ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***************
NGUYỄN THỊ QUỲNH
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG TRẺ EM MỒ CÔI
HÀ CẦU – HÀ ĐÔNG – HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***************
NGUYỄN THỊ QUỲNH
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG TRẺ EM MỒ CÔI
HÀ CẦU – HÀ ĐÔNG – HÀ NỘI
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60900101
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn: PGS. Nguyễn An Lịch
Hà Nội - 2014
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu mô hình
công tác xã hội tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu – Hà Đông
– Hà Nội”, cùng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình,
chu đáo của nhiều thầy cô, bạn bè, người thân, cán bộ, nhân viên tại trung
tâm nuôi dưỡng, các em đang sống tại trung tâm nuôi dưỡng và của một số cơ
quan, người dân tại địa bàn nghiên cứu...
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo:
PGS. TS Nguyễn An Lịch - người đã tận tâm theo dõi, chỉ bảo, hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các mẹ cùng với các em tại trung tâm nuôi
dưỡng đã không ngần ngại chia sẻ hoàn cảnh, hợp tác với tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên của một số cơ quan,
người dân...tại Hà Cầu đã tạo điều kiện cho tôi khi thâm nhập khảo sát thực
tế, thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa Xã hội học - Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Hy vọng thầy cô và các bạn sẽ có những đóng góp bổ ích giúp cho luận
văn này khắc phục được những hạn chế và hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 2014
Nguyễn Thị Quỳnh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- CTXH : Công tác xã hội
- TEMC: Trẻ em mồ côi
- TTND: trung tâm nuôi dưỡng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 1.1. Mô hình hệ thống sinh thái ở trẻ em
Biểu 1.2. Tháp nhu cầu theo Abraham Maslow
Biểu 2.1. Phối hợp giáo dục kỹ năng sống
Biểu 2.2. Số lượng trẻ em khám bệnh định kỳ
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em, trong bối cảnh đặc trưng về kinh tế
- văn hóa – xã hội – con người, Việt Nam đã Trẻ em, thế hệ chủ nhân tương
lai của đất nước, nhịp cầu nối các thành viên trong gia đình, đã trở thành mối
quan tâm hàng đầu trong các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các quốc
gia.Nhận thức tầm quan trọng đó, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là
nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em của
Liên hợp quốc (Việt Nam phê chuẩn ngày 20/02/1990). Trên cơ sở ban hành
và từng bước hoàn thiện nhiều văn bản pháp lý liên quan như Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Nuôi con nuôi, Luật phòng chống mua bán
người… và nhiều chương trình, chính sách, kế hoạch hành động nhằm gắn
mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với các chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội quốc gia.
Hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hệ thống
cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em trong đó có nhóm trẻ em mồ côi được
hình thành rộng khắp trên cả nước. Hình thức hoạt động của cơ sở bảo trợ xã
hội gồm cơ sở bảo trợ xã hội công lập, cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập và
các mô hình chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng. Tên gọi
của các cơ sở khá đa dạng dựa trên những đặc thù riêng như trung tâm nuôi
dưỡng (TTND), cứu trợ, hỗ trợ, nuôi dưỡng, điều trị, điều dưỡng, giáo dục,
dạy nghề, làng trẻ em SOS, nhà trẻ, nhà tình thương, nhà nuôi dưỡng, nhà an
toàn, mái ấm tình thương, cô nhi viện, cơ sở nuôi dưỡng, khu bảo trợ…
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, mạng lướ icơ sở bảo trợ xã hội ngày
càng phát triển và đa dạng.Theo số liệu thống kê, Hà Nội hiện có 20 cơ sở bảo
trợ xã hội, trong đó có đến 14 cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt và 02 trung tâm có đối tượng bảo trợ trọng tâm là trẻ em mồ côi
1
[5, 6]. Tuy vậy, mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời sự
gia tăng nhanh chóng về số lượng đối tượng trẻ em cần được bảo vệ. Ngoài ra,
các mô hình hoạt động đó có phải là mô hình công tác xã hội đối với trẻ em hay
không hay thuần túy là những mô hình nuôi dưỡng nặng tính nhân đạo, từ
thiện, cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội đó có phải là
những nhân viên CTXH chuyên nghiệp hay không là những vấn đề cần phải
được làm rõ.
Nhằm làm sáng tỏ những băn khoăn trên, tôi đã thực hiện đề tài Nghiên
cứu mô hình công tác xã hội đối với trẻ mồ côi tại trung tâm nuôi dưỡng Hà
Cầu – Hà Đông – Hà Nội
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm
của các nhà nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong phạm vi nghiên cứu là
trẻ em mồ côi (TEMC) và mô hình công tác xã hội (CTXH) trong các cơ sở
nuôi dưỡng TEMC, tôi lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu,
báo cáo, bài viết tiêu biểu.
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến trẻ em mồ côi
“Báo cáo phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” do UNICEF thực hiện
năm 2010 đã xem xét tình hình trẻ em dựa trên quan điểm các nguyên tắc
chính về quyền con người như bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách
nhiệm giải trình. Các cơ sở chăm sóc cả công lập và dân lập có ở hầu hết các
tỉnh thành trong cả nước dưới nhiều hình thức như chăm sóc tại nhà, chăm sóc
tập trung và các hình thức chăm sóc hỗ trợ không chính thức khác. Tình trạng
số lượng cho con nuôi ra nước ngoài cao trong khi đây được quy định là biện
pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác. Ngoài ra, báo cáo
cũng chỉ ra rằng Việt Nam còn thiếu các quy định cụ thể cho việc truy tố
những đối tượng hoạt động môi giới cho nhận con nuôi trái pháp luật.
2
“Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ” (MICS) năm
2010–2011 cho thấy, Việt Nam có 83,7% trẻ em trong độ tuổi từ 0–17 tuổi
đang sống với cả cha và mẹ, trong khi có 5,2% không sống với cả cha và mẹ.
Khoảng 5,7% trẻ em chỉ sống với mẹ dù cha đẻ vẫn còn sống và 2,4% trẻ em
chỉ sống với mẹ khi cha đẻ đã tử vong. Khoảng 1,8% trẻ em chỉ sống với cha
dù mẹ đẻ vẫn còn sống và 0,7% chỉ sống với cha khi mẹ đẻ đã tử vong. Có
5,3% không sống với cha đẻ [20, 187]. Kết quả điều tra trên là cơ sở tham
khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu
song cần lưu ý rằng các số liệu về thực trạng trẻ em mồ côi của MICS ở trên
là theo cách tiếp cận trẻ em mồ côi của MICS.
“Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát
triển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ
Thị Ngọc Phương nhận định tại Anh , Mĩ, Úc, Philippines, Thái Lan,
Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là
trách nhiệm của các bộ và cơ quan nhà nước. Tại các quốc gia này, cán bộ xã
hội vẫn thực hiện chức năng tham vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép với
đánh giá các nhu cầu phúc lợi xã hội và quản lý việc tiếp cận với các dịch vụ
xã hội đa dạng khác nhau. Dịch vụ xã hội cũng có thể bao gồm việc xem xét
các nhu cầu phát triển của trẻ em , gia điǹ h, cộng đồng và lồng ghép với sự
tham gia của cộng đồng [13].
“Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em: Đánh giá pháp luật và chính sách
bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” tập trung
đến hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề nhận con nuôi trong nước và
nước ngoài. Đánh giá cũng chỉ ra nhiều vấn đề cần phải khắc phục như: chưa
có khung pháp lý về công tác đánh giá một cách có hệ thống và chuyên
nghiệp đối với TEMC để quyết định mô hình chăm sóc nào sẽ phù hợp với lợi
ích tốt nhất cho các em, đảm bảo rằng trẻ em được nhận nuôi trong một gia
3
đình thay thế phù hợp nhất với lợi ích của các em. Đây là một trong những
phát hiện quan trọng và hết sức có ý nghĩa đối với nuôi dưỡng TEMC.
“Nhận con nuôi từ Việt Nam” là công trình đánh giá độc lập do Hervé
Boéchat, Nigel Cantwell và Mia Dambach thuộc Tổ chức Dịch vụ Xã hội
Quốc tế (ISS) tiến hành tại Việt Nam năm 2009. Báo cáo đã có những quan
tâm đáng kể đến vấn đề nhận con nuôi ở Việt Nam, tình hình phúc lợi trẻ em
và bảo vệ trẻ em trên bình diện rộng, đặc biệt là từ góc độ những tác động
trực tiếp và gián tiếp đối với nuôi con nuôi quốc tế. Báo cáo đã cung cấp cái
nhìn tổng quan việc nhận con nuôi trên thế giới và những phát hiện có tính
đặc trưng trong việc nhận con nuôi từ Việt Nam.
“Đánh giá tình hình chăm sóc nhận nuôi và việc thực hiện quyết định
38/2004/QĐ-TTg” đã phân tích, đánh giá thực trạng trẻ em mồ côi, trẻ em cần
được chăm sóc thay thế cũng như thực trạng việc thực hiện quyết định
38/2004/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận
nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy số
lượng trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi có xu hướng tăng lên do những biến đổi kinh
tế - xã hội. Nghiên cứu nhận thấy mô hình chăm sóc nhận nuôi là mô hình
phù hợp để thí điểm ở các khu vực thành phố/đô thị, nơi được biết có số
lượng trẻ em bị bỏ rơi cao hơn và có nhiều gia đình có điều kiện tài chính
cũng như kỹ năng chăm sóc trẻ.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về mô hình can thiệp, trợ giúp trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt
“Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng –
Những cơ sở xã hội và thách thức” là bài viết đồng tác giả Nguyễn Hồng Thái
và Phạm Đỗ Nhật Thắng đã tìm hiểu mô hình chăm sóc trẻ em dựa vào cộng
đồng. Theo tác giả, cách tiếp cận truyền thống là tiếp cận dưới góc độ trẻ em
là đối tượng cần được hỗ trợ và bảo vệ từ trên xuống mang nặng tính từ thiện,
4
bao cấp, còn tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em nhìn nhận trẻ em là chủ thể của
quyền, có quyền được chăm sóc, bảo vệ. Trước bối cảnh số lượng trẻ em đặc
biệt cần được bảo vệ ngày càng gia tăng trong khi các hình thức chăm sóc tập
trung đã và đang vượt quá nhu cầu đầu vào thì hình thức chăm sóc, bảo vệ trẻ
em dựa vào cộng đồng ngày càng trở lên phù hợp hơn. Tác giả đã rất cố gắng
khi chỉ ra những bất cập, trở ngại trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng song vẫn chưa chú trọng đến các giải pháp
để khắc phục những hạn chế, bất cập đó.
“Đánh giá mô hình ngôi nhà bình yên cho phụ nữ và trẻ em gái là nạn
nhân của bạo lực gia đình và buôn bán người” là nghiên cứu của Phạm Thị
Ngọc Dinh, Hồ Thị Huyền đã cho thấy mô hình ngôi nhà bình yên mang đậm
nét công tác xã hội đó là tăng cường chức năng xã hội bằng cách cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ và trẻ em gái như
dịch vụ nhà tạm lánh, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, dạy kỹ
năngsống... Tác giả cũng cho thấy Mô hình Ngôi nhà Bình yên có thể được áp
dụng xây dựng ở các địa phương trong cả nước trên cơ sở phù hợp với tình
hình địa phương và nhu cầu của các đối tượng. Khi áp dụng mô hình này, cần
chú ý học tập những ưu điểm (cơ cấu tổ chức khoa học, hệ thống dịch vụ toàn
diện, thiết lập mạng lưới hỗ trợ, huy động nguồn lực chất lượng...); đồng thời
khắc phục những điểm hạn chế (nhất là mối quan hệgiữa tính bảo mật thông
tin và việc tuyên truyền về mô hình).
“Kinh nghiệm tổ chức mô hình văn phòng hỗ trợ tâm lý và tư vấn hướng
nghiệp tại trường THPT Trần Nhân Tông, TP.Hà Nội” của tác giả Phạm
Mạnh Hà, Trần An Châu hướng đến hỗ trợ và giải toả những khó khăn tâm lý
và quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nhà trường trong quá trình
học tập, đồng thời những kinh nghiệm thực tiễn rút ra được từ việc tổ chức
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ LĐ-TB&XH (2008), Báo cáo về tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt trình Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của
Quốc Hội
2. Chính phủ (2007), Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm
2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
3. Chính phủ, Nghị định số 13 ngày 27/02/2010 về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính
sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
4. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (2012), Một số vấn đề về chăm sóc, giáo
dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, Hà Nội, tr.108
5. Cục Bảo trợ xã hội, (2009), Cẩm nang Hướng dẫn hoạt động của các
cơ sở bảo trợ xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.73, tr.135-154
6. Trần Thị Minh Đức (2011), Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với các lớp
học linh hoạt,
tainguyenso.vnu.edu.vn/…86T%20KH%C3%93%20KH%C4%82N.do
7. Hervé Boéchat, Nigel Cantwell và Mia Dambach (2009), Nhận con
nuôi từ Việt Nam: Những phát hiện và khuyến nghị, tr.12-16, 21-23, 7074
8. Nguyễn Hải Hữu (2012), Kinh nghiệm một số nước về bảo vệ trẻ em,
www.molisa.gov.vn/news
9. Lê Thu Hà (2011), Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các dự
báo đến năm 2020, Tạp chí Dân số và Phát triểns, số 05 (122)
10.Landgren, Karen (2009), Môi trường bảo vệ: Hỗ trợ phát triển cho bảo
vệ trẻ em
6
11.Liên hiệp quốc (1990), Công ước quốc tế về quyền trẻ em
12.Niêm giám thống kê Y tế, 2009
13.Đỗ Thị Ngọc Phương (2012), Một số kinh nghiệm quốc tế và những
vấn đề đặt ra đối với việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong
công tác bảo vệ trẻ em, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Chia sẻ kinh nghiệm
CTXH và ASXH, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
14. Quốc hội (1999), Bộ Luật hình sự
15.Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
16.Quốc hội (2010), Luật Nuôi con nuôi
17.Quốc hội (2011), Luật Phòng chống mua, bán người
18.Phạm Văn Quyết, Phạm Anh Tuấn(2012), Công tác hỗ trợ nhóm yếu
thế ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Ngày Công tác xã hội thế giới tại Việt
Nam, NXB ĐHQGHN, Hà Nội
19.Dương Hải Yến (2008), Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn: Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự ở Việt Nam
hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Luật học, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội
20.Tổng cục Thống kê (2011), Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và
phụ nữ 2010-2011
21. Đặng Bích Thủy (2010), Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam, tr.11-15
22.Nguyễn Hồng Thái, Phạm Đỗ Nhật Thắng (2005), Chăm sóc trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng – những cơ sở xã hội
và thách thức, Tạp chí Xã hội học, số 04, tr.92-97
23.UNICEF, Báo cáo phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam năm 2010,
tr.215-219
7
24.UNICEF (2009), Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh
giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt ở Việt Nam, NXB Văn hóa-Thông tin, tr.11-13, 41-46
25.UBND TP.Hà Nội (2006), chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo
dục trung học cơ sở đối với học sinh thuộc diện mồ côi, tàn tật và học
sinh nghèo thành phố Hà Nội
26.UBND TP.Hà Nội (2013), Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia
Bảo vệ Trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội
27.UBND TP.Hà Nội (2013), Kế hoạch đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
hội nhập kinh tế quốc tế Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015
28.UBND.TP.Hà Nội (2009, 2010, 2011), Niên giám thống kê
8