Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận tâm lý báo chí tâm lí giới, tâm lí lứa tuổi, tâm lí giao tiếp và hướng ứng dụng trong viết báo và tổ chức sản phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.86 KB, 11 trang )

Tiểu luận
MÔN: TÂM LÍ BÁO CHÍ
Đề bài: Tâm lí giới, tâm lí lứa tuổi, tâm lí giao tiếp,.. và hướng
ứng dụng trong viết báo và tổ chức sản phẩm báo chí.


MỞ ĐẦU
Một cách khái quát , tâm lý bao gồm tất cả các hiện tượng tinh
thần xảy ra trong đầu oc con người, gắn liền và điều hành mọi hành
động, hoạt động của con người. Các hiện tượng tâm lý đóng lai trò quan
trọng đặc biệt trong đời sống của con người, trong quan hệ giữa con
người với con người trong xã hội loài người.
Tâm lý học báo chí là khoa học ứng dụng, đối tượng nghiên cứu
là các hiện tượng tâm lý trong đời sống báo chí cũng như nguyên nhân
và cách thức, phương pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động báo chí.
 Đối với công chúng:
+, Hiểu biết tâm lý của công chúng để khai thác các nguồn đề tài,
tâm lý và các góc độ phản ánh.
+, Học cách khơi dậy, dẫn dắt sự chú ý của độc giả, công chúng
đối với tác phẩm của mình.
 Đối với nguồn tin:
+, Cách thức tiếp cận, phỏng vấn, khai thác thông tin (phỏng vấn)
+, Cách bảo vệ nguồn tin
+, Xác thực nguồn tin để báo chí không bị biến thành thứ để lợi
dụng
+, Cách thức thể hiện nguồn tin
 Đối với đồng nghiệp, cơ quan báo chí: Tạo sự liên kết, gắn
chặt hoạt động
Mặt khác, để có một sản phẩm báo chí thu hút được công chúng,
trước hết phân tích rõ tâm lí của từng đối tượng tiếp nhận.




A. TÂM LÍ GIỚI.
Trong những thập niên gần đây, tuy đã có những tiến bộ vượt bậc
về sự bình đẳng giới nhưng sự phân biệt giới vẫn phổ biến trong mọi
mặt của cuộc sống và trên khắp thế giới. Trên thực tế, chưa có một khu
vực nào của các nước đang phát triển phụ nữ lại có quyền bình đẳng với
nam giới về luật pháp, xã hội và kinh tế. Khoảng cách về giới rất sâu
rộng trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, trong các cơ hội
kinh tế, quyền lực và tiếng nói chính trị. Phụ nữ và các bé gái phải gánh
chịu trực tiếp nhất và lớn nhất cái giá của sự bất bình đẳng, nhưng cái
giá đó hoàn toàn không đồng đều trong xã hội và cuối cùng đều làm tổn
hại đến tất cả mọi người.
Để có những bài viết sâu sắc, thu hút người đọc, thì phải có hiểu
biết và nắm được tâm lí của họ, hiểu rõ những giới tính khác nhau thì
nhu cầu của mỗi giới tính là gì, từ đó, đưa ra những cái nhìn phù hợp và
có cách viết hợp lí.
Tâm lý giới là sự khác biệt tâm lý xã hội được hình thành trong
quá trình tương tác giữa nhóm nam và nhóm nữ trong bối cảnh cụ thể,
phân tích những đặc điểm tâm lý xã hội, vị trí, vai trò giữa nam và nữ
được lưu truyền trong văn hoá dân gian… những định kiến không đúng
về giới, những tư tưởng gia trưởng đã ảnh hưởng đến khía cạnh nam tính
và nữ tính làm cản trở sự phát triển của người phụ nữ… qua đó, khắc
phục những mặt tiêu cực, chỉ ra được những đặc điểm khác nhau về giới
nhằm có những biện pháp, chính sách phù hợp giúp cho sự phát triển
giới toàn diện, bình đẳng hơn.


Sinh học xã hội đã giải thích sự khác biệt tâm lý xã hội của phụ
nữ trong tương quan với nam giới dựa trên những đặc điểm sinh học và

gen. Theo cách tiếp cận này, phụ nữ được đánh giá là thường thụ động,
tính khí thất thường, không đưa ra được những quyết định chính xác còn
đàn ông thì có sức mạnh, tư chất sắc bén…
Như vậy, một cách đơn giản hơn, phụ nữ là phái yếu, và tính khí
thất thường, yêu cái đẹp,.. thì báo chí với tính xoa dịu thiên về tâm lí,
hoạt động xã hội, các thông tin về quyền bình đẳng giới, những ý kiến
về cách sống, chuyên trang về làm đẹp, đời sống tinh thần và những vấn
đề mới nổi,… có sức hút với họ hơn. Ngược lại, đàn ông thường quan
tâm đến những vấn đề liên quan đến chính trị, kinh tế, các vấn đề xã
luận, thể thao,… Do vậy, nắm rõ được những vấn đề này thì sẽ dễ dàng
hơn trong việc xây dựng các ấn phẩm về báo chí phù hợp với giới.


B. TÂM LÍ LỨA TUỔI
Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, lại có cách thức tiếp nhận cùng một
vấn đề khác nhau bởi tâm lí của mỗi đối tượng không giống nhau.
Nghiên cứu Tâm lí lứa tuổi là nghiên cứu đặc điểm của các quá
trình và các phẩm chất tâm lí riêng lẻ của cá nhân ở các lứa tuổi khác
nhau và sự khác biệt của chúng ở mỗi cá nhân trong phạm vi một lứa
tuổi, nghiên cứu những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội tri thức,
phương thức hành động.
Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau của các cá
nhân đang được phát triển (vui chơi, lao động…)
Như vậy, ở từng độ tuổi khác nhau, việc tiếp thu thông tin từ báo
chí cũng khác nhau. Với trẻ em từ 6_12 tuổi, là giai đoạn đang phát triển
với nhu cầu tìm hiểu là tự lập cao, ở độ tuổi này, các em bắt đầu học hỏi
công việc một cách chăm chú, tiếp thu sự giáo dục của những người
xung quanh, đây là giai đoạn trẻ em tập là quen với những sinh hoạt cá
nhân trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời là giai đoạn mà cấc em tiếp
thu kiến thức một cách chủ động và nhanh nhất. Do vậy, phù hợp nhất

với giai đoạn này là các thể loại báo chí về tấm gương người tốt việc tốt,
các học sinh được tuyên dương và kiến thức sơ đẳng về hành vi ứng xử
trong cuộc sống.
Cũng tương tự, với lứa tuổi thanh thiếu niên 13_17, 18_25 và
trung niên, người cao tuổi,… thì cần có những hiểu biết nhất định về tâm
lí giai đoạn này mới có thể phát triển các loại hình báo chí phù hợp với


từng đối thượng. Lứa tuổi thanh thiếu niên là những thắc mắc về tình
cảm bạn bè, thầy cô, trường lớp, những cảm xúc chớm nở đầu tiên, tình
yêu,… Với người trung niên và người cao tuổi, về vấn đề gia đình, cuộc
sống thường nhật, kinh tế, chính trị,…
Nếu nắm bắt tốt được tâm lí của từng đối tượng, việc xây dựng
một mô hình báo chí phù hợp với từng lứa tuổi sẽ góp phần thành công
cho báo. Một ví dụ cụ thể ở Sinh Viên Việt Nam, dựa trên từng đối
tượng, cho ra các ấn phẩm báo chí phù hợp: Thiên Thần nhỏ dành cho
wteen, Hoa Học Trò dành cho Teen và Sinh Viên Việt Nam dành cho
sinh viên.


C. TÂM LÍ GIAO TIẾP BÁO CHÍ
Giao tiếp là mối quan hệ qua lại, giữa con người vơí con người,
thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người cới người, thông qua đó mà con
người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh
hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói cách khác giao tiếp xac lập và
vận hành các quan hệ người- người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội
giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Giao tiếp báo chí là giao tiếp thể hiện mối quan hệ giữa nhà báo,
công chúng và nguồn tin. 3 thành tố này luôn tác động qua lại và kích
thích lẫn nhau.

+, Giao tiếp báo chí cũng chính là quá trình nhà báo tìm kiếm,
thu thập thông tin, phương pháp giao tiếp chủ đạo là phương pháp phỏng
vấn.
+, Giao tiếp báo chí mang tính tương tác 2 chiều, nhà báo tác
động đến nguồn tin và ngược lại, muốn vậy nhà báo phải kích thích
nguồn tin.
+, Giao tiếp báo chí cũng thực hiện thông qua tác phẩm báo chí,
đó là cách anh nói với công chúng như thế nào thông qua tác phẩm của
anh.
Yêu cầu đối với giao tiếp báo chí. (8 yêu cầu)


-

Loại hình giao tiếp phải đa dạng, phong phú. Cách thức giao

tiếp phải thân mật, quảng đại.
Phải chuyển tải được nhân cách trong quan hệ con người: sự
tôn trọng, tin cật, ý thức hợp tác lẫn nhau. Có như vậy thì mới khiến
cuộc noic chuyện cởi mở, thông tin dễ dàng được khai thác hơn.
Phải đảm bảo được tính khách quan của thông tin, không bị
chi phối bởi khách thể hay chủ thể giao tiếp.
Nhà báo phải nghiên cứu, xem xét đặc điểm tâm lý của khách
thể giao tiếp và tính chất của cuộc nói chuyện để đưa ra những phương
thức, khoảng cáh giao tiếp đúng đắn và hợp lý.(tư thế, cách xưng hô,
cách dặt câu hỏi, sự chuẩn bị…)
Sự thành công trong giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào sự
chuẩn bị trước đó, chính vì vậy nhà báo cần tìm hiểu kĩ nguồn tin và chủ
đề của cuộc giao tiếp.
Phải xác định rõ mục đích của cuộc giao tiếp. Điều chúng ta

cần có thể là: Sự thật, cảm xúc, phân tích, giải thích, câu chuyện của
người làm chứng, trách nhiệm, nội tâm nhân vật…
Thông qua biểu hiện mà nhà báo cần đánh giá đúng tâm lý
của nguồn tin. Việc này được thực hiện chủ yếu thông qua quan sát
khuôn mặt, cử chỉ, nhịp thở, điệu bộ, thái đọ… Việc quan sát cần tỉnh
táo, tránh chủ quan.
Giao tiếp phải luôn mạch lạc, sáng ý. Tránh sự rườm rà, dài
dòng. Nên đi thẳng vào vấn đề chính cần thông tin.
Luôn phải tôn trọng sự thật, không bẻ cong hay tạo nên
những giao tiếp có thể gây hiểu nhầm, hiểu sai thông tin.
Đặc điểm tâm lý tiếp nhận của công chúng.
Tiếp nhận theo thuyết nhu cầu của maslow


Tiếp nhận theo quy luật xa gần
+, Về mặt địa lý
+Về mặt tình cảm
+, Về mặt không gian
+, Về mặt xã hội
Tiếp nhận cùng với sự liên tưởng
Tiếp nhận và lựa chọn thông tin theo các bước, các cấp độ:
+ Nghe, xem lướt, dò tìm
+, Nghe xem loáng thoáng, rơi vãi
+, Nghe xem chi tiết
+, Nghe xem định kì, sâu
Tâm lý tiếp nhận của công chúng cũng phụ thuộc vào đặc
điểm của các loại hình báo chí.
 Tâm lý tiếp nhận cần được phân biệt rõ với nhu cầu giải trí
của công chúng vì đây là 2 vấn đề khác nhau. Tâm lý tiếp nhận của công
chúng là yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo của nhà báo. Dựa

trên những đặc điểm tâm lý ấy, nhà báo sáng tạo ra những tác phẩm phù
hợp, hấp dẫn đối với công chúng chứ k phải chạy theo thị hiếu tầm
thường của một nhóm công chúng nào đó mà quên đi chức năng định
hướng thông tin của mình.


KẾT LUẬN
Mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo có cách tiếp cận riêng với
công chúng của mình thông qua các phương tiện, cách thức khác nhau
để từ đó xây dựng nên lớp công chúng của riêng mình. Sự ra đời, tồn tại
và phát triển của mỗi sản phẩm báo chí đều phải dựa trên sự xác định
công chúng và hiệu quả của nó tới công chúng.
Cơ quan báo chí cũng như nhà báo sẽ kiểm tra, đnáh giá được
hiệu quả hoạt động của mình thông qua việc nắm bắt được tâm lý công
chúng. Từ đó mà có những điều chỉnh cho phù hợp hơn với thị hiếu của
công chúng cả về nội dung lẫn hình thức trình bày.
Việc nghiên cứu tâm lý công chúng sẽ giúp cơ quan báo chí
và nhà báo hiểu được mong muốn thông tin của công chứng để từ đó tập
trung vào loại thông tin mà công chúng yêu cầu và biết cách khai thác ở
những khía cạnh phù hợp.
Việc nghiên cứu này cũng sẽ góp phần làm cho công chúng
có cảm tình với tác phẩm báo chí. Bởi vì liên tục thay đổi để đáp ứng
nhu cầu của công chúng sẽ làm cho công chúng cảm thấy được tôn trọng
hơn và nhanh chóng trở thành công chúng “ruột” của tờ báo (chương
trình) đó.
Một tác phẩm hay nhìn từ góc độ tiếp nhận của công chúng
phải là tác phẩm có:
+, Vấn đề dưa ra đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của số đông
công chúng;
+, Vấn đề đó được tiếp cận ở goc độ con người

+, Cách trình bày, ngôn ngữ, thể loại phù hợp với đối tượng mà
tác phẩm hướng tới;


+, Thông điệp rõ ràng;
+, Đầu đề và cách dẫn dắt gây sự chú ý và có khả năng hấp dẫn
công chúng tiếp nhận được thông điệp của tác phẩm;
+, Gây ấn tượng và bất ngờ với các chi tiết và lối phân tích của
tác phẩm;
+, Sự phối hợp chủ quan và khách quan đạt hiệu quả cao;
+, Tác phẩm làm cho công chúng tin tưởng và tăng uy tín của tác
giả, cơ quan báo chí đối với nhóm công chúng đó;
+,Thỏa mãn những đòi hỏi đặc thù của loại hình báo chí và tác
động hiệu quả đến cơ chế tiếp nhận thông tin của công chúng.



×