Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Khảo sát truyền thuyết dân gian bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ XUYẾN

KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN
BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ XUYẾN

KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN
BẮC GIANG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ NGUYỆT

Hà Nội-2015




CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng trong công
trình nghiên cứu khoa học nào. Những luận điểm sử dụng của tác giả khác,
tác giả luận văn đều có ghi chú rõ ràng nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu
trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Phạm Thị Xuyến


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi luôn
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt.
Sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Sau Đại Học, khoa Văn trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn.
Sự giúp đỡ của phòng Văn hóa Thể dục Thể thao tỉnh Bắc Giang; Cán bộ
thƣ viện Quốc Gia, Thƣ viện Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
Thƣ viện tỉnh Bắc Giang.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Thị Nguyệt cùng toàn thể các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Sƣ phạm Hà Nội và đồng nghiệp, ngƣời thân đã giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.


Tác giả luận văn

Phạm Thị Xuyến


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG..............10

1.1. Diện mạo chung truyền thuyết dân gian Bắc Giang ............................. 10
1.1.1. Số lƣợng truyền thuyết dân gian Bắc Giang ................................ 10
1.1.2. Tƣơng quan với các thể loại truyện kể dân gian khác .................. 12
1.2. Các dạng truyền thuyết tiêu biểu .......................................................... 12
1.2.1. Lý thuyết phân loại ......................................................................... 12
1.2.2. Phân loại truyền thuyết Bắc Giang................................................. 16
1.2.2.1. Truyền thuyết nhân vật ............................................................ 17
1.2.2.2. Truyền thuyết địa danh ............................................................ 27
1.2.2.3. Truyền thuyết phong vật .......................................................... 27
Tiểu kết chƣơng 1: ............................................................................................................... 28
CHƢƠNG 2: TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG
THỂ LOẠI ........................................................................................................................... 30

2.1. Nhân vật truyền thuyết.......................................................................... 30
2.1.1. Nguồn gốc nhân vật........................................................................ 30
2.1.2. Các nhân vật nữ tƣớng ................................................................... 32
2.1.3. Xu hƣớng biến đổi nhân vật ........................................................... 39
2.2. Cấu trúc truyền thuyết với các dạng motif tiêu biểu ............................ 44
2.2.1. Cấu trúc mở và kết cấu lỏng lẻo ..................................................... 44
2.2.2. Cấu trúc đơn nhất và tính dở dang của kết cấu .............................. 51



2.2.3. Các dạng thức motif tiêu biểu của truyền thuyết dân gian Bắc
Giang ........................................................................................................ 54
2.2.3.1. Motif Sinh nở thần kỳ .............................................................. 55
2.2.3.2. Motif tạo lập chiến công .......................................................... 58
2.2.2.3. Motif hiển linh âm phù ............................................................ 60
Tiểu kết chƣơng 2: ............................................................................................................... 63
CHƢƠNG 3: TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG TRONG KHÔNG GIAN
VĂN HÓA BẮC GIANG .................................................................................................... 65

3.1. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang trong tƣơng tác văn hóa vùng ....... 65
3.1.1. Không gian văn hóa Bắc Giang ..................................................... 65
3.1.2. Điều kiện tự nhiên xã hội ............................................................... 65
3.1.3. Văn hoá truyền thống Bắc Giang ................................................... 66
3.2. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang với tín ngƣỡng thờ thần, thờ ngƣời
anh hùng ....................................................................................................... 68
3.2.1. Tín ngƣỡng thờ nhiên thần ............................................................. 68
3.2.3. Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ........................................................... 72
3.2.4. Tín ngƣỡng thờ Thành hoàng làng ................................................. 73
3.2.5. Tín ngƣỡng thờ Mẫu ..................................................................... 74
3.3. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang với lễ hội ....................................... 78
3.3.1. Hội Từ Hả ....................................................................................... 79
3.3.2. Hội Suối Mỡ ................................................................................... 84
3.4. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang gắn với di tích ............................... 88
3.4.1. Thống kê các di tích văn hóa gắn với truyền thuyết ...................... 88


3.4.2. Lịch sử và thực trạng tồn tại của các di tích văn hóa vật thể ......... 89
Tiểu kết chƣơng 3: ............................................................................................................... 90

KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 93
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 104


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là một thể
loại quan trọng. Hiện nay, thể loại truyền thuyết đã phát triển đến đỉnh cao ở
cả phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng và hình thức cấu trúc nghệ thuật. Tuy nhiên
trong giới nghiên cứu lại có nhiều quan điểm khác biệt về thể loại này. Sự
phức tạp có lẽ bắt nguồn từ bản thân đối tƣợng nghiên cứu. Vì vậy nghiên cứu
về truyền thuyết dân gian trong thời điểm hiện tại là việc làm rất cần thiết.
1.2. Truyền thuyết đƣợc sinh ra, lƣu truyền trong môi trƣờng văn hóa cụ
thể. Nó có đặc trƣng gắn với các vùng văn hóa, địa phƣơng cụ thể. Vì vậy
nghiên cứu theo vùng là hƣớng nghiên cứu mới mẻ tránh sự trùng lặp các
công trình nghiên cứu trƣớc đây. Cho đến nay, truyền thuyết dân gian Bắc
Giang có thể nói rất đồ sộ và vô cùng phong phú. Chỉ riêng truyền thuyết lịch
sử đã có đến hàng trăm truyền thuyết, chƣa kể những truyền thuyết còn vƣơng
sót trong dân gian mà chúng ta chƣa sƣu tầm đƣợc. Chỉ tính riêng truyền
thuyết, chúng ta cũng có thể khẳng định rằng văn học dân gian Bắc Giang quả
thực là một kho tàng quý báu. Thông qua truyền thuyết, chúng ta có thể khái
quát diện mạo lịch sử và văn hóa Bắc Giang. Từ đó, sẽ cung cấp cho bạn đọc
những hiểu biết sâu sắc về vùng đất cổ có di chỉ đồ đá cũ cách đây hàng vạn
năm, di chỉ đồng thau cách đây hàng nghìn năm và là vùng đất phên dậu ngàn
năm của kinh thành nƣớc Việt. Chọn đề tài khảo sát và nghiên cứu Truyền
thuyết dân gian Bắc Giang tôi muốn có cái nhìn hệ thống về thể loại văn học
dân gian của vùng quê Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa.
1.3. Bắc Giang – vùng quê Kinh Bắc đã hình thành và lƣu giữ đƣợc những
nét văn hóa đặc trƣng. Tuy đã có những công trình nghiên cứu về văn học dân


1


gian Bắc Giang nhƣng vốn di sản văn hóa phi vật thể nói chung và văn học
dân gian Bắc Giang nói riêng vô cùng phong phú, đa dạng và đang còn tiềm
ẩn chƣa khai thác hết đƣợc. Đó không chỉ là tƣ liệu quý giá giúp chúng ta tìm
hiểu nghiên cứu lịch sử văn hóa vùng đất Bắc Giang nói riêng và Việt Nam
nói chung. Tự hào là ngƣời con quê hƣơng Bắc Giang anh hùng, tôi muốn góp
một phần nhỏ bé của mình để thắp sáng mãi ngọn lửa linh thiêng trên mảnh
đất này.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn là truyền thuyết dân gian Bắc Giang
qua các bản kể đã đƣợc sƣu tầm, qua thần tích, thần phả cũng nhƣ các sách đã
xuất bản thời hiện đại.
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thể loại truyền thuyết trong giới hạn
không gian văn hóa vùng Bắc Giang.
2.2. Phạm vi tƣ liệu khảo sát
Với mong muốn có cái nhìn toàn diện về đối tƣợng nghiên cứu, cho nên
chúng tôi mở rộng tối đa phạm vi tƣ liệu khảo sát. Đầu tiên chúng tôi tìm
kiếm truyền thuyết dân gian Bắc Giang trong các công trình đã xuất bản nhƣ:
Tổng tập văn học dân gian người Việt do Kiều Thu Hoạch chủ biên (tập 4, tập
5) trong đó có một số truyền thuyết dân gian Bắc Giang nhƣ Truyền thuyết
Quế Mị Nương, ông Nỏ, Sự tích Tiên Lạp Thạch tướng quân... . Năm 2005,
cuốn “ Văn nghệ Bắc Giang”, tập I, tác giả Nguyễn Đình Bƣu đã thống kê
một cách chi tiết, chân thực số lƣợng các di tích lịch sử gắn với tên tuổi nhân
vật lịch sử thông qua truyền thuyết. Đồng thời tác giả cũng trình bày nội
dung, giá trị của một số truyền thuyết lịch sử tiêu biểu nhƣ truyền thuyết
Chuyển Hùng Thạch Tướng, Hùng Linh Công, Cao Sơn đại vương và Quý

2


Minh đại vương…. . Cũng trong năm 2005, trong cuốn “ Địa chí – Bắc
Giang”, các tác giả cũng sƣu tầm đƣợc 10 truyền thuyết tiêu biểu trên địa bàn
tỉnh nhƣ Truyền thuyết Cao Sơn Qúy Minh, Truyền thuyết Hùng Linh Công,
Truyền thuyết Thân Cảnh Phúc….. . Tập hợp tƣơng đối đầy đủ các truyền
thuyết dân gian Bắc Giang phải kể đến cuốn Di sản văn học dân gian Bắc
Giang do Ngô Văn Trụ và Bùi Văn Thành đồng chủ biên. Gần 1000 trang
sách bao chứa nội dung phong phú phản ánh các mặt đời sống xã hội các dân
tộc trong tỉnh thông qua các hình thức văn học, văn nghệ dân gian ở các thời
kỳ lịch sử. Tiếp đến chúng ta có hể tìm thấy truyền thuyết Bắc Giang qua các
cuốn Văn nghệ dân gian miền Yên Thế do Nguyễn Xuân Cần chủ biên. Cuốn
sách đƣa ta đến với vùng đất cổ Yên Thế, mảnh đất không chỉ có truyền
thuyết về lợn vàng, hang bạc, về Nàng Giã đại thần trong thời Bắc thuộc mà
đến thời Lý – Trần cũng có rất nhiều truyền thuyết viết về những đội dân binh
trong vùng. Bƣớc sang triều Nguyễn, tình hình chính trị xã hội rối ren. Giặc
giã nổi lên khắp nơi, trong đó có nhiều cuộc khởi nghĩa ở Yên Thế. Đặc biệt
là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Lƣơng Văn Nắm và Hoàng Hoa Thám lãnh
đạo chống lại thực dân Pháp trong gần suốt 30 năm. Truyền thuyết dân gian
đã kể nhiều về các tƣớng lĩnh nghĩa quân trong đó phong phú hơn cả là là về
Hoàng Hoa Thám. Ngƣời đƣợc mệnh danh là con “hùm xám” Yên Thế. Thật
là thiếu sót nếu không nhắc đến những cuốn sách viết về văn hóa dân gian
Bắc Giang của tác giả Nguyễn Thu Minh nhƣ: Những vùng văn hóa dân gian
tiêu biểu ở Hiệp Hòa; Văn nghệ dân gian huyện Sơn Động; Văn hóa dân gian
Việt Yên; văn hóa dân gian làng Mai; Văn hóa dân gian người Dao ở Bắc
Giang và báo cáo chuyên đề: “ Truyện kể dân gian Bắc Giang” đƣợc tác giả
thực hiện năm 2005. Ngoài ra còn có một số sách do địa phƣơng xuất bản. Và

3



để tiếp tục cập nhật và bổ sung đối tƣợng nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng
các tài liệu sƣu tầm đƣợc tại các địa phƣơng trên đất Bắc Giang.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Về mặt văn bản
Trong thời trung đại, truyền thuyết tồn tại trong các thần tích, thần phả và
trong các tác phẩm nhƣ: Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái… Đến thế kỉ
XV Ngô Sĩ Liên đã có công sƣu tầm, ghi chép lại truyền thuyết trong bộ Đại
Việt sử kí toàn thư. Tác giả đá sắp xếp lại một cách hệ thống và đƣợc ghi
trong phần Ngoại kỉ. Đến những năm 70, 80 của thế kỷ trƣớc, truyền thuyết
của các vùng Phú Thọ, Sơn Tây, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Bình Định…. lần
lƣợt đƣợc sƣu tầm và xuất bản trong đó có những cuốn sách viết về văn nghệ
dân gian Bắc Giang chứa đựng một số truyền thuyết lƣu truyền ở Bắc Giang
chúng tôi đã nói ở phần trên. Đầu thế kỷ XXI, Tổng tập văn học dân gian
người Việt do Kiều Thu Hoạch chủ biên đã tập hợp đầy đủ nhất về truyền
thuyết dân gian trong hai tập 4 và 5.
3.2. Vấn đề nghiên cứu thể loại Truyền thuyết
Truyền thuyết đƣợc nảy nở trong lòng thần thoại và nó là đứa con đƣợc
sinh thành và sáng tạo theo yêu cầu của lịch sử. Do vậy truyền thuyết mang số
phận khá đặc biệt. Trong giới nghiên cứu, Đào Duy Anh là ngƣời đầu tiên đƣa
ra thuật ngữ truyền thuyết trong bài viết “Những truyền thuyết thời thượng cổ
nước ta”. Tuy thể loại truyền thuyết đƣợc công nhận vào những năm 50 của
thế kỷ XX nhƣng nó vẫn chƣa thể nào có một vị thế trong nền văn học dân
gian Việt Nam bởi giữa các nhà nghiên cứu vẫn có những bất đồng. Việc
nghiên cứu truyền thuyết đƣợc đặc biệt chú trọng trong nhƣng năm 70, 80, 90
của thế kỷ XX. Các công trình của Kiều Thu Hoạch: Truyền thuyết anh hùng
trong thời kỳ phong kiến; Đỗ Bình Trị: Nghiên cứu tiến trình của văn học dân
4



gian Việt Nam; Lê Chí Quế: Văn học dân gian Việt Nam; Lê Văn Kỳ: Mối
quan hệ giữa truyền thuyết dân gian người Việt và hội lễ về các anh hùng…
đã khẳng định sự ra đời và phát triển của thể loại truyền thuyết với những đặc
trƣng của nó. Năm 2000, tác giả Trần Thị An đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến
sĩ: Đặc trưng thể loại và vấn để văn bản hóa truyền thuyết. Luận án này đã
đƣợc xuất bản thành sách chuyên khảo năm 2014. Trong những năm đầu của
thế kỷ XXI, các công trình nghiên cứu về truyền thuyết xuất hiện rải rác dƣới
dạng các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí hoặc các chuyên khảo, luận văn,
luận án với cách tiếp cận từ một chủ đề cụ thể, một cốt truyện hay một vùng
truyền thuyết cụ thể. Tiêu biểu nhƣ Nguyễn Huy Bỉnh với Truyện kể dân gian
trong không gian văn hóa xứ Bắc. Tác giả đã tiến hành khảo sát nội dung
những văn bản theo các kiểu truyện nhằm làm rõ nét hơn truyện kể dân gian
xứ Bắc và đặc trƣng của nó trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam. Bên
cạnh đó, tác giả còn đi phân tích nội dung, thi pháp truyện kể dân gian xứ Bắc
trong các hình thái đã đƣợc phân định. Công trình nghiên cứu của Nguyễn
Huy Bỉnh không chỉ cung cấp một bức tranh về diện mạo truyện kể dân gian
xứ Bắc để từ đó chúng ta có thể nhận diện đƣợc sự tồn tại của hệ thống truyện
kể dân gian xứ Bắc với ba thể loại đặc trƣng là truyền thuyết, truyện cổ tích
và truyện cƣời. Công trình còn lý giải và làm rõ mối quan hệ giữa nội dung
cốt truyện của truyện kể dân gian xứ Bắc với các hình thức văn hóa dân gian
khác theo những quy luật tồn tại của chúng. Tiếp theo là công trình Khảo sát
và nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Lƣu. Tác giả đã khảo sát nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ nhìn từ
đặc trƣng thể loại và trong không gian văn hóa xứ Nghệ. Công trình đã có
những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu và giảng dạy truyền thuyết dân gian
Việt Nam nói chung. Luận án không chỉ trình bày một cái nhìn hệ thống về
5



truyền thuyết dân gian xứ Nghệ mà còn tái khẳng định củng cố hệ thống thi
pháp thể loại của truyền thuyết dân gian bằng các dẫn chứng và phân tích cụ
thể từ kho tàng truyền thuyết dân gian Xứ Nghệ.
Bên cạnh đó việc sƣu tầm truyền thuyết dân gian cũng gặt hái đƣợc nhiều
thành tựu. Các địa phƣơng đều có tuyển tập truyện dân gian của địa phƣơng
mình, trong đó không thể thiếu truyền thuyết dân gian.
3.3. Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian bắc giang nói chung và truyền
thuyết dân gian Bắc Giang nói riêng
Hƣớng nghiên cứu văn học dân gian theo vùng đang trở thành hƣớng
nghiên cứu đem lại nhiều kết quả, có ý nghĩa thực tiễn cao và đã không ít nhà
nghiên cứu theo đuổi. Các công trình nghiên cứu văn học dân gian Bắc Giang
có thể điểm lƣợc: Truyện cổ xứ Bắc do Nguyễn Xuân Cần, Anh Vũ chủ biên.
Quyển sách đã tập hợp các truyền thuyết của không gian văn hóa xứ Bắc.
Trong đó Bắc Giang có 21 truyền thuyết. Di sản văn học dân gian Bắc Giang
do Ngô Văn Trụ, Bùi Văn Thành chủ biên. Đây là tập sách giới thiệu về các
huyền thoại, truyền tích, sự tích, những câu chuyện ca dao, tục ngữ, thành
ngữ, phƣơng ngôn, thơ văn lƣu truyền trong dân gian của các dân tộc ở tỉnh
Bắc Giang. Tiếp đó phải kể đến cuốn Văn nghệ dân gian Bắc Giang do Hội
Văn học - Nghệ thuật Bắc Giang biên soạn. Mở đầu cuốn sách, tác giả
Nguyễn Đình Bƣu đã giới thiệu về Truyền thuyết lịch sử Bắc Giang. Với sự
dày công nghiên cứu tác giả đã cho chúng ta ôn lại truyền thuyết lịch sử quê
hƣơng với niềm tự hào thành kính. Nghiên cứu về truyền thuyết Bắc Giang
còn có thể kể đến luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2011 của nhà nghiên cứu
Nguyễn Huy Bỉnh: Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc.
Trong công trình của mình tác giả đã tiến hành khảo sát 21 truyền thuyết của
Bắc Giang. Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu theo tiểu vùng văn hóa
6


nhƣ: Văn học dân gian người Dao ở Bắc Giang, Nguyễn Thu Minh, Đại Học

Quốc Gia Hà Nội, 2010. Văn hóa dân gian Việt Yên, Nguyễn Thu Minh,Trần
Văn Lạng, Nhà xuất bản Lao động, 2011. Văn hóa dân gian miền Yên Thế,
Nguyễn Xuân Cần, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. Văn hóa
dân gian huyện Sơn Động, Bắc Giang, Nguyễn Thu Minh, Nhà xuất bản văn
hóa thông tin, 2013. Những vùng đất văn hóa dân gian tiêu biểu ở Hiệp Hòa,
Nguyễn Thu Minh, Đỗ Thanh Thủy, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2014.
Các công trình nghiên cứu chủ yếu liệt kê những giá trị văn hóa dân gian Bắc
Giang chứ chƣa đi sâu vào khai thác đặc điểm, tính chất của một thể loại riêng
biệt trong không gian văn hóa. Ngoài ra các công trình nghiên cứu về thể loại
truyền thuyết chỉ có những bài viết lẻ tẻ nhƣ bài viết : Truyền thuyết Thạch
Tướng Quân trong tín ngưỡng thờ đá của Nguyễn Huy Bỉnh, Truyền thuyết
và di tích Suối Mỡ trong vùng văn hóa Tây YênTử của PGS.TS. Nguyễn Thị
Bích Hà… Những công trình nghiên cứu trên sẽ là tƣ liệu để tôi tiếp tục
nghiên cứu đề tài này.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Hệ thống về truyền thuyết dân gian Bắc Giang từ đó có cái nhìn tổng
quát về văn học dân gian Bắc Giang. Không chỉ nghiên cứu về diện mạo mà
chúng tôi còn tập trung khảo sát nội dung những văn bản theo các motif
nhằm làm rõ đặc điểm truyền thuyết dân gian Bắc Giang và đặc trƣng của nó
trong kho tàng truyện kể dân gian Bắc Giang. Bên cạnh đó ngƣời viết muốn
đi sâu lý giải văn bản truyền thuyết theo hƣớng làm rõ nội dung và thi pháp
truyền thuyết dân gian Bắc Giang.
Luận văn còn đặt truyền thuyết trong không gian văn hóa để tìm hiểu để
làm rõ tác động, ảnh hƣởng, mối quan hệ hữu cơ giữa truyền thuyết và những
thành tố văn hóa khác. Chúng tôi không chỉ đi sâu tìm hiểu truyền thuyết nhƣ
7


những văn bản khô cứng mà tìm hiểu nó trong nội hàm văn hóa dân gian và
các sinh hoạt trong đời sống cổ truyền cùa ngƣời dân Bắc Giang. Mặt khác

qua hiện trạng tồn tại cuả các di tích lịch sử trên quê hƣơng Bắc Giang ngƣời
viết muốn gửi tới thông điệp hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của
lớp cha anh đi trƣớc - những ngƣời đã trực tiếp viết nên những trang sử vẻ
vang của vùng đất Bắc Giang.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phƣơng pháp hệ thống, thống kê, phân loại: Chúng tôi tập hợp các
bản kể truyền thuyết dân gian ở Bắc Giang và sƣu tầm thêm một số truyền
thuyết dân gian lƣu truyền ở địa phƣơng. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành
phân loại các truyền thuyết Bắc Giang thành các tiểu loại, dựa vào đặc trƣng
thể loại truyền thuyết và dựa vào đặc điểm của truyền thuyết dân gian tại địa
phƣơng này.
5.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa: đây là phƣơng pháp quan trọng khi
chúng tôi thực hiện đề tại này. Vì thời gian có hạn, chúng tôi không thể tiến
hành điền dã ở tất cả nhƣng nơi lƣu hành truyền thuyết dân gian ở Bắc Giang .
Do vậy chúng tôi chỉ lựa chọn những địa điểm gắn với truyền thuyết và lễ hội
dân gian tiêu biểu trên đất Bắc Giang.
5.3. Phƣơng pháp liên ngành: Truyền thuyết là thể loại gắn với có mối
quan hệ chặt chẽ với lịch sử, phong tục, lễ hội… . Vì vậy trong luận văn
chúng tôi sẽ sử dụng phƣơng pháp liên ngành để xem xét truyền thuyết dân
gian dƣới nhiều góc độ để có đƣợc cái nhìn tổng thể và toàn diện về truyền
thuyết dân gian Bắc Giang.
5.4. Phƣơng pháp phân tích: phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng
thƣờng xuyên để phân tích các mẩu truyện, các motif theo đặc trƣng thể loại
nhằm chứng minh cho các luận điểm mà luận văn đƣa ra.
8


5.5. Phƣơng pháp so sánh: ngoài việc tiến hành khảo sát, phân tích bản
thân đối tƣợng, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp so sánh. Sử dụng phƣơng
pháp này chúng tôi đặt truyền thuyết dân gian Bắc Giang bên cạnh truyền

thuyết các vùng văn hóa khác để thấy rõ những điểm tƣơng đồng, dị biệt về
nội dung và hình thức. Từ đó làm nổi bật nét đặc sắc của kho truyền thuyết
dân gian Bắc Giang.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
6 .1. Trình bày cái nhìn hệ thống về truyền thuyết dân gian Bắc Giang, từ
đó góp phần bổ sung tƣ liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy truyền thuyết
dân gian Việt Nam.
6.2. Luận văn một lần nữa khẳng định củng cố hệ thống thi pháp của thể
loại truyền thuyết.
6.3.Thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ
hội, luận văn sẽ tái dựng diễn biến lƣu truyền của truyền thuyết dân gian Bắc
Giang.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan về truyền thuyết dân gian Bắc Giang
- Chƣơng 2: Truyền thuyết dân gian Bắc Giang nhìn từ đặc trƣng thể loại
- Chƣơng 3: Truyền thuyết dân gian Bắc Giang trong không gian văn hóa
Bắc Giang.

9


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THUYẾT
DÂN GIAN BẮC GIANG
1.1. Diện mạo chung truyền thuyết dân gian Bắc Giang
Bắc Giang nằm ở vùng chuyển tiếp giữa châu thổ sông Hồng với miền
thƣợng du phía đông bắc Bắc Bộ. Bắc Giang không chỉ là một vùng văn hóa
cổ mà còn là vùng đất giàu truyền thống thƣợng võ, tinh thần cách mạng.
Mảnh đất ấy còn ghi dấu biết bao giá trị văn hóa quý báu với hàng ngàn lễ hội

truyền thống. Ba con sông Cầu, sông Thƣơng, sông Lục Nam nhƣ vệt chân
chim tạc trên miền Đông thổ đã dệt lên nhiều truyền thuyết đẹp trong kho
tàng văn hóa dân gian đất Việt. Những truyền thuyết ấy chứa đựng trong nó
các sắc thái văn hóa địa phƣơng, đồng thời trong không gian và thời gian nó
đƣợc bồi đắp liên tục những giá trị văn hóa dân gian địa phƣơng ấy. Thể loại
truyền thuyết đặc biệt ở chỗ bản thân vừa chứa đựng vẻ cổ xƣa bí ẩn với cái
cốt là lịch sử lại vừa phô diễn vẻ tƣơi tắn hiện đại thể hiện qua các lễ hội.
Truyền thuyết dân gian Bắc Giang cũng đƣợc nhuốm màu văn hóa vùng miền
đặc trƣng. Đó là văn hóa có sự kết hợp cả miền núi, trung du và đồng bằng.
1.1.1. Số lượng truyền thuyết dân gian Bắc Giang
Do đặc trƣng về chủ thể sáng tạo và phƣơng thức lƣu truyền nên truyền
thuyết cũng nhƣ các thể loại văn học dân gian khác có một số phận khá đặc
biệt. Sự tồn tại của truyền thuyết phụ thuộc vào trí nhớ, khả năng tri nhận, lƣu
giữ của cộng đồng. Mặt khác nó đƣợc bồi đắp bằng sự sáng tạo vô biên của
dân gian. Tâm thức dân gian gán cho nó muôn vàn giá trị của nhân dân, ẩn
chứa trong đó cả những ƣớc mơ, hoài bão, những dự định mà con ngƣời chƣa
thể thực hiện đƣợc.

10


Dƣờng nhƣ truyền thuyết đƣợc ƣu ái hơn các thể loại văn học dân gian
khác bởi số phận của nó không chỉ đơn thuần là những cốt truyện truyền
miệng mà nó còn có mối ràng buộc sinh tử với những giá trị vật thể hiện hữu
nhƣ đình, đền, chùa, miếu, lăng, tẩm, nhà thờ họ, … . Trí nhớ nhân dân và di
tích lịch sử văn hóa cùng nuôi dƣỡng truyền thuyết khiến cho nó sống động
và linh thiêng trong lời kể, trong lễ hội, diễn xƣớng. Gần 800 năm lịch sử,
Bắc Giang là một vùng văn hóa nhiều màu sắc, trải qua bao biến thiên lịch sử
từ thời các vua Hùng đến nay đã tạo nên hàng trăm truyền thuyết, chƣa kể
những truyền thuyết còn vƣơng sót đâu đó trong dân gian chƣa đƣợc bất kỳ

nhà sƣu tầm văn hóa dân gian nào biết đến. Tuy nhiên, để tiện việc phân tích
và nghiên cứu, chúng tôi buộc phải giới hạn truyền thuyết dân gian Bắc Giang
bằng một con số cụ thể với độ chính xác nhất định thông qua quá trình tập
hợp, lựa chọn từ nhiều tuyển tập truyện kể dân gian khác nhau và sƣu tầm từ
các cuộc điền dã thực tế ở địa phƣơng.
Tiêu chí thống kê:
Những tiêu chí đƣợc đƣa ra để thống kê truyền thuyết là lựa chọn những
truyện kể thích hợp và đáp ứng đủ các yếu tố cần thiết để làm nên một truyền
thuyết. Bên cạnh việc thống kê các bản kể đã đƣợc cố định ở dạng văn bản,
chúng tôi còn khảo sát các bản kể truyền miệng chƣa đƣợc ghi chép còn lƣu
truyền trong dân gian. Điều đó giúp chúng tôi nhìn truyền thuyết dân gian nhƣ
một sinh thể đang vận động trong chính môi trƣờng sinh ra nó. Cuối cùng để
có một con số thống kê súc tích, tiêu chí thứ ba mà chúng tôi đặt ra là sự quy
các dị bản về một mối. Theo cách đó chúng tôi dễ dàng nhận biết sự phát triển
của một cốt truyện truyền thuyết đồng thời nắm bắt đƣợc khả năng biến hóa
của nó dƣới sức mạnh của tâm thức dân gian.

11


Số lƣợng: Với các tiêu chí đó, chúng tôi thống kê 100 truyền thuyết trong
kho tàng văn học dân gian Bắc Giang thông qua các sách vở thƣ tịch.
1.1.2. Tương quan với các thể loại truyện kể dân gian khác
Trong cuốn : Di sản văn học dân gian Bắc Giang có 186 truyện thì có 9
thần thoại (4,8%), 44 truyện kể (23,6%) , 64 truyền thuyết (34,4%), 69 truyện
cổ tích (37,2%). Những con số mang tính chất tƣợng trƣng trên cho thấy
truyền thuyết có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa dân gian Bắc Giang.
Điều đó còn chứng tỏ vùng đất Bắc Giang xƣa kia là một trong những vùng
giao tranh chủ yếu của các vua Hùng với các thế lực xâm lấn từ phƣơng Bắc.
Đặc biệt một khối lƣợng lớn các truyền thuyết viết về ngƣời anh hùng nông

dân đã phản ánh truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cƣờng, anh dũng của
những ngƣời con quê hƣơng Bắc Giang.
1.2. Các dạng truyền thuyết tiêu biểu
1.2.1. Lý thuyết phân loại
Vấn đề phân loại truyền thuyết là một vấn đề phức tạp. Mỗi cách phân loại
của các nhà Folklore đều có lý riêng và căn cứ vào những tiêu chí nhất định.
Thực tế phức tạp của vấn đề phân loại truyền thuyết đã đƣợc nhà nghiên cứu
Kiều Thu Hoạch mô tả khá tỉ mỉ trong bài viết Xác định thể loại truyền thuyết
[43, tr.125]. Trong bài viết này, tác giả đã trình bày tỉ mỉ những khuynh
hƣớng khác nhau khi phân loại truyền thuyết của giới folklore quốc tế. Ở
Nhật Bản có ít nhất 4 phƣơng án phân loại đƣợc thực hiện dƣới 4 tiêu chí
khác nhau. Khi lấy sự vật khách thể có liên quan đến nội dung truyền thuyết
là tiêu chí phân loại, truyền thuyết đƣợc chia làm 6 loại: Loại cây cối; Loại
hang động, đá nói; Loại nƣớc; Loại mồ mả; Loại sƣờn đèo, dốc núi; Loại nhà
thờ. Khi tiêu chí phân loại là hình thái tồn tại và chức năng của truyền thuyết
làm tiêu chí phân loại thì truyền thuyết đƣợc chia làm 3 loại: truyền thuyết
12


thuyết minh (giải thích nguồn gốc các sự vật); Truyền thuyết lịch sử (về các
nhân vật và sự kiện lịch sử); Truyền thuyết tín ngƣỡng. Khi căn cứ vào tính
chất của nội dung truyền thuyết lại phân thành 6 loại lớn nhƣ: Truyền thuyết
thần tiên; Truyền thuyết thị tộc; Truyền thuyết nữ giới; Truyền thuyết động
thực vật; Truyền thuyết địa lí, thiên văn; Truyền thuyết tôn giáo. Căn cứ vào
quan điểm lịch sử cội nguồn, có nhà folklore lại chia truyền thuyết làm 3 loại:
Truyền thuyết thần thoại; Truyền thuyết lịch sử; Truyền thuyết văn nghệ.
Đối với giới nghiên cứu folklore Trung Quốc tình hình phân loại truyền
thuyết cũng diễn ra tƣơng tự. Có tài liệu chia truyền thuyết thành 6 loại:
Truyền thuyết nhân vật (danh nhân lịch sử); Truyền thuyết lịch sử (sự kiện
lịch sử); Truyền thuyết địa phƣơng (nguồn gốc địa danh); Truyền thuyết sản

vật; Truyền thuyết phong tục; Truyền thuyết thời sự. Còn tác giả cuốn Từ điển
truyện dân gian Quảng Tây lại phân loại truyền thuyết gọn gàng hơn, chỉ gồm
3 loại: Truyền thuyết nhân vật; Truyền thuyết sự kiện lịch sử; Truyền thuyết
phong vật địa phƣơng. Đặc biệt trong một công trình đồ sộ Trung Quốc
truyền thuyết cố sự đại từ điển, các tác giả đã đề xuất phân loại truyền thuyết
thành 23 loại hình nhƣ: Loại hình gà gáy; Loại hình phụ nữ hiến thân; Loại
hình đá vọng phu….
Ở Việt Nam, vấn đề phân loại truyền thuyết đƣợc Lê Chí Quế nhận xét: “
Vấn đề phân loại truyền thuyết Việt Nam từ trước đến nay ít được bàn đến’’ [
80, tr. 62]. Bản thân tác giả Lê Chí Quế, ngƣời biên soạn mục “Truyền thuyết”
trong cuốn “ Văn học dân gian Việt Nam” chia truyền thuyết thành 3 loại:
Truyền thuyết lịch sử; Truyền thuyết anh hùng; Truyền thuyết về các danh
nhân văn hóa. Tác giả Hoàng Tiến Tựu trong sách Văn học dân gian Việt
Nam, tập II [99] lại chia truyền thuyết thành 4 nhóm: Truyền thuyết về họ
Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang; Truyền thuyết về thời kỳ Âu Lạc và Bắc
13


thuộc; Truyền thuyết về thời kỳ phong kiến tự chủ; Truyền thuyết về thời kỳ
Pháp thuộc. Trong giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2,
tác giả Đỗ Bình Trị lại đặt ra hai cách phân loại truyền thuyết. Cách thứ nhất:
tác giả căn cứ theo lịch sử và căn cứ vào “ phạm vi những sự kiện và nhân vật
lịch sử được nhân dân quan tâm” [91] để chia truyền thuyết thành hai bộ
phận: Những truyền thuyết về thời vua Hùng và Những truyền thuyết về sau
thời vua Hùng. Trong bộ phận hai này lại chia thành các nhóm nhỏ: Truyền
thuyết về: “ những cuộc khởi nghĩa và những cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm với nhân vật trung tâm là những anh hùng dân tộc”, truyền thuyết về “
danh nhân văn hóa và những vị quan nổi tiếng công minh chính trực hoặc có
tài kinh băng tế thế”; Truyền thuyết về “ những cuộc nổi dậy chống ách áp
bức của vua quan tham tàn, bạo ngược, với nhân vật trung tâm được ngày

nay gọi là anh hùng nông dân”. Cách phân loại thứ hai: Đỗ Bình Trị căn cứ
vào những đặc trƣng của thể loại và sự khác biệt của đối tƣợng đƣợc truyện
kể đến, ông chia truyền thuyết thành ba tiểu loại: Truyền thuyết địa danh
(gồm những truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lí
khác nhau hoặc về nguồn gốc bản thân những địa điểm, địa hình, sự vật địa lý
ấy’’; Truyền thuyết phổ hệ (gồm “ những truyện kể dân gian về nguồn gốc các
thị tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã, thành thị, xƣởng máy… và các thủy tổ, tổ
sƣ cùng những đại biểu tài năng nhất của các nghề thủ công mỹ nghệ,…);
Truyền thuyết về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử [91, tr.184 – 195]. Trong
bài Tổng quan về thể loại truyền thuyết, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch đã
đƣa ra những bất cập, những chỗ chƣa thỏa đáng cần trao đổi bàn bạc thêm.
Trên cơ sở đó, ông đƣa ra phƣơng án phân loại truyền thuyết thành ba loại
lớn: Truyền thuyết nhân vật; Truyền thuyết địa danh; Truyền thuyết phong vật
(phong tục, sản vật). Tác giả cũng định hình rõ mỗi loại trên bằng cách “
14


trong mỗi loại lớn lại tùy theo đề tài, chức năng của nội dung truyện kể mà
phân chia tiếp thành các biến thể, thể loại hoặc tiểu loại” [43, tr.144 - 145 ].
Ví nhƣ truyền thuyết nhân vật, sẽ bao gồm các tiểu loại: truyền thuyết về các
anh hùng chống xâm lƣợc; truyền thuyết về các anh hùng văn hóa; truyền
thuyết về các anh hùng nông dân [43, tr.144-145].
Mỗi cách phân loại của các nhà nghiên cứu folklore trong và ngoài nƣớc
đều căn cứ vào những tiêu chí khá cụ thể. Tuy nhiên khó có phƣơng án phân
loại nào có thể coi là chìa khóa vạn năng để có thể sử dụng trong mọi tình
huống nghiên cứu. Với mục đích nghiên cứu thể loại truyền thuyết gắn với
một địa phƣơng cụ thể, gắn với không gian văn hóa cụ thể, tôi nhận thấy cách
phân loại của nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch phù hợp với vấn đề nghiên cứu
mà luận văn đặt ra. Căn cứ vào thực tế tƣ liệu truyền thuyết đặc thù của địa
phƣơng đã đƣợc thống kê ở mục 1.1.1, chúng tôi nhận thấy có một chút thay

đổi nhỏ trong cách phân chia các tiểu loại. Trong loại truyền thuyết nhân vật,
căn cứ và đối tƣợng đƣợc kể chúng tôi chia làm hai bộ phận, gồm: Truyền
thuyết nhiên thần và truyền thuyết nhân thần. Trong mỗi bộ phận lại chia
thành các tiểu loại nhỏ. Sở dĩ chúng tôi để truyền thuyết nhiên thần đứng
riêng bởi trong kho tàng truyền thuyết Bắc Giang có một số lƣợng khá lớn các
truyền thuyết về các vị thần tự nhiên. Mặt khác, bộ phận truyền thuyết về
nhiên thần là bộ phận cổ xƣa bậc nhất. Có một số nhà khoa học còn quan
niệm những câu chuyện kể về những vị thần này thuộc thể loại thần thoại. Vì
thế truyền thuyết về nhiên thần vô cùng quan trọng trong kho tàng truyền
thuyết dân gian. Một mặt nó phản ánh tín ngƣỡng thờ tự nhiên của cƣ dân bản
địa. Mặt khác nó sẽ cho thấy con đƣờng bóc tách các lớp văn hóa trong truyền
thuyết qua thời gian và qua sự biến đổi trong tƣ duy con ngƣời. Trong bộ
phận truyền thuyết nhân thần chúng tôi vẫn giữ nguyên: Truyền thuyết về các
15


anh hùng chống xâm lƣợc; truyền thuyết về các anh hùng văn hóa; truyền
thuyết về các anh hùng nông dân.
1.2.2. Phân loại truyền thuyết Bắc Giang
Nhƣ đã xác định ở mục 1.2.1, chúng tôi lựa chọn cách phân loại của nhà
nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong đó có thay đổi một chút để phù hợp với các
truyền thuyết dân gian Bắc Giang đã thống kê, sƣu tầm. Để có cái nhìn toàn
diện về truyền thuyết dân gian Bắc Giang, chúng tôi đã lập bảng thống kê,
phân loại truyền thuyết dân gian Bắc Giang (xem bảng 1.1, phần phụ lục).
Qua thống kê phân loại chúng tôi thu đƣợc kết quả định lƣợng nhƣ sau:
Truyết thuyết nhân vật có 65 truyện , truyền thuyết địa danh có 20 truyện,
truyền thuyết phong vật có 15 truyện. Kết quả này cho thấy khuynh hƣớng
phát triển này tập trung vào loại truyền thuyết nhân vật. Mức độ đậm đặc
chiếm tỉ lệ 65% ở loại truyền thuyết nhân vật phản ánh rõ nét thói quen sáng
tạo, thị hiếu của ngƣời dân xứ Bắc. Họ tạo dựng và truyền tụng những câu

chuyện về những vị thần của chính họ. Và họ đã khoác lên những câu chuyện
của mình những yếu tố hƣ ảo, thần kỳ để thêm đôi cánh thơ và mộng cho
truyền thuyết. Là vùng đất địa linh nhân kiệt, với bề dày lịch sử văn hóa cùng
với thói quen sáng tác của dân gian xứ Bắc thì dƣờng nhƣ thế giới truyền
thuyết đƣợc thu lại trong những câu chuyện về các nhân vật hóa thân thần
thánh. Cốt lõi của truyền thuyết là sự kiện lịch sử là tinh thần lịch sử đƣợc
phản ánh, đƣợc nhìn dƣới lăng kính nhãn quan của nhân dân. Nhƣ vậy chẳng
có gì khó hiểu khi truyền thuyết lịch sử hay truyền thuyết về các nhân vật lịch
sử chiếm số lƣợng vƣợt trội so với truyền thuyết địa danh và truyền thuyết
phong vật.

16


1.2.2.1. Truyền thuyết nhân vật
Là tiểu loại bao chiếm hầu hết số lƣợng truyền thuyết dân gian Bắc Giang,
truyền thuyết nhân vật thu vào nó hầu hết các đặc trƣng của thể loại truyền
thuyết. Lấy tiêu chí của thể loại truyền thuyết làm hệ quy chiếu, chúng tôi
nhận thấy có một mảng truyền thuyết xứ Bắc về thần tự nhiên khá phổ biến và
đƣợc biểu hiện dƣới các dạng khác nhau. Các truyền thuyết này bắt nguồn từ
tín ngƣỡng thờ thần linh, mà cơ sở ban đầu là sùng bái tự nhiên. Đó là tín
ngƣỡng thờ thần Đá, thần Nƣớc, thần Núi, thần Cây, thờ Tứ Pháp: Mây, Mƣa,
Sấm, Chớp – Những hiện tƣợng tự nhiên có ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống
của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc. Nhƣ vậy truyền thuyết nhiên thần trở thành
nơi nƣơng náu cho những tín ngƣỡng cổ xƣa bậc nhất của ngƣời Việt – tín
ngƣỡng thờ vật tổ và tín ngƣỡng thờ tự nhiên. Còn truyền thuyết nhân thần là
những câu chuyện về các anh hùng là nơi vun đắp cho tín ngƣỡng thờ tổ tiên
và thờ phụng những vị có công với nhân dân.
 Truyền thuyết nhiên thần
Tìm hiểu tục thờ Thành hoàng làng ở Bắc Giang chúng tôi đƣợc biết việc

thờ Thành hoàng của nhiều làng thực ra là thờ một sức mạnh tự nhiên nào đó
nhƣ: thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét, thần mây, thần mƣa. Trong số
các vị thần này, nơi nào thờ loại thần gì là tuỳ thuộc vào đặc điểm cƣ trú của
làng đó. Chẳng hạn, những làng ở hai bên bờ các con sông thƣờng là thờ các
vị thuỷ thần; những làng ở trên sƣờn núi thƣờng thờ thần núi. Căn cứ vào
cuốn Trương tôn thần sự tích thì vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, ngoại thành Hà
Nội có đến 308 làng thờ thánh Tam Giang. Theo bảng thống kê của chúng tôi
thì Bắc Giang 48 lễ hội chính gắn với tục thờ thánh Tam Giang. Còn các làng
miền núi của các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp
Hoà,… thì thờ thần núi (mà trong thần tích thƣờng gọi là Cao Sơn - Quý
17


Minh Đại vƣơng). Những vị thần này đƣợc lịch sử hoá bằng cách điển hình
hoá thành những vị anh hùng, mà sự nghiệp của những anh hùng này đƣợc
gắn liền với thời đại các vua Hùng.
Trong kho tàng truyền thuyết dân gian Bắc Giang, truyền thuyết nhiên
thần đƣợc định lƣợng bằng con số 6 truyền thuyết (chiếm 6%). Con số khiêm
tốn ấy phản ánh sự tồn tại ít ỏi của mảng truyền thuyết nhiên thần nhƣng con
số ấy không thể phản ánh đúng về mức độ phát triển của tín ngƣỡng dân gian
trên mảnh đất này. Tuy chỉ có 6 truyền thuyết về nhiên thần nhƣng cũng đủ
mở ra một thế giới thần linh cổ xƣa. Khảo sát truyền thuyết nhiên thần của
Bắc Giang chúng ta thấy gồm có hai loại. Một loại là truyền thuyết về những
nhân vật nguyên dạng là các vị thần tự nhiên, hai là những nhân vật có nguồn
gốc nửa tự nhiên, nửa lịch sử hóa. Trong các tín ngƣỡng thờ thần Nƣớc, thần
Đá, thần Núi ở Bắc Giang nổi bật nhất là tục thờ thần Đá.
Việc nghiên cứu truyện kể dân gian trong mối tƣơng quan với tín ngƣỡng
thờ đá ở Việt Nam đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu. Tác giả để lại dấu ấn
đậm nét khi nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ đá phải kể đến Leopold Cadiere,
trong công trình “ Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt” sau

khi phân chia thành bốn nhóm đá thờ: nhóm đá hiểm hóc, nhóm đá linh gọi là
bụt, nhóm những viên đá hộ mệnh, nhóm thần đá. Là ngƣời ngoại quốc nhƣng
ông đã có những lý giải và nhận định hết sức thuyết phục về tín ngƣỡng thờ
đá của ngƣời Việt, đáng chú ý là bàn về mối quan hệ giữa tục thờ đá với
truyện kể dân gian Leopold Cadiere cho rằng, các huyền thoại về thần đá có
khởi nguồn từ tín ngƣỡng thờ đá. Tác giả Trần Thị An trong bài viết “Những
biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt” cũng
nhận định đá là sự sống trong trạng thái tĩnh và truyền thuyết còn lƣu giữ
nhiều hình ảnh về đá.
18


×