Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh dục và thể lực của trẻ vị thành niên ở huyện sóc sơn hà nội tóm tăt luận văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.96 KB, 26 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta hiện nay, nền kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học, kỹ thuật đã và
đang phát triển nhằm tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, việc
nâng cao thể chất cho mỗi người dân Việt Nam là vấn đề cực kỳ cấp thiết và là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Theo kết quả điều tra của các cơ quan chức năng,
mặc dù thể lực và tầm vóc người Việt Nam đã có được bước phát triển khá trong
những năm gần đây, nhưng so với các tiêu chuẩn chung của quốc tế thì vẫn còn
khiêm tốn, thua kém nhiều nước ngay trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Hàn
Quốc, Nhật Bản Trung Quốc... So với chuẩn quốc tế, nam thanh niên Việt Nam
kém 13,1cm (163,7cm so với 176,8cm), nữ thanh niên kém 10,7cm (153cm so với
chuẩn quốc tế là 163,7cm). Tố chất thể lực của thanh niên Việt Nam cũng bị xếp
vào loại kém (thậm chí rất kém nếu so với chuẩn quốc tế hay Nhật Bản)...
Cùng với đà phát triển của nền công nghiệp hiện đại, kinh tế ngày càng phát
triển, tuổi dậy thì của thanh thiếu niên nước ta dường như cũng đến sớm hơn so với
trước rất nhiều. Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về
sinh lý sinh dục, về hình thái - thể lực của trẻ em Việt Nam ở các địa bàn khác
nhau nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về sinh lý sinh dục và thể lực của
trẻ vị thành niên ở huyện Sóc Sơn thuộc thủ đô Hà Nội. Sóc Sơn là một huyện
ngoại thành, nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có sân bay quốc tế Nội Bài, có
nhiều khu du lịch đã và đang trên đà đô thị hóa rất mạnh cho nên trong những năm
gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn cũng có nhiều biến đổi, ảnh
hưởng đến sự phát triển của trẻ em ở địa bàn, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên.
Nhằm cung cấp thêm một số thông tin về tuổi dậy thì và vấn đề thể lực của trẻ vị
thành niên của huyện, với mong muốn hướng tới chương trình giáo dục chăm sóc
sức khỏe sinh sản, phát triển thể lực, giáo dục giới tính trong nhà trường kịp thời,
phù hợp với lứa tuổi, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý
sinh dục và thể lực của trẻ vị thành niên ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu


Xác định được một số đặc điểm sinh lý sinh dục và thể lực của trẻ vị thành
niên ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Xác định được một số đặc điểm sinh lý sinh dục của trẻ vị thành niên
(tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên nam, nữ, thời gian của chu kỳ kinh nguyệt, số
ngày hành kinh của nữ).


2

2. Xác định được một số đặc điểm thể lực của trẻ vị thành niên (chiều cao,
cân nặng, vòng ngực, vòng bụng, vòng mông, vòng cánh tay).
3. Xác định được một số đặc điểm về thể lực và thể trạng của trẻ vị thành
niên (chỉ số pignet, phân loại thể lực, chỉ số BMI, phân loại thể trạng).
4. Xác định được một số đặc điểm sinh lý của hệ hô hấp (tần số thở) và của
hệ tuần hoàn (tần số tim, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu) của trẻ vị thành niên.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Là đề tài đầu tiên xác định được đặc điểm sinh lý sinh dục và thể lực của
trẻ vị thành niên ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
- Xác định mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu của trẻ vị thành niên.
- Các số liệu trong luận văn có thể góp phần vào việc bổ sung số liệu cho
việc nghiên cứu về đặc điểm hình thái - thể lực và sinh lý sinh dục của trẻ vị thành
niên và có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nuôi, dạy trẻ em.


3

NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu các đặc điểm sinh lý sinh dục của trẻ vị thành niên
Mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của cơ thể trong giai đoạn trẻ vị
thành niên là tuổi dậy thì. Nghiên cứu các đặc điểm sinh lý sinh dục của trẻ vị
thành niên, các tác giả (Đinh Kỷ, Lương Bích Hồng, Cao Quốc Việt, Nguyễn Thị
Nga, Nguyễn Thu Nhạn năm 1978 đến 1980; Nguyễn Phú Đạt, 2002; Cao Quốc
Việt và cs, 1991 - 1996; Phan Thị Sang, 1997; Cao Quốc Việt và cs, 1997; Tạ
Thúy Lan, Trần Thị Loan và cs, 2010;…) nhận thấy tuổi dậy thì của trẻ em nam
chậm hơn của trẻ em nữ, của trẻ em ở thành phố sớm hơn ở nông thôn và của trẻ
em nước ta chậm hơn các nước công nghiệp phát triển.
1.2. Nghiên cứu các đặc điểm về thể lực của trẻ vị thành niên
1.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của trẻ vị thành niên
Các công trình nghiên cứu về sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của
trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau, các tác giả (Huard và Bogot, 1938; Đỗ Xuân Hợp,
1943; Mondiere,1875; Thẩm Thị Hoàng Điệp và các tác giả khác, 1989; Đào Huy
Khuê, 1991; Đoàn Yên và cs, 1993; Trần Đình Long và cs, 1990 - 1996; Phan Thị
Sang, 1996; Trần Thị Loan, 2002; Đỗ Hồng Cường, 2009; Nguyễn Thị Bích Ngọc,
2013;…) nhận thấy các chỉ số hình thái của học sinh tăng theo tuổi, thời điểm tăng
nhanh cân nặng và vòng ngực của học sinh diễn ra chậm hơn so với thời điểm tăng
chiều cao.
1.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm về thể lực và thể trạng của trẻ vị thành niên
Nghiên cứu một số đặc điểm về thể lực và thể trạng của trẻ vị thành niên,
các tác giả (Tanner, 1979; Trần Đình Long và cs, 1995; Nguyễn Văn Mùi, 1998;
Tạ Thúy Lan và Đàm Phượng Sào, 1998; Trần Thị Loan, 2002; Trần Thị Loan và
Lê Thị Tám, 2012; Trần Thị Loan và Nguyễn Bá Hùng, 2012; Nguyễn Thị Bích
Ngọc, 2013;…) nhận thấy thấy chỉ số pignet của học sinh tăng dần trong giai đoạn
đầu và giảm dần ở giai đoạn sau còn chỉ số BMI ở học sinh cả nam và nữ đều tăng
dần theo tuổi, chứng tỏ thể trạng của các em tốt dần lên trong quá trình phát triển
cá thể. Điều này chứng tỏ khi tuổi tăng cơ thể trẻ vị thành niên dần cân đối hơn
được nhiều lên.
1.3. Đặc điểm sinh lý của hệ hô hấp và tuần hoàn của trẻ em

Việc nghiên cứu một số đặc điểm về thể lực và thể trạng của trẻ vị thành
niên cũng được nhiều tác giả thực hiện.


4

Nghiên cứu tần số thở của các tác giả (Đoàn Yên và cs, 1993; Nghiêm Xuân
Thăng, 1993; Tạ Thúy Lan và Trần Thị Loan, 2010; Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2013;
…) cho thấy tần số thở của học sinh giảm dần theo tuổi.
Nghiên cứu tần số tim, huyết áp của trẻ em, các tác giả (Đoàn Yên và
cs,1993; Nghiêm Xuân Thăng, 1993; Trần Thị Loan, 2002; Đỗ Hồng Cường, 2006;
Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2013;…) nhận thấy tần số tim của nữ cao hơn so với của
nam ở hầu hết các lứa tuổi nghiên cứu .
nhận thấy huyết áp tâm thu và tâm
trương tăng dần, huyết âp tâm thu và huyết áp tâm trương của nữ cao hơn so với
của nam cùng tuổi

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là trẻ vị thành niên có độ tuổi từ 11 - 17 ở huyện Sóc
Sơn - Hà Nội. Các đối tượng nghiên cứu có trạng thái tâm, sinh lý bình thường và
không có dị tật bẩm sinh, không có bệnh mạn tính. Tổng số các đối tượng nghiên
cứu gồm 840 trẻ, trong đó có 420 nam và 420 nữ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các đặc điểm sinh lý sinh dục được xác định bằng phương pháp hồi cố và
phỏng vấn trực tiếp.
Các chỉ số được nghiên cứu theo phương pháp thường dùng trong y, sinh
học. Trong đó, chiều cao và cân nặng được đo bằng cân y học; vòng ngực, vòng
bụng, vòng mông, vòng cánh tay được đo bằng thước dây; tần số thở, tần số tim

được đo bằng ống nghe tim phổi, huyết áp được xác định theo phương pháp
Korotkov.
Số liệu được xử lý trên máy vi tính. Các dữ liệu được xử lý theo phương
pháp thống kê dùng trong y – sinh học. Kết quả nghiên cứu được so sánh với số
liệu trong quyển HSSH và những công trình nghiên cứu gần đây của các tác giả
khác.


5

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của trẻ vị thành niên
3.1.1. Tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên
Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy ở độ tuổi 11 đã có 18,33% trẻ nam đã dậy
thì. Tỉ lệ trẻ nam đã dậy thì tăng dần theo tuổi, đến 12 tuổi có 83,33%, đến 14 và
15 tuổi có 98,33% và đến 16 tuổi thì tất cả trẻ nam đều đã dậy thì. Như vậy, phần
lớn trẻ nam dậy thì ở độ tuổi 12. Tuổi dậy thì trung bình của trẻ vị thành niên nam
là 12 năm 9 tháng ± 10 tháng.
3.1.1.1. Tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên nữ
Bảng 3.1. Tuổi dậy thì (xuất tinh) của nam
Tuổi
11
12
13
14
15
16
17
TS


n
n
60
60
60
60
60
60
60
420

Số trẻ đã dậy thì
SL
11
50
58
59
59
60
60
358

Tỉ lệ (%)
18,33
83,33
96,66
98,33
98,33
100,00

100,00
85,00

Tuổi dậy thì (năm, tháng)
12 năm ± 0 tháng
12 năm 6 tháng ± 6 tháng
12 năm 9 tháng ± 11 tháng
12 năm 5 tháng ± 10 tháng
13 năm 5 tháng ± 1 năm 3 tháng
13 năm ± 11 tháng
13 năm 4 tháng ± 1 năm 1 tháng
12 năm 9 tháng ± 10 tháng

Số liệu trong bảng 3.2 cho thấy ở độ tuổi 11 đã có 60,00% trẻ nữ đã dậy thì.
Tỉ lệ trẻ nữ đã dậy thì tăng dần theo tuổi, đến 14 tuổi thì tất cả trẻ nữ đều đã dậy
thì. Như vậy, phần lớn trẻ nữ dậy thì ở độ tuổi 11 - 12. Tuổi dậy thì trung bình của
trẻ vị thành niên nữ ở huyện Sóc Sơn là 12 năm 5 tháng ± 1 năm. Nam dậy thì
muộn hơn so với nữ khoảng 1 năm.
Qua phân tích ở trên cho thấy tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên ở huyện Sóc
Sơn đến sớm hơn so với trẻ vị thành niên trong các nghiên cứu của các tác giả
nghiên cứu trước như của HSSH, Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan và cs, Đỗ Hồng
Cường, Nguyễn Thị Bích Ngọc…ở cả nam và nữ. Điều này theo chúng tôi ngoài
các yếu tố về di truyền, giới tính còn do điều kiện sinh hoạt, chất lượng cuộc sống
ngày càng tốt hơn, chế độ dinh dưỡng được đảm bảo hơn, bên cạnh đó việc tiếp
cận các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, ti vi, internet, sinh hoạt
cộng đồng,…cũng phần nào tác động đến việc dậy thì sớm của các em.


6


Bảng 3.2. Tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên nữ

Tuổi

n

11
12
13
14
15
16
17
TS

60
60
60
60
60
60
60
420

Số trẻ đã dậy thì
SL
Tỉ lệ (%)
36
60,00
38

63,33
54
90,00
60
100,00
60
100,00
60
100,00
60
100,00
368
87,62

Tuổi dậy thì (năm, tháng)
11 năm 5 tháng ± 8 tháng
11 năm 11 tháng ± 11 tháng
12 năm 6 tháng ± 1 năm
12 năm 3 tháng ± 11 tháng
13 năm ± 1 năm 1 tháng
13 năm ± 1 năm 1 tháng
13 năm ± 1 năm 2 tháng
12 năm 5 tháng ± 1 năm

3.1.1.2. Thời gian chu kì kinh nguyệt của trẻ vị thành niên
Bảng 3.3. Thời gian chu kì kinh nguyệt của trẻ vị thành niên

Tuổi

n


11
12
13
14
15
16
17
TS

36
34
54
60
59
60
60
363

Thời gian chu kì kinh nguyệt (ngày)
( X ± SD)
Ngắn nhất
Dài nhất
27,81 ± 2,73
30,97 ± 5,17
28,00 ± 2,57
31,74 ± 5,87
28,17 ± 4,42
31,89 ± 6,10
28,24 ± 3,36

32,26 ± 6,11
27,59 ± 4,48
30,36 ± 4,65
28,08 ± 4,15
31,82 ± 4,90
28,82 ± 3,01
32,55 ± 4,47
28,10 ± 3,53
31,66 ± 5,32

X 1-X

2

3,16
3,74
3,72
4,02
2,77
3,74
3,73
3,55

Số liệu trong bảng 3.3 cho thấy, thời gian chu kì kinh nguyệt của các em dao
động từ 28,10 ngày đến 31,66 ngày, chênh lệch trung bình 3,55 ngày. Mức chênh
lệch chu kì kinh nguyệt ngắn nhất và dài nhất của các em nữ giảm dần theo tuổi
tuổi. Ở độ tuổi 11 chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất là 27,81 ngày và dài nhất là 30,97
ngày, chênh lệch 3,16 ngày. Đến 17 tuổi, mức chênh lệch giữa chu kỳ kinh ngắn
nhất và dài nhất là 3,73 ngày.
3.1.2. Số ngày hành kinh, mức độ tuần hoàn của chu kỳ kinh ở trẻ vị thành niên

Bảng 3.4. Số ngày hành kinh của trẻ vị thành niên nữ
Tuổi n

Số ngày hành kinh ở trẻ vị thành niên
( X ± SD)

2

X 1-X

2


7

11 36
12 34
13 54
14 60
15 59
16 60
17 60
TS 363

Ngắn nhất
4,86 ± 1,25
5,29 ± 1,51
4,87 ± 1,44
5,33 ± 1,62
4,81 ± 1,29

4,90 ± 1,26
4,82 ± 1,24
4,98 ± 1,37

Dài nhất
6,19 ± 1,62
6,66 ± 1,85
5,96 ± 1,55
6,14 ± 1,75
5,36 ± 1,73
5,42 ± 1,74
5,22 ± 1,40
5,85 ± 1,66

1,33
1,37
1,09
0,81
0,55
0,52
0,40
0,87

Số liệu trong bảng 3.4 cho thấy, số ngày hành kinh của các em dao động từ
4,98 đến 5,85 ngày, chênh lệch trung bình giữa số ngày hành kinh ngắn nhất và dài
nhất là 0,87 ngày. Mức chênh lệch về số ngày hành kinh nhiều nhất ở lứa tuổi 11,
sau đó giảm dần sau mỗi lứa tuổi và đến 17 tuổi. Ở giai đoạn từ 11 - 13 tuổi, mức
chênh lệch về số ngày hành kinh khá cao chứng tỏ ở giai đoạn này, kinh nguyệt
của các em chưa ổn định. Từ 15 tuổi trở đi, do các chức năng sinh lý sinh dục của
các em đã tương đối ổn định nên số ngày hành kinh cũng được ổn định hơn. Điều

này phù hợp với nhận xét của một số tác giả khác như của Phan Thị Sang, Nguyễn
Tấn Gi Trọng.
3.2. Một số đặc điểm hình thái của trẻ vị thành niên
3.2.1. Chiều cao của trẻ vị thành niên
3.2.1.1. Chiều cao của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Các số liệu trên bảng 3.5 cho thấy, chiều cao của nam mỗi năm tăng trung
bình 3,44 cm, của nữ là 1,60 cm . Như vậy, ở giai đoạn này, chiều cao của nam
tăng nhanh và tăng nhiều hơn của nữ. Chiều cao của nam tăng nhảy vọt lúc 12 - 13
tuổi, ở nữ lúc 11 - 12 tuổi. Sau đó chiều cao của nam và nữ đều tăng rất ít. Từ 11 12 tuổi, chiều cao của nam và của nữ tương đương nhau, còn từ 13 - 17 tuổi, chiều
cao của nam lớn hơn của nữ với mức chênh lệch ngày càng nhiều, từ 5,39 cm đến
11,25 cm (p<0,05). Vì vậy, trên đồ thị biểu diễn chiều cao của nam và nữ có điểm
giao chéo tăng trưởng lúc 12 - 13 tuổi. Sở dĩ có sự khác biệt về sự phát triển chiều
cao giữa nam và nữ là do đặc điểm giới tính của các em. Ở giai đoạn này, cơ thể
các em diễn ra quá trình dậy thì và theo quy luật sinh học, nữ thường dậy thì sớm
hơn so với nam nên thời điểm tăng nhanh chiều cao của nữ cũng đến sớm hơn so
với của nam.
Bảng 3.5. Chiều cao của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Chiều cao của trẻ vị thành niên (cm)

X 1-X

2

p


8

Nam (1)
n

X ± SD
11 60 147,33 ± 7,20
12 60 151,46 ± 7,13
13 60 160,02 ± 7,64
14 60 165,80 ± 5,31
15 60 165,92 ± 4,87
16 60 166,68 ± 4,97
17 60 167,98 ± 4,91
Tăng trung bình /năm

Tuổi

Tăng
4,11
8,56
5,78
0,12
0,76
1,30
3,44

Nữ (2)
X ± SD
147,16 ± 7,90
151,47 ± 6,78
154,64 ± 5,96
155,57 ± 4,59
156,30 ± 4,44
156,47 ± 5,16
156,73 ± 4,69


n
60
60
60
60
60
60
60

(1-2)

Tăng
4,51
2,97
0,93
0,73
0,17
0,26
1,60

0,17
-0,01
5,38
10,23
9,62
10,21
11,25

>0,05

>0,05
<0,05
<0.05
<0,05
<0,05
<0,05

Các số liệu về chiều cao của trẻ vị thành niên cùng lứa tuổi trong nghiên cứu
của chúng tôi có trị số lớn hơn so với số liệu nghiên cứu trước năm 1975 và trong
thập niên 80 của các tác giả khác. Sự khác nhau đó có thể do nhiều nguyên nhân
như: đối tượng nghiên cứu thuộc các địa bàn, điều kiện sống khác nhau và khuynh
hướng tăng trưởng thế tục.
3.2.1.2. Chiều cao của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì
Bảng 3.6. Chiều cao của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì
Giới tính

Tuổi

Nam

11
12
13
Chung

Nữ

Chiều cao của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì (cm)
Chưa dậy thì
Đã dậy thì

n
Tăng
n
Tăng
X ± SD
X ± SD
49 147,30 ± 6,93
11
147,45 ± 7,33
10 151,26 ± 7,30 3,96
50
153.50 ± 6,20 6,05
2 156,00 ± 8,49 4,74
58
160,16 ± 7,65 6,66
61
119
6,36

X 1- X

2

p
(1-2)

-0,15
-1,94
-4,16


>0,05
>0,05
>0,05

11

24

144,08 ± 8,05

-

36

149,22 ± 7,17

-

-5,14

>0,05

12
13
Chung

22
6
52


140,50 ± 6,02
150,83 ± 5,49

2,42
4,33
3,38

38
54
128

154,34 ± 5,44
155,06 ± 5,90

5,12
0,72
2,92

-7,84
-4,23

>0,05
>0,05

Các số liệu trên bảng 3.6 cho thấy, chiều cao của nam chưa dậy thì tăng trung
bình 4,35 cm/năm, của nam đã dậy thì 6,36 cm/năm. Chiều cao của nữ chưa dậy thì
tăng trung bình 3,38 cm/năm, của nữ đã dậy thì 2,92 cm/năm. Điều đó chứng tỏ ở
cùng một độ tuổi, chiều cao của trẻ đã dậy thì phát triển tốt hơn so với trẻ chưa dậy
thì.
Trong giai đoạn dậy thì, các hoocmon sinh trưởng và hoocmon sinh dục tiết

ra mạnh nhất làm chiều dài xương tăng nhanh, đặc biệt là sự dài ra của các xương


9

ống. Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao của các em diễn ra không đồng đều theo độ
tuổi là do đặc điểm giới tính của các em.
3.2.2. Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên
3.2.2.1. Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Bảng 3.7. Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên (kg)
Nam (1)
Nữ (2)
X 1-X 2
Tuổi
n
Tăng n
Tăng
X ± SD
X ± SD
11 60 41,61 ± 8,53
- 60 38,88 ± 6,88
3,12
12 60 42,08 ± 7,66 0,08 60 42,22 ± 7,05 3,07
0,13
13 60 46,70 ± 7,10 4,62 60 44,63 ± 6,48 1,83
2,92
14 60 52,98 ± 7,41 6,28 60 44,67 ± 4,87 0,79
8,41
15 60 53,48 ± 7,71 0,50 60 44,87 ± 4,48 0,30

8,61
16 60 53,77 ± 7,05 0,29 60 45,95 ± 4,81 1,08
7,82
17 60 54,28 ± 7,48 0,51 60 46,03 ± 4,33 0,08
8,25
Tăng trung bình /năm
2,11
1,02

p
(1-2)
<0,05
>0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05

Từ 11 đến 17 tuổi, khối lượng cơ thể của các em tăng liên tục theo tuổi
nhưng không đều (bảng 3.7). Mức tăng trung bình ở nam là 2,11 kg/năm và ở nữ là
1,02 kg/năm. Thời điểm tăng nhảy vọt khối lượng cơ thể của nữ diễn ra sớm hơn
so với của nam từ 1 - 2 năm. Như vậy, thời điểm tăng nhảy vọt khối lượng cơ thể
của nam và của nữ diễn ra muộn hơn so với thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao.
Sau đó khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên vẫn tiếp tục tăng nhưng không
nhiều. Nhìn chung, ở cùng một độ tuổi, khối lượng cơ thể của nam lớn hơn của nữ.
Với mức chênh lệch khá lớn, từ 2,92 - 8,61 kg (p < 0.05).
Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên trong nghiên cứu của chúng tôi lớn
hơn so với số liệu của các tác giả khác như của Đoàn Yên, của Đào Huy Khuê, của
Trần Thị Loan, của Lê Ngọc Trọng, của Trần Thị Loan và Nguyễn Bá Hùng, của

Trần Thị Loan và Lê Thị Tám và của Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Điều đó chứng tỏ khối lượng cơ thể của người Việt Nam có gia tăng theo
thời gian với tốc độ rất thấp, khoảng 0,5 - 1 kg/năm. Điều này cũng được giải thích
bằng sự cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời gian gần đây. Do
điều kiện sống, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng tốt hơn đã ảnh hưởng tới sự phát
triển của trẻ em.
3.2.2.2. Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì
Bảng 3.8. Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì


10

Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên (kg)
Tuổi
Chưa dậy thì
Đã dậy thì
n
Tăng
n
Tăng
X ± SD
X ± SD
11 49 41,50 ± 7,75
11 42,10 ± 8,76
12 10 41,70 ± 7,04
0,2
50 42,16 ± 9,50 0,06
13
2 38,00 ± 2,83
-3,7

58 47,00 ± 9,10 3,12
Nam Chun
61
-1,75 119
1,59
g
11 24 36,25 ± 6,27
36 40,64 ± 6,80
12 22 41,00 ± 2,10
0,25
38 44,09 ± 6,73 3,45
13
6 36,50 ± 3,67
-4,5
54 45,53 ± 7,70 1,44
Nữ
Chun
52
-2,38 128
2,45
g
Giới
tính

X 1- X

2

p
(1-2)


-0,60
-0,46
-9,00

>0,05
>0,05
<0,05

-4,39
-3,09
-9,03

<0,05
<0,05
<0,05

So sánh khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì (bảng 3.8)
cho thấy, khối lượng cơ thể của nam chưa dậy thì tăng trung bình 1,75 kg/năm, của
nữ chưa dậy thì tăng trung bình 2,38 kg/năm; khối lượng cơ thể của nam đã dậy thì
tăng trung bình 1,59 kg/năm, của nữ đã dậy thì tăng trung bình 2,45 kg/năm.
Nhìn chung, trong cùng một độ tuổi, cùng một giới tính, khối lượng cơ thể
của trẻ đã dậy thì đều vượt trội hơn so với của trẻ chưa dậy thì với mức chênh lệch
đáng kể (p<0,05). Kết quả này phù hợp với nhận xét của Phan Thị Sang.
3.2.3. Vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên
3.2.3.1. Vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Số liệu trong bảng 3.9 cho thấy, vòng ngực trung bình của các em tăng lên
tục nhưng không đều. Mức tăng trung bình ở nam là 1,63 cm và ở nữ là 1,24 cm.
Trong đó, vòng ngực của nam tăng nhanh trong giai đoạn từ 12 - 14 tuổi, tăng nhảy
vọt lúc 12 - 13 tuổi, của nữ tăng nhanh trong giai đoạn 11 - 13 tuổi, tăng nhảy vọt

lúc 12 - 13 tuổi. Ở cùng một độ tuổi, vòng ngực của nam luôn lớn hơn của nữ với
mức chênh lệch khá lớn, từ 2,60 - 5,92 cm với p<0,05.
Vòng ngực của trẻ vị thành niên nam và nữ trong nghiên cứu của chúng tôi
lớn hơn so với số liệu của Đào Huy Khuê, Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs, Trần Thị
Loan và Nguyễn Bá Hùng, Trần Thị Loan và Lê Thị Tám, Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Qua phân tích cho thấy, vòng ngực của người Việt Nam có gia tăng trong những
năm gần đây nhưng mức gia tăng cũng rất ít.
Bảng 3.9. Vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính


11

Vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên (cm)
Nam (1)
Nữ (2)
Tuổi
n
Tăng n
Tăng
X ± SD
X ± SD
11 60
69,95 ± 6,44
- 60 67,21 ± 6,10
12 60
71,24 ± 4,28
1,29 60 68,54 ± 4,46 1,33
13 60
73,76 ± 5,33
2,52 60 71,07 ± 5,37 2,53

14 60
77,08 ± 5,36
3,32 60 71,78 ± 4,91 0,71
15 60
78,28 ± 4,98
1,20 60 72,83 ± 3,87 1,05
16 60
79,59 ± 5,08
1,31 60 73,67 ± 5,16 0,84
17 60
79,78 ± 6,01
0,19 60 74,62 ± 5,48 0,95
Tăng trung bình/năm
1,63
1,24

X 1- X

p
(1-2)

2

2,74
2,70
2,69
5,30
5,45
5,92
5,15


<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05

3.2.3.2. So sánh vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì
Bảng 3.10. Vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì
Vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên (cm)
Tuổi
Chưa dậy thì
Đã dậy thì
n
Tăng n
Tăng
X ± SD
X ± SD
11 49 69,83 ± 6,76
11 70,50 ± 4,74
12 10 68,55 ± 7,28 1,28 50 71,78 ± 8,37 1,28
Nam
13
2 69,75 ± 3,89 1,2 58 74,57 ± 5,33 2,79
Chung 61
1,24 119
2,04
11 24 65,77 ± 8,09

36 68,17 ± 4,17
12 22 65,25 ± 3,13 0,52 38 70,45 ± 7,12 2,28
Nữ
13
6 68,08 ± 6,08 2,83 54 71,40 ± 5,25 0,95
Chung 52
1,16 128
1,62
Giới
tính

X 1- X

2

p
(1-2)

-0,67
-3,23
-4,82

>0,05
>0,05
>0,05

-2,40
-5,20
-3,32


>0,05
>0,05
>0,05

So sánh vòng ngực của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì (bảng 3.10) cho
thấy, vòng ngực trung bình của nam chưa dậy thì tăng trung bình 1,24 cm/năm, của
nữ là 1,16 cm/năm; của nam đã dậy thì tăng trung bình 2,04 cm/năm, của nữ 1,62
cm/năm. Trong cùng một độ tuổi, cùng một giới tính, vòng ngực trung bình của trẻ
vị thành niên đã dậy thì đều cao hơn chưa dậy thì. Điều đó chứng tỏ những trẻ vị
thành niên đã dậy thì phát triển tốt hơn so với trẻ chưa dậy thì. Những điều này
được giải thích tương tự như sự phát triển về cân nặng của trẻ ở giai đoạn dậy thì,
quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là quá trình đồng hóa các chất các
chất diễn ra mạnh mẽ làm tăng khối cơ ngực đồng thời nhu cầu oxi tăng. Vì vậy,
lồng ngực của các em được mở rộng.
3.2.4. Vòng bụng của trẻ vị thành niên


12

3.2.4.1. Vòng bụng của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Bảng 3.11. Vòng bụng của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Vòng bụng của trẻ vị thành niên (cm)
Nam (1)
Nữ (2)
Tuổi
n
Tăng n
X ± SD
X ± SD
11 60 66,36 ± 8,38

- 60 64,17 ± 6,86
12 60 66,73 ± 8,59 0,37 60 65,19 ± 7,50
13 60 68,25 ± 6,83 1,52 60 66,70 ± 5,40
14 60 72,05 ± 6,55 3,80 60 66,80 ± 5,53
15 60 72,35 ± 7,37 0,30 60 66,87 ± 4,35
16 60 72,42 ± 5,38 0,07 60 67,92 ± 5,52
17 60 73,03 ± 8,00 0,61 60 67,97 ± 4,69
Tăng trung bình/năm
1,26

X 1- X

Tăng
1,02
1,51
0,10
0,07
1,05
0,05
0,63

1,28
1,54
1,55
5,25
5,48
4,50
5,06

2


p
(1-2)
>0,05
>0,05
>0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05

Vòng bụng của các em tăng liên tục từ 11 đến 17 tuổi (bảng 3.11). Ở nam,
trung bình mỗi năm vòng bụng tăng 1,26 cm và ở nữ tăng 0,63 cm. Trong cùng
một độ tuổi, vòng bụng của nam đều lớn hơn của nữ nhưng mức chênh lệch chỉ đủ
lớn ở giai đoạn 14 - 17 tuổi (p<0,05), còn ở giai đoạn 11 - 13 tuổi mức chênh lệch
không đủ lớn (p>0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vòng bụng của các em lớn hơn
nhiều so với của Đào Huy Khuê.
3.2.4.2. So sánh vòng bụng của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì
Số liệu ở bảng 3.12 cho thấy, vòng bụng của trẻ vị thành niên đã và chưa
dậy thì vẫn tăng theo tuổi. Vòng bụng của nam chưa dậy thì tăng trung bình 0,65
cm/năm và ở nữ là 1,03 cm/năm. Vòng bụng của nam đã dậy thì mỗi năm tăng
trung bình 0,86 cm và ở nữ là 1,17 cm/năm. Trong cùng một độ tuổi, cùng một giới
tính, vòng bụng trẻ vị thành niên đã dậy thì đều cao hơn so với trẻ chưa dậy thì.
Bảng 3.12. Vòng bụng của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì

Giới
tính

Tuổi


n
11 49
12 10
13
2
Nam
Chung 61

Vòng bụng của trẻ vị thành niên (cm)
Chưa dậy thì
Đã dậy thì
Tăng n
X ± SD
X ± SD
65,20 ± 4,49
11
66,59 ± 5,99
65,90 ± 6,94
0,7 50
66,90 ± 4,93
66,50 ± 2,12
0,6 58
68,31 ± 4,93
0,65 119

X 1-X

Tăng
0,31

1,41
0,86

-1,39
-1,00
-1,81

2

p
(1-2)
>0,05
>0,05
>0,05


13

11
12
13
Nữ
Chung

24
22
6
52

63,71 ± 4,94

64,29 ± 5,42
65,76 ± 3,02

36
0,58 38
1,47 54
1,03 128

64,47 ± 6,16
65,71 ± 4,03
66,80 ± 5,69

1,24
1,09
1,17

-0,76
-1,42
-1,04

>0,05
>0,05
>0,05

3.2.5. Vòng mông của trẻ vị thành niên
3.2.5.1. Vòng mông của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Bảng 3.13. Vòng mông của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Vòng mông của trẻ vị thành niên (cm)
Nam (1)
Nữ (2)

Tuổi
n
Tăng n
X ± SD
X ± SD
11 60 79,80 ± 6,79
- 60
79,46 ± 6,25
12 60 81,50 ± 7,50
1,72 60
80,92 ± 6,85
13 60 84,05 ± 6,86
2,55 60
83,92 ± 6,11
14 60 85,80 ± 7,50
1,75 60
84,76 ± 5,40
15 60 86,58 ± 5,17
0,78 60
85,03 ± 3,86
16 60 87,07 ± 4,81
0,49 60
85,93 ± 4,68
17 60 88,12 ± 4,96
1,05 60
86,70 ± 5,01
Tăng trung bình/năm
1,39

X 1-X


Tăng
1,46
3,00
0,84
0,27
0,90
0,77
1,21

2

0,34
0,58
0,13
1,04
1,55
1,14
1,42

p
(1-2)
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05


Số liệu ở bảng 3.13 cho thấy, từ 11 đến 17 tuổi, vòng mông của nam tăng
trung bình là 1,39 cm/năm và của nữ là 1,21 cm/năm. Như vậy, tốc độ tăng vòng
mông của nam ở giai đoạn này lớn hơn của nữ. Trong cùng một độ tuổi, vòng
mông nam đều lớn hơn so với của nữ, nhưng mức chênh lệch không lớn, chỉ
khoảng 0,13 - 1,55 cm (p>0,05).
3.2.5.2. So sánh vòng mông của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì
Trẻ từ 11 đến 13 tuổi (bảng 3.14), vòng mông của các em nữ và nam đã và
chưa dậy thì vẫn tiếp tục tăng. Vòng mông của trẻ nam chưa dậy tăng trung bình
0,21 cm/năm và đã dậy thì tăng trung bình 1,20 cm/năm: của trẻ nữ chưa dậy thì
tăng trung bình 2,35 cm/năm và đã dậy thì tăng trung bình 1,90 cm/năm. Trong
cùng một độ tuổi, cùng một giới tính, vòng mông của trẻ đã dậy thì đều lớn hơn so
với của trẻ chưa dậy thì, nhưng mức chênh lệch không lớn. Một điều đáng chú ý là
dù đã dậy thì hay chưa dậy thì, vòng mông của nữ cũng đều tăng nhanh và tăng
nhiều hơn của nam.
Bảng 3.14. Vòng mông của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì
Giới

Tuổi

Vòng mông của trẻ vị thành niên (cm)

X 1-X

2

p


14


tính

n
11
49
12
10
Nam
13
2
Chung 61
11
24
12
22
Nữ
13
6
Chung 52

Chưa dậy thì
Đã dậy thì
Tăng n
X ± SD
X ± SD
79,59 ± 6,93
11 81,80 ± 6,51
79,60 ± 7,57 0,01 50 81,88 ± 7,18
80,00 ± 2,83
0,4 58 84,19 ± 6,92

0,21 119
78,32 ± 6,42
36 80,22 ± 6,02
76,69 ± 3,89 -1,63 38 83,37 ± 5,93
83,02 ± 3,33 6,33 54 84,02 ± 6,16
2,35 128

(1-2)
Tăng
0,08
2,31
1,20
3,15
0,65
1,90

-2,21
-2,28
-4,19

>0,05
>0,05
<0,05

-1,90
-6,68
-1,00

>0,05
<0,05

>0,05

3.2.6. Vòng cánh tay của trẻ vị thành niên
3.2.6.1. Vòng cánh tay của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Bảng 3.15. Vòng cánh tay của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Vòng cánh tay của trẻ vị thành niên (cm)
Nam (1)
Nữ (2)
Tuổi
n
Tăng n
X ± SD
X ± SD
11
60 23,48 ± 3,00
- 60 22,42 ± 2,34
12
60 23,87 ± 3,74
0,39 60 23,01 ± 2,95
13
60 24,30 ± 3,32
0,43 60 23,99 ± 2,74
14
60 25,30 ± 2,41
1,00 60 24,05 ± 3,01
15
60 26,98 ± 3,90
1,68 60 24,07 ± 2,94
16
60 27,10 ± 4,36

0,12 60 24,47 ± 2,60
17
60 27,20 ± 3,31
0,10 60 24,80 ± 2,46
Tăng trung bình/năm
0,62

X 1- X

Tăng
0,59
0,98
0,06
0,02
0,40
0,33
0,40

1,06
0,86
0,31
1,25
2,91
2,63
2,40

2

p
(1-2)

<0,05
>0,05
>0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05

Số liệu ở bảng 3.15 cho thấy, vòng cánh tay của các em tăng liên tục từ 11
đến 17 tuổi. Trung bình mỗi năm, vòng cánh tay của nam tăng thêm 0,62 cm và
của nữ 0,40 cm. Như vậy, tốc độ tăng vòng cánh tay của nam lớn của nữ. Trừ độ
tuổi 12, 13 thì trong cùng một độ tuổi, vòng cánh tay của nam đều lớn hơn của nữ
với mức chênh lệch đáng kể (0,21 - 2,91 cm với p<0,05)
So với số liệu của Đào Huy Khuê thì vòng cánh tay của trẻ vị thành niên
trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn.
3.2.6.2. So sánh vòng cánh tay của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì
Bảng 3.16. Vòng cánh tay của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì
Giới
tính

Tuổi

Vòng cánh tay của trẻ vị thành niên (cm)
Chưa dậy thì
Đã dậy thì

X 1-X

2


p
(1-2)


15

Nam

Nữ

11
12

n
49
10

13

2

Chun
g
11
12
13
Chun
g

X ± SD


23,39 ± 3,01
23,64 ± 3,29

Tăng n
11
0,25 50

23,99 ± 2,12

0,35 58

61
24
22
6
52

X ± SD

23,90 ± 3,03
23,92 ± 3,88

Tăng
0,02

-0,51
-0,28

>0,05

>0,05

24,31 ± 3,31

0,39

-0,32

>0,05

-2,00
-1,74
-1,16

<0,05
<0,05
>0,05

0,60 119
21,22 ± 2,34
21,91 ± 1,74
22,95 ± 1,17

36
0,69 38
1,04 54
0,87 128

0,21
23,22 ± 2,37

23,65 ± 2,79
24,11 ± 2,59

0,43
0,46
0,45

Số liệu ở bảng 3.16 cho thấy, từ 11 đến 13 tuổi, vòng cánh tay của trẻ nam
chưa dậy thì tăng trung bình 0,60 cm/năm và đã dậy thì tăng 0,21 cm/năm; của trẻ
nữ chưa dậy thì tăng trung bình 0,87 cm/năm và đã dậy thì tăng trung bình 0,45
cm/năm. Như vậy là dù đã dậy thì hay chưa dậy thì, vòng cánh tay của nữ cũng đều
tăng nhanh và tăng nhiều hơn của nam. Trong cùng một độ tuổi, cùng một giới
tính, vòng cánh tay của trẻ đã dậy thì đều lớn hơn so với của trẻ chưa dậy thì, ở nữ
có mức chênh lệch đủ lớn (p<0,05) nhưng ở nam mức chênh lệch không lớn
(p>0,05).
3.3. Đặc điểm thể lực và thể trạng của trẻ vị thành niên
3.3.1. Chỉ số pignet của trẻ vị thành niên
Số liệu ở bảng 3.17 cho thấy, chỉ số pignet của các em tăng trong giai đoạn
đầu và giảm trong giai đoạn sau. Ranh giới giữa hai giai đoạn này là 13 tuổi. Chỉ
số pignet ở trẻ vị thành niên nam và nữ tăng lên đến lúc 13 tuổi, sau đó giảm dần.
Trong cùng một độ tuổi, chỉ số pignet của nam đều nhỏ hơn của nữ nhưng mức
chênh lệch chỉ có ý nghĩa ở giai đoạn 14 - 17 tuổi.
Chỉ số pignet của trẻ vị thành niên (bảng 3.9) biến đổi theo tuổi. Ở giai đoạn
đầu, mức tăng chiều cao nhanh hơn mức tăng cân nặng và vòng ngực nên chỉ số
pignet tăng dần. Còn ở giai đoạn sau, mức tăng chiều cao chậm hơn mức tăng vòng
ngực và cân nặng, nên chỉ số pignet của các em giảm dần. Chỉ số pignet của trẻ vị
thành niên trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với số liệu của HSSH, Trần
Thị Loan, Lê Ngọc Trọng và cs, Đỗ Hồng Cường ở các lứa tuổi. Điều này có thể
giải thích do những thế hệ càng về sau khi điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng,



16

khẩu phần ăn ngày càng đủ cả về chất và lượng thì thể lực của các em ngày càng
tốt hơn.
Bảng 3.17. Chỉ số pignet của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Chỉ số pignet của trẻ vị thành niên
Nam (1)
Nữ (2)
Tuổi
n
Tăng n
X ± SD
X ± SD
11
60 35,48 ± 8,48
60 38,08 ± 6,32
12
60 38,38 ± 8,82 2,90 60 39,78 ± 7,42
13
60 38,91 ± 8,83 0,53 60 40,71 ± 7,19
14
60 35,74 ± 7,91 -3,17 60 39,22 ± 7,88
15
60 34,75 ± 8,11 -1,59 60 38,60 ± 7,14
16
60 34,67 ± 7,71 -0,08 60 36,85 ± 7,64
17
60 33,93 ± 7,40 -0,74 60 36,58 ± 7,42
Tăng trung bình/năm -0,31


X 1-X

Tăng
1,70
0,93
-1,49
-0,62
-1,75
-0,27
-0,21

-2,60
-1,40
-1,87
-3,48
-4,45
-2,18
-2,65

2

p
(1-2)
>0,05
>0,05
>0,05
<0,05
<0,05
>0,05

<0,05

3.3.2. Thể lực của trẻ vị thành niên
3.3.2.1. Thể lực của trẻ vị thành niên
Số liệu ở bảng 3.18 cho thấy đa số học sinh có thể lực trung bình và trên
trung bình. Cụ thể là trẻ em có thể lực trung bình chiếm 41,79%. Số trẻ em có thể
lực trên trung bình chiếm 38,68%, trong đó có 19,52% có thể lực khỏe, 10,95% có
thể lực rất khỏe và có 8,21% có thể lực cường tráng. Số trẻ em có thể lực dưới
trung bình còn chiếm một tỉ lệ khá lớn (19,53%), trong đó 11,91% có thể lực yếu,
5,48% có thể lực rất yếu và 2,14% có thể lực kém. Nhìn chung, số trẻ em có thể
lực trung bình trở lên tăng dần theo tuổi còn số trẻ có thể lực dưới trung bình giảm
dần theo tuổi.
Bảng 3.18. Tỉ lệ trẻ vị thành niên theo thể lực
Tuổi
n
11
12
13
14
15
16
17

120
120
120
120
120
120
120


Tỉ lệ trẻ vị thành niên theo loại thể lực (%)
Cường
Trung
Rất khỏe Khỏe
Yếu Rất yếu Kém
tráng
bình
8,33
9,17
18,33
37,5
15,83
6,67
4,17
10,00
7,50
11,67
44,17
15,83
5,83
5,00
5,83
8,33
26,67
38,33
14,17
5,00
1,67
8,33

5,00
15,83
50,84
12,50
6,67
0,83
8,33
14,17 20,00
40,00
10,00
5,83
1,67
5,83
18,33 19,17
41,67
9,17
5,00
0,83
10,83
14,17 25,00
40,00
5,83
3.34
0,83


17

TS


840

8,21

10,95
38,68

19,52

41,79
41,79

11,91

5,48
19,53

2,14

3.3.2.2. Thể lực của trẻ vị thành niên theo giới tính
Số liệu ở bảng 3.19 cho thấy, ở cả nam và nữ, đa số trẻ em có thể lực trung
bình trở lên nhưng vẫn còn nhiều trẻ em có thể lực dưới trung bình. Có sự khác
biệt khá rõ giữa nam và nữ về tỉ lệ trẻ em theo các mức thể lực khác nhau. Trong
đó, số trẻ em có thể lực thuộc mức trên trung bình của nam chiếm (42,37%) cao
hơn của nữ (36,43%), còn số trẻ em nam có thể lực trung bình trở xuống chiếm
(18,34%) lại thấp hơn so với nữ (19,29%). Điều đó chứng tỏ, nhìn chung, thể lực
của các em nam tốt hơn của các em nữ.
Bảng 3.19. Phân loại thể lực của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Tỉ lệ trẻ vị thành niên theo loại thể lực (%)
Cường Rất

Trung
Rất
Giới tính
Khỏe
Yếu
Kém
tráng khỏe
bình
yếu
Nam Chung 13,09 12,14 17,14 39,29 10,48 5,24
2,62
Nữ Chung 3,33 10,48 22,62 44,28 12,62 5,00
1,67
Tổng Nam
42,37
39,29
18,34
Nữ
36,43
44,28
19,29
số

Cường
tráng
13,09
3,33

3.3.3. Thể trạng của trẻ vị thành niên
3.3.3.1. Chỉ số BMI của trẻ vị thành niên

Số liệu trên bảng 3.20 cho thấy chỉ số BMI của cả nam và nữ đều tăng dần
theo tuổi chứng tỏ thể trạng của các em tốt dần lên. Chỉ số BMI của nam tăng trung
bình 0,23 kg/m2/năm, của nữ 0,15 kg/m2/năm. Như vậy, ở giai đoạn 11 - 17 tuổi,
chỉ số BMI của nam tăng nhiều và nhanh hơn của nữ. Chỉ số BMI của các em nam
và nữ tăng dần là do quá trình phát triển cá thể của giai đoạn này, mức tăng chiều
cao của các em thấp hơn so với mức tăng cân nặng.
Chỉ số BMI ở trẻ vị thành niên chúng tôi nghiên cứu cao hơn so với số liệu
trong nghiên cứu của “HSSH”,Trần Thị Loan, Lê Ngọc Trọng, Đỗ Hồng Cường…
Bảng 3.20. Chỉ số BMI của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Tuổi
11

n
60

Chỉ số BMI của trẻ vị thành niên (kg/m2)
Nam (1)
Nữ (2)
Tăng n
X ± SD
X ± SD
18,01 ± 2,96
60 17,85 ± 2,23

X 1-X

Tăng
-

0,16


2

p
(1-2)
<0,05


18

12 60 18,28 ± 3,43
13 60 18,41 ± 2,44
14 60 19,14 ± 2,24
15 60 19,25 ± 2,56
16 60 19,32 ± 2,18
17 60 19,41 ± 2,65
Tăng trung bình/năm

0,27
0,13
0,73
0,11
0,07
0,09
0,23

60
60
60
60

60
60

18,18 ± 2,60
18,28 ± 2,21
18,36 ± 1,96
18,42 ± 1,62
18,74 ± 1,86
18,78 ± 1,56

0,33
0,10
0,08
0,06
0,32
0,04
0,15

0,10
0,13
0,78
0,83
0,58
0,63

>0,05
>0,05
<0,05
<0,05
>0,05

>0,05

Điều này chứng tỏ tình trạng dinh dưỡng của trẻ vị thành niên thuộc nhóm
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn và thể trạng của các em tốt hơn.
3.3.3.2. Thể trạng của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Bảng 3.21. Tỉ lệ trẻ vị thành niên theo thể trạng và giới tính
Giới
tính
Nam
Nữ
Chung

Tỉ lệ trẻ vị thành niên theo thể trạng (%)
Suy dinh dưỡng Bình thường
Thừa cân
Béo phì
8,81
84,76
5,48
0,95
9,29
88,57
1,43
0,71
9.05
86,67
3,45
0,83

Kết quả nghiên cứu thể trạng của trẻ vị thành niên (bảng 3.21) cho thấy đa

số trẻ trong nhóm nghiên cứu có thể trạng bình thường (86,67%), trẻ thuộc loại suy
dinh dưỡng còn chiếm một tỉ lệ khá cao (9,05%), số trẻ thừa cân chiếm tỉ lệ khá
thấp (3,45%) và rất ít trẻ bị béo phì (0,83%). So với tỉ lệ học sinh THPT bị suy
dinh dưỡng tính chung cho cả nước (10,70%) thì số trẻ vị thành niên trong nhóm
nghiên cứu bị suy dinh dưỡng có tỉ lệ thấp hơn. Điều này chứng tỏ, mức dinh
dưỡng của trẻ vị thành niên ở huyện Sóc Sơn đã được cải thiện.
3.3.3.3. So sánh thể trạng của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì


19

Bảng 3.22. Tỉ lệ trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì theo thể trạng
Tỉ lệ trẻ vị thành niên theo thể trạng (%)
Tình
Nam
Nữ
Suy
Suy
trạng Tuổi
Bình Thừa Béo
Bình
n
dinh
n
dinh
thường cân
phì
thường
dưỡng
dưỡng

11 49 8,16 77,56 12,24 2,04 24 16,66 75,00
Chưa 12 10 40,00 30,00 20,00 10,00 22 18,18 72,72
13
2 100,00 0,00 0,00 0,00
6 83,33 0,00
dậy
TS 61 16,39 67,21 13,11 3,28 52 25,00 65,38
thì
11 11 9,09 63,64 18,18 9,09 36 2,78 97,22
12 50 2,00 90,00 8,00 0,00 38 0,00 94,74
Đã
13 58 5,17 86,21 8,62 0,00 54 1,85 96,30
dậy
TS 119 4,20 85,71 9,25 0,84 128 1,56 96,10
thì

Thừa Béo
cân phì
4,17 4,17
4,55 4,55
16,67 0,00
5,77 3,85
0,00 0,00
2,63 2,63
1,86 0,00
1,56 0,78

So sánh thể trạng của trẻ vị thành niên từ 11 đến 13 tuổi đã và chưa dậy thì
(bảng 3.22) cho thấy trong số nam chưa dậy thì số trẻ bị suy dinh dưỡng (16,39%),
bị thừa cân (13,11%) và bị béo phì (3,28%) đều nhiều hơn so với nam đã dậy thì

(với tỉ lệ tương ứng là 4,20% bị suy dinh dưỡng, 9,25% bị thừa cân và 0,84% bị
béo phì). Đối với nữ cũng có tình trạng tương tự như vậy, trong số nữ chưa dậy thì,
số trẻ bị suy dinh dưỡng (25,00%), bị thừa cân (5,77%) và bị béo phì (3,85%) đều
nhiều hơn so với nữ đã dậy thì (với tỉ lệ tương ứng là 1,56% bị suy dinh dưỡng,
1,56% bị thừa cân và 0,78% bị béo phì).
3.4. Đặc điểm sinh lý của hệ hô hấp và tuần hoàn của trẻ vị thành niên
3.4.1. Tần số thở của trẻ vị thành niên
Bảng 3.23. Tần số thở của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới
Tuổi
11
12
13
14
15
16
17

n
60
60
60
60
60
60
60

Tần số thở của trẻ vị thành niên (lần/phút)
Nam (1)
Nữ (2)
Giảm n

X ± SD
X ± SD
23,20 ± 1,71
60 22,97 ± 1,83
22,93 ± 1,51 -0,27 60 22,30 ± 1,82
20,62 ± 1,41 -2,31 60 20,45 ± 1,19
20,03 ± 1,55 -0,59 60 20,82 ± 1,01
19,00 ± 1,47 -1,03 60 20,08 ± 1,62
18,47 ± 1,26 -0,53 60 19,35 ± 1,72
18,25 ± 1,98 -0,22 60 18,98 ± 1,28

X 1-X

Giảm
-0,67
-1,85
-0,37
-0,74
-0,73
-0,63

0,23
0,63
0,17
-0,79
-1,08
-0,88
-0,73

2


p
(1-2)
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05


20

Giảm trung bình/năm

-0,83

0,73

Số liệu trên bảng 3.23 cho thấy, tần số thở của trẻ giảm dần theo tuổi. Tần số
thở của trẻ nam trung bình mỗi năm giảm 0,83 lần/phút còn ở nữ giảm 0,73
lần/phút. Trong cùng một độ tuổi, tần số thở của trẻ nam thấp hơn của trẻ nữ với
mức chênh lệch khá lớn (p<0,05), trừ ở độ tuổi 11 và 13 (p>0,05) Kết quả này phù
hợp với nhận xét của Trần Thị Loan, Nguyễn Thị Bích Ngọc.
3.4.2. So sánh tần số thở của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì
Bảng 3.24. Tần số thở của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì
Tình
Tuổi
trạng

11
12
13
Chung
11
12
Nữ
13
Chung

Nam

n
49
10
2
61
24
22
6
52

Tần số thở của trẻ vị thành niên (lần/phút)
Chưa dậy thì
Đã dậy thì
Giảm n
Giảm
X ± SD
X ± SD
23,51 ± 1,46

11 21,80 ± 1,88
22,10 ± 1,41
22,00 ± 1,83
24,38 ± 1,65
23,59 ± 1,89
23,00 ± 1,34

1,41 50
0,10 58
0,76 119
36
0,79 38
0,59 54
0,69 128

20,90 ± 1,45
20,57 ± 1,54
22,03 ± 1,30
21,55 ± 1,69
20,17 ± 1,74

0,90
0,33
0,62
0,48
1,38
0,93

X 1-X


p
(1-2)

2

1,71

<0,05

1,20
1,42

<0,05
<0,05

2,35
2,04
2,83

<0,05
<0,05
<0,05

Số liệu ở bảng 3.24 cho thấy, từ 11 đến 13 tuổi, tần số thở của cả trẻ vị thành
niên đã và chưa dậy thì đều giảm khi tuổi tăng nhưng mức giảm không giống nhau.
Tần số thở của nam chưa dậy thì giảm trung bình mỗi năm là 0,76 lần/phút và đã
dậy thì giảm là 0,62 lần/phút. Tần số thở của nữ chưa dậy thì giảm trung bình mỗi
năm là 0,69 lần/phút và đã dậy thì giảm là 0,93 lần/phút. Trong cùng một độ tuổi,
cùng một giới tính, tần số thở của trẻ vị thành niên đã dậy thì đều thấp hơn so với
chưa dậy thì.

3.4.2. Tần số tim của trẻ vị thành niên
3.4.2.1. Tần số tim của trẻ vị thành niên
Kết quả nghiên cứu tần số tim của trẻ vị thành niên ở bảng 3.25 cho thấy, tần
số tim của trẻ vị thành niên giảm dần theo tuổi. Tần số tim giảm trung bình/năm
đối với nam là 1,40 nhịp còn với nữ là 1,30 nhịp.
Bảng 3.25. Tần số tim của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Tần số tim của trẻ vị thành niên (lần/phút)

X 1-X

2

p


21

Nam (1)
n
X ± SD
11 60 82,80 ± 3,34
12 60 81,10 ± 2,13
13 60 77,90 ± 2,89
14 60 76,83 ± 3,33
15 60 76,53 ± 3,38
16 60 75,18 ± 4,91
17 60 74,43 ± 3,94
Giảm trung bình/năm

Tuổi


Giảm
-1,70
-3,20
-1,07
-0,30
-1,35
-0,75
-1,40

n
60
60
60
60
60
60
60

Nữ (2)
X ± SD
83,47 ± 4,80
81,01 ± 3,71
79,15 ± 4,13
78,63 ± 3,48
77,27 ± 2,41
76,48 ± 3,98
75,67 ± 4,50

Giảm

-2,46
-1,86
-0,52
-1,36
-0,79
-0,81
-1,30

(1-2)
-0,67
0,09
-1,25
-1,80
-0,74
-1,30
-1,24

>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

Tần số tim của nam giảm nhanh nhất lúc 12 - 14 tuổi và của nữ lúc 11 - 13
tuổi. Sau thời điểm này, tốc độ giảm tần số tim của các em không nhiều. Thời điểm
giảm nhanh tần số tim của nam xuất hiện muộn hơn so với nữ khoảng 1 - 2 năm
vào thời điểm dậy thì. Tần số tim của trẻ vị thành niên giảm dần khi tuổi càng tăng
là do trong quá trình phát triển cá thể của các em, tim phát triển cả cấu trúc lẫn

chức năng theo hướng buồng tim ngày càng to, cơ tim ngày càng khỏe. Kết quả là
thể tích co tim ngày càng lớn nên tần số tim giảm. Nhìn chung, ở hầu hết các lứa
tuổi, tần số tim của nữ luôn cao hơn so với nam. Điều này phù hợp với kết nhận xét
của Đoàn Yên, Trần Thị Loan và Đỗ Hồng Cường.
3.4.2.2. So sánh tần số tim của trẻ vị thành niên
Kết quả nghiên cứu tần số tim của trẻ vị thành niên ở bảng 3.26 cho thấy, tần
số tim của trẻ vị thành niên từ 11 đến 13 tuổi đã và chưa dậy thì vẫn tiếp tục giảm.
Tần số tim của nam chưa dậy thì mỗi năm giảm trung bình 0,51 nhịp/phút và của
nam đã dậy thì giảm 2,20 nhịp/phút. Tần số tim của nữ chưa dậy thì giảm trung
bình 1,02 nhịp/phút, và của nữ đã dậy thì giảm 1,85 nhịp/phút. Ở cả nam và nữ,
trong cùng một độ tuổi, tần số tim của trẻ đã dậy thì đều thấp hơn so với của trẻ
chưa dậy thì.
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả, tần số tim của trẻ vị
thành niên trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với số liệu của Đoàn Yên,
Trần Thị Loan và Đỗ Hồng Cường.
Bảng 3.26. Tần số tim của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì
Tình
trạng
Nam

Tần số tim của trẻ vị thành niên (lần/phút)
Tuổi
Chưa dậy thì
Đã dậy thì
n
Giảm n
Giảm
X ± SD
X ± SD
11 49 83,02 ± 4,55

11 81,80 ± 3,16
-

X 1- X

1,22

2

p
(1-2)
>0,05


22

12
13
Chung
11
12
Nữ
13
Chung

10
2
61
24
22

6
52

82,20 ± 2,35
82,00 ± 3,07
85,04 ± 3,98
84,18 ± 4,35
83,00 ± 3,02

0,82
0,20
0,51
0,86
1,18
1,02

50
58
119
36
38
54
128

80,88 ± 5,47
77,76 ± 4,42
82,42 ± 3,28
79,18 ± 3,59
78,72 ± 4,35


0,92
3,12
2,02
3,24
0,46
1,85

1,32
4,24

>0,05
<0,05

2,62
5,00
4,28

<0,05
<0,05
<0,05

3.4.3. Huyết áp của trẻ vị thành niên
3.4.3.1. Huyết áp tối đa của trẻ vị thành niên
Các số liệu ở bảng 3.27 cho thấy huyết áp tối đa của trẻ vị thành niên đều
tăng dần từ 11 - 17 tuổi. Mức tăng trung bình/năm là 2,46 mmHg đối với nam và
2,00 mmHg đối với nữ. Thời điểm tăng nhanh huyết áp tối đa của nữ (lúc 12 - 13
tuổi) sớm hơn so với nam (lúc 13 - 14 tuổi) khoảng 1 năm. Trong cùng một độ tuổi
huyết áp tối đa của nữ luôn cao hơn của nam. Kết luận này phù hợp với nhận xét
của các tác giả Đoàn Yên, Trần Thị Loan.
Bảng 3.27. Huyết áp tối đa của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính

Huyết áp tối đa của trẻ vị thành niên (mmHg)
Tuổi
Nam (1)
Nữ (2)
n
Tăng n
Tăng
X ± SD
X ± SD
11 60 96,96 ± 5,06 - 60 100,08 ± 5,00 12 60 100,58 ± 6,14 3,62 60 101,37 ± 4,84 1,29
13 60 101,89 ± 5,77 1,31 60 105,42 ± 7,52 4,05
14 60 105,98 ± 4,24 4,09 60 107,09 ± 6,31 1,67
15 60 108,32 ± 7,33 2,32 60 109,17 ± 7,14 2,08
16 60 110,43 ± 7,15 2,11 60 111,00 ± 7,79 1,83
17 60 111,80 ± 4,63 1,31 60 112,08 ± 4,93 1,08
Tăng trung bình/năm 2,46
2,00

X 1- X

-3,12
-0,79
-3,53
-1,11
-0,85
-0,57
-0,28

2


p
(1-2)
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

3.4.3.2. Huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành niên
Các số liệu trong bảng 3.28 cho thấy huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành niên
đều tăng dần từ 11 - 17 tuổi. Mức tăng trung bình/năm là 2,12 mmHg đối với nam
và 1,96 mmHg đối với nữ. Thời điểm tăng nhanh huyết áp tối thiểu của nữ (lúc 12
- 13 tuổi) sớm hơn so với nam (lúc 13 - 14 tuổi) khoảng 1 năm. Trong cùng một độ
tuổi huyết áp tối thiểu của nữ luôn cao hơn của nam. Kết quả này phù hợp với nhận
xét của các tác giả Đoàn Yên, Trần Thị Loan, Nguyễn Văn Mùi.
Bảng 3.28. Huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính


23

Huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành niên (mmHg)
Tuổi
Nam (1)
Nữ (2)
n
Tăng n
Tăng
X ± SD

X ± SD
11 60 58,32 ± 3,94
- 60
60,75 ± 6,25
12 60 62,12 ± 3,16
3,80 60
63,25 ± 5,34
2,50
13 60 64,63 ± 4,43
2,51 60
67,33 ± 6,88
4,08
14 60 67,58 ± 3,97
2,95 60
69,03 ± 4,06
1,70
15 60 69,78 ± 4,11
2,20 60
70,23 ± 5,38
1,20
16 60 70,88 ± 3,46
1,10 60
71,90 ± 7,11
1,67
17 60 71,05 ± 2,38
0,17 60
72,48 ± 6,89
0,58
Tăng trung bình/năm
2,12

1,96

X 1- X

-2,43
-1,13
-2,70
-1,45
-0,45
-1,02
-1,43

2

p
(1-2)
<0,05
>0,05
<0,05
<0,05
>0,05
>0,05
>0,05

3.4.3.3. So sánh huyết áp của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì
So sánh huyết áp tối đa trên bảng 3.29 cho thấy, mức tăng trung bình hàng
năm huyết áp tối đa của nam chưa dậy thì là 1,12 mmHg và đã dậy thì là 0,99
mmHg, của nữ chưa dậy thì là 1,75 mmHg và đã dậy thì là 2,14 mmHg.
So sánh huyết áp tối thiểu ở bảng 3.30 cho thấy, mức tăng trung bình hàng
năm huyết áp tối thiểu của nam chưa dậy thì là 1,63 mmHg và đã dậy thì là 1,83

mmHg, của nữ chưa dậy thì là 2,12 mmHg và đã dậy thì là 2,72 mmHg. Trong
cùng một độ tuổi, ở nam cũng như nữ, tuổi huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của
trẻ đã dậy thì đều cao hơn so với trẻ chưa dậy thì. Điều này có liên quan đến sự
biến đổi về cấu trúc hệ tim mạch trong quá trình phát triển cá thể của trẻ em ở thời
kì dậy thì.
So sánh với các nghiên cứu của các tác giả Đoàn Yên, Trần Thị Loan,
Nguyễn Văn Mùi cho thấy, huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành
niên trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tương đương. Điều này chứng tỏ
rằng huyết áp là một thông số chức năng ít biến đổi theo thời gian.
Bảng 3.29. Huyết áp tối đa của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì
Tình
trạng

Tuổi

n
11
49
12
10
Nam
13
2
Chung 61
Nữ
11
24
12
22


Huyết áp tối đa của trẻ vị thành niên (mmHg)
Chưa dậy thì
Đã dậy thì
X 1- X 2
Tăng n
Tăng
X ± SD
X ± SD
96,27 ± 5,89
11 100,04 ± 6,06
-3,77
97,40 ± 6,95 1,13 50 101,22 ± 5,05 1,18 -3,83
98,50 ± 5,61 1,10 58 102,01 ± 5,56 0,79 -3,51
1,12 119
0,99
98,00 ± 4,45
36 101,47 ± 5,38
-3,74
99,86 ± 5,05 0,86 38 102,24 ± 5,26 0,77 -2,38

p
(1-2)
>0,05
>0,05
>0,05
<0,05
>0,05


24


13
6
Chung 52

102,50 ± 6,18

2,64 54
1,75 128

105,74 ± 7,27

3,50
2,14

-3,24

>0,05

Bảng 3.30. Huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì
Tình
trạng
Nam

Nữ

Tuổi
n
11
49

12
10
13
2
Chung 61
11
24
12
22
13
6
Chung 52

Huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành niên (mmHg)
Chưa dậy thì
Đã dậy thì
Tăng n
Tăng
X ± SD
X ± SD
57,70 ± 6,36
11
61,10 ± 7,74
59,41 ± 7,94 1,71 50
62,66 ± 6,52 1,56
60,96 ± 7,07 1,55 58
64,76 ± 5,52 2,10
1,63 119
1,83
58,22 ± 8,32

36
62,44 ± 7,74
61,01 ± 4,74 2,79 38
64,55 ± 5,12 2,11
62,45 ± 8,02 1,44 54
67,87 ± 6,02 3,32
2,12 128
2,72

X 1- X

2

p
(1-2)

-3,40
-3,25
-3,8

>0,05
>0,05
>0,05

-4,22
-3,54
-5,42

>0,05
>0,05

>0,05

Tóm lại, qua nghiên cứu một số chỉ số chức năng tuần hoàn của trẻ vị
thành niên từ 11 đến 17 tuổi chúng tôi nhận thấy tần số tim của các em giảm dần
theo tuổi còn huyết áp động mạch tăng dần theo tuổi. Theo chúng tôi, tần số tim
giảm dần theo tuổi và huyết áp động mạch tăng dần là do sự biến đổi về cấu trúc
và chức năng của hệ tim mạch trong quá trình phát triển cá thể của trẻ vị thành
niên từ 11 đến 17 tuổi. Các chỉ số này của nữ có trị số cao hơn so với của nam ở
hầu hết các lứa tuổi nghiên cứu.


25

KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh dục và thể lực của trẻ
vị thành niên từ 11 - 17 tuổi ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, chúng tôi rút ra
một số kết luận sau:
1. Tuổi dậy thì trung bình của nam là 12 năm 9 tháng ± 10 tháng và của nữ
là 12 năm 5 tháng ± 1 năm; Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ trung bình là từ
27 ngày đến 30 ngày và số ngày hành kinh trung bình từ 5 đến 6 ngày.
2. Các chỉ số hình thái của các em tăng dần theo tuổi, nhưng tốc độ tăng
các chỉ số này không đều giữa các độ tuổi và giữa nam và nữ. Đối với trẻ nam,
trung bình mỗi năm chiều cao tăng 3,44 cm, cân nặng tăng 2,11 kg, vòng ngực
tăng 1,40 cm, vòng bụng tăng 1,26 cm, vòng mông tăng 1,39 cm, vòng cánh tay
tăng 0,62 cm. Đối với trẻ nữ trung bình mỗi năm chiều cao tăng 1,60 cm, cân
nặng tăng 1,02 kg, vòng ngực tăng 1,24 cm, vòng bụng tăng 0,63 cm, vòng mông
tăng 1,21 cm và vòng cánh tay tăng 0,40 cm, Ở cùng một độ tuổi, số đo chiều
cao, cân nặng và các vòng của trẻ nam đều cao hơn của trẻ nữ và của trẻ đã dậy
thì đều cao hơn của trẻ chưa dậy thì. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của trẻ vị
thành niên đã dậy thì tốt hơn so với của trẻ chưa dậy thì.

Quy luật phát triển vòng mông, vòng bụng phù hợp sự phát triển chiều cao,
đều tăng nhanh ở giai đoạn 12 - 14 tuổi đối với nam và 11 - 13 tuổi đối với nữ.
Còn quy luật phát triển vòng ngực và vòng cánh tay phù hợp với sự phát triển cân
nặng, đều tăng nhanh ở giai đoạn 13 - 15 tuổi đối với nam và 12 - 14 tuổi đối với
nữ.
3. Chỉ số pignet của các em biến đổi theo quy luật chung là tăng trong giai
đoạn đầu khi chiều cao tăng nhiều hơn so với vòng ngực và khối lượng cơ thể,
giảm trong giai đoạn sau khi chiều cao tăng ít hơn so với vòng ngực và khối lượng
cơ thể. Ranh giới giữa hai giai đoạn này là 13 tuổi. Trong cùng một độ tuổi chỉ số
pignet của nam luôn nhỏ hơn của nữ. Đa số trẻ em có thể lực trung bình trở lên
nhưng vẫn còn nhiều trẻ em có thể lực dưới trung bình và có tới 19,53% có thể lực
yếu, kém). Số trẻ em có thể lực trên trung bình tăng và số trẻ có thể lực yếu kém
giảm khi tuổi tăng.
4. Chỉ số BMI của trẻ vị thành niên tăng dần theo tuổi và không có sự khác
biệt rõ theo giới tính. Đa số các em có thể trạng bình thường (86,67%) số trẻ bị
thừa cân (3,45%) và bị béo phì (0,83%) không nhiều nhưng vẫn còn có tới 9,05%


×