Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Công tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm tại tổ chức trẻ em rồng xanh thừa thiên huế ( nghiên cứu mô hình dự án an toàn và lành mạnh huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM
TẠI TỔ CHỨC TRẺ EM RỒNG XANH THỪA THIÊN HUẾ
(NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH DỰ ÁN “AN TOÀN VÀ
LÀNH MẠNH” HUYỆN PHÚ VANG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ)
Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Nhƣ Trang

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ khoa học “ Công tác xã hội với trẻ em
lao động sớm tại tổ chức trẻ em Rồng Xanh Thừa Thiên Huế (nghiên cứu mô hình
dự án “an toàn và lành mạnh” Huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế) là do tự
bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công
trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Luận
văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Toàn bộ số liệu khảo sát chưa được
công bố trên bất kì tạp chí khoa học hay sản phẩm nào khác.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Tác giả


Nguyễn Thị Phương Thảo


LỜI CẢM ƠN
Với tiǹ h cảm chân thành nhấ t , tôi xin tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c tới các thầ y
giáo, cô giáo Khoa Xã H ội Học –Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa h ọc xã hội và nhân văn đã
tâ ̣n tình giúp đỡ tôi hoàn thành tố t nhiê ̣m vu ̣ khóa ho ̣c Th ạc sĩ chuyên ngành Công
tác xã hội.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biế t ơn tới cô giáo TS . Nguyễn Th ị Như Trang
đã nhiê ̣t tiǹ h giúp đỡ , dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn th ạc sĩ khoa
học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới , toàn bộ nhân viên dự án An toàn và lành
mạnh – huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong
quá trình nghiên cứu. Ban lãnh đạo tổ chức trẻ em Rồng Xanh , và những bạn bè
thân hữ u, đồ ng nghiê ̣p đã giúp đỡ , đô ̣ng viên , tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
nhiê ̣m vu ̣ khóa học và luận văn tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1.Lý do chọn đề tài ..................................................................................................6
2. Tổng quan những nghiên cứu, can thiệp liên quan đến vấn đề nghiên cứu ........9
3. Ý nghĩa của nghiên cứu .....................................................................................14
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...................................................................15

5. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................16
7. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................17
8. Giả thuyết khoa học ...........................................................................................17
9. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................17
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................21
1.1. Các khái niệm công cụ ..............................................................................21
1.1.1. Khái niệm trẻ em...............................................................................21
1.1.2. Các quyền lợi , nghĩa vụ của trẻ em ................................................21
1.1.3. Khái niệm trẻ em lao động sớm .......................................................23
1.1.4. Đặc điểm chung của trẻ em lao động sớm ......................................24
1.1.5. Những ảnh hưởng đối với trẻ em lao động sớm .............................26
1.1.6. Khái niệm công tác xã hội ................................................................27
1.2. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu ............................................27
1.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow ............................................................27
1.2.2. Lý thuyết hệ thống sinh thái.............................................................30
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu : .................................................................31
1.3.1. Vị trí địa lý – lịch sử hình thành- cơ cấu- chức năng nhiệm vụ tổ
chức trẻ em Rồng Xanh ( Blue Dragon Children’s Foundation) ............31
1.3.2. Đặc điểm địa bàn dự án An toàn và lành mạnh .............................35
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................41

1


CHƢƠNG 2 HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM TẠI DỰ
ÁN AN TOÀN VÀ LÀNH MẠNH HUYỆN PHÚ VANG – THỪA THIÊN HUẾ
...................................................................................................................................42
2.1.Khái lƣợc về trẻ em lao động sớm tại huyện Phú Vang- Thừa Thiên
Huế .....................................................................................................................42

2.1.1.Thực trạng trẻ em lao động sớm huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế.42
2.1.2. Nguyên nhân trẻ em lao động sớm huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế ....45
2.2. Nhu cầu của trẻ em lao động lao động sớm huyện Phú Vang – Thừa Thiên
Huế .....................................................................................................................50
2.3. Thực trạng hoạt động công tác xã hội với trẻ em lao động sớm huyện
Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................................51
2.3.1.Một số đặc điểm chung về trẻ em lao động sớm huyện Phú Vang –
Thừa Thiên Huế .........................................................................................51
2.3.1.1.Về hoàn cảnh gia đình ..................................................................51
2.1.1.1. Co cấu độ tuổi – giới tính ............................................................58
2.3.1.2.Về đặc điểm tính cách ..................................................................59
2.3.1.3.Về công việc lao động ..................................................................60
2.3.2. Hệ quả của trẻ em lao động sớm huyện Phú Vang – Thừa Thiên
Huế ..............................................................................................................66
2.3.2.1. Hệ quả đối với trẻ em ..................................................................66
2.3.2.2. Hệ quả đối với gia đình ...............................................................69
2.3.2.3. Hệ quả đối với kinh tế xã hội – địa phương ................................69
2.3.2.4. Về thời gian được dự án hỗ trợ ...................................................70
2.3.3. Thực trạng công tác xã hội với trẻ em lao động sớm huyện Phú
Vang – Thừa Thiên Huế ............................................................................71
2.3.3.1. .Dịch vụ giải cứu trẻ em lao động sớm .......................................71
2.3.3.2. Dịch vụ hỗ trợ tại trường học ......................................................75
2.3.3.3. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe .........................................................81
2.3.3.4. Dịch vụ vui chơi tại trung tâm Hải Tiến .....................................83
2.3.3.5. Hoạt động dạy kĩ năng sống – giá trị sống ..................................86
2.3.3.6. Dịch vụ hướng nghiệp – định hướng nghề..................................88
2.3.3.7. Hỗ trợ xây dựng nhà cho trẻ........................................................92
2



2.3.3.8. Hỗ trợ sinh kế, cứu trợ khẩn cấp .................................................93
2.3.3.9. Truyền thông , phát triển cộng đồng ...........................................94
2.3.4. Đánh giá nguy cơ tái lao động của trẻ em lao động sớm huyện Phú
Vang ............................................................................................................97
2.3.5. Vai trò nhân viên xã hội trong công tác xã hội với trẻ em lao động
sớm huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế ...............................................101
2.3.5.1. Người giải cứu trẻ em và biện hộ bảo vệ quyền lợi .................101
2.3.6. Người cung cấp dịch vụ, tư vấn, giám sát và hỗ trợ .....................101
2.3.7. Người kết nối dịch vụ .....................................................................103
2.3.8. Tác viên phát triển cộng đồng ........................................................103
2.4. Cơ hội và thách thức trong hoạt động CTXH với TELĐ sớm huyện
Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................105
2.4.1. Điểm mạnh – điểm yếu của nhân viên xã hội tại dự án ATVLM 105
2.4.2. Cơ hội trong công tác xã hội với trẻ em lao động sớm huyện Phú
Vang – Thừa Thiên Huế ..........................................................................108
2.4.2.1. Về phía đối tượng hưởng lợi của dự án.....................................108
2.4.2.2. Về phía chính quyền địa phương ..............................................109
2.4.2.3. Về phía dự án ............................................................................109
2.4.3. Thách thức trong công tác xã hội với trẻ em lao động sớm huyện
Phú Vang – Thừa Thiên Huế ..................................................................110
2.4.3.1. Về phía đối tượng hưởng lợi của dự án....................................110
2.4.3.2. Về phía chính quyền địa phương ..............................................111
2.4.3.3. Về phía dự án ............................................................................112
2.5.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội với trẻ em lao
động sớm huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế....................................112
2.5.1.Đối với chính quyền địa phương ....................................................114
2.5.2.Đối với dự án “ An toàn và lành mạnh” ........................................117
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .......................................................................................122
KẾT LUẬN ............................................................................................................123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................128


3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Số thứ tự
1

Từ đầy đủ

Từ viết tắt
ILO

Internation labor organization – Tổ chức lao động
quốc tế

2

ATVLM

An toàn và lành mạnh

3

TE

Trẻ em

3


NVXH

Nhân viên xã hội

4

TP

Thành phố

5



Quyết định

6

RX

Rồng Xanh

7

TC RX

Tổ chức Rồng Xanh

8


BDCF

Blue Dragon Children‘s Foundation – tên tiếng
anh của tổ chức trẻ em Rồng Xanh

9

SAS

Safe and Sound – tên viết tắt tiếng anh của dự án
an toàn và lành mạnh

10

CTXH

Công tác xã hội

11

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

12

P.H

Phụ huynh


4


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân viên dự án ‖ An toàn và lành mạnh‖ ...................................37
Bảng1.2. Số lượng trẻ đang giúp đỡ trên địa bàn huyện Phú Vang ..........................39
Bảng 2.1. Nhu cầu của trẻ em lao động sớm ............................................................50
Bảng 2.2. Nghề nghiệp cha mẹ trẻ em trong dự án ATVLM ...................................52
Bảng 2.3. Thời gian đươc hỗ trợ của trẻ em tại dự án ATVLM ...............................70
Bảng 2.4. hỗ trợ học phí và các khoản đóng góp khác .............................................77
Bảng 2.5. Hỗ trợ sách vở, đồng phục và đồ dùng học tập ........................................78
Bảng 2.6. Số lượng xe đạp trẻ em dự án ATVLM được hỗ trợ qua các năm ...........78
Bảng 2.7. Đánh giá mức độ hấp dẫn chương trình ĐHN của trẻ em LĐ sớm ..........89
Bảng 2.8.Nhu cầu học nghề của trẻ em LĐ sớm ......................................................90
Bảng 2.9. Tổng hợp số người được hỗ trợ về truyền thông, phát triển cộng đồng tại
dự án ATVLM ...........................................................................................................95
Biểu đồ 2.1.Biểu đồ những khó khăn khi đi học của trẻ em lao động sớm ..............48
Biểu đồ 2.2. Số lượng con trong gia đình ................................................................55
Biểu đồ 2.3. Hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình của trẻ em lao động sớm .....................57
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu độ tuổi trẻ em trong chương trình ............................................58
Biểu đồ 2.5. Tuổi bắt đầu lao động của trẻ em lao động sớm...................................61
Biểu đồ 2.6. Công viêc lao động của trẻ ...................................................................61
Biểu đồ 2.7. Nơi trẻ đi lao động ................................................................................66
Biểu đồ 2.8. Mức hỗ trợ học phí ...............................................................................77
Biểu đồ 2.9. Tần suất tham gia sinh hoạt tại trung tâm Hải Tiến của trẻ.................84
Biểu đồ 2.10. Biểu đồ sự hài lòng về công việc đầu tiên của trẻ em lao
động sớm ...................................................................................................................98
Biều đồ 2.11. Biểu đồ đánh giá khả năng tái lao động ở trẻ em lao động sớm ........99


5


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trẻ em là tương lai, là chủ nhân của đất nước đó là mối quan tâm hàng đầu
không chỉ của Việt Nam mà còn là của nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, trẻ
em cần được nuôi dưỡng tốt cả về thể chất lẫn tinh thần để phát triển toàn diện.
Là tầng lớp được ưu tiên để phát triển về thể chất và tinh thần, trẻ em là
tương lai của đất nước luôn được ưu tiên để tạo điều kiện phát triển về học tập cũng
như con người. Một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên Việt Nam do kinh tế khó
khăn, đã mất dần tuổi thơ tại các nhà máy, xí nghiệp chế biến, công trường làm việc
để kiếm tiền mưu sinh… Về mặt pháp luật, những lao động trẻ em này, đều không
được pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Viêt Nam công nhận.Với những giá trị
của trẻ em lao động sớm mang lại như năng suất cao, giá nhân công rẻ mạt, một bộ
phận rất lớn những người là chủ các nhà máy xí nghiệp vẫn sử dụng trẻ em làm lao
động chính trong các công xưởng, nhà máy làm lao động chính. Những hành vi
trên, xét cho cùng, đều là những hành vi vi phạm pháp luật và hơn hết còn vi phạm
đạo lí của con người khi bóc lột sức lao động trẻ em bằng những đồng lương nhân
công rẻ mạt.Tuy nhiên, không thể phủ nhận trẻ em lao động sớm góp phần tăng thu
nhập, cải thiện cuộc sống cho gia đình và chính các em. Lao động sớm cũng giúp
nâng cao ý thức yêu lao động, tự lập vươn lên. Nhưng chỉ dừng lại ở mức độ vừa
với độ tuổi, sức khỏe của các em chứ không phải như một lao động thực thụ. Sử
dụng trẻ em lao động sớm không được luật pháp công nhận và đang tiềm ẩn nhiều
nguy cơ cho chính các em cũng như xã hội. Do tuổi đời còn ít, các em dễ bị tổn
thương và gặp nhiều rủi ro về thể chất. Hơn nữa, các em không còn thời gian học
tập, vui chơi, giải trí, nguy cơ bỏ học cao, chậm phát triển trí tuệ, thiếu tự tin, khó
hòa nhập xã hội...
Một thực tế đáng lo ngại là, hiện nay, Việt Nam – theo điều tra của tổ chức
Lao động quốc tế ILO có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em trên tổng số 80 triệu

dân (báo cáo tình trạng lao động trẻ em tại Việt Nam do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
mới công bố nhân Ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em 12/6.) .Đây là con số rất

đáng lo ngại, bởi 1,75 triệu trẻ em lao động này cũng là con số tương ứng với 1,75
6


triệu nguy cơ bỏ học, nguy cơ trẻ em gặp phải các vấn đề xã hội. Trong những năm
qua, nhờ sự cố gắng của các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội, tình trạng trẻ
em lao động sớm mặc dù có giảm nhưng không bền vững. Từ thông tin của các cơ
quan báo chí truyền thồng, qua thực tế, có thể nhận thấy, tỉ lệ trẻ em bỏ học đi lao
động sớm vẫn còn rất nhức nhối ở các vùng quê còn nghèo do nỗi lo cơm áo gạo
tiền, điều kiện đến trường còn nhiều khó khăn…
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt
Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp tỉnh Quảng Nam và TP. Đà
Nẵng, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào. Với đặc thù về mặt địa lý cũng như được thiên nhiên ưu đãi cho về mặt tự
nhiên , tài nguyên khoáng sản biển và là trung tâm du lịch của cả nước, Thừa Thiên
Huế đang ngày càng phát triển. Cả về mặt kinh tế cũng như chính trị, xã hội. Là một
huyện ven biển, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều ưu thế để phát triển
kinh tế biển và kinh tế vùng, đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của tỉnh. Tuy
nhiên, cũng như bao làng quê khác cùng với làn sóng đô thi hóa, tại huyện Phú
Vang cũng có những bước chuyển mình trong làm kinh tế. Những đứa trẻ tại huyện
Phú Vang, do điều kiện kinh tế khó khăn hoặc do chính nhận thức của cha mẹ, đã
nghỉ học và đi lao động sớm để phụ giúp kinh tế gia đình.
Đúng trước thực trạng này, các ban ngành địa phương, báo chí đã có các biện
pháp tuyên truyền.Về phía luật pháp, các đối tượng bóc lột sức lao động cũng đã có
những hình phạt thích đáng. Tuy nhiên, để ngăn chặn tình trạng trẻ em lao động
sớm, cần sự liên kết của toàn bộ các ban ngành đoàn thể để mang lại giải pháp toàn
diện. Có thể nói về mặt nào đó, trẻ em lao động sớm là một trong những nhóm đối

tượng yếu thế và cần sự quan tâm đặc biệt của xã hội vì các em là mầm non, là
tương lai của đất nước. trẻ em có phát triển khỏe mạnh thì tương lai đất nước mới
phát triển..
Công tác xã hội ở Việt Nam đã được công nhận là một ngành khoa học, là
một nghề có đặc thù trợ giúp những đối tượng yếu thế trong xã hội, trong đó có trẻ
em lao động sớm. Trong đó, nhân viên xã hội cần tìm hiểu về các chính sách của
Đảng, Nhà nước với đối tượng này, tham khảo học tập những mô hình trợ giúp trên
7


thế giới và đặc biệt cần tìm hiểu sâu về đặc điểm và nhu cầu của chính đối tượng trẻ
em lao động sớm để trợ giúp một cách tích cực nhất. Giúp thân chủ vươn lên, làm
chủ bản thân, có việc làm có ích đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Hiện nay, Việt
Nam đứng trước thực trạng trẻ em lao động sớm, đã có những hướng can thiệp cụ
thể như các chương trình dự án của Bộ lao động Thương binh và xã hội về ―Chiến
lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em‖, Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg, ngày
12-02-2004, về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em
lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong
điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 – 2010‖., các dự án về ngăn ngừa trẻ
em lao động sớm của tổ chức lao động quốc tế ILO….
Tổ chức trẻ em Rồng Xanh được thành lập năm 2003 có văn phòng đại diện
tại Hà Nội. Hiện nay có trụ sở chính tại 879 đường Hồng Hà- Hoàn Kiếm- Hà Nội.
Là một tổ chức phi chính phủ có chức năng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,
trẻ em đường phố thông qua các chương trình dự án nhằm giúp các em giải quyết
các khó khăn và vượt lên chính mình để thay đổi cuộc sống. Hiện nay, tổ chức trẻ
em Rồng Xanh đang thực hiện các dự án trên địa bàn một số tỉnh như Hà Nội, Bắc
Ninh, Đà Nẵng, Đện Biên, Huế …với các dự án để giúp đỡ trẻ em lang thang, trẻ
em đường phố, trẻ em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn trên địa bàn được nêu trên.
Các chương trình giúp đỡ trên đều hoạt động dựa trên nguyên tắc can thiệp và
phòng ngừa nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Tại Thừa Thiên Huế, hiện nay tổ chức

trẻ em Rồng Xanh đã và đang triển khai mô hình dự án ― An toàn và lành mạnh‖
dành cho trẻ em sống tại hai huyện Phú Vang và Phú Lộc. Đối tượng hưởng lợi trực
tiếp từ dự án là những trẻ em đã từng đi lao động sớm và trẻ em đang sinh sống tại
hai huyện Phú Vang và Phú Lộc có nguy cơ bỏ học sớm và trở thành trẻ em lao
động sớm. Nhằm giúp các em và gia đình nhận thức được tầm quan trọng của việc
chăm lo đời sống cho trẻ em cũng như giúp các em thoát khỏi việc trở thành lao
động trẻ em để các em có cuộc sống ―An toàn và lành mạnh‖ đúng như ý nghĩa của
dự án khi được triển khai đến nay. Vậy những ưu, nhược điểm của dự án ―An toàn
và lành mạnh‖ là gì? Các dịch vụ công tác xã hội nào mà dự án đang thực hiện tại
địa bàn huyện Phú Vang? Hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội này đến với trẻ em
8


lao động sớm đã và đang được hưởng lợi từ địa bàn dự án là gỉ? Qua đó, có thể
nghiên cứu đề xuất thêm các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình
dự án ―An toàn và lành mạnh‖ tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đồng thời có thể
triển khai sâu rộng ra các địa bàn huyện lân cận nhằm đem lại lợi ích nhiều nhất cho
đối tượng là trẻ em lao động sớm Về quan điểm người nghiên cứu thấy rằng rất cần
sự đánh giá tổng quan để trả lời và tìm ra giải pháp cho các hướng nghiên cứu trên.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, tác gải luận văn đã lựa chọn huyện Phú Vang – một
trong hai huyện, hiện nay dự án ―An toàn và lành mạnh‖ đang triển khai chương
trình để tiến hành các nghiên cứu cho đề tài luận văn cao học công tác xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài
“Công tác xã hội với trẻ em lao động sớm tại tổ chức trẻ em Rồng Xanh Thừa
Thiên Huế” (nghiên cứu mô hình dự án “ an toàn và lành mạnh” huyện Phú
Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế)
2. Tổng quan những nghiên cứu, can thiệp liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề trên thế giới
Vấn đề lao động đặc biệt là trẻ em lao động sớm đã trở thành mối quan tâm
của nhiều quốc gia trong nhiều thập kỉ nay. Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế

cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặt sự quan tâm rất cao đến vấn đề trẻ
em lao động sớm .Đối với các ngành an ninh – Interpol quan tâm đến lĩnh vực
phòng chống tội phạm lao động trẻ em , tức là ngăn ngừa tình trạng bóc lột lao động
trẻ em , lợi dụng trẻ em vào các công việc phi pháp hoặc độc hại, nguy hiểm không
đúng với pháp luật. Với các nhà khoa học về xã hội và nhân văn, các nhà hoạt động
xã hội thì quan tâm đến vấn đề trước và sau quá trình diễn ra hoạt động lao động trẻ
em tức là xác định nguyên nhân cuả tình trạng lao động trẻ em và những hậu qủa về
mặt tâm lí, xã hội của trẻ em khi phải lao động sớm cũng như mặt hạn chế của trẻ
em lao động sớm. Tức là nghiên cứu các giải pháp giảm nguy cơ và giải pháp trợ
giúp làm giảm hậu quả của tệ nạn này. Đối tượng nghiên cứu và tác động trực tiếp
là nạn nhân, cộng đồng nơi sinh sống và vấn đề hỗ trợ họ tái hòa nhập cộng đồng
như thế nào để hiệu quả..

9


Nghiên cứu ― Định nghĩa lao động trẻ em : đánh giá định nghĩa lao động trẻ
em trong nghiên cứu chính sách‖ – tên tiếng anh ―Defining child labour:A review of
the definitions of child labour in policy research‖ được xây dựng bởi tác giả Eric V
.Edmonds và phối hợp thực hiện bởi ông Frank Hagemann từ văn phòng IPEC tại
Geneva công bố tháng 11 năm 2008. Nghiên cứu đã chỉ ra được một số định nghĩa
về lao động trẻ em trong các chinh sách về luật, văn bản dưới luật, chính sách xã hội
của các quốc gia được nghiên cứu. Ngiiên cứu đã đóng góp vào việc nghiên cứu thể
chế chính sách nhằm làm sáng tỏ các định nghĩa, môi trường làm việc, thời gian làm
việc, ánh sáng làm việc, điều kiện làm việc của lao động trẻ em tại các quốc gia tiến
hành nghiên cứu của Tổ chức lao động thế giới.
Trong nghiên cứu mang tên ― Lao động trẻ em‖ - ― Child Labour‖ thực hiện
tháng 2 năm 2007 của tác giả Eric V .Edmonds đã chỉ ra các nội dung sau :
Định nghĩa thuật ngữ thường được sử dụng trong các nghiên cứu về phân bố
thời gian của trẻ em và cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất về việc trẻ em đã sử

dụng thời gian như thế nào tại đất nước có thu nhập thấp hiện nay
Xem xét các loại hình lao động trẻ em phố biến nhất cũng như tác động của
các công việc này đối với việc học hành, sức khỏe
Xem xét các tài liệu về các yếu tổ quyết định đến sự phân bố thời gian lao
động trẻ em và sự tương tác sự tương tác giữa doanh thu với gia đình trong lao
động trẻ em
-Những hạn chế trong việc lựa chọn chính sách ảnh hưởng đến lao động trẻ
em.
Hậu quả của chinh sách lao động trẻ em và các yếu tổ quyết định tham gia
vào hình thức lao động trẻ em.
Trong nghiên cứu Những ảnh hưởng của lao động trẻ em đến việc đạt được
thành tích học tập, bằng chứng từ Ghana- ― What is the effect of child labour on
learning achievement? Evidence from Ghana, Công bố tháng 10 năm 2010 của
Christopher Heady đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng của trẻ em lao động sớm đến
việc hoàn thành các mục tiêu học tập tại trường học. Khó khăn hạn chế của việc trẻ
em vừa tham gia học tập, vừa tham gia làm việc tại Ghana như thế nào ?
10


Như vậy qua một số nghiên cứu được công bố trong thời gian gần đây của
các tác giả nước ngoài có thể thấy rằng, thực trạng trẻ em lao động sớm không chỉ
là vấn đề cần quan tâm trong phạm vi một quốc gia mà nó còn là vấn đề quan tâm
của quốc tế .Các nghiên cứu đã đi từ những ảnh hưởng của lao động trẻ em đến sự
phát triển của quốc gia, các thể chế chính sách liên quan đến vấn đề trẻ em lao động
sớm. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được các dịch vụ công tác xã hội với
trẻ em lao động sớm và những tác động của các dịch vụ này đến trẻ em lao động
sớm như thế nào.
2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến công tác xã hội với trẻ em lao
động sớm
Hiện nay về vấn đề trẻ em lao động sớm cũng có nhiều điểm tương đồng với

các nghiên cứu trên thế giới.
Nghiên cứu ảnh hưởng của gia đình đến giáo dục trẻ lao động sớm- mã số:
V2008-18 , trực thuộc viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Nhóm nghiên cứu Chủ
nhiệm đề tài Nguyễn Thế Thắng , thành viên Lê Tuấn Đức, Bùi Thế Hợp. thời gian
thực hiện từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009. Nghiên cứu trên đã chỉ ra
những ảnh hướng của giáo dục gia đình đến giáo dục trẻ em lao động sớm và cũng
chỉ ra tầm quan trọng của nền tảng giáo dục gia đình đến nhóm trẻ em này.
Trong Luận văn thạc sỹ về đề tài ― Lao động trẻ em trong điều kiện độc hại
nguy hiểm‖ do Vũ Thị Hồng Khanh, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
thực hiện vào năm 2003 đã chỉ ra những công việc mang tính chất độc hại nguy
hiểm mà trẻ em đang làm việc, ảnh hưởng của chúng đến trẻ em như thế nào và
gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề trẻ em lao động sớm tại nước ta hiện nay.
Báo cáo về vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam do Bộ Lao động thương bình
và xã hội thực hiện năm 1997, báo cáo trên đã trình bày về vấn đề lao động trẻ em ở
Việt Nam. Báo cáo đã chỉ rõ nguyên nhân, hậu quả của lao động trẻ em đối với sự
phát triển kinh tế của đất nước trong điều kiện kinh tế đang thay đổi.
Công trình nghiên cứu ― trẻ em làm thuê giúp việc gia đình‖ do Tổ chức cứu
trợ trẻ em Thụy Điển ( Save the children in Sweeden) cộng tác với khoa Tâm lí học
– trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội thực
11


hiện năm 2000. Công trình này nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân đặc điểm, ảnh
hưởng của lao động trẻ em làm giúp việc gia đình đến sự phát triển cá nhân của trẻ.
Về thực hành, hiện nay, trước thực trạng Lao động trẻ em, Việt Nam đang
nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội quốc tế, các dự án về phòng chống lao
động trẻ em đang được triển khai như :
Chương trình mục tiêu quốc gia về Xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi
tệ nhất .Chương trình này có thời gian thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2009 đến ngày
7 tháng 12 năm 2013, do cơ quan hợp tác phát triển Tây Ban Nha Cơ quan chủ

quản Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội MOLISA. Cơ quan thực hiện và Cơ
quan phối hợp gồm các đơn vị liên quan thuộc MOLISA, Bộ Giáo dục – Đào tạo,
Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các bộ ngành khác có liên
quan cùng với chính quyền địa phương tại cấp tỉnh, Phòng Công nghiệp – Thương
mại Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam, Các viện nghiên cứu, Trường đại học, truyền thông, Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phi chính
phủ trong nước và các tổ chức quốc tế. Địa bàn dự án trên toàn quốc với trọng tâm
là các Chương trình hành động (CTHD) thí điểm tại 5 tỉnh/thành: Lào Cai, Ninh
Bình, Quảng Nam, Đồng Nai và Hà Nội
Dự án "Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm
thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam" do Bộ Lao động Hoa Kỳ tài trợ thông qua Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO).
Với Dự án này, luật pháp và các chính sách liên quan tới lao động trẻ em
được rà soát bổ sung, sửa đổi và xây dựng mới phù hợp với các cam kết quốc tế mà
Việt Nam đã hoặc sẽ tham gia, năng lực của các cơ quan Việt Nam và các tổ chức
liên quan trong việc xác định và giải quyết vấn đề lao động trẻ em được nâng cao,
nhận thức về lao động trẻ em, các mối nguy hiểm liên quan và quy định cấm lao
động trẻ em được nâng cao trong tất cả các tầng lớp xã hội
2.3. Một số nghiên cứu về Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh
Trong những năm trở lại đây, tổ chức Trẻ em Rồng Xanh đã được biết đến
như một trong những Tổ chức Phi chính phủ hoạt động hiệu quả trong việc cung
12


cấp những dịch vụ công tác xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế, đó là nhóm trẻ em
lang thang, trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật và
trẻ em bị buôn bán. Có thể kể đến một số tài liệu như Luận văn ―Hoạt động trợ giúp
pháp lý cho trẻ em lang thang tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh” của tác giả Đỗ Thị
Lâm, năm 2014. Luận văn với đề tài “Đánh giá mô hình can thiệp với trẻ em lang

thang nhìn từ góc độ Quản lý ca ( Nghiên cứu tại Tổ chức trẻ em Rồng Xanh)” của
tác giả Phạm Xuân Thắng, năm 2014. Luận văn “Hoạt động cung cấp dịch vụ công
tác xã hội cho trẻ em lang thang (Nghiên cứu trường hợp tại Tổ chức Trẻ em Rồng
Xanh, Hà Nội)” của tác giả Tạ Thị Phúc năm 2015. Đề tài luận văn Thạc sĩ ―Định
hướng nghề và học nghề cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội
qua nghiên cứu trường hợp tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon Children‘s
Foundation – BDCF) – Nguyễn Dạ Đan Trang – tháng 9 năm 2015. Hay khóa luận
tốt nghiệp với đề tài ―Tìm hiểu quy trình hỗ trợ trẻ em lang thang tái hòa nhập cộng
đồng của chương trình Step Ahead (Nghiên cứu tại tổ chức Blue Dragon, 879
Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội) của tác giả Phùng Thị Giang năm 2014. Khóa luận
―Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lang thang ―của tác giả Lê Thùy Dung –
trường Đại học Lao động – xã hội năm 2014.
Cùng với nghiên cứu ― Di cư và lao động trẻ em từ Huế vào Sài Gòn, Việt
Nam” - “Child Labour & Migration From Hue to Saigon, Vietnam‖ do Tiến sĩ
Susan Kneebone, Giáo sư Sallie Yea and Madhavi Ligam đến từ Đại học Monash
University cùng sự tham gia của một số nhà nghiên cứu Trần Thị Kim Tuyến,
Nguyễn Thị Hồng, Đinh Thị Ngọc Quý nghiên cứu tại tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 9
năm 2013 . Các nghiên cứu trước đều tiếp cận một cách rất đầy đủ về những dịch vụ
hỗ trợ của Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh đối với đối tượng hưởng lợi, tuy nhiên, sự
khác biệt về đối tượng nghiên cứu, về cách tiếp cận nghiên cứu cũng mang đến
những cái nhìn đa chiều về Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh.
Tổng quan về các công trình nghiên cứu trên có thể thấy, rất nhiều học giả đã
quan tâm đến vấn đề trẻ em bởi hiện nay, đây là vấn đề mang tính cấp thiết. Tuy
nhiên, do công tác xã hội ở nước ta hiện nay, là một chuyên ngành mới, nên có thể
nói, hiện nay chưa có một nghiên cứu quy mô nào có đề cấp đến vai trò của công
13


tác xã hội đối với trẻ em lao động sớm, hay tác động của công tác xã hội đối với trẻ
em lao động sớm Vì vậy, đề tài “Công tác xã hội với trẻ em lao động sớm tại tổ

chức trẻ em Rồng Xanh Thừa Thiên Huế” (nghiên cứu trường hợp dự án “ an toàn
và lành mạnh” huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ góp phần tìm hiểu các
hoạt động công tác xã hội đang thực hiện tại địa bàn huyện Phú Vang – Thừa Thiên
Huế đối với trẻ em đã từng là trẻ em lao động sớm và trẻ em có nguy cơ trở thành
trẻ em lao động sớm. Ngoài ra đề tài sẽ góp phần tìm hiểu nhu cầu mong muốn của
trẻ em lao động sớm trong giai đoạn hiện nay, qua đó, đề xuất một số giải pháp để
cải thiện các dịch vụ công tác xã hội với trẻ em lao động sớm tại huyện Phú Vang –
Thừa Thiên Huế nói riêng và dịch vụ công tác xã hội với trẻ lao động sớm nói
chung giúp tăng hiệu quả giúp đỡ cho nhóm đối tượng này.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này có cơ hội được sử dụng sẽ góp phần lý giải một số lý thuyết
của Công tác xã hội, lý giải một số vấn đề của thực tiễn thông qua việc tìm hiểu và
phân tích nhu cầu hỗ trợ của nhóm trẻ em lao động sớm cũng như các hoạt động trợ
giúp hiện tại với đối tượng này. Điển hình như: lý thuyết hệ thống sinh thái, lý
thuyết nhu cầu của Maslow,… Đồng thời, người nghiên cứu cũng vận dụng các
phương pháp và kỹ năng can thiệp trong Công tác xã hội được ứng dụng trong quá
trình nghiên cứu, củng cố sâu sắc hơn những hiểu biết về các lý thuyết và các
phương pháp, kỹ năng Công tác xã hội đã được học và thực hành.
Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu tạo tiền đề cho các nhà nghiên cứu tiếp
tục nghiên cứu ứng dụng sâu hơn các lý thuyết Xã hội học và CTXH như: Công tác
xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm… vào việc trợ giúp cho các nhóm đối tượng
đặc thù như nhóm trẻ em lao động sớm.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với Nhà nước và các cơ quan hoạt động về lĩnh vực bảo vệ và hỗ trợ nạn
nhân nói chung: Kết quả nghiên cứu tìm hiểu, làm rõ hơn những nhu cầu của trẻ em
lao động sớm, những nhu cầu đó đã được đáp ứng như thế nào, tức là đã có những
hoạt động hỗ trợ gì để đáp ứng nhu cầu đó? Đặc biệt là sau giai đoạn khi được giải
14



cứu khỏi nơi lao động trở về, Từ đó gợi ý những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả,
chất lượng của hoạt động trợ giúp. Nói cách khác, kết quả nghiên cứu có thể giúp
cho quá trình hoạch định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lược về các
đối tượng đặc biệt quan tâm trong xã hội. Làm cách nào để tiến tới giải quyết và
chấm dứt tình trạng trẻ em lao động sớm là một câu hỏi dành cho các nhà quản lí,
lãnh đạo các ban ngành đoàn thể địa phương.
Đối với địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng thể về mô hình
hỗ trợ dich vụ công tác xã hội đối với nhóm đối tượng là trẻ em lao động sớm tại
huyện Phú Vang- Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu góp phần vào việc hoàn
thiện và phát triển hơn mô hình hỗ trợ đối tượngnày, để đưa chính sách hỗ trợ nhóm
đối tượng này trở thành dịch vụ chuyên nghiệp.
Đối với nhà nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế nhà
nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã được học vào
thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành CTXH nói chung và
CTXH cá nhân nói riêng. Từ đó giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn luyện
kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo và quá
trình công tác của bản thân.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội với trẻ em lao động sớm huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên
Huế
4.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ em đã từng làm lao động sớm và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động
sớm hiện đang hưởng dịch vụ hỗ trợ công tác xã hội của dự án ― an toàn và lành
mạnh‖
Các nhà quản lý, hoạch định chính sách về bảo vệ và hỗ trợ lao động trẻ em
( Hội phụ nữ huyện Phú Vang)
Quản lý, điều hành dự án ― an toàn và lành mạnh‖ tại huyện Phú Vang –
Thừa Thiên Huế


15


Nhân viên công tác xã hội đang làm việc tại dự án ― an toàn và lành mạnh ―
tại huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế
Cộng đồng đang hưởng lợi của dự án ― an toàn và lành mạnh‖ huyện Phú
Vang – Thừa Thiên Huế. Sớm
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Giới hạn về khách thể khảo sát và địa bàn nghiên cứu:
Nhóm trẻ em lao động sớm thuộc dự án ― an toàn và lành mạnh ― tại huyện Phú
Vang – Thừa Thiên Huế
Phạm vi thời gian nghiên cứu của vấn đề: từ năm 2008 đến tháng 09 năm
2015.
Phạm vi thời gian tiến hành khảo sát tại địa bàn nghiên cứu: từ 01 tháng 02
năm 2015 đến 31 tháng 08 năm 2015.
6. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài ―“Công tác xã hội với trẻ em lao động sớm tại tổ chức trẻ em Rồng
Xanh Thừa Thiên Huế” (nghiên cứu mô hình dự án “ an toàn và lành mạnh” huyện
Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ góp phần tìm hiểu các hoạt động công tác xã
hội đang thực hiện tại địa bàn huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế đối với trẻ em đã
từng là trẻ em lao động sớm và trẻ em có nguy cơ trở thành trẻ em lao động sớm.
Ngoài ra đề tài sẽ góp phần tìm hiểu nhu cầu mong muốn của trẻ em lao động sớm
trong giai đoạn hiện nay, qua đó, đề xuất một số giải pháp để cải thiện các dịch vụ
công tác xã hội với trẻ em lao động sớm tại huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế.
6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu, nhận định, đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH dành cho
trẻ em lao động sớm tại địa bàn dự án ― an toàn và lành mạnh ― huyện Phú VangThừa Thiên Huế.
Đánh giá hiệu quả của dịch vụ CTXH dành cho trẻ em lao động sớm tại dự

án ― an toàn và lành mạnh ― huyện Phú Vang- Thừa Thiên Huế
Tìm hiểu những nhu cầu, những mong muốn khác của trẻ em lao động sớm
ngoài những dịch vụ CTXH đang được cung cấp
16


Chỉ rõ vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc ứng dụng Công tác
xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, phát triển cộng đồng vào thực tế làm việc tại
dự án
7. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Tại dự án ATVLM, các dịch vụ CTXH nào đang được triển khai? Hiệu
quả của các hoạt động này lên TELĐ sớm như thế nào?những thuận lợi và khó khăn
là gì?
(2) Vai trò của nhân viên công tác xã hội được thể hiện như thế nào trong
hoạt động can thiệp trợ giúp trẻ em lao động sớm tiếp cận với các dịch vụ CTXH
đang được triển khai của dự án?
(3) Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động của các dịch
vụ CTXH đang được triển khai trên địa bàn dự án?
8. Giả thuyết khoa học
Hiện tại, các dịch vụ CTXH đang được triển khai trên địa bàn huyện Phú
Vang của dự án ‖ an toàn và lành mạnh‖ bao gồm giải cứu trẻ em, cung cấp dịch vụ
hỗ trợ cá nhân, chắm óc sức khỏe, GTS-KNS, dịch vụ hướng nghiệp, dạy nghề...
Về cơ bản, nhóm trẻ em lao động sớm này, đều được hỗ trợ đầy đủ, tuy
nhiên, do một số yếu tố tác động nên một số dịch vụ CTXH chưa được triển khai
như hỗ trợ học nghề tại địa phương, nhu cầu được tư vấn hướng nghiệp, dạy các kĩ
năng sống, giá trị sống...Những dịch vụ này đã triển khai nhưng còn chưa mạnh ,
dẫn đến hiệu quả của quá trình giúp đỡ còn nhiều bất cập và hạn chế.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, nhà nghiên cứu đã tìm

hiểu một số tài liệu như: các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến vấn đề trẻ
em và lao động trẻ em, tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã và đang thực hiện về
vấn đề lao động trẻ em cả nghiên cứu trong nước và nước ngoài, báo cáo tổng kết
thực trạng lao động trẻ em hiện nay qua báo cáo số liệu của tổ chức lao động thế
giới ILO và các báo cáo kết quả, hoạt động công tác về trẻ em , alo động trẻ em của
Bộ Lao động thương binh và xã hội, của các bộ ngành có liên quan,tài liệu và các
17


báo cáo thực trạng công tác trợ giúp, hỗ trợ, giải cứu trẻ em lao động sớm của các
cơ quan ban ngành trong nước, các tổ chức Phi chính phủ; đặc biệt là tài liệu, hồ sơ
và các báo cáo của dự án ―an toàn và lành mạnh‖ thuộc Tổ chức trẻ em Rồng Xanh.
9.2. Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Số lượng 100 bảng hỏi với khách thể là trẻ em lao động sớm và trẻ em có
nguy cơ lao động sớm đang nhận hỗ trợ từ dự án ‖ an toàn và lành mạnh‖ trên địa
bàn huyện Phú Vang- Thừa Thiên Huế. Cụ thể tập trung vào các câu hỏi như
:nguyên nhân trẻ em lao động sớm? Thời gian các em phải lao động? Thời gian
đựơc giải cứu và quay trở về cộng đồng? Những khó khăn sau khi các em đi lao
động sớm trở về cộng đồng? Những dịch vụ CTXH các em đang được trợ giúp tại
dự án ― an toàn và lành mạnh‖ và mức độ hài lòng về các dịch vụ CTXH này? Đánh
giá những thuận lợi , khó khăn của dự án‖ An toàn và lành mạnh‖ khi triển khai tại
địa bàn huyện Phú Vang là gì? Ngoài những dịch vụ, những hoạt động trợ giúp, lao
động trẻ em còn mong muốn điều gì? Và vai trò của nhân viên xã hội trong thực
hiện các hoạt động công tác xã hội tại dự án ― An toàn và lành mạnh‖ như thế nào?
9.3.Phỏng vấn sâu: 09 PVS, số lượng :
01 Cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước quản lý vấn đề trẻ em và trẻ em lao
động sớm.Xoay quanh nội dung thực tế việc xây dựng và thực hiện các chính sách
về phòng chống lao động trẻ em trên địa bàn như thế nào? tìm hiểu thực trạng hoạt
động trợ giúp ,chính sách hỗ trợ trẻ em lao động sớm tại địa phương như thế nào?
Những nguồn lực nào đang thực hiện? Nhận định về vai trò dự án ― an toàn và lành

mạnh‖, mong muốn đề xuất của cơ quan quản lí nhà nước về việc thực hiện các dịch
vụ CTXH trên địa bàn là gì?
01 Cán bộ quản lý dự án ― an toàn và lành mạnh‖ tại huyện Phú Vang – tỉnh
Thừa Thiên Huế. Nội dung xoay quanh những dịch vụ, hoạt động trợ giúp đang
được thực hiện dự án― an toàn và lành mạnh‖? Thuận lợi và khó khăn trong quá
trình thực hiện dịch vụ CTXH tại địa bàn dự án? Định hướng các hoạt động dịch vụ
CTXH trong thời gian sắp tới
03 Cán bộ - nhân viên Công tác xã hội đang làm việc tại dự án ― an toàn và lành
mạnh‖. Nội dung xoay quanh nhận định về những nhu cầu của trẻ em lao động

18


sớm? Các hoạt động CTXH đang được triển khai trên địa bàn hoạt động của dự án?
Hoạt động nào là hỗ trợ ngắn hạn? hoạt động nào là hỗ trợ dài hạn?
Việc áp dụng các phương pháp công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ trẻ em
lao động sớm có hiệu quả như thế nào với trẻ em và hiệu quả với địa bàn dự án
đang thực hiện? Những khó khăn hạn chế của dự án từ phía NVXH và đề xuất giải
quyết khó khăn của NVXH
04 trẻ em đã từng lao động sớm hiện đang được giúp đỡ bởi dự án ― an toàn
và lành mạnh‖. Nội dung xoay quanh các câu hỏi nguyên nhân trẻ em lao động
sớm? Các hình thức trẻ em lao động sớm, thời gian đi lao động sớm, địa đimể đi lao
động sớm là ở đâu? Xác định các nhu cầu chung và riêng của trẻ em lao động sớm?
Hiện nay, các em đang được cung cấp những hoạt động CTXH gì? Hiệu quả của các
hoạt động CTXH này lên trẻ em là gì? Mức độ hài lòng của trẻ em lao động sớm
với các dịch vụ, các hoạt động CTXH đang được trợ giúp của dự án? Ngoài các
dịch vụ CTXH đang được hỗ trợ hiên nay, các em còn có những nhu cầu, hay mong
muốn nào khác chưa được đáp ứng hay không? Đánh giá, nhận định về vai trò của
nhân viên công tác xã hội trong công tác trợ giúp giúp đỡ trẻ em lao động sớm trên
địa bàn huyện Phú Vang- Thừa Thiên Huế.

Kết cấu của luận văn
Luận văn này ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, khuyến nghị và Phụ lục,
nội dung chính chia làm 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu.
Chương 1 nêu các khái niệm, hệ thống lý thuyết ứng dụng trong quá
trình nghiên cứu, khái lược về tình hình thực hiện chính sách trợ giúp đối với trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em lao động sớm của Đảng, nhà nước, các tổ chức xã
hội và giới thiệu về địa bàn nghiên cứu.
Chƣơng 2 Đánh giá vai trò các hoạt động Công tác xã hội với trẻ
em lao động sớm huyện Phú Vang- Thừa Thiên Huế ( nghiên cứu dự án
ATVLM- tổ chức TERX )
Nội dung chương 2 tập trung mô tả thực trạng các hoạt động CTXH
đang được thực hiện đối với trẻ em lao động sớm của đang được thực hiện tại dự án
19


― an toàn và lành mạnh‖ thông qua điều tra thực tế; Đánh giá về mức độ hài lòng
của trẻ em lao động sớm của về các dịch vụ CTXH đang được cung cấp của trẻ em
lao động sớm của đối với dịch vụ CTXH mà các em đang được hưởng trên địa bàn
dự án. Qua đó, chỉ ra vai trò của nhân viên xã hội và những cơ hội, thách thức của
dự án ― An toàn và lành mạnh‖ trong thời gian tới. Và nêu ra một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án trên địa bàn huyện Phú Vang tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Kết luận

20


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm trẻ em
Theo Từ điển Xã hội học, trẻ em đó là nhóm ở trong quá trình xã hội hóa
(tiếp nhận những kỹ năng và tri thức để có thể tham gia hoạt động xã hội độc lập),
nói đúng hơn đó là nhóm ở trong giai đoạn đầu tiên của xã hội hóa. Về luật pháp
người ta coi đó là vị thành niên.
Trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1989) , Việt Nam đã phê
chuẩn năm 1990 xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp
dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn (Điều 1).
Như vậy, pháp luật Việt Nam và Công ước 182 của Tổ chức Lao động quốc
tế về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ
em tồi tệ nhất, nếu xét cả công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (QTE), thì
tất cả những người dưới 18 tuổi đều được coi là trẻ em (TE. Dù có gọi người chưa
thành niên hoặc TE vị thành niên thì vẫn gọi là TE. Tuy nhiên, trong pháp luật Việt
Nam, tùy theo từng lĩnh vực, phân biệt TE và người chưa thành niên theo độ tuổi
khác nhau: 14, 15, 16, để xác định chế độ pháp lý, sự bảo vệ thích hợp cho từng lứa
tuổi. Ví dụ, theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định thì ―Trẻ em là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi‖
1.1.2. Các quyền lợi , nghĩa vụ của trẻ em
Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em (Quốc hội thông qua ngày 12-8-1991 và có hiệu lực từ
ngày 16-8-1991) hiện đã được sửa đổi và bổ sung theo Nghị quyết số51/2001/QH10
ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10.Luật này nhấn
mạnh nhiệm vụ của xã hội đối với sự bảo vệ, chăm sóc TE, yêu cầu trừng phạt
nghiêm khắc đối với vi phạm quyền TE. Luật đã quy định các quyền của trẻ em
Việt Nam như sau:
1. Được khai sinh và có quốc tịch (Điều 11).
21



2. Được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức (Điều
12).
3. Được sống chung với cha mẹ (Điều 13).
4. Được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự;
được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề có liên quan (Điều 14).
5. Được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe (Điều 15).
6. Được học tập và phát triển năng khiếu (Điều 16).
7. Được vui chơi, giải trí lành mạnh (Điều17).
8. Được có tài sản, được quyền thừa kế và quyền hưởng các chế độ bảo hiểm
(Điều 19).
9. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội
(Điều 20).
Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường
của trẻ em đều bị nghiêm trị (Điều 6).Luật cấm sử dụng lao động trẻ em trái quy
định pháp luật có hại cho sự phát triển bình thường của trẻ em (Điều 7)
Tuy nhiên có thể thấy rằng, quyền trẻ em với tư cách là một khái niệm mới
về mặt lịch sử vì khái niệm này mới chỉ được chấp nhận ở Việt Nam (VN) trong
thời gian gần đây ở thời kỳ đổi mới khi có những thay đổi trong các mối quan hệ xã
hội và gia đình. Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, lần đầu tiên từ ―quyền trẻ em‖được
dùng trong các văn kiện của Đảng. Từ đó,quyền trẻ em với tư cách là quyền con
người được thảo luận công khai và rộng rãi ở VN.Nhìn chung,trong nhiều thế kỷ,
trẻ em VN không được hưởng một quyền gì cả. Nó cũng lý giải vì sao hàng triệu trẻ
em nông thôn phải tham gia lao động, làm các công việc tạo thu nhập cho gia
đình.Bên cạnh đó là hàng ngàn trẻ em bị buôn bán, bị lạm dụng và bị bạo lực. Từ
khi VN ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em, hàng loạt luật mới ra đời như Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991); Luật Phổ cập giáo dục tiểu học
(1991);Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989) đã nhấn mạnh nhiệm vụ của xã hội
đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, trừng phạt nghiêm khắc đối với vi phạm
quyền trẻ em; đề ra việc giáo dục tiểu học bắt buộc đối với tất cả trẻ em VN từ 6
đến 14 tuổi; quy định mọi trẻ em đều được khám chữa bệnh và tiêm chủng một số

22


×