Tải bản đầy đủ (.pptx) (56 trang)

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 56 trang )

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM


CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM (LT 08)
4.1. Giải pháp phòng chống và xử lý ô nhiễm khí
4.1.1. Quy hoạch và quản lý
4.1.2. Giảm thiểu chất ô nhiễm từ nguồn
4.1.3. Xử lý khí sau nguồn ô nhiễm
4.1.3.1. Xử lý bụi
4.1.3.2. Xử lý khí
4.2. Các phương pháp phòng chống và xử lý ô nhiễm nước
4.2.1. Quy hoạch và quản lý nguồn nước
4.2.2. Quá trình tự làm sạch nguồn nước
4.2.3. Xử lý nước cấp cho sinh hoạt
4.2.4. Xử lý nước thải
4.2.4.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
4.2.4.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
4.2.4.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
4.2.4.4. xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
4.2.4.5. Sơ đồ xử lý nước thải
4.3. Các phương pháp phòng chống và xử lý ô nhiễm đất và các loại ô nhiễm khác
4.3.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đất
4.3.2 Xử lý chất thải rắn


Các vấn đề về quản lý môi trường
• Khái niệm Quản lý môi trường: thuộc về hoạt động quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các
hoạt động của con người dựa trên tiếp cận hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với
các vấn đề liên quan, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
• HÌnh thức: quản lý nhà nước về môi trường và quản lý của các cơ quan, doanh nghiệp, khu dân



• Nguyên tắc:
- Hướng tới phát triển bền vững
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế, quốc gia, vùng, lãnh thổ và cộng đồng trong bảo vệ môi trường
(BVMT)
- Tiếp cận hệ thống bằng nhiều công cụ và biện pháp tổng hợp
- Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần ưu tiên hơn là xử lý, khắc phục môi trường
- Áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền


• Tổ chức quản lý môi trường bao gồm: (1) nghiên cứu, đề xuất kế
hoạch, chính sách… về BVMT; (2) quan trắc, giám sát định kỳ chất
lượng môi trường; (3) thực hiện kỹ thuật, đào tạo (4) nghiên cứu
giám sát kỹ thuật và đào tạo, chuyển giao
• Công cụ quản lý môi trường: là tổng hợp các biện pháp hoạt động
về luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm BVMT và
phát triển bền vững.
- Chính sách môi trường
- Tiêu chuẩn môi trường
- Quan trắc môi trường
- Công nghệ
- Kinh tế môi trường
- Kỹ thuật môi trường


Các vấn đề về quy hoạch môi trường (QHMT)
• Khái niệm: Là quá trình sử dụng có hệ thống các luận cứ khoa học về môi trường để
xây dựng các chính sách, quy định và các biện pháp trong khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và BVMT. Đó là việc bố trí các nhóm hoạt động của con người
trong một không gian xác định nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

• Các cân nhắc về môi trường phải được đưa vào ngay từ đầu trong các quy hoạch về
phát triển kinh tế, xã hội để đảm bảo sự hài hòa phát triển và bền vững.
• QHMT là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về MT, có các mục tiêu:
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với từng không gian, chức năng môi
trường (vùng, khu vực, tài nguyên, sản xuất, dân cư…)
- Điều chỉnh các hoạt động phát triển và xử lý chất thải nhằm đảm bảo môi trường
sống sạch cho con người
- Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và quản lý tài
nguyên theo vùng, khu vực quy định.


Nôi dung cơ bản QHMT
• Phân tích, đánh giá hiện trạng tài nguyên, kinh tế xã hội và môi trường
của vùng quy hoạch. Kiểm kê đánh giá tình trạng hiện có, tiềm năng của
tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường của vùng quy hoạch.
• Dự báo xu thế phát triển kinh tế, xã hội, diễn biến tài nguyên trong vùng
quy hoạch
• Phân vùng các đơn vị chức năng môi trường và dự báo về các vấn đề bức
xúc về tài nguyên môi trường. Phân bố các khu vực chức năng đan xen
(khai thác, sản xuất, dân cư…) làm cho phân vùng môi trường khó có thể
chính xác. Các yếu tố tự nhiên, xã hội hòa quyện với nhau.
• Sau khi có bản đồ/ sơ đồ quy hoạch thì tiếp theo là hoạch định các biên
pháp quản lý môi trường nhằm thực hiện Phát triển bền vững khu quy
hoạch. Các số liệu hiện trạng, dự báo tài nguyên, môi trường, kinh tế, xã
hội, các biện pháp quản lý hiện có là cơ sở để hoạch định chính sách, kỹ
thuật đảm bảo hài hòa giữa phát triển và chất lượng môi trường.


Giải pháp phòng chống và giảm thiểu
ô nhiễm khí

• Xác định vị trí và quy hoạch hợp lý các ngành công nghiệp sau khi có đánh giá kỹ
càng tác động môi trường
• Phát tán pha loãng các chất ô nhiễm không khí vào khí quyển thông qua việc
nâng chiều cao ống khói lò
• Tối thiểu hóa hay điều chỉnh các hoạt động gây ô nhiễm như giao thông hoặc
sản xuất năng lượng
• Thay đổi/ điều chỉnh các thiết bị/ quá trình
• Sử dụng các nguyên vật liệu phù hợp
• Sử dụng than đá có chứa hàm lượng thấp lưu huỳnh
• Giảm lưu huỳnh trong than đá (bằng vi khuẩn, hoặc rửa)
• Loại bỏ NOx trong các quá trình đốt cháy và giám sát dòng khí và nhiên liệu
trong các nồi hơi công nghiệp


Giải pháp phòng chống
và giảm thiểu ô nhiễm khí
• Thường xuyên làm sạch, bảo dưỡng máy móc/ động cơ của các
phương tiện di chuyển, thay thế các phương tiện cũ, ô nhiễm, lắp đặt
thiết bị xúc tác chuyển hóa; thay đổi động cơ để có hỗn hợp cháy hiệu
quả, giảm phát thải CO và HC, đốt chậm và mát hơn làm giảm phát
thải NOx
• Sử dụng phương tiện giao thông công cộng
• Chuyển sang dùng các loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn hoặc nhiên
liệu sạch (như khí hydro)
• Sử dụng các dạng năng lượng mới, phi truyền thống
• Sử dụng các túi lọc/ thiết bị lọc sinh học
• Trồng cây xanh
• Giảm ô nhiễm tại nguồn



Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
• Xử lý chất khí ô nhiễm: có thể giảm thiểu bằng hấp phụ
vật lý trên các vật liệu chất rắn, xốp như than hoạt tính,
silica gel, zeolit… Các khí đi ra có thể được hấp thụ bằng
các chất hấp thụ pha lỏng.
ví dụ SO2 có thể hấp thụ bởi dung dịch ammoniac, và bị
loại ra bằng phương pháp ngưng tụ, làm mát môi trường
trong ống để các khí này tiếp xúc và ngưng tụ. Phương pháp
đốt cháy cũng được dùng đê đốt các khí này trong các thiết
bị đốt cháy với điều kiện có oxy và nhiệt độ phù hợp.
• Xử lý bụi: Có nhiều loại thiết bị làm sạch bụi, phù hợp với
các đặc điểm của hạt bụi như tốc độ dòng, hiệu quả thu
hồi, hay chi phí xử lý…


• Ưu điểm: phổ biến, giá rẻ, cấu
trúc đơn giản, dễ vận hành, công
suất khá lớn, làm ở nhiêt độ thấp
hơn 500oC, áp suất lớn, trị số trở
thủy lực ổn định.

Cyclone

• Nhược điểm: trở thủy lực lớn,
không thu hồi được bụi có kích
thước nhỏ hơn 5 micron (có tác
động sức khỏe) do đó cyclone
được xử dụng trước khi khí đi
vào các thiết bị đắt tiền, tốn kém
hơn.


Nguyên lý: dựa trên sử dụng lực ly tâm khi dòng khí chuyển động xoáy trong
thân dụng cụ do khí vào theo phương tiếp tuyến. Do tác dụng của lực ly tâm,
các hạt bụi có trong khí bị văng vào thành xyclone và tách khỏi dòng. Khí sạch
tiếp tục chuyển động quay và ngoặt hướng 180o và đi ra khỏi xyclone qua ống
thải đặt theo trục của xyclone. Các hạt bụi sau khi đến thành xyclone, dưới tác
dụng của dòng chuyển động hướng trục và của trọng lực sẽ chuyển động về
ống thu bụi và được lấy ra ngoài.


• Nguyên lý: Cho không khí lẫn bụi đi qua 1 tấm
vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa
các sợi vải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vải theo
nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên
bề mặt sợi vải lọc do va chạm, lực hấp dẫn và
lực hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày
lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng này
giữ được cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ.
• Nhược điểm: Giá thành cao và không xử lý
được bụi ướt, các khí có tính ăn mòn có khả
năng làm hỏng vật liệu sợi của túi
• Ưu điểm: Lọc được các hạt có kích thước mịn,
hiệu quả lọc cao.

Thiết bị lọc túi vải


Thiết bị lọc bụi theo phương pháp ẩm

• Dòng khí bẩn đi qua dịch thể là nước trong tháp/ buồng rửa hoặc nước được

phun tưới. Các hạt bụi được làm ẩm và loại khỏi dòng khí, đi ra ngoài theo
phần bên trên của thiết bị.
• Thiết bị dạng này rất hữu hiệu trong loại bỏ các chất khí axit hoặc khí độc.


Thiết bị lọc bụi tĩnh điện
Thiết bị lọc bụi tĩnh điện có 2 loại: dạng đĩa hoặc dạng ống.
Các dây điện được đặt thẳng đứng giữa các đĩa song song
hoặc dây treo dọc theo trục của các ống. Điện thế âm lớn
được áp vào dây. Các hạt bụi khi đi qua từ một đầu dây sẽ
nhiễm điện tích âm (ion hóa) và được thu lại trên bề mặt
mang điện tích âm (của đĩa / hoặc thân ống) trong khi dòng
khí sạch rời khỏi thiết bị từ phía trên. Các hạt bụi lắng, rơi
xuống thiết bị thu bên dưới và được quét hoặc rửa để loại
bỏ.
Thiết bị lọc tĩnh điện sử dụng năng lượng điện và có thể loại
bỏ hiệu quả các hạt cỡ siêu nhỏ.


Chất thải rắn
• Việt Nam là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao
nhất trên thế giới.
• Quá trình gia tăng dân số nhanh chóng kéo theo những đòi
hỏi, yêu cầu về đáp ứng các nhu cầu về đời sống xã hội.
• Tổng dân số của nước ta năm 2012 ước tính khoảng 91,45
triệu người.
• Hơn 30% dân số tập trung ở khu vực thành thị và tiếp tục gia
tăng do di dân cơ học
• Sức ép môi trường cũng ngày càng gia tăng



Số lượng đô thị các loại qua các năm từ 2005 - 2025


Nguồn: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010


Nguồn: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010


• Chỉ có 26% khu công nghiệp (43/164) có hệ
thống xử lý nước thải nhưng cũng chỉ đáp ứng
được 31% lượng chất thải.
• Hàng ngày, 34,000 tấn chất thải được xả ra từ
các khu công nghiệp và 80% số đó được chôn
lấp mà không qua các công đoạn phân loại, xử
lý.


• Công tác quản lý CTR hiện nay bao gồm từ
hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển
và xử lý CTR hợp vệ sinh, đảm bảo các QCVN
và TCVN đặt ra;
• Tuy nhiên, mặc dù đã có các chế tài cũng như
quy định rõ ràng nhưng hiệu quả xử lý chất
thải chưa cao


Các loại CTR đô thị của Hà Nội năm 2011



Ước tính lượng CTR đô thị phát sinh
đến năm 2025

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2011


• Các chính sách của nhà nước về môi trường cũng
như xử lý chất thải:
– Luật bảo vệ môi trường 2005
– Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR tới năm
2025 và tầm nhìn tới năm 2050
– Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020


• Các dự án nâng cao chất lượng môi trường do
các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ:
– Từ Bộ Tài nguyên – Môi trường
– Từ các định chế tài chính quốc tế như: World
bank, ADB, IMF…
– Từ các tổ chức quốc tế như UN, JICA, AusAID,
SWITCH ASIA…
– Các tổ chức, doanh nghiệp xã hội trong nước


• Các dự án nâng cao nhận thức của người dân
thông qua các hoạt động như:
– Phân loại rác tại nguồn ở các thành phố lớn: Hà
Nội, TPHCM, Đà Nẵng với ngân sách nhà nước cũng

như của JICA và nhiều tổ chức khác tài trợ.
– Các hoạt động đào tạo nếp sống bền vững của các
tổ chức phi lợi nhuận như: Live&learn, Vì đô thị,
C&E….


Phân loại rác


×