Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

ĐỀ án THÀNH LẬPVIỆN KHOA học và CÔNG NGHỆ VIỆT NAM hàn QUỐC (v KIST)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.71 KB, 78 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
***

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆT NAM - HÀN QUỐC (V-KIST)
(Phiên bản 05/6/2014)

1


MỤC LỤC
Mở đầu
Phần thứ nhất. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ NHU CẦU HÌNH THÀNH TỔ CHỨC
KH&CN THEO MÔ HÌNH V-KIST TẠI VIỆT NAM
I. Bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam và nhu cầu phát triển KH&CN phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước
1. Tổng quan chung
2. Nhu cầu ứng dụng KH&CN phục vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển nhanh và bền
vững kinh tế đất nước
II. Hiện trạng phát triển KH&CN của Việt Nam
1. Khát quát chung
2.Năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống các viện nghiên cứu ứng dụng định hướng
công nghệ công nghiệp ở Việt Nam
3. Môi trường thể chế, chính sách hỗ trợ hoạt động của các tổ chức KH&CN
III. Nhu cầu cấp thiết hình thành viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ công nghiệp đa ngành
theo mô hình V-KIST ở Việt Nam
Phần thứ hai. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ, MÔ HÌNH HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI
VIỆT NAM
I. Kinh nghiệm và một số mô hình tổ chức KH&CN thành công trên thế giới
II. Mô hình Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST): Bài học thành công trong nghiên


cứu ứng dụng, phát triển công nghệ phục vụ các ngành công nghiệp và kinh tế
III. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Phần thứ ba. TỔNG QUAN VỀ VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - HÀN
QUỐC (V-KIST)
I. Đặc thù cơ bản
II. Mục tiêu
III. Định hướng ưu tiên
IV. Sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ
V. Mô hình tổ chức, quản lý, vận hành
VI. Nguồn nhân lực
VII. Cơ chế tài chính
VIII. Hạ tầng kỹ thuật
IX.Dự kiến kinh phí thành lập và hoạt động
Phần thứ tư. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
I. Điều kiện bảo đảm cho Viện V-KIST được vận hành hiệu quả
II. Đề xuất, kiến nghị
Phụ lục
Phụ lục 1. Hiện trạng các ngành kinh tế - kỹ thuật của Việt Nam, năng lực và nhu cầu đổi mới
công nghệ của khu vực doanh nghiệp
Phụ lục 2. Mô hình và kết quả hoạt động của một số viện nghiên cứu ứng dụng định hướng
công nghệ công nghiệp điển hình ở Việt Nam
Phụlục 3. Kinh nghiệm và một số mô hình tổ chức KH&CN định hướng ứng dụng thành công
trên thế giới
Phụ lục 4. Tổng luận về mô hình KIST - quá trình hình thành và phát triển
Phụ lục 5. Các định hướng nghiên cứu chính của V-KIST trong tương lai

Trang
3
6
6

6
8
10
10
13
15
24
27
27
29
39
43
43
44
45
46
49
56
59
64
66
76
71
71
3
13
30
71
107
2



BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2014

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST)
Mở đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, khoa học và công
nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực
lượng sản xuất hiện đại, là chìa khóa quyết định tốc độ phát triển và năng lực cạnh
tranh của mỗi quốc gia. Chính sách đầu tư và phát triển KH&CN của các Chính phủ vì
vậy cũng được chuyển dịch theo hướng dành tỷ trọng ngân sách ngày càng cao cho
KH&CN, coi KH&CN là ngành kinh tế then chốt trong chiến lược phát triển quốc gia.
Sự phát triển như vũ bão của KH&CN trong thế kỷ 21, khi các công nghệ mới sẽ
chi phối nền kinh tế toàn cầu và người nắm công nghệ trở thành người điều khiển luật
chơi và thống trị thị trường toàn cầu, đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức to lớn cho
các quốc gia đang phát triển như Việt Nam giải bài toán trụ vững và phát triển trong
hoàn cảnh cạnh tranh khốc liệt với thế giới khi tiềm lực và năng lực có hạn. Mô hình
tăng trưởng dựa vào gia tăng vốn đầu tư, lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên
nhiên không tái tạo đã không còn thích hợp; cần và chỉ dựa vào phát triển ứng dụng
KH&CN hiện đại, chúng ta mới có thể tạo ra sự tăng trưởng kinh tế - xã hội theo chiều
sâu, bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững, từ đó, thoát khỏi “bẫy thu nhập trung
bình” và vươn lên gia nhập khối các quốc gia phát triển.
Quan điểm coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của

công nghiệp hóa, hiện đại hóa được khẳng định và quán triệt trong nhiều văn kiện của
Đảng thời kỳ đổi mới, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và
gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI (Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 về phát triển KH&CN phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế). Trong đó, nhấn mạnh giải pháp hợp tác và hội
nhập quốc tế về KH&CN, xác định rõ đối tác chiến lược trong hợp tác nghiên cứu
chung và triển khai hợp tác tầm quốc gia với các nước tiên tiến về KH&CN; tăng
cường hợp tác với các tổ chức nghiên cứu KH&CN nước ngoài và hình thành một số
trung tâm KH&CN hiện đại liên kết với các tổ chức khoa học tiên tiến nước ngoài.
Trong số các quốc gia chiến lược mà Việt Nam đặt trọng tâm mở rộng hợp tác
KH&CN trong những năm tới, Hàn Quốc là lựa chọn hàng đầu. Hàn Quốc đi lên từ
3


một nước kém phát triển vào năm 1960 với tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu
người 156 USD, giữa thập niên 1980 đã trở thành một trong những nước công nghiệp
hóa mới (NICs) và đến nay là một trong những nước công nghiệp hàng đầu thế giới
với GDP bình quân đầu người đạt 25.050 USD 1. Thành công trong phát triển kinh tế
của Hàn Quốc - “Kỳ tích sông Hàn”, dựa chủ yếu vào nhân tố KH&CN và nhân lực
trình độ cao đã trở thành hình mẫu học tập cho nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó
có Việt Nam.
Sự ra đời của Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) năm 1966, một
viện nghiên cứu ứng dụng định hướng công nghệ công nghiệp đa ngành đầu tiên của
Hàn Quốc hoạt động theo mô hình độc lập, tự chủ với cơ chế ưu đãi đặc biệt của quốc
gia, đã đóng góp to lớn và hiệu quả cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước Hàn Quốc. Thành công của Viện KIST qua gần 50 năm hình thành và phát triển,
trên cơ sở bám sát thực tiễn để đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thị trường và doanh
nghiệp, đã được minh chứng rõ nét bằng các thành tựu xuất sắc trong KH&CN và đổi
mới sáng tạo, từ cung cấp sản phẩm công nghệ mới và dịch vụ trợ giúp kỹ thuật cho

doanh nghiệp, đào tạo nhân lực kỹ năng cao cho các ngành công nghiệp trong những
giai đoạn khởi đầu, cho tới phát triển các hướng nghiên cứu cơ bản, các công nghệ cao
mang tính dẫn dường cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai,… đã góp phần
tác động mạnh mẽ tới tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc
trong từng thời kỳ phát triển.
Hàn Quốc đã trải qua giai đoạn phát triển với các điều kiện tương đồng như Việt
Nam hiện nay, điều này càng tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể tham khảo,
vận dụng các bài học thành công của bạn trong việc hình thành và phát triển một viện
nghiên cứu ứng dụng đa ngành định hướng công nghệ công nghiệp ở Việt Nam theo
mô hình Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST). Với tinh thần đó, chủ trương
hợp tác thành lập Viện này đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Hàn
Quốc Lee Myung Park nhất trí trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc chính thức
của Thủ tướng Việt Nam tại Hàn Quốc, tháng 3/2012.
Để triển khai chủ trương trên, ngày 29/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 1238/QĐ-TTg phê duyệt danh mục Dự án “Hợp tác xây dựng Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc tại Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc
tài trợ. Trên cơ sở đó, ngày 09/9/2013, Thỏa thuận về việc triển khai Dự án thành lập
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST) đã được ký kết giữa Bộ
Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc. Mục tiêu của Dự án thông
qua việc thành lập và vận hành Viện V-KIST nhằm thúc đẩy phát triển KH&CN và
đóng góp cho sự tăng trưởng bền vững của các ngành công nghiệp trọng điểm và nền
kinh tế Việt Nam. Phía Hàn Quốc sẽ cung cấp viện trợ không hoàn lại tương đương 35
triệu USD nhằm triển khai Dự án thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc
(KOICA) với đối tác phía Việt Nam là Bộ Khoa học và Công nghệ, dự kiến bắt đầu từ
1 Nguồn: International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, April 2013.

4


năm 2014.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã
phối hợp với Viện KIST Hàn Quốc và các Bộ, ngành có liên quan soạn thảo Đề án
thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST). Đề án
đượccấu trúc gồm 4 phần và 5 phụ lục như sau:
Phần thứ nhất. Bối cảnh trong nước và nhu cầu hình thành tổ chức KH&CN
theo mô hình V-KIST tại Việt Nam. Phân tích bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam và
nhu cầu phát triển KH&CN phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hiện
trạng KH&CN, năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống các viện nghiên cứu công
nghệ công nghiệp ở Việt Nam; môi trường thể chế, chính sách hỗ trợ hoạt động của các
tổ chức KH&CN; nhu cầu cấp thiết hình thành viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ
công nghiệp đa ngành theo mô hình V-KIST ở Việt Nam.
Phần thứ hai. Kinh nghiệm quốc tế, mô hình Hàn Quốc và bài học đối với Việt
Nam. Phân tích một số mô hình tổ chức KH&CN thành công trên thế giới; kinh
nghiệm của Viện KIST trong nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ công nghiệp
phục vụ nhu cầu tăng trưởng của các ngành công nghiệp và nền kinh tế Hàn Quốc; các
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Phần thứ ba. Tổng quan về Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc
(V-KIST). Phân tích mô hình Viện với các đặc thù về mục tiêu, định hướng ưu tiên, sứ
mệnh/chức năng, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, tài chính, hạ tầng kỹ thuật và các
điều kiện bảo đảm cho Viện được vận hành hiệu quả.
Phần thứ tư. Đề xuất, kiến nghị.
Các Phụ lục kèm theo Đề án bao gồm:
Phụ lục 1. Hiện trạng các ngành kinh tế - kỹ thuật của Việt Nam, năng lực và
nhu cầu đổi mới công nghệ của khu vực doanh nghiệp.
Phụ lục 2. Mô hình và kết quả hoạt động của một số viện nghiên cứu ứng dụng
định hướng công nghệ công nghiệp điển hình ở Việt Nam.
Phụ lục 3. Kinh nghiệm và một số mô hình tổ chức KH&CN định hướng ứng
dụng thành công trên thế giới.
Phụ lục 4. Tổng luận về mô hình KIST - quá trình hình thành và phát triển.
Phụ lục 5. Các định hướng nghiên cứu chính của V-KIST trong tương lai.


5


Phần thứ nhất
BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ NHU CẦU HÌNH THÀNH TỔ CHỨC KH&CN
THEO MÔ HÌNH V-KIST TẠI VIỆT NAM
I. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN
KH&CN PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
1. Tổng quan chung
a) Sau gần 27 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, đất nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an
ninh được củng cố, an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống được cải thiện. Từ một
nước kém phát triển, Việt Nam đã gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập trung bình với
tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,6%/năm (2011-2013), thu nhập bình quân đầu người từ
mức 98 USD năm 1990 vươn tới 1.960 USD năm 20132.
Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ
trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 60,2% năm 2010 lên 78% năm 2013; tỷ
trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản trong GDP giảm từ 20,6% năm 2010 xuống
19,3% năm 20133. Bên cạnh các ngành truyền thống như chế biến thực phẩm, dệt may,
cơ cấu công nghiệp đã chuyển dần mũi nhọn sang các ngành then chốt như năng
lượng, hóa chất, chế tạo máy, công nghệ thông tin và truyền thông, các ngành có hàm
lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, tăng cường xuất khẩu và phát triển công
nghiệp hỗ trợ. Nông nghiệp đang được tái cơ cấu theo hướng bền vững, đẩy mạnh ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các vùng chuyên canh, sản xuất quy mô lớn,
khu nông nghiệp công nghệ cao, liên kết sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ
sản phẩm. Lĩnh vực dịch vụ cũng duy trì tăng trưởng ở một số ngành có tiềm năng, lợi
thế, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao như du lịch, công nghệ thông tin,
truyền thông, tài chính - ngân hàng.
Tốc độ và tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu bình

quân 5 năm 2007-2011 tăng 19,25%/năm, riêng 3 năm 2011-2013 tăng 22%. Cơ cấu
xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp (sản
phẩm điện tử, máy móc - thiết bị, phương tiện vận tải và phụ tùng), giảm tỷ trọng các
mặt hàng nông nghiệp, khoáng sản và nhiên liệu. Tuy nhiên, nhóm các mặt hàng có
tổng giá trị xuất khẩu cao nhất vẫn thuộc về sản phẩm công nghiệp nhẹ có giá trị gia
tăng thấp (dệt may, giầy da, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản), sản phẩm công nghệ cao chỉ
chiếm xấp xỉ 5% tổng giá trị xuất khẩu4.
2 Nguồn: Tổng cục Thống kê.
3 Nguồn: Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (20112015) và nhiệm vụ 2014-2015.

4 Năm 2013, 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam lần lượt như sau: điện thoại và linh kiện (21,2
tỷ); dệt may (17,9 tỷ); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (10,6 tỷ); giày dép (8,4 tỷ); dầu thô (7,3 tỷ); thủy sản
(6,7 tỷ); máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng (6 tỷ); gỗ và sản phẩm từ gỗ (5,6 tỷ); phương tiện vận tải và phụ tùng (5
tỷ); gạo (2,9 tỷ). Đơn vị tính: USD. Nguồn: Tổng cục Hải quan và như ghi chú 3.

6


Mặc dù đã đạt được một số thành tựu, nền kinh tế nước ta vẫn đang đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng và suy giảm kinh tế
toàn cầu. Việc tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm. Tốc độ
tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) và ngành công nghiệp có chiều hướng
giảm5. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với Hàn Quốc, Trung Quốc và
các quốc gia khác trong khu vực còn rất thấp (Bảng 1). Nhiều ngành, sản phẩm chậm
đổi mới công nghệ, giá trị gia tăng chưa cao, chưa tham gia được vào mạng sản xuất và
chuỗi giá trị toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tăng quy mô đầu tư,
khai thác tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ. Nền kinh tế phát triển chưa thật
bền vững, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp.
Bảng 1. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam và các nước trong khu vực
Việt Nam, 1990-2012


Một số nước trong khu vực, 2012
Nguồn: Tổng cục Thống kê, WB, OECD.

b) Đến nay, cả nước có khoảng 450.000 doanh nghiệp đang hoạt động (dù số
lượng đăng ký là hơn 700.000), doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%. Doanh nghiệp
nhà nước đóng góp trên 33% GDP với tổng số 3.135 doanh nghiệp hoạt động trong các
lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (12,9%), công nghiệp và xây dựng (44,7%),
dịch vụ (42,4%)6. Thực trạng chung của đa số các doanh nghiệp Việt Nam là chưa có
tầm nhìn dài hạn, thiếu nhân lực trình độ cao và trang thiết bị, tiềm lực tài chính và
KH&CN yếu kém nhưng lại khó tiếp cận vốn, tín dụng để tiến hành đổi mới, nâng cấp
công nghệ.
Về hiện trạng công nghệ trong doanh nghiệp và các ngành, lĩnh vực (xem Phụ
lục 1), trừ một số lĩnh vực có tốc độ đổi mới công nghệ khá nhanh như công nghệ
thông tin - viễn thông, dầu khí, hàng không, tài chính - ngân hàng,… phần lớn doanh
nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới
2-3 thế hệ. Đối vớicác doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (chiếm
khoảng 1/3 tổng số doanh nghiệp), nhóm doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến
chỉ khoảng 12% (chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), 88% doanh
nghiệp còn lại có trình độ công nghệ thuộc loại trung bình và lạc hậu.Tỷ lệ đầu tư đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt nam chỉ đạt dưới 0,5% doanh thu (trong khi
Hàn Quốc là 10%).
Trong môi trường tự do hóa thương mại, để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản
xuất, kinh doanh,nhu cầu đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp ngày càng trở nên
bức thiết.Do nguồn cung và năng lực công nghệ trong nước chưa đáp ứng được nhu
5 Tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 đạt 7.0%, năm 2011: 6,2%, năm 2012 chỉ đạt 5,2%. Giá trị gia tăng công nghiệp
- xây dựng năm 2011 tăng 6,7%, năm 2012: 5,8%, năm 2013: 5,4%. Nguồn: Như ghi chú 3.

6 Trong đó, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là 1.254, giảm 4,5 lần so với năm 2001 (5.655 doanh nghiệp) nhờ vào
chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ. Nguồn: Như ghi chú 3.


7


cầu, các doanh nghiệp chủ yếu phải nhập khẩu máy móc, thiết bị từ nước ngoài để đổi
mới công nghệ. Số liệu thống kê cho thấy,hai nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều
nhất trong năm 2013 là máy móc - thiết bị (18,7 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2012)
và máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện (17,7 tỷ USD, tăng 35%) 7. Tuy nhiên, nguồn
gốc xuất xứ của máy móc, thiết bị chủ yếu từ Trung Quốc(35%),tỷ trọng nhập khẩu từ
các quốc gia tiên tiến về công nghệ (như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ) rất thấp (16%, 12%
và 4%).Do vậy, mức độ tiên tiến, hiện đại của các công nghệ, thiết bị được các doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư nhập khẩu còn hạn chế, chủ yếu chỉ ở mức trung bình so với
thế giới.
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới
(WEF), năm 2013,Việt Nam đứng thứ 70/148 quốc gia về chỉ số cạnh tranh toàn cầu, ở
tốp cuối trong 9 nước ASEAN được khảo sát (chỉ hơn Lào, Campuchia, Miến Điện),
trong khi 3 quốc gia châu Á khác là Singapore, Hồng Kông và Nhật Bản lọt vào tốp 10
thế giới. Mức độ sẵn sàng về công nghệ xếp thứ 102/148, tụt 4 bậc so với năm 20128.
Với thực trạng trình độ công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ như vậy, các
doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cải thiện năng lực cạnh tranh để nâng cao năng
suất, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, và vì thế, cũng khó tồn tại bền vững
trên thị trường nội địa, chưa nói tới chiếm lĩnh các thị trường khu vực và thế giới.
2. Nhu cầu ứng dụng KH&CN phục vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, phát
triển nhanh và bền vững kinh tế đất nước
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 10 năm 2011-2020
đã xác định mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Phấn
đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 - 8%/năm; GDP bình quân đầu người đạt
khoảng 3.000 USD. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện
đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong

GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt
khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40%
trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng
hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Yếu tố năng suất
tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%.
Để đạt được các mục tiêu đầy thách thức nêu trên 9, Chính phủ đã quyết liệt chỉ
đạo triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng
trưởng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,
7 Tổng trị giá nhập khẩu của hai mặt hàng này chiếm 28% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong năm 2013.
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
8 Về mức độ sẵn sàng về công nghệ, Việt Nam xếp thứ 98/144 quốc gia xếp hạng năm 2012. Nguồn: WEF, Global
Competitiveness Report 2013-2014.
9 Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và
năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 được phê duyệt theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ
tướng Chính phủ.

8


trong đó KH&CN được coi là đòn bẩy của quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển
đổi mô hình tăng trưởng. Một trong những định hướng mục tiêu của Đề án là hình
thành, phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụng
công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp,
giá trị gia tăng thấp để trở thành các ngành kinh tế chủ lực.
Đối với ngành công nghiệp, cần cơ cấu lại sản xuất công nghiệp cả về ngành
kinh tế - kỹ thuật, vùng và giá trị mới. Tăng hàm lượng KH&CN và tỷ trọng giá trị nội
địa trong sản phẩm. Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp
công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hoá chất, công
nghiệp quốc phòng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có
khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công

nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền
thông, công nghiệp dược. Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Từng bước phát triển
công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường.Bên cạnh đó, cần phát huy và khai
thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng
suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ
KH&CN hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh
học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao.
Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng với đòn bẩy
KH&CN là các giải pháp mang tính chiến lược để Việt Nam có thể khắc phục các yếu
kém nội tại của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững,
đồng thời tăng cường khả năng chủ động đối phó với những biến động khôn lường của
thế giới trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KH&CN CỦA VIỆT NAM
1. Khát quát chung
a) Về nhân lực KH&CN, đến nay Việt Nam có hơn 4,2 triệu người có trình độ từ
cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có hơn 24 nghìn tiến sỹ, 101 nghìn thạc sỹ. Số
người trực tiếp làm công tác R&D là trên 62 nghìn người (7 người/một vạn dân). Tổng
số giảng viên đại học, cao đẳng trong cả nước là hơn 84 nghìn người, trong đó có hơn
2,6 nghìn GS, PGS (3%), 9,1 nghìn tiến sỹ (11%) và 36 nghìn thạc sỹ (44%). Bên cạnh
đó, có hơn 100 nghìn du học sinh, 300 nghìn trí thức kiều bào ở nước ngoài (đây là lực
lượng tiềm năng, được đào tạo bài bản và rèn luyện trong môi trường KH&CN trình độ
cao ở các nước tiên tiến, nếu có chính sách thu hút phù hợp sẽ đóng góp có hiệu quả
cho sự phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội trong nước).
Số lượng cán bộ R&D của Việt Nam dù đã gia tăng nhưng còn rất khiêm tốn so
9


với các nước có quy mô dân số tương đồng hoặc lớn hơn như Hoa Kỳ, tổng số nhân

lực R&D là hơn 1,4 triệu người, Trung Quốc: 1,2 triệu, Nhật Bản: 656 nghìn, Nga: 442
nghìn, Đức: 327 nghìn, Hàn Quốc: 264 nghìn 10. Chất lượng và năng lực của đội ngũ
nhân lực KH&CN nhìn chung còn hạn chế; số lượng cán bộ R&D và cán bộ giảng dạy
đại học có trình độ trên đại học thấp.
b) Về hệ thống tổ chức KH&CN, cả nước có 2.202 tổ chức KH&CN đăng ký
hoạt động, trong đó các tổ chức công lập chiếm hơn 50% 11. Số lượng các trường đại
học và cao đẳng là 420, trong đó có 204 trường đại học và 216 trường cao đẳng. Quy
mô nhân lực cán bộ R&D của tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
(viện nghiên cứu) khá nhỏ, trung bình 30 người/viện12.
Tổ chức KH&CN có quy mô lớn nhất trong hệ thống là 2 Viện hàn lâm trực
thuộc Chính phủ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam), nơi tập trung các cán bộ KH&CN trình độ cao lớn nhất cả nước 13. Ngoài ra,
có khoảng 160 viện nghiên cứu trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, thường là các tổ chức quy mô vừa14.
c) Về nguồn lực tài chính và hạ tầng kỹ thuật cho KH&CN, tỷ lệ chi ngân sách
nhà nước cho KH&CN hàng năm đạt 2% (tăng trung bình 16,5%/năm), tuy nhiên xét
về giá trị tuyệt đối còn rất thấp. Năm 2013, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho
KH&CNlà hơn 14 nghìn tỷ đồng (tương đương 673 triệu USD) 15. Tổng đầu tư của toàn
xã hội cho KH&CN của Việt Nam hiện nay ước chỉ đạt dưới 1% GDP, trong khi Hàn
Quốc là 3.1%16 và mức trung bình thế giới là 2.1%. Ngân sách nhà nước vẫn là nguồn
đầu tư chính(70%), đầu tư từ doanh nghiệpcòn thấp. Đã hình thành một số định chế tài
chính quốc gia mô hình quỹ (NAFOSTED, NATIF), tài trợ cho hoạt động KH&CN.
Về hạ tầng KH&CN, cả nước có 3 khu công nghệ cao quốc gia, 8 khu công nghệ
10 Nguồn: OECD, Main Science and Technology Indicators Database, 3/2012.
11 Trong đó, có 953 tổ chức thuộc các Bộ, ngành, tổ chức nhà nước; 893 thuộc các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã
hội-nghề nghiệp; 88 thuộc các trường đại học; 33 thuộc doanh nghiệp, tập đoàn; 07 thuộc các tổ chức có vốn đầu tư nước
ngoài; 182 tổ chức do cá nhân thành lập và 46 thuộc các tổ chức khác.
12 Khoảng 70% tổ chức có quy mô nhân lực R&D dưới 50 người; số tổ chức có quy mô lớn (trên 300 người) chỉ là 3%.
13 Riêng Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có 34 viện, 6 trung tâm sự nghiệp, 4 đơn vị tự trang trải kinh phí và 1 doanh
nghiệp nhà nước; tổng số cán bộ trên 4.000 người (223 giáo sư và phó giáo sư, trên 700 tiến sỹ và 722 thạc sỹ); triển khai

chủ yếu các hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực: công nghệ vũ trụ;
công nghệ sinh học; khoa học vật liệu; khoa học trái đất; khoa học biển và đa dạng sinh học; môi trường và năng lượng;
công nghệ thông tin, điện tử và tự động hoá.
14 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có số lượng viện nghiên cứu trực thuộc lớn nhất (65 viện), trong đó riêng 3
viện hạng đặc biệt của Bộ này đã có tới 53 viện và trung tâm thành viên. Đứng thứ hai là Bộ Y tế với 25 viện nghiên cứu
trực thuộc.

15 Trong khi đó, tổng chi cho hoạt động R&D năm 2010 của Hoa Kỳ là hơn 401,5 tỷ USD, Trung Quốc: 178,9 tỷ, Nhật
Bản: 140,8 tỷ, Đức: 86,2 tỷ, Hàn Quốc: 53,1 tỷ. Nguồn: OECD, Main Science and Technology Indicators Database,
3/2012.

16 Ở Hàn Quốc, đầu tư cho KH&CN từ ngân sách nhà nước tăng 4,5 lần từ năm 2003 (3.2 tỷ USD) lên mức 14,5 tỷ USD
trong năm 2012. Tổng đầu tư của xã hội của cả khu vực công và tư cũng tăng tương ứng, đạt tới 3.1% GDP, tương đương
với các nước phát triển khác trên thế giới. Nguồn: OECD.

10


thông tin tập trung, 12 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 17 phòng thí nghiệm
trọng điểm quốc gia17 và hơn 800 cơ quan thông tin KH&CN. Cơ sở vật chất và trang
thiết bị nghiên cứu ở Việt Nam nhìn chung còn thiếu, lạc hậu.
c) KH&CN Việt Nam đã bước đầu có tác động thiết thực đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội đất nước. Một số lĩnh vực trong khoa học tự nhiên (toán, vật lý lý
thuyết) có thứ hạng khá cao trong khu vực ASEAN 18. Khoa học kỹ thuật và công nghệ
đã dần thâm nhập được vào hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp nâng cao chất lượng,
hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ19.
Tuy nhiên, xét về hiệu quả, Việt Nam chưa có nhiều công trình, sản phẩm
KH&CN mang tính đột phá ở tầm khu vực và thế giới. Các bài báo, công trình khoa
học được công bố quốc tế có tốc độ tăng trung bình 22%/năm, nhưng giá trị tuyệt đối và
chỉ số trích dẫn còn thấp, nhất là khi so sánh với các nước trong khu vực và thế giới20.

Số lượng đơn sáng chế đăng ký bảo hộ giai đoạn 2001-2010 của người Việt Nam
là 1.665 đơn, trong khi có 20.057 đơn của người nước ngoài 21; số bằng độc quyền sáng
chế được cấp của người Việt Nam còn thấp hơn nhiều, chỉ đạt 257 văn bằng, kém 27
lần so với số văn bằng được cấp của người nước ngoài 22. Các sáng chế, giải pháp hữu
ích của Việt Nam chủ yếu tập trung ở 2 lĩnh vực: các nhu cầu đời sống con người và
các quy trình công nghệ, giao thông (Bảng 2).
Bảng 2. Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích - lĩnh vực ứng dụng
(theo Bảng phân loại sáng chế quốc tế - IPC)
Lĩnh vực
Các nhu cầu đời sống con người

Tỷ lệ %
29

17 Các phòng thí nghiệm trọng điểm tập trung vào 7 lĩnh vực:Công nghệ sinh học (5 phòng); công nghệ thông tin (2
phòng); công nghệ vật liệu (3 phòng); cơ khí-tự động hóa (2 phòng); hóa dầu (1 phòng); năng lượng (1 phòng) và hạ tầng
(3 phòng).

Xếp hạng một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của Việt Nam:Toán học: thứ hai
ASEAN; vật lý lý thuyết: thứ ba ASEAN; toán tối ưu: 19 thế giới và đứng đầu khu vực
ASEAN. Nguồn: Nhà xuất bản ELSEVIER.
18

19 Một số kết quả nổi bật như: thiết kế chế tạo thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện công suất lớn; giàn
khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước; công nghệ khai thác dầu trong đá móng; các giống lúa mới năng suất cao; khai thác vệ
tinh viễn thông; làm chủ công nghệ đóng tàu, xây dựng công trình ngầm, nhà cao tầng, cầu dây văng, đường cao tốc; ghép
tạng và sản xuất vắc xin;...

20 Số lượng bài báo, công trình khoa học công bố quốc tế của Việt Nam trong 5 năm gần đây (2008-2012) là 6.356, kém
Thái Lan 4 lần, kém Singapore 7 lần, kém Nhật Bản 57 lần và kém Hoa Kỳ 256 lần.Số lượng bài báo công bố quốc tế

trong giai đoạn tương ứng của Thái Lan là 25.965, Malaysia: 28.799, Singapore: 43.779, Nhật Bản: 368.067 và Hoa Kỳ:
1.629.140. Nguồn: ISI Web of Science of Thomson Reuters, 3/2013.
21 Trong một số lĩnh vực, điển hình như lĩnh vực dược - mỹ phẩm, lượng đơn và văn bằng bảo hộ sáng chế của chủ đơn
nước ngoài chiếm tuyệt đại đa số, trong đó, chủ yếu là từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Thụy Sỹ,
Pháp, Nhật Bản, Bỉ, Anh.
22 Số văn bằng được cấp của người nước ngoài là 6.997. Nguồn: Báo cáo thường niên 2012, Cục Sở hữu trí tuệ.

11


Các quy trình công nghệ - Giao thông vận tải

21

Hoá học, luyện kim

17

Dệt, giấy

2

Xây dựng

13

Cơ khí, chiếu sáng, cấp nhiệt, vũ khí, kỹ thuật nổ

11


Vật lý

4

Điện

3
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ

Trong giai đoạn 2003-2013, nếu tính riêng kết quả nghiên cứu KH&CN của các
viện nghiên cứu, trường đại học thể hiện qua số lượng sáng chế/giải pháp hữu ích được
đăng ký và cấp bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ, chỉ số so sánh rất thấp (Bảng 3,
Bảng 4). Số đơn đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích của khu vực nghiên cứu
của Việt Nam chỉ có 758 đơn (trung bình 70 đơn/năm) và số văn bằng bảo hộ được cấp
còn thấp hơn, 122 văn bằng (Bảng 5). Như vậy, trung bình trong một năm, các viện
nghiên cứu và trường đại học của Việt Nam chỉ tạo ra được 11 sáng chế đủ tiêu chuẩn
bảo hộ. Con số này quá thấp so với số lượng các viện, trường hiện có, kém hơn cả khu
vực doanh nghiệp trong nước và càng không thể so sánh được với các quốc gia phát
triển khác trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc chỉ riêng Viện Khoa học và
Công nghệ Hàn Quốc (KIST)23.
Bảng 3. Sáng chế của viện, trường, doanh nghiệp giai đoạn 2003-2013
Sáng chế

Viện nghiên
cứu

Trường đại
học

Doanh

nghiệp

Tổng cộng

Đơn

255

149

694

2670

Bằng

44

18

115

385

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ

Bảng 4. Giải pháp hữu íchcủa viện, trường, doanh nghiệp giai đoạn 2003-2013
Giải pháp
hữu ích


Viện nghiên
cứu

Trường đại
học

Doanh
nghiệp

Tổng cộng

Đơn

254

100

551

1723

23 Xem kết quả hoạt động của KIST tại Phần thứ hai của Đề án.

12


Bằng

42


18

202

514

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ

Bảng 5. Sáng chế/giải pháp hữu ích của khu vực nghiên cứu và doanh nghiệp
giai đoạn 2003-2013
Sáng chế và
Giải pháp hữu ích

Khu vực
nghiên cứu

Khu vực
doanh nghiệp

Tổng cộng

Đơn

758

1245

2003

Bằng


122

317

439

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ

Số liệu thống kê cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã ngày càng quan
tâm hơn tới hoạt động R&D của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với năng lực nghiên cứu,
thiết kế chế tạo của lực lượng nghiên cứu trong nước, các nhu cầu đổi mới công nghệ
trong khu vực doanh nghiệp chắc chắc chưa thể đáp ứng được trong hiện tại và tương
lai gần. Số lượng các sáng chế/giải pháp hữu ích được chuyển giao theo hợp đồng (li
xăng và chuyển nhượng) tại Cục Sở hữu trí tuệ trong giai đoạn 2003-2013 là 100, cho
thấy khả năng thương mại hóa sáng chế/giải pháp hữu ích đã được bảo hộ khá tốt,
nhưng mặt khác cũng chứng tỏ một thực tế rất đáng lo ngại về năng lực đáp ứng nhu
cầu thị trường và doanh nghiệp của các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước.
Điều này lý giải nguyên nhân Việt Nam luôn có thứ hạng thấp về chất lượng của
các viện nghiên cứu (đứng thứ 74/142), sự phối hợp giữa viện, trường với doanh
nghiệp (82/142) và mức độ sẵn có về công nghệ mới (133/142) trong Báo cáo đánh giá
năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF năm 2012 24. Theo Báo cáo đánh giá về chỉ số
đổi mới sáng tạo toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố, năm
2012, Việt Nam đứng thứ 76/141 quốc gia, tụt 25 bậc so với năm 2011 (51/125)25.
2. Năng lực và hiệu quả hoạt động của các viện nghiên cứu ứng dụng định hướng
công nghệ công nghiệp ở Việt Nam
Trong hệ thống các tổ chức KH&CN Việt Nam, các viện nghiên cứu ứng dụng
định hướng công nghệ công nghiệp đã được hình thành từ rất sớm nhằm phục vụ trực
tiếp cho nhu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Các viện
nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp chủ yếu trực thuộc một số Bộ chuyên ngành,

trường đại học, cao đẳng công nghệ kỹ thuật và một số tập đoàn, tổng công ty nhà
nước; hoạt động trên 5 lĩnh vực: cơ khí và tự động hóa; vật liệu - hóa học; năng lượng;
khai khoáng; điện tử, tin học. Các viện này khá phân tán, chưa có tính liên thông và
gắn kết chặt chẽ với thị trường và doanh nghiệp. Kinh phí đầu tư hạ tầng nghiên cứu
chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước (kinh phí đầu tư phát triển, chi thường xuyên và
24 Nguồn: WEF.
25 Trong khi Singapore ở tốp 3 thế giới, các nước Malaysia và Thái Lan đều đứng trên Việt Nam. Nguồn: WIPO.

13


kinh phí hỗ trợ mua sắm trang thiết bị từ đề tài, dự án). Đa số không đủ tiềm lực sử
dụng kinh phí từ lợi nhuận để tái đầu tư cho các hoạt động KH&CN.
- Lĩnh vực cơ khí và tự động hoá: Có 14 viện (một số viện điển hình: Viện Máy
và dụng cụ công nghiệp;Viện Nghiên cứu cơ khí; Viện Cơ điện nông nghiệp và công
nghệ sau thu hoạch;Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam).Nhân lực và hạ tầng kỹ thuật:
400 tiến sỹ, thạc sỹ; 1.800 kỹ sư; sở hữu 2 phòng thí nghiệm trọng điểm (hàn và xử lý
bề mặt; chuẩn đo lường), 25 phòng thí nghiệm chuyên ngành.
Thế mạnh hoạt động: Công nghệ tạo phôi; gia công cơ; nhiệt luyện và xử lý bề
mặt; chế tạo các thiết bị, phụ tùng đặc chủng (tàu chở hàng; thiết bị cơ khí thủy; máy
biến áp; xe chuyên dụng; thiết bị siêu trường, siêu trọng); công nghệ chế tạo máy phục
vụ cơ giới hoá nông nghiệp, bảo quản và chế biến lương thực thực phẩm.
- Lĩnh vực vật liệu - hóa học: Có 30 Viện (một số viện điển hình: Viện Hóa học;
Viện Khoa học vật liệu; Viện Dầu khí; Viện Công nghiệp thực phẩm; Viện Vật liệu xây
dựng).Nhân lực và hạ tầng kỹ thuật: 500 tiến sỹ, thạc sỹ; 800 kỹ sư; sở hữu 1 phòng thí
nghiệm trọng điểm (lọc hóa dầu), 100 phòng thí nghiệm chuyên ngành.
Thế mạnh hoạt động: Hóa học công nghiệp, nông nghiệp; công nghệ nanô; vật
liệu điện tử; vật liệu quang học, quang điện tử và kỹ thuật chiếu sáng; vật liệu gốm tính
năng đặc biệt; vật liệu bảo vệ chống ăn mòn; vật liệu kim loại; nguyên tố quý hiếm và
vật liệu đất hiếm.

- Lĩnh vực năng lượng: Có 4 viện lớn (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam;
Viện Năng lượng; Viện Khoa học năng lượng; Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo).
Nhân lực và hạ tầng kỹ thuật:14 giáo sư, phó giáo sư; 55 tiến sỹ, thạc sỹ; hơn 1.000 kỹ
sư; sở hữu 2 phòng thí nghiệm trọng điểm (mô hình thủy lực, điện cao áp), 40 phòng
thí nghiệm chuyên ngành.
Thế mạnh hoạt động: Năng lượng hạt nhân; năng lượng truyền thống, năng
lượng mới, năng lượng tái tạo và năng lượng biển; khai thác, biến đổi, truyền tải, phân
phối và tiêu thụ năng lượng; chế tạo, thử nghiệm các thiết bị và vật liệu mới trong năng
lượng; quản lý và xử lý chất thải phóng xạ; xử lý quặng urani.
- Lĩnh vực khai khoáng: Có 2 viện lớn (Viện KH&CN mỏ - luyện kim, Bộ Công
thương; Viện KH&CN mỏ, Tập đoàn Than và khoáng sản). Nhân lực và hạ tầng kỹ
thuật: 173 tiến sỹ, thạc sỹ; 358 kỹ sư; đã được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị
chuyên sâu về khai thác mỏ, tuyển khoáng, luyện kim màu, vật liệu kim loại, gia công
nấu đúc kim loại và hợp kim.
Thế mạnh hoạt động: Nghiên cứu khai thác, tuyển khoáng sản kim loại, phi kim
và luyện kim; chế tạo, lắp đặt máy, thiết bị đồng bộ chuyên ngành; dịch vụ phân tích
14


hoá - lý; chế tạo sản phẩm cơ khí, tự động hóa ngành mỏ.
- Lĩnh vực điện tử, tin học: Có 4 viện lớn, thuộc Bộ Quốc phòng (Viện Điện tử
viễn thông; Viện Công nghệ thông tin; Viện Tự động hóa kỹ thuật quân sự) và Bộ
Công thương (Viện Nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hóa). Nhân lực và hạ tầng kỹ
thuật: 7 tiến sỹ; 97 kỹ sư (tính riêng Viện Nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hóa); cơ
sở hạ tầng và trang thiết bị nghiên cứu về cơ bản được đầu tư hiện đại.
Thế mạnh hoạt động: Kỹ thuật điện tử (thiết kế mạch IC chuyên dụng; thiết bị
điện tử y tế; thiết bị điện tử công nghiệp); công nghệ thông tin (phần mềm tự động mã
nguồn mở; phần mềm điều khiển công nghiệp); cơ điện tử (công nghệ CAD/CAM
trong thiết kế, chế tạo các hệ thống CNC; Robotics và ứng dụng); tự động hóa (ứng
dụng hệ thống SCADA trong khai khoáng, môi trường; hệ thống tự động định lượng và

cấp liệu trong công nghiệp).
Xét về tổng thể, mặc dù đã xuất hiện một số viện điển hình có những thành công
đáng ghi nhận trên một số lĩnh vực 26, đến nay Việt Nam vẫn chưa có các viện nghiên
cứu ứng dụng đủ mạnh về quy mô, tính liên ngành, đội ngũ nhân lực trình độ cao và hạ
tầng nghiên cứu hiện đại để có thể cung cấp công nghệ và trợ giúp kỹ thuật tiên tiến,
tác động mạnh tới các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế (Xem Phụ lục 2).
3. Môi trường thể chế, chính sách hỗ trợ hoạt động của các tổ chức KH&CN
Cùng với sự chuyển biến nhận thức về vai trò then chốt của KH&CN trong phát
triển kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý về KH&CN cũng được điều chỉnh theo
hướng tạo nhiều thuận lợi và ưu đãi hơn cho hoạt động KH&CN 27. Đối với các tổ chức
KH&CN, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật với tinh thần đổi mới
và cởi trói ngày càng thông thoáng như: thừa nhận và trao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho các tổ chức KH&CN công lập; trao quyền sở hữu các kết quả KH&CN có
sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì; bổ sung và nới rộng các sắc thuế ưu
đãi; tháo gỡ các khó khăn trong cơ chế tài chính, quyền sử dụng đất, quyền về tài sản;
26Viện Máy và dụng cụ công nghiệp (IMI) thành lập năm 1973, hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần; chuyển đổi
thành công từ một viện nghiên cứu cơ khí cơ quy mô nhỏ trở thành một viện nghiên cứu hàng đầu về cơ điện tử. Viện có
6 trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo; 2 đơn vị chức năng; 1 phân viện và 14 công ty thành viên. Lĩnh
vực thế mạnh: chế tạo sản phẩm cơ điện tử trong máy công cụ, máy chế biến nông sản, máy xây dựng, thiết bị đo lường
công nghiệp, xử lý và bảo vệ môi trường.Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) thành lập năm 1978, trực thuộc Bộ Y tế.
Là viện tầm cỡ và uy tín quốc gia về vắc xin và sinh phẩm y tế, đóng góp to lớn cho thành công của chủ trương “tự chủ
sản xuất vắc xin trong nước” của Chính phủ. Lĩnh vực thế mạnh: nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tư vấn về
vắcxin và sinh phẩm y tế.

27 Hoạt động KH&CN được điều chỉnh bởi 8 đạo luật chuyên ngành (Luật KH&CN năm 2013; Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm
2006; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007; Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008; Luật Công nghệ cao năm
2008; Luật Đo lường năm 2011). Các văn bản này nhìn chung đã tạo hành lang pháp lý tương đối đồng bộ và rộng mở
cho hoạt động của các tổ chức KH&CN. Bên cạnh đó, các tổ chức KH&CN công lập còn phải tuân thủ các quy định pháp
luật có liên quan về ngân sách nhà nước, tài sản công, đấu thầu, cán bộ, công chức…


15


cụ thể hóa các chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ KH&CN;… Tuy nhiên, thực tế
thi hành các cơ chế, chính sách tiến bộ này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cản trở
hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN, rất cần được tháo gỡ kịp thời trong thời
gian tới. Việc điều chỉnh pháp luật nếu không áp dụng được đại trà, ít nhất cũng cần
được thí điểm đối với một số viện nghiên cứu mới theo mô hình xuất sắc.
a) Cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập

Từ năm 2005, pháp luật đã cho phép các tổ chức KH&CN công lập được quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi triển khai hoạt động, trong đó có 6 nhóm quyền tự chủ
về: tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN; quản lý tài chính; tài sản và quyền tài sản; tổ
chức bộ máy; quản lý nhân sự; và hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, các tổ chức KH&CN
còn được quyền sản xuất, kinh doanh như doanh nghiệp; được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; sử dụng con dấu của đơn vị sự nghiệp công lập cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh và hưởng mọi ưu đãi như doanh nghiệp28.
Thứ nhất, tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN: Tổ chức KH&CN
được quyền chủ động xác định nhiệm vụ KH&CN; tham gia thực hiện nhiệm vụ
KH&CN các cấp theo cơ chế tuyển chọn, giao trực tiếp; liên kết hợp tác thực hiện
nhiệm vụ KH&CN và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước theo thỏa thuận, hợp đồng.
Thứ hai, tự chủ về quản lý tài chính: Tổ chức KH&CN được quyền tự chủ
trong chi lương, chi hoạt động bộ máy và sử dụng các nguồn thu khác từ hợp đồng;
được áp dụng phương thức khoán chi trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng
ngân sách nhà nước29; được Nhà nước xem xét, cấp kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản,
vốn đối ứng của các dự án, kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa lớn tài sản cố
định. Riêng đối với tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây
dựng định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước và các tổ chức ở địa

phương, Nhà nước vẫn đảm bảo cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.Tuy
nhiên, quyền tự chủ về tài chính bị hạn chế hoặc phải tuân thủ theo các ràng buộc khác
của pháp luật như sau:
Một là, quyền tự chủ về tài chính của tổ chức KH&CN bị hạn chế trong khuôn
28 Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập, Nghị
định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp KH&CN. Năm 2010, hai Nghị định này được sửa đổi, bổ sung
theo Nghị định 96/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

29 Tổ chức KH&CN công lập được sử dụng các nguồn thu để chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN, chi tiền lương, trích lập
quỹ, chi thu nhập tăng thêm và các hoạt động khác (Điều 8 Nghị định 115/2005/NĐ-CP).
Đối với nguồn thu từ ngân sách không thuộc kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN, được sử dụng để chi thường
xuyên và không thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định
chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập (Điều 15) và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006, sửa đổi,
bổ sung theo Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007).

16


khổ các định mức chi, nội dung chi và thủ tục thanh, quyết toán nhiệm vụ KH&CN
theo quy định của pháp luật hiện hành30. Định mức chi quá thấp và lạc hậu (đặc biệt là
chi cho nhân công thực hiện nhiệm vụ chuyên môn), nhiều nội dung chi hợp lý phát
sinh trong hoạt động KH&CN chưa được kịp thời bổ sung31, đặc biệt là thủ tục thanh
quyết toán cứng nhắc32 không phù hợp với đặc thù của hoạt động nghiên cứu sáng tạo
là các cản trở chính về cơ chế tài chính đối với các tổ chức KH&CN công lập hiện nay.
Đây cũng là một rào cản chủ yếu khiến cho các tổ chức KH&CN khó có thể thu hút
cán bộ trình độ cao và triển khai các dự án, chương trình KH&CN quy mô lớn trên
thực tiễn.

30 Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có trong dự toán ngân sách được giao và đúng chế độ, tiêu chuẩn, định

mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002).
31 Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán
kinh phí đối vớiđề tài, dự án KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN
ngày 04/10/2006 hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước.

32 Các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thanh toán. Hồ sơ kiểm soát chi phải
đảm bảo có đầy đủ chứng từ và đúng như nội dung dự toán đã được duyệt.Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu
chuẩn,định mức chi ngân sách, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao
để kiểm soát. (Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính
quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước).

17


Ngoài ra, mặc dù đã có cơ chế khoán, nhưng khi mua sắm trang thiết bị, phương
tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì phải tổ
chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật33.
Các vướng mắc nói trên hiện đã được Luật KH&CN năm 2013 tháo gỡ bằng các
quy định mới về đầu tư và cơ chế tài chính trong hoạt động KH&CN 34. Tuy nhiên,
Nghị định hướng dẫn tinh thần đổi mới này của Luật còn chưa được Chính phủ ban
hành, vì vậy các Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính, Bộ KH&CN về định mức chi,
nội dung chi và thủ tục thanh quyết toán nhiệm vụ KH&CN vẫn chưa thể được thống
nhất ban hành trên thực tiễn.
Hai là, tổ chức KH&CN công lập phải chịu sự kiểm toán của Kiểm toán nhà
nước theo 3 loại hình: i) kiểm toán báo cáo tài chính (tính đúng đắn, trung thực của
báo cáo tài chính); ii) kiểm toán tuân thủ (tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà tổ
chức KH&CN phải thực hiện); iii) kiểm toán hoạt động (tính kinh tế, hiệu lực và hiệu
quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước). Tổ chức KH&CN
có thể sử dụng kiểm toán độc lập (kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc
báo cáo quyết toán dự án hoàn thành), nhưng việc kiểm toán độc lập không được thay

thế cho kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước36.
35

Thứ ba, tự chủ về quản lý tài sản, quyền tài sản: Tổ chức KH&CN được góp
vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành hoạt động KH&CN và
hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (Luật KH&CN năm 2013).
Tuy nhiên, quyền tự chủ này còn bị hạn chế ở khía cạnh sau:
Một là, việc dùng quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng và liên
doanh, liên kết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại hóa các kết quả
KH&CN vẫn chưa được pháp luật cho phép.
Hai là, dù Luật KH&CN năm 2013 đã có quy định giao quyền sở hữu các kết
quả KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì, nhưng để có được
quyền này, tổ chức KH&CN phải xin phép chủ sở hữu nhà nước (Bộ trưởng Bộ
33 Điều 51 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Ngân sách nhà nước.

34 Liên quan tới nội dung này, Luật KH&CN 2013 quy định 2 hướng đổi mới cơ bản về:
i) Cấp, sử dụng, quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước (Điều 53): Kinh phí
thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải được cấp kịp thời, phù hợp với tiến độ đặt hàng và phê duyệt nhiệm vụ; cấp thông qua
quỹ phát triển KH&CN của Nhà nước hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi của cơ quan chủ trì tại Kho bạc Nhà nước; việc
sử dụng kinh phí được thực hiện theo ủy nhiệm chi của cơ quan chủ trì và quyết toán khi kết thúc hợp đồng, không phụ
thuộc vào năm tài chính; và
ii) Áp dụng khoán chi đối với nhiệm vụ KH&CN (Điều 52): Khoán chi áp dụng với nhiệm vụ KH&CN đã được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mục tiêu, nội dung, yêu cầu về sản phẩm nghiên cứu và dự toán kinh phí; khoán chi đến
sản phẩm cuối cùng áp dụng với nhiệm vụ đã xác định được rõ tiêu chí đối với sản phẩm cuối cùng trên cơ sở thẩm định
thuyết minh và dự toán kinh phí; khoán chi từng phần áp dụng với nhiệm vụ không thể khoán chi đến sản phẩm cuối cùng
và có tính rủi ro cao (với điều kiện đã xác định rõ tiêu chí của phần công việc được khoán).
35 Điều 63 Luật Kiểm toán Nhà nước quy định đơn vị được kiểm toán bao gồm: đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà
nước bảo đảm một phần hoặc toàn bộ kinh phí.
36 Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập năm 2011.


18


KH&CN hoặc Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN)37. Thủ
tục cấp phép vô hình chung tạo thêm một thủ tục hành chính không cần thiết đối với
tổ chức KH&CN. Trong khi theo thông lệ quốc tế, pháp luật của các quốc gia thừa
nhận và quy định theo hướng quyền sở hữu các kết quả KH&CN có sử dụng ngân
sách nhà nước thuộc về các tổ chức chủ trì theo cơ chế tự động (không cần xin phép
đại diện chủ sở hữu nhà nước) để các viện nghiên cứu, trường đại học có thể chủ động
thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Cơ chế “xin-cho” chỉ áp dụng trong một số lĩnh
vực mà Nhà nước cần hạn chế giao quyền như: lĩnh vực quốc phòng, an ninh và phục
vụ lợi ích công cộng (tương tự như cơ chế bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng
chế theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ).
Thứ tư, tự chủ về tổ chức bộ máy: Tổ chức KH&CN được quyền sắp xếp, điều
chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trực
thuộc; thành lập, sáp nhập, giải thể tổ chức trực thuộc trên cơ sở tự cân đối nguồn lực
để đảm bảo cho hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, quyền thành lập, sáp nhập, giải thể
chỉ áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân. Đối với đơn vị
có tư cách pháp nhân, thẩm quyền này vẫn thuộc về cơ quan chủ quản cấp trên (Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ).
Thứ năm, tự chủ về quản lý nhân sự: Về nhân sự quản lý và nghiên cứu, thủ
trưởng tổ chức KH&CN được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng, cấp phó của
các đơn vị trực thuộc; đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp phó của tổ chức KH&CN với
thủ trưởng cơ quan chủ quản cấp trên; tuyển dụng cán bộ theo hình thức thi tuyển, xét
tuyển và ký hợp đồng tuyển dụng theo quy định của pháp luật về viên chức, phù hợp
với nhu cầu chuyên môn và điều kiện cụ thể của tổ chức. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ
chế tự chủ này có các hạn chế sau:
Một là, mặc dù Luật KH&CN 2013 (Điều 24) đã cho phép được bổ nhiệm, thuê
đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và

người nước ngoài nhưng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức38, người
đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là công chức và
phải là công dân Việt Nam. Điều này dẫn đến vướng mắc trong triển khai chính sách
thu hút chuyên gia trình độ cao là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài
để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo tổ chức KH&CN công lập, đặc biệt là các viện,
trung tâm nghiên cứu theo mô hình xuất sắc (COE) ở Việt Nam.
Hai là, mặc dù về nguyên tắc, tổng số biên chế hàng năm của tổ chức KH&CN
căn cứ trên cơ sở nhu cầu cán bộ và khả năng tài chính của đơn vị, nhưng tổ chức
KH&CN phải xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm và được Thủ trưởng cơ quan chủ
37Điều 41 Luật KH&CN năm 2013 và Điều 39 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 27/01/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN.

38 Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Điều 4) và Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của
Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức (Điều 11), người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động là công chức nhà nước và phải là công dân Việt Nam.

19


quản quyết định số lượng và chỉ tiêu theo quy định tại Nghị định số 71/2003/NĐ-CP
của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước 39. Quy
định này cản trở tính linh hoạt và quyền tự quyết của người đứng đầu các tổ chức
KH&CN trong việc xác định quy mô nhân sự và chất lượng cán bộ đáp ứng với phạm
vi nghiên cứu và yêu cầu của nhiệm vụ chuyên môn, từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới kế
hoạch đầu tư trang thiết bị và tài chính cho hoạt động nghiên cứu, vì các vấn đề này
phụ thuộc ngay từ ban đầu vào số lượng nhân lực tham gia nhiệm vụ nghiên cứu.
Ba là, pháp luật về phòng chống tham nhũng hiện hành không cho phép cán bộ,
công chức, viên chức được thành lập, tham gia thành lập hoặc quản lý, điều hành tổ
chức nghiên cứu khoa học tư nhân40. Quy định này một mặt gián tiếp tạo rào cản đối
với sự liên kết, hợp tác công - tư của cá nhân làm việc trong các tổ chức KH&CN công

lập, mặt kháccó thể gây cản trở đối với quá trình tư nhân hóa các viện nghiên cứu của
nhà nước trong tương lai, khi về lâu dài và theo thông lệ quốc tế, Việt Nam có thể đi
theo mô hình quản lý cơ sở nghiên cứu KH&CN quốc gia của các nước tiên tiến trên
thế giới: mô hình Nhà nước sở hữu, tư nhân vận hành(GOCO)41.
Thứ sáu, tự chủ về hợp tác quốc tế: Tổ chức KH&CN được quyền lựa chọn đối
tác và quyết định hình thức hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong nghiên
cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đầu tư trực tiếp, dịch vụ KH&CN (trên cơ sở
tuân thủ pháp luật có liên quan); mời các chuyên gia nước ngoài làm việc, trao đổi
khoa học, tham gia quản lý và chủ trì các nhiệm vụ KH&CN của đơn vị; quyết định
mức lương thuê chuyên gia tùy theo nguồn tài chính của đơn vị. Thủ trưởng tổ chức
KH&CN được quyền ký quyết định cử cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý của đơn
vị đi công tác, học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài.
b) Chính sách thuế đối với tổ chức KH&CN

Hoạt động KH&CN được ưu đãi ở hầu hết các sắc thuế (5 sắc thuế: thuế nhập
khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và thuế
đất). Về cơ bản, chính sách miễn giảm thuế của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN
là giải pháp kích thích kinh tế quan trọng góp phần động viên, phát huy năng lực sáng
tạo của các tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN, tác động mạnh tới kết quả và hiệu
quả hoạt động của các tổ chức KH&CN.
- Thuế nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động
39 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập đã bãi
bỏ các quy định về biên chế tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP. Theo đó, việc xây dựng biên chế của tổ chức KH&CN
công lập phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 71/2003/NĐ-CPngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản
lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước.
40 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012 (Điều 37).
41 Hai mô hình quản lý đối với các cơ sở nghiên cứu quốc gia ở các nước tiên tiến bao gồm: Mô hình Nhà nước sở hữu,
Nhà nước vận hành - GOGO (Government-owned and Government-operated) và Mô hình Nhà nước sở hữu, tư nhân vận
hành - GOCO (Government-owned and Contractor-operated). Hoa Kỳ là quốc gia áp dụng cả hai mô hình này trong quản
lý các cơ sở nghiên cứu quốc gia, trong đó hầu hết các phòng thí nghiệm quốc gia thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đều theo

mô hình GOCO, trong đó có Viện Battelle Memorial Institute, Viện đối tác của Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc
(KIST) trong giai đoạn đầu thành lập.

20


nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật
tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa
tạo ra được; tài liệu, sách báo khoa học được miễn thuế nhập khẩu42.
Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu và giải mã công nghệ, nên
có điều chỉnh quy định hiện hành theo hướng miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc,
thiết bị, phụ tùng, vật tư trong nướcđã sản xuất được nhưng vẫn cần nhập khẩu từ các
nước tiên tiến phục vụ hoạt động nghiên cứu; đặc biệt là đối với công nghệ trong nước
đã tạo ra được nhưng cần nhập từ nước ngoài để giải mã, cải tiến. Đối tượng được
miễn thuế chỉ áp dụng thí điểm trong phạm vi hẹp (viện, trung tâm nghiên cứu theo mô
hình xuất sắc - COE) ở Việt Nam.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tổ chức KH&CN được áp dụng các ưu đãi về
thuế thu nhập doanh nghiệp tương tự như doanh nghiệp43. Cụ thể như sau:
+ Miễn thuế: Thu nhập từ hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ
mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam; khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho nghiên cứu
khoa học; thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho
tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ
dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
+ Ưu đãi thuế suất 10% trong thời gian 15 năm: Thu nhập từ thực hiện dự án
đầu tư mới trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ
cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển; ươm tạo công nghệ
cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ
cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển; đầu tư xây dựngkinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; thu
nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao. Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời
gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêm không
quá 15 năm.
+ Khoản tài trợ cho nghiên cứu khoa học là khoản chi được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế. Kinh phí tài trợ cho việc đào tạo, đào tạo lại nhân lực về KH&CN
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (Điều 22 Luật KH&CN 2013).
Nếu coi ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp tham gia hợp tác, đặt hàng các tổ chức
KH&CN là một biện pháp gián tiếp thúc đẩy hoạt động của các tổ chức KH&CN, thì
pháp luật nên bổ sung quy định về việc cho phép doanh nghiệp được hạch toán các
khoản chi từ hợp đồng nghiên cứu KH&CN với các viện, trường vào chi phí được trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
- Thuế thu nhập cá nhân: Thu nhập của cá nhân hoạt động KH&CN không được
42 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005.
43 Luật Thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2013.

21


hưởng chế độ miễn giảm theo Luật thuế thu nhập cá nhân (Điều 4), thậm chí còn phải
chịu thuế từ bản quyền đối với phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng khi chuyển giao,
chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
(Điều 16); đối với các cá nhân không cư trú (người Việt Nam ở nước ngoài, người
nước ngoài) thuế suất thuế thu nhập bản quyền này là 5% (Điều 30).
Vì vậy, nên điều chỉnh pháp luật theo hướng cho phép các thu nhập có được từ
triển khai nhiệm vụ KH&CN của cá nhân các nhà khoa học (không phân biệt là người
Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN ở Việt Nam)
được miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập từ bản quyền khi chuyển giao, chuyển
quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.
- Thuế giá trị gia tăng: Các sản phẩm, hàng hóa liên quan tới lĩnh vực KH&CN
được hưởng ưu đãi theo Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008. Cụ thể là:

+ Miễn thuế: Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng; sách khoa học - kỹ
thuật; máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được
cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ; chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ;
chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; phần mềm
máy tính (Điều 5).
+ Mức thuế suất 5% áp dụng đối với: thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho nghiên
cứu, thí nghiệm khoa học; dịch vụ KH&CN (Điều 8).
Để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu KH&CN, pháp luật nên được điều chỉnh theo
hướng miễn thuế giá trị gia tăng đối với: thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho nghiên
cứu, thí nghiệm khoa học; máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước đã
sản xuất được, nhưng vẫn cần nhập khẩu từ nước ngoài để sử dụng trực tiếp cho hoạt
động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
- Thuế đất, quyền sử dụng đất: Các tổ chức KH&CN được hưởng các ưu đãi liên
quan đến thuế đất, quyền sử dụng đất như sau.
+ Miễn thuế đất phi nông nghiệp đối với: đất xây dựng các công trình sự nghiệp
thuộc lĩnh vực KH&CN; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông, lâm,
thủy sản; xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống44.
+ Các tổ chức KH&CN ngoài công lập được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê
đất để xây dựng các công trình theo các hình thức: giao đất không thu tiền sử dụng đất;
giao đất miễn thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất và miễn thu tiền thuê đất. Tuy nhiên,
các cơ sở này không được dùng đất đai làm tài sản thế chấp để vay vốn45.
c) Chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ KH&CN
44 Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010.
45 Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung
ứng dịch vụ ngoài công lập.

22



Trong một thời gian dài, chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ KH&CN luôn
chỉ dừng ở mức các quan điểm chỉ đạo chung của Đảng mà chưa được thể chế hóa cụ
thể bằng pháp luật của Nhà nước dẫn tới thực tế chưa có chính sách hiệu quả để phát
huy năng lực của nguồn nhân lực KH&CN trong nước và thu hút, trọng dụng cán bộ
khoa học giỏi là người Việt Nam ở nước ngoài, nghiên cứu sinh Việt Nam học tập ở
nước ngoài về làm việc cho các cơ sở KH&CN.
Để khắc phục tình trạng đó, Luật KH&CN năm 2013 đã lần đầu tiên dành riêng
một chế định quy định về chính sách đối với cá nhân hoạt động KH&CN, theo đó nhấn
mạnh trách nhiệm của Nhà nước trong đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài KH&CN;
các ưu đãi trong tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh
công nghệ46; trọng dụng cán bộ KH&CN tài năng, đặc biệt là 3 nhóm nhân lực trình độ
cao là các nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN
cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, nhà khoa học trẻ tài năng 47; thu hút nhà khoa học Việt
Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài48.
Tuy nhiên, chỉ khi các quy định về chính sách cán bộ KH&CN của Luật được cụ
thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn dưới Luật thì mới có thể triển khai được trong
thực tiễn hoạt động của các tổ chức KH&CN. Các văn bản này (Nghị định về sử dụng,
trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN; Nghị định về thu hút cá nhân hoạt động
KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài; các thông tư
46 Người có học vị tiến sĩ hoặc có công trình nghiên cứu KH&CN xuất sắc hoặc được giải thưởng cao về KH&CN được
xét công nhận, bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không phụ thuộc vào năm
công tác (Điều 19 Luật KH&CN 2013).
Người được bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ: Được xếp vào vị trí việc làm và
hưởng mức lương, phụ cấp phù hợp với chuyên môn và năng lực trong tổ chức KH&CN công lập; hưởng ưu đãi về thuế;
tạo điều kiện làm việc thuận lợi cao hơn mức quy định cho cán bộ, công chức nhà nước; miễn trách nhiệm dân sự khi gây
thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN do khách quan (Điều 23 Luật KH&CN 2013).

47 Nhà khoa học đầu ngành: Được ưu tiên giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN quan trọng; thành lập nhóm nghiên
cứu xuất sắc, được hỗ trợ kinh phí cho nhóm; ưu tiên giao nhiệm vụ phản biện độc lập đối với nhiệm vụ KH&CN các
cấp; hưởng mức phụ cấp ưu đãi đặc biệt; được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị/hội thảo khoa học trong nước/quốc tế.

Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng: Hưởng lương và phụ cấp
ưu đãi đặc biệt; nhà ở công vụ, phương tiện đi lại trong thời gian thực hiện nhiệm vụ; đề xuất điều động nhân lực
KH&CN, kinh phí thực hiện nhiệm vụ; thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài; mua sáng chế, thiết kế, bí quyết công
nghệ trong phạm vi dự toán kinh phí được giao; tự quyết định và được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị/hội thảo khoa
học trong nước/quốc tế; toàn quyền quyết định việc tổ chức nhiệm vụ được giao.
Nhà khoa học trẻ tài năng: Được ưu tiên xét cấp học bổng trong nước, ngoài nước; thành lập nhóm nghiên cứu
xuất sắc và được cấp/hỗ trợ kinh phí cho nhóm; được giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN tiềm năng, ưu tiên chủ trì, tham gia
nhiệm vụ KH&CN khác; hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị/hội thảo trong nước, quốc tế (Điều 23 Luật KH&CN 2013).

48 Nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài: Được bổ nhiệm, thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN; chủ trì
nhiệm vụ KH&CN các cấp; xét công nhận, bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ; hưởng lương
chuyên gia theo quy định của Chính phủ và ưu đãi theo hợp đồng; ưu đãi xuất nhập cảnh, cư trú, nhà ở và ưu đãi khác.
Chuyên gia nước ngoài: Được thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN; chủ trì thực hiện nhiệm vụ
KH&CN; ưu đãi xuất nhập cảnh, cư trú, nhà ở; hưởng lương chuyên gia theo quy định của Chính phủ và ưu đãi theo hợp
đồng; được vinh danh, khen thưởng, tặng giải thưởng về KH&CN của Việt Nam (Điều 24 Luật KH&CN 2013).

23


hướng dẫn khác) đều chưa được ban hành.
Bên cạnh đó, kể cả khi đã có các hành lang pháp lý thuận lợi của Chính phủ thì
việc thực thi chính sách thu hút, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao ở các tổ chức
KH&CN cũng gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn với nguồn lực tài chính có hạn, cơ
sở hạ tầng và trang thiết bị nghiên cứu lạc hậu, môi trường làm việc và giao lưu học
thuật thiếu hấp dẫn, đặc biệt là năng lực giành được các hợp đồng nghiên cứu theo đặt
hàng của Nhà nước và khu vực doanh nghiệp còn rất yếu kém. Vì vậy, để phát huy
hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN, cần triển khai đồng bộ các giải pháp đầu
tư tài chính, hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực cùng với một cơ chế pháp lý
thông thoáng, khả thi và có hiệu lực thực sự. Và như đã đề cập, việc điều chỉnh pháp
luật và cơ chế tài chính nếu không áp dụng được đại trà, ít nhất cũng cần được thí điểm

có trọng tâm, trọng điểm đối với số ít tổ chức KH&CN mới theo mô hình xuất sắc49.
III. NHU CẦU CẤP THIẾT HÌNH THÀNH VIỆN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP ĐA NGÀNH THEO MÔ HÌNH V-KIST Ở VIỆT
NAM
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chỉ còn
6 năm để hoàn thành mục tiêu đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020. Điều này đặt ra thách thức to lớn cho tất cả các
ngành, các lĩnh vực và cả nền kinh tế khi mô hình tăng trưởng dựa vào gia tăng vốn đầu
tư, nhân công giá rẻ và khai thác tài nguyên không tái tạo đã không còn thích hợp.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã xác định một trong ba khâu đột phá chiến lược
là phát triển KH&CN và nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời coi KH&CN là đòn
bẩy của quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Chỉ d ựa
vào ứng dụng KH&CN hiện đại để nâng cấp các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy năng lực
cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp, chúng ta mới có thể tạo
ra sự tăng trưởng kinh tế - xã hội theo chiều sâu, bảo đảm sự phát triển nhanh và bền
vững, thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” và vươn lên gia nhập khối các quốc gia
phát triển.
Tuy nhiên, sứ mệnh đó đặt ra thách thức rất lớn cho lực lượng KH&CN Việt
Nam trong bối cảnh tiềm lực và trình độ còn nhiều hạn chế, yếu kém mà nếu không
được kịp thời đầu tư cải thiện và nâng cấp thì khó có thể trở thành đòn bẩy và động lực
cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hai viện quốc gia, đặc biệt là
Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, chưa thực sự trở thành hạt nhân, đầu tàu thúc đẩy và
lan toả phát triển KH&CN trong ngành, lĩnh vực trọng điểm. Các viện nghiên cứu ứng
49 Trên thực tế, trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, Việt Nam đã có một mô hình trung tâm xuất sắc COE mới thành lập là
Viện Nghiên cứu cao cấp về toán. Trong khi lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng (công nghệ và kỹ thuật) cần được ưu tiên đầu
tư hơn, đặc biệt trong điều kiện một nước đang phát triển và đi sau như Việt Nam, thì vẫn chưa có một viện nghiên cứu
ứng dụng công nghệ theo mô hình trung tâm xuất sắc nào được Chính phủ thành lập và đầu tư với cơ chế đặc thù.

24



dụng của Việt Nam đa phần có quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, thiếu cán bộ
KH&CN trình độ cao và điều đáng lo ngại hơn là hoạt động của các viện này chưa gắn
kết được với các ngành, các lĩnh vực chiến lược, then chốt của nền kinh tế50.
Trước đòi hỏi của thực tiễn, Việt Nam cần có một lực lượng KH&CN mạnh,
năng động và hiệu quả, thực sự trở thành đòn bẩy cho tốc độ và chất lượng tăng trưởng
của nền kinh tế. Vì vậy, việc thành lập một viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ công
nghiệp đa ngành, hoạt động theo mô hình tự chủ, với đội ngũ nhân lực trình độ cao, hạ
tầng kỹ thuật hiện đại và môi trường nghiên cứu đẳng cấp quốc tế là hết sức cần thiết
và cấp bách.
Trong điều kiện đa số các tổ chức KH&CN công lập hiện nay còn chưa thoát
khỏi thói quen được bao cấp, ngại chuyển đổi, số đã chuyển đổi thì còn gặp nhiều trở
ngại trong hoạt động tự chủ, thì giải pháp đầu tư có trọng điểm để thành lập một viện
nghiên cứu mới đẳng cấp quốc tế là lựa chọn tối ưu so với phương án cải tổ hoặc nâng
cấp các viện đang hoạt động51. Hơn nữa, các viện nghiên cứu công lập, bao gồm cả
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đã được đầu tư một nguồn lực lớn để triển khai hoạt
động nghiên cứu, nhưng hầu hết đều tập trung cho các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng nếu có cũng chưa gắn được với thị trường và nhu cầu của doanh nghiệp.
Việc đầu tư để nâng cấp hoặc cải tổ các viện đã hoạt động theo lối mòn thành một viện
nghiên cứu mới đa ngành, theo mô hình trung tâm xuất sắc, với tư duy mới, nguồn
nhân lực đẳng cấp quốc tế, hạ tầng trang thiết bị hiện đại và cơ chế hoạt động đặc thù
là một giải pháp đầu tư nhiều rủi ro và kém hiệu quả.
Trong điều kiện các nguồn lực trong nước hạn hẹp, để thành lập mới một viện
nghiên cứu ứng dụng đa ngành đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam, vai trò của hợp tác quốc
tế với sự trợ giúp của một quốc gia có tiềm lực mạnh về kinh tế và KH&CN là vô cùng
quan trọng. Hàn Quốc là đối tác chiến lược của Việt Nam thời kỳ hội nhập toàn diện và
là một trong các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giớivới mô hình phát triển kinh tế
thành công vượt bậc dựa vào nhân tố KH&CN và nhân lực trình độ cao. Hàn Quốc đã
vượt qua thời kỳ nghèo nàn và lạc hậu, kinh tế thấp kém hơn điều kiện của Việt Nam
hiện nay bằng chính yếu tố KH&CN, trong đó, sáng kiến thành lập và đưa vào hoạt

động Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST), một viện nghiên cứu ứng dụng
đa ngành định hướng công nghệ công nghiệp đầu tiên của Hàn Quốc, hoạt động theo
mô hình độc lập, tự chủ với cơ chế ưu đãi đặc biệt của quốc gia, đã đóng góp to lớn và
50 Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đa phần thiếu năng lực làm chủ và sử dụng công nghệ mới với hoạt động
R&D còn ở trình độ rất thấp, thiếu vốn và nhân lực để đổi mới công nghệ dẫn tới hầu hết đều không có khả năng cạnh
tranh trên các thị trường xuất khẩu, thì hệ thống KH&CN trong nước (các viện nghiên cứu, trường đại học) lại chưa đủ
năng lực để đáp ứng nhu cầu công nghệ và trợ giúp kỹ thuật cần thiết cho các doanh nghiệp và các ngành, lĩnh vực. Để
khắc phục tình trạng đó, hệ thống KH&CN cần được nhanh chóng cải thiện và nâng cao tiềm lực, hoạt động nghiên cứu
của các tổ chức KH&CN phải gắn kết được với thị trường và các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

51 Trước khi thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) năm 1966, Hàn Quốc cũng thử tìm giải pháp tái
cấu trúc hoặc phát triển viện mới mô hình KIST trên nền các viện nghiên cứu đang có của họ, nhưng các phương án này
đều bị bác bỏ vì không khả thi và hiệu quả (Xem Phần thứ hai Đề án).

25


×