Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN MẠNH TUẤN

CHẤT LƢỢNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN MẠNH TUẤN

CHẤT LƢỢNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
XÁC NHẬN CỦA


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. Lƣu Thị Hƣơng

PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn của tôi, có sự giúp đỡ tận tình từ giáo viên
hƣớng dẫn PGS.TS. Lƣu Thị Hƣơng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề
tài này là chính xác và hoàn toàn trung thực. Những số liệu trong các bảng biểu
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tôi thu thập từ các nguồn
gốc rõ ràng và đƣợc ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, ngày…. Tháng 10 năm 2015
Tác giả

Trần Mạnh Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận

đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trƣờng.
Trƣớc hết tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tài
chính – Ngân hàng và Khoa Sau đại học Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã
truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trƣờng, đặc biệt tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lƣu Thị Hƣơng đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo ngân hàng Ngân hàng
TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc đã tận tình cung cấp tài
liệu, giúp đỡ trong quá trình tác giả nghiên cứu luận văn. Cuối cùng, tác giả xin bày
tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những ngƣời thân, bạn bè đã giúp đỡ và động viên trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã nghiêm túc tiếp thu kiến thức
từ nhà trƣờng và sự chỉ dẫn của PGS.TS. Lƣu Thị Hƣơng, tuy nhiên luận văn có thể
vẫn còn những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý từ thầy cô giáo trong hội
đồng bảo vệ cũng nhƣ toàn thể bạn đọc để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…. Tháng 10 năm 2015
Tác giả

Trần Mạnh Tuấn


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................. I
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... II
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .......................................................................................III
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. IV
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ CHẤT LƢỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI....................4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................4
1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thƣơng mại ............................................6
1.2.1 Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại ......................................................6
1.2.2 Hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thƣơng mại .......................................7
1.3 Chất lƣợng cho vay của Ngân hàng Thƣơng mại ..........................................13
1.3.1 Khái niệm chất lƣợng cho vay................................................................ 13
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá.....................................................................................14
1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng cho vay của Ngân hàng Thƣơng mại
..............................................................................................................................19
1.4.1 Nhân tố chủ quan ....................................................................................19
1.4.2 Nhân tố khách quan ................................................................................21
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................26
2.1 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp ...................................................................26
2.1.1 Nội dung phƣơng pháp ..........................................................................26
2.1.2 Mục đích sử dụng phƣơng pháp ............................................................26
2.1.3 Cách thức sử dụng phƣơng pháp ...........................................................26
2.2

Phƣơng pháp thống kê .................................................................................28

2.2.1 Nội dung phƣơng pháp ...........................................................................28
2.2.2 Mục đích sử dụng phƣơng pháp .............................................................29
2.2.3 Cách thức sử dụng phƣơng pháp ............................................................29


2.3 Phƣơng pháp so sánh ....................................................................................30
2.3.1 Nội dung phƣơng pháp ...........................................................................30
2.3.2 Mục đích sử dụng phƣơng pháp .............................................................30
2.3.3 Cách thức sử dụng phƣơng pháp ............................................................30
2.4 Phƣơng pháp chuyên gia ................................................................................31

2.4.1 Nội dung phƣơng pháp ...........................................................................31
2.4.2 Mục đích sử dụng phƣơng pháp .............................................................31
2.4.3 Cách thức sử dụng phƣơng pháp ............................................................32
2.5 Xây dựng bảng hỏi khảo sát ý kiến khách hàng vay về chất lƣợng cho vay .32
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC ....................35
3.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh
Phúc ......................................................................................................................35
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Vĩnh Phúc ......................35
3.1.2 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Vĩnh Phúc ....................................................36
3.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh Chi nhánh Vĩnh Phúc .......................40
3.2 Thực trạng chất lƣợng cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc ................................................................................47
3.2.1 Nguyên tắc và quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc ....................................................................47
3.2.2 Phân tích chỉ tiêu đánh giá về chất lƣợng cho vay tại Ngân hàng TMCP
Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc ............................................51
3.2.3 Phân tích bảng khảo sát ý kiến của khách hàng đối với chất lƣợng cho
vay tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc ..57
3.3 Đánh giá thực trạng chất lƣợng cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
– Chi nhánh Vĩnh Phúc .........................................................................................66
3.3.1 Kết quả đạt đƣợc ....................................................................................66
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................68


CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC .......74
4.1 Định hƣớng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam .......................................................................................................................74
4.1.1 Định hƣớng phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng

Việt Nam ..........................................................................................................74
4.1.2 Định hƣớng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam ..........................................................................................................75
4.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Phúc .........................................................................76
4.2.1 Nâng cao trình độ nhân viên....................................................................76
4.2.2 Coi trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng ..............................................78
4.2.3 Giám sát chặt chẽ sau khi cho vay ..........................................................79
4.2.4 Các giải pháp khác ..................................................................................80
4.3 Kiến nghị........................................................................................................83
4.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam .............83
4.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và các ban ngành liên
quan ..................................................................................................................85
4.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ ...................................................................86
KẾT LUẬN ...............................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................90
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT Ký hiệu
1
CIC

Nguyên nghĩa
Credit information center – Trung tâm thông tin tín dụng

2


Crystal ball

Một chƣơng trình phân tích rủi ro và dự báo

3

BCTK

Báo cáo tổng kết

4

DN

Doanh nghiệp

5

DPRR

Dự phòng rủi ro

6

HĐQT

Hội đồng quản trị

7


IRR

Internal Rate of Return – Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

8

KHCN

Khách hàng cá nhân

9

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

10

NH

Ngân hàng

11

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

12


NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

13

NFV

Future Value – Giá trị thuần trong tƣơng lai Net

14

NPV

Net present value – Giá trị hiện tại ròng

15

NVTD

Nhân viên tín dụng

16

TCTD

Tổ chức tín dụng

17


TechcomBank Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam

18

TMCP

19

SPSS

20

Servqual

21

VietcomBank

22

VietinBank

23

VAMC

24

VNĐ


Thƣơng mại cổ phần
Statistical Package for the Social Sciences – một phần
mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê
Mô hình đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ (Parasuraman & ctg
1994)
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam
Viet Nam Asset Management Company - Công ty quản lý
tài sản
Việt Nam đồng

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung
Quy trình tiến hành khảo sát bảng hỏi và phân tích
mô hình Servqual
Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2012 – 2014
Tình hình cho vay tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn
2012 – 2014
Kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2012 – 2014
Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh Vĩnh Phúc giai

đoạn 2012 – 2014
Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn
2012 – 2014
Tỷ lệ cho vay có Tài sản đảm bảo tại Chi nhánh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2012 – 2014
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2012 – 2014
Nợ xử lý ngoại bảng tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2012 – 2014
Tình hình lãi treo tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn
2012 – 2014
Các câu hỏi khảo sát chất lƣợng cho vay tại Chi
nhánh Vĩnh Phúc

Trang

1

Bảng 2.1

2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

4


Bảng 3.3

5

Bảng 3.4

6

Bảng 3.5

7

Bảng 3.6

8

Bảng 3.7

9

Bảng 3.8

10

Bảng 3.9

11

Bảng 3.10


12

Bảng 3.11

Mẫu phân bổ theo phân loại đối tƣợng phỏng vấn

61

13

Bảng 3.12

Đánh giá chung theo từng thành phần trong bảng hỏi

66

14

Bảng 3.13

Mức độ hài lòng theo độ tuổi

66

15

Bảng 3.14

Mức độ hài lòng theo giới tính


66

16

Bảng 3.15

Mức độ hài lòng theo đối tƣợng khách hàng

67

17

Bảng 3.16

Mức độ hài lòng theo đối tƣợng trình độ học vấn

67

18

Bảng 3.17

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của một số Chi nhánh
Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014

70

ii

35

42
45
48
53
54
56
57
58
58
60


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT

Hình

1

Sơ đồ 3.1

Nội dung
Các phòng ban chính tại Chi nhánh Vĩnh Phúc

iii

Trang
39



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT

Biểu đồ

Nội dung
Tỷ lệ lãi treo tại Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn
2012 – 2014

1

Biểu đồ 3.1

2

Biểu đồ 3.2

Các yếu tố trong thành phần mức độ tin cậy

62

3

Biểu đồ 3.3

Các yếu tố trong thành phần mức độ đáp ứng

62


4

Biểu đồ 3.4

Các yếu tố trong thành phần năng lực phục vụ

63

5

Biểu đồ 3.5

Các yếu tố trong thành phần mức độ cảm thông

64

6

Biểu đồ 3.6

Các yếu tố trong thành phần phƣơng tiện hữu hình

65

iv

Trang
59



LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống các
Ngân hàng Thƣơng mại cũng chuyển mình và có những bƣớc tiến vƣợt bậc, trở
thành một trong những kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Hoạt động cho
vay gắn liền với các Ngân hàng Thƣơng mại – là nguồn mang lại thu nhập chủ yếu
cho các Ngân hàng. Song song với sự phát triển vấn đề đƣợc đặt ra cho các Ngân
hàng là cải cách triệt để về mọi mặt để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển theo xu
hƣớng phát triển ngân hàng đa năng, hiện đại, đa dạng hóa sở hữu…để cạnh tranh
trực tiếp với các tổ chức tài chính quốc tế, hoạt động quản lý và phòng ngừa rủi ro
tín dụng là một trong những vấn đề có tầm quan trọng hết sức to lơn. Vì vậy chất
lƣợng cho vay không chỉ tác động tới bản thân ngân hàng thƣơng mại mà còn tác
động tiêu cực tới nền kinh tế.
VietinBank là một trong bốn ngân hàng chủ lực đƣợc thành lập theo Nghị
định số 53/1988/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng, chính thức
đi vào hoạt động từ 8/7/1988. VietinBank cũng là ngân hàng tiên phong mở rộng
cho vay 5 thành phần kinh tế trên cơ sở nguồn vốn huy động liên tục tăng trƣởng
qua các năm, là đòn bẩy quan trọng cho nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành kinh tế
mũi nhọn nhƣ: dầu khí, bƣu chính viễn thông, than - khoáng sản, hóa chất, sắt thép,
xi măng… và nhiều ngành hàng xuất khẩu nhƣ: dệt may, da giầy, nuôi trồng thủy
hải sản, nông lâm sản…trên phạm vi cả nƣớc.
Chi nhánh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập năm 1997 đến nay đã đạt đƣợc những
thành tựu đột phá trong kinh doanh tín dụng và kiểm soát rủi ro, luôn là chi nhánh
xuất sắc đi đầu trong hệ thống. Trong bối cảnh Ngân hàng nhà nƣớc đang tái cơ cấu
mạnh mẽ hệ thống ngân hàng để xử lý nợ xấu và tạo đà phát triển nhƣ hiện nay, Chi
nhánh đã quan tâm nhiều hơn về chất lƣợng cho vay từ nhiều năm trƣớc và đã áp
dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lƣợng cho vay tuy nhiên vẫn chƣa đạt kết
quả nhƣ mong đợi.


1


Xuất phát từ chính thực tiễn hoạt động kinh doanh tại chi nhánh tác giả đề xuất
đề tài nghiên cứu: “Chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – chi nhánh Vĩnh Phúc”. Tác giả mong muốn thông qua bài nghiên cứu có thể
giúp cho hoạt động cho vay của Chi nhánh phát triển hơn nữa cả về chất và lƣợng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả và chất lƣợng của hoạt động cho vay nhằm gia tăng lợi
nhuận kinh doanh và uy tín của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi
nhánh Vĩnh Phúc.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về chất lƣợng cho vay nhƣ: khái niệm, các
hình thức cho vay, chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hƣởng.
Tổng hợp, phân tích số liệu thực tế hoạt động cho vay và khảo sát ý kiến
khách hàng vay về chất lƣợng cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay
tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Chất lƣợng cho vay tại Ngân hàng Thƣơng mại
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn
2012 đến 2014
4. Câu hỏi nghiên cứu
Chất lƣợng cho vay là gì? Có những nhân tố nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng
cho vay? Những chỉ tiêu nào đánh giá?
Kết quả đạt đƣợc, hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng

TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Phúc? Những nguyên nhân nào
dẫn tới hạn chế đó?
2


Những giải pháp nào giúp cho Chi nhánh nâng cao chất lƣợng cho vay?
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử, Tác giả luận văn
sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích, diễn giải, quy nạp đi
từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn hoạt động nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích
và câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong luận văn.
6. Kết cấu luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chất lƣợng
cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng chất lƣợng cho vay tại Ngân hàng TMCP Công
Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Phúc.
Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay tại Ngân hàng TMCP
Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Phúc.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và nợ xấu hệ thống ngân hàng rồi tái cơ


cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, vấn đề chất lƣợng tín dụng nói
chung hay chất lƣợng cho vay nói riêng rất đƣợc quan tâm và chú trọng cả trên đài
báo phƣơng tiện truyền thông lẫn vấn đề nghiên cứu học thuật. Có thể kể đến một
số tác phẩm tiêu biểu nhƣ sau:
Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Đông với đề tài “ nâng
cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong quá
trình hội nhập” năm 2012. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: Luận án
đã giới thiệu mô ̣t số mô hiǹ h đ ịnh lƣợng đánh giá ch ất lƣợng tín dụng của khách
hàng pháp nhân ta ̣i ngân hàng thƣơng m ại nhƣ : mô hình chỉ số tín dụng đại diện là
Altman; mô hình phân nhóm và phân lớp, mô hình Logistic. Luận án đã chỉ ra việc
sử dụng mô hình định lƣợng là lƣợng hoá các quan hệ dự báo sự thay đổi chất lƣợng
tín dụng đối với tất cả các khách hàng theo từng yếu tố. Sử dụng mô hình định
lƣợng là dựa trên việc mô hình hoá các mối quan hệ giữa các biến phản ánh chất
lƣợng tín dụng và các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng, đo lƣờng và đánh
giá mức độ ảnh hƣởng, mức độ khác biệt của các yếu đó đến chất lƣợng tín dụng.
Từ việc sử dụng hệ thống các nhóm chỉ tiêu đã xây dựng để đánh giá chất lƣợng tín
dụng trên mặt định tính, luận án đã chỉ ra việc ứng dụng hệ thống các nhóm chỉ tiêu
đã phản ánh đƣợc thực trạng chất lƣợng tín dụng của VietcomBank trong điều kiện
hội nhập. Luận án đã sử dụng mô hình định lƣợng Logistic, mô hình phân lớp nhằm
phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến xếp hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân từ
bộ số liệu sơ cấp của 115 khách hàng pháp nhân đã đƣợc khảo sát tại VietcomBank
– chi nhánh Đà Nẵng. Luận án đã chỉ ra hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện
đang áp dụng ở chi nhánh của VietcomBank có một số bất cập nhƣ: chƣa tính đến
yếu tố về độ tin cậy của báo cáo tài chính của khách hàng; các tiêu chí đánh giá
chƣa phù hợp với tƣơng quan hiện tại giữa các thành phần kinh tế trong điều kiện
4


hội nhập hiện nay; cách đánh giá một số chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng mang tính
chủ quan chủ yếu phụ thuộc vào nhân viên tín dụng phụ trách khách hàng là chính.

Luận án đã chỉ ra việc ứng du ̣ng mô hình đ ịnh lƣợng đó có thể nâng cao chất lƣợng
tín dụng ta ̣i các chi nhánh của VietcomBank.
Luận văn thạc sĩ của học viên Ngô Thanh Phúc với đề tài “Giải pháp nâng cao
chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi Nhánh
Tây Đô” năm 2012. Trong luận văn đã nêu ra cơ sở lý luận về chất lƣợng tín dụng
của NHTM, nghiên cứu có hệ thống các bài học kinh nghiệm NHTM trong và ngoài
nƣớc. Luận văn đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn - Chi Nhánh Tây Đô qua 4 nhóm chỉ tiêu: định tính, dƣ nợ tín
dụng, tài sản đảm bảo và hiệu quả sử dụng vốn. Rồi sau đó tác giả đƣa ra đánh giá
chung về chất lƣợng tín dụng: những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân. Từ
đó đƣa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng và các kiến nghị đối với
Chính Phủ, NHNN, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và
khách hàng.
Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Hằng với đề tài “Nâng cao chất
lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam”
năm 2013. Trong luận văn đã trình bày rõ nét cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng
và chất lƣợng cho vay, những con số thống kê phân tích rõ ràng chi tiết về thực
trạng cho vay cá nhân tại TechcomBank giai đoạn 2010 - 2012. Tác giả cũng đƣa ra
các giải pháp riêng rẽ nhằm nâng cao chất lƣợng cho vay cá nhân trên toàn hệ thống
TechcomBank.
Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Hồng Hạnh với đề tài “Nâng cao chất
lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc” năm 2013. Trong luận văn đã trình bày rất rõ ràng cơ sở lý
luận về chất lƣợng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM cũng nhƣ kinh nghiệm
nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng trên thế giới. Luận
văn đánh giá chất lƣợng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công
Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc thông qua khảo sát ý kiến khách hàng.
5


Từ đó đƣa ra giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh

Vĩnh Phúc cũng nhƣ kiến nghị đến các cấp ngành liên quan.
Nhìn chung các tài liệu trên đã tập trung phân tích những thực trạng chất
lƣợng cho vay thƣờng gặp trong phạm vi chi nhánh hoặc một ngân hàng. Tuy nhiên
các tài liệu trên vẫn chƣa kết hợp phân tích chỉ tiêu định lƣợng và phân tích mức độ
hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ cho vay dựa trên khảo sát ý kiến
của khách hàng vay tại ngân hàng. Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Hồng
Hạnh có đánh giá khảo sát ý kiến khách hàng về chất lƣợng dịch vụ ngân hàng bán
lẻ của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc. Tại
Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc cũng chƣa có
đề tài nào đánh giá chất lƣợng cho vay qua ý khảo sát ý kiến khách hàng vay về
chất lƣợng cho vay. Luận văn này sẽ làm sáng tỏ chất lƣợng cho vay tại một Chi
nhánh Ngân hàng qua các chỉ tiêu định lƣợng rõ ràng và kết hợp với phân tích mức
độ hài lòng của khách hàng vay dựa trên khảo sát ý kiến về chất lƣợng cho vay. Từ
đó có cái nhìn đa chiều về chất lƣợng cho vay và đề xuất các giải pháp linh hoạt,
khách quan, thấu đáo hơn để nâng cao chất lƣợng cho vay tại Chi nhánh Vĩnh Phúc.
1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thƣơng mại
1.2.1 Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM nhƣ:
Ở Mỹ: Ngân hàng thƣơng mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp
dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thƣơng
mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thƣờng xuyên là nhận tiền bạc
của công chúng dƣới hình thức ký thác, hoặc dƣới các hình thức khác và sử dụng tài
nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà
nƣớc Việt Nam xác định: Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà
họat động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách

6



nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và
làm phƣơng tiện thanh toán.
Từ những khái niệm trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài
chính mà đặc trƣng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn
cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ
của xã hội.
1.2.2 Hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thƣơng mại
Ngày nay, hoạt động của các tổ chức tài chính ngày càng phát triển cả về số
lƣợng và quy mô, đa dạng và phong phú, hoạt động đan xen nhau. Ngƣời ta phân
biệt NHTM với các tổ chức tài chính khác là ở chỗ ngân hàng kinh doanh tiền gửi,
chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên, nói đến NHTM không thể không nhắc
đến hoạt động tín dụng, một trong 3 nội dung chủ yếu của hoạt động ngân hàng.
Theo tổng kết từ các NHTM thì 70%-80% trong tổng thu của các NHTM là bắt
nguồn từ hoạt động cho vay. Trong đó, hoạt động cho vay là hoạt động hết sức quan
trọng trực tiếp tạo ra doanh thu cho hoạt động tín dụng.
1.2.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay của Ngân hàng Thƣơng mại
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế
hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín
dụng đƣợc phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi
chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao
đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng đƣợc thực hiện dƣới hình thức vay mƣợn bằng
hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mƣợn bằng tiền
tệ.
Hoạt động cho vay là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính
cho đối tƣợng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên
cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thƣờng kèm theo lãi suất. Do hoạt động
này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi
là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là ngƣời

7


cho vay, và một bên là ngƣời đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín
dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả,...
Khi cho vay, cái mà ngân hàng thu đƣợc là lợi nhuận sau khi đã trừ đi tất cả
các khoản phí. Đồng thời đi kèm với lợi nhuận dự kiến có rủi ro. Rủi ro tín dụng sẽ
xảy ra khi khách hàng không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín
dụng (Không trả đúng hạn hoặc không trả). Ngân hàng luôn phải xem xét mối quan
hệ giữa lợi nhuận và rủi ro để định ra một mức lãi suất phù hợp. Rõ ràng, với một
dự án có độ rủi ro cao hơn thì chi phí nợ của doanh nghiệp đó phải cao hơn và
ngƣợc lại.
1.2.2.2 Nguyên tắc và quy trình cho vay của Ngân hàng Thƣơng mại
* Nguyên tắc cho vay của Ngân hàng thƣơng mại
Nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời cho Ngân hàng. Hoạt động
cho vay của NHTM đƣợc thực hiện dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhƣ sau:
- Vốn vay phải hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi. Xuất phát từ nguyên tắc
hoàn trả, vì vậy khi Ngân hàng chuyển giao tài sản cho ngƣời đi vay sử dụng phải
có cơ sở để tin rằng ngƣời đi vay sẽ trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi.
- Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Mục đích sử dụng vốn
không trái với quy định của pháp luật và các quy định khác của Ngân hàng. Một dự
án có hiệu quả mới có thể đảm bảo đƣợc khả năng thu hồi vốn và lãi cho Ngân
hàng.
- Vốn vay phải đảm bảo bằng giá trị vật tƣ hàng hóa. Khi xét thấy khoản vay
kém an toàn, Ngân hàng đòi hỏi ngƣời vay phải có tài sản đảm bảo khi vay để bảo
đảm tính an toàn và khả năng sinh lời cho Ngân hàng trong mọi trƣờng hợp.
* Quy trình cho vay của Ngân hàng thƣơng mại
Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong
việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bƣớc đi cụ thể trong một trình tự nhất
định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dựt quan hệ tín

dụng. Đây là một quá trình quan trọng gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên

8


hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.
Quy trình cho vay của Ngân hàng thƣơng mại thƣờng có các giai đoạn nhƣ sau:
- Giai đoạn 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Ngân hàng có nhiệm vụ tiếp
xúc, phổ biến, hƣớng dẫn lập hồ sơ cho khách hàng và hoàn thành bộ hồ sơ để
chuyển sang bộ phận phân tích.
-

Giai đoạn 2: Phân tích tín dụng. Ngân hàng có nhiệm vụ tổ chức thẩm

định về các mặt tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện. Sau đó
báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền và quyết định
cho vay.
- Giai đoạn 3: Quyết định tín dụng. Ngân hàng quyết định cho vay hoặc từ
chối của cá nhân hoặc hộ đƣợc giao quyền phán quyết. Nếu quyết định cho vay sẽ
tiến hành các thủ tục pháp lý nhƣ ký hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác.
- Giai đoạn 4: Giải ngân. Ngân hàng thẩm định các chứng từ theo các điều
kiện của hợp đồng tín dụng sau đó chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi cho khách
hàng hoặc chuyển trả cho đơn vị cung cấp.
- Giai đoạn 5: Giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng. Ngân hàng phân tích
hoạt động tài khoản, các báo cáo tài chính, kiểm tra cơ sở của khách hàng, thu nợ,
tái xét và xếp hạng, sau đó báo cáo kết quả giám sát và đƣa ra các giải pháp xử lý.
Thanh lý tín dụng sẽ lập các thủ tục để thanh lý tín dụng.
1.2.2.3 Các hình thức cho vay của Ngân hàng Thƣơng mại
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên
một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để

thiết lập quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.
Trong quá trình phân loại có thể dùng nhiều tiêu thức để phân loại, song thực tế các
nhà kinh tế học thƣờng phân loại cho vay theo các tiêu thức sau đây:
* Phân loại theo căn cứ vào mục đích:
- Cho vay sản xuất và lƣu thông hàng hoá: là hình thức cấp tín dụng để làm
cơ sở để cấp tín dụng lấy đối tƣợng thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh
của ngân hàng để làm cơ sở cấp tín dụng nhƣ các nhà doanh nghiệp, chủ thể kinh
9


doanh tiến hành sản xuất và lƣu thông hàng hoá. Nó đƣợc áp dụng khá phổ biến
trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay để dáp ứng nhu cầu mua sắm nhà cửa,
các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thƣờng
của đời sống thông qua việc phát hành thẻ tín dụng. Với hình thức cấp tín dụng này
ngân hàng chỉ quan tâm đến nguồn trả và thu nhập của khách hàng mà ít quan tâm
đến việc sử dụng khoản tín dụng có hiệu quả hay không do đó loại tín dụng này có
mức độ rủi ro cao hơn.
Với cách phân loại này, ngân hàng sẽ có quy trình nghiệp vụ cụ thể để đảm
bảo ngân hàng có đủ tiền để cho vay và thu hồi nợ theo đánh giá mức độ rủi ro và
mức lãi xuất đƣợc đặt ra cho từng loại.
* Phân loại theo thời hạn sử dụng tiền vay của ngƣời vay:
Căn cứ vào tiêu thức này, ngƣời ta chia tín dụng ra làm hai loại:
- Cho vay có thời hạn: Là loại cho vay mà thời điểm trả nợ đƣợc xác định
cụ thể. Đó có thể là một năm, hai năm,....
+ Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dƣới một năm và đƣợc sử
dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lƣu động của doanh nghiệp và phục
vụ các nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân. Với loại tín dụng này, ít có rủi ro cho
ngân hàng vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì ngân
hàng có thể dự tính đƣợc.

+ Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ một năm đến năm năm
và chủ yếu đƣợc sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật,
mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
Loại tín dụng này có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàng có khả năng dự đoán
đƣợc những biến động có thể xảy ra.
+ Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên năm năm, đƣợc sử dụng
để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tƣ xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình
thuộc cơ sở hạ tầng( đƣờng xá, bến cảng, sân bay... ), cải tiến và mở rộng sản xuất

10


với quy mô lớn. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài thì
có những biến động xảy ra không lƣờng trƣớc đƣợc.
- Cho vay không thời hạn: Là loại cho vay mà thời hạn hoàn trả tiền vay
không đƣợc xác định khi ký hợp đồng vay mà thay vào đó là điều kiện về việc thu
hồi khoản tiền cho vay của ngân hàng hoặc việc trả nợ của ngƣời vay. Ví dụ ngân
hàng không thu gối theo thời hạn nhất định mà chỉ thu lãi; ngƣời vay sẽ trả nợ cho
Ngân hàng khi nhu cầu vay thêm không cần thiết nữa do quy mô sản xuất giảm
hoặc doanh nghiệp lấy nguồn khác để tự bổ xung; ngân hàng muốn thu hồi gốc phải
báo trƣớc cho ngƣời vay. Nhƣ vậy khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên,
doanh nghiệp sẽ đi vay không thời hạn (vì hết tiền đầu tƣ cho chu kỳ sản xuất kinh
doanh này lại cần tiếp).
* Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
- Cho vay không đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp hoặc
cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của ngƣời thứ ba. Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào
uy tín của bản thân khách hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sử
dụng tiền vay của ngƣời vay, khách hàng không đƣợc phép giao dịch với bất kỳ
ngân hàng nào khác. Mặc dù không có tài sản đảm bảo nhƣng đây là một loại tín
dụng ít rủi ro cho ngân hàng vì khách hàng có uy tín rất lớn và khả năng trả nợ rất

cao thì mới đƣợc cấp tín dụng mà không cần đảm bảo.
- Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở có đảm bảo nhƣ tải
sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của ngƣời thứ ba. Hình thức này áp dụng
đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn phải có
đảm bảo. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu
thứ hai bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Tuy nhiên, khách hàng
vay không có bảo đảm sẽ nhận đƣợc khoản vay khi hội tụ đầy đủ các yếu tố sau:
+ Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay và
trả nợ đúng hạn, đầy đủ gốc và lãi.
+ Có dự án đầu tƣ, hoặc phƣơng án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi có
khả năng hoàn trả nợ đúng hạn đầy đủ cả gốc và lãi.
11


+ Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
+ Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của TCTD
nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hoạt động tín dụng, cam kết trả nợ
trƣớc hạn nếu không thực hiện đƣợc các biện pháp bảo đảm tài sản.
* Phân loại theo thành phần kinh tế:
- Cho vay đối tƣợng là thành phần kinh tế nhà nƣớc: là loại hình cho vay
cung cấp cho các thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nƣớc. Đối tƣợng của cho vay
này là các doanh nghiệp, tổ chức của nhà nƣớc kinh doanh trong các lĩnh vực: Công
nghiệp, thƣơng nghiệp, dịch vụ…
- Cho vay đối tƣợng là thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc: Là loại hình cho
vay cung cấp cho các khách hàng là doanh nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn
không thuộc sở hữu nhà nƣớc
* Phân loại theo phƣơng pháp hoàn trả:
- Cho vay có kỳ hạn: Là loại cho vay có thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể
theo hợp đồng. Cho vay có thời hạn gồm
+ Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ

+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ
+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ nhƣng không có thời hạn trả nợ cụ thể
- Cho vay không có kỳ hạn trả nợ cụ thể: Đối với loại cho vay không có thời
hạn thi ngân hàng yêu cầu ngƣời đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào nhƣng phải
báo trƣớc một thời gian hợp lý, thời gian này có thể đƣợc thoả thuận trong hợp
đồng.
* Phân loại theo đối tƣợng cho vay:
Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng đƣợc chia làm hai loại:
- Cho vay bằng đồng bản tệ: Là loại tín dụng mà ngân hàng cấp tiền cho
khách hàng bằng VND. Nƣớc ta quy định, cho vay để thanh toán trong nƣớc thì chỉ
đƣợc vay bằng VND.
- Cho vay bằng ngoại tệ: Là loại tín dụng mà ngân hàng cấp tiền cho khách
hàng bằng đồng ngoại tệ. Nƣớc ta quy định, cho vay bằng ngoại tệ chỉ phục vụ cho
12


nhập khẩu; đối với khách hàng thu mua hàng xuất khẩu thì Ngân hàng cho vay bằng
ngoại tệ nhƣng phải bán luôn cho ngân hàng và dùng VND đi mua hàng xuất khẩu.
* Phân loại theo hình thái giá trị cho vay:
- Cho vay bằng tiền: là hình thức cho vay mà hình thái giá trị tín dụng đƣợc
cấp là tiền
- Cho vay bằng tài sản hay còn gọi là cho thuê tài chính: là hình thức cấp tín
dụng dƣới hình thái hiện vật nhƣ thiết bị máy móc, tài sản cố định khác . . .
Dựa vào các phân loại trên, các nhà phân tích sẽ nắm đƣợc tỷ trọng theo tiêu
chí phân loại các khoản vay. Từ đó so sánh phân tích và đƣa ra đánh giá các khoản
vay phân loại đồng thời đƣa ra cơ cấu các khoản vay hợp lý.
1.3 Chất lƣợng cho vay của Ngân hàng Thƣơng mại
1.3.1 Khái niệm chất lƣợng cho vay
Trong bất cứ nền kinh tế cạnh tranh nào, muốn đứng vững trong thị trƣờng
thì việc cải thiện chất lƣợng là điều tất yếu. Các nhà kinh tế nói đến chất lƣợng bằng

nhiều cách: chất lƣợng là sự “phù hợp với mục đích hoặc sự sử dụng”; “ là một
trình độ kiến thức về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị
trƣờng” hay chất lƣợng là “năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thỏa
mãn những nhu cầu của ngƣời sử dụng”.
Có thể hiểu chất lƣợng hoạt động cho vay là lƣợng vốn của ngân hàng đáp
ứng kịp thời cho các hoạt động kinh doanh của khách hàng, để từ đó tạo ra lƣợng
tiền lớn hơn để trang trải mọi chi phí, có lợi nhuận và hoàn trả đầy đủ cho ngân
hàng cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Vậy nên, chất lƣợng hoạt động cho vay đƣợc hiểu
là việc đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng phù hợp với luật pháp và sự phát triển
kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng. Tuy nhiên,
trên thực tế ta thấy khái niệm chất lƣợng cho vay phải đảm bảo yêu cầu từ ba khía
cạnh:
Khía cạnh khách hàng: Chất lƣợng cho vay đƣợc thể hiện ở chỗ số tiền mà
Ngân hàng cho vay phải có lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận lợi,

13


×