp luật, có thể cấu thành vào tội “làm nhục người khác”
và “truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”.26
Nạn nhân bị xúc phạm không chỉ dừng lại ở những thanh thiếu niên trẻ tuổi mà có thể
là bất kỳ ai. Vụ việc cô giáo ở Bắc Giang bị tung clip “nóng” 27 một lần nữa cho thấy hậu quả
ghê gớm của những hành động nông nổi, thiếu kiểm soát này. Từ một giáo viên dạy giỏi,

23Chàng trai bức xức vì bị gán biệt danh “Phồng tôm”.(2/8/2013). />24Đỗ Nhật Nam bị “ném đá’’: Dư luận ghen ăn tức ở và tàn ác. />25Đăng ảnh khỏa thân, clip “nóng” lên facebook trả thù tình cũ,(31/10/2013). />26Bắt tạm giam đối tượng tung ảnh nóng của nữ sinh Bình Dương”(25/6/2014). />27Cô giáo Bắc Giang bị tung ảnh sex lên mạng. />
Trang 12


được mọi người kính trọng vậy mà chỉ sau một đêm lại trở thành tâm điểm của dư luận, phải
hứng chịu sự bàn tán, săm soi và phẩm chất đạo đức bao năm gây dựng trong mắt mọi
người bỗng nhiên mất trắng. Thậm chí khó có thể đủ can đảm để tiếp tục đứng trên bục
giảng. Và cơ hội nghề nghiệp phía trước trở nên mịt mù. Một người vừa là cô giáo, vừa là
một người vợ và là mẹ của những đứa con bỗng chốc mất đi tất cả.
Thứ ba, sử dụng sức mạnh cộng đồng để bôi nhọ người khác.
Đầu tháng 8/2013, vụ việc về trang Facebook “Bộ mặt thật của các hot teen (những
bạn trẻ xinh đẹp, nổi bật, có độ tuổi dưới hai mươi và được nhiều người biết đến) Đà thành”,
một trang “fanpage” được lập ra trên FB với mục đích lăng mạ, và đưa những thông tin bịa
đặt về những cô gái có chút ngoại hình ở Đà Nẵng. Việc làm của nhóm này đã khiến cho các
nạn nhân và gia đình vô cùng bức xúc, thậm chí nữ sinh P.U.N (THPT Trần Phú, Đà Nẵng)
đã uống thuốc ngủ tự tử vì những thông tin bịa đặt trên trang Facebook này. 28 Vấn đề cần
lưu ý là những người đăng tin lại là những học sinh phổ thông và sinh viên đại học ở Đà
Nẵng, những con người có thể nói là được giáo dục và có tri thức.
Hay bắt đầu từ giữa năm 2014, cộng đồng mạng liên tục đón nhận những màn tố người
cũ trên mạng xã hội, đặc biệt là qua facebook cá nhân. Đáng nói là những vụ việc này diễn
ra với tần suất dày đặc khiến nhiều người ngao ngán về cách yêu, cách xử lý mâu thuẫn hậu
chia tay và hơn hết là cách phơi bày tất cả mọi chuyện trên facebook của người trẻ. “Lên
facebook kể tội bạn trai không chi tiền phá thai”, “Tố bạn trai cũ đòi lại 700 ngàn đồng khi
đã chia tay 1 năm trời”, “Vạch mặt bạn trai cũ liên tục xin tiền ăn chơi”… là những vụ việc
thay nhau xuất hiện, khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng điều đó đã trở thành một
trào lưu mới của giới trẻ?29 Trào lưu hay không chưa ai có thể đưa ra câu trả lời, nhưng có
bao giờ những bạn trẻ này ngồi suy nghĩ lại và nhận ra hành vi của mình chính là hạ nhục
người khác, gây tổn thất đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của họ?
Thứ tư, mạo danh tài khoản Facebook của người khác để trục lợi và có các hành vi
phạm pháp khác.

Trên Facebook hiện nay thật dễ để tìm thấy một loạt các trang cá nhân giả danh những
ca sĩ, diễn viên, người nổi tiếng. Có rất nhiều nguyên nhân để một người lập ra những tài
khoản trên FB rồi tìm kiếm những hình ảnh của người bị giả mạo “up” lên FB và mạo danh
là chính những người nổi tiếng đó. Tuy nhiên điều đáng nói là những tài khoản giả mạo đấy
lại có những hành động xuyên tạc, đăng thông tin sai lệch gây thiệt hại không nhỏ đến
người bịgiả mạo.

28Cảnh cáo “Bộ mặt thật của các hot teen Đà Thành”, (06/08/2013).
/>29Giới trẻ đang chuộng trào lưu nói xấu người yêu cũ trên Facebook, (16/7/2014). Được lấy về từ:
/>
Trang 13


Đầu năm 2012, trên Facebook xuất hiện trang có tên "Lại Văn Sâm" với hình ảnh của
nhà báo này cùng các chia sẻ về gia đình, những câu châm ngôn... Nhà báo Lại Văn Sâm
sau đó đã lên tiếng khẳng định ông không tham gia Facebook nên những tài khoản mang tên
ông đều là giả.
Hồi tháng 8/2012, "hotgirl" có tên Midu cũng đăng status nói có người đang lợi dụng
tên tuổi của cô. Thậm chí khi đó, trang Facebook của Midu chỉ có 36.000 fan trong khi tài
khoản giả kia lại lôi kéo tới 74.000 người và mỗi bức hình đăng lên ở đây đạt cả chục nghìn
lượt "like".
Bên cạnh việc lấy tên người nổi tiếng để câu like, một số ngôi sao như Uyên Linh,
Ưng Hoàng Phúc... còn bị các "anti-fan" (từ dùng để chỉ các cá nhân thể hiện thái độ phản
đối đối với các nhân vật nổi tiếng, phổ biến là các ca sĩ diễn viên) mạo danh để bôi nhọ, nói
xấu, tung ra các phát ngôn gây chia rẽ...30
Trước thực trạng này, nghệ sĩ Công Lý cũng là nạn nhân phải tâm sự rằng anh biết
nhưng lực bất tòng tâm: "Rất nhiều người gặp tôi hỏi có phải facebook của ông không, sao
đăng toàn những thứ linh tinh. Tôi trả lời "Khổ quá có phải tôi đâu". Còn những người
không hỏi mình, biết đâu họ lại nghĩ mình là người như vậy. Thực lòng tôi không biết xử lý
thế nào nữa, chỉ còn nhờ báo chí...".31

Trên đây chỉ là những vụ việc tiêu biểu, tốn nhiều giấy mực của báo chí và được nhiều
người biết đến trong thời gian qua. Thực tế vấn đề này còn rất nhiều, dưới nhiều cách thức
và mức độ khác nhau. Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định rằng hiện tượng này đã thực sự
trở thành một vấn nạn trong xã hội cần phải được ngăn chặn ngay lập tức.
Bên cạnh những tác động tiêu cực trực tiếp thì vấn đề này còn có những tác động gián
tiếp đến danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân. Một trong số đó là việc một số người khi thấy
hành vi xâm phạm của những người khác không bị xử lý một cách thích đáng đã lấy hành vi
xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân trên MXH FB như một chiêu trò tiêu khiển
nhằm mục đích “câu like”. Đây cũng là một trong những hậu quả ảnh hưởng đến nhận thức
của cá nhân khi không phân biệt được hành vi của mình là đáng bị lên án. Dần dần, trong
những con người như vậy họ mặc định hành vi của mình là vô hại, không ảnh hưởng đến ai
mà không nghĩ tới những hậu quả to lớn đối với xã hội.
Nói cách khác, hành vi này vô hình chung đã cổ xúy cho ý thức thiếu tôn trọng danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Điều đáng lo ngại hơn cả là thứ tư duy sâu mọt ấy lại
30Tình trạng bị mạo danh trên Facebook Việt, (7/3/2013). />31Bùi Anh Tuấn, Công Lý khổ vì bị mạo danh Fanpage,(26/3/2015). />
Trang 14


đang len lỏi tìm cách xâm nhập vào thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai nắm vận mệnh của
cả xã hội. Sẽ ra sao nếu từ một bộ phận vài ba đối tượng dần dần nhân rộng ra nhiều hơn
nữa? Một xã hội mà những người kế thừa xã hội ấy thiếu tinh thần tôn trọng pháp luật thì
thật sự đó là một thất bại to lớn của sự nghiệp trồng người.
1.3 Đặt ra vấn đề xây dựng cơ chế pháp lý bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm của
cá nhân trên mạng Facebook.
Đứng trước sự phát triển chóng mặt của Facebook, có lẽ chúng ta phải thay đổi cách
nhìn ngay lập tức về thế giới ảo này. Đúng, thế giới FB là ảo, nhưng tác động của nó không
chỉ giới hạn ở trong thế giới đó, mà có khả năng ảnh hưởng lên con người trong cuộc sống
thực từ những gì ta nói, ta làm, ta chia sẻ. Có thể Mark Zuckerberg - người ban đầu tạo ra
Facebook, chỉ muốn nó trở thành một diễn đàn cho sinh viên trường Đại học Hardvard cũng phải bất ngờ trước sự ảnh hưởng này.
Khi tham gia vào mạng xã hội FB, mỗi cá nhân chúng ta đã trở thành một thành viên

của cộng đồng ảo đó. Cộng đồng này hiện đang sở hữu sức mạnh khổng lồ do mỗi người
dùng đóng góp. Khắp mọi nơi, từ cao nguyên đến đồng bằng, từ đất liền tới hải đảo…nơi
đâu có Internet thì sức mạnh đó tồn tại. Tất cả mọi giai cấp, độ tuổi, giới tính đều có thể sở
hữu một tài khoản trên mạng FB. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận việc
thông tin trên FB của mình là của cả cộng đồng. Người ta mải mê sử dụng FB, mải mê chia
sẻ ảnh, chia sẻ thông tin cá nhân, làm mọi thứ trên thế giới ảo đó, tin tưởng vào các chính
sách bảo mật của FB mà quên mất rằng mọi thứ không bao giờ là tuyệt đối. Mặc dù có các
cơ chế bảo mật để chống gian lận và lừa đảo, tuy nhiên FB vẫn rất dễ bị xâm nhập bởi
“Socialbot”, một loại phần mềm máy tính được thiết kế để có hành vi hoạt động tương tự
như con người để tự động xâm nhập vào FB và đánh cắp các thông tin của người dùng có
trên mạng xã hội này. Khi socialbot thâm nhập vào trong hệ thống mạng xã hội, chúng có
thể tiếp tục thu hoạch dữ liệu cá nhân của người dùng như địa chỉ email, số điện thoại và
các thông tin cá nhân có giá trị khác. Các dữ liệu này sau đó có thể được lợi dụng cho các
chiếc dịch phát tác thư rác hoặc lừa đảo trên quy mô lớn.32Đặc biệt là hành vi hack tài khoản
(ăn cắp tài khoản trên mạng) để mạo danh, lừa đảo bạn bè hoặc người thân của nạn nhân,
thậm chí thực hiện những hành vi phi pháp. Đôi khi có những cá nhân tung tin đồn nhảm
không rõ cơ sở kéo theo sự quan tâm của nhiều người gây xôn xao dư luận. Những tin đồn
này một khi xuất hiện trên FB sẽ nhanh chóng bị chia sẻ, bị cả cộng đồng FB biết đến, “một
đồn mười, mười đồn trăm”, số lượng người biết về các tin đồn thật khó để giới hạn. C hính
bởi yếu tố mở rộng không biên giới của FB mà danh dự, nhân phẩm và uy tín của chúng ta
trên MXH Facebook luôn đặt ở tình trạng có thể bị xâm phạm bất cứ lúc nào.

32Thông tin người dùng trên Facebook quá dễ để đánh cắp(8/11/2011).
/>
Trang 15


Từ những phân tích trên mỗi chúng ta đều đã ý thức được điều đó quan trọng như thế
nào. Đặt trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, dân tộc ta từ xa xưa đã luôn có truyền thống coi
trọng đạo đức, nhân phẩm và các giá trị người. Từ cổ chí kim đã lưu truyền những câu nói:

“Danh dự quý hơn tiền bạc”, “Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh khi còn trẻ”…đến
hôm nay chân giá trị của những câu ca dao, tục ngữ đó vẫn còn nguyên trong những gia
đình Việt Nam. Ông bà, cha mẹ vẫn lấy đó làm lời răn dạy con cháu. Cả một cuộc đời xây
dựng và giữ gìn nhân cách trong sạch không làm điều gì trái với lượng tâm cũng bởi chính
từ những tư tưởng như vậy đã ăn sâu và thấm vào máu của mỗi con dân người Việt. Văn hóa
Việt Nam còn đẹp bởi tình thương con người. Đó là tình thương dành cho gia đình, bạn bè,
những người xung quanh hàng ngày. Ở đây, đòi hỏi mỗi người phải luôn nghiêm khắc với
mình, rộng rãi độ lượng với người khác, phải có thái độ tôn trọng con người, tôn trọng nhân
phẩm của mỗi cá nhân. Nhưng liệu hành vi lợi dụng mạng xã hội Facebook để bôi nhọ, xúc
phạm con người có đang đi ngược lại giá trị của văn hóa Việt Nam?
Trong thời đại “bùng nổ” công nghệ thông tin, chỉ sau một cú “click” chuột của những
kẻ có thể là cố tình hoặc vô ý vì một phút nông nổi, thiếu suy nghĩ mà nạn nhân phải trả cái
giá quá đắt. Rất nhiều nước mắt đã rơi. Họ khóc vì xấu hổ, vì nhục nhã và vì cảm thấy có lỗi
với mọi người. Hãy thử tưởng tưởng sau một đêm hình ảnh “nhạy cảm” của bạn tràn lan
trên FB, cả một cái cộng đồng vĩ đại ấy bàn tán về bạn. Có người bênh vực có kẻ khinh
miệt, nhục mạ và buông lời sỉ vả…Cộng đồng xung quanh người xót thương, người thông
cảm lại có kẻ cười chê…Tương lại của bạn rất có thể trở thành con số không tròn trĩnh.
Hiện nay có rất nhiều nhà tuyển dụng đã sử dụng hồ sơ FB như một căn cứ để đánh giá ứng
viên. Cách bạn đặt tên tài khoản, những bình luận, hình ảnh…trên trang cá nhân của bạn
như một tấm gương phản chiếu chính chủ nhân của tài khoản đó. Chúng tôi chắc chắn rằng
nhiều khả năng câu trả lời sẽ là không nếu như bạn có một vết đen trên FB. Đặt mình là nạn
nhân trong những trường hợp kể trên, liệu rằng bạn có đủ can đảm để vượt qua tất cả? Để
sống mà như chưa từng có chuyện gì xảy ra? Sức mạnh của dư luận xã hội trong những
trường hợp nhất định có thể cứu sống rất nhiều người nhưng đôi khi đó có thể là con dao hai
lưỡi chấm dứt một sinh mạng. Và sự thật là trong rất nhiều nạn nhân ấy, đã có không ít
người tìm đến với cái chết để giải thoát chính mình. Năm 2013, Khắp thôn 8, xã Hương
Ngải (huyện Thạch Thất, Hà Nội), ai cũng bàn tán xôn xao về cái chết của nữ sinh Linh. Nổi
tiếng trong thôn là người ngoan hiền, chăm học nên cái chết của Linh khiến nhiều người bất
ngờ và đau xót. Sau cái chết của Linh, mọi người trong gia đình vẫn đang bàng hoàng và
đau đớn tột độ. Trước đó, vì bị một bạn nam cùng lớp ghép chân dung mình vào ảnh một cô

gái mặc áo cổ rộng rồi đưa lên Facebook làm trò đùa, Linh đã uống thuốc diệt cỏ tự tử. Chỉ

Trang 16


còn vài ngày nữa là tới kì thi quan trọng nhất của đời học sinh, nhưng trò đùa ác ý của bạn
bè và một phút giây nông nổi đã khiến Linh ra đi mãi mãi.33
Cũng có những người lại thu mình trong góc tối, tự tạo vỏ bọc cho riêng mình, không
dám đối diện với mọi người. Cô gái Trần Thị Huyền T. (SN 1992, trú tại huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh) là một trường hợp như vậy. Khi đang là sinh viên năm cuối một trường đại
học trên địa bàn Hà Tĩnh và đang thực tập tại một ngôi trường ở huyện Thạch Hà, T bị bạn
trai cũ của mình tung bảy bức ảnh khỏa thân của cô với nhiều tư thế khác nhau và ghi lại
đầy đủ thông tin về cô trên mạng Facebook. Cảm giác của T lúc đó ra sao thật khó có thể
diễn tả, chính T tâm sự: "Mấy hôm trước, đang thực tập giảng dạy ở trường thì em nhận
được điện thoại của bạn bè gọi tới nói hình ảnh của em bị đưa lên mạng. Em lao về phòng
mở máy tính ra xem thì chân tay rụng rời…". T. khóc nức nở: "Mấy ngày nay, em không vào
mạng nữa, điện thoại phải tắt máy và thay số khác. Em thấy có lỗi với bố mẹ và người thân
nhiều lắm".34
Chúng tôi tự hỏi không biết đến bao giờ vết thương lòng của họ mới nguôi ngoai?
Thật đau xót biết bao cho những nạn nhân và căm ghét hành vi của những kẻ thiếu hiểu biết
nghiền nát thứ quý giá nhất của một con người.
Xã hội loài người biến động không ngừng và ngày càng vươn lên những tầm cao mới.
Mặt trái của Facebook xuất hiện thì các biện pháp để phòng tránh cũng sẽ được xây dựng,
đó có thể là giáo dục, tuyên truyền, tự bản thân những người sử dụng Facebook phải biết
bảo vệ mình hay Facebook sẽ tăng cường thêm hệ thống bảo mật…Có một câu nói rằng,
cuộc sống là trò chơi và pháp luật chính là quy tắc điều khiển trò chơi ấy. Để có thể kiểm
soát những hệ lụy xấu từ người dùng FB, biến nó trở nên an toàn hơn thì vẫn cần một công
cụ đảm bảo mang lại hiệu quả là pháp luật. Pháp luật là vũ khí hữu hiệu để giữ vững trật tự,
an ninh xã hội. Tuy nhiên đây là một vấn đề còn khá mới mẻ với Việt Nam. Pháp luật của
chúng ta đang trong giai đoạn hoàn thiện và để thích ứng với những yếu tố mới hình thành

trong xã hội.
Dưới góc độ pháp lý quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân
là một trong số những quyền nhân thân được pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ, nó
mang đầy đủ bản chất của quyền nhân thân là quyền phi tài sản, không biểu hiện bằng vật
chất, không quy đổi được thành tiền và mang giá trị tinh thần. Quyền nhân thân (QNT)
thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự và có những đặc điểm pháp lý cơ bản như:
(i)
QNT thuộc phạm trù pháp lý và là một bộ phận của quyền con người, mang
giá trị tinh thần, không biểu hiện bằng vật chất;
33Đau xót vụ nữ sinh tự tử vì bị ghép ảnh trên Facebook.(3/7/2013). />34Nữ sinh sư phạm bị tung ảnh nóng tố cáo bạn trai cũ. (8/3/2013). />
Trang 17


(ii)

QNT thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự và gắn liền với cá nhân,

không thể chuyển dịch.35
Câu hỏi đặt liệu chúng ta có thể sử dụng những quy định pháp luật đã có để thực hiện
nhiệm vụ này hay phải xây dựng những quy định mới cụ thể hơn để bảo vệ danh dự nhân
phẩm và uy tín cá nhân trên MXH FB và thậm chí là người dùng Internet? Kết thúc phần
một chúng ta phần nào đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng ta sẽ phân tích tiếp
tục ở phần sau. Hơn lúc nào hết vấn đề xây dựng một cơ chế pháp lý bảo vệ danh dự, nhân
phẩm uy tín cá nhân trên mạng Facebook lại cấp thiết như lúc này. Nếu chậm trễ, cái giá
phải trả có lẽ sẽ khó mà đo đếm được.
1.3 Đặt ra vấn đề xây dựng cơ chế pháp lý bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá
nhân trên mạng Facebook.
Đứng trước sự phát triển chóng mặt của Facebook, có lẽ chúng ta phải thay đổi cách
nhìn ngay lập tức về thế giới ảo này. Đúng, thế giới FB là ảo, nhưng tác động của nó không
chỉ giới hạn ở trong thế giới đó, mà có khả năng ảnh hưởng lên con người trong cuộc sống

thực từ những gì ta nói, ta làm, ta chia sẻ. Có thể Mark Zuckerberg - người ban đầu tạo ra
Facebook, chỉ muốn nó trở thành một diễn đàn cho sinh viên trường Đại học Hardvard cũng phải bất ngờ trước sự ảnh hưởng này.
Khi tham gia vào mạng xã hội FB, mỗi cá nhân chúng ta đã trở thành một thành viên
của cộng đồng ảo đó. Cộng đồng này hiện đang sở hữu sức mạnh khổng lồ do mỗi người
dùng đóng góp. Khắp mọi nơi, từ cao nguyên đến đồng bằng, từ đất liền tới hải đảo…nơi
đâu có Internet thì sức mạnh đó tồn tại. Tất cả mọi giai cấp, độ tuổi, giới tính đều có thể sở
hữu một tài khoản trên mạng FB. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận việc
thông tin trên FB của mình là của cả cộng đồng. Người ta mải mê sử dụng FB, mải mê chia
sẻ ảnh, chia sẻ thông tin cá nhân, làm mọi thứ trên thế giới ảo đó, tin tưởng vào các chính
sách bảo mật của FB mà quên mất rằng mọi thứ không bao giờ là tuyệt đối. Mặc dù có các
cơ chế bảo mật để chống gian lận và lừa đảo, tuy nhiên FB vẫn rất dễ bị xâm nhập bởi
“Socialbot”, một loại phần mềm máy tính được thiết kế để có hành vi hoạt động tương tự
như con người để tự động xâm nhập vào FB và đánh cắp các thông tin của người dùng có
trên mạng xã hội này. Khi socialbot thâm nhập vào trong hệ thống mạng xã hội, chúng có
thể tiếp tục thu hoạch dữ liệu cá nhân của người dùng như địa chỉ email, số điện thoại và
các thông tin cá nhân có giá trị khác. Các dữ liệu này sau đó có thể được lợi dụng cho các
chiếc dịch phát tác thư rác hoặc lừa đảo trên quy mô lớn.36Đặc biệt là hành vi hack tài khoản
35Bàn thêm về các quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật Dân sự năm 2005, PGS.TS Phùng Trung Lập, Trường
ĐH Luật Hà Nội, Diễn đàn về nhà nước, pháp luật, chính sách nghiên cứu lập pháp văn phòng Quốc
hội. />
36Thông tin người dùng trên Facebook quá dễ để đánh cắp(8/11/2011).

Trang 18


(ăn cắp tài khoản trên mạng) để mạo danh, lừa đảo bạn bè hoặc người thân của nạn nhân,
thậm chí thực hiện những hành vi phi pháp. Đôi khi có những cá nhân tung tin đồn nhảm
không rõ cơ sở kéo theo sự quan tâm của nhiều người gây xôn xao dư luận. Những tin đồn
này một khi xuất hiện trên FB sẽ nhanh chóng bị chia sẻ, bị cả cộng đồng FB biết đến, “một
đồn mười, mười đồn trăm”, số lượng người biết về các tin đồn thật khó để giới hạn. C hính

bởi yếu tố mở rộng không biên giới của FB mà danh dự, nhân phẩm và uy tín của chúng ta
trên MXH Facebook luôn đặt ở tình trạng có thể bị xâm phạm bất cứ lúc nào.
Từ những phân tích trên mỗi chúng ta đều đã ý thức được điều đó quan trọng như thế
nào. Đặt trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, dân tộc ta từ xa xưa đã luôn có truyền thống coi
trọng đạo đức, nhân phẩm và các giá trị người. Từ cổ chí kim đã lưu truyền những câu nói:
“Danh dự quý hơn tiền bạc”, “Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh khi còn trẻ”…đến
hôm nay chân giá trị của những câu ca dao, tục ngữ đó vẫn còn nguyên trong những gia
đình Việt Nam. Ông bà, cha mẹ vẫn lấy đó làm lời răn dạy con cháu. Cả một cuộc đời xây
dựng và giữ gìn nhân cách trong sạch không làm điều gì trái với lượng tâm cũng bởi chính
từ những tư tưởng như vậy đã ăn sâu và thấm vào máu của mỗi con dân người Việt. Văn hóa
Việt Nam còn đẹp bởi tình thương con người. Đó là tình thương dành cho gia đình, bạn bè,
những người xung quanh hàng ngày. Ở đây, đòi hỏi mỗi người phải luôn nghiêm khắc với
mình, rộng rãi độ lượng với người khác, phải có thái độ tôn trọng con người, tôn trọng nhân
phẩm của mỗi cá nhân. Nhưng liệu hành vi lợi dụng mạng xã hội Facebook để bôi nhọ, xúc
phạm con người có đang đi ngược lại giá trị của văn hóa Việt Nam?
Trong thời đại “bùng nổ” công nghệ thông tin, chỉ sau một cú “click” chuột của những
kẻ có thể là cố tình hoặc vô ý vì một phút nông nổi, thiếu suy nghĩ mà nạn nhân phải trả cái
giá quá đắt. Rất nhiều nước mắt đã rơi. Họ khóc vì xấu hổ, vì nhục nhã và vì cảm thấy có lỗi
với mọi người. Hãy thử tưởng tưởng sau một đêm hình ảnh “nhạy cảm” của bạn tràn lan
trên FB, cả một cái cộng đồng vĩ đại ấy bàn tán về bạn. Có người bênh vực có kẻ khinh
miệt, nhục mạ và buông lời sỉ vả…Cộng đồng xung quanh người xót thương, người thông
cảm lại có kẻ cười chê…Tương lại của bạn rất có thể trở thành con số không tròn trĩnh.
Hiện nay có rất nhiều nhà tuyển dụng đã sử dụng hồ sơ FB như một căn cứ để đánh giá ứng
viên. Cách bạn đặt tên tài khoản, những bình luận, hình ảnh…trên trang cá nhân của bạn
như một tấm gương phản chiếu chính chủ nhân của tài khoản đó. Chúng tôi chắc chắn rằng
nhiều khả năng câu trả lời sẽ là không nếu như bạn có một vết đen trên FB. Đặt mình là nạn
nhân trong những trường hợp kể trên, liệu rằng bạn có đủ can đảm để vượt qua tất cả? Để
sống mà như chưa từng có chuyện gì xảy ra? Sức mạnh của dư luận xã hội trong những
trường hợp nhất định có thể cứu sống rất nhiều người nhưng đôi khi đó có thể là con dao hai
lưỡi chấm dứt một sinh mạng. Và sự thật là trong rất nhiều nạn nhân ấy, đã có không ít

/>
Trang 19


người tìm đến với cái chết để giải thoát chính mình. Năm 2013, Khắp thôn 8, xã Hương
Ngải (huyện Thạch Thất, Hà Nội), ai cũng bàn tán xôn xao về cái chết của nữ sinh Linh. Nổi
tiếng trong thôn là người ngoan hiền, chăm học nên cái chết của Linh khiến nhiều người bất
ngờ và đau xót. Sau cái chết của Linh, mọi người trong gia đình vẫn đang bàng hoàng và
đau đớn tột độ. Trước đó, vì bị một bạn nam cùng lớp ghép chân dung mình vào ảnh một cô
gái mặc áo cổ rộng rồi đưa lên Facebook làm trò đùa, Linh đã uống thuốc diệt cỏ tự tử. Chỉ
còn vài ngày nữa là tới kì thi quan trọng nhất của đời học sinh, nhưng trò đùa ác ý của bạn
bè và một phút giây nông nổi đã khiến Linh ra đi mãi mãi.37
Cũng có những người lại thu mình trong góc tối, tự tạo vỏ bọc cho riêng mình, không
dám đối diện với mọi người. Cô gái Trần Thị Huyền T. (SN 1992, trú tại huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh) là một trường hợp như vậy. Khi đang là sinh viên năm cuối một trường đại
học trên địa bàn Hà Tĩnh và đang thực tập tại một ngôi trường ở huyện Thạch Hà, T bị bạn
trai cũ của mình tung bảy bức ảnh khỏa thân của cô với nhiều tư thế khác nhau và ghi lại
đầy đủ thông tin về cô trên mạng Facebook. Cảm giác của T lúc đó ra sao thật khó có thể
diễn tả, chính T tâm sự: "Mấy hôm trước, đang thực tập giảng dạy ở trường thì em nhận
được điện thoại của bạn bè gọi tới nói hình ảnh của em bị đưa lên mạng. Em lao về phòng
mở máy tính ra xem thì chân tay rụng rời…". T. khóc nức nở: "Mấy ngày nay, em không vào
mạng nữa, điện thoại phải tắt máy và thay số khác. Em thấy có lỗi với bố mẹ và người thân
nhiều lắm".38
Chúng tôi tự hỏi không biết đến bao giờ vết thương lòng của họ mới nguôi ngoai?
Thật đau xót biết bao cho những nạn nhân và căm ghét hành vi của những kẻ thiếu hiểu biết
nghiền nát thứ quý giá nhất của một con người.
Xã hội loài người biến động không ngừng và ngày càng vươn lên những tầm cao mới.
Mặt trái của Facebook xuất hiện thì các biện pháp để phòng tránh cũng sẽ được xây dựng,
đó có thể là giáo dục, tuyên truyền, tự bản thân những người sử dụng Facebook phải biết
bảo vệ mình hay Facebook sẽ tăng cường thêm hệ thống bảo mật…Có một câu nói rằng,

cuộc sống là trò chơi và pháp luật chính là quy tắc điều khiển trò chơi ấy. Để có thể kiểm
soát những hệ lụy xấu từ người dùng FB, biến nó trở nên an toàn hơn thì vẫn cần một công
cụ đảm bảo mang lại hiệu quả là pháp luật. Pháp luật là vũ khí hữu hiệu để giữ vững trật tự,
an ninh xã hội. Tuy nhiên đây là một vấn đề còn khá mới mẻ với Việt Nam. Pháp luật của
chúng ta đang trong giai đoạn hoàn thiện và để thích ứng với những yếu tố mới hình thành
trong xã hội.
37Đau xót vụ nữ sinh tự tử vì bị ghép ảnh trên Facebook.(3/7/2013). />38Nữ sinh sư phạm bị tung ảnh nóng tố cáo bạn trai cũ. (8/3/2013). />
Trang 20


Dưới góc độ pháp lý quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân
là một trong số những quyền nhân thân được pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ, nó
mang đầy đủ bản chất của quyền nhân thân là quyền phi tài sản, không biểu hiện bằng vật
chất, không quy đổi được thành tiền và mang giá trị tinh thần. Quyền nhân thân (QNT)
thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự và có những đặc điểm pháp lý cơ bản như:
(iii)
QNT thuộc phạm trù pháp lý và là một bộ phận của quyền con người, mang
(iv)

giá trị tinh thần, không biểu hiện bằng vật chất;
QNT thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự và gắn liền với cá nhân,

không thể chuyển dịch.39
Câu hỏi đặt liệu chúng ta có thể sử dụng những quy định pháp luật đã có để thực hiện
nhiệm vụ này hay phải xây dựng những quy định mới cụ thể hơn để bảo vệ danh dự nhân
phẩm và uy tín cá nhân trên MXH FB và thậm chí là người dùng Internet? Kết thúc phần
một chúng ta phần nào đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng ta sẽ phân tích tiếp
tục ở phần sau. Hơn lúc nào hết vấn đề xây dựng một cơ chế pháp lý bảo vệ danh dự, nhân
phẩm uy tín cá nhân trên mạng Facebook lại cấp thiết như lúc này. Nếu chậm trễ, cái giá
phải trả có lẽ sẽ khó mà đo đếm được.


Chương 2 Cơ sở để xây dựng quy chế pháp lý bảo vệ danh dự, uy tín,

nhân phẩm của cá nhân trên mạng Facebook
Được bảo vệ về danh dự, uy tín, nhân phẩm của là quyền cơ bản của con người,
không một ai hay thế lực nào được phép xâm phạm. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số,
con người giờ đây có thể tương tác với nhau qua thế giới ảo và cụ thể là mạng xã hội, vì
vậy xuất hiện những kẻ núp trong bóng tối, lợi dụng mạng xã hội điển hình là Facebook để
làm hại người khác là một thực tế đang diễn ra. Thật khó có thể chấp nhận vấn đề bất cập
đó. Tuy nhiên để có một cơ chế pháp lý hữu hiệu ở Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề trên,
trước hết hãy tham khảo những quy định pháp luật trên Thế giới về cách họ giải quyết vấn
đề này, cụ thể là các quốc gia mà Facebook cũng đã, đang tác động và có sự ảnh hưởng.
2.1 Quy định của Luật quốc tế
- Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày
10-12-1948 theo Nghị quyết số 217A (III).

39Bàn thêm về các quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật Dân sự năm 2005, PGS.TS Phùng Trung Lập, Trường
ĐH Luật Hà Nội, Diễn đàn về nhà nước, pháp luật, chính sách nghiên cứu lập pháp văn phòng Quốc
hội. />
Trang 21


Vào ngày 10-12-1948 tại Lâu đài Chaillot ở Pari (Pháp), 48 trong số 58 nước thành viên
đầu tiên của Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (the
Universal Declaration of Human Rights) đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình
phát triển xã hội loài người. Đây là lần đầu tiên mà các quyền cơ bản và tự do của con
người đã được cộng đồng quốc tế công nhận và được đảm bảo bằng một văn kiện pháp lý
chính thức. Mặc dù không phải một văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc, không có cơ chế
đảm bảo và hệ thống chế tài đối với các hành vi vi phạm, tuy nhiên bản Tuyên ngôn đã được
toàn thế giới chấp nhận là nền tảng pháp lý cho việc xây dựng các công ước quốc tế về

quyền con người làm cơ sở hình thành hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người hiện
nay.40
Đã 60 năm qua kể từ năm 1948 đến nay, có rất nhiều công ước và các văn kiện khác về
quyền con người cũng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của Tuyên ngôn. Vấn đề
quyền con người được chú trọng hơn bao giờ hết trên chính trường quốc tế. Trên thực tế,
Tuyên ngôn đã mở ra một kỷ nguyên mới cho những cam kết và hành động quốc tế trong
việc đảm bảo các quyền cùng tự do cơ bản của con người.
Trong những quyền tự do cơ bản của con người, Tuyên ngôn cũng nêu rõ tại Điều 12
rằng “Không ai phải chịu sự xúc phạm đến danh dự hoặc uy tín của cá nhân. Mọi người
đều có quyền được bảo vệ chống lại sự xâm phạm ấy”.
Điều 19 của Tuyên ngôn cũng nhắc đến quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến của mỗi
người. Một số chuẩn quốc tế, khu vực, và quốc gia cũng thừa nhận rằng quyền tự do ngôn
luận áp dụng cho mọi phương tiện truyền thông, dù bằng cách nói, viết, tài liệu in ấn,
qua Internet hay qua các hình thức nghệ thuật. Như vậy thông qua việc sử dụng mạng xã hội
Facebook, cá nhân có quyền bày tỏ bất kỳ những quan điểm, suy nghĩ của mình về người
khác. Điều này liệu có mâu thuẫn với Điều 12 nói trên? Có thể khẳng định rằng tự do ngôn
luận có thể bị hạn chế khi xung đột với các quyền khác, ví dụ bản Tuyên ngôn đã xây dựng
cơ chế chặt chẽ ở Khoản 2 Điều 29 “Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá
nhân, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là
bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người
khác, và đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi
chung trong một xã hội dân chủ”.
Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người hay chính là ý chí đồng thuận của cả nhân loại
về những quyền cơ bản họ đáng được hưởng. Mạng xã hội Facebook tuy ảo nhưng nó
không thể tách rời khỏi thế giới thực, và vì vậy cũng chứa đựng các quyền cơ bản của con
người. Nơi đó tự do ngôn luận, tự do ý chí của con người phần nào mâu thuẫn và ảnh hưởng
40 Liên Hợp Quốc và pháp luật Quốc tế về quyền con người. />
Trang 22



đến quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác. Mọi thông tin đều được
lan truyền, mọi thứ đều có thể chia sẻ, con người kết nối quá mở rộng khiến các thông tin
thật và giả lẫn lộn. Nhưng cũng chính tuyên ngôn đã khẳng định rằng chúng ta phải tôn
trọng quyền lợi của người khác như cách chúng ta đang tôn trọng quyền lợi của chính mình.
- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Đại hội đồng Liên hợp quốc
thông qua theo Nghị quyết số 2200 A (XXI) ngày 16-12-1966; có hiệu lực ngày 23-3-1976;
Việt Nam gia nhập ngày 24-9-1982
Điều 17 của Công ước “ Không ai bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín” là
sự tái khẳng định lại Điều 12 của “Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người”. Quy định này
bắt nguồn cũng một phần vì sự phát triển của mạng lưới Internet toàn cầu và vai trò ngày
càng quan trọng của nó trong đời sống con người, qua đó có thể thấynhiều vấn đề mới liên
quan đến bảo vệ đời tư, danh dự và uy tín cá nhân đã phát sinh.41
Với việc quy định như vậy, Công ước đã đặt ra trách nhiệm với các Thành viên tham
gia, trong đó có Việt Nam về việc ban hành các quy định pháp luật cần thiết để bảo vệ danh
dự và uy tín của cá nhân. Nó tạo cơ sở pháp lý quan trọng để mọi người có thể tự bảo vệ bản
thân và những người xung quanh từ xã hội nói chung và mạng Internet nói riêng, trong đó
có Facebook, đồng thời tạo cơ chế hiệu quả chống lại những kẻ phải chịu trách nhiệm.
Ngoài hai văn kiện pháp lý chính trên, việc được đảm bảo về danh dự, nhân phẩm, uy
tín của con người còn được nhắc đến trong “Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776”42,
“Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789” 43. “Tuyên bố Viên và chương trình
hành động”(Tuyên bố của Hội nghị nhân quyền thế giới tại Viên ngày 25-6-1993) 44,“Tuyên
ngôn nhân quyền ASIAN 201245 cùng nhiều văn bản pháp lý quốc tế khác.
Luật Quốc tế đã tạo một nền tảng cơ bản về quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân
phẩm của cá nhân, không chỉ giới hạn trong đời sống thực mà còn cả trên “mạng ảo”. Tiếp
theo hãy tìm hiểu các quốc gia đã có quy định riêng và cụ thể như thế nào.

41 Trung tâm nghiên cứu Quyền con người và quyền công dân (2012), Giới thiệu Công ước Quốc tế về các quyền Dân
sự và Chính trị (ICCPR.1966), NXB Hồng Đức, Tr 256
42Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
/>43Những bản tuyên ngôn lịch sử. (2/9/2012)

44Tuyên bố Viên và Chương trình hành động. />%C3%AAn_v%C3%A0_Ch%C6%B0%C6%A1ng_tr%C3%ACnh_H%C3%A0nh_%C4%91%E1%BB%99ng

45Tuyên ngôn nhân quyền ASESAN 2012 />name=News&op=detailsnews&mid=221&mcid=1

Trang 23


2.2 Quy định của một số nước trên Thế giới
2.2.1

Hoa Kỳ
 Tại sao lại chọn tìm hiểu về pháp luật Hoa Kỳ?

Thứ nhất, Facebook được sinh ra từ Hoa Kỳ bắt đầu từ trường đại học Harvard, vì
vậy ở nước này, tốc độ và khả năng lan truyền của Facebook là vô cùng mạnh mẽ, đứng
đầu trong bảng xếp hạng 10 nước sử dụng FB nhiều nhất Thế giới. 46Để tìm hiểu sự tác
động rõ rệt nhất của Facebook thì không thể bỏ qua Hoa Kỳ.
Thứ hai, Hoa Kỳ là quốc gia tiêu biểu của xã hội phương Tây, là nơi định hướng
quyền cá nhân là trung tâm. Người dân Hoa Kỳ tin rằng sự tự do của mỗi cá nhân chính
là đặc điểm thiết yếu của một chính quyền tự do và hy vọng Chính phủ sẽ bảo vệ các
quyền căn bản theo Hiến pháp của mình, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo,
quyền được bảo vệ công bằng trước pháp luật. Chính vì vậy pháp luật Hoa Kỳ luôn tạo
điều kiện tốt nhất để người dân nước mình được tự do sử dụng Internet cũng như tiếp cận
các thông tin trên mạng xã hội. Do đó tại Hoa Kỳ, 91% người trưởng thành trong độ tuổi
từ 18 đến 34 đều sử dụng Facebook.47
Như chúng ta đã đề cập ở trên, quyền tự do của con người trong phạm vi sử dụng
mạng Facebook phần nào mâu thuẫn đến quyền được bảo vệ sự riêng tư cũng như danh
dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân. Vậy một nước luôn đề cao sự tự do của con người
như ở Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh Facebook ra sao để cá nhân có thể theo đuổi lợi ích của mình
không hạn chế nhưng không được vi phạm các quyền và lợi ích của những người khác.

 Ảnh hưởng của Facebook tại Hoa Kỳ và sự điều chỉnh của Luật pháp?
Facebook là mạng xã hội tự do, người dân Hoa Kỳ yêu thích nó và càng sử dụng
mạnh mẽ hơn cho quyền tự do ngôn luận của mình. Cũng chính vì vậy đôi khi sự tự do
ngôn luận trở thành “con dao hai lưỡi”, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người
khác. Dưới đây là hai trong số các hậu quả lớn nhất xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân
phẩm của cá nhân đã xảy ra trên chính đất nước Hoa Kỳ:
Vụ việc thứ nhất: Mạo danh trên Facebook – Hành động bôi nhọ danh dự.
Nạn đánh cắp nhân thân trực tuyến đang lan tràn khắp thế giới. Chúng ta có thể thấy
hàng ngàn trang cá nhân giả mạo của nhiều người nổi tiếng trên Facebook, và nhiều kẻ đã
thành công trong việc khiến người khác tưởng chúng thật sự là nạn nhân. Hành động trên
trở thành hành vi phạm tội nghiêm trọng phụ thuộc vào những gì chúng sẽ làm với hồ sơ
giả mạo đó.

4610 quốc gia đông người dùng Facebook nhất Thế giới. 20/4/2014
4791% người trưởng thành tại Mỹ sử dụng Facebook. 23/10/2014.

Trang 24


Vụ việc ở New Jersey là một ví dụ, Dana Thorton, đã lập trang Facebook giả mạo
bạn trai cũ của cô để đăng những tấm hình nhằm bôi nhọ danh dự anh ta. Cô có khả năng
phải đối mặt với bản án 18 tháng tù giam.
Một vụ thú vị khác xảy ra ở Morocco vào năm 2008 đã gây xôn xao dư luận. Fouad
Mourtada đã bị bắt vì “hành vi thấp hèn liên quan tới cáo buộc đánh cắp nhân thân” trên
Facebook đối với Rachid, em trai của Quốc vương Morocco. Chính phủ Morocco không
hài lòng với những trò hề do Mourtada gây ra và đã kết án ông này 3 năm tù giam. May
mắn cho Mourtada là ông này đã được thả 43 ngày sau đó khi Hoàng gia Morocco ban
lệnh ân xá.48
Những tên trộm trên mạng ảo ngày nay không cần thiết phải đột nhập vào nhà bạn
mà vẫn có thể lấy đi các tài sản của bạn chỉ bằng cách tấn công trên mạng FB, nơi các

thông tin cá nhân của bạn dễ dàng bị công khai. Mạo danh, lừa đảo, các phương thức
chúng sử dụng rất khó lường, và bằng cách phạm pháp, chúng chiếm đoạt tài sản, thậm
chí tình cảm, cuối cùng đổ hết mọi tội danh sang những nạn nhân bị giả mạo tài khoản.
Sở Tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố các trường hợp trộm cắp danh tính và lừa đảo bằng
nhiều đạo luật liên bang. Vào mùa thu năm 1998, Quốc hội thông qua Đạo luật ngăn chặn
sư đánh cắp nhân thân và sự giả mạo (The Identity Theft and Assumption Deterrence
Act). Đạo luật này tạo ra một cơ chế pháp lý với hành vi trộm cắp danh tính, trong đó
nghiêm cấm: "knowingly transfer[ring] or us[ing], without lawful authority, a means of
identification of another person with the intent to commit, or to aid or abet, any unlawful
activity that constitutes a violation of Federal law, or that constitutes a felony under any
applicable State or local law"tức các hành vi cố ý chuyển đổi danh tính thành một
phương tiện nhận dạng người khác với mục đích phạm pháp là vi phạm pháp luật liên
bang. Tội này, trong hầu hết trường hợp, có thời hạn tù tối đa 15 năm, phạt tiền, tịch thu
bất kỳ tài sản cá nhân của tội phạm được sử dụng hoặc dự định sẽ được sử dụng để thực
hiện hành vi phạm tội.
Cũng phải nói thêm rằng ở Mỹ, họ có cách xử lý khá hiệu quả đối với các hành vi bị
xâm phạm về danh dự, nhân phẩm. Khi trở thành nạn nhân của việc bị mạo danh trên FB,
ngoài việc báo cáo vi phạm (báo cáo nội dung nào đó không phù hợp hoặc bị lạm dụng
trên Facebook) trang cá nhân đó, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của pháp luật. Điển hình
như:
1. Liên hệ với Federal Trade Commission (FTC) - Ủy ban Thương mại Liên bang để
báo cáo tình hình, xem trực tuyến,
2. Qua điện thoại miễn phí qua số 1-877-ID TRỘM CẮP (877-438-4338) hoặc TDD
tại 1-866-653-4261, hoặc
3. Bằng thư đến Consumer Response Center, FTC, 600 Pennsylvania Avenue, NW,
Washington, DC 20580.
48Xuân Nguyễn, Kim Diệu, Ý Như (2014), Người chơi Facebook khôn ngoan biết rằng, Nhà xuất bản Trẻ, Tr 222-223

Trang 25



×