1
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THEO MÔ HÌNH ĐỘI
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHÚ LƯƠNG NĂM 2016
ĐẶTVẤN ĐỀ
Chăm sóc điều dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức
khỏe (duy trì, nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật) từ chăm sóc người
khỏe đến chăm sóc người ốm và phục hồi chức năng. Chỉ thị số 05/2003/CT-BYT
ngày 04 tháng 12 năm 2003 về tăng cường chăm sóc người bệnh toàn diện của Bộ
Y tế nhằm đưa chất lượng công tác chăm sóc người bệnh ở nước ta đi dần vào nề
nếp sánh kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, theo quy định của Bộ Y tế có 04 mô hình phân công công tác
chăm sóc như sau:
- Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính;
- Mô hình chăm sóc theo nhóm;
- Mô hình chăm sóc theo đội;
- Mô hình phân chăm sóc theo công việc.
Mô hình chăm sóc theo đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh
viên và người hành nghề khám chữa bệnh, có trách nhiệm điều trị, chăm sóc
cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh. [ 5]
Với điều kiện thực tế về nhân lực, cơ sở vật chất và những lợi thế của mô
hình chăm sóc theo đội như tính hiệu quả cao, tiếp cận chăm sóc toàn diện;
năm 2011, Bệnh viện Đa khoa Phú Lương đã triển khai thực hiện mô hình
chăm sóc người bệnh theo đội tại 02 khoa: Ngoại-sản và Nội-nhi-lây-cấp cứu.
Đến nay, sau hơn 05 năm triển khai thực hiện, Bệnh viện Đa khoa Phú
Lương chưa có một đề tài nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng chăm sóc
người bệnh theo mô hình chăm sóc theo đội.
Vì vậy, chúng tôi xây dựng và thực hiện đề tài nghiên cứu này đề đánh
giá thực trạng công tác chăm sóc người bệnh theo mô hình đội tại Bệnh viện
2
Đa khoa Phú Lương, việc tuân thủ các quy định về thực hiện mô hình chăm
sóc theo đội, theo phân công nhiệm vụ của từng đối tượng trong đội, đánh giá
được mức độ hài lòng của bệnh nhân về mô hình chăm sóc này.
Sau khi có kết quả nghiên cứu sẽ nêu ra vấn đề và đưa ra bàn luận, kiến
nghị đối với việc thực hiện và phát huy mô hình chăm sóc theo đội nếu mô
hình này đem đến kết quả khả quan trong công tác chăm sóc người bệnh, nếu
kết quả nghiên cứu đánh giá chưa khả quan thì sẽ tìm được nguyên nhân và đề
xuất biện pháp khắc phục nguyên nhân nhằm hoàn thiện mô hình và nâng cao
chất lượng chăm sóc theo mô hình đội.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thực trạng công tác chăm sóc người bệnh theo mô hình
đội tại Bệnh viện Đa khoa Phú Lương năm 2016.
2. Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
cho những năm tiếp theo.
4
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm chăm sóc toàn diện theo mô hình đội
Chăm sóc toàn diện theo mô hình đội là một mô hình tổ chức phân công
chăm sóc tiên tiến nhất hiện nay và đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế
giới cũng như ở Việt Nam.
Mô hình chăm sóc theo đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh
viên và người hành nghề khám chữa bệnh, có trách nhiệm điều trị, chăm sóc
cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.
Khác với mô hình chăm sóc theo nhóm trước đây đã từng áp dụng, mô
hình chăm sóc theo đội đã khắc phục được những hạn chế như: Các thành
viên trong đội phối hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên trao đổi thông tin về
tình hình bệnh nhân. Vào đầu giờ thăm bệnh buổi sáng, Đội đến trực tiếp các
giường bệnh được phân công quản lý. Tại đây, đội nghe điều dưỡng báo cáo
tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, hoạt động chăm sóc người bệnh; bác sĩ
kiểm tra lại sức khoẻ người bệnh. Sau đó, các thành viên trong đội, trong đó cả
bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cùng thảo luận, kiểm điểm tình hình chăm
sóc, điều trị cho người bệnh, thái độ, ứng xử của các thành viên trong đội đối
với bệnh nhân; đồng thời, phác thảo kế hoạch chăm sóc trong ngày, phân công
cụ thể công việc của các thành viên. Nhờ đó, cán bộ nhân viên trong Khoa bám
sát được bệnh tình của người bệnh, hoạt động chăm sóc bệnh nhân được giám
sát tốt. Bản thân bác sĩ không chỉ làm công tác điều trị như trước đây mà còn
tham gia trực tiếp vào triển khai dự thảo kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trong
ngày sao cho hiệu quả nhất, bởi hơn ai hết, họ là người hiểu rõ hơn cả tình
trạng bệnh tật của người bệnh. [8]
1.1.1. Khái niệm chăm sóc toàn diện
Từ quan điểm của người cung cấp dịch vụ: Chăm sóc toàn diện được hiểu là
dịch vụ y tế tổng hợp được thực hiện một cách đồng bộ bởi Bác sĩ - Điều dưỡng
và mọi nhân viên y tế khác trong bệnh viện với sự tham gia của người bệnh.
5
Từ quan điểm của người bệnh: Chăm sóc toàn diện là sự chăm sóc đáp
ứng các nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thể chất tinh thần và xã hội.
1.1.2 Nhu cầu cơ bản của người bệnh và sự liên quan với hoạt động điều dưỡng
Ðối tượng chăm sóc của điều dưỡng là con người, để thực hiện tốt chăm
sóc toàn diện thì cần phải hiểu được các nhu cầu cơ bản của con người cũng
như nhu cầu của người bệnh. Nhu cầu của mỗi cá thể vừa có tính đồng nhất
với các cá thể khác vừa có tính duy nhất của cá thể đó nên việc chăm sóc phải
xuất phát từ nhu cầu và sở thích của từng cá nhân sao cho phù hợp với từng
đối tượng. [6]
1.1.2.1. Nhu cầu cơ bản của con người
Bảng phân loại của "Maslow" phản ánh được thứ bậc của các nhu cầu,
và có thể được sắp xếp như sau:
Tự
thể hiện
Nhu cầu loại cao
Được tôn trọng
Xã hội
Sinh lý
An toàn
Nhu cầu loại thấp
6
Những nhu cầu ở mức độ thấp luôn tồn tại, cho đến khi những nhu cầu
đã được thỏa mãn con người có khả năng chuyển sang những nhu cầu khác ở
mức độ cao hơn. Khi một người (người bệnh) đòi hỏi có nhu cầu cao hơn,
việc ấy chứng tỏ họ có sự khỏe khoắn trong tâm hồn và thể chất.
Hệ thống thứ bậc của các nhu cầu rất hữu ích để làm nền tảng trong
việc nhận định về sức chịu đựng của người bệnh, những giới hạn và nhu cầu
đòi hỏi sự can thiệp điều dưỡng. [6]
1.1.2.2. Nhu cầu cơ bản của người bệnh về chăm sóc
Theo Virginia Henderson trong cuốn các nguyên tắc điều dưỡng cơ bản
thì thành phần của chăm sóc cơ bản gồm 14 yếu tố:
- Ðáp ứng các nhu cầu về hô hấp.
- Giúp đỡ bệnh nhân về ăn, uống và dinh dưỡng.
- Giúp đỡ bệnh nhân trong sự bài tiết.
- Giúp đỡ bệnh nhân về tư thế, vận động và tập luyện.
- Ðáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi.
- Giúp bệnh nhân mặc và thay quần áo.
- Giúp bệnh nhân duy trì thân nhiệt.
- Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày.
- Giúp bệnh nhân tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện.
- Giúp bệnh nhân trong sự giao tiếp.
- Giúp bệnh nhân thoái mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng.
- Giúp bệnh nhân lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô dụng.
- Giúp bệnh nhân trong các hoạt động vui chơi, giải trí.
- Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học. [6]
1.1.3. Các mô hình chăm sóc bệnh nhân
Hiện tại các bệnh viện, trung tâm y tế và viện nghiên cứu có giường
bệnh tại Việt Nam đang áp dụng các mô hình chăm sóc sau:
- Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng viên hoặc
7
một hộ sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm
sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên
khác và theo dõi đánh giá cho một số người bệnh trong quá trình nằm viện.
- Mô hình chăm sóc theo nhóm: Nhóm có từ 2-3 điều dưỡng viên hoặc
hộ sinh viên chịu trách nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn
nguyên hay một số buồng bệnh.
- Mô hình phân chăm sóc theo công việc: Mô hình này được áp dụng
trong các trường hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều
dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh.
- Mô hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh
viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chịu trách nhiệm điều trị,
chăm sóc cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.
Trong đó mô hình chăm sóc theo đội đáp ứng tốt yêu cầu chăm sóc toàn diện
người bệnh đang được khuyến khích áp dụng. Để việc thực hiện tổ chức có hiệu
quả công tác chăm sóc toàn diện theo mô hình đội, cần phải có những yêu cầu sau:
- Bố trí đầy đủ nhân lực điều dưỡng và trang thiết bị phục vụ chăm sóc.
- Mỗi người bệnh phải được 01 bác sĩ và 01 điều dưỡng/ hộ sinh chịu
trách nhiệm điều trị và chăm sóc toàn diện.
- Người bệnh phải được thực hiện điều trị và chăm sóc đầy đủ và chính xác.
- Việc thực hiện y lệnh phải được ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực
các diễn biến, các nội dung chăm sóc vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc. Khi
phát hiện các dấu hiệu bất thường phải kịp thời báo cáo bác sỹ điều trị xử lý kịp
thời.
- Người bệnh và thân nhân cần được phổ biến hướng dẫn kiến thức và
giáo dục sức khỏe để họ cộng tác và tự chăm sóc.
- Người bệnh cần được theo dõi, chăm sóc liên tục 24 giờ/ngày, do đó
khi thay đổi ca kíp, người bệnh cần được bàn giao giữa các ca trực chu đáo
và chính xác về tình hình người bệnh, các công việc chăm sóc cần được tiếp
8
tục thực hiện nên cần có chế độ bàn giao.
- Công tác quản lý: Công tác quản lý đòi hỏi ở một trình độ cao, ví dụ
khi một nhân viên điều dưỡng đơn nguyên phải nghỉ đột xuất thì phải có
người thay thế ngay và phải có sự bàn giao về người bệnh giữa nhân viên đó
với nhân viên thay thế.
1.1.4. Đặc điểm đội chăm sóc của Bệnh viện đa khoa Phú Lương
Do tính đặc thù của tuyến huyện và đặc điểm của nền văn hóa trên địa
bàn huyện Phú Lương, người thân muốn tự mình chăm sóc cho người nhà
của mình khi bị đau ốm. Do tình hình nhân lực cán bộ y tế hiện nay của bệnh
viện nên trong đội chăm sóc có thêm đối tượng là người nhà người bệnh.
Đây là điểm khác biệt cơ bản với mô hình chăm sóc đội trên toàn thế giới.
1.2. Kết quả một số đề tài nghiên cứu liên quan
1.2.1. Đánh giá hiệu quả của mô hình chăm sóc toàn diện theo đội
trong dự án điểm tại khối Ngoại Bệnh viện Việt nam-Thụy Điển Uông Bí
Báo cáo tập hợp số liệu từ các nghiên cứu về công tác chăm sóc toàn diện
theo đội từ năm 2004 đến nay tại bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, kết
quả: sự thay đổi mô hình tổ chức phân công chăm sóc từ chăm sóc theo nhóm
sang thực hiện “Mô hình chăm sóc theo đội ” đã mang lại nhiều lợi ích:
- Các chăm sóc chuyên nghiệp của điều dưỡng tăng lên:
+ Khuyên về dinh dưỡng: Trước 61%, sau 93%,
+ Hướng dẫn luyện tập thở: trước 63% sau 80%;
+ Chăm sóc đau: trước 69%, sau 93%.
- Tỷ lệ các biến chứng giảm:
+ Bội nhiễm phổi: trước 1,2% sau: 0%;
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu: trước 7,1%, sau 3,9%.
+ Nhiễm khuan vết thương (dấu hiệu lâm sàng): Trước 23,5%, sau 17%.
- Tỷ lệ người bệnh có tình trạng ra viện khỏi/tốt lên tăng lên và nặng
lên/xin về giảm đi. Thời gian điều trị trung bình rút ngắn từ 18 ngày xuống
9
16 ngày. Cả nhân viên y tế, người bệnh và thân nhân người bệnh đều thấy hài
lòng. Đội chăm sóc do một điều dưỡng làm đội trưởng, 98,8% các ý kiến các
thành viên trong đội cho rằng điều dưỡng đội trưởng có vai trò quan trọng/rất
quan trọng, 100% ý kiến người bệnh cho rằng sự có mặt của thân nhân người
bệnh trong đội chăm sóc là rất cần thiết/cần thiết. Kết quả khẳng định việc
đưa người nhà là một thành viên đội chăm sóc đã không những góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc, giảm tải công việc cho điều dưỡng mà còn
thỏa mãn được ước nguyện của người bệnh. Trong mô hình đội chăm sóc,
học sinh, sinh viên là thành viên của đội, 90,5% sinh viên rất hài lòng/hài
lòng khi thực tập tại Bệnh viện. Đó là yếu tố quan trọng góp phần làm tăng
chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh, sinh viên. [10]
1.2.2. Đánh giá thực hiện công tác chăm sóc người bệnh theo mô
hình đội tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh.
Đánh giá của bệnh nhân đối về các thái độ phụ vụ, y đức của nhân
viện y tế tỷ lệ hài lòng cao, điều này phù hợp với thực tế tại bệnh viện cũng
như qua điều tra đánh giá đối với điều dưỡng trưởng khoa và điều dưỡng
viên về công tác tổ chức tiếp đón bệnh nhân và hoạt động chuyên môn được
thực hiện tốt.
Các hoạt động chuyên môn được các các diều dưỡng trưởng khoa
cũng như điều dưỡng viên, hộ lý thực hiện khá tốt còn các hoạt động thuộc
nội dung mới trong công tác chăm sóc toàn diện đòi hỏi sự tương tác giữa
các thành viên trong đội chăm sóc đạt tỷ lệ thực hiện tốt còn thấp.
Công tác tổ chức họp hội đồng người bệnh tại khoa phòng được điều
dưỡng trưởng khoa tiến hành với tỷ lệ thực hiện tốt là 58,33%, trong khi đó
ý kiến của bệnh nhân về vấn đề này tỷ lệ hài lòng chỉ chiếm 39,02%. Điều
này cho thấy công tác tổ chức họp hội đồng người bệnh chưa được quan
tâm đúng mức, bệnh nhân đến viện không chỉ quan tâm việc bệnh của mình
10
mà còn muốn bày tỏ ý kiến với các nhà cung cấp dịch vụ. Việc tổ chức
thêm và tổ chức tốt các buổi họp sinh hoạt hội đồng người bệnh sẽ góp
phần tạo sự hài lòng của bệnh nhân đối với bệnh viện đồng thời đây cũng là
một kênh thong tin tốt để thu thập ý kiến để hoàn thiện bệnh viện.
Về công tác tư vấn sức khỏe mặc dù chỉ có 45,65% số điều dưỡng
nhận xét đã thực hiện tốt nhưng có đến 73,13% số bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân hài lòng. Thực tế việc giáo dục sức khỏe là một công việc hết
sức quan trọng, để thực hiện tốt mô hình chăm sóc theo đội thì bệnh nhân
và người nhà bệnh nhân cũng phải có những hiểu biết cơ bản về bệnh của
mình, những việc cần làm và những vệc có thể làm để phối hợp với các
thành viên khác trong đội thực hiện tốt quá trình điều trị.
Tỷ lệ hài lòng về sực giúp đỡ bệnh nhân vệ sinh, uống thuốc chỉ đạt sự
hai lòng từ 41,46% - 47,80%, tuy nhiên nếu xét theo tỷ lệ bệnh nhân được
hỗ trợ chăm sóc cấp I, II thì đây là một tỷ lệ cao.
Công tác đi buồng đạt tỷ lệ thực hiện tốt ở nhóm điều dưỡng trưởng khoa
là 58.33%, còn ở nhóm điều dưỡng, nữ hộ sinh chỉ đạt 34.78%, tỷ lệ này còn
thấp nguyên nhân có thể do mục đích của công tác này chưa được hiểu đúng.
Việc đi buồng ở đây không phải là của lãnh đạo nhằm kiểm tra công việc đã
giao cho cấp dưới mà là hoạt động thường xuyên cần làm để các thành viên
trong nhóm thu thập thông tin từ người bệnh và từ các thành viên khác tronh
nhóm qua đó có sự điều chỉnh kế hoạch chăm sóc kịp thời. [11]
1.3. Quy mô và tình hình tổ chức chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa Phú Lương
1.3.1. Quy mô giường bệnh
- Tháng 10/2008 thì được UBND tỉnh Thái Nguyên ra quyết định số
2347/QĐ-UBND ngày 2/10/2008, thành lập Bệnh viện Đa khoa Phú Lương
thuộc Sở y tế tỉnh Thái Nguyên với quy mô 75 giường bệnh, đến nay bệnh
viện đã có quy mô 107 giường bệnh và 103 cán bộ y tế.
11
Từ lâu Bệnh viện Đa khoa Phú Lương vẫn được biết đến với chất lượng
chuyên môn và thái độ phục vụ, y đức tốt, và Bệnh viện đang không ngừng phát
triển hoàn thiện để đáp ứng kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh. Một trong
những hoạt động đó là Bệnh viện đã tiến hành áp dụng mô hình chăm sóc toàn
diện theo đội phù hợp hơn cho yêu cầu chuyên môn và nhu cầu của người bệnh.
1.3.2. Tổ chức mô hình chăm sóc theo đội tại Bệnh viện Đa khoa Phú Lương
Trước khi Thông tư 07/2011/TT-BYT ra đời, từ năm 2011 về trước
Bệnh viện Đa khoa Phú Lương vẫn duy trì mô hình chăm sóc theo nhóm. Do
vậy, công tác chăm sóc người bệnh theo mô hình nhóm vẫn còn nhiều điểm
hạn chế, chưa đem lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc người bệnh.
Ngày 01 tháng 06 năm 2011, Bệnh viện Đa khoa Phú Lương đã lựa chọn
mô hình chăm sóc theo đội và ban hành một số quy định thực hiện. Căn cứ vào
mô hình chăm sóc theo đội và tình hình thực tế, Bệnh viện Đa khoa Phú Lương
đã triển khai mô hình chăm sóc theo đội với các thành viên sau trong mỗi đội:
- Điều dưỡng, hộ sinh (Đội trưởng),
- Bác sỹ,
- Hộ lý,
- Người nhà người bệnh,
- Sinh viên y khoa, học sinh/ sinh viên điều dưỡng (Nếu có).
12
Mô hình chăm sóc theo đội tại Bệnh viện Đa khoa Phú Lương
Trưởng khoa Lâm sàng
Cận lâm sàng
Dược
Chỗng nhiễm khuẩn
Dinh dưỡng
Điều dưỡng Trưởng khoa
ĐD hành chính
Điều dưỡng
Hộ sinh
Bác sĩ
Hộ lý
Sinh viên
Học sinh
Người
nhà
Người bệnh (trung tâm chăm sóc)
Số đội chăm sóc của mỗi khoa được hình thành tùy thuộc vào số lượng
bệnh nhân và số nhân viên được biên chế, nhưng ít nhất phải có từ 2 đội chăm
sóc trở lên.
- Nguyên tắc làm việc của đội chăm sóc
Phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên, nhằm mục đích phát huy hết khả
năng của từng người. Mỗi nhóm thành viên trong đội (nhóm bác sĩ, nhóm
điều dưỡng, nhóm người nhà, nhóm hộ lý… ) và các thành viên khác trong
đội phải chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình, tương trợ nhau ở trong
13
nhóm đồng thời hợp tác với cá nhân và thập thể của nhóm khác trong đội để
cùng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Mỗi thành viên của đội đều được phân công nhiệm vụ một cách công
khai, cụ thể và khoa học (theo quy chế chuyên môn và chức trách) phù hợp
với tình trạng bệnh tật của từng người bệnh và từng thời điểm (theo phân cấp
chăm sóc). Mỗi khi cấp độ chăm sóc của người bệnh thay đổi thì nhiệm vụ
của từng thành viên cũng thay đổi theo cho phù hợp.
Mọi diễn biến của người bệnh đều được theo dõi chặt chẽ để kịp thời
thay đổi cấp độ chăm sóc và có những can thiệp kịp thời.
Nhiệm vụ của từng thành viên trong đội phải được giao, nhận và kiểm
điểm mức độ thực hiện hàng ngày và ghi chép vào sổ nhật ký hoạt động.
Người bệnh là trọng tâm, được chăm sóc cả về thể chất và tinh thần, được
tham gia vào lập kế hoạch chăm sóc. Ðáng chú ý, người nhà người bệnh cũng
được tham gia vào đội chăm sóc đó, có nhiệm vụ hỗ trợ chăm sóc người bệnh
theo sự tư vấn, hướng dẫn của các thành viên trong đội. Nhờ đó, hầu hết cán bộ
và nhân viên các khoa, phòng đều có thái độ tích cực và ý thức trách nhiệm
trong quá trình triển khai chăm sóc toàn diện người bệnh theo mô hình đội. Các
thành viên đều phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia. Chất
lượng chăm sóc người bệnh được cải thiện, người bệnh được theo dõi sát và
liên tục, không có "khoảng trống" trong chăm sóc người bệnh.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân của 02 Khoa: Nội-nhi-lây-cấp cứu, Ngoại-sản.
- Bác sĩ và điều dưỡng, hộ sinh của 02 Khoa: Nội-nhi-lây-cấp cứu, Ngoại-sản.
- Thân nhân người bệnh của 02 khoa: Nội-nhi-lây-cấp cứu, Ngoại sản.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tất cả bác sĩ, điều dưỡng và hộ sinh ở 02 khoa Ngoại sản và Nội nhi
lây cấp cứu.
14
- Bệnh nhân có bệnh án nội trú đã nằm viện ≥ 04 ngày kể từ ngày vào viện.
- Thân nhân người bệnh có bệnh án nội trú nằm viện ≥ 04 ngày kể từ
ngày vào viện.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân mới vào viện < 04 ngày, bệnh nhân nhi.
- Nhóm nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: từ tháng 4/2016 đến tháng 9/2016.
- Địa điểm: Tại 02 Khoa: Nội-nhi-lây-cấp cứu, Ngoại-sản.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp: mô tả tiến cứu.
- Thiết kế cắt ngang.
2.4. Phương pháp chọn mẫu
Tại 02 khoa vào chiều thứ ba hàng tuần, các nghiên cứu viên lấy danh
sách bệnh nhân nằm viện ≥ 04 ngày tại 02 khoa trên, sau đó phát phiếu và
điền phiếu xin ý kiến bệnh nhân hoặc thân nhân những người bệnh đó.
Tại 02 khoa, nghiên cứu viên phát phiếu xin ý kiến cho điều dưỡng viên,
hộ sinh viên và bác sĩ và điền vào phiếu điều tra.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
- Dùng phiếu đánh giá sự hài lòng của người bệnh và thân nhân người
bệnh (phụ lục 1,2): Phát phiếu bệnh nhân tự điền, không cần ghi tên bệnh
nhân để hạn chế đánh giá thiếu khách quan.
- Dùng phiếu đánh giá mức độ tuân thủ, chấp hành chăm sóc theo đội
của nhân viên (phụ lục 3): Phỏng vấn nhân viên tại buồng bệnh theo những
nội dung của phiếu.
2.6. Chỉ số nghiên cứu
2.6.1. Mức độ hài lòng của người bệnh với chăm sóc theo mô hình đội
Nội dung phiếu phỏng vấn bệnh nhân:
15
- Chào hỏi, thái độ đón tiếp của nhân viên.
- Thăm khám của bác sỹ, điều dưỡng hàng ngày.
- Hướng dẫn quy chế, nghĩa vụ, trật tự buồng bệnh.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc, chế độ ăn, vệ sinh.
- Chăm sóc, hỗ trợ vệ sinh cá nhân( tắm, gội đầu, vệ sinh răng miệng).
- Hướng dẫn tư vấn- Giáo dục sức khỏe.
- Thời gian chờ đợi.
- Mức độ cảm thông chia sẻ của điều dưỡng viên với bệnh nhân.
- Thái độ, thực hành của Điều dưỡng viên khi chăm sóc bệnh nhân.
- Biết được tên người chịu trách nhiệm chăm sóc mình.
- Hiểu biết bệnh tật của mình và cách tự chăm sóc.
- Yên tâm với các kỹ thuật can thiệp của cán bộ y tế.
- Không bị biến chứng/tai biến.
- Hài lòng với quá trình điều trị, chăm sóc.
2.6.2. Sự hiểu biết và mức độ hài lòng của thân nhân người bệnh
Nội dung phiếu phỏng vấn cán bộ y tế:
- Biết mình là thành viên của đội chăm sóc.
- Biết được tên bác sĩ/điều dưỡng chăm sóc cho người nhà mình.
- Được nhân viên y tế phân công nhiệm vụ chăm sóc người bệnh.
- Được nhân viên y tế hướng dẫn cách chăm sóc.
- Được nhân viên y tế giám sát, kiểm điểm sự thực hiện chăm sóc.
- Hài lòng với điều trị/chăm sóc cho người thân.
2.6.3. Hoạt động chăm sóc đội của các thành viên (Bác sỹ, điều dưỡng,
hộ sinh)
Nội dung phiếu phỏng vấn cán bộ y tế:
- Tham gia đi buồng hàng ngày.
- Nhân viên nắm vững bệnh nhân của mình (tên bệnh nhân, hoàn cảnh gia đình).
- Nhân viên nắm vững tình hình bệnh, diễn biến bệnh, các thông số sống
16
và các thông số theo dõi liên quan đến bệnh, phương thức điều trị, chăm sóc,
tình hình ăn uống, ngủ và nghỉ ngơi của người bệnh.
- Buồng bệnh đảm bảo trật tự vệ sinh.
- Sự phối hợp giữa các thành viên.
- Biết nguy cơ biến chứng có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa...
- Tư vấn- giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
- Hướng dẫn thân nhân người bệnh để họ tự chăm sóc.
- Biết những chăm sóc mà thân nhân người bệnh tự làm.
- Hài lòng với mô hình chăm sóc đội.
2.7. Xử lý số liệu: bằng phương pháp thống kê y học thông thường.
2.8. Đạo đức của nghiên cứu
Thông tin từ phiếu điều tra chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và
không nhằm gây tổn hại đến người được điều tra.
Có sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện.
Có sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu.
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
Trong quá trình tham gia phỏng vấn, qua phiếu điều tra, những đối tượng
nghiên cứu, các câu trả lời có thể sẽ không phản ánh đúng sự thực theo các
câu hỏi trong phiếu khiến biến số nghiên cứu có sự sai số, do vậy ngoài việc
phát phiếu điều tra chúng tôi tiến hành giám sát và đối chiếu giữa các đối
tượng nghiên cứu để đảm bảo sai số là thấp nhất.
17
Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ
Bảng 3.1. Mức độ hài lòng của người bệnh với chăm sóc theo mô hình đội
Nội dung đánh giá
Chào hỏi khi đến khám, chăm
sóc
Thăm khám của bác sĩ, điều
dưỡng hàng ngày
Thời gian chờ đợi.
n
Có
Không
Có
Không
Bình thường
Lâu
Hướng dẫn quy chế, nghĩa vụ,
trật tự buồng bệnh.
Được hướng dẫn sử dụng thuốc,
chế độ ăn, vệ sinh
Được hướng dẫn tư vấn- Giáo
dục sức khỏe
Có
Không
Có
Không
Có
không
Thái độ, thực hành của điều dưỡng Chấp nhận được
viên khi chăm sóc bệnh nhân
Không chấp nhận
Biết được tên người chịu trách
nhiệm chăm sóc mình
Hiểu biết bệnh tật của mình và
cách tự chăm sóc
Yên tâm với các kỹ thuật can
thiệp của cán bộ y tế
Bị biến chứng/tai biến
Có
Không
Có
Không
Có
Không
Có
%
18
không
Hài lòng với quá trình điều trị, chăm
sóc
Có
Không
Nhận xét:
Bảng 3.2. Mức độ hiểu biết và sự hài lòng của thân nhân người bệnh
Tiêu chí đánh giá
Biết mình là thành viên của đội chăm sóc
n
Có
Không
Biết được tên bác sĩ/ điều dưỡng chăm
sóc cho người nhà mình
Được nhân viên y tế phân công nhiệm
vụ chăm sóc người bệnh.
Được cán bộ y tế hướng dẫn cách
chăm sóc người bệnh
Được nhân viên y tế giám sát, kiểm tra,
phối hợp sự thực hiện chăm sóc người bệnh.
Hài lòng với điều trị/ chăm sóc cho
người thân.
Nhận xét:
Có
Không
Có
Không
Có
Không
Có
không
Có
Không
%
19
Bảng 3.3. Hoạt động chăm sóc đội của các thành viên (Bác sỹ,
Điều dưỡng)
Tiêu chí đánh giá
Tham gia đi buồng hàng ngày
n
Đầy đủ
Không đầy đủ
Nhân viên nắm vững bệnh nhân của mình
(tên bệnh nhân, hoàn cảnh gia đình
Nhân viên nắm vững tình hình bệnh, diễn
biến bệnh, tình hình ăn uống, ngủ và nghỉ ngơi
Buồng bệnh đảm bảo trật tự vệ sinh
Đầy đủ
Không đầy đủ
Đầy đủ
Không đầy đủ
Có
Không
Sự phối hợp giữa các thành viên( thảo
luận khi lên kế hoạch chăm sóc)
Biết nguy cơ biến chứng có thể xảy ra
và có biện pháp phòng ngừa...
Tư vấn- giáo dục sức khỏe cho người
bệnh
Hướng dẫn thân nhân người bệnh để
họ tự chăm sóc
Biết những chăm sóc mà gia đình bệnh
nhân tự làm
Hài lòng với mô hình chăm sóc đội
Có
Không
có
Không
Có
không
Có
không
Có
Không
Hài lòng
Không hài lòng
Nhận xét:
%
20
BÀN LUẬN ( Theo kết quả và mục tiêu nghiên cứu )
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ( Theo mục tiêu nghiên cứu)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bộ Y tế (1997), Quy chế bệnh viện, Quyết định số 1895/1997/BYTQĐ, ngày 19/09/1997.
2- Bộ Y tế (1996), Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế,
Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996.
3- Bộ Y tế (2014), Quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên
chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế, Thông tư 07/2014/TT-BYT
ngày 25 tháng 02 năm 2014.
4- Bộ Y tế (2003), Tăng cường chăm sóc người bệnh toàn diện, Chỉ thị
số 05/2003/CT-BYT ngày 04/12/2003.
5- Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người
bệnh trong bệnh viện, Thông tư 07 số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011.
6- Hoàng ngọc Chương – Trần Đức Thái (2007), Điều dưỡng cơ bản tập
I, II, Nhà xuất bản y hoc – 2007.
7- Quốc hội XII (2009) “Luật Khám bệnh, chữa bệnh”.
8- Thu Nguyệt (2013), Mô hình chăm sóc toàn diện theo đội ở Bệnh viện
Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
9- CN. Trần Thị Thảo . Kinh nghiệm tổ chức chăm sóc người bệnh theo mô
hình đội chăm sóc tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. (Tài liệu tập huấn
triển khai thông tư 07/2011TT-BYT.” Hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm
sóc người bệnh trong các Bệnh viện”, trang 111).
10- Thư viện y khoa, Đánh giá hiệu quả của mô hình chăm sóc toàn diện theo
đội trong dự án điểm tại khối Ngoại Bệnh viện Việt nam-Thụy Điển Uông Bí,
11- Đánh giá thực hiện công tác chăm sóc người bệnh theo mô hình đội
tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh.
21
Phụ lục 1:
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN
A. THÔNG TIN
1. Giới tính :
2. Nghề nghiệp
3. Nơi ở:
4. Tuổi:
B. CÂU HỎI
1. Ông/ bà có được chào hỏi khi đến khám, chăm sóc hàng ngày từ cán bộ y tế không?
a. Có
b. Không
2. Ông/ bà có được cả bác sỹ và điều dưỡng thăm khám hàng ngày không ?
a. Có
b. Không
3. Ông/ bà có có phải chờ đợi khám, chăm sóc lâu không ?
a. Có
b. Không
4. Ông/ bà có được hướng dẫn quy chế, nghĩa vụ, trật tự buồng bệnh không ?
a. Có
b. Không
5. Ông/ bà có được hướng dẫn sử dụng thuốc, chế độ ăn uống trong bệnh lý không?
a. Có
b. Không
6. Ông/ bà có được hướng dẫn tư vấn – giáo dục sức khỏe không ?
a. Có
b. Không
7. Ông/ bà thấy thái độ, thực hành của điều dưỡng viên khi chăm sóc bệnh nhân ở đây như thế nào ?
a. Chấp nhận được
b. Không chấp nhận được
8. Ông/ bà có biết tên của bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc mình không ?
a. Có
b. Không
9. Ông/ bà có biết mình bị bệnh gì và cách tự chăm sóc không ?
a. Có
b. Không
10. Ông/ bà có yên tâm với các kỹ thuật can thiệp của cán bộ y tế không ?
a. Có
b. Không
11. Ông/ bà có bị biến chứng hay tai biến gì không ?
22
a. Có
b. Không
12. Ông/ bà đánh giá như thế nào với quá trình điều trị chăm sóc tại đây ?
a. Rất hài lòng
b. Hài lòng
c. Không hài lòng
Phụ lục2:
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA
THÂN NHÂN NGƯỜI BỆNH
A. THÔNG TIN
1. Giới tính :
2. Nghề nghiệp
3. Nơi ở:
4. Tuổi:
B. CÂU HỎI
1. Ông/bà/anh/chị có biết mình là thành viên của đội chăm sóc cho bệnh nhân
không ?
a. Có
b. Không
2. Ông/bà/anh/chị có biết tên bác sỹ/ điều dưỡng chăm sóc cho người nhà mình
không?
a. Có
b. Không
3. Ông/bà/anh/chị có được nhân viên y tế phân công nhiệm vụ chăm sóc người
bệnh cho mình không?
a. Có
b. Không
4. Ông/bà/anh/chị có được nhân viên y tế hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh không?
a. Có
b. Không
5. Ông/bà/anh/chị có được nhân viên y tế giám sát, kiểm điểm sự thực hiện
chăm sóc không ?
a. Có
b. Không
6. Ông/bà/anh/chị có hài lòng với điều trị/ chăm sóc cho người thân hay không ?
a. Có
b. Không
23
Phụ lục 3:
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ TUÂN THỦ, CHẤP HÀNH CHĂM SÓC
THEO ĐỘI CỦA NHÂN VIÊN
A. THÔNG TIN
1. Giới tính :
2. Nghề nghiệp
3. Nơi ở:
4. Tuổi:
B. CÂU HỎI
1. Đồng chí có tham gia đi buồng đúng giờ hàng ngày không ?
a. Đầy đủ
b. Không đầy đủ
2. Đồng chí cho nắm được tên, thông tin hành chính bệnh nhân mà mình phụ trách không ?
a. Đầy đủ
b. Không đầy đủ
3. Đồng chí có nắm vững tình hình bệnh, diễn biến bệnh, tình hình ăn uống, ngủ và
nghỉ ngơi của người bệnh không ?
a. Đầy đủ
b. Không đầy đủ
4. Buồng bệnh đồng chí phụ trách có được đảm bảo trật tự vệ sinh không ?
a. Có
b. Không
5. Các đồng chí có sự phối hợp giữa các thành viên trong đội, có thảo luận khi lên
kế hoạch chăm sóc không ?
a. Có
b. Không
6. Các đồng chí có đánh giá được tình trạng, biết nguy cơ biến chứng có thể xảy ra
và có biện pháp phòng ngừa cho bệnh nhân hay không ?
a. Có
b. Không
7. Các đồng chí có thực hiện tư vấn – giáo dục sức khỏe cho người bệnh không ?
a. Có
b. Không
8. Các đồng chí có hướng dẫn cho thân nhân người bệnh để họ tự chăm sóc cho bệnh nhân không ?
a. Có
b. Không
11. Đồng chí có biết những chăm sóc mà gia đình người bệnh tự làm không ?
24
a. Có
b. Không
12. Đồng chí có hài lòng với mô hình chăm sóc theo đội không ?
a. Hài lòng
b. Không hài lòng
SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHÚ LƯƠNG
Chủ nhiệm:
BS Dương Văn Thanh
Thư ký:
CN Vũ Thành Nhân
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
THEO MÔ HÌNH ĐỘI
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHÚ LƯƠNG NĂM
2016
Đề cương nghiên cứu khoa học cấp cơ sở chuyên ngành quản lý điều dưỡng
Mã số:.................
25
Thái Nguyên – 2016