Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học chuyên ngành báo chí xây dựng quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí cho đài phát thanh truyền hình cần thơ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ BĂNG THẠCH

XÂY DỰNG QUY TRÌNH
XÂY DỰNG QUY TRÌNH
TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ
TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ CHO
CHO ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH
ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH
CẦN THƠ HIỆN NAY
CẦN THƠ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

CẦNTHƠ
THƠ -- 2015.
2015


TP. CẦN


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

XÂY DỰNG QUY TRÌNH
TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ
CHO ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH
CẦN THƠ HIỆN NAY
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60320101

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn, với đề tài “Xây dựng quy trình tổ chức sản
xuất các sản phẩm báo chí cho Đài Phát thanh - Truyền hình Cần Thơ hiện

nay”, là kết quả cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của
TS Hà Huy Phượng. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào khác. Các thơng tin
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình.
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: XÂY DỰNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC SẢN
PHẨM BÁO CHÍ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

1.1. Các khái niệm
1.2. Vai trò của quy trình tổ chức các sản phẩm báo chí
1.3. Quy trình và phương thức tổ chức các sản phẩm báo chí

8
8
12
16

Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC
SẢN PHẨM BÁO CHÍ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN
HÌNH CẦN THƠ HIỆN NAY


2.1. Tổng quan về Đài Phát thanh - Truyền hình Cần Thơ
2.2. Khảo sát quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí tại Đài
Phát thanh - Truyền hình Cần Thơ hiện nay
2.3. Đánh giá thực trạng trong quy trình tổ chức sản xuất các sản
phẩm báo chí của Đài Phát thanh - Truyền hình Cần Thơ

28
28
36
57

Chương 3: GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG XÂY DỰNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ CHO ĐÀI PHÁT THANH VÀ
TRUYỀN HÌNH CẦN THƠ HIỆN NAY

64

3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng quy trình tổ chức sản
xuất các sản phẩm báo chí của Đài Phát thanh - Truyền hình Cần
Thơ hiện nay
3.2. Giải pháp xây dựng quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo

64

chí tại Đài Phát thanh - Truyền hình Cần Thơ hiện nay
3.3. Một số khuyến nghị

70
81


KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

86
88
93


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CMS

: Content Management System

GS,TS.

: Giáo sư Tiến sĩ

HĐND

: Hội đồng nhân dân

Nxb.

: Nhà xuất bản

PGS,TS .


: Phó giáo sư Tiến sĩ

PT-TH

: Phát thanh - Truyền hình

QTTCSX

: Quy trình tổ chức sản xuất

THTPCT

: Truyền hình thành phố Cần Thơ

TS.

: Tiến sĩ

TNVN

: Đài Tiếng nói Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC ẢNH MINH HỌA

Ảnh 2.1: Trung tâm kỹ thuật Đài PT-TH Cần Thơ

Ảnh 2.1: Chương trình Thời sự truyền hình
Ảnh 2.2: Giao diện trang chủ canthotv.vn và Trang Video
Ảnh 2.3: Luồng truy cập canthotv.vn
Ảnh 2.4: Thống kê Analytics lượt xem Chương trình thời sự
Ảnh 2.5: Thống kê Analytics thiết bị truy cập Canthotv.vn
Ảnh 2.6: Sai xót “key chữ” trên sóng truyền hình Cần Thơ

Trang
29
44
46
54
56
57
61


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
50
51

Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.2:
Biểu đồ 2.3:

Đánh giá chất lượng phát thanh
Hạn chế của sản phẩm Phát thanh
Kết quả khảo sát công chúng về sản phẩm Truyền


Biểu đồ 2.4:
Biểu đồ 2.5:

hình
Hạn chế của sản phẩm Truyền hình
Kết quả khảo sát

53
54
55

Sơ đồ 1.1:
Sơ đồ 2.1:

Mơ hình chung tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí
Quy trình sản xuất chương trình phát thanh Khảo sát

17

Sơ đồ 2.2:
Sơ đồ 2.3:
Sơ đồ 2.4:

sản xuất chương trình thời sự trực tiếp
Kết cấu chương trình thời sự phát thanh
Quy trình sản xuất chương trình truyền hình
Quy trình sản xuất

39
40

43
47

Sơ đồ 3.1:

Đề xuất Quy trình sản xuất truyền hình tại Đài PT-TH

Sơ đồ 3.2:

Cần Thơ
Đề xuất Quy trình sản xuất chương trình phát thanh

71
75

Sơ đồ 3.3:
Sơ đồ 3.4:

Đề xuất Quy trình sản xuất Canthotv.vn
Đề xuất Quy trình tổ chức sản xuất hội tụ các sản

76

phẩm báo chí của Đài Phát thanh và Truyền hình
thành phố Cần Thơ hiện nay

79


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí là hoạt động quan trọng và thường
xuyên đối với tất cả các cơ quan báo chí, mỗi mơ hình sản xuất sản phẩm báo
chí địi hỏi phải tuân theo những quy trình riêng, tùy theo từng cơ quan báo
chí. Các Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương thời gian gần đây cũng
nắm bắt xu thế phát triển công nghệ thông tin để làm tăng sản phẩm, tăng các
kênh thông tin và chú trọng cải thiện, đổi mới quy trình tổ chức sản xuất sản
phẩm báo chí là xu hướng đang diễn ra hiện nay. Truyền thông đa phương
tiện cũng đặt ra thách thức cho các nhà quản lý truyền thông trong việc triển
khai vận hành và sản xuất sản phẩm của báo chí đang ngày một đòi hỏi cao
hơn. Thực tiễn cho thấy, hiện nay tính năng hội tụ của các phương tiện truyền
thơng trên mạng Internet khơng ngừng nâng cao, cách thức, hình thức tiếp
nhận và truyền phát thông tin ngày càng đa dạng và phong phú. Sự xuất hiện
của thời đại 3G khiến báo chí mobile, online trên điện thoại di động, truyền
hình mobile... đã thúc đẩy MP4, ipad, laptop, màn hình ngồi trời khơng
dây... phát triển mạnh mẽ. Có thể thấy, mạng Internet và điện thoại di động đã
làm thay đổi cuộc sống của con người, đồng thời cũng làm thay đổi “môi
trường sinh thái” của các phương tiện truyền thông, khiến cách thức tổ chức
của các phương tiện truyền thông mới và cũ có nhiều thay đổi. Sự thay đổi về
hình thức và phương thức truyền thông mới khiến cách thức hợp nhất và tái
tạo nội dung truyền thông ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, các
phương tiện truyền thông mới đã phá bỏ “biên giới cứng” về thời gian, không
gian của các phương tiện truyền thông truyền thống vốn tồn tại đơn lẻ trước
đây như báo in, phát thanh và truyền hình, làm thế nào để định vị chính xác
về nội dung, lựa chọn thích hợp các phương tiện truyền thơng để truyền tải
thơng tin, kiểm sốt và quản lý một cách hiệu quả quy trình truyền thơng đã



2
trở thành bài tốn khó mà các phương tiện thuyền thơng đang đi tìm lời giải.
Nhiều ban biên tập tìm ra lối thốt bằng cách đa dạng hóa các loại hình truyền
thơng, ra thêm nhiều phiên bản như báo điện tử kèm bản tin truyền hình, cơ
quan báo hình mở thêm trang mạng điện tử…Chính vì thế, nhiều cơ quan báo
chí buộc phải tích cực đổi mới tờ báo cả về nội dung hình thức, chủ động
nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thức tuyên truyền, cải tiến quy trình sản
xuất các sản phẩm báo chí của mình. Đây được xem là nhiệm vụ trọng yếu,
sống còn ở nhiều cơ quan báo chí hiện nay.
Đối lập lại, nhiều cơ quan báo chí vẫn cịn cách làm truyền thống tồn
tại sự chậm chạp, cổ điển, quy trình thiếu khoa học, thiếu tính thời sự. Các sai
xót trên sản phẩm báo chí vẫn thường xun xảy ra, bởi quy trình khơng chặt
chẽ, gây nhiều tốn kém, lãnh phí. Một phần nguyên nhân của thực trạng này
xuất phát chính từ những bất cập trong quy trình tổ chức sản xuất.
Phải đổi mới và hồn thiện hơn quy trình tổ chức sản xuất các sản
phẩm báo chí, đưa ra một số cách làm mới, mơ hình mới với nhiều sự phối
hợp nhịp nhàng và chặt chẽ hơn. Cách tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí
cũng có phần nào thay đổi để bắt kịp với nhu cầu thông tin ngày càng đa
dạng, việc đầu tư trang thiết bị hiện đại ngày càng được chú trọng để không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Các công đoạn sẽ diễn ra như thế nào
là hiệu quả? Cách phối hợp xử lý tin bài ra sao giữa các sản phẩm của một cơ
quan báo chí đa phương tiện. Mơ hình tịa soạn hội tụ ra sao? Phải xây dựng
đội ngũ phóng viên, biên tập như thế nào để có thể vận hành theo quy trình tổ
chức sản xuất hiện đại theo xu hướng hội tụ.
Xuất phát chính từ thực tế chung mang tính cấp thiết, cũng như tại cơ
quan báo chí nơi mình cơng tác đang gặp phải, tác giả đã chọn đề tài “Xây
dựng quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí cho Đài Phát
thanh - Truyền hình Cần Thơ hiện nay”. Nhằm góp phần giải quyết một số



3
vấn đề thực tiễn, giúp cơ quan báo chí đáp ứng những đòi hỏi tất yếu đang
diễn ra hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về quy trình tổ chức sản xuất
ở Việt Nam hiện nay. Với những đối tương tượng riêng lẻ như Tổ chức sản
xuất nhật báo, Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, Cách thức đưa tin
đa phương tiện trên báo mạng… Nhưng chưa tiếp cận chung đề tài nghiên
cứu về Quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí của hệ thống các Đài
Phát thanh và Truyền hình, như các sản phẩm báo chí tại Đài Phát thanh và
Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay.
Về giáo trình nghiên cứu Quy trình tổ chức sản xuất chương trình
truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử có thể tìm thấy trong các quyển
như: Truyền thông đại chúng - GS,TS. Tạ Ngọc Tấn, Nxb. Chính trị quốc gia
(2001), Cơ sở lý luận báo chí của PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, Nxb. Đại học
quốc gia Hà Nội, 2011) Giáo trình báo chí truyền hình - PGS,TS. Dương
Xuân Sơn (biên soạn), Nxb Đại học quốc gia Hà nội, Tổ chức sản xuất
chương trình truyền hình - Trần Bảo Khánh (2003), Lý luận báo phát thanh Đức Dũng (2003), Nxb. Văn hóa thơng tin. Đây là những giáo trình tài liệu có
tính chun sâu về phương pháp luận làm quan điểm cơ bản cho việc nghiên
cứu.
Trong cuốn Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản - TS. Nguyễn Thị
Trường Giang, Nxb. Chính trị quốc gia - sự thật (2014), cũng đã trình bày rất
chi tiết về Quy trình tổ chức sản xuất của báo mạng điện tử. Đây là loại hình
báo chí đang phát triển nhanh chóng với thế mạnh là các ứng dụng truyền
thơng đa phương tiện nên trong thời gian gần đây có nhiều đề tài nghiên cứu
khoa học đề cập đến Báo mạng như: Đề tài Cách đưa tin đa phương tiện trên
báo mạng điện tử ở việt Nam hiện nay của Phạm Thị Hồng bảo vệ năm 2010.
Cho thấy sự kết hợp của truyền thông đa phương tiện, sự kết hợp linh hoạt



4
giữa các ngơn ngữ hình ảnh, âm thanh, văn bản, với khả năng tương tác và
lưu trữ cao. Đối với các cơ quan báo chí truyền hình có phát triển phiên bản
trang mạng điện tử sẽ góp phần cải thiện và bổ trợ rất nhiều cho các sản phẩm
báo chí của mình.
Một số luận văn Thạc sĩ có đề tài nghiên cứu có liên quan một phần
như: Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình của Hồng Thị Nga (2012).
Học viên Trần Thị Thùy Liên đã bảo vệ thành công đề tài Tổ chức hoạt động
của cơ quan báo chí đa phương tiện (2013). Năm 2014 học viên Lê Minh
Tùng đã bảo vệ thành công đề tài Xây dựng mô hình tịa soạn sản xuất hai
phiên bản cho cơ quan báo đảng địa phương.
Luận văn thạc sĩ báo chí “Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí đa
phương tiện tại Đài phát thanh và Truyền Hình Quảng Ninh hiện nay” của
học viên Trần Thị Thùy Liên do TS. Hà Huy Phượng hướng dẫn đã hệ thống
hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động cơ quan báo chí đa
phương tiện, tác giả cũng đã khái quát khái niệm về hoạt động tổ chức hoạt
động cơ quan báo chí đa phương tiện,… Luận văn nghiên cứu, phân tích thực
trạng việc tổ chức hoạt động báo chí đa phương tiện tại Đài Phát thanh và
Truyền hình Quảng Ninh từ đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm
nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí đa phương tiện.
Tuy nhiên, luận văn chưa phân tích sâu về quy trình sản xuất để nâng cao chất
lượng tổ chức sản xuất trong cơ quan báo chí đa phương tiện. Mặt khác luận
văn chỉ dừng lại ở tổ chức hoạt động mà chưa đề cập nhiều đến hoạt động sản
xuất, trong khi đó để đánh giá hiệu quả tổ chức hoạt động thì quy trình sản
xuất là vấn đề không thể tách rời trong hoạt động báo chí. Vậy nên trong
nghiên cứu của mình tác giả sẽ vận dụng cơ sở lý luận, phát triển nghiên cứu
thêm các vấn đề liên quan đến tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí, cụ thể
là Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ.



5
Như vậy, chưa có đề tài nào nghiên cứu về xây dựng quy trình tổ chức
sản xuất các sản phẩm báo chí cho Đài Phát thanh và Truyền hình. Những
nghiên cứu trước đó cũng giúp tơi nhận biết thêm sâu sắc hơn về các sản
phẩm phát thanh, truyền hình và xu hướng phát triển tích hợp hội tụ, đa
phương tiện của báo mạng điện tử ở nhiều cơ quan báo chí, là tư liệu giúp tơi
thực hiện tốt luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là thơng qua việc khảo sát quy trình
sản xuất các sản phẩm báo chí của Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố
Cần Thơ hiện nay. Tìm ra những ưu điểm và các vấn đề cịn hạn chế, trên cơ sở
đó đánh giá trực tiếp khách quan các quy trình sản xuất. Kiến nghị các giải pháp
nâng cao hiệu quả, xây dựng quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí của Đài
Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, tác giả luận văn xác định 3 nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, lý thuyết, kỹ năng liên quan đến
tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí.
- Khảo sát thực trạng về quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí
của Đài
- Xây dựng quy trình, đưa ra hệ thống giải pháp và khuyến nghị nhằm
nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí cho Đài Phát
thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu việc tổ chức sản xuất
các sản phẩm báo chí của Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ



6
hiện nay. Một trong những Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương nằm ở
trung tâm Đồng bằng sơng Cửu Long.
4.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát
Phạm vi khảo sát của luận văn là khảo sát quy trình tổ chức sản xuất
sản phẩm báo chí của Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện
nay. Đi sâu vào phần quan trọng mang tính quyết định trong quy trình tổ chức
sản xuất, các giải pháp về kỹ thuật trong quy trình. Sự phối kết hợp giữa các
sản phẩm trong quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí của Đài Phát thanh
và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay. Thời gian khảo sát của đề tài từ
tháng 6/2014 đến tháng 6/2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thực hiện trong quá trình khảo sát
nghiên cứu đọc các tài liệu khoa học, giáo trình, các văn bản, chỉ thị, nghị
quyết... Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề về lý
luận báo chí, tạo cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Để làm sáng tỏ thực trạng các mơ
hình, quy trình sản xuất của các sản phẩm báo chí, qua đó chỉ rõ những ưu
điểm, hạn chế trong việc tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí cho Đài Phát
thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng bản hỏi để thăm dò ý
kiến, thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu (phỏng vấn chuyên gia): Phỏng vấn
những chuyên gia, người có kinh nghiệm, cán bộ quản lý, phóng viên biên tập
trực tiếp làm việc trong quy trình để định hướng trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp thảo luận nhóm: tập trung những người làm báo có liên
quan trong quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí, bàn luận trao đổi để tìm
hiểu phân tích, tìm phương án thống nhất chung để góp phần cải tiến, xây
dựng quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đạt hiệu quả hơn.



7
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu về quy trình sản xuất các sản
phẩm báo chí cho Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ hiện nay.
Đề tài cung cấp những cơ sơ lý luận và thực tiễn, xây dựng quy trình sản xuất
các sản phẩm báo chí cho Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ nói
riêng, và cho mơ hình tổ chức sản xuất tại các đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh, địa phương trong cả nước hiện nay. Đề tài cũng khái quát các hoạt động
thực tiễn, chỉ ra những ưu điểm, những vấn đề bất cập của từng công đoạn và
kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của quy trình.
6.2. Giá trị thực tiễn của đề tài
Luận văn là tài liệu tham khảo về thực tiễn đối với các cơ quan báo chí, trong
đó có Đài Phát thanh và Truyền hình Cần Thơ. Thơng qua việc nghiên cứu đề tài,
tác giả cũng nâng cao được trình độ nghiên cứu, kiến thức về quy trình tổ chức sản
xuất các sản phẩm báo chí hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chương, 9 tiết, 86 trang và các hình minh họa, biểu bảng...
Cụ thể nôi dung các chương như sau:
Chương 1: Xây dựng quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí những vấn đề lý luận cơ bản
Chương 2: Thực trạng quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí
tại Đài Phát thanh - Truyền hình Cần Thơ hiện nay
Chương 3: Giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng xây dựng
quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí cho Đài Phát thanh và
Truyền hình Cần Thơ hiện nay.



8
Chương 1
XÂY DỰNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC
SẢN PHẨM BÁO CHÍ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm về báo chí và sản phẩm báo chí
+ Khái niệm báo chí
Theo Nghị Định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của
Chính Phủ, trong chương 1, Điều 1 giải thích rõ “Báo chí là tên gọi chung đối
với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử”. Báo chí được hiểu
theo nghĩa rộng bao gồm những loại hình khác nhau như: Báo in (cịn gọi là
Báo viết), Báo nói (Phát thanh), Báo hình (Truyền hình), Báo điện tử (Báo
trên mạng Internet) - tức là những kênh thông tin truyền thông đại chúng sản
xuất và quảng bá thông tin thường xuyên liên tục, trên phạm vi rộng lớn, định
kỳ (và phi định kỳ) điều đặn và cập nhật nhất, tác động đến nhiều người nhất.
Theo PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, đã nhận định quan niệm Báo chí là là
phương tiện thơng báo, thông tin về những sự việc mới diễn ra hàng ngày cho
nhiều người biết. Báo chí là phương tiện thơng tin thời sự, phương tiện giao tiếp
xã hội; là diễn đàn cung cấp trao đổi và chia sẻ thông tin công khai [6, tr.54].
Theo PGS,TS. Đức Dũng, thuật ngữ báo chí để chỉ những loại hình báo
chí khác nhau như báo in, báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình), thông
tấn, báo ảnh và báo mạng - internet [5, tr.8].
Thông tin báo chí đề cập đến mọi mặt của đời sống một cách xác thực,
cụ thể, tỷ mỷ. Nó đặc biệt chú ý đến những cái mới (tính thời sự) và việc phản
ánh những cái mới đó dưới một góc nhìn thể hiện lập trường của tác giả. Nói
cách khác, đặc trưng cơ bản của thơng tin báo chí được thể hiện ở ba điểm cơ
bản nhất: Tính xác thực, tiêu biểu - Tính thời sự - Tính định hướng trực tiếp.
Nói về những chức năng của báo chí, người ta thường nhấn mạnh một



9
số chức năng quan trọng như: thông tin, tuyên truyền, giáo dục, dự báo, giải
trí, giao tiếp... Trong đó, thơng tin là chức năng cơ bản có tầm quan trọng
hàng đầu.
+ Khái niệm sản phẩm báo chí
Theo PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, Sản phẩm báo chí là sản phẩm tổng
họp hồn chỉnh (số báo, chương trình phát thanh, truyền hình) để có thể phát
hành, phát sóng (với báo in, phát thanh, truyền hình) [6, tr.63].
Theo TS. Nguyễn Ngọc Oanh:
Sản phẩm báo chí là sản phẩm hồn chỉnh về nội dung cũng như
hình thức chuyển tải như tờ báo in, tờ báo mạng, chương trình phát
thanh, truyền hình, báo chí trên điện thoại di dộng. Mỗi sản phẩm
báo chí như tờ báo, tờ tạp chí, chương trình phát thanh, chương
trình truyền hình từ khi bắt đầu sản xuất đến khi được công chúng
tiếp nhận đều tuân theo một trình tự các bước nhất định, gọi là quy
trình sản xuất sản phẩm báo chí - [Tạp chí Lý luận Chính trị và
Truyền thơng số tháng 9/2013].
TS. Nguyễn Thị Thoa cho rằng:
Tác phẩm báo chí là một bộ phận nhỏ mang tính đơn lẻ của một
sản phẩm báo chí và do nhà báo sáng tạo ra (một tờ báo, chương
trình truyền hình, chương trình phát thanh, một tờ báo mạng điện
tử), Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào được đăng tải trên sản
phẩm báo chí là tác phẩm báo chí, bởi sản phẩm báo chí cũng đăng
tải cả những loại tác phẩm khác (như: truyện ngắn, thơ văn, sản
phẩm quảng cáo, thông tin nhà đất, việc làm...) [Nguyễn Thị Thoa
(2009), Tác Phẩm báo chí đại cương].
Trong một sản phẩm báo chí có sự góp mặt của nhiều tác phẩm. Mỗi
tác phẩm báo chí ra đời là sự sáng tạo của nhà báo (hoặc của một nhóm nhà
báo) trong q trình phản ánh hiện thực khách quan. Sáng tạo tác phẩm báo
chí là một khâu nằm trong quy trình sản xuất ra sản phẩm báo chí.



10
Sản phẩm báo chí bao gồm:
- Sản phẩm báo in: Theo PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, “báo in là những
ấn phẩm xuất bản định kỳ, bằng kí hiệu chữ viết hình ảnh và các ngôn ngữ phi
văn tự, thông tin về các vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm
phục vụ cơng chúng - nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định” [6,
tr.101].
- Sản phẩm phát thanh: Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử
dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác
động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận. Chất liệu chính của phát thanh
là nghệ thuật lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc tái hiện cuộc sống hiện
thực. thông điệp được mã hóa và truyền qua kênh phát thanh, người nhận phải
có máy thu thanh mới tiếp nhận được thông điệp [6, tr.111].
- Sản phẩm truyền hình: Là kênh truyền thơng chuyển tải thơng điệp
bằng hình ảnh động với nhiều màu sắc vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói,
âm nhạc, tiếng động [6, tr.118].
- Sản phẩm báo mạng điện tử: Là loại hình báo chí - truyền thơng tồn
tại, phát triển trên mạng internet toàn cầu. Báo mạng điện tử đã hội tụ được
nhiều ưu điểm nổi trội của các kênh truyền thơng trước đó [6, tr.123].
- Báo chí đa phương tiện: Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa
truyền thông hay truyền thông đa phương tiện được hiểu là sử dụng nhiều loại
phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực hiện và tạo nên một sản
phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí được coi là sản phẩm đa phương tiện khi
nó tích hợp nhiều trong số các phương tiện truyền tải thông tin sau: Văn bản
(text), hình ảnh tỉnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ họa
(graphic), âm thanh (audio), video và các chương trình tương tác (interactive
program).
1.1.2. Khái niệm quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí

+ Khái niệm quy trình:


11
Quy trình được hiểu đó là tập hợp những cơng đoạn, thao tác có liên quan
hoặc tác động tương tác lẫn nhau để biến đổi nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm
đầu ra. Sản xuất theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu
là quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.
+ Khái niệm quy trình sản xuất: Theo Từ điển Tiếng Việt: “quy trình
là trình tự phải tn theo để tiến hành một cơng việc nào đó”. Cịn “sản xuất
là hoạt động tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác
động lên đối tượng lao động”. Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí là trình tự
các bước tiến hành cần trải qua để có được một sản phẩm báo chí. Nó bao
gồm nhiều bước và nhà báo cần tuân thủ các bước trong quy trình ấy. Người
ta gọi các bước đó là quy trình sản xuất.
+ Khái niệm quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí
Quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí là sự phối hợp nhuần
nhuyễn giữa các bộ phận với nhau, bao gồm các bộ phận sản xuất nội dung và
kỹ thuật để tạo thành một chương trình truyền hình, phát thanh, tờ báo…
Là các cơng đoạn mang tính bắt buộc để sản xuất ra một sản phẩm báo
chí như một tời báo in, tạp chí, một chương trình phát thanh, chương trình
truyền hình, ấn phẩm báo mạng điện tử… Mỗi loại hình báo chí có những cơng
đoạn và trình tự sản xuất khác nhau, có sự tham gia của nhiều thành viên, nhiều
bộ phận để sản xuất thành một sản phẩm báo chí mang tính tập thể.
Như vậy, Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí là các bước có
tính chất bắt buộc để sản xuất ra một sản phẩm báo chí như một tờ báo in,
tạp chí, một chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, ấn phẩm báo
mạng điện tử…Do các sản phẩm báo chí đa dạng về loại hình nên quy trình tổ
chức sản xuất của từng loại hình cũng khác nhau về cơng đoạn và trình tự sản
xuất. Mỗi cơng đoạn có sự tham gia của nhiều thành viên, và trải qua nhiều

công đoạn để tạo thành một sản phẩm báo chí mang tính tập thể.


12
1.2. Vai trị của quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí
Báo chí hiện nay ở nước ta phát triển theo xu hướng báo mạng điện tử
làm trung tâm, truyền hình giảm ưu thế trong các loại hình báo chí truyền
thống. Báo in, phát thanh bị đẩy vào cuộc cạnh tranh gay gắt khi sụt giảm về
lượng phát hành, người nghe có nguy cơ thu nhỏ về quy mơ và giảm quảng
cáo. Thực tế đã có nhiều cơ quan báo chí, đài phát thanh chịu lỗ và chịu thất
bại. Đứng trước thực trạng đó, cải tiến quy trình tổ chức sản xuất là vấn đề đặt
ra khá cấp bách, bên cạnh chú trọng nâng cao chất lượng nội dung, hình thức
cho các sản phẩm báo chí.
1.2.1. Đối với cơ quan báo chí
+ Phù hợp với xu hướng phát triển báo chí hiện đại
Sự chuyển hướng từ các phương tiện truyền thông truyền thống sang hệ
thống truyền thông đa phương tiện đã không chỉ bao hàm ý nghĩa về một sự
thay đổi hình thức chuyển tải thơng tin, mà còn quan trọng hơn, báo hiệu một
cuộc cách mạng lớn về phong cách làm báo. Bất kể một công ty truyền thơng
nào, nếu muốn thành cơng thì đều phải nhận thức, đón đầu và phát triển sự
chuyển biến này [28, tr.12].
Sự phát triển mạnh mẻ của công nghệ truyền thông, mạng internet và
các ứng dụng kỹ thuật số đã tạo ra những cơ hội và động lực mới cho sự phát
triển kinh tế xã hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức khơng nhỏ cho
hoạt động báo chí truyền thơng hiện đại. Có thể thấy, truyền thơng internet ra
đời tạo ra xu hướng hội tụ truyền thông và đa phương tiện, đánh dấu bước
ngoặt quan trọng trong sự vận động và phát triển của báo chí truyền thơng
hiện đại theo xu hướng báo mạng điện tử làm trung tâm. Nếu báo phát thanh
có những chương trình tin tức và âm nhạc trên radio thì báo điện tử cũng có thể
làm những chương trình như thế, thậm chí khơng chỉ cho người truy cập nghe

tiện lợi mà cịn có thể tải về, lưu trữ, chia sẻ cho mọi người khi có nhu cầu.
Truyền hình là loại hình báo chí chiếm nhiều ưu thế trong báo chí


13
truyền thống với sức mạnh trực quan sinh động về hình ảnh, nay phải e dè
trước khả năng đăng tải những đoạn video, clip một cách nhanh chóng, khả
năng lưu trữ cao của mạng điện tử. Ngày nay, đa số các ti-vi đề có tích hợp
đầu thu kỹ thuật số. Có khả năng tương tác, lựa chọn các chương trình yêu
thích và xem bất cứ lúc nào khi cần thiết.
Trong bối cảnh chung đó, các cơ quan báo chí nên sắp xếp và thay đổi
mơ hình tổ chức, xây dựng quy trình sản xuất như thế nào để thích ứng với xu
thế phát triển chung của thế giới hiện đại.
+ Thể hiện tính chuyên nghiệp trong hoạt động của cơ quan báo chí
Cả cơ quan báo chí là một bộ máy hoạt động nhịp nhàng, chính xác của
từng thành viên. Mỗi khâu trong quy trình tổ chức sản xuất phải có sự kết nối, hỗ
trợ lẫn nhau theo diễn biến trình tự. Tuy nhiên, từng cơng đoạn phải tách bạch rõ
ràng bởi kết thúc phần việc cơng đoạn này thì cơng đoạn sau mới có thể diễn ra.
Trong tình huống sản phẩm có xảy ra sơ xót thì nhờ sự tách bạch trong
quy trình tổ chức sản xuất rõ ràng, dễ phát hiện và tìm ra nguyên nhân bắt đầu
từ khâu nào, trách nhiệm của bộ phận hay cá nhân nào trong hoạt động sản
xuất sản phẩm báo chí.
Nhà báo Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam khẳng
định việc nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí trước hết phải là nâng cao
tính chun nghiệp của phóng viên và điều đó quan hệ biện chứng với cách
quản lý, điều hành tổ chức thực hiện của cơ quan báo chí. Ơng cũng thẳng
thắn khi cho rằng, để bảo đảm tính chuyên nghiệp của nhà báo và cơ quan báo
chí, phải giải quyết đồng bộ các vấn đề từ tự chủ kinh tế cho báo bằng các
nguồn thu quảng cáo chính đáng, hành lang pháp lý cho báo chí hoạt động.
Theo PGS,TS. Trương Ngọc Nam (Học viện Báo chí và Tuyên truyền),

tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại trước hết phải được thể hiện ở năng
lực của nhà báo, ở khả năng sử dụng các phương pháp, phương tiện, hình
thức... có tính đặc thù của báo chí để phản ánh và tác động đến đời sống xã


14
hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nói cách khác, tính chuyên nghiệp của báo chí
thể hiện ở phương thức chuyên biệt của nhà báo trong việc tác động đến các
đối tượng độc giả, thính giả một cách thuyết phục và có hiệu quả xã hội cao.
Hội thảo khoa học quốc gia, với chủ đề “Tính chuyên nghiệp của báo chí
hiện đại - những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Tính chuyên nghiệp là sự tổng hợp của tài năng, sự say mê và kỹ năng
nghiệp vụ chuyên môn cao của các nhà báo để tạo nên những tác phẩm báo
chí tiêu biểu, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Đạo đức nhà báo là một
nhân tố hết sức quan trọng để tạo nên tình chun nghiệp của phóng viên báo
chí. Nhà báo phải sống và làm việc theo luật pháp, phải suy nghĩ và viết với
tất cả trách nhiệm cơng dân để tác phẩm báo chí vừa phục vụ nhân dân, vừa
định hướng dư luận. Bài báo hay và có sức lan tỏa rộng rãi, có tác dụng thu
hút sự chú ý, lưu tâm của xã hội, và tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực là những
bài báo thể hiện sâu sắc lương tâm nghề nghiệp của người làm báo.
Trong thời đại tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, các nhà báo
cần phải được trang bị những phương tiện hiện đại để có thể thao tác nghiệp
vụ trong mọi điều kiện hồn cảnh. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhà báo là
hạt nhân để xây dựng nên tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại. Khơng có
những nhà báo tài năng xuất chúng, có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp thi
khơng thể có một nên báo chí chuyên nghiệp hiện đại [17, tr.44].
1.2.2. Đối với sản phẩm báo chí
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí
Về mặt lý thuyết, quy trình tổ chức sản xuất báo chí thường khơng ảnh
hưởng đến chất lượng của sản phẩm báo chí. Vì nó là các bước, là một trình tự

bắt buộc phải tuân theo, trong khi chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố
quan trọng khác như: chất lượng nguyên liệu đầu vào, trình độ của con người,
máy móc thiết bị hiện đại… Tuy nhiên, thực tế cho thấy chính các bước sản xuất
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm


15
quy trình tổ chức sản xuất báo chí có u cầu chất lượng cao như thông tin cần
phải nhanh, kịp thời, chính xác. góp phần quyết định tăng tốc độ đăng tải tin tức.
Thị trường đòi hỏi các cơ quan báo chí phải có sự nhạy bén, linh hoạt
thay đổi trong chiến lược phát triển của mình khi có những thay đổi trong cơ
chế. Đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất luôn là vấn đề đặt ra cho các nhà
quản lí cả về lý luận và thực tế. Bởi vậy, cơng việc cải thiện chất lượng sản
phẩm báo chí trong cơ quan báo chí là phải thường xuyên điều tra, phân tích,
tính tốn, cân nhắc các phương án sản xuất sản phẩm báo chí tối ưu mang lại
hiệu quả cao nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí một cách thấp nhất. Đây cũng là
cách để các cơ quan báo chí nâng cao khả năng cạnh trong bối cảnh tồn cầu
hóa, khi các loại hình báo chí khơng ngừng phát triển.
+ Đảm bảo tính khoa học chặt chẽ
Các cơng đoạn trong quy trình tổ chức sản xuất báo chí ln được quy định
trong cơ quan báo chí. Về bản chất, đó là thu nhận và phát ra thơng tin, nên dù quy
mơ nào, mmơ hình nào cũng cần đảm bảo ngun tắt thơng tin đầu vào đối với tịa
soạn phải nhanh nhất, tiện lợi nhất, không bị ách tắc. Bản thân tòa soạn cũng phải
được tổ chức hợp lý để xử lý thơng tin nhanh nhất và chính xác [18, tr.122].
Việc xây dựng quy trình tổ chức sản xuất góp phần nâng cao tính khoa
học chặt chẽ, hạn chế thiếu sót trong qua trình sáng tạo để hợp thành sản
phẩm báo chí hồn chỉnh. Với khối lượng thơng tin cập nhật hàng ngày, hàng
giờ, nội dung phong phú đa dạng. Đề cập đến nhiều vấn đề trong đời sống xã
hội sẽ khó tránh khỏi sai sót, thiếu chính xác. Nhằm hồn thiện q trình sản
chương trình với chất lượng cao, tiết kiệm tối đa thời gian lao động, sử dụng

có hiệu quả mọi yếu tố cấu thành của quá trình sản xuất chương trình, đồng
thời làm cho bộ máy quản lí gọn nhẹ năng động, hoạt động nhịp nhàng, đạt
hiệu quả cao. Để thực hiện tốt công tác tổ chức sản xuất địi hỏi cơ quan báo
chí đó phải có bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt, nhiệt tình trong cơng việc, sự phối
hợp khoa học, ổn định thì việc vận hành quy trình sản xuất sản phẩm báo chí


16
mới đạt hiệu quả cao.
1.3. Quy trình và phương thức tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí
1.3.1. Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí
+ Mơ hình chung tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí
* Cơng đoạn 1: Xây dựng đề tài - kế hoạch sản xuất sản phẩm
Đề tài có thể do ban biên tập phân cơng theo kế hoạch tun truyền, đề
tài do phóng viên phát hiện.
Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế: Đây là khâu đầu tiên trong quy trình
sáng tạo một tác phẩm báo chí. Các nhà báo thường dễ bỏ qua khâu này, nhất
là đối với những nhà báo đã có bề dày kinh nghiệm. Bởi vì nhà báo tin vào
kinh nghiệm và sự hiểu biết mà họ sẵn có để xác định, lựa chọn đề tài. Quá
trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế nếu được coi trọng sẽ giúp nhà báo có
thêm thơng tin, tài liệu, giúp cho việc chọn đề tài thuyết phục hơn. Thực tế
đời sống luôn biến động hàng ngày hàng giờ, việc tìm hiểu và nghiên cứu
thực tế chính là q trình nhà báo thu thập thơng tin cần thiết cho việc quyết
định có chọn hay khơng chọn đề tài đó. Nó cũng khác với q trình tìm hiểu,
thu thập và khai thác thơng tin từ thực tế để hoàn thành tác phẩm sau này.


17

Sơ đồ 1.1: Mơ hình chung tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí

Xác định đề tài, chủ đề là cơ sở để quyết định dùng thể loại, hình thức
chương trình nào để phản ánh sự kiện, vấn đề; phản ánh theo hướng nào và
lựa chọn những chi tiết nào để phản ánh. Khi lựa chọn đề tài, cần chú ý đến
những yếu tố sau: Đề tài có tính thời sự, có được cơng chúng quan tâm? Đề
tài nằm trong kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo chí? Khả năng, điều
kiện ghi hình, hậu kỳ? Có bị trùng với những đề tài cũ?
Đề tài sẽ được đưa ra họp bàn, trao đổi và đi đến quyết định thống nhất
và tiến hành lập kế hoạch, khảo sát. Có thể làm kịch bản đối với một số đề tài
chương trình lớn. Chuẩn bị điều kiện về nhân sự, kỹ thuật, dịch vụ cần thiết
để thực hiện được tác phẩm/ chương trình.
* Công đoạn 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm
Sau khi đề tài, kịch bản được duyệt sẽ tiến hành công đoạn tổ chức thực


18
hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm. Đây là giai đoạn trung tâm của việc thực
hiện tác phẩm báo chí, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng.
Điều phối sản xuất: Bước này được thực hiện sau khi kịch bản do biên
tập được duyệt. Công việc điều phối bao gồm lên kế hoạch bố trí, phân cơng
các phương tiện kỹ thuật là máy quay, trường quay, ánh sáng, chủng loại xe,
thiết bị kỹ thuật video, audio... để thực hiện sản xuất chương trình. Đây là
cơng đoạn cần tổ chức, huy động nhiều nhân sự như: quay phim, kỹ thuật viên
(video, audio), lái xe.
Thu thập và xử lý thông tin: Đây là q trình địi hỏi nhà báo phải có kỹ
năng nghiệp vụ tinh thơng để có thể khai thác thơng tin một cách chính xác
nhất, đầy đủ nhất, bằng nhiều phương pháp nghiệp vụ (quan sát, phỏng vấn,
kết họp với các phương tiện kỹ thuật để thu thập thông tin).
Sản xuất hậu kỳ: Sau khi đã thu thập đầy đủ nguyên liệu đầu vào trong
khâu tiền kỳ, quá trình sản xuất sẽ thực hiện sản xuất hậu kỳ. Như trong
truyền hình, gồm các phần việc như: xem lại hình quay, dựng chương trình,

viết lời, đọc tiếng khớp tiếng, dựng các kỹ xảo cần thiết…Lúc này, phóng
viên biên tập phát huy năng lực của mình để trao chuốt cho tác phẩm thành
hình cụ thể. Sau khi làm hậu kỳ xong, tác phẩm sẽ được chuyển cho người
có trách nhiệm duyệt nội dung, hình thức thể hiện trong tác phẩm. Nếu đạt
yêu cầu sẽ được duyệt và chuyển đến bộ phận phát sóng phát tán sản phẩm.
Các chương trình trực tiếp khơng có giai đoạn xử lý hậu kỳ. Đối với các
chương trình sản xuất trước thì giai đoạn hậu kỳ là một yếu tố bảo đảm
chất lượng hiệu quả. Nó tổ chức lại các tư liệu hình ảnh, sử dụng chất liệu
âm thanh tiếng động, âm nhạc để nâng cao khả năng thể hiện của tác phẩm
báo chí [43, tr.147].
* Cơng đoạn 3: In ấn, phát sóng, truyền dẫn phát tán sản phẩm
Mỗi sản phẩm báo chí khác nhau sẽ được phát sóng, phát tán theo các
phương thức khác nhau. Truyền hình, phát thanh, báo mạng…Riêng báo


×