Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đồ án phát triển sản phẩm màng bao thực phẩm từ cellulose vi sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.38 KB, 20 trang )

Đặt vấn đề
Bảo quản thực phẩm luôn là vấn đề nóng bỏng của mọi thời đại. Quan niệm bảo quản
thực phẩm ngày nay không chỉ đơn thuần là kéo dài hạn sử dụng mà nó còn bao hàm cả
việc duy trì hoặc làm tăng giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan cho một sản phẩm mà vẫn
đảm bảo an toàn. Khoa học kỹ thuật phát triển kéo theo công nghệ bảo quản thực phẩm
cũng phát triễn. Ngày càng có nhiều phương pháp bảo quản ra đời nhằm giải quyết số
lượng khổng lồ thực phẩm sản xuất ra hằng ngày.
Màng thực phẩm là một trong những phương pháp mới, được áp dụng khá phổ biến
trong những năm gần đây. Vì vậy nhóm em quyết định chọn sản phẩm màng bao thực
phẩm từ cellulose vi khuẩn để đưa ra thị trường.

1 SWOT
1.1 Strength


Như đã nêu ở phần đặt vấn đề: nếu như màng bọc thông thường có nguồn gốc từ dầu
mỏ, làm từ các loại nhựa, thì đối với màng bọc thực phầm làm từ cellulose vi khuẩn , nó
sẽ an toàn đối với người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường và sản phẩm khi bao bọc
thực phẩm sẽ giúp tránh được sự phát triển của vi sinh vật có hại trên thực phẩm.
 An toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
 Bảo vệ môi trường

Tình trạng túi nilon hiện nay ngày càng tăng đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường và sức khỏe con người. Do nhu cầu sử dụng túi nilon diễn ra hàng ngày hàng
giờ nên lượng rác thải nilon tồn đọng ngày càng nhiều. Mặc khác, các hiểu biết về tác hại
của túi nilon trong cộng đồng còn rất hạn chế. Các giải pháp tiÊu hủy, xử lý chưa triệt để
như nếu mang đốt chúng sẽ gây ô nhiễm không khí, trong khi chôn lấp sẽ rất tốn đất và
ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm. Hoạt động tái chế cần đầu tư thiết bị máy móc đắt tiền,
hiệu quả kinh tế thấp, gây nhiều tác hại xấu cho hiện tại và sau này.
Trong khi đó màng bao làm từ BC có khả năng phân hủy hoàn toàn và đáp ứng được
các yêu cầu cần thiết cho việc tạo bao bì như độ bền chắc, dẻo dai.


Có thể nói BC đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và ngày càng trở
nên phổ biến, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Màng BC là loại túi sinh học có
thể hạn chế tác hại của túi nilon đối với môi trường.
 Sản phẩm giúp bảo vệ nguồn thực phẩm của con người

Các nhà khoa học và các nhà sản xuất đang tìm ra nhiều giải pháp thay thế túi nilon
như sử dụng 100% tinh bột bắp, khoai tây hoặc khoai mì để tạo ra bao bì tự hủy. Ngoài ra
còn có phương pháp phối trộn tinh bột với nguyên liệu sản xuất nilon truyền thống nhằm
đẩy nhanh quá trình phân hủy và giảm lượng chất thải ra môi trường. Đối với việc sử
dụng 100% tinh bột từ bắp hay khoai mì để tạo bao bì sẽ ảnh hưởng đến vấn đề lương
thực.
 Với một công ty sản xuất bao bì đã có thương hiệu trên thị trường, ta có thể tận

dụng được nguồn nhân công có kinh nghiệm và trang thiết bị có sẵn.
1.2 Weakness
 Giá thành cao

Nếu như các màng bao thực phẩm khác làm từ nguyên liệu là nhưa PE hay PP, gia
công tạo màng bao thực phẩm liền, thì đối với màng bao thực phẩm từ cellulose vi khuẩn
Nhóm

Trang 2


cần phải trải qua nhiều giai đoạn như phân lập giống, nuôi cấy, tăng sinh, gia công thành
phẩm. Chính điều đó đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao hơn so với màng bọc bằng nhưa
thông thường.
1.3 Opportunity
 Mối quan tâm của người tiêu dùng tới vệ sinh an toàn thực phẩm


Khi xã hội càng phát triển thì con người càng quan tâm tới vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực phẩm là dạng vật chất con người sử dụng, tiếp xúc hàng ngày với khối lượng lớn.
Như vậy thực phẩm không bảo đảm chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và
tính mạng con người.
Càng ngày con người càng có nhu cầu thưởng thức các loại thực phẩm ngon, để đáp
ứng nhu cầu này thì các quy trình sản xuất, chế biến cũng như bảo quản thực phẩm ngày
càng được yêu cầu cao, phức tạp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ý thức của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tăng lên nhờ các
phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này sẽ làm cho người tiêu dùng ngày càng hiểu
biết và quan tâm tới chất lượng và tính an toàn của thực phẩm.
 Chưa có trên thị trường

Thị trường trong và ngoài nước hiện nay sử dụng các màng bọc thực phẩm chủ yếu
làm tử dầu mỏ, với các tính năng tiện dụng như dai dẻo, đủ kích cỡ, nhiều màu sắc.
Nhưng lại không phân hủy trong môi trường, gây ra hậu quả xấu tới môi trường. Nắm bắt
được tầm quan trọng sức khỏe người tiêu dùng và môi trường thân thiện, nên sản phẩm
này được ra đời.
 Vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm

1.4 Threats
 Đòi hỏi nguồn nguyên liệu cellulose vi khuẩn dồi dào và ổn định.
 Thuyết phục khách hàng (PR)
Vấn đề PR luôn là vấn đề cấp bách của mọi công ty, mọi sản phẩm mới ra muốn đến
được tay người tiêu dùng. Nắm bắt tình hình thực tế này, công ty luôn thúc đẩy việc công
tác PR sản phẩm. Sản phẩm tốt nhưng không có PR thì người tiêu dùng cũng không thể
biết tới được. Vậy PR có tầm quan trọng lớn
 Ý thức người dân
Nhóm

Trang 3



Ý thức của đại đa số người dân Việt còn đang chủ quan với sức khỏe của bản thân
mình. Nếu như một số người dân đầu tư vào việc chăm sóc sức khỏe sẵn sàng sử dụng
nguồn thực phẩm organic, thì phần nhiều còn lại là thờ ơ, chủ quan. Một thực phẩm nhìn
bề ngoài sạch nhưng chưa chắc chúng thực sự sạch như thị giác cúa chúng ta. Ngày nay,
đảm bảo vệ sinh thực phẩm, các Cơ quan chức năng như Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm
– Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ công thương,… đều quan tâm
hơn đối với thực phẩm, không chỉ trong khâu sản xuất mà cả khâu bảo quản thực phẩm.
Vi sinh vật và các độc tố là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm. Khác với
màng bọc thông thường thì với màng bọc thực phẩm sinh học này có khả năng kiềm hãm
sự phát triển của một số vi sinh vật có hại.
 Các hiểu biết về tác hại của túi nilon trong cộng đồng còn rất hạn chế.
 Cạnh tranh với các sản phẩm màng bọc bằng chất liệu khác

Màng bọc thực phẩm bằng nhựa đã quá quen với mọi người, nó vừa tiện dụng, vừa rẻ.

2 Phương pháp thực hiện
Thu nhận bateriocin: Dịch bacteriocin thô dược thu hồi từ lên men sử dụng chủng
L.lactic bằng phương pháp ly tâm thu dịch nổi và trung hòa về pH 6.0 bằng CaCO3.

Nhóm

Trang 4


Thu nhận cellulose vi khuẩn: sau 7 ngày lên men, màng BC được hình thành. Tiến
hành lấy màng ra khỏi môi trường nuôi cấy. Sau khi thu sinh khối tiến hành rửa bằng
nước lạnh 2-3 lần rồi ngâm trong dung dịch Na 2CO3 5% trong 10 phút để trung hòa acetic
acid còn sót bên trong. Sau đó rửa lại bằng nước vài lần. Tiến hành sấy khô ở 90 0C. màng

sau khi sấy khô sẽ tiến hành tẩy màu và mùi bằng dung dịch NaOCl 10%2. Thời gian
ngâm trong dung dịch NaOCl 10% từ 20-30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước và sấy khô.

Màng mỏng BC được nuôi cấy và thu nhận, sau khi xử lý được ngâm 30 phút vào
trong các dịch bacteriocin có hoạt tính 200AU/ml. Trong quá trình 30 phút ngâm, màng
BC được trương nở và hấp thụ dịch bacteriocin vào màng. Màng mỏng BC hấp phụ
bacteriocin được dùng để làm màng bọc thịt tươi trong bảo quản sơ chế tối thiểu.
Màng mỏng BC chỉ có tác dụng gia tăng chất lượng cảm quan sản phẩm, bacteriocin
có tác dụng cải thiện chất lượng vi sinh của sản phẩm. Kết hợp màng mỏng BC hấp phụ
bacteriocin có tác dụng tăng chất lượng cảm quan và chất lượng vi sinh ở sản phẩm thịt
tươi sơ chế tối thiểu.

Nhóm

Trang 5


A.xylinum

Lactococcus Lactic

Lên men

Lên men

Bacterial cellulose

Ly tâm

Xử lý màng BC


Ngâm 30 phút

Bacteriocin thô

Sản phẩm

Qui trình sản xuất màng bọc thực phẩm từ cellulose vi khuẩn hấp phụ bacteriocin

3 Giải quyết vấn đề kỹ thuật
Phương pháp sản xuất cellulose vi khuẩn truyền thống là nuôi cấy tĩnh, nhưng
phương pháp này đòi hỏi phải có diện tích lên men lớn và thời gian lên men dài. Do đó
một số phương pháp được khảo sát để thay thế cho phương pháp nuôi cấy tĩnh.
Thùng lên men khuấy trộn được dùng rộng rãi trong sản xuất cellulose vi khuẩn, nuôi
cấy liên tục có bổ sụng ethanol làm tăng tốc dộ tổng hợp cellulose gấp 2 lần so với nuôi
cấy mẻ. hơn nữa trong diều kiện nuôi cấy có khuấy đảo, dễ dàng kiểm soát các yếu tố
môi trường. Tuy nhiên, khó khăn của quá trình nuôi cấy lắc là cellulose sinh ra tích lũy
trong môi trường làm cho môi trường có độ nhớt cao dẫn đến khó kiểm soát quá trình
Nhóm

Trang 6


khuấy trộn và sục khí. Các viên huyền phù cellulose có độ giữ nước cao, nhanh chóng
choáng hết thể tích môi trường, gây khó khăn cho vi sinh vật phát triển tạo cellulose.
Thiết bị lên men sản xuất cellulose vi khuẩn
 Ajinomoto

Được đặt theo tên một công ty, phương pháp này sử dụng môi trường bề mặt nhằm
cải thiện sự tổng hợp của cellulose. Các tế bào đầu tiên được nhân giống trong thiết bị có

sục khí trước khi được cho vào các khay tĩnh. Sau 3 ngày trong thiết bị sục khí, mật độ tế
bào vào khoảng 2.107 (tế bào/ml). Lúc này, dịch lên men được chuyển vào các khay có
sục khí. So sánh với quá trình lên men thông thường tạo cellulose thì thiết bị này có năng
suất cao hơn 140 %. Sản phẩm này có khả năng giữ nước thấp và chứa khoảng 10%
lượng sucrose ban đầu.

4 Tính kinh tế
Tính tiền lương cán bộ công nhân viên
 Lao động gián tiếp:
Bảng 1: Tiền lương của cán bộ công nhân viên gián tiếp
4.1.

STT

Chức vụ

Số lượng

Tiền
lương
(triệu đồng/1
tháng)

1

Giám đốc

1

35


2

Phó giám đốc

1

25

3

Phòng kỹ thuật

8

10

4

Phòng marketing

3

5

Phòng kế toán tài vụ

3

6


Phòng y tế

1

5

7

Phòng bảo vệ

2

5

8

Công nhân vệ sinh

3

5

9

Lái xe

2

8


Nhóm

Trang 7


10

Nhân viên nhà ăn

Tổng

3

5

27

261

 Lao động trực tiếp: 20 người ×5 triệu đồng/1 người = 100 triệu đồng.

Tổng số tiền chi cho nhân lực công ty trong 1 tháng:
261+100 = 361 triệu đồng.
→ Lương của toàn bộ cán bộ công nhân viên của nhà máy trong 1 năm và lương thưởng :
L1=361triệu đồng×13=4.693.000.000 (đồng)
 Số tiền chi cho bảo hiểm trong 1 năm:

L2 = 20% x Lương =20% x 361.000.000 x 12 = 866.400.000 (đồng)
Tổng số tiền lương trong 1 năm là:

L = L1 + L2 = 4.693.000.000 + 866.400.000 = 5.559.400.000 ( đồng)
4.2.

Vốn đầu tư xây dựng
4.2.1. Vốn đầu tư các công trình chính

Bảng 2: Vốn đầu tư xây dựng các công trình chính

Nhóm

Trang 8


Giá đất ở Khu công nghiệp Tây Bắc, huyện Củ Chi, tp.Hồ Chí Minh: m 2= 1.500.000
(đồng)
→ Số tiền xây dựng: X1 = 1.500.000 x 2474 = 3.711.000.000 (đồng)
4.2.2. Vốn đầu tư các công trình phụ

Lấy bằng 30% vốn đầu tư công trình chính.
X2= 3.711.000.000 × 30%= 1.113.300.000 (đồng)
4.2.3. Chi phí xây dựng

Lấy bằng 20% vống đầu tư các công trình chính:
X3= 3.711.000.000 ×20%=742.200.000 (đồng)
Tổng vốn đầu tư xây dựng: X=X1+X2+X3=
3.711.1.0
+1.113.300.000+742.200.000 = 5.566.500.000 (đồng).
4.3.
Vốn đầu tư cho thiết bị.
4.3.1. Vốn đầu tư mua thiết bị chính


Bảng 3: Chi phí đầu tư thiết bị chính

Nhóm

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Đơn giá
đồng)

1

Thùng pha chế dịch lên men

2

400

2

Thanh trùng và làm nguội

2

650


3

Nồi lên men

2

1100

4

Máy đóng gói dán nhãn

1

200

5

Máy sấy

2

1000

6

Máy lọc

1


400

7

Thiết bị văn phòng

8

Máy biến áp

1

100

9

Máy phát điện

2

300

100

Trang 9

(triệu


10


Ôtô chở sản phẩm và chở nguyên 3
liệu

600

Tổng (T1)

4850

Tổng vốn đầu tư các thiết bị chính là: T1= 4.850.000.000 (đồng)
4.3.2. Vốn đầu tư mua các thiết bị phụ (T2)

Lấy bằng 20% tổng số vốn mua thiết bị chính:
T2=4.850.000.000 ×20%=970.000.000 (đồng).
→ Chi phí trực tiếp: T12=T1+T2= 4.850.000.000 + 970.000.000 =5.820.000.000 (đồng)
4.3.3. Chi phí bảo dưỡng và sữa chữa (T3)
Lấy bằng 10% tổng số vốn mua thiết bị chính:
T3= 4.850.000.000 ×10%= 485.000.000 (đồng)
 Tổng vốn đầu tư cho trang thiết bị: T=T1 + T2 + T3 =
4.850.000.000+ 970.000.000 + 485.000.000 = 6.305.000.000 (đồng).
4.4.

Vốn đầu tư mua nguyên vật liệu và nhiên liệu
4.4.1. Chi phí trực tiếp
Công ty hoạt động 1 năm là 330 ngày với lượng sản xuất là 15.600.000 m 2.
Mỗi sản phẩm có kích thước 30cmx20m
Số sản phẩm trong một năm: 2.600.000 sản phẩm
Bảng 4: Nguyên vật liệu sử dụng trong 1 năm


ST
T

Nguyên vật liệu và nhiên
Trọng lượng
liệu

Giá (VNĐ)

1

Sacaroza

5000kg

280.350.000

2

Cao nấm men

1000kg

252.000.000

3

Pepton (soy)

1000kg


130.000.000

Nhóm

Trang 10


4

KH2PO4

1000kg

30.000.000

5

NaCl

200kg

700.000

6

MgS04.7H2O

20kg


44.000

7

(NH4)2SO4

800kg

144.000.000

8

(NH4)2HPO4

200kg

3.600.000

9

Acetic acid

1200lít

19.200.000

10

Mật rỉ đường


100000lít

600.000.000

11

Nước:
+
+
+

Nước để phối trộn
Vệ sinh
Sinh hoạt

2.000 m3
4.000 m3

8.000đ/m3

4.000 m3
12

Điện (sản xuất +khác)

500.000 kwh

3.000đ/kw

→Tổng chi phí:

C1= 3 tỷ 400 triệu đồng
 Tiền mua các nguyên liệu khác (lấy 5% chi phí trực tiếp):

C2= 3.400.000.000 x 5% =170.000.000 (đồng)
Vốn đầu tư mua nguyên vật liệu:C=(C 1 + C2) +(C1 + C2) x Khấu hao 3% =
(3.400.000.000 +170.000.000) + (3.400.000.000 +170.000.000) x 3%= 3.677.100.000
đồng.
4.4.2. Chi phí gián tiếp

Chi phí sử dụng máy móc: Lấy bằng 10% tổng vốn đầu tư mua thiết bị:
Mmm= 6.305.000.000 ×10%=630.500.000 (đồng)
Nhóm

Trang 11


4.5.

Tính toán vốn cố định.
VCD= T12+X=5.820.000.000 +5.566.500.000 = 11.386.500.000 (đồng)

 Thuế nội địa và chi phí bảo hiểm: tính bằng 2,2% vốn cố định

= 2,2% × 11.386.500.000 = 250.503.000 (đồng)
4.6.
Tính toán vốn lưu động trong 1 năm
• Chi phí sản xuất trực tiếp:

TT = nguyên vật liệu + lương + bảo dưỡng
=C+L+T3=3.677.100.000 +5.559.400.000 +485.000.000 = 9.721.500.000 (đồng)



Chi phí gián tiếp:

GT =thuế + Mmm= 250.503.000 + 630.500.000 = 881.003.000 (đồng)
Tổng chi phí sản xuất
TCP = TT + GT= 9.721.500.000 +881.003.000 =10.602.503.000(đồng)
Chi phí phân phối và phát triển thị trường: tính bằng 5% tổng chi phí sản xuất:
= 5%×10.602.503.000 = 530.125.150 (đồng).
• VỐN LƯU ĐỘNG


VLD=TCP+CPPP=10.602.503.000+530.125.150 = 11.132.628.150 (đồng).
 Vốn lưu động trong 3 tháng:VLD=11.132.628.150 /4= 2.783.157.038 (đồng)

Tổng vốn đầu tư trong 1 năm: TVDT=VCD+VLD
=11.386.500.000 +11.132.628.150= 22.519.128.150 (đồng).
4.7.

Tiền lãi vốn ngân hàng

 LÃI VAY NGÂN HÀNG
+

Vốn cố định vay dài hạn với lãi suất 12%/TVDT:
= 12%× 11.386.500.000 =1.366.380.000 (đồng)

+

Vốn lưu động vay ngắn hạn với lãi suất 8%/TVDT

= 8%× 11.132.628.150 = 890.610.252 (đồng)

Nhóm

Trang 12


→ Số tiền lãi ngân hàng phải trả:
= 1.366.380.000 + 890.610.252 = 2.256.990.252 (đồng)
 DOANH THU


Tổng số sản phẩm: 2.600.000



Gía bán một sản phẩm là 15.000(đồng).



Tổng doanh thu/ năm: 10.106. 6.000= 3.9 x1010 đồng

 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

= 3.9 x1010 - 890.610.252 - 2.256.990.252 = 35.852.399.500 (đồng)
 THUẾ THU NHẬP

Với thuế thu nhập là 25%, tiền thuế là:
= 25% × 35.852.399.500 = 8.963.099.875 (đồng)
 LỢI NHUẬN SAU THUẾ (LỢI NHUẬN RÒNG)


= 35.852.399.500 - 8.963.099.875 = 26.889.299.560 (đồng)
 THỜI GIAN HOÀN VỐN

PT

=

=

= 0,803 năm
Thời gian hoàn vốn khoảng 9 tháng.


Với thời gian vận hành 10 năm, theo phương pháp khấu hao đường thẳng, ta có:



Khấu hao hàng năm = vốn cố định/10 = 11.386.500.000 /10
= 1.138.650.000(đồng)

 DÒNG TIỀN THUẦN (CF)

Nhóm

Trang 13


Doanh thu bằng tiền


3.9x1010

Chi phí sản xuất (VLD)

11.132.628.150

Khấu hao

1.138.650.000

EBIT (lợi nhuận trước thuế)

35.852.399.500

Thuế TNDN (25%)

8.963.099.875

EAT (lợi nhuận sau thuế)

26.889.299.560

Dòng tiền thu vào

3.9x1010

Dòng tiền chi ra

20.095.728.030


CF

18.904.271.980

Giá trị hiện tại của dự án (NPV).

Tiêu chuẩn lựa chọn
- Khi NPV < 0, thì dự án đầu tư bị từ chối.
- Khi NPV = 0 thì doanh nghiệp để có thể lựa chọn hoặc từ chối dự án.
Nhóm

Trang 14


- Khi NPV > 0, thì ta chia ra các trường hợp sau:
+ Nếu đó là các dự án độc lập nhau thì các dự án đầu tư đều có thể được chấp thuận.
+ Nếu đó là các dự án thuộc loại xung khắc nhau thì dự án nào có NPV lớn nhất là dự án
được lựa chọn
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI QUA CÁC NĂM




Thời gian vận hành tính trong khoảng 10 năm



Tính theo dòng tiền đường thẳng (dòng tiền không đổi)




Hệ số chiết khấu (lãi suất ngân hàng) không đổi 12%/năm

Năm

Dòng tiền
(đồng)

Hệ số chiết khấu

Giá trị hiện tại
(đồng)

0 (Năm hiện tại)

22.519.128.150

1

-22.519.128.150

1

18.904.271.980

(1+0,12)1

16878814270

2


18.904.271.980

(1+0,12)2

15070369882

3

18.904.271.980

(1+0,12)3

13455687395

4

18.904.271.980

(1+0,12)4

12014006602

5

18.904.271.980

(1+0,12)5

10726791610


6

18.904.271.980

(1+0,12)6

9577492509

7

18.904.271.980

(1+0,12)7

8551332598

8

18.904.271.980

(1+0,12)8

7635118391

9

18.904.271.980

(1+0,12)9


6817069991

10

18.904.271.980

(1+0,12)10

6086669635

→NPV= 84.294.224.733(đồng)

Nhóm

Trang 15


→NPV>0 → Dự án được chấp nhận.
 TỈ SUẤT HOÀN VỐN NỘI TẠI (IRR)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng 0

Năm

CF (đồng)

0 (Năm hiện tại)

22.519.128.150

18.904.271.980

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

18.904.271.980
18.904.271.980
18.904.271.980
18.904.271.980
18.904.271.980
18.904.271.980
18.904.271.980
18.904.271.980
18.904.271.980

-22.519.128.150
1.687.882.125
1.507.369.882
134.55.687.395
120.140.06.602
10726791610
9577492509

8551332598
7635118391
6817069991
6086669635

NPV

84.294.224.733

IRR

39%

IRR= 39% % >12% → Dự án khả thi

5 Chiến lược maketing
1. Xác định rõ sản phẩm công ty kinh doanh
Nhóm

Giá trị hiện tại
(đồng)

Trang 16


Màng bọc thực phẩm từ cellulose của vi khuẩn, thân thiện an toàn với người sử dụng.
không ảnh hưởng tới môi trường bởi tính năng tự phân hủy theo thời gian,
2. Xác định thị trường mục tiêu

Mọi khách hàng đều có thể trở thành khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, bạn sẽ không

có đủ thời gian cũng như tiền bạc để tiếp cận tất cả mọi đối tượng. Nên cần xác định rõ
đối tượng tiêu dùng là những người đầu tiên chúng ta đưa sản phẩm tới với họ. Cho
người ta thấy được những tính năng ưu việt của sản phẩm mình và chỉ ra tác hại nghiêm
trong trong thói quen sử dụng màng bọc nilong. Đối với sản phẩm màng bao thực phẩm
này thì khách hàng tiềm năng là những bà nội trợ, những người kinh doanh thực phẩm
cửa hàng ăn uống…
3. Hiểu rõ đối thử cạnh tranh

Là các sản phẩm màng bọc thực phẩm bằng nhựa truyền thống, rẻ,… mà khách hàng
lại tưởng như vô hại
4. Tìm vị trí thích hợp

Liệu có một phân khúc thị trường nào đó hiện đang chưa có ai đảm nhiệm hay vẫn
chưa được phục vụ tốt không? Một chiến lược thích hợp sẽ giúp chúng ta tập trung các nỗ
lực tiếp thị và nổi bật lên trong thị trường mình tham gia. Các vị trí chúng ta cần phân
phối như: siêu thị, chợ, tạp hóa. Thuê PG làm nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm tại những
kênh khách hàng trên`
5. Gây dựng sự tín nhiệm

Các khách hàng không chỉ cần biết tới sản phẩm hay dịch vụ của bạn, họ cũng cần
phải có quan điểm tích cực về nó. Các khách hàng tiềm năng phải thấy tin tưởng là bạn sẽ
cung cấp hàng hoá đúng như những gì bạn đã nói. Thường thì, nhất là với những khách
hàng lớn, bạn cần cho họ cơ hội được dùng thử, nếm thử các sản phẩm, dịch vụ của bạn
theo một cách nào đó.
Sẽ là rất khó để một khách hàng tiềm năng có thể mua sản phẩm hay dịch vụ của công
ty khi họ thậm chí còn không biết hay không nhớ rằng có loại sản phẩm, dịch vụ đó tồn
tại trên đời. Nói chung, một khách hàng tiềm năng cần phải tiếp xúc với sản phẩm của
công ty phải từ 5 đến 15 lần trước khi họ nảy ra ý định sử dụng hàng của bạn lúc có nhu
cầu. Các nhu cầu thường phát sinh khá ngẫu nhiên, do đó, chúng ta gần như phải thường
xuyên có mặt trước khách hàng lúc họ nhớ ra sản phẩm của mình khi có nhu cầu.

6. Kiên trì
Nhóm

Trang 17


Yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp có sản phẩm mới trên thị trường nhất
thiết phải có sự kiên trì đưa sản phẩm của mình tới khách hàng. Điều này bao gồm thái
độ chăm chút của công ty tới các vật liệu phụ kiện, các thông điệp chúng ta gửi tới khách
hàng và chất lượng chăm sóc khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm. Kiên trì, bền bỉ
là yếu tố quan trọng hơn cả việc doanh nghiệp cung cấp ra loại sản phẩm tốt nhất.

Nhóm

Trang 18


6 Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn thúy Hương (2008), Thu nhận Bacteriocin bằng phương pháp lên men bởi tế
bào Lactococcus Lactic cố định trên chất mang cellulose vi khuẩn (BC) và ứng dụng
trong bảo quản thịt tươi sơ chế. Science & Technology Development, Vol 11, No.09 –
2008.
[2] Nguyễn Thúy Hương (2006), Tuyển chọn và cải thiện các chủng Acetobacter xylinum
tạo màng cellulose vi khuẩn dể sản xuất và ứng dụng ở quy mô pilot. Luận án tiến sỹ.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM.
[4] Nguyễn Thúy Hương (2008), Ảnh hưởng của nguồn cơ chất và kiểu lên men đến
năng suất và chất lượng cellulose vi khuẩn, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ 24 (2008) 205-210.
[5] Nguyễn Thúy Hương (2008), Một số ứng dụng của cellulose vi khuẩn (Bacterial
Cellulose-BC) trong lĩnh vực thực phẩm. Tạp chí Sinh học, 30(1): 62-69.

[6] Krystynowicz A, Czaja W (2002), Factors affecting the yield and properties of
bacterial cellulose. Industrial Microbiology and Biotechnolody 29:189-195.

Nhóm

Trang 19


Mục Lục

Nhóm

Trang 20



×