Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Quản trị chiến lược : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS – MOBIFONE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.11 KB, 72 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thông tin di động ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của mọi
người và sự phát triển kinh tế của đất nước, thông tin di động giúp mọi người trao đổi
thông tin một cách nhanh chóng và chính xác dù bất kỳ ở đâu vào bất cứ lúc nào,
đồng thời những doanh nghiệp khai thác và kinh doanh lĩnh vực thông tin di động
cũng đóng góp một phần ngân sách không nhỏ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Ban đầu ở thị trường Việt Nam chỉ có 2 mạng thông tin di động
khai thác và kinh doanh lĩnh vực thông tin di động là MobiFone và Vinaphone.
Công ty thông tin di động VMS- MobiFone là doanh nghiệp nhà nước hạng một, đơn
vị hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam
( VNPT ) được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993. Công ty là một trong
những đơn vị kinh doanh đầu tiên dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, sau nhiều
năm phát triển mạng lưới thông tin của công ty ngày càng phát triển và có vùng phủ
sóng toàn quốc. Song hiện nay thị trường thông tin di động tại Việt Nam đã có rất
nhiều các mạng khác cùng kinh doanh và khai thác lĩnh vực thông tin di động như
Viettel, S-fone, HT- Mobile sự ra đời của các mạng này đã làm cho thị trường thông
tin di động ngày càng sôi động đồng thời nó cũng dẫn đến tình hình cạnh tranh ngày
càng gay gắt về thị phần và chất lượng thông tin của các mạng các mạng luôn đưa ra
các hình thức khuyến mại hấp dẫn và đưa ra các quảng cáo hay, lôi cốn khách hàng
nhằm phát triển và mở rộng thị trường. Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiến
lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của
Công ty.

1


PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THÔNG TIN
DI ĐỘNG VMS – MOBIFONE.
1.

Giới thiệu khái quát về công ty.



Tên đầy đủ doanh nghiệp : Công ty thông tin di động (VMS).
Tên viết tắt doanh nghiệp : Mobifone.
Trụ sở giao dịch : Tòa nhà MobiFone, Lô VP 1, Khu Đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà
Nội.
Điện thoại : (84-04) 37 831 733
Fax

: (84-04) 37 831 733

Email

:

Website

:

Lĩnh vực hoạt động : Thiết bị viễn thông.
Loại hình : Công ty TNHH một thành viên.
2


Giấy phép số : 105GP-BC do Bộ Thông Tin – Truyền thông cấp ngày 26/04/2006.
Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) :
1.
2.
3.

Cung cấp dịch vụ về thông tin di động.

Dịch vụ 3G.
Dịch vụ giá trị gia tăng cho điện thoại di động.

2.

Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp.



Tầm nhìn chiến lược : Trở thành đối tác mạnh và tin cậy nhất của các bên
hữu quan trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam và Quốc tế.



Sứ mạng kinh doanh :

Mọi công nghệ viễn thông tiên tiến nhất sẽ được ứng dụng vì nhu cầu của khách
hàng.
Lúc nào cũng sáng tạo để mang tới những dịch vụ giá trị gia tăng mới cho khách
hàng.
Mọi thông tin đều được chia sẻ một cách minh bạch nhất.
Nơi gửi gắm và chia sẻ lợi ích tin cậy nhất của cán bộ công nhân viên , khách hàng,
cổ đông và công cộng.
3.

Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty Thông tin di động (Vietnam Mobie Telecom Services Company – VMS) là
doanh nghiệp Nhà nước hạng một trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
3



Nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành
doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương
hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của thông tin di động Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển
mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM
900/1800 trên toàn quốc.
Ngày 19 tháng 05 năm 1995, Công ty Thông tin di động đã ký Hợp đồng hợp tác kinh
doanh (BCC) có hiệu lực trong vòng 10 năm với tập đoàn Kinnevik/ Comvik ( Thụy
Điển ). Đây là một trong những hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu quả nhất tại
Việt Nam. Thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, MobiFone đã tranh thủ
được các nguồn lực quan trọng để xây dựng, vận hành mạng lưới và cung cấp dịch vụ
thông tin di động đầu tiên tại Việt Nam, đó là : vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý,
kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực. Đến nay, sau 13 năm phát triển và trưởng thành,
MobiFone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam với 5 triệu thuê
bao, 1.500 trạm phát sóng và 4.200 cửa hàng, đại lý trên toàn quốc ( tính đến
15/04/2006). MobiFone hiện đang cung cấp gần 40 dịch vụ giá trị gia tăng và tiện ích
các loại. MobiFone không ngừng nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng và tiềm lực vững
chắc, sẵn sàng cho hội nhập và cạnh tranh trên thị trường thông tin di động. Đội ngũ
3.000 cán bộ công nhân viên của MobiFone luôn sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất và
hiệu quả nhất các yêu cầu của khách hàng.
Những nỗ lực và cống hiến của MobiFone đã được thị trường ghi nhận. MobiFone
vinh dự được người tiêu dùng bình chọn là “ Mạng điện thoại di động được ưa thích
nhất năm 2005” do báo Echip tổ chức và “ Thương hiệu mạnh Việt năn 2005 ” do
Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức.
4.

Chặng đường phát triển của công ty.

4


1993 : Thành lập công ty Thông tin di động. Giám đốc công ty ông Đinh Văn Phước.
1994 : Thành lập Trung tâm Thông tin di động khu vực I & II.
1995 : Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập
đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển).
Thành lập Trung tâm thông tin di động khu vực III.
2005 : Công ty Thông tin di động ký thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
với tập đoàn Kinneik/Comvik.
Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông ( nay là Bộ Thông Tin và Truyền thông) có
quyết định chính thức về việc cổ phần hóa công ty Thông tin di động.
Ông Lê Ngọc Minh lê làm giám đốc Công ty Thông tin di động thay ông Đinh Văn
Phước ( về nghỉ hưu ).
2006 : Thành lập Trung tâm Thông tin di động khu vực IV.
2008 : Thành lập Trung tâm Thông tin di động khu vực V. Kỷ niệm 15 năm thành lập
Công ty Thông tin di động.
Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng.
Tính đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần thuê bao di
động tại Việt Nam.
2009 : Nhận giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ thông tin và Truyền
thông trao tặng ; VMS – MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G; Thành lập
Trung tâm Tính cước và Thanh Khoản.
7/2010 : Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
2011 : 3/2011 : Nhận giải Mạng di động được ưa chuộng nhất năm 2010.
5


23/04/2011 : Nhận giải Doanh nghiệp Viễn thông di động có chất lượng dịch vụ tốt
nhất năm 2010.

2013: Kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty Thông tin di động và đón nhận Huân
chương Độc lập Hạng Ba.
5.

Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.

Doanh thu tăng trưởng bình quân đạt 23%/năm.

Biểu đồ phân chia thị phần của các nhà mạng năm 2014.

6


6.

Mô hình tổ chức của công ty.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG.
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

P. CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

P. GIÁ CƯỚC TIẾP THỊ

P. THANH TOÁN CƯỚC PHÍ

P. KẾ HOẠCH & BÁN HÀNG


Trung
Tâm
TTDĐ
KVI

P. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY

P. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

P. KẾ TOÁN THỐNG KÊ TÀI

P. KỸ THUẬT ĐIỀU HÀNH
KHAI THÁC

P. XUẤT NHẬP KHẨU

P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

P. THẨM TRA QUYẾT TOÁN

P. XÉT THẦU

P. CÔNG NGHỆ & PHÁT TRIỂN
MẠNG

Trung
Tâm
TTDĐ
KVII


Trung
Tâm
TTDĐ
KVIII

Trung
Tâm
TTDĐ
KV
IV

Trung
7Tâm
TTDĐ
KV V

Trung
Tâm
DV
GTG

Trung
Tâm Tính
cước &
Thanh
khoản


nghiệ

p thiết
kế


PHẦN II : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS – MOBIFONE.
Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh của công ty :

Năm 2010, tổng số thuê bao di động đạt 45,02 triệu thuê bao, mật độ là 52,86
máy/100 dân. Doanh thu đạt khoảng 45,72 nghìn tỷ đồng.
Năm 2011, tổng số thuê bao di động đạt 74,87 triệu thuê bao, mật độ là 86,85
máy/ 100 dân. Doanh thu ngành đạt khoảng 65,78 nghìn tỷ đồng.
Năm 2012, tổng số thuê bao di động đạt 98,32 triệu thuê bao, mật độ là 113,4
máy/ 100 dân. Doanh thu đạt khoảng 96,8 nghìn tỷ đồng.
Năm 2013, tổng số thuê bao di động đạt 154 triệu thuê bao, tốc độ phát triển mới
39,8%. Mật độ là 169 máy/ 100 dân. Doanh thu ngành đạt khoảng 165,72 nghìn tỷ
đồng.
Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành :
Ra đời từ năm 1945, hiện nay Ngành viễn thông di động đang bước vào giai đoạn
bão hòa với tỷ lệ người dùng gần cao nhất khu vực. Tốc độ tăng trưởng chung trên
thị trường đang bị chậm lại trong bối cảnh có quá nhiều nhà khai thác. Doanh thu
tăng trưởng chậm , cạnh tranh giữa các nhà cung cấp càng trở nên quyết liệt. Ba
năm qua chứng kiến cuộc chạy đua giảm giá tới mức quyết liệt giữa các nhà cung
cấp dịch vụ, đẩy các nhà mạng nhỏ vào “ cửa tử” . Cước dịch vụ tiếp tục giảm và
đang tiến đến sát với giá ngành.
8


Tổng số thuê bao di động phát triển mới trong 4 tháng đầu năm 2014 đạt 3,1 triệu
thuê bao. Số thuê bao di động cả nước tính đến cuối tháng 4/2014 ước đạt 157,1

triệu đồng, nếu so sánh với số thuê bao di động cả nước tính đến cuối tháng
3/2014 ước đạt 156,9 thuê bao thì riêng tháng 4 vừa rồi, sức tăng trưởng của thuê
bao viễn thông di động rất chậm, cả tháng toàn thị trường chỉ có thêm 200 nghìn
thuê bao mới.

I.

MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.
Môi trường kinh tế.

Môi trường chính trị pháp luật.

-Tăng trưởng kinh tế.

-Sự ổn định chính trị.

-Việt Nam gia nhập WTO.

-Luật kinh doanh ngày
càng hoàn thiện.
-Sự chỉ đạo kịp thời của
chính phủ và chính sách
hợp lý.
Môi trường tự nhiên công nghệ.
-Cải tiến công nghệ kỹ
thuật hiện đại.
-Công nghệ kỹ thuật thế
giới ngày càng phổ biến.
- Yếu tố tự nhiên bao
gồm: vị trí địa lý, khí

hậu, tời tiết,...

-Lạm phát.

VMS Mobifone

Môi trường văn hóa – xã
hội.
-Văn hóa tiêu dùng.
-Dân số đông.

9

-Trình độ dân trí ngày
càng cao.


Môi trường kinh tế :
Tổng GDP ( Tỷ USD )
Tăng trưởng GDP (% )
Thu nhập đầu người
( USD/người )
Tỷ giá hối đoái
Lạm phát

2006
60,9
8,2
736


2007
71,1
8,45
835

2008
87
6,35
1030

15,984
6,6

16,072
12,6

16,525
23

Tăng trưởng kinh tế :
10


Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2015, Nhà nước đã
xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau :
- GDP cứ 8 năm tăng gấp đôi.
- Đảm bảo tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP.
- Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp là 40 - 41% vào năm 2010 và 52 - 53% vào
năm 2015.
Theo đó, nhu cầu về dich vụ tăng các dịch vụ về điện thoại, intenet ngày càng tăng

giúp cho công ty VMS-mobifone có thể mở rộng quy mô va hoạt động của mình
trọng lĩnh vực dịch vụ.
Lạm phát gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận lớn người dân với mức
tăng chỉ số giá tiêu dùng lên tới 12,63% trong năm 2007 và tính tới hết tháng 11 năm
2008, chỉ số này là trên 23%.Trong năm 2009, bất chấp khủng hoảng kinh tế, các
doanh nghiệp viễn thông vẫn có cơ hội phát triển, bởi vì những mặt hàng khác, dịch
vụ khác -hàng xa xỉ phẩm chẳng hạn - có thể bớt tiêu dùng, nhưng nhu cầu thông tin
liên lạc thì không thể hạn chế, thậm chí vẫn ngày càng lớn. Đó là một lợi thế khách
quan cho doanh nghiệp viễn thông nói chung và cho công ty viễn thông Mobifone nói
riêng, vẫn sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2010 và những năm tiếp theo.
- Ta thấy nếu như quý I năm 2009, số thuê bao di động hoạt động tại Việt Nam thống
kê được chỉ là 73,2 triệu thuê bao. Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2013, con số đó
đã được tăng lên 136 triệu, đạt mức tăng trưởng hơn 100%. Nhờ đó, Việt Nam đã
vượt lên trên Philippines để trở thành quốc gia có số thuê bao di động nhiều thứ 6 tại
khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Kể cả trong điều kiện kinh tế tiếp tục khó khăn
như hiện nay thì dự đoán thị trường thông tin di động Việt Nam năm 2015 có sự tăng
trưởng mạnh, đạt tới mức phát triển bão hoà về thuê bao.

11


- Lĩnh vực viễn thông có một số đặc thù như đòi hỏi nguồn tài chính, nhân lực đủ
mạnh, chưa kể một số rào cản pháp lý đối với các thành phần kinh tế ngoài nhà nước,
do đó khu vực tư nhân chưa tham gia được nhiều vào lĩnh vực này.Tuy nhiên, Luật
Viễn thông đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/7/2010, một số phân
khúc thị trường viễn thông được mở cửa rộng hơn cho tất cả các thành phần doanh
nghiệp.
- Hạ tầng viễn thông hiện nay đã tương đối ổn định và phát triển không kém cạnh gì
các nước trong khu vực, vì thế mảng dễ làm nhất, có thể cho lợi nhuận cao (mà không
phải đầu tư quá lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng làm được) là khai thác các dịch

vụ giá trị gia tăng trên nền cơ sở hạ tầng viễn thông đã có như thương mại điện tử,
công nghiệp nội dung đa dạng.
Sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới từ giữa năm 2008 đến 2010 cũng đã ảnh
hưởng rất nhỉều đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận đã không đạt mục
tiêu đề ra của công ty do khung hoảng kinh tế làm cho người dân hạn chế chi tiêu.
Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO. Cột mốc quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Ảnh hưởng của sự kiện này không hề nhỏ có tác động đến tất cả các doanh nghiệp.
Đối với ngành viễn thông di động Việt Nam,nó vừa tạo ra cơ hội cũng như thách thức
đối với các doanh nghiệp trong ngành.
+ Cơ hội : Có thêm nguồn vốn lớn từ nước ngoài do việc mở cửa thị trường.
+ Thách thức : Sức ép từ các nhà đầu tư nước ngoài bởi vì các mạng di động được
cổ phần hóa thì nếu không có chính sách phù hợp rất dễ bị thôn tính.


Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai
thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động của công
ty thông tin di động VMS – MobiFone đó là nhu cầu về dịch vụ viễn thông
di động gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn : đó là đòi hỏi phải
12


tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hàng , sự cạnh tranh gay gắt.
Môi trường chính trị - luật pháp :
Nhóm lực lượng chính trị - pháp luật có tác động khá lớn đến sự phát triển của các
doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam hiện nay.
Chính trị nước ta hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định đảm bảo cho sự hoạt
động của công ty được ổn định, tạo ra tâm lý an toàn khi đầu tư.
Việc gia nhập WTO, là thành viên hội đồng bảo an liên hợp quốc, vấn đề toàn cầu
hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới là cơ hội

của công ty tham gia vào thị trường toàn cầu. Chính phủ Việt Nam luôn giành ưu tiên
cho phát triển viễn thông để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và liên tục tạo lập môi
trường thuận lợi để Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư kinh doanh hấp dẫn và tin
cậy của các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn viễn thông và công nghệ
thông tin hàng đầu thế giới. Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn
thiện,giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng được rút ngắn. Chính phủ rất quan
tâm về hiệu năng hành chính công, tháo gỡ các rào cản trong hoạt động kinh doanh.
Đây là một thuận lợi để công ty VMS – MobiFone giảm bớt rào cản gia nhập ngành.
Luật pháp Việt Nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện, luật kinh doanh ngày
càng được hoàn thiện. Luật doanh nghiệp tác động rất nhiều đến tất cả doanh nghiệp
nhờ khung pháp lý của luật pháp dưới sự quản lý của nhà nước các thanh tra kinh tế.
Tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động thuận lợi.
Môi trường văn hóa – xã hội :
Khách hàng ở từng khu vực, từng quốc gia luôn chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn
hóa nơi họ sinh sống và làm việc. Hiện nay ở Việt Nam quan niệm về việc sử dụng di
động không còn là hàng xa xỉ như trước nữa mà được coi là mặt hàng thiết yếu, là
13


phương tiện liên lạc thuận tiện và hữu hiệu nhất, mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp đều
cần sử dụng điện thoại di động. Do đó, nhu cầu sử dụng tăng nhanh, thuê bao sử dụng
tăng nhanh, tạo điều kiện cho việc kích cầu dịch vụ viễn thông di động của Mobifone.
Việt Nam là nước có dân số trẻ, hiện nay có khoảng 89 triệu người trong đó có
khoảng 60% dân số dưới 35 tuổi . Như vậy nhu cầu sử dụng dịch vụ liên lạc sẽ tăng
lên rất nhiều tạo ra một thị trường rộng lớn cho công ty mở rộng hoạt động và chiếm
lĩnh thị trường.
Đặc biệt trình độ dân trí của Việt Nam ngày một cao hơn sẽ tạo điều kiện cho công ty
có nguồn lao động có trình độ quản lý , kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên làm nghề có
trình độ cao.
Môi trường tự nhiên- công nghệ :

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường
biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới , vật liệu mới, thiết bị sản xuất,
các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng.... Khi công nghệ phất triển , các
doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm,
dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực canh
trạnh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực
cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
Ngày nay, công nghệ là một trong những nhân tố năng động tác động mãnh mẽ tạo
nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Chất lượng và giá bán sản phẩm, dịch vụ là
những yếu tố cơ bản tạo nên sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. Để nâng cao khả
năng cạnh tranh mỗi doanh nghiệp cần phải thay đổi công nghệ. Tuy nhiên việc thay
đổi công nghệ không phải là đơn giản, nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo
trình độ lao động phải phù hợp với sự thay đổi của công nghệ, phải có năng lực tài
chính...
14


Công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ và công nghệ mới sẽ giúp viễn thông di
động Việt Nam có cơ sở hòa nhập nhanh với thế giới. Hiện nay công nghệ 3G ngày
càng phát triển, đây thực sự là một lợi thế đối với công ty thông tin di động VMS –
Mobifone.
Một sự kiện đã ghi tên Việt Nam lên không gian mạng thế giới đó là vệ tinh đầu tiên
của Việt Nam mang tên Vinasat đã được phóng lên không gian vào ngày 19/04/2008.
Sự kiện được đánh giá có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội lớn, góp phần quan trọng
vào việc hoàn thiện, nâng cao năng lực phủ sóng cho toàn bộ hạ tầng thông tin liên
lạc và truyền thông của quốc gia, đáp ứng kịp thời các yêu cầu mới về thông tin,
truyền thông của công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của đất nước.
Hiện Việt Nam đang triển khai hai công nghệ di động tiên tiến của thế giới là GSM
và CDMA. Vì vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cũng khó có thể phát triển công
nghệ di động khác ở Việt Nam.

Môi trường tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết... yếu tố này ảnh hưởng
đến chất lượng các dịch vụ của viễn thông di động, sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn
thông.
Tóm lại : Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty. Đặc biệt là môi trường công nghệ và môi trường kinh tế có tác động mạnh nhất
đến hoạt động của các công ty viễn thông di động hiện nay. Do đó, công ty cần phải
có những chiến lược cụ thể để giữ vững và phát triển thị phần.
II.

MÔI TRƯỜNG VI MÔ ( MÔI TRƯỜNG NGÀNH).

Tồn tại các rào cản ra nhập ngành.
Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một
ngành khó khăn và tốn kém hơn .
15




Kỹ thuật



Vốn



Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách
hàng ...




Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp ,
phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ....
Các rào cản càng lớn thì số lượng đối thủ tiềm năng của công ty càng ít.Nhìn chung,
rào cản về gia nhập ngành viễn thông là khá lớn. Trước hết về vốn và kỹ thuật, đây là
một ngành đòi hỏi vốn khá lớn và nhất là công nghệ kỹ thuật hiện đại. Để tham gia
kinh doanh ngành này, các công ty đòi hỏi là những nhà kinh doanh có vốn lớn nhất
là vốn ban đầu như: xây dựng các trung tâm phát sóng rộng khắp bởi độ bao phủ của
sóng càng cao thì vùng liên lạc của khách hàng càng rộng khiến cho khách hàng sử
dụng nhiều. Hay là việc đầu tư cho việc xây dựng cáp quang, quản lý sim thẻ, tính
cước của khách hàng cũng cần những thiết bị công nghệ cao… và đi liền với nó là chi
phí lớn. Một trong những yếu tố công nghệ gần đây là công nghệ 3G đòi hỏi những
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải nâng cao cả về mặt công nghệ lẫn quản lý. 3G
có mặt ở Việt Nam khi công nghệ này đã phát triển ở độ “chín”. Hiện nay, công nghệ
3G cho phép cung cấp đường truyền với tốc độ lên đến 6-7 Mbps (tại Singapore),
thậm chí tới 21Mbps (tại Úc)
Yếu tố về con người, nhất là việc sử dụng những nhân viên chất lượng đảm bảo làm
việc và khai khai thác công nghệ của ngành cũng còn chưa đạt chất lượng, trong khi
số lượng những lao động tham gia vào ngành này thì rất nhiều nhưng lại chưa đủ
trình độ để sử dụng các thiết bị công nghệ này. Hầu hết những nhân viên được tuyển
vào phải được hướng dẫn và đào tạo lại.

16


Đối với việc tham gia hệ thống phân phối là các điểm bán siêm thẻ, nói chung ở Việt
Nam là không phức tạp, có nhiều đại lý sim thẻ sẵn sàng phân phối sim thẻ của nhiều
công ty cung cấp dịch vụ viễn thông này.
Rào cản về thương hiệu cũng là khá lớn trong ngành này, các nhà cung cấp có tên

tuổi như Viettel, Vinaphone, Mobifone luôn được khách hàng ưu tiên sử dụng.
Như vậy một doanh nghiệp mới bước chân vào ngành này sẽ rất khó để cạnh tranh.
Một rào cản lớn nữa đó là việc cho phép hoạt động cũng như kiểm soát của chính
phủ Việt Nam về phát triển viễn thông. Đó là quy định lộ trình tham gia, quy định
về vốn góp khi các công ty viễn thông nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường. Ban
đầu, việc cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng,
và dịch vụ điện thoại hữu tuyến chỉ được phép thông qua các hợp đồng kinh doanh
với các công ty quản lý điều hành cổng viễn thông ở Việt Nam. Các nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng có thể thành lập các liên doanh với đối tác Việt
Nam với tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài có thể lên tới 50%.

Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng.
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực
cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị
trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh
hưởng

tới

toàn

bộ

hoạt

động

sản

xuất


kinh

doanh

của

ngành

Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả
năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi
nhà cung cấp (Switching Cost).

17


Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy
sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa
chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy mô,
sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm.Chính vì thế những nhà cung cấp
các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (Nông dân, thợ thủ công... ) sẽ có rất ít quyền lực đàm
phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượng lớn nhưng họ lại thiếu tổ chức.

Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng.
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
- Khách hàng cá nhân.
- Khách hàng tổ chức.

Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch
vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết
định mua hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh
tranh từ khách hàng đối với ngành:
- Quy mô .
-Tầm quan trọng .
-Chi phí chuyển đổi khách hàng .
-Thông tin khách hàng .
18


Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ có thể
trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp.
Khách hàng công ty thường là các cá nhân, bởi việc sử dụng sản phẩm là đồng thời
với việc sử dụng công cụ hỗ trợ cá nhân : điện thoại di động.Các khách hàng là
những người sử dụng mạng sẽ phải trả tiền cước cho những dịch vụ gọi điện, tìm
kiếm thông tin, lướt web, trò chuyện …theo những mức cước quy định, như vậy là
khách hàng không có nhiều quyền lực trong việc thương lượng về giá cả và quy mô.
Tuy nhiên với nhu cầu được sử dụng những dịch vụ tốt nhất và giá thành rẻ nhất
khiến mà số lượng khách hàng ngày càng gia tăng khiến cho một đe dọa khác lại
mạnh hơn đó là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo
ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các
yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
- Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh...
- Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán.



Ngành phân tán là : ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng
không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại



Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò
chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền).
=> Ngành viễn thông thuộc tốp ngành tập trung.

19


- Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản
rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó
khăn :


Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư.



Ràng buộc với người lao động.



Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder).




Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.
Thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều
nhà cung cấp nhưng quyền lực chi phối thị trường vẫn nằm trong tay 3 nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông là Vina Phone , Mobifone và Viettel.. Nhu cầu sử dụng dịch vụ
của Việt Nam tăng khoảng 5-10%/ năm, doanh thu, lợi nhuận của các nhà cung cấp
cũng tăng với con số tương đương. Mặc dù cho các rào cản gia nhập ngành, rào cản
rút lui ... là cao, áp lực từ khách hàng không đáng kể nhưng đang có rất nhiều doanh
nghiệp chuẩn bị gia nhập vào thị trường . Một điều nữa là sự ra đời của ngành dịch vụ
kèm theo dịch vu viễn thông như : Các tổng đài giải trí, cá cược, các dịch vụ khác mà
điển hình gần đây là xem giá chứng khoán qua mạng di động. Với xu hướng này sức
cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ ngày càng gia tăng và lúc đó người tiêu dùng sẽ
ngày càng được tôn trọng hơn.
Viettel được đánh giá là mạng dẫn đầu trong việc tung ra các gói cước khuyến mãi
hấp dẫn. Khi Viettel đưa ra dịch vụ “i Share - Sẻ chia tài khoản” cho tất cả các thuê
bao di động trả trước chuyển tiền trong tài khoản cho nhau từ máy điện thoại di động.
Trong khi đó, Vinaphone đưa ra chương trình ”12 năm chia ngọt sẻ bùi, keo sơn gắn
bó” nhân kỉ niệm 12 năm thành lập với những khuyến mãi cho khách hàng lên tới
800.000 đồng. Về phần mình, Mobifone cũng lập tức tung ra chương trình "15
năm cùng bạn kết nối”.
20


Cuộc cạnh tranh giữa các đại gia ngày càng quyết liệt, bên cạnh các gói cước giảm,
dịch vụ mới, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ vì đây mới là
vấn đề mấu chốt trong chiến lược thu hút khách hàng.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển cho từng doanh nghiệp
và cho cả ngành viễn thông và CNTT Việt Nam. Cạnh tranh phát triển tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp viễn thông trong nước tự đổi mới và tái cơ cấu để hoạt động có
hiệu quả, cải cách quy trình quản lý, khai thác, tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực
mang tính chiến lược, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng chăm sóc khách

hàng.
Gia nhập WTO các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ chịu những áp lực cạnh
tranh mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp ở các nước có nền công nghiệp phát triển có
vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cạnh tranh quốc tế cao. Mức độ
cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, phạm vi rộng hơn và sâu hơn.
Đi kèm với đó là sự chia sẻ về thị phần thị trường một cách đáng kể khi các tập đoàn
viễn thông lớn đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài khi liên
doanh có quyền nâng mức góp vốn lên cao hơn, khả năng kiểm soát của họ đối với
việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn.

Đe dọa dọa từ các sản phẩm thay thế.
Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế : Ngay cả trong nội bộ ngành với
sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình.
Điện thoại di động chính là sản phẩm thay thế cho điện thoại cố định và sắp tới là
VOIP sẽ thay thế cho cả hai sản phẩm cũ.
Với các công ty viễn thông như là Mobifone thì tương lai gần thì mạng di động
không có nhiều đe dọa từ sản phẩm thay thế. Chẳng hạn như sự đe dọa từ việc dùng
21


điện thoại bàn,điện thoại công cộng, hay là việc sử dụng các thiết bị liên lạc khác như
sử dụng internet qua máy tính và máy tính xách tay … thì ngày nay đều có thể tích
hợp các chức năng này trong chiếc điện thoại di động với sự hỗ trợ của mạng không
dây Mobifone. Nhìn chung thì đây là một thị trường phát triển và có xu hướng phát
triển rộng thêm khi khách hàng càng ngày càng sử dụng điện thoại di động như
những phương tiện thuận lợi và thường xuyên nhất.Tất nhiên hiện tại thì các dịch vụ
này cũng làm giảm đáng kể lượng khách hàng tham gia vào dịch vụ.
Chẳng hạn như là việc sử dụng facebook,zalo hay tìm kiếm thông tin trên intrnet qua
máy tính sẽ làm giảm đi các cuộc gọi và nhắn tin qua mạng di động, tương tự thì nếu
khách hàng sử dụng điện thoại cố định sẽ ít sử dụng dịch vụ của công ty.


Đe dọa từ các gia nhập mới.
Các công ty mới gia nhập sẽ tạo sẽ có thể ảnh hưởng đến đến cường độ canh tranh
của ngành. Nếu số lượng các gia nhập càng tăng thì cường độ canh tranh càng tăng.
Các công ty gia nhập càng có nền tảng vững chắc thì càng ảnh hưởng đến vị thế của
công ty trong tương lai.
Mobifone và các nhà dịch vụ mạng khác đã không ngờ trước được sự đe dọa của
một công ty mới đã làm thay đổi rất nhiều cục diện của ngành đó là Beenline.
Cuối năm 2007, một thỏa thuận thành lập liên doanh về viễn thông giữa tập đoàn
VimpelCom (một trong những tập đoàn viễn thông hàng đầu Đông Âu) và Tổng
công ty Viễn thông Toàn cầu của Việt Nam (GTEL) được ký kết. Chưa đầy một năm
sau, GTEL Mobile chính thức được thành lập và Beeline Việt Nam chính là kết quả
của sự liên doanh giữa GTEL và Vimpelcom.

22


Trên thế giới Beeline là một thương hiệu mạng viễn thông di động lớn hoạt động tại
9 quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Âu và Trung Á với hơn 63 triệu thuê bao thực.
Năm 2009, theo hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Millward Brown
Optimor thì thương hiệu “Beeline” nằm trong top 100 thương hiệu đắt giá nhất hành
tinh và top 10 tên tuổi đắt giá nhất trên thị trường viễn thông với giá khoảng 8,9 tỷ
USD.
Một mũi tên trúng hai đích: vừa đầu cơ đầu số vừa làm khó cho mạng đến sau
vì không còn đầu số để phát triển. Đằng sau câu chuyện đổ xô xin thêm đầu số mới
của các nhà mạng lớn là nỗi ám ảnh mang tên Beeline.
Gia nhập WTO các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ chịu những áp lực cạnh
tranh mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp ở các nước có nền công nghiệp phát triển có
vốn , trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cạnh tranh quốc tế cao. Mức độ
cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, phạm vi rộng hơn và sâu hơn.

Đi kèm với đó là sự chia sẻ về thị phần thị trường một cách đáng kể khi các tập đoàn
viễn thông lớn đầu tư vào Việt Nam .Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài khi liên
doanh có quyền nâng mức góp vốn lên cao hơn, khả năng kiểm soát của họ đối với
việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn.

Nhận xét ngành viễn thông:
- Cường độ cạnh tranh của ngành mạnh:
Thị trường viễn thông Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng được xếp vào hàng nhanh
nhất thế giới. Cạnh tranh sôi động nhất đang diễn ra trên thị trường thông tin di động
giữa các nhà cung cấp dịch vụ VinaPhone, MobiFone, Viettel, EVN Telecom,
SFone... đã thúc đẩy thị trường đạt mức tăng trưởng nhanh. Mới đây, trong bảng xếp
23


hạng phát triển viễn thông Châu Á, thị trường viễn thông Việt Nam đã được xếp thứ
13 về cả quy mô và tốc độ phát triển trên ba lĩnh vực cố định, di động và Internet.
- Ngành hấp dẫn:
Việt Nam với dân số trên 80 triệu người, theo công bố mới nhất của Bộ Thông tin
truyền thông thì thị trường viễn thông đã có gần 50 triệu thuê bao và Việt Nam hiện
vẫn còn nhiều tiềm năng cho các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động.
Trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng
trưởng 160-170%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng, thu hút sự chú ý của
không ít các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO.

MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ .

III.

Sản phẩm chủ yếu.
Dịch vụ Thông tin Di động trả tiền sau – MobiGold.

Là Dịch vụ Thông tin Di động trả tiền sau ra đời đầu tiên ở Việt Nam,



MobiGold cung cấp tới khách hàng giải pháp thông tin di động tiên tiến và chất
lượng dịch vụ hoàn hảo bởi 1 nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu MobiFone.
Dịch vụ Thông tin Di động trả tiền trước:
MobiCard, Mobi4U, Mobi365, MobiZone, MobiQ, MobiQ-Student, MobiQ-Teen.
Các loại SIM cung cấp ra thị trường: SuperSIM 128k, SuperSIM 64k, SuperSIM 32k,
SIM 16k
Dịch vụ Giá trị Gia tăng trên nền 2G:
24


Thanh toán cước thông tin di động trả sau MobiGold bằng mã thẻ nạp tiền trả



trước – FastPay.
Thanh toán cước thông tin di động trả sau MobiGold qua hệ thống thanh toán



trực tuyến cổng SmartLink.


Gọi quốc tế giá rẻ theo gói cước trọn gói - Global Saving




Dịch vụ GTGT dựa trên Cell ID của trạm BTS - SMS Locator



Dịch vụ đấu nối một số dịch vụ GTGT trên nền USSD qua mã lệnh...
Và năm 2010 cung cấp dịch vụ viễn thông trên nền 3G.

Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
a, Hoạt động cơ bản.
Do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nên các hoạt động cơ bản sẽ theo các bước sau:
Bước1: Marketing : Mobi đã thực hiên rất nhiều rất nhiều chương trình hoạt động
marketing và sử dụng nhiều kênh như truyền hình, báo chí, trực tuyến… Và doanh
nghiệp đã có các dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Bước 2: Hậu cần nhập: Khi xác định được dịch vụ mà khách hàng yêu cầu doanh
nghiệp sẽ tiếp nhận các nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất ra một số sản
phẩm như sim, thẻ…
Bước 3: Sản xuất: nguyên vật liệu được đưa vào khai thác sản xuất hoặc láp ráp.
Bước 4: Bán hàng và cung ứng dịch vụ: Cung cấp những dịch vụ khách hàng mong
muốn.
Hoạt động tiếp thị của MobiFone.

25


×