Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

báo cáo thục tập tổng hợp ĐHTM Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.99 KB, 14 trang )

1
PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC SƠN
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
1.1.1. Thông tin chung về Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
Tên bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Hà Nội
Địa chỉ: Số 18 – Đường Bệnh Viện, Tổ 1 – Miếu Thờ, Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội
Điện thoại: 04 – 2 230 0254
Fax: 04 – 3 885 1633
E-mail:
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn được thành lập vào ngày 27/03/2007 trên cơ sở tổ chức
lại bộ phận khám bệnh và điều trị thuộc Trung tâm Y tế Sóc Sơn, bao gồm toàn bộ cơ sở
vật chất, trang thiết bị và cán bộ viên chức, theo Quyết định số 5693/QĐ-UBND ngày
21/12/2006 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Mặc dù vậy nhưng công tác chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn của Bệnh viện Đa khoa
Sóc Sơn lại gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Sóc Sơn.
Ngày 5/7/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 178/QĐ-CP hợp nhất các
huyện Đa Phúc – Kim Anh hợp nhất thành huyện Sóc Sơn. Để phù hợp với địa bàn hành
chính mới, năm 1978, Bệnh viện Kim Anh và Bệnh viện Đa Phúc được sáp nhập thành
Bệnh viện Sóc Sơn đặt tại khu vực tổ 5, 6 Thị trấn Sóc Sơn ngày nay. Tháng 6/1986, Bệnh
viện Sóc Sơn được chuyển về địa điểm như hiện nay thuộc xã Tiên Dược.
Năm 1995, Bệnh viện Sóc Sơn được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới. Hệ thống
phòng làm việc, phòng khám – chữa bệnh và điều trị về cơ bản được đáp ứng gồm 10
khoa, phòng. Giai đoạn 1996 – 2006, Bệnh viện Sóc Sơn có những bước phát triển không
ngừng về mọi mặt, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật mới, chất lương khám – chữa
bệnh nâng cao, hạn chế bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên. Nhiều năm liền, bệnh viện
được bộ y tế công nhân danh hiệu “Bệnh viện tình thương”.
Ngày 4/8/2009, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt quyết định số
3945/QĐ-UBND về việc xây dựng Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn do Sở Y tế Hà Nội làm
chủ đầu tư với quy mô 400 giường bệnh. Đến tháng 9/2012 đã đưa vào sử dụng khu nhà 9


tầng đầu tiên đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn.
Ngày 04/05/2010, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ra quyết định 1991/QĐ-
UBND về việc phê duyệt nâng hạng Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn lên hạng 2 với quy mô
220 giường bệnh và 150 cán bộ biên chế.
2
Thời gian đầu thành lập, Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn gặp rất nhiều khó khăn về
nhân lực và cơ sở vật chất, nhất là trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân
dân trên địa bàn. Kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được trong những năm trước của
Trung tâm Y tế Sóc Sơn, Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn đã phấn đấu không ngừng, khắc
phục từng bước khó khăn và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần cùng
các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
1.2.1. Mô hình tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
3
4
Sơ đồ 1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn)
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện theo Sơ đồ 1.1 là mô hình cơ cấu tổ chức theo kiểu
trực tuyến – chức năng.
Với mô hình cơ cấu tổ chức này, Ban giám đốc là những người có quyền hành cao
nhất, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước hết về toàn bộ kết quả hoạt động của
Bệnh viện. Bên canh đó, những người lao động trực tiếp của các khoa, phòng chỉ phụ
thuộc cấp trên trực tiếp - là các Trưởng khoa, phòng về những công việc phải là để hoàn
thành nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong công việc; các trưởng khoa, phòng lại là
những người chịu trách nhiệm trực tiếp với ban Giám đốc về hoạt động của khoa phòng
đó. Các khoa phòng chính là cơ quan cung cấp các thông tin và tham mưu cho Ban giám
đốc về chuyên môn cũng như tình hình hoạt động của các khoa, phòng trong toàn Bệnh
viện.
• Ưu điểm
- Mô hình cơ cấu tổ chức Trực tuyến – chức năng đã hạn chế được những nhược

điểm của hai kiểu cơ cấu tổ chức trược tuyến và chức năng.
- Mô hình dựa trên sự thống nhất chỉ huy theo chiều dọc từ Ban Giám đốc đến
trưởng các khoa phòng và đến những người lao động trực tiếp trong bệnh viện. Điều này
tạo sự thống nhất toàn Bệnh viện, tạo bộ khung hành chính vững chắc cho việc quản lý
hiệu quả.
- Mô hình này không đòi hỏi các Trưởng khoa , phòng phải có kiến thực toàn diện,
đầy đủ về các chuyên môn. Từ đó, có thể tập trung được năng lực trong các hoạt động
chuyên môn đồng thời giải quyết các vấn đề nhạn chóng, thuận tiện.
• Nhược điểm
- Trong quá trình hoạt động, khó có thể phối hợp được các hoạt động của những
chuyên khoa khác nhau do có tính chuyên môn hoá trong hoạt động tương đối cao.
- Những ý kiến tham mưu đề xuất đưa ra thường khác nhau, không thống nhất giữa
các khoa, phòng.
- Các khoa, phòng có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Chính vì vậy rất khó để kiểm
soát các luồng thông tin gây ra sự chồng chéo và sai lệch thông tin.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
• Ban giám đốc
Ban giám đốc là những người lãnh đạo cao nhất của Bệnh viện. Ban giám đốc điều
hành mọi hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, là người trực tiếp quản lý các hoạt
Ban Giám đốc
Phòng chức năng
1. Phòng Kế hoạch tổng hợp
Khoa Lâm sàng
1. Khoa Khám bệnh
Khoa Cận lâm sàng
1. Khoa Xét nghiệm
5
động của các khoa, phòng, có nhiệm vụ quyết định các vấn đề liên quan tới hoạt động
hằng ngày của bệnh viện, tham gia xây dựng và duyệt kế hoạch hoạt động hằng năm, xem
xét các phương án đầu tư của bệnh viện và đánh giá, quyết định thực hiện, theo dõi và bao

quát quá trình làm việc của toàn bệnh viện.
• Phòng chức năng
- Phòng Kế hoạch tổng hợp: Lập kế hoạch hoạt động hàng năm của Bệnh viện; thực
hiện việc giao chỉ tiêu kế hoạch cho các khoa, phòng; lưu trữ, thống kê và khai thác hồ sơ
bệnh án; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Ban giám đốc và cơ quan cấp trên.
- Phòng Vật tư và thiết bị y tế: Lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa
thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện; cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao
trong kế hoạch; quản lý việc sử dụng, bảo quản với các máy, thiết bị y tế.
- Phòng tổ chức cán bộ: Lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực, đào tạo
nhân lực, tổ chức thi tuyển nhân lực; quản lý hồ sơ cán bộ theo phương pháp khoa học,
làm thống kê báo cáo theo quy định.
- Phòng Tài chính – Kế toán: Lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của bệnh viện
và thực hiện công tác tài chính; quản lý thu chi và tổ chức công tác kế toán trọng bệnh
viện theo đúng quy định hiện hành; bảo quản và lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán.
- Phòng Hành chính quản trị: Tổ chức tốt công tác quản lý có hệ thống các công văn
đi và đến của Bệnh viện; Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của Bệnh viện; Đảm bảo
công tác tiếp khách, phục vụ các buổi hội nghị.
- Phòng Điều dưỡng: Tổ chức chỉ đạo và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy
định kỹ thuật bệnh viên trong chăm sóc người bệnh toàn diện; kiểm tra công tác vệ sinh,
chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh.
- Tổ Truyền thông và công nghệ thông tin: Xây dựng các kế hoạch và triển khai các
ứng dụng công nghệ thông tin; Đảm nhận công tác xây dựng, cài đặt, hướng dẫn sử dụng
phần mềm quản lý bệnh nhân, quản lý viện phí, quản lý dược của bệnh viện; Tổ chức xây
dựng, triển khai các giải pháp về an toàn, bảo mật của thông tin trong bệnh viện.
• Khoa Lâm sàng
- Khoa Khám bệnh: thực hiện việc đăng ký khám, khám và chẩn đoán sơ bộ về tình
hình bệnh tật của bệnh nhân cũng như hướng dẫn bệnh nhân khám tại các phòng khám
chuyên khoa.
- Khoa Hồi sức – cấp cứu: điều trị và chăm sóc tích cực những bệnh nhân cấp cứu
vào viện, bệnh nặng cần phải hỗ trợ để đảm bảo tính mạng

- Khoa Nội: Khám, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân thuộc các chuyên khoa: tim
mạch, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh cơ xương khớp, huyết học, hô hấp, thận tiết niệu, …
6
- Khoa Ngoại: Khám và phẫu thuật cho người bệnh, mổ điều trị các chuyên khoa
Tiêu hoá, Chấn thương chỉnh hình, … và chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu.
- Khoa Sản: đảm nhiệm công tác cấp cứu và điều trị về sản khoa và phụ khoa bằng
các thủ thuật, phẫu thuật và điều trị.
- Khoa Nhi: Khám và điều trị cho các bệnh nhân dưới 15 tuổi.
- Khoa Liên chuyên khoa: Khám và điều trị các bệnh thuộc về Mắt, Răng Hàm Mặt,
Tai Mũi Họng.
- Khoa Y học cổ truyền: Khám và điều trị kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại,
phối hợp với các khoa Lâm sàng và Cận lâm sàng trong Bệnh viện.
- Khoa Truyền nhiễm: Tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân
bị bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng, các bệnh nhiễm trùng.
- Khoa Gây mê hồi sức: Thực hiện gây mê và hồi sức cho các bệnh nhân trước và
sau phẫu thuật; thực hiện các biện pháp giảm đau đa phương thức cho người bệnh.
• Khoa Cận lâm sàng
- Khoa Xét nghiệm: Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm về huyết học, sinh hóa, vi
sinh, ký sinh trùng, sinh học phân tử, miễn dịch,
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh: Thực hiện các kỹ thuật tạo ảnh y học bằng các thiết bị
X-Quang, Cộng hưởng từ, Siêu âm, Cắt lớp vi tính, …
- Khoa Dược: Lập kế hoạch, cung ứng và đảm bảo đầy đủ thuốc, hóa chất; lập báo
cáo tình hình sử dụng thuốc, hóa chất của các khoa; Bảo quản thuốc, hóa chất; Pha chế
thuốc, hóa chất sát khuẩn theo yêu cầu sử dụng; Thực hiện tốt công tác đấu thầu thuốc sử
dụng trong bệnh viện.
- Khoa Dinh dưỡng tiết chế: Tổ chức khám, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân; Theo
dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú trong quá trình điều trị; Thực
hiện các chế độ ăn theo bệnh lý cho bệnh nhân nội trú; phối hợp điều trị bệnh nhân nặng
bằng chế độ dinh dưỡng tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ

và hàng năm; cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hóa chất sát khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao
phục vụ công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn cho toàn viện.
1.3. Lĩnh vực hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
1.3.1. Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh
Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn là nơi khám - chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn 26
xã, thị trấn trong huyện Sóc Sơn, lao động của các công ty trên địa bàn huyện Sóc Sơn và
các huyện, tỉnh lân cận. Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
7
cho nhân dân, chuyển người bẹnh lên tuyến trên khi tình trạng bệnh của bệnh nhân vượt
quá khả năng của bệnh viện.
Bệnh viện tổ chức khám và cấp giấy chứng nhận sức khoẻ cho nhân dân theo quy
định của Bộ Y tế bao gồm khám sức khoẻ tuyển dụng, khám sức khoẻ định kỳ và thi bằng
lái xe. Bệnh viện ký hợp đồng với các cơ quan, tổ chức hằng năm thực hiện khám sức
khoẻ cho các cán bộ, nhân viên của cơ quan tổ chức đó như là: Trường THPT Đa Phúc,
Trường THPT Xuân Giang, Xí nghiệp Môi trường Đô thị Sóc Sơn, …
Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn tổ chức giám định sức khoẻ, giám định pháp y khi được
cơ quan giám định pháp y yêu cầu.
1.3.2. Đào tạo cán bộ y tế
Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn tham gia vào công tác đào tạo, là nơi tiếp nhận học
sinh, sinh viên đến thực hành theo đề nghị của các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung
tâm trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cân như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, …
Bệnh viện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, nhan viên nâng cao
nhận thức, trình độ, tay nghề và cập nhật các kiến thức mới mẻ, hiện đại. Ngoài ra, bệnh
viện còn cử cán bộ đi đào tạo nâng cao ở các Bệnh viện lớn như: Việt Đức, Bạch Mai, U
bướu, Học viện Quân y 103, … về các ngành chuyên sâu.
1.3.3. Nghiên cứu khoa học về y học
Bệnh viện tổ chức nghiên cứu khoa học hằng năm, hợp tác nghiên cứu các đề tài y
học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu kết hợp y học cổ
truyền với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc phục vụ việc
khám – chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.

1.3.4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến đối với các Phòng khám
đa khoa Xuân Giang, Trung Giã, Kim Anh và các trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn huyện
nhằm thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn. Bệnh viện còn kết hợp với tuyến
dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn huyện.
1.3.5. Phòng bệnh
Bệnh viện phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố và Trung tâm Y tế Sóc
Sơn thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh trên
địa bàn huyện Sóc Sơn.
1.3.6. Quản lý kinh tế y tế
8
Bệnh viện thực hiện quản lý tài sản công, quản lý cán bộ, viên chức theo quy định
của Nhà nước và Thành phố, lập kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp,
thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực
hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
PHẦN 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC SƠN
2.1. Sản phẩm, đối tượng khách hàng chủ yếu của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
2.1.1. Sản phẩm của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo quy định của Sở Y tế
Thành phố Hà Nội đối với bệnh viện hạng 2. Gồm có các dịch vụ : Khám bệnh và kiểm
tra sức khoẻ ; điều trị bệnh ; lưu viện và các dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm. Cụ thể như
sau :
• Dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ
Dịch vụ khám bệnh và kiểm tra sức khoẻ là dịch vụ được sử dụng nhiều nhất của
Bệnh viện với tổng số lần khám bệnh của năm 2013 là 113.334 lượt khám và năm 2014 là
106.160 lượt khám (Xem phụ lục 01). Dịch vụ khám bệnh và kiểm tra sức khoẻ của Bệnh
viện Đa khoa Sóc Sơn gồm có :
Khám lâm sàng chung : Là việc bác sĩ thăm khám sơ qua những mô tả của bệnh
nhân cũng như một số biểu hiện bên ngoài của người bệnh. Từ đó, đưa ra những chẩn
đoán sơ bộ về tình hình sức khoẻ

Khám chuyên khoa : Khám chuyên khoa của bệnh nhân có thể tiến hành tại các
phòng khám chuyên khoa của Khoa Khám bệnh hoặc tại phòng khám của từng khoa lâm
sàng.
Khám, cấp giấy chứng thương, giám định y khoa : Bệnh viện tiếp nhận khám, việc
cấp giấy chứng thương và giám định y khoa theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
Việc này phục vụ phần lớn cho công tác điều tra và xác định mức thương tích.
Khám sức khoẻ toàn diện : Khám sức khoẻ tổng thể cho những bệnh nhân có nhu
cầu như là khám sức khoẻ định kỳ, khám sức khoẻ lái xe, khám sức khoẻ lao động và
khám cho người đi xuất khẩu lao động.
Bảng giá dịch vụ khám bệnh và kiểm tra sức khoẻ của Bệnh viện Đa khoa Sóc sơn
cụ thể như bảng 2.2.
Bảng 2.2. Khung giá khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ
STT Danh mục dịch vụ Đơn giá
1 Khám lâm sàng chung, Khám chuyên khoa 12.000
2 Khám, cấp giấy chứng thương, giám định y khoa 100.000
9
3 Khám sức khoẻ toàn diện lao động, lái xe, khám sức khoẻ
định kỳ
100.000
4 Khám sức khoẻ toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động 300.000
(Nguồn : Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn)
• Dịch vụ điều trị bệnh
Bệnh viện cung cấp dịch vụ điều trị bệnh cho những bệnh nhân của Bệnh viện. Qua
phụ lục 01 có thể thấy: Số bệnh nhân điều trị nội trú năm 2013 là 23.463 bệnh nhân với
tổng số giường bệnh là 326, công suất sử dụng giường bệnh đạt 130.41% so với giường
bệnh thực tế của bệnh viện (250 giường kế hoạch). Năm 2014 có số bệnh nhân điều trị nội
trú là 23.363 người với số giường bệnh là 302, đạt 112.2% so với chỉ tiêu kế hoạch của
năm (270 giường kế hoạch).
Bệnh viện đã triển khai được các kỹ thuật mới như là : Phẫu thuật nội soi, phẫu thuật
đóng đinh chốt ngang, siêu âm mắt AB, nội soi dạ dày có gây mê can thiệp, …bước đầu

đã có những thành công đáng kể và đạt kết quả tốt.
• Dịch vụ lưu viện
Đây là dịch vụ cung cấp cho những bệnh nhân điều trị nội trú. Bệnh viện có những
phòng nội trú riêng biệt theo từng khoa để thuận tiện cho việc thăm khám và điiều trị của
bệnh nhân. Dịch vụ lưu viện được phân chia thành nhiều phân nhóm khác nhau, như là :
Giường bệnh điều trị tích cực, Giường bệnh Hồi sức cấp cứu, Giường bệnh Nội khoa,
Giường bệnh Ngoại khoa. Dịch vụ lưu viện được bệnh nhân sử dụng tương đối lớn với
tổng số ngày điều trị nội trú của bệnh nhân năm 2013 là 118.995 ngày và năm 2014 là
110.574 ngày. Giá dịch vụ lưu viện của bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn tuân thủ theo thông tư
liên tịch 04/2012/TTLT-BYT-BTC. Cụ thể như bảng sau :
Bảng 2.3. Khung giá giường bệnh điều trị nội trú
STT Danh mục dịch vụ Đơn giá Ghi chú
1 Giường bệnh điều trị Hồi sức tích cực 335.000
2 Gường bệnh Hồi sức cấp cứu 100.000
3 Giường bệnh Nội khoa 35.000-60.000 Tuỳ thuộc vào
khoa lâm sàng
4 Giường bệnh Ngoại khoa 50.000-120.000 Tuỳ thuộc vào
khoa lâm sàng
(Nguồn : Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn)
• Dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm
Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm như :
10
Nhóm dịch vụ chẩn đoán bằng hình ảnh : Siêu âm, chụp X-Quang, chụp cộng
hưởng từ, Citi cắt lớp vi tính, …
Nhóm dịch vụ xét nghiệm : Xét nghiệm Glucose máu, Xét nghiệm mỡ máu, định
nhóm máu ABO, Xét nghiệm HbsAg, xét nghiệm HCV, xét nghiệm HIV, …
Nhóm dịch vụ thủ thuật, phẫu thuật theo ngoại khoa : Nhổ răng, lấy cao răng, tháo
lắp răng giả, cắt chỉ, thay băng vết thương, lấy dị vật, …
Nhóm dịch vụ thủ thật, tiểu thủ thuật nội soi : Nội soi dạ dày, nội soi phế quản, đặt
ống thông tĩnh mạch, …

Nhìn chung, sản phẩm dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn đa dạng và phong
phú đáp ứng được hầu hết nhu cầu sử dụng của bệnh nhân.
2.1.2. Đối tượng khách hàng của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn là nơi thực hiện việc khám chữa bệnh cho nhân dân trên
địa bàn 26 xã, thị trấn trong huyện Sóc Sơn và các huyện, tỉnh lân cận cũng như những
người lao động của các công ty trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Trên địa bàn huyện có các
trường đại học, cao đẳng như là Đại học Điện lực, Cao đẳng An Ninh ( trước là Trung cấp
An Ninh), Cao đẳng Cảnh sát (Trước là Trung cấp Cảnh sát), … cùng với khu công
nghiệp Nội Bài, Cảng hàng không Nội Bài, …. nên khách hàng đến với Bệnh viên rất đa
dạng, đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau như: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng
Nam, Phú Thọ,… và cũng đa dạng về trình độ học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi, …
Khách hàng chủ yếu của Bệnh viện hiện nay là những bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm y
tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, khám và điều trị các
bệnh: Viêm Ruột thừa, Suy tim, Viêm loét dạ dày, Viêm phổi, Viêm phế quản, Hen phế
quản, Rối loạn tiêu hoá, Ngộ độc thức ăn, … Những bệnh nhân này chủ yếu là nhân dân
trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, do đặc điểm Bệnh viện nằm gần Quốc lộ 3, Quốc lộ 2 thuận tiện cho
việc lưu thông, vận chuyển bệnh nhân cấp cứu nên cũng có lượng khách cấp cứu tương
đối lớn. Khách cấp cứu của Bệnh viện chủ yếu là do tai nạn giao thông trên địa bàn lân
cận gần bệnh viện cũng như các tình hình sức khoẻ bất thường trên đường khi bệnh nhân
ở gần bệnh viện.
2.2. Tình hình nhân lực và tiền lương của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
2.2.1. Tình hình nhân lực của bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
Tình hình nhân lực của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn được thể hiện qua Bảng 2.4 đối
với năm 2013 (Xem phụ lục 02) và Bảng 2.5 đối với năm 2014 (Xem phụ lục 03). Qua
hai bảng nêu trên cho thấy:
11
Tổng số nhân lực của Bệnh viện trong năm 2013 là 317 người, trong đó cán bộ biên
chế là 186 người, 52 nhân viên hợp đồng dài hạn và 79 nhân viên hợp đồng ngắn hạn. Số
lượng lao động của năm 2013 được phân bổ vào các khoa, phòng như bảng 2.4. Năm

2014 bệnh viên có 336 lao động, trong đó có 226 cán bộ biên chế, nhân viên hợp đồng dài
hạn là 48 người và 62 nhân viên hợp đồng ngắn hạn. Số nhân lực của năm 2014 tăng so
với năm 2013 là 19 người, trong đó cán bộ biên chế tăng 40 người, nhân viên hợp đồng
dài hạn giảm 4 người, nhân viên hợp đồng ngắn hạn giảm 17 người.
Ngành y tế và chăm sóc sức khoẻ cũng là một ngành đặc biệt với tỷ lệ lao động nữ
khá cao. Tỷ lệ về giới tính của nhân viên bệnh viện là 2: 1, tức là số lương lao động nữ
gấp đôi số lượng lao động nam. Trong năm 2013 và 2014, tỷ lệ lao động về giới tính
không có sự biến động. Với năm 2013 lao động nam chiếm 31,23% và lao động nữ chiếm
68,77% thì năm 2014 tỷ lệ này cũng có sự biến động không đáng kể với lao động nam
chiếm 31,55% và lao động nữ chiếm 68,45%.
Trình độ học vấn của đội ngũ nhân lực Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn tương đối cao và
tập trung chủ yếu là trình độ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp. Với năm 2013, trình độ đại
học là 81 người, chiếm tỷ lệ 25,55%; trình độ cao đẳng có số lượng nhiều nhất với 107
người, tương ứng 33,75% ; trình độ trung cấp chiếm 27,76% với 88 người; trình độ lao
động trên đại học chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ 4,73% với 15 người; trình độ sơ cấp không
nhiều với 26 người, chiếm tỷ trọng 8,20%. Năm 2014, nhân lực của bệnh viện không chỉ
tăng về số lượng mà còn có sự thay đổi về chất lượng. Số lao động qua đào tạo bài bản
tăng đáng kể. Nhân lực có trình độ trên đại học tăng 6 người là 21 người chiếm tỷ trọng
6,25% ; Nhân lực với trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp có số lượng tương ứng là 85
người, 115 người và 90 người ; Lao động có trình độ sơ cấp giảm 1 nguối cới năm 2013
còn 25 người, chiếm tỷ trọng 7,44%.
2.2.2. Tình hình tiền lương của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
Bảng 2.6. Tình hình tiền lương của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch
1 Tổng lao động Người 317 336 19
2 Tổng quỹ lương Trđ 18.696,66 22.123,58 3.426,92
3 Mức lương bình quân Trđ/tháng 4,915 5,487 0,572
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn)
Qua bảng 2.6 cho thấy:
Tổng quỹ lương năm 2014 tăng so với năm 2013 là 3 426,92 Triệu đồng (Bằng chữ:

Ba tỷ, bốn trăm hai mươi sáu triệu, chín trăm hai mươi nghìn Việt Nam đồng./.).
12
Mức lương bình quân năm 2014 tăng nhẹ so với năm 2013 cụ thể số tiền là 0,572
triệu đồng (Bằng chữ: Năm trăm bảy mươi hai nghìn Việt Nam đồng./.).
Nhìn chung, tiền lương của nhân viên Bệnh viện Đa Khoa Sóc Sơn năm 2014 có
tăng so với năm 2013 do chính phủ và nhà nước đã có những chính sách thay đổi mức
lương cở bản trên toàn quốc và Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn đã có những chính sách
lương, thưởng và phụ cấp hợp lý cho nhân viên giúp nhân viên đảm bảo cuộc sống
thường ngày.
2.3. Tình hình tài chính của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
Tình hình tài chính của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn được thể hiện qua Bảng 2.7
(Xem phụ lục 04). Qua đó ta có thể thấy:
• Về nguồn thu:
Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn là bệnh viện công lập trực thuộc sự quản lý của Sở Y tế
Hà Nội, chính vì vậy bệnh viện vẫn có nguồn đầu tư không nhỏ từ ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, bênh viện còn có những nguồn thu từ viện phí, bảo hiểm y tế, nhà thuốc và
các dịch vụ đi kèm khác như căng tin, bãi gửi xe, …
Tổng thu của bệnh viện năm 2014 giảm so với năm 2013 là 4.318,74 triệu đồng.
Trong đó sự thay đổi cụ thể của từng khoản thu có thể thấy là:
Ngân sách cấp cho Bệnh viện năm 2014 giảm 1.480 triệu đồng so với năm 2013 dựa
trên cơ chế để các bệnh viện công lập tự hạch toán, tự thụ chi và ngày càng chủ động về
tài chính, trở thành đơn vị độc lập về tài chính, không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Nguồn thu từ viện phí năm 2014 tăng so với năm 2013 là 2.305,74 triệu đồng. Do
bệnh viên cung cấp đầy đủ dịch vụ thông thường và dịch vụ chất lượng cao. Bệnh viện
ngày càng nâng cao trình độ của đội ngũ y bác sĩ cũng như cơ sở vật chất, từ đó chất
lượng dịch vụ được cải thiện đáng kể, đem lại sự hài long cho khách hang. Chính vì vậy
khách hàng đến với Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn ngày càng nhiều, nguồn thu từ viện phí
ngày một tăng lên.
Nguồn thu từ bảo hiểm y tế tăng 3.490 triệu đồng do nhu cầu khám chữa bệnh của
khách hang ngày càng nhiều. Nhận thức được tầm quan trọng của sức khoẻ nên số khách

hàng đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn ngày một tăng lên.
80% khách hàng đến khám chữa bệnh tại đây đều sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
Các nguồn thu từ trông giữ xe, xăng xe vận chuyển bệnh nhân, căng tin, nhà thuốc
trong hai năm 2013 và 2014 không có sự thay đổi do đối với những dịch vụ này bệnh
viện tổ chức đầu thầu với các doanh nghiệp, đơn vị bên ngoài đủ điều kiện đáp ứng những
13
yêu cầu nhất định của bệnh viện về an toàn, an ninh không xảy ra trộm cắp với trông giữ
xe; an toàn thực phẩm với dịch vụ căng tin; … với thời hạn 05 năm (2011 – 2015).
Bên cạnh đó Bệnh viện cũng có một số nguồn thu khác như: Thu phí đào tạo đối với
sinh viên thực tập, thu từ đạt giải các đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải, … với số tiền
năm 20123 và 2014 lần lượt là 32 triệu đồng và 35 triệu đồng.
• Về chi phí
Tổng chi của Bệnh viện năm 2014 tăng 2.176,23 triệu đồng so với năm 2013. Trong
đó bao gồm các khoản chi trả lương cho người lao động, chi phí cung cấp hàng hoá dịch
vụ và một số khoản chi khác. Cụ thể:
Chi trả lương cán bộ nhân viên năm 2014 tăng so với năm 2013 số tiền là 3.426,92
triệu đồng. Chi phí này tăng do mức lương cơ bản tăng và số lượng cán bộ nhân viện của
bệnh viện tăng so với năm trước.
Chi phí cung cấp hàng hoá dịch vụ của bệnh viện năm 2014 giảm 1.346,33 triệu
đồng so với năm 2013.
Các chi phí phát sinh khác trong năm 2014 tăng 95,64 triệu đồng so với năm 2013.
• Về việc sử dụng chênh lệch thu chi vào việc nộp ngân sách nhà nước và trích lập các
quỹ:
Số tiền nộp ngân sách nhà nước năm 2014 giảm 3.200 triệu so với năm 2013. Số
tiền trích lập các quỹ năm 2014 có tăng so với năm 2013 với số tiền là 5.432,51 triệu
đồng. Tổng các khoản nộp ngân sách và trích lập quỹ năm 2014 tăng 2.142,51 triệu đồng
so với năm 2013.
Về tổng quan tài chính bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn giữa 02 năm cũng không có sự
thay đổi đáng kể. Nguồn thu chủ yếu của Bệnh viện vẫn chủ yếu từ bảo hiểm y tế. Viện
phí góp phần tạo ra nguồn thu cho bệnh viện để tự chủ về tài chính. Là một bệnh viện

công lập, là đơn vị hành chính sự nghiệp nên nguồn chi tài chính chủ yếu của bệnh viện
vẫn là các khoản nộp ngân sách nhà nước, một phần được giữ lại để bệnh viện trích lập
các quỹ nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và chất lượng dịch vụ y tế.
14
PHẦN 3. PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
3.1. Phát hiện vấn đề từ thực tế hoạt động của Bệnh viên Đa khoa Sóc Sơn
Từ những gì được biết và thực tế tìm hiểu, trực tiếp tham gia học tập tại Bệnh viện
Đa khoa Sóc Sơn, bên cạnh những nổ lực của cán bộ nhân viên bệnh viện, đạt được nhiều
thành tựu trong công tác khám – chữa bệnh, quy trình khám chữa bệnh ngày càng được
hoàn thiện và thực hiện thống nhất, … thì Bệnh viện vẫn còn gặp phải một số vấn đề sau:
Chất lượng phục vụ của tổ chăm sóc khách hàng: Tổ chăm sóc khách hàng của bệnh
viện Đa khoa Sóc Sơn là một bộ phận thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp với chức năng
chính là tư vấn, giải đáp những thắc mắc của khách hàng, hướng dẫn khách hàng đăng ký
khám, lấy số thứ tự và ghi sổ, … Được thành lập cách đây không lâu nên nghiệp vụ phục
vụ của nhân viên còn hạn chế, hơn nữa những nhân viên của Tổ đều là nhân viên cũ trong
bệnh viện chuyển sang, là những người học tập trong ngành y dồi dào kiến thức về
chuyên môn để tư vấn dịch vụ cho khách hàng nhưng kiến thức về nghiệp vụ phục vụ đón
tiếp, chăm sóc khách hàng không nhiều nên việc phục vụ khách hàng còn nhều hạn chế.
Về quản lý hồ sơ khách hàng: Hồ sơ khách hàng còn quản lý một cách đơn thuần,
vẫn nặng tính truyền thống và chưa áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật. Bệnh nhân khi nhập
viện cho đến khi xuất viện là kết thúc quá trình điều trị và bệnh án được chuyển lên các
phòng chức năng để kiểm tra và lưu trữ. Sau đó nếu như khách hàng nhập viện vào lần
tiếp theo sẽ có một mã số nhập viện mới và hoàn toàn là một vị khách hàng độc lập với
lần điều trị trước. Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn là bệnh viện hạng 2 tuyến huyện, chính vị
vậy mà khách hàng của huyện sẽ thường xuyên sử dụng dịch vụ của bệnh viện, một người
có thể sự dụng dịch vụ nhiều hơn một lần trong đời. Chính vì vậy mà việc quản lý hồ sơ
khách hàng rời rạc sẽ bỏ lỡ rất nhiều thông tin quan trọng cho việc lên phác đồ điều trị
của từng khách hàng. Bên cạnh đó, việc quản lý hồ sơ khách hàng bằng máy tính chỉ
dừng lại ở việc lưu số lưu trữ máy, thông tin hành chính của khách hàng mà chưa có sự

tận dụng tối đa ứng dụng của công nghệ thông tin.
Tổ chức sự kiện: Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn thường xuyên có các sự kiện khám sức
khoẻ đối với các doanh nghiệp và các đơn vị trên địa bàn huyện. Tiêu biểu như là: Xí
nghiệp môi trường đô thị Sóc Sơn, Trường Trung học phổ thông Xuân Giang, Trường
15
Trung học phổ thông Đa Phúc, Công ty YAMAHA Nội Bài, Công ty KYOEI, … Tuy
nhiên việc tổ chức các sự kiện này chưa được chuẩn bị và tổ chức cẩn thận, chuyên
nghiệp. Chính vì vậy mà việc tổ chức sự kiện này diễn ra không như mong đợi, còn gặp
phải nhiều sai sót.
3.2. Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu về Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
Từ những vấn đề còn tồn tại của thực tiễn đã nêu, nhận thấy đó là những vấn đề
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ y tế của Bệnh viện. Những vấn đề
đó cần được quan tâm, đầu tư nghiên cứu kịp thời, đứng đắn để nâng cao chất lượng dịch
vụ y tế của bệnh viện, góp phần thực hiện tốt chức năng nhiệm vu chăm sóc sức khoẻ
toàn dân của ngành y tế. Từ đó, em xin đề xuất các hướng đề tài sau:
Hướng đề xuất 1: Nâng cao chất lượng phục vụ tại tổ chăm sóc khách hàng của
Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
Hướng đề xuất 2: Hoàn thiện công tác quản lý bệnh án của Bệnh viện Đa khoa Sóc
Sơn
Hướng đề xuất 3: Hoàn thiện hoạt động tổ chức sự kiện của Bệnh viện Đa khoa Sóc
Sơn.

×