Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Giải pháp chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo qua châu phi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.68 KB, 82 trang )

GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO QUA CHÂU
PHI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
NHÓM 3

1


MỤC LỤC
GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO QUA CHÂU PHI
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG...............................1
NHÓM 3........................................................................................................................1
MỤC LỤC.....................................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................3
2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY..............................................................4
3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN...................................4
4. QUI MÔ.................................................................................................................6
5. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH.......................................................................................7
6. CƠ CẤU TỔ CHỨC.............................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................................11
1. Thực trạng sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của công ty.............11
2.Nghiên cứu thị trường..........................................................................................29
3. Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo của công ty trong thời gian tới................53
4. Kết luận – kiến nghị............................................................................................79
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................82

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ


Khi hội nhập quốc tế ngày một phát triển, Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ
chức thương mại thế giới điển hình như WTO và các hiệp định thương mại song
phương với các nước, điều này tạo điều kiện cho Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận
và đẩy mạnh các lĩnh vực, mặt hàng trong nước trong nước ngoài, trong đó có xuất
khẩu gạo, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia qua các năm.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu gạo Việt Nam nhiều biến động. Tính tới 2014,
gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao
gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, trong
đó thị trường châu Á chiếm 77%. 2010 đến 2014 sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
có xu hướng biến động: 2010-2012, sản lượng và kim ngạch nhìn chung thay đổi
theo hướng tăng, cụ thể 2010 (sản lượng: 6,75 triệu tấn, kim ngạch 2.912 tỷ USD),
2011 (sản lượng 7,1 triệu tấn, kim ngạch: 3.651 tỷ USD), 2012 (sản lượng: 7,72
triệu tấn, kim ngạch: 3,5 tỷ USD) nhưng đến hai năm tiếp theo, tình hình xuất khẩu
gặp khó khăn do cạnh tranh gay gắt nên đã giảm xuống 2013 (sản lượng: 6,61 triệu
tấn, kim ngạch: 2,95 tỷ USD) 2014 (sản lượng: 6,316 triệu tấn, kim ngạch: 2.931 tỷ
USD – mức xuất khẩu thấp nhất trong 5 năm qua). Xuất khẩu hai năm trở lại đây có
xu hướng giảm nhưng nhìn chung, hội nhập thương mại đã giúp Việt Nam mở rộng
thị trường nhiều hơn, đưa Việt Nam trở thành một trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn
nhất Thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ. Hội nhập kinh doanh quốc tế và tham gia các
tổ chức thương mại quốc tế như WTO đã đem lại những thuận lợi và khó khăn cho
các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có Công ty Angimex. Thuận lợi trong mở
rộng thị trường xuất khẩu, hàng hóa nước ta được đối xử bình đẳng như các nước
khác nhưng cũng đối mặt không ít khó khăn rủi ro: đối thủ cạnh tranh không chỉ
trong nước mà mạnh hơn là đối thủ cạnh tranh từ các nước như Thái Lan, Ấn Độ,
Pakistan, thị trường đa dạng kèm theo yêu cầu khác nhau về chủng loại và chất
lượng phải luôn được nâng cao. Nói chung, những biến động về giá, về sản phẩm,
thị trường luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp đối phó kịp thời và quan
trọng là hãy biết tận dụng các mối quan hệ, cơ hội khi gia nhập vào các tổ chức quốc
tế kết hợp với năng lực của doanh nghiệp để mở rộng xuất khẩu sang các thị trường
tiềm năng hoặc các thị trường truyền thống nhưng có xu hướng giảm gần đây như

Châu Phi bởi điều đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tránh lệ thuộc quá nhiều
vào những thị trường truyền thống . Đối với công ty Angimex cũng không ngoại lệ,
mặc dù đã trải qua 39 năm hoạt động và có nhiều kinh nghiệm hoạt động xuất khẩu
3


gạo, tuy nhiên trong tình hình xuất khầu luôn biến động về giá, nhu cầu, doanh
nghiệp cũng nên có những bước đi thận trọng và dự báo tốt những thay đổi để có thể
duy trì tốt tại các thị trường truyền thống và đẩy mạnh sang những thị trường khó
tính hay tiềm năng. Để làm được điều đó, công ty cần hiểu rõ hoạt động sản xuất
kinh doanh của bản thân doanh nghiệp đồng thời phân tích để tìm ra những thị
trường mà khả năng khai thác có thể của công ty còn cao để đưa ra những giải pháp
tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới
2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY
Thông tin về Công ty:
Tên giao dịch trong nước: CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG.
Tên giao dịch quốc tế: AN GIANG IMPORT – EXPORT COMPANY
Tên viết tắt: ANGIMEX
Tiền thân: CÔNG TY NGOẠI THƯƠNG AN GIANG.
Ngày thành lập: 23 – 7 – 1976.
Mã số thuế: 1600230737
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số 1600203737 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh An Giang cấp (lần đầu ngày 27/12/2007, thay đổi lần thứ 12 ngày 01/06/2012).
Lĩnh vực hoạt động:


Sản xuất, chế biến và kinh doanh gạo tiêu thụ nội địa, cung ứng xuất khẩu và
xuất khẩu trực tiếp.




Kinh doanh xe mô tô và phụ tùng qua hệ thống cửa hàng do HONDA Việt
Nam ủy nhiệm.



Kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp (lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật,…).



Liên doanh với Công ty Kitoku Shinryo (Nhật Bản) thành lập Công ty TNHH
ANGIMEX – KITOKU, chuyên trồng, sản xuất, chế biến các loại gạo, nếp:
Jasmine, Japonica.



Liên doanh với Sài Gòn CO.OP, Sài Gòn SATRA và AFIEX An Giang,
thành lập Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn – An Giang hoạt động trong các
lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, siêu thị.
3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Năm 1976:

4


-

Ngày 23 tháng 7, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 73/QĐ-76

thành lập Công ty Ngoại thương An Giang – ANGIMEX.
- Tháng 9/1976, ANGIMEX chính thức đi vào hoạt động.
Năm 1979: Công ty đổi tên thành Công ty Liên hiệp Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang,
trụ sở tại thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Năm 1982: Thành lập Trạm giao nhận TP. Hồ Chí Minh (nay là Chi nhánh TP.Hồ
Chí Minh).
Năm 1988:

-

Đổi tên thành Liên hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang.
ANGIMEX được Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép kinh doanh xuất khẩu trực
tiếp.
Năm 1991: Góp vốn thành lập Công ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU.
Năm 1992: Đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang.
Năm 1998: Thành lập đại lý ủy nhiệm đầu tiên của Honda Việt Nam.
Năm 2000: Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ hai của Honda Việt Nam.
Năm 2006: Thành lập đại lý ủy nhiệm thứ ba của Honda Việt Nam.
Năm 2007: ANGIMEX góp vốn với Công ty TNHH SAGICO kinh doanh bán lẻ qua
hệ thống siêu thị.
Năm 2008:

-

ANGIMEX chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Thành lập Nhà máy Gạo an toàn. Thương hiệu gạo Jasmine Châu Phú ra thị
trường với sự hợp tác giữa ANGIMEX và Saigon Co.op.
Khai trương Trung tâm Bảo dưỡng và Dịch vụ sửa chữa do Honda ủy nhiệm.

Năm 2009:


-

Nhãn hàng gạo An Gia, Mục Đồng của ANGIMEX ra mắt thị trường nội địa.
ANGIMEX giới thiệu hai công cụ hỗ trợ cho người nông dân: Phần mềm
Tính hiệu quả sản xuất lúa và Dịch vụ Tin nhắn báo giá mua gạo nguyên liệu.

Năm 2010:

-

Khai trương dịch vụ của Trung tâm Honda ANGIMEX “Đổi xe cũ lấy xe
mới”.
ANGIMEX là nhà phân phối độc quyền sản phẩm phân vi sinh Dasvila tại thị
trường An Giang

Năm 2011:
- Khai trương Cửa hàng TM – DV Angimex tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An
-

Giang.
Khởi công xây dựng Khu Liên Hợp Chế Biến Lúa Gạo Angimex Bình Thành
tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
5


-

-


Angimex khai trương Trụ sở chính tại số 01 Ngô Gia Tự, TP. Long Xuyên,
tỉnh An Giang.
Đại hội đồng cổ đông quyết nghị bổ sung ngành nghề sản xuất, kinh doanh
lúa giống và sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Năm 2012:
- Các đại lý bán gạo Angimex (thông qua hình thức hợp tác giữa Angimex và
-

-

các hộ kinh doanh) bắt đầu hoạt động. Kết thúc năm 2012, đạt 80 đại lý
Khai trương Cửa hàng gạo tại Trụ sở chính của Angimex (số 01 Ngô Gia Tự,
TP. Long Xuyên, An Giang) để hỗ trợ tư vấn đại lý và khách hàng.
Niêm yết 18,2 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán AGM tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2013

-

Cửa hàng gạo Angimex tại TP. Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động tại
số 137 Trần Bình Trọng, Q.5.
- Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất
lượng cao năm 2014.
Năm 2014
- Công ty khai trương Trung tâm Thương mại và Dịch vụ Angimex tại phường
Mỹ Thới, Tp.Long Xuyên, An Giang.
- Sản phẩm gạo của Công ty tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là“Hàng
Việt Nam chất lượng cao 2015”.

- Công ty khởi công Nhà máy chế biến lúa gạo Đa Phước tại xã Đa Phước,
huyện An Phú, An Giang.
4. QUI MÔ
Vốn:
• Từ 1/1/2018 công ty chuyển từ hình thức công ty nhà nước sang Công ty cổ
phần với vốn điều lệ là 58 tỷ đồng.
• Tháng 02/2011, công ty tăng vốn điều lệ lên 174.855.000.000 đồng.
• Tháng 4/ 2011, công ty tăng vốn điều lệ lên 182.000.000.000 đồng và giữ
nguyên cho đến nay.
• Năm 2012 18,2 triệu cổ phiếu của công ty cổ phần xuất khẩu An Giang được
chính thức niêm iết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM
(HOSE) với mã cổ phiếu là AGM
Trang thiết bị -cơ sở hạ tầng:
6


• Kinh doanh lương thực: Hiện tại Công ty có 9 phân xưởng và 01 nhà máy
chuyên thu mua - sản xuất, với địa bàn hoạt động trải đều trên các
huyện/thị/thành thuộc tỉnh An Giang và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
với năng lực sản xuất 250.000 tấn/năm; 200 đại lý bán lẻ
• Kinh doanh xe gắn máy: Trong 03 HEAD do Honda ủy nhiệm: 02 HEAD
hoạt động kinh doanh tại thành phố Long Xuyên, 01 HEAD tại thị xã Châu
Đốc, 1 Trung Tâm bảo dưỡng và dịch vụ hoạt động kinh doanh tại thành phố
Long Xuyên và 01 Cửa hàng chuyên kinh doanh xe gắn máy các loại, phụ
tùng tại huyện Thoại Sơn
5. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH
Tầm nhìn
Giữ vững vị trí top 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam.
Phát triển tích hợp sản phẩm ngành lương thực và các ngành hàng mới nhằm
đưa công ty nằm trong Top 20 doanh nghiệp sản xuất và chế biến lương thực thực

phẩm lớn nhất Việt Nam.
Sứ mệnh
Angimex luôn mang lại lợi ích cao nhất cho cộng đồng, khách hàng, cổ đông,
đối tác và người lao động
Giá trị cốt lõi
Sự đam mê: Bằng nhiệt huyết, tình yêu và sự gắn bó chặt chẽ với lúa gạo,
Angimex luôn hướng đến sự thành công lâu dài và mang đến khách hàng những giá
trị cao nhất qua từng sản phẩm, dịch vụ.
Uy tín: Với Angimex, uy tín là sự bảo đảm cho thành công và thành công là
sự vun đắp niềm tin cho khách hàng.
Chuyên nghiệp: Nhanh chóng, chính xác, chuyên môn hóa trong công việc
và hiện đại hoá môi trường làm việc là phương châm của Angimex
Sáng tạo: Không ngừng sáng tạo, tự hoàn thiện và cải tiến mỗi ngày là sức
sống của chúng tôi.
Hợp tác: Chia sẻ lợi ích, gắn kết bền lâu, cùng nhau phát triển bền vững.
6. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Cơ cấu tổ chức

7


Từ ngày 01/01/2008, Công ty chuyển đổi mô hình quản trị doanh nghiệp theo
hình thức công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Ban Kiểm soát, Hội
đồng quản trị, Ban Điều hành đứng đầu là Tổng Giám đốc. Mô hình quản trị được
xây dựng trên nguyên tắc phân công, quản lý theo các chức năng công việc, có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Tổng Giám đốc quản lý, điều hành thông qua việc phân
cấp, phân quyền.

8



9


* Năm 2014, Công ty đã thực hiện việc tái cơ cấu tổ chức chuyên sâu với ba ngành
hàng chính

10


PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
1. Thực trạng sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của công ty
1.1 Khái quát môi trường kinh doanh của công ty
Sơ lược kinh tế Việt Nam
Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong
kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về
đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà
Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế
Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm
2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Mức tăng
trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát
lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam chính thức trở thành
thành viên WTO nên có nhiều cơ hội cũng như điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế,
các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế đều được hoàn thành và hoàn thành vượt
mức kế hoạch. Trong năm 2007, Việt Nam được xếp vào hàng các quốc gia có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Trước tình hình khủng hoảng tài chính thế
giới nổ ra năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó.
Ở giai đoạn này, mức tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm
2012 chỉ còn 5,25%. Năm 2014 cũng là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam đạt được

mục tiêu kép – tăng trưởng kinh tế cao hơn (5,98%) đi kèm với lạm phát ở mức thấp
- CPI tháng 12 chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013, kéo tỷ lệ lạm phát bình
quân tháng chỉ còn 4,09%/năm, thấp hơn mức trung bình của năm 2013 là 2,5 điểm
phần trăm. Tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô cho phép tạo điều kiện
kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.Trong năm 2015, Việt
Nam sẽ sớm thực hiện các cam kết theo các Hiệp định mới ký kết gồm: Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam
và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan. Đồng thời, tiếp tục đàm phán Hiệp
định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, qua đó tạo
điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2015. Việc thực thi
các hiệp định thương mại trong thời gian tới sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam năm 2015 tăng mạnh hơn so với năm 2014.
Từ khi trở thành thành viên WTO
Khi Việt Nam gia nhập WTO vào 21/01/2007, công ty Angimex cũng như
những doanh nghiệp Việt Nam khác đều bị tác động từ WTO qua ảnh hưởng mang
11


lại khi Việt Nam và các thành viên khác thực hiện quyền và nghĩa vụ theo qui chế
thành viên.
Khi Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thành viên thông qua điều chỉnh chính sách
và pháp luật liên quan đến môi trường kinh doanh nhằm đảm bảo tuân thủ các
nguyên tắc, qui định của tổ chức. Những thay đổi này đã tác động thuận lợi lẫn khó
khăn về môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung, trong đó có
Angimex:
Thuận lợi
- Tạo ra môi trường thương mại thuận lợi, thông thoáng và bình đẳng hơn. Các
quy định trong WTO về cơ bản đều hướng tới việc tự do hoá thương mại bằng việc
giảm thuế quan và thủ tục, bãi bỏ hạn ngạch, đơn giản hoá thủ tục hành chính....Việc

tuân thủ các yêu cầu này của WTO sẽ khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam
thuận lợi, thông thoáng, hợp lý và bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp
- Chính sách thủ tục thương mại minh bạch: Nguyên tắc minh bạch của WTO
đòi hỏi các cơ quan Nhà nước phải công khai các thông tin về chính sách, luật lệ,
thủ tục…có liên quan đến hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đây là điều
kiện để các doanh nghiệp có thông tin cần thiết cho việc lập và triển khai hiệu quả
kế hoạch kinh doanh của mình.
Những thuận lợi cụ thể cho doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu
+ Về thuế quan
Hầu hết các dòng thuế nhập khẩu vào các nước thành viên WTO đều giảm,
cam kết giảm (theo lộ trình xác định) và không tăng trở lại.
Ngoài ra, các nước thành viên không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá
nhập khẩu từ các nước khác nhau (về thuế, phí, các thủ tục, quy định…). Như vậy,
cơ hội cạnh tranh giữa hàng hoá Việt Nam với hàng hoá nhập khẩu từ các nước khác
trên cùng một thị trường xuất khẩu về nguyên tắc là bình đẳng.
+Về các biện pháp phi thuế
Các nước thành viên WTO không được sử dụng các rào cản phi thuế (ví dụ
hạn ngạch, lệnh cấm nhập khẩu…) trừ một số rất hạn chế các trường hợp (ví dụ khi
áp dụng biện pháp tự vệ, rào cản kỹ thuật…) với hàng hoá đến từ các nước thành
viên khác.
Do đó doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thể bớt đi nỗi lo về các biện
pháp hạn chế nhập khẩu gay gắt hoặc tuỳ tiện tại các thị trường xuất khẩu
+ Về các quy định nhập khẩu
12


WTO buộc các nước thành viên phải tuân thủ các nguyên tắc chung về thủ tục
hải quan, trị giá tính thuế, quy tắc xuất xứ, kiểm định hàng hoá, cấp phép nhập
khẩu…Do đó, các thủ tục nhập khẩu ở tất cả các nước này sẽ tương đối hợp lý, ổn
định và thống nhất.

Vì thế, doanh nghiệp xuất khẩu có được những đảm bảo nhất định rằng những
thủ tục nhập khẩu cơ bản sẽ không biến động lớn tại một thị trường cũng như giữa
các thị trường với nhau.
Ngoài ra, từ thực hiện cam kết trong quá trình thực hiện Hiệp định về nông nghiệp
của WTO, có thể thấy tác động của WTO đến sản xuất và xuất khẩu của nước ta như
sau:
-

Đảm bảo cho hàng nông sản Việt Nam có thị trường mở và ổn định

Trước đổi mới, VN có xuất khẩu nông sản sang thị trường các nước Khối hội
đồng tương trợ kinh tế SEV nhưng với số lượng nhỏ và không thực sự vận hành theo
cơ chế thị trường
Hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kì đổi mới đã đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
một cách toàn diện, đặc biệt sau khi Việt Nam là thành viên WTO thì thị trường tiêu
thụ hàng nông sản của Việt Nam nói chung, gạo nói riêng ngày càng mở rộng
-

Hạn chế tình trạng phân biệt đối xử trong thương mại hàng nông sản
Tác động thúc đẩy nâng cao giá trị hàng nông sản, trong đó có gạo

Gia nhập WTO giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường
nước ngoài dễ dàng hơn, từ đó nâng cao sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Việc
đẩy mạnh xuất khẩu sẽ làm tăng cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông
sản, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài ra, cạnh tranh nhiều
hơn trong và ngoài nước sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng
và hiệu quả sản xuất. Từ việc tăng giá trị dẫn đến khả năng tăng giá nông sản, góp
phần tăng kim ngạch xuất khẩu
Chính sách của nhà nước:
Đối với DN, Nhà nước áp dụng mức thuế suất 0% để khuyến khích XK. Ngoài

ra, VFA và Bộ Công thương cũng kiểm soát giá gạo XK thông qua việc đưa ra giá
sàn để tránh tình trạng các DN cạnh tranh nhau, bán phá giá trên thị trường, ảnh
hưởng đến ngành XK gạo của cả nước. Chính sách này giúp cho các DN cạnh tranh
lành mạnh phát triển tốt hơn và tránh bị ép giá. Bên cạnhđó, Nhà nước cũng bổ sung
thêm nhiều điều kiện về việc kinh doanh XK gạo:
-

Nghị định 109/2010/NĐ-CP (ngày 4/11/2010) bắt buộc DN phải có ít nhất
một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp với quy
13


chuẩn chung do Bộ NNPTNT ban hành; có ít nhất một cơ sở xay xát thóc gạo
với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ. Ngoài ra, các DN phải thường xuyên
dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 10% lượng gạo mà đã xuất trong 6
tháng trước đó. Trước đây, hàng loạt DN kinh doanh lĩnh vực khác đã nhảy
vào XK gạo do lợi nhuận cao. Với quy định này, số doanh nghiệp đủ điều
kiện xuất khẩu sẽ giảm xuống, giảm áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp
trong nước
-

Tháng 8/2013, Bộ NNPTNN đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ việc sửa đổi,
bổ sung Nghị định 109/2010/ND-CP ngày 4-11-2010 về kinh doanh XK gạo
theo hướng bổ sung điều kiện các DN XK gạo phải tham gia vào sản
xuất,tiêu thụ theo phương thức cánh đồng mẫu lớn, bắt buộc DN phải có hợp
đồng tiêu thụ lúa gạo mới được tham gia XK. Nếu quy định được ban hành
thì các DN XK gạo phải xây dựng ít nhất một vùng nguyên liệu đảm bảo đủ
lúa cung cấp từ 15% lượng gạo XK trở lên trong năm theo hợp đồng năm
2013, từ năm 2014–2015 phải đảm bảo ít nhất 50% lượng gạo XK theo hợp
đồng và sau 2015 là 80% trở lên. Đây tiếp tục là một lợi thế lớn cho công ty

vì số DN cạnh tranh sẽ giảm nhiều, trong khi công ty có thể đáp ứng các yêu
cầu trên. Đặc biệt, Bộ Công Thương nêu rõ là chỉ cấp phép tối đa cho 150
DN đầu mối đến năm 2015.
Một số khó khăn

Gia nhập WTO đặt ra một số thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, ở đây
chỉ xét các thách thức liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu
Đối với tất cả các doanh nghiệp, môi trường kinh doanh với sự gia tăng về số
lượng đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh (về vốn, công nghệ, trình độ quản lý)
khiến cạnh tranh gay gắt và khó khăn hơn nhiều cả trong và ngoài nước
Với mức thuế nhập khẩu MFN, không còn các biện pháp hạn chế nhập khẩu
phi thuế (quota, hạn ngạch…), được bình đẳng về tất cả các loại phí, thuế nội địa và
các thủ tục, quy định liên quan đến việc bán hàng tại nước thành viên khác của
WTO, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được dự kiến sẽ có bước tăng trưởng
mạnh mẽ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, tăng trưởng đột biến về số
lượng xuất khẩu với lợi thế chủ yếu là giá hàng hoá rẻ có thể là một nguy cơ dẫn đến
việc hàng hoá Việt Nam dễ bị kiện hơn ở các thị trường nhập khẩu, bao gồm: Kiện
chống bán phá giá; hoặc Kiện chống trợ cấp; hoặc Kiện tự vệ.
Các vụ kiện chống bán phá giá, kiện tự vệ… không phải là nguy cơ mới đối
với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, nhiều loại hàng hoá của
14


Việt Nam đã là đối tượng của các vụ kiện thương mại này (từ năm 1994 đến năm
2007 xảy ra khoảng 30 vụ).
Điểm “mới” là ở chỗ khi Việt nam gia nhập WTO, tạo ra hiệu ứng mạnh trong
tăng trưởng xuất khẩu thì nguy cơ lớn hơn trước rất nhiều. Thống kê cho thấy các
hàng hoá sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu tự nhiên… thường bị kiện
nhiều nhất. Trong khi đó đây lại là các ngành thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên,
rủi ro bị kiện có thể xảy ra với bất kỳ mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam nếu có

mức trưởng xuất khẩu lớn (mà không nhất thiết phải là những ngành có kim ngạch
xuất khẩu lớn nhất).
Đối với xuất khẩu gạo, trong quá khứ Colombia kiện Việt Nam bán phá giá
gạo năm 1994, kết quả là Việt Nam không bị đánh thuế dù bị kết luận có bán phá giá
là 9,07% nhưng không gây tổn hại cho ngành trồng lúa gạo của Colombia. Gần đây
nhất là khoảng ngày 15-5-2014, Ủy ban Tài chính và Thuế vụ thuộc Hạ viện Mỹ đã
đại diện không chính thức cho Hiệp hội Các nhà sản xuất gạo Mỹ (USRPA) nộp đơn
lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) yêu cầu thực hiện điều tra về tình hình
cạnh tranh của gạo nhập khẩu đối với ngành gạo nước này.Đến ngày 17-6, ITC đã ra
quyết định khởi xướng điều tra và chuẩn bị một báo cáo về các yếu tố sẽ cạnh tranh
đến ngành gạo của Mỹ từ các nước xuất khẩu gạo chính bao gồm Brazil, Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Uruguay và Việt Nam.
ITC sẽ thực hiện điều tra về chi phí sản xuất, cơ cấu ngành gạo, giá đầu vào,
nguồn đầu vào, các cơ chế tính giá và tiếp thị… ITC sẽ xác định việc nhập khẩu gạo
có gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho ngành gạo của Mỹ hay
không.Dựa trên kết luận điều tra của ITC, sau đó ngành gạo của Mỹ sẽ xem xét nộp
đơn kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp. Dự kiến đơn kiện chống bán phá giá,
chống trợ cấp có khả năng nộp trong năm 2015. Đối với tin này, hiệp hội và có
doanh nghiệp Việt Nam vẫn bình thản bởi cho rằng hằng năm xuât khẩu gạo vào thị
trường Mỹ chiếm tỷ lệ rất thấp so với các thị trương truyền thống tuy nhiên khi hội
nhập quốc tế ngày càng gia tăng, kinh doanh thương mại nên đa dạng hóa sản phẩm
lẫn thị trường để tránh trường hợp phụ thuộc và tăng doanh thu khi thay đổi cơ cấu
thì xuất khẩu gạo cấp thấp là chủ yếu sang xuất khẩu gạo cấp cao có chất lượng
phục vụ thị trường khó tính, hơn nữa chúng ta đừng khinh thường thị trường Mỹ bởi
Theo số liệu năm 2013 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam xuất khẩu 53.000 tấn
vào thị trường Mỹ, sau thị phần Thái Lan, Ấn Độ. Lượng người châu Á sinh sống ở
Mỹ rất lớn nên đây là một thị trường rất tiềm năng. Thái Lan, Ấn Độ đang lên kế
hoạch tăng xuất khẩu vào thị trường này. Ngay cả Campuchia mới đây đầu tư hàng
15



triệu USD để nâng cao chất lượng xuất khẩu gạo thơm vào Mỹ. Trong khi đó, xuất
khẩu gạo Việt Nam vào Mỹ lại đang sụt giảm qua từng năm
Những vụ kiện như vậy có thể gây thiệt hại lớn đến tất cả các nhà sản xuất xuất
khẩu Việt Nam liên quan (sản xuất xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang thị trường
đó), ví dụ: Các chi phí cao (về vật chất, thời gian, nhân lực) mà doanh nghiệp phải
bỏ ra để tham gia vụ kiện nhằm giảm thiểu thiệt hại (nếu doanh nghiệp không tham
gia, thiệt hại chắc chắn sẽ lớn hơn);biện pháp “phạt” nặng (thường là một mức thuế
bổ sung cao bên cạnh thuế nhập khẩu và/hoặc các biện pháp hạn chế nhập khẩu).
1.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
1.2.1 Thị trường
Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang (Angimex) kinh doanh trên các lĩnh
vực: lương thực ( cung ứng gạo nội địa và xuất khẩu), vật tư nông nghiệp (nhập
khẩu phân bón, vật tư nông nghiệp, bã đậu nành, nguyên liệu chế biến thức ăn gia
súc), nhập khẩu và kinh doanh xe Honda… Lĩnh vực kinh doanh khá đa dạng nhưng
công ty luôn xác định kinh doanh gạo xuất khẩu là hoạt động chủ lực.
Xuất khẩu gạo
Về thị trường: Thị trường xuất khẩu gạo của công ty khá đa dạng mặc dù tỉ trọng
giữa các thị trường có sự chênh lệch lớn
Thị trưởng xuất khẩu gạo của Angimex giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu
Sản lượng
(tấn)
Châu Á
Châu Phi
Châu Âu
Châu Mỹ
Châu Úc
Kim ngạch
(nghìn

USD)
Châu Á
Châu Phi
Châu Ấu

2010

2011

2012

2011/2010
(%)

2012/2011
(%)

192.110

195.489

172.695

1,76

(11,66)

121.798
63.548
1.768

2.881
2.115

160.301
25.413
4.820
1.587
1.368

155.487
13.850
1.864
856
638

31,61
(60,01)
172,62
(44,91)
(35,32)

(3,00)
(45,50)
(61,33)
(46,06)
(53,36)

76.119

88.533


68.621

16,31

(22,49)

51.580
21.404
848

73.411
11.531
2.111

62.299
4.797
816

42,32
(46,13)
148,94

(15,14)
(58,40)
(61,35)
16


Châu Mỹ

Châu Úc

1.337
950

922
558

496
(31,04)
(46,20)
213
(41,26)
(61,83)
Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh Angimex

Tổng quan về các thị trường
2010-2012, Châu Á vẫn luôn là thị trường chính của công ty do thị trường này
có nhu cầu tiêu dùng khá cao, tương đối dễ tính, có sự tương đồng về văn hóa và thị
hiếu người tiêu dùng nên công ty khai thác khá thành công thị trường này qua các
năm. Ngoài ra, tiêu thụ gạo xuất khẩu tại thị trường các nước châu Á cũng đa dạng
về chủng loại
Thị trường thứ hai của công ty là Châu Phi: Thị trường châu Phi chủ yếu có nhu
cầu về gạo cấp thấp, tuy nhiên với nhu cầu về sản lượng khá lớn nên cũng đóng góp
kim ngạch đáng kể cho công ty
Ngoài ra, doanh nghiệp còn xuất khẩu gạo sang châu Ậu- một thị trường đòi hỏi
cao về chất lượng và hai thị trường mới khác là châu Mỹ và châu Úc. Tuy tỉ trọng
xuất khẩu ở ba thị trường trên còn khá thấp và có nhiều biến động qua các năm
nhưng đã phản ánh sự cố gắng của công ty trong việc mở rộng, đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu cũng như hướng chuyển mới từ xuất khẩu gạo cấp trung-thấp về

chất lượng sang gạo chất lượng cao nhằm từng bước xây dựng thương hiệu.
Chi tiết các thị trường
Thị trường châu Á: Thị trường truyền thống chính của công ty với các nước
nhập khẩu gạo chủ yếu như: Philippines, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore,
Indonexia… Năm 2010, tổng sản lượng xuất khẩu 192.110 tấn, trong đó châu Á
chiếm 63,4% về thị phần tương ứng 121.798 tấn, đem lại kim ngạch trên 51 triệu
USD. 2011, xuất khẩu nói chung thuận lợi trong cả nước, thị trường châu Á vẫn là
thị trường dẫn đầu về sản lượng và kim ngạch: sản lượng xuất khẩu tương ứng:
160.301 tấn trên tổng sản lượng 195 489 của toàn doanh nghiệp ( chiếm 82% thị
phần), kim ngạch tương ứng trên 73 triệu USD (tăng khoảng 42%) so với 2010.
Tăng trưởng xuất khẩu do nhu cầu nhập khẩu trở lại của Singapore, công ty mở rộng
xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài ra, Indonexia – chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan
chuyển sang nhập khẩu gạo Việt Nam do nguồn cung từ Thái giảm và giá gạo cao
( thiệt hại từ lũ lụt tại Thái Lan và chính sách thu mua lúa giá cao của Chính Phủ
Thái). Sang năm 2012, xuất khẩu gạo trong nước cũng như của công ty gặp nhiều
khó khăn nên thị trường châu Á cũng giảm nhẹ về sản lượng: sản lượng xuất khẩu:
155.487 tấn, giảm 3% so với 2011, sản lượng giảm kéo theo kim ngạch cũng giảm
nhẹ còn khoang 62 triệu USD ( giảm 15,14% so với 2011), tuy nhiên công ty đã
17


xuất khẩu 28.069 tấn gạo sang thị trường Nhật Bản sau 5 năm quốc gia này tạm
dừng nhập khẩu đối với gạo Việt Nam, đây là điểm sáng đáng chú ý trong năm 2012
Thị trường châu Phi: Thị trường châu Phi được xem là thị trường chính thứ 2
của công ty. Năm 2010, xuất khẩu gạo sang châu phi đạt 63.548 tấn (chiếm khoảng
33% tổng sản lượng xuất khẩu) với kim ngạch trên 21 triệu USD. Tuy nhiên sang
năm 2011 và 2012, sản lượng xuất khẩu giảm xuống mạnh do các nước chuyển sang
mua gạo từ Ấn Độ với giá rẻ hơn, đều này kéo theo kim xuất khẩu tại thị trường
trong hai năm cũng giảm mạnh (cụ thể 2011: sản lượng: 25.413 tấn (giảm khoảng
60% so với 2010 với kim ngạch tương ứng chi còn trên 11 triệu; 2012 sản lượng và

kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm mạnh, lần lượt còn: 13.850 tấn, hơn 4,7 triệu
USD
Châu Âu: Thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng, xuất khẩu sang thị trường
này còn thấp và có sự biến động về sản lượng và kim ngạch qua các năm. 2010, sản
lượng 1.768 tấn (tỉ trọng: 0,9%) và kim ngạch 848 nghìn USD. Sang năm 2011, sản
lượng và kim ngạch tăng lần lượt: 4.820 tấn (chiếm 2, 46%) - 2.111 nghìn USD.
Nhưng đến 2012, sản lượng và kim ngạch lần lượt giảm còn 1.864 tấn (chiếm
1,07%) – 816 nghìn USD.
Châu Mỹ: 2010, công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Mỹ với sản
lượng 2.881 tấn tương ứng 1.337 nghìn USD. Xét về tỷ trọng xuất khẩu chỉ chiếm
1,5% trong tổng sản lượng xuất khẩu nhưng đã đánh dấu sự thâm nhập của công ty
vào thị trường này – thị trường gạo cao cấp. Sang năm 2011 và 2012, sản lượng và
kim ngạch xuất khẩu gạo giảm do thị trường gạo biến động cũng như cạnh tranh từ
Thái Lan – nước xuất khẩu gạo cao cấp chủ yếu cho thị trường này. 2011, sản lượng
giảm còn 1.587 tấn với kim ngạch 922 nghìn USD. 2012, sản lượng chỉ còn 856
tấn với kim ngạch 496 nghìn USD.
Châu Úc: Cũng như châu Mỹ, tỷ trọng khẩu gạo sang châu Úc còn rất thấp, sản
lượng và kim ngạch có xu hướng giảm qua các năm, nhưng đây vẫn là một thị
trường tiềm năng của công ty trong phân khúc gạo cao cấp
*Thị trường gạo xuất khẩu của công ty 2013-2014: cơ cấu các thị trường xuất
khâủ không có sự thay đổi nhiều. Nhìn chung châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu
gạo lớn nhất của công ty, đặc biệt là Trung Quốc và một số thị trường truyền thống
khác như: Philipines, Indonexia, Maylaysia. Đứng thứ hai là châu phi, tiếp đến là
châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương. Sô liệu 2013, cho thấy về sản lượng, châu Á
chiếm 53,1%; châu Phi chiếm 26,545%, châu Âu chiếm 19,16%, châu Mỹ chiếm
1,11%, châu Đại Dương chiếm 0,09%
18


1.2.2 Sản phẩm gạo xuất khẩu

Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: tấn
Chủng loại 2010
gạo

2011

5% tấm
10% tấm
15% tấm
25% tấm
Thơm
Jasmine
Tổng

28.951
4.092
71.042
79.322
8.703

38.084
7.222
98.476
37.527
14.180

192.110

195.489


2012

2011/2010

2012/2011

25.317
18.530
75.347
32.346
21.155

(%)
31,55
76,49
7,28
(45,28)
62,93

(%)
(33,52)
156,58
(23,49)
(13,81)
49,19

172.695
1,62
(12,37)

Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh Angimex

Các loại gạo xuất khẩu chủ yếu của công ty gồm gạo thơm Jasmine và gạo trắng
các loại: 5%, 10%, 15%, 25% tấm. Sản lượng gạo 15-25% tấm chiếm chủ yếu trong
tổng sản lượng xuất khẩu của công ty do thị trường truyền thống là châu Á và châu
Phi. Tuy nhiên, những năm gần đây, xuất khẩu gạo 25% tấm đã giảm xuống và sản
lượng gạo 15% và các loại gạo chất lượng cao có xu hướng tăng lên mặc dù tỷ trọng
vẫn còn thấp
Gạo 5% tấm: 2010, lượng xuất khẩu là 28.951 tấn, chiếm 15,07%. Sản lượng
tăng lên 38.084 tấn (chiếm 19,48%), tăng 31,55% so với 2010. Do trong năm này,
công ty đã xuất khẩu lại thị trường Singapore và kiếm các hợp đồng mới từ Hong
Kong – hai thị trường tiêu thụ gạo loại này lớn của công ty. Điều này cho thấy
chuyển biến tích cực của công ty trong việc mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu
gạo cấp cao. Đến 2012, do tình hình biến động chung của thị trường gạo thế giới,
nên xuất khẩu gạo 5% tấm giảm nhẹ, còn 25.317 tấn (chiếm 14,66 %), giảm 33,5%
về sản lượng so với 2011.
Gạo 10% tấm: Tuy chiếm tỷ trọng xuất khẩu thấp nhất trong các loại gạo nhưng
từ 2010-2012 xuất khẩu đều tăng qua các năm. 2010, xuất khẩu 4.092 tấn, 2011
tăng lên 7.222 tấn (tăng 76,49% so với 2010), 2012 tiếp tục tăng mạnh với sản
lượng 18. 530 tấn, gấp trên 2 lần so với sản lượng 2011.
Gạo 15% tấm: Đây là loại gạo xuất khẩu chủ lực và chiếm tỷ trọng cao nhất
trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu qua các năm. Cụ thể, 2010 sản lượng đạt
71.042 tấn (chiếm 36,98%), 2011 sản lượng tăng lên 98.476 tấn (chiếm hơn 50% tỷ
19


trọng), sang 2012 có sự giảm nhẹ còn 75.347 tấn (còn 43,63% tỷ trọng), nhưng nhìn
chung tỷ trọng xuất khẩu vẫn còn rất cao. Loại gạo này chiếm tỷ trọng cao do hai thị
trường chính là châu Á và châu Phi tiêu dùng chủ yếu gạo 15% tấm, vì vậy bên cạnh
đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo cao cấp sang các thị trường tiềm năng, công ty

cũng phải giữ vững vị trí của mình tại các thị trường truyền thống này.
Gạo 25% tấm: Trong năm 2010, xuất khẩu đạt sản lượng khá cao 79.322 tấn
(chiếm 41,29% tỷ trọng), cùng với gạo 15% tấm là hai loại có tỷ trọng cao nhất, tuy
nhiên sang năm 2011 và 2012, sản lượng xuất khẩu giảm mạnh, lần lượt còn 37.527
tấn (chiếm 19,20%); 32.346 tấn (18,73%). Nguyên nhân do thị trường châu Phi là
thị trường chính tiêu thụ gạo 25% tấm nhưng trong thời gian này, các doanh nghiệp
Ân Độ tận dụng lợi thế vị trí và giá rẻ nên đã chiếm được thị phần của công ty tại
châu Phi. Bên cạnh đó, Philippines cũng là nước tiêu thụ loại gạo này lớn nhưng lại
giảm nhu cầu nhập khâu, điều này khiến sản lượng xuất khẩu giảm mạnh.
Gạo Jasmine: là loại gạo chất lượng cao chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu xuất
khẩu nhưng có xu hướng tăng qua các năm. 2010, sản lượng đạt 8.703 tấn (chỉ
chiếm 4,5 % tỷ trọng) tuy nhiên sang 2011, tăng mạnh lên 14.180 tấn (tăng 62,93%
về sản lượng so với 2010) kết quả này là do công ty xuất khẩu mạnh trở lại thị
trường châu Âu và tận dụng thời cơ khi giá xuất khẩu của Thái Lan tăng cao. Đến
2012, tình hình xuất khẩu khó khăn với các loại gạo cấp thấp chủ lực nhưng sản
lượng gạo Jasmine tiếp tục tăng 49,19% so với 2011, tương ứng 21.155 tấn, điều
này chủ yếu nhờ công ty đã xuất khẩu trở lại thị trường Nhật Bản sau 5 năm với sản
lượng trên 22.000 tấn.
1.3 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh 2010-2014
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2010-2014
Đơn vị: triệu đồng

20


Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013

2014
2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013
Tổng
2.780.63 2.284.28 1.856.61
doanh
2.087.355
`1,798.150
33,21
(17,85)
(18,72)
(3,15)
7
2
9
thu
DT từ
1.971.50 2.637.61 2.225.94 1.769.99
1.760.525
33,79
(15,61)
(20,48)
(0,53)
HĐSXKD
1
1
8
4
DT từ
114.990
135.608

48.721
44.193
31.324
17,93
(64,07)
(9,29)
(29,12)
HĐTC
DT khác
844
7.418
9.613
42.432
6.301
788,91
29,59
341,40
(29,12)
Tổng chi 1.983.42
2.223.21 1.815.92
2.694.502
1.792.039
35,85
(17,49)
(18,32)
(1,32)
phí
9
1
0

Gía vốn
1.823.314 2.498.666 2.064.600 1.673.844 1.655.489
37,04
(17,37)
(18,93)
(1,10)
hàng bán
CP tài
51.625
86.311
40.772
39.460
35.200
67,19
(52,76)
(3,22)
(10,80)
chính
CP bán
hàng,
108.442
109.144
117.791
92.512
101.267
0,65
7,92
(21,46)
9,46
QLDN

CP khác
48
381
48
10.104
83
693,75
(87,40)
110,5
(99,18)
LN trước
103.906
86.135
61.071
40.699
6.111
(17,10)
(41,04)
(33,36)
(84,98)
thuế
Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh Angimex

21


Doanh thu
Doanh thu của công ty đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh (gạo xuất khẩu
và nội địa, kinh doanh xe máy, vật tư nông nghiệp), đầu tư tài chính, thu nhập
khác. Trong đó, doanh thu phần lớn đến từ hoạt động lương thực (kinh doanh

gạo) là chính.
2010-2014, Doanh thu của công ty có xu hướng biến động qua các năm.
2010, doanh thu đạt 2.087 tỷ đồng, sang năm 2011, doanh thu tăng lên 33,21% so
với 2010 tương ứng đạt 2.780 tỷ đồng – mức doanh thu cao nhất từ 2010-2014.
Doanh thu tăng do do tăng trưởng ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh của công ty,
đặc biệt từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng gần 34% so với 2010. Do thời
gian này, xuất khẩu gạo của Thái Lan gặp nhiều khó khăn, nguồn cung giảm do
ảnh hưởng của lũ lớn trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới tăng, giúp các
doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có công ty nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu.
Đến năm 2012, doanh thu giảm còn 2.284 tỷ đồng, giảm 17,85% so với 2011.
Nguyên nhân do gạo Việt Nam chịu sự cạnh tranh từ thị trường gạo Ấn Độ với
nguồn cung dồi dào và nguồn gạo giá rẻ từ Indonexia, Pakistan, do đó doanh thu
của hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 15,61% so với 2011. Mặt khác trong
năm 2012, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm mạnh 64,01% so với
2011 do biến động tỷ giá, vì vậy mặt dù thu nhập khác tăng lên nhưng doanh thu
cả năm vẫn giảm do doanh thu từ các hoạt động chính của công ty giảm. Doanh
thu 2013 đạt 1.856.619 triệu đồng, giảm 18,72% so với 2012, điều này tương tự
như diễn biến 2012, chủ yếu do doanh thu từ hoạt động chính là sản xuất kinh
doanh giảm (20,48%) và doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm nhẹ
(9,29%), cụ thể do xuất khẩu gạo trong nước chịu sự cạnh tranh và sụt giảm mạnh
nhu cầu của các thị trường truyền thống như Malaysia, Philippines và Indonesia,
thị trường gạo nội địa vẫn còn nhiều khó khăn do thói quen tiêu dùng và chính
sách thuế Giá trị gia tang, kinh doanh xe gắn máy tiếp tục gặp nhiều khó khăn,
sức mua giảm. Các doanh nghiệp trong ngành liên tục giảm giá bán dẫn đến lợi
nhuận giảm. Năm 2014, tiếp tục là một năm cực khó khăn với thị trường xuất
khẩu gạo Việt Nam nên doanh thu từ hoạt đống sản xuất kinh doanh giảm dẫn
đến tổng doanh thu của công ty năm 2014 cũng giảm và đạt mức thấp nhất từ
2010 với 1,798.150 triệu đồng
Chi phí


22


Tổng CP công ty đã bỏ ra năm 2011 là 2.694.502 triệu đồng, tăng hơn 711
triệu đồng so với năm 2010. Tổng CP tăng lên do sự gia tăng trong tất cả các
khoản mục trong đó giá vốn hàng bán tăng nhiều nhất, lên đến 2.498.666 triệu
đồng, tăng 37,04% so với năm 2010. Mức tăng này có thể lý giải được do trong
năm này công ty đẩy mạnh hoạt động XK gạo nên CP thu mua nguyên liệu, sản
xuất chế biến, gặp gỡ và ký kết hợp đồng đều tăng. Hơn nữa, mặt hàng NK là xe
gắn máy và vật tư nông nghiệp cũng tăng giá mạnh trong năm 2011 Ngoài ra, CP
tài chính cũng tăng đến 67,19% so với 2010 do công ty tiến hành vay vốn để thực
hiện xây dựng thêm 2 cửa hàng kinh doanh xe gắn máy, 2 nhà máy chế biến gạo
và đầu tư cho hệ thống máy móc sản xuất gạo. Năm 2012, tổng CP công ty giảm
còn 2.223.212 triệu đồng, tương đương mức giảm 17,49% so với 2011. Trong đó,
giá vốn hàng bán, CP tài chính và các khoản CP khác giảm lần lượt 17,37%,
52,76% và 87,40%. CP sụt giảm là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên nguyên nhân
sụt giảm ở đây do việc kinh doanh của công ty gặp khó khăn. Mặt hàng chủ lực là
gạo sụt giảm sản lượng cả ở thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, CP lãi
vay giảm hơn 39 tỷ đồng do lãi suất vay năm 2012 đã được Nhà nước điều chỉnh
giảm. Chỉ duy nhất CP bán hàng, quản lý DN tăng nhẹ 8.647 triệu đồng so với
2011, tương đương 7,92%. Nguyên nhân là do CP cho nhân viên tăng do nhà máy
xay xát tại Thoại Sơn, Trung tâm Phát triển vùng nguyên liệu và Trung tâm Kinh
doanh Gạo nội địa chính thức đi vào hoạt động. Tổng chi phí năm 2013:
1.815.920 triệu đồng, giảm 18,32% so với 2012 trong đó giá vốn hàng bán và chi
phí bán hàng, quản lí doanh nghiệp giảm lần lượt 18,93%; 21,46%. Điều này có
thể lý giải là do công ty gặp khó khăn trong xuất khẩu gạo lẫn kinh doanh xe máy
(sức mua giảm). Đến năm 2014, tổng chi phí là 1.792.039 triệu đồng, giảm
1,32% so với 2014, điều này là do giá vốn hàng bán và chi phí tài chính giảm nhẹ
ở mức 1,1 % và 10,8% bên cạnh chi phí bán hàng, quản lí doanh nghiệp tăng nhẹ
9,46%

Lợi nhuận
Do ảnh hưởng bởi lượng cung cầu thế giới và chịu sự canh tranh gay gắt, việc
kinh doanh mặt hàng chủ lực gạo ngày gặp khó khăn và ảnh hưởng đến lợi nhuận
chung của công ty. Trong giai đoạn 2010-2014, LN trước thuế của công ty giảm
dần qua các năm. Năm 2010 được xem là năm thành công của công ty khi LN
trước thuế ở mức cao nhất là 103.906 triệu đồng. Nguyên nhân là do công ty đẩy
mạnh XK gạo chất lượng cao và kiểm soát tốt các khoản CP. Năm 2011, dù tổng
23


DT ở mức cao nhất trong giai đoạn trên nhưng LN lại giảm xuống còn 86.135
triệu, tương đương mức giảm 17,10% so với 2010. Tất cả hoạt động kinh doanh
của công ty đều tăng trưởng mạnh trong năm này, đặc biệt là nguồn thu lớn từ
xuất khẩu gạo. Tuy nhiên đi kèm theo đó là sự tăng trưởng của CP đầu vào, đặc
biệt là giá vốn hàng bán và CP tài chính lần lượt tăng mạnh đến 37,04% và
67,19% so với 2010. Đây là nguyên nhân làm cho việc tăng trưởng DT không
đem lại hiệu quả cao. Đến năm 2012 thì LN trước thuế lại sụt giảm chỉ còn
61.071 triệu đồng, mức giảm so với năm 2011 là hơn 25 tỷ, tương đương 41,04%.
Năm 2013, do sụt giảm doanh thu trong xuất khẩu gạo cũng như lợi nhuận từ
kinh doanh xe máy giảm (các doanh nghiệp hạ giá để cạnh tranh) dẫn đếnlợi
nhuận trước thuế giảm 33,36% so với 2012, còn 40.999 triệu đồng. Lợi nhuận
trước thuế năm 2014 tiếp tục giảm mạnh 84,98% so với 2013, chỉ đạt 6.111 triệu
đồng chủ yếu do diễn biến khó khăn, cạnh tranh trên thị trường gạo xuất khẩu
.Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ 2010-2014
Năm
2010
2011
2012
2013
2014


Sản
lượng
(tấn)
192.110
195.489
172.695
132.952
-

Chênh lệch Kim
ngạch Chênh lệch
(%)
(triệu đồng)
(%)
1.656.828
1,76
2.174.103
31,22
(11,66)
1.882.194
(13,43)
(23,01)
1.340.090
(28,80)
1.202.790
(10,25)
Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh Angimex

Giai đoạn 2010-2014, tình hình xuất khẩu gạo của công ty cũng như hình như

xuất khẩu gạo của cả nước luôn biến động. 2010, xuất khẩu gạo của công ty đạt
192.110 tấn tương ứng 1.656.828 triệu đồng. Sang năm 2011 là một năm giá gạo
biến động bất thường nhưng nhờ kiểm soát hiệu quả nên kết quả cùng với thuận
lợi trong xuất khẩu gạo của cả nước, sản lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch
của công ty đều tăng với sản lượng đạt 195.489 tấn (tăng gần 2%), kim ngạch đạt
2.174.103 triệu đồng (tăng 31,22%). Tuy sản lượng tăng ít nhưng mức tăng kim
ngạch hơn 30% là rất khả quan.Nguyên nhân trong năm này, Thái Lan bị lũ lụt
nghiêm trọng ảnh hưởng đến nguồn cung trên Thế giới, và thay đổi chính thu
mua lúa giá cao của Thái Lan đã dẫn đến đầu cơ, chào giá tăng. Ngoài ra, việc
Ấn Độ tham gia xuất khẩu gạo trở lại trong quý IV với giá thấp chỉ 450 USD/tấn
gạo 5% tấm đã tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt
24


Nam. Angimex đã vượt qua rủi ro nhờ dự báo có sự giảm giá trên thị trường nên
đã kịp điều chỉnh thu mua, tránh tồn kho giá cao vào cuối năm khi thị trường có
chiều hướng giảm giá và nhu cầu yếu
Năm 2012 là năm khó khăn khi kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, khủng
hoảng nợ công châu Âu lan rộng, Việt Nam cũng gặp một số khó khăn như lạm
phát cao, tăng trưởng sụt giảm, những điều này ảnh hưởng đến tình hình xuất
khẩu gạo. Sản lượng xuất khẩu cả nước tăng nhưng giá giảm mạnh (bình quân
giảm 46,85 USD/tấn so với 2011). Ngoài những yếu tố trên tác động đến xuất
khẩu gạo của công ty, thì việc cạnh tranh nguồn gạo cấp thấp với Ấn Độ,
Pakistan, đặc biệt khi Ấn Độ xuất khẩu trở lại từ 9/2011, điều này ảnh hưởng đến
thị phần của các doanh nghiệp trong đó có công ty tại thị trường châu phi rất lớn.
Kết quả sản lượng 2012 giảm 11,66% và kim ngạch giảm 13,43% so với 2011.
Nhưng có một điểm sáng trong năm là công ty đã xuất khẩu trở lại thị trường
Nhật Bản sau một thời gian dài
2013, xuất khẩu gạo cả nước nói chung đều gặp khó khăn. Nguyên nhân chính
cho sụt giảm trong xuất khẩu gạo Việt Nam (chỉ đạt 6,68 triệu tấn) là do áp lực

cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trường truyền thống như Malaysia,
Philippines và Indonesia; hợp đồng tập trung trong năm của cả nước giảm, thấp
nhất từ trước đến nay và hợp đồng tập trung của Angimex cũng giảm, chỉ chiếm
11,5%. Kết quả, sản lượng xuất khẩu của công ty chỉ đạt 132.952 tấn, giảm gần
23% so với 2011 và kim ngạch đạt 1.340.090 triệu đồng, giảm 28,8% .
2014, kim ngach xuất khẩu của công ty đạt 1.202.790 triệu đồng, giảm hơn
10% so với 2013 bởi 2014 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 biến động
khá mạnh trong bối cảnh bị cạnh tranh khốc liệt.Gần như trong suốt cả năm 2014,
giá gạo Thái Lan rẻ hơn gạo Việt Nam – điều hiếm thấy trong lịch sử do Thái Lan
có nguồn cung dồi dào – xả kho dự trữ, và đồng baht Thái nhiều giai đoạn mất giá
mạnh khiến giá gạo Thái quy ra đô la Mỹ trở nên rẻ hơn. Ngoài ra, nguồn cung
các nước xuất khẩu khác cũng dồi dào, lượng tồn kho lớn, tạo áp lực cạnh tranh
gay gắt trên thị trường. Các nước nhập khẩu chính tiếp tục thực hiện chính sách
nhập khẩu theo hướng tăng cường sản xuất trong nước, đa dạng hóa nguồn cung
và phương thức nhập khẩu. Tác động của hiện tượng El Nino, dịch bệnh Ebola,
diễn biến tình hình chính trị-xã hội bất ổn tại một số khu vực đã tác động ảnh
hưởng đến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Đồng thời, cũng làm gia tăng
cạnh tranh xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm truyền thống của Việt Nam ở
khu vực Châu Á.
25


×