Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học, chuyên ngành báo chí học nâng cao chất lượng hình ảnh trong phóng sự truyền hình của các đài phát thanh truyền hình miền tây nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.3 KB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH
TRONG PHĨNG SỰ TRÙN HÌNH CỦA CÁC ĐÀI
PHÁT THANH - TRÙN HÌNH MIỀN TÂY NAM BỢ
(Khảo sát 03 đài Phát thanh - Truyền hình
tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang)
Ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung
thực. Những kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Học viên


MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH ẢNH, VÀ VAI TRỊ CỦA
HÌNH ẢNH TRONG PHĨNG SỰ TRÙN HÌNH
1.1. Khái niệm

12
12

1.2. Vai trị của hình ảnh trong truyền hình nói chung, trong phóng sự truyền
hình nói riêng

22

1.3. Mối quan hệ giữa hình ảnh và âm thanh trong phóng sự truyền hình

29

1.4. Phân biệt phóng sự truyền hình với một số thể loại truyền hình khác 31
Chương 2: THỰC TRẠNG HÌNH ẢNH TRONG PHĨNG SỰ TRÙN
HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH TRÙN HÌNH CÁC TỈNH
MIỀN TÂY NAM BỢ

37

2.1. Giới thiệu chung về miền tây và đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh
Miền Tây Nam Bộ


37

2.2. Đánh giá chất lượng nội dung hình ảnh và hiệu quả hình ảnh

65

2.3. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế

94

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH TRONG
PHĨNG SỰ TRÙN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH
TRÙN HÌNH CÁC TỈNH MIỀN TÂY NAM BỢ

98

3.1. Nhóm các giải pháp chung

98

3.2. Nhóm các giải pháp cụ thể

105

KẾT LUẬN

117

TÀI LIỆU THAM KHẢO


119

PHỤ LỤC

123


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVG

:

Truyền hình An viên

HCTV

:

Truyền hình cáp Hà Nội

HTV

:

Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

HTVC

:


Truyền hình cáp thành phố Hồ Chí Minh

ITV

:

Truyền hình Online

MegaTV

:

Truyền hình giải trí số

MyTV

:

Truyền hình đa phương tiện

NextTV

:

Truyền hình kỹ thuật số của Viettel

OneTV

:


Truyền hình tương tác

SDTV

:

Truyền hình Kỹ thuật số Miền Nam

SCTV

:

Truyền hình cáp Saigontouris

THĐT

:

Truyền hình Đồng Tháp

THTG

:

Truyền hình Tiền Giang

THVL

:


Truyền hình Vĩnh Long

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VTC

:

Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam

VTV cáp

:

Truyền hình cáp Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:

Kết quả khảo sát về việc có nên đổi mới cũng như
nâng cao chất lượng hình ảnh trong phóng sự truyền

Bảng 2.2:


hình hay khơng
70
Kết quả khảo sát những lỗi về hình ảnh trong phóng sự
truyền hình của các đài khu vực Miền Tây Nam Bộ

Bảng 2.3:

thường mắc phải
77
Bảng kết quả khảo sát lấy ý kiền về hình ảnh trong
phóng sự truyền hình phải như thế nào mới đạt yêu cầu

Bảng 2.4:
Bảng 2.5:

chất lượng
79
Bảng kết quả về các chương trình thường xem hiện nay 82
Kết quả khảo sát đánh giá về chất lượng hình ảnh
trong phóng sự tuyền hình của các đài khu vực Miền

Bảng 2.6:

Tây Nam Bộ
83
Bảng kết quả về sự hài lòng về chất lượng hình ảnh của

Bảng 2.7:


khán giả đối với các đài khu vực Miền Tây Nam Bộ
87
Kết quả khảo sát về những yếu tố cần chú trọng để
nâng cao chất lượng hình ảnh trong phóng sự truyền

Bảng 2.8:

hình của các đài khu vực Miền Tây Nam Bộ
89
Kết quả khảo sát về mức độ quan tâm những yếu tố
trong chương trình thời sự

92


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí Việt Nam là tiếng nói của Đảng và nhà nước và của các tổ chức
chính trị, đồn thể, là diễn đàn của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản Việt Nam.
Trong q trình phát triển nền báo chí Việt Nam đang ngày càng đa dạng
với các loại hình báo chí như: Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình và Báo
điện tử. Đối với báo chí truyền hình ra đời vào đầu thế kỷ XX, nhanh chóng
trở thành một phần quan trọng trong hệ thống các phương tiện thông tin đại
chúng và là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người dân.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, sự tác động của truyền hình đến đời
sống xã hội bao gồm các khía cạnh: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và khoa
học kỹ thuật…Các khía cạnh này cũng tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển
của truyền hình, mọi sự tác động qua lại này điều nhằm vào mục đích: phục

vụ cơng chúng. Cơng chúng vừa là đối tượng phục vụ, vừa là bộ phận quan
trọng tạo thành động lực để phát triển truyền hình.
Truyền hình kế thừa được các thế mạnh của các kênh trước đó như điện
ảnh, báo in, phát thanh,…và truyền hình là kênh truyền thơng chuyển tải
thơng điệp bằng hình ảnh động với nhiều màu sắc vốn có từ cuộc sống cùng
với lời nói, âm nhạc và tiếng động. Thế mạnh của truyền hình bắt nguồn từ
việc truyền hình tác động vào cả hai giác quan quan trọng nhất của con người
là thị giác và thính giác. Thơng qua hình ảnh trên truyền hình với những cảnh
hình đẹp có nội dung mang tính thời sự, sự kiện,…đem lại cho cơng chúng
bức tranh sống động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ, tiếp
xúc trực tiếp với người trong cuộc. Hình ảnh ghi lại về cuộc sống thật được
rút gọn, làm giàu thêm ý nghĩa sáng rõ hơn về hình thức. Thơng qua hình ảnh
ý tưởng chủ đề trong phóng sự được thể hiện phong phú hơn về giá trị tinh
thần giúp cho người xem nhận thức rõ hơn, đúng hơn, trúng hơn, gần gũi và
sinh động hơn về những sự kiện và vấn đề của cuộc sống.


2
Truyền hình thơng qua hình ảnh chuyển tải thơng điệp dễ hiểu, hướng
dẫn các kỹ năng hoạt động,…giao lưu văn hóa với nhiều ưu thế vượt trội
thơng qua các phóng sự tài liệu, phim ảnh, trò chơi, quảng cáo. Đặc biệt
truyền hình có khả năng truyền tải những hình ảnh động có năng lực cổ vũ,
kêu gọi hành động xã hội tới đông đảo công chúng trong một thời điểm nhất
định và trên diện rộng.
Cũng giống như các loại hình báo chí khác, truyền hình cũng có nhiều
thể loại, trong đó có thể loại phóng sự truyền hình, đây là thể loại rất được
cơng chúng quan tâm theo dõi. Phóng sự truyền hình thường chọn những vấn
đề và sự kiện đang được sự quan tâm của dư luận để làm mục đích phản ánh
thơng qua ống kính máy quay, phản ánh chính xác cuộc sống. Người làm
phóng sự truyền hình nhìn nhận sự kiện bằng con mắt của người xem truyền

hình và thơng qua hình ảnh động tạo cho người xem sự hồi hộp, liên tưởng,
cảm xúc…Trong đó, tác giả trở thành người bình luận, trình bày diễn biến của
sự thật và qua đó phân tích, chứng minh cho tiến trình phát triển của sự kiện.
Cũng có thể tác giả chỉ là một người phản ánh một cách khách quan và đề
xuất những vấn đề nóng bỏng của hiện thực.
Hình ảnh trong phóng sự được chuyển tải đến người xem có vai trị rất
quan trọng, mỗi hình ảnh, mỗi âm thanh cần phải có nội dung rõ ràng, cụ thể,
hấp dẫn, cuốn hút. Nếu thơng tin trong hình ảnh khó hiểu sẽ làm mất đi sự
chú ý và hứng thú của tác giả. Do sự chú ý của người xem phóng sự truyền
hình chỉ trong một thời gian ngắn, vì vậy nội dung chính được thể hiện trong
hình ảnh của phóng sự phải được cơ động và ngắn gọn, tránh những hình ảnh,
âm thanh gây nhiễu cho nội dung. Các hình ảnh mở đầu và kết thúc của
phóng sự phải có khả năng tạo ra được sự hình dung chung về tác phẩm.
Do sự kiện trong phóng sự phải được phát đi càng nhanh càng tốt nên
người quay phim phải biết cách thu thập, xử lý những thông tin quan trọng
của chủ đề, thể hiện bằng những hình ảnh động thơng qua các cỡ cảnh, góc độ


3
khn hình,…cho người xem thấy và cảm nhận được những vấn đề, sự kiện
mà xã hội quan tâm.
Trong phóng sự truyền hình vai trị của người quay phim là hết sức quan
trọng. Người quay phim cũng có thể được xem là một nhà quan sát, bởi vì họ
thể hiện khả năng quan sát của mình về một sự kiện, sự vật, hiện tượng trong
thế giới tự nhiên, xã hội bằng cách đứng sau ống kính máy quay để ghi lại tất
cả những hình ảnh thực của cuộc sống đang xảy ra. Những chi tiết của thơng tin
hình ảnh mà người quay phim cho cơng chúng được nhìn thấy có thể có giá trị
và ý nghĩa hơn vạn lời nói, bởi vì họ được nhìn và cảm nhận. Họ cùng vui, buồn,
căm phẫn hay cảm thơng chia sẻ…khi được nhìn và nghe đồng thời.
Như chúng ta đã biết thế mạnh của truyền hình là hình ảnh nó tác động

vào hai giác quan quan trọng nhất của con người là thính giác và thị giác và
đặc biệt đối với phóng sự truyền hình thì hình ảnh càng ln có vai trị khơng
thể thiếu trong tác phẩm phóng sự. Và để hình ảnh có nội dung kể lại được
câu chuyện theo chủ đề tác phẩm thì cần phải có được những hình ảnh “biết
nói” phải quay được những hình ảnh có nội dung trung tâm của câu chuyện và
hình ảnh phải biết kể chuyện với ít lời bình nhất. Thể hiện thơng qua những
cảnh cận, khn mặt, chi tiết, những hình ảnh có cảnh hành động, những hình
ảnh khớp với những phản ứng thích hợp.
Bên cạnh việc tìm ra những cảnh quay thích hợp cho tác phẩm phóng sự,
thì người quay phim phải vận động và phấn đấu, khơng ngừng tìm ra chất liệu
mới để khẳng định được vai trò và trách nhiệm của mình, ln thể hiện rõ
quan điểm, ý tưởng cá nhân vào trong tác phẩm, tránh sự sáo mòn và trùng
lắp. Họ phải ln biết tìm ra những cảnh quay độc đáo, có giá trị trong thực tế
để tạo nên một tác phẩm hay được công chúng chấp nhận, phù hợp với thời
đại mình đang sống.
Đối với đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh Miền Tây Nam Bộ trong
đó có Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Tiền Giang là cơ quan báo chí do
UBND tỉnh trực tiếp quản lý về tổ chức, chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo của tỉnh


4
ủy, có nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước đến nhân dân, góp phần vào việc phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng địa phương. Đồng thời, Đài còn
là diễn đàn phản ánh tâm tư, nguyện vọng tiếng nói của người dân với Đảng
và nhà nước. Trong thời gian qua đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh Miền
Tây Nam Bộ có sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực truyền hình, đã chuyển
tải hàng ngàn lượng tin, phóng sự, chuyên đề, chuyên mục…
Hiện nay các đài truyền hình đã phát sóng 24/24 giờ trên vệ tinh
VINASAT với nhiều thiết bị, chương trình đang được đầu tư, nâng cấp nhằm

làm phong phú và hấp dẫn người xem. Song song với sự phát triển của sóng
truyền hình, thì chất lượng hình ảnh ở thể loại phóng sự truyền hình trong
chương trình thời sự của các đài vẫn chưa thật sự thu hút người xem do ít
sáng tạo, thiếu sự liên tưởng, gây cảm giác nhàm chán cho người xem, cách
thể hiện cịn thơ sơ, xử lý hình ảnh chưa đạt chất lượng, sử dụng nhiều hình
ảnh khơng phù hợp với nội dung, cịn sử dụng nhiều tư liệu cũ chèn vào thay
cho những hình ảnh thiếu trong phóng sự…
Đối với khn hình cịn có những góc quay khơng sáng tạo, chưa mang
tính đột phá, khơng đúng với tiêu chí hình ảnh, có khi hình ảnh vượt trục, bố
cục khơng theo một trình tự, khơng phản ánh đúng ý tưởng của bài phóng sự
khó tạo cảm xúc cho người xem.
Vì vậy, để làm cho hình ảnh trong phóng sự truyền hình mang tính chân
thực, khách quan thể hiện đúng quan điểm ý tưởng của tác giả thì hình ảnh
trong phóng sự phải được nâng cao là việc làm hết sức cần thiết. Qua thời gian
được học tập chương trình thạc sỹ bản thân tơi thấy cần chọn đề tài “Nâng cao
chất lượng hình ảnh trong phóng sự truyền hình của các đài Phát thanh Truyền hình Miền Tây Nam Bộ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Đây là đề tài giúp cho tôi và những người quay phim nhận thức rõ hơn
vai trị của hình ảnh trong phóng sự truyền hình, làm chìa khóa để khai thác
thể loại phóng sự truyền hình một cách sáng tạo, nhằm thực hiện nhiệm vụ


5
tuyên truyền được tốt hơn, đáp ứng hiệu quả nhu cầu thơng tin của đơng đảo
cơng chúng hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Cùng với nền báo chí cả nước, báo chí khu vực Miền Tây Nam Bộ có sự
phát triển mạnh mẽ đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng trong q trình
phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Tuy nhiên đến nay, vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu giải pháp nâng cao
chất lượng hình ảnh trong phóng sự truyền hình trong phạm vi cả nước nói

chung và khu vực các tỉnh Miền Tây Nam Bộ nói riêng chưa có nhiều tổ chức
hay cá nhân đi sâu vào nghiên cứu, cũng như chưa có nhiều cơng trình nghiên
cứu về hoạt động báo chí ở khu vực này.
Trong q trình tìm hiểu về vấn đề này, bản thân tơi, một phóng viên
quay phim, người trực tiếp cầm máy quay, đang công tác trong lĩnh vực
truyền hình nhận thấy vấn đề hình ảnh trong phóng sự truyền hình là rất quan
trọng và và có ý nghĩa thiết thực đối với một tác phẩm phóng sự mà xã hội
quan tâm.
Khi thực hiện đề tài này cũng là dịp cho tơi nhìn nhận lại các kỹ năng xử
lý hình ảnh trong quá trình tác nghiệp, trao dồi thêm kiến thức về hình ảnh
trong phóng sự truyền hình và cũng giúp cho đội ngũ phóng viên, biên tập
viên, quay phim, dựng phim… thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Đối với đề tài luận văn “Nâng cao chất lượng hình ảnh trong phóng
sự truyền hình của các đài Phát thanh - Truyền hình Miền Tây Nam Bộ”,
bản thân tôi chọn các hướng nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, là các sách tham khảo về giáo trình Phóng sự truyền hình
của tác giả Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Oanh (Chủ biên) Nxb Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh năm 2014, nội dung sách đề cập đến các vấn đề chung về
phóng sự truyền hình và một số kỹ năng sáng tạo tác phẩm cơ bản, mục tiêu
cuốn sách nhằm nghiên cứu sâu hơn về thể loại phóng sự truyền hình, các


6
vấn đề liên quan đến lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm; sách chính luận
Truyền hình, lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm của tác giả Nguyễn
Ngọc Oanh, Nxb Thông Tấn năm 2014, nội dung đề cập giúp cho người xem
nhận thức về loại tác phẩm chính luận nói chung; Về thể loại bình luận, đàm
luận trên truyền hình, những đặc trưng sáng tạo tác phẩm; Về vai trị của
bình luận viên, cách thức tổ chức sáng tạo tác phẩm, tổ chức sản xuất
chương trình; Về quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận truyền hình; Về việc

sử dụng hình ảnh và viết lời bình cho tác phẩm,…,cuốn sách cịn đi sâu phân
tích các kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, phóng viên, biên tập viên truyền
hình,…; giáo trình Báo chí truyền hình của tác giả PGS.TS. Dương Xuân Sơn
(Biên soạn), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009, nội dung tập trung
trình bày các vấn đề của báo chí truyền hình như: vị trí, vai trị, lịch sử ra đời
phát triển của truyền hình, khái niệm, đặc trưng, nguyên lý của truyền hình,
chức năng xã hội của truyền hình, kịch bản và kịch bản truyền hình, quy trình
sản xuất chương trình truyền hình, các thể loại báo chí truyền hình, các thuật
ngữ truyền hình,…; Sách Nghệ thuật quay phim, tác giả A.Golovnhia, dịch:
Ngô Tạo Kim, Trường Đại học sân khấu Điện ảnh Hà Nội năm 2005, nội
dung trình bày một phần trong chương trình của môn nghệ thuật quay phim,
giúp người quay phim cần phải biết thực hiện mọi khâu trong cơng việc của
mình, từ bố cục khn hình, bố trí ánh sáng đến việc bấm máy thu hình, bàn
về vị trí vai trị và ý nghĩa của người quay phim, công việc sáng tạo của
người quay phim trong quá trình xây dựng một bộ phim trên cơ sở những
kinh nghiệm thành công của các nhà quay phim,…; sách Báo chí truyền hình
của tác giả G.V.Cudơnhetxốp X.L.Xvích,A.la.lurốpxki(tập1,2),Nxb Thơng tấn
năm 2004, nội dung vừa đề cập tầm quan trọng của truyền hình trong hệ
thống các phương tiện thơng tin đại chúng, vừa nêu rõ tính đặc thù của báo
chí truyền hình. Trong đó các tác giả tập trung trình bày vị trí chức năng của
truyền hình trong xã hội; vị trí cũa truyền hình trong hệ thống các phương


7
tiện thơng tin đại chúng; bản chất của truyền hình hiện đại; các phương tiện
xây dựng kịch bản truyền hình và những định hướng, triển vọng của truyền
hình trong thời đại bùng nổ thông tin và công nghệ truyền thông phát triển vơ
cùng mạnh mẽ,…; sách Phóng sự truyền hình, tác giả Brigitte Besse, Didier
Desormeaux, Nxb Thông Tấn năm 2003, nội dung trình bày khá tỉ mỉ, khoa
học các kỹ năng, phương pháp làm một phóng sự truyền hình: Từ những quy

tắc tiếp cận, sử lý các sự kiện đến sản xuất thơng tin, cách xây dựng phóng
sự, cách dàn dựng cảnh, bố trí kỹ thuật trường quay, âm thanh, hình ảnh,
cách viết lời bình, biên tập,…; sách Nghệ thuật quay phim điện ảnh tác giả
Dương Quang Diễn, Hội điện ảnh Việt Nam xuất bản năm 2004, nội dung
chủ yếu thuật lại những kinh nghiệm sáng tác phong phú của bản thân tác giả
và đồng nghiệp, lồng trong đó là những quan điểm cá nhân của tác giả về
nghệ thuật quay phim điện ảnh, người xem sẽ thu lượm được những kinh
nghiệm sáng tác phong phú, bổ ích khi làm nghề,…; sách Cơ Sở Lý Luận Báo
Chí, Nxb Lao Động, Hà Nội năm 2013, nội dung cung cấp những kiến thức
cơ bản và hệ thống khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, như về khái niệm và
đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động của báo chí, đối tượng, cơng chúng và
cơ chế tác động của báo chí trong đó có báo chí truyền hình, các chức năng
và nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí, về chủ thể hoạt động báo chí,…;
sách Cơng chúng Truyền hình Việt Nam, tác giả Tiến sĩ Trần Bảo Khánh,
Nxb Thông Tấn, Hà Nội năm 2011, nội dung cuốn sách đã giúp đọc giả hiểu
rõ hơn những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của cơng chúng truyền hình Việt
Nam, với những nội dung: về cơng chúng truyền hình Việt Nam, cơng chúng
truyền hình Việt Nam nhìn từ góc độ xã hội học, đặc điểm tâm lý tiếp nhận
thông tin của cơng chúng truyền hình Việt Nam hiện nay, đặc điển trong xử lý
thơng tin truyền hình…, cho đến xu hướng thay đổi của công chúng và những
đề xuất hướng phát triển của truyền hình trong giai đoạn tới,….


8
Thứ hai, là Tài liệu Nghiên cứu các Nghị quyết hội nghị Trung ương 5
khóa X; Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tư tưởng, lý luận và
quản lý Báo chí; Văn kiện Đại hội Đảng các khóa, các văn bản quy định,
hướng dẫn, nghiên cứu khoa học về báo chí…
Thứ ba, là các Luận văn, bài viết, tham luận trong tạp chí người làm báo,
hội thảo khoa học về phóng sự truyền hình…

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trước đây vẫn có đề cập đến
nhiều thể loại báo chí truyền hình, nhưng chưa có cơng trình nào đề cập đến
hình ảnh trong phóng sự truyền hình khu vực Miền Tây Nam Bộ hiện nay. Do
đó, tơi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng hình ảnh trong phóng sự truyền
hình của các đài Phát thanh - Truyền hình Miền Tây Nam Bộ ”, khảo sát 3
đài Truyền hình các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang để làm Luận
văn Thạc sỹ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ đánh giá thực trạng chất lượng hình ảnh trong phóng sự
truyền hình của các đài Phát thanh - Truyền hình Miền Tây Nam Bộ.
Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
hình ảnh trong phóng sự trên sóng truyền hình của các đài Phát thanh Truyền hình Miền Tây Nam Bộ trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn cần thực hiện những
nội dung sau:
- Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về “Nâng cao chất lượng
hình ảnh trong phóng sự truyền hình”
Những vấn đề lý thiết về hình ảnh trong phóng sự truyền hình, cơ sở thực
tiễn của việc nghiên cứu về hình ảnh trong phóng sự của các đài Truyền hình.


9
Nghiên cứu mối quan hệ giữa hình ảnh trong phóng sự thời sự truyền
hình với các nhóm cơng chúng khán giả và nhu cầu tiếp nhận thơng tin thơng
qua hình ảnh trong phóng sự của các nhóm cơng chúng.
- Đánh giá thực trạng hình ảnh trong phóng sự được phát sóng trong
chương trình thời sự của các đài Phát thanh - Truyền hình miền Tây Nam bộ
hiện nay, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, thuận lợi, khó khăn trong cách thể
hiện hình ảnh trong phóng sự truyền hình.

- Đề xuất một số giải pháp và những kiến nghị góp phần nâng cao chất
lượng hình ảnh trong phóng sự truyền hình được phát sóng trong chương trình
thời sự. Nhằm thu hút đơng đảo hơn khán giả, bảo đảm tính định hướng và
nâng cao tính hấp dẫn, hiệu quả tuyên truyền của hình ảnh trong phóng sự
trên sóng các đài Phát thanh - Truyền hình Miền Tây Nam bộ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Chất lượng hình ảnh trong
phóng sự truyền hình của các đài Phát thanh - Truyền hình Miền Tây Nam
Bộ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát là hình ảnh trong phóng sự của chương trình thời sự tối
hàng ngày trên sóng các đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh Đồng Tháp,
Vĩnh Long và Tiền Giang.
Thời gian khảo sát được giới hạn từ 01/ 08/ 2014 đến 31/ 01/ 2015
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Để hồn thành nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn được
thực hiện trên cơ sở các đường lối, chủ trương và các chính sách, pháp luật,
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về báo chí cách mạng Việt Nam. Những
vấn đề cơ sở báo chí truyền thơng nói chung và lý luận báo chí truyền hình


10
nói riêng cũng được vận dụng như những cơ sở quan trọng trong quá trình
nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả sẽ vận dụng tổng hợp
một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để hệ thống hóa những

vấn đề lý luận về quan điểm báo chí nói chung và những tư liệu cần thiết có
liên quan tới đề tài.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu để rút ra được những kết
luận cần thiết từ hiện trạng, qua đó đề ra những giải pháp nhằm phát huy ưu
điểm và hạn chế khuyết điểm, góp phần nâng cao chất lượng hình ảnh trong
phóng sự truyền hình.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện đối với đối tượng là
những nhà quản lý, lãnh đạo các đài Phát thanh - Truyền hình tại các đài được
khảo sát để thu thập những ý kiến bổ sung cho luận văn.
+ Phương pháp bảng hỏi anket được tiến hành với 360 cơng chúng,
phóng viên, biên tập viên, quay phim và thu về được 302 phiếu từ cơng chúng
ở 3 tỉnh khảo sát để có được cái nhìn khách quan khi đánh giá chất lượng hình
ảnh, hiệu quả hình ảnh trong phóng sự truyền hình của các đài Phát thanh Truyền hình khu vực Miền Tây Nam Bộ từ đó thu thập những ý kiến thực tế,
cung cấp cho việc triển khai các luận điểm khoa học cần thiết cho luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ thêm về vai trị của hình ảnh trong phóng sự
truyền hình góp phần vào cơng tác tun truyền trên sóng truyền hình của các
đài Phát thanh - Truyền hình Miền Tây Nam Bộ, bổ sung thêm tài liệu cho
những nghiên cứu về nâng cao chất lượng hình ảnh trong phóng sự truyền
hình, từ đó tạo cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn


11
Luận văn là tài liệu tham khảo về mặt lý luận báo chí truyền thơng, góp
phần nâng cao nhận thức, tư duy sáng tạo mới cho người phóng viên quay
phim trong việc sáng tạo hình ảnh cho phóng sự truyền hình. Luận văn cịn rút
ra những bài học kinh nghiệm, đề ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng
cao chất lượng hình ảnh trong phóng sự trên sóng truyền hình địa phương

trong tương lai.
Ngồi ra luận văn cịn làm tài liệu tham khảo cho phóng viên, biên tập
viên, dựng hình, quay phim, cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí trong lĩnh vực
truyền hình có điều kiện hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hình ảnh trong
phóng sự truyền hình tại các cơ quan báo chí nói chung và đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Tiền Giang nói riêng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về hình ảnh, và vai trị của hình ảnh trong
phóng sự truyền hình
Chương 2: thực trạng hình ảnh trong phóng sự truyền hình của đài Phát
thanh Truyền hình các tỉnh Miền Tây Nam Bộ
Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp, kiến nghị nâng cao
chất lượng hình ảnh trong phóng sự truyền hình


12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH ẢNH, VÀ VAI TRỊ CỦA HÌNH ẢNH
TRONG PHĨNG SỰ TRÙN HÌNH
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm hình ảnh
Hình ảnh là những ký hiệu nhân tạo nhằm giúp ta hiểu được chính mình,
hiểu được hành vi của ta và tính chất phức tạp của thế giới chúng ta đang
sống. Được thêu dệt vào ngôn ngữ, những ký hiệu bằng hình ảnh và ngơn ngữ
ấy trở thành một thứ hoa gấm của nhiều nền văn hóa khác nhau. Suốt một thời
gian dài, những ký hiệu đó đã là công cụ cơ bản mà con người sử dụng để
truyền thông và học hỏi.
Trong quyển Từ máy ảnh đến hình ảnh tác giả trích câu nói của nhiếp
ảnh gia người Mỹ ANSEL ADAMS (1902 - 1984): “Một bức ảnh tuyệt vời là

một biểu hiện trọn vẹn những gì ta cảm nhận sâu xa nhất về sự vật được chụp
ảnh. Và do đó, nó chính là biểu hiện đích thực cảm nhận của ta về toàn bộ
cuộc đời ” [46, tr.10].
Trong quyển Từ máy ảnh đến hình ảnh tác giả viết: Những hình ảnh đầu
tiên được tạo ra khi nào? Không ai biết cả. Chúng bắt nguồn từ thời tiền sử,
nhưng những chứng tích cịn lại đã cho thấy rằng: Từ nhiều thế kỷ trước, hình
ảnh đã tiến hóa thành một loại ngôn ngữ dễ hiểu, bắt cầu cho sự cảm thơng
giữa các nền văn hóa khác biệt. Các ngơn ngữ hầu hết đều được nói lên hay
viết ra, và sau này được lưu trữ trong cuốn sách.
Với sự ra đời của nghề in ở thế kỷ XV, số lượng sách tăng trưởng rất
nhanh và nhu cầu dùng hình ảnh để minh họa cho sách cũng phát triển nhanh
chóng. Hình ảnh, được phát minh vào đầu thế kỷ XIX, đã biến cuộc tiến hóa
trong lĩnh vực tạo hình trở thành một cuộc cách mạng. Hình ảnh đã thay đổi
cách nhìn của chúng ta đối với sự vật, và vĩnh viễn làm thay đổi nghệ thuật
tạo hình.


13
Vậy hình ảnh là gì? trong phạm trù hạn hẹp nhất thì:
hình ảnh là một phương tiện tạo hình bằng tác dụng của ánh sáng
trên một phương tiện nhạy cảm với ánh sáng đó. Nhưng một định
nghĩa đơn giản như thế không thể mô tả được cái kinh nghiệm sáng
tạo hình ảnh hoặc tác động mạnh mẽ mà bức ảnh tạo ra hầu như
trong mọi khía cạnh của đời sống hiện đại.
Có thể cho rằng, hình ảnh tất nhiên khơng chỉ là dụng cụ khoa học: nó
cịn là một thành phần không thể tách rời khỏi những nghi lễ và sự kiện quan
trọng trong cuộc sống.
Và trong quyển Từ máy ảnh đến hình ảnh tác giả cũng khẳng định:
Những bức ảnh mang lại cho chúng ta những hồi ức hiển hiện về
những con người, nơi chốn, và sự việc đã xảy ra trong cuộc đời.

Những bức ảnh đem lại gần nhau những những miền đất và dân tộc
xa xôi, và khi cắt bỏ kinh nghiệm ra khỏi bối cảnh nguyên thủy của
kinh nghiệm thì những bức ảnh có thể biến những sự vật quen thuộc
trở thành những điều lạ lùng, và những điều tầm thường được mang
một ý nghĩa phi thường. Con người trong hình ảnh bỗng trở nên
quan trọng hơn con người trong đời thực [46, tr.17].
Để có thể tạo một bức ảnh đẹp và một thước phim hay, thì người cầm
máy cần phải có tư duy quan sát nhận biết, nhận xét và rung cảm trước sự vật,
hiện tượng đang xảy ra…. cộng với những kỹ năng chuyên mơn để xử lý, ghi
hình. Ngồi ra, họ cần có sự kiên trì, nhạy bén ở thời khắc bấm máy, đó chính
là kiến thức nghề nghiệp, kiến thức cuộc sống. Để có một khn hình ý nghĩa,
người ghi hình cần tìm ra nội dung độc đáo để thể hiện, thẩm định nội dung
hình ảnh trong mắt mình có tạo được cảm xúc cho người xem khơng thì mới
bấm máy, vì thời điểm bấm máy là lúc hay nhất của cuộc sống, tránh nhàm
chán, giống nhau, công thức, phải biết nghĩ ra cách khác để ghi hình, tạo cho
khn hình có cảm xúc đồng thời tác giả phải biết nhập cuộc với sự việc đang
xảy ra.


14
Ở khía cạnh khác, hình ảnh cịn được xem là ngơn ngữ biểu tượng, tức là
dùng ngơn ngữ hình ảnh để nói lên một vấn đề nào đó, như dùng hình ảnh
chim Bồ câu trắng để nói lên khát vọng hịa bình; Một cánh diều bay trong
gió với những chú bé chăn trâu vui đùa thể hiện sự yên bình của một làng
quê…
Do vậy, ngôn ngữ biểu tượng là ngôn ngữ mang đầy màu sắc và hình
ảnh được xem như là một tiếng nói, một cảm xúc, một thể loại ngôn ngữ biểu
tượng, giúp cho công chúng cảm nhận được nội dung và ý đồ của tác giả
muốn phản ánh đến người xem.
1.1.2. Khái niệm truyền hình

Theo quyển Cơ sở lý luận báo chí viết:
Truyền hình là kênh truyền thơng đại chúng ra đời sau, kế thừa
được các thế mạnh của các kênh trước đó, như điện ảnh, báo in,
phát thanh…và ngày nay đang “tận hưởng” tối đa môi trường
truyền thơng số trên mạng internet”. Đồng thời cũng cho
rằng:“Truyền hình là kênh truyền thơng truyền tải thơng điệp bằng
hình ảnh động với nhiều sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời
nói, âm nhạc, tiếng động [12, tr.118].
Chính vì thế mà trong quyển Sản xuất chương trình truyền hình cho rằng:
Chương trình truyền hình đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội
không phải một cách ngẫu nhiên như vẫn diễn ra, mà nó thường
truyền tải thơng tin từ ngày này qua ngày khác, nhằm phục vụ một
đối tượng công chúng xác định. Nội dung của chương trình truyền
hình trực tiếp làm sâu sắc đến các tư tưởng, các chủ đề, dần dần tạo
nên ý thức công chúng thế giới quan hiện đại [23, tr.30].
Từ những ý kiến trên, có thể thấy, truyền hình là một loại hình phương
tiện truyền thơng đại chúng chuyển tải thơng tin bằng hình ảnh động và âm
thanh. Và sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kỳ trong sáng tạo


15
của con người với sự kết hợp giữa hình ảnh động và âm thanh, truyền hình
mang lại cho con người cảm giác về cuộc sống rất thật đang hiện diện trước
mắt. Đó là cuộc sống thật nhưng đã được cơ đọng lại, làm giàu thêm về ý
nghĩa, làm sáng rõ hơn hình thức và làm phong phú hơn về những khía cạnh,
bình diện đường nét sinh động.
Hiện nay, truyền hình phát triển nhanh chóng, ngày càng giữ vai trị quan
trọng trên mọi phương diện, không chỉ làm phong phú sinh hoạt văn hóa,
truyền hình cịn được sử dụng rộng rãi trong giáo dục, sản xuất công nghiệp,
quân sự, khoa học công nghệ…. trở thành một bộ phận không thể thiếu trong

đời sống của mọi người.
1.1.3. Khái niệm phóng sự truyền hình
Phóng sự truyền hình là một thể loại đặc trưng của truyền hình. Nó
chuyển tải một nội dung thơng tin nóng hổi, sinh động chân thật đến cơng
chúng ở thời hiện tại. Nội dung thông tin được bộc lộ theo trình tự logic diễn
biến của sự kiện, vấn đề,…qua dịng hình ảnh và âm thanh của hiện thực mà
phóng viên lựa chọn, sắp xếp. Và có thể nói trong phóng sự truyền hình thì
chính kiến, thái độ và cảm xúc của người phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân
tích, cắt nghĩa, lý giải sự kiện, vấn đề đó.
Phóng sự có thể phản ánh sự kiện ở mức độ tồn diện, sâu rộng, có phân
tích, đánh giá và đưa ra giải pháp. Phóng sự truyền hình chuyển tải thơng tin
bằng ngơn ngữ, đặc biệt là sự kết hợp của hình ảnh, âm thanh, lời bình, âm
thanh hiện trường và những thơng tin trình bày trên màn hình.
Theo quyển Giáo trình Phóng sự Truyền hình: Trải qua q trình phát
triển của phóng sự truyền hình, kế thừa những quan niệm về phóng sự truyền
hình của các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí qua nhiều thời kỳ ở Việt Nam
và trên thế giới, dựa trên những kết quả nghiên cứu trong các giáo trình, các
cơng trình khoa học ở các trường đại học, những bài giảng về phóng sự truyền
hình, có thể đưa ra khái niệm chung về phóng sự truyền hình như sau:


16
Phóng sự truyền hình là thể loại đặc trưng của truyền hình. Nó
chuyển tải một nội dung thơng tin nóng hổi, sinh động đến công
chúng ở thời hiện tại. Nội dung thơng tin được bộc lộ theo trình tự
logíc diễn biến của sự kiện, vấn đề…qua dịng hình ảnh và âm thanh
của hiện thực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp. Chính kiến, thái độ
và cảm xúc của phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa,
lý giải sự kiện, vấn đề đó [36, tr. 27].
Cùng với quan điểm đó trong quyển Phóng sự báo chí, do TS. Nguyễn

Thị Thoa và TS. Đức Dũng đồng chủ biên cho rằng:
Phóng sự truyền hình mang trong mình mối quan hệ sự kiện - nhà
báo - công chúng đối với những cái đang diễn ra. Camera mang lại
dịng hình ảnh thực hiện chức năng thơng tin đặc biệt, nhà phóng sự
chuyển sang đánh giá, bình luận sự kiện. Phóng sự là thể loại trinh
sát, và nhà phóng sự ln ln phải đứng ở tuyến đầu, ở mũi nhọn
của cuộc sống. Nhà phóng sự cần phải biết lựa chọn từ rất nhiều sự
kiện để lấy ra sự kiện cơ bản nhất, đặc trưng nhất, quan trọng nhất
trong thời điểm đó [51, tr. 215].
Ở một số tài liệu nghiên cứu báo chí khác cũng đề cập đến khái niệm
phóng sự truyền hình, về cơ bản nội dung khái niệm cũng chứa đựng những
yếu tố nói trên.
Và có thể thấy rằng những yếu tố nội dung trong các khái niệm trên là
những yếu tố quan trọng, mang tính đại diện của thể loại phóng sự truyền
hình. Các phương tiện diễn đạt và thể hiện của truyền hình được cấu thành
bởi: Bối cảnh, khn hình, cỡ cảnh, những phương pháp bỏ qua, lặp lại,
những thủ pháp dựng hình, những động tác máy quay, những thủ pháp xuống
đen, chồng mờ, những khoảng lặng, những lời nói, tiếng động, âm nhạc…..
Trong phóng sự, các phương tiện diễn đạt và thể hiện này được phóng viên sử
dụng tối đa và đầy sáng tạo trong từng cảnh quay.


17
Nếu trong phóng sự báo in, tồn bộ diễn biến phát sinh, phát triển của sự
kiện được phóng viên miêu tả bằng những con chữ, trong phóng sự phát thanh
miêu tả bằng phát thanh, gồm: lời nói, tiếng động, âm nhạc, thì trong truyền
hình tất cả diễn biến của sự kiện được camera được miêu tả bằng chính những
hình ảnh và âm thanh có thực của chính cuộc sống đang diễn ra trước mắt
phóng viên, những người tham gia sự kiện, thậm chí trước mắt khán giả
truyền hình (nếu là phóng sự truyền thẳng).

Người xem ngồi ở nhà, xa hàng trăm nghìn cây số cũng có thể biết chính
xác nhân vật chính của sự kiện, tên tuổi, địa chỉ của sự kiện nhân vật đó, nhìn
thấy gương mặt, vóc dáng, màu sắc trang phục của họ, cảm nhận được tình
cảm, thái độ thông qua cử chỉ, hành động, lời ăn tiếng nói của các nhân vật.
Những bối cảnh mà nhân vật và người tham gia trong sự kiện đều ở trong
những khơng gian, thời gian cụ thể có thể kiểm chứng được.
Có thể nói, trong phóng sự báo in và phát thanh, phóng viên sử dụng cả
ba phương pháp tả, thuật, bình, để phản ánh sự kiện, vấn đề. Cịn ở phóng sự
truyền hình thì chức năng mơ tả thuộc về camera. Tất cả bối cảnh, sự vật con
người trước ống kính máy quay đều hiện rõ lên nét, trung thực như chúng ta ở
“ngồi đời”.
Nếu hình ảnh đó được xử lý kỹ càng, chu đáo, có nghệ thuật thì nó có thể
chuyển tải được mọi dạng thơng tin mà chưa cần sự hỗ trợ của phương tiện
nào khác. Hình ảnh do camera ghi lại khơng chỉ có khả năng mơ tả chi tiết
tồn bộ sự kiện vấn đề mà cịn có khả năng phân tích, lý giải sự kiện, vấn đề,
chuyển tải thái độ, tình cảm, của phóng viên đến với khán giả.
Ví dụ: Trong tác phẩm “Tượng Đài Mẹ” phản ánh dư luận xã hội xung
quanh việc chính quyền tỉnh Quảng Nam đề xuất việc xây dựng tượng Bà mẹ
Việt Nam anh hùng trị giá 411 tỷ đồng trong bối cảnh hiện nay. Đấy là đề tài
nóng vì nó thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Do vậy, cách đặt vấn đề
làm sao để không xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của đất nước với công


18
lao của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhưng cũng khơng vì thế mà ủng
hộ một chủ trương lãng phí ở thời điểm khơng thích hợp. Sự kết hợp hài hịa
giữa hình ảnh và lời bình sẽ làm cho phóng sự thuyết phục hơn.
Phóng sự truyền hình sử dụng phương pháp tả, thuật, bình bằng ngơn
ngữ hình ảnh và bổ sung những gì mà hình ảnh chưa diễn đạt được ẩn chứa
đằng sau những hình ảnh đó bằng âm thanh. Hình ảnh cùng với âm thanh làm

cho phóng sự truyền hình phản ánh hiện thực khách quan trung thực, gần gũi,
sinh động, hấp dẫn hơn phóng sự ở các thể loại báo chí khác. Chính khả năng
bằng hình ảnh và âm thanh đã tạo ra “hiệu ứng cùng tham dự” giữa khán giả
và phóng viên, làm cho người xem cảm thấy mình đang cùng phóng viên trực
tiếp tham gia, chứng kiến sự việc chứ không phải được xem những gì mà
phóng viên kể lại.
Ví dụ: Phóng sự “Xóa mù chữ ở Sa Pa” phát trong chương trình thời sự
19 giờ, Đài truyền hình Việt Nam kể một câu chuyện rất ấn tượng xoay quanh
hai nhân vật là bé Pang và Dung, hai học sinh mới của trường bán trú Sa Pa
(Lào Cai). Mục đích của phóng sự là tập trung phản ánh thực trạng và nguyên
nhân của những khó khăn trong việc vận động trẻ em ở vùng cao đi học.
Trong phóng sự có một số cảnh quay và cách dựng tốt như: Cảnh bố
của Pang (nhân vật chính của phóng sự) cười trả lại bút cho cơ giáo và điểm
chỉ vào tờ giấy cam kết gửi con đến trường học nội trú tỉnh Lào Cai được thể
hiện trong cấu trúc câu dựng toàn - trung - cận, đã đem đến cho khán giả
nhiều suy nghĩ. Người xem có thể đặt ra các câu hỏi: Những người cha, người
mẹ khơng biết chữ như vậy thì là sao có thể dạy cho con? Liệu hiện tượng mù
chữ có trở lại các vùng cao? Tương lai trẻ em ở vùng cao sẽ ra sao?
Trong phóng sự cũng có nhiều chi tiết ẩn chứa nhiều thông tin: Cận
cảnh Pang mặt mũi nhem nhuốc, chân đi đất, tay quệt nước mắt cho thấy trẻ ở
vùng cao khơng được chăm sóc chu đáo và đầy đủ. Trung cảnh một em bé


19
khác đang gào khóc, níu chặt tay mẹ vì khơng muốn đến trường khơng chỉ vì
khơng muốn xa gia đình mà cịn vì khơng có những viên thuốc trắng đó. Nó
cũng cảnh báo tình trạng “ma túy học đường” đối với trẻ em miền núi. Chỉ
trong thời lượng ba phút, tồn bộ câu chuyện khó khăn trong cơng tác xóa mù
chữ ở Sa Pa hiện ra trước mắt người xem và để lại trong lòng họ nhiều suy tư,
trăn trở. Một sự kiện, vấn đề trong đời sống hiện thực diễn ra trong một

khoảng không gian rộng và thời gian dài hơn rất nhiều so với khi nó diễn ra
trên truyền hình.
Vì vậy, để phóng sự đạt được nội dung và hình thức đầy đủ, chi tiết và
hấp dẫn, yêu cầu đặt ra đối với phóng viên là phải rút ngắn khoảng thời gian
từ lúc sự kiện xảy ra trong cuộc sống đến khi xảy ra trên màn ảnh nhỏ càng
ngắn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu nhưng không gây cho người xem cảm giác
sự kiện bị cắt gọt.
Trong thể hiện, phóng viên cho người xem có tâm trạng vui, buồn, sửng
sốt bất ngờ như chính tâm trạng của phóng viên và họ cảm thấy được đến tận
nơi và tận mắt chứng kiến sự kiện xảy ra. Các đặt tính của phản ánh logic
phát triển của sự kiện, vấn đề bằng hình ảnh và âm thanh, những đánh giá,
bình luận sự kiện phải được phối hợp sử dụng nhịp nhàng trong phóng sự.
Theo quyển Viết báo như thế nào, cho rằng:
Trong các thể loại báo chí, có lẽ phóng sự là thể loại xung quanh nó
đã từng gây ra nhiều ý kiến khác nhau nhất. Điều này có thể có
nguyên nhân, trước hết chính từ những khả năng phong phú của thể
loại trong quá trình phản ánh hiện thực. Những khả năng ấy lại
được khai thác từ những góc độ khác nhau ở những nền báo chí
khác nhau, từ đó dẫn đến có những cách hiểu khơng giống giau về
thể loại này [8, tr.153].
Và cùng với quan điểm đó trong quyển Giáo trình Báo chí truyền hình
cho rằng:


20
Chất liệu của phóng sự được lấy từ những sự kiện khách quan mang
tính thời sự trong đời sống xã hội. Phóng sự khơng chỉ đảm bảo tính
xác thực về nội dung thơng tin mà cịn góp phần đặt ra hướng giải
quyết những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Vì thế phóng sự vừa có
tính phát hiện vấn đề vừa có đóng góp tích cực tìm ra hướng giải

quyết vấn đề. Những sự kiện được nêu trong phóng sự thường là
những sự kiện được dư luận quan tâm tìm hiểu [6, tr.185].
Từ những ý kiến đó, có thể nói phóng sự là thể loại báo chí giàu chất văn
học và có nhiệm vụ thơng tin về người thật, việc thật trong một quá trình phát
sinh, phát triển. Và điểm nổi bật nhất của phóng sự so với các thể loại báo chí
khác là khả năng phản ánh hiện thực một cách có bề dày và chiều sâu mang
đậm nét hơi thở của cuộc sống hiện thực. Để làm được như vậy phóng sự ln
bám sát con người, sự kiện vấn đề nổi bật trong đời sống.
Tuy nhiên để người viết có thể khai thác tốt và một cách chân thật nhất
về thể loại này, thì một số tác giả nghiên cứu về lĩnh vực báo chí, truyền hình
cũng đưa ra những nhận định và phân lực các dạng phóng sự.
Trong đó, theo quyển Viết báo như thế nào? thì tác giả chia phóng sự
thành 5 dạng: [8, tr.178].
a. Phóng sự điều tra: Đây là dạng phóng sự có sự kết hợp hài hịa giữa 2
yếu tố: Phóng sự và điều tra, đồng thời sự kết hợp này luôn tuân thủ theo
ngun tắc tính chất phóng sự được thể hiện ở hình thức của tác phẩm. Dạng
bài này thường được sử dụng trong trường hợp khi đứng trước những sự kiện,
tình huống, hiện trạng nào đó vẫn đang cịn những câu hỏi chưa được trả lời
hoặc có nhiều cách trả lời khác nhau.
b. Phóng sự vấn đề: Đây là dạng phóng sự phản ánh những vấn đề trong
cuộc sống. Những vấn đề phản ánh ở đây luôn tiêu biểu, xác thực và đáp ứng
tốt nhu cầu thông tin thời sự. Tuy không trực tiếp phản ánh những sự kiện


×