Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

đổi mới hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 5 trong môn học mĩ thuật tại trường tiểu học tiên dương đông anh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.75 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ KHÁNH

ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
NHẰM PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP 5
TRONG MÔN HỌC MĨ THUẬT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
TIÊN DƯƠNG - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI

HÀ NỘI 2013

1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Lê Long Giang đã tận tình hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên cùng các em học sinh trường tiểu
học Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để
tôi hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày

tháng năm

Sinh viên

NGUYỄN THỊ KHÁNH

2



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các căn cứ nêu
trong luận văn là trung thực.
Đề tài chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên

NGUYỄN THỊ KHÁNH

3


BẢNG CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Học sinh

HS

Giáo viên

GV

Sách giáo khoa

SGK

Nhà xuất bản

NXB


Hình thức tổ chức dạy học

HTTCDH

Công nghệ thông tin

CNTT

4


MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU

Trang

1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu…………………………………………
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài……………………………………………
5. Giả thuyết khoa học…………………………………………………………
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...…….
7. Cấu trúc khóa luận………………………………………………..…………
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài……………………………………………
1. Đặc điểm nhận thức của HS lớp 5……………………………………..
1.1 Đặc điểm chú ý……………………………………………………………
1.2 Đặc điểm tri giác………………………………………………………….
1.3 Đặc điểm trí nhớ…………………………………………………………..

1.4 Đặc điểm tư duy…………………………………………………………...
1.5 Đặc điểm tưởng tượng……………………………………………………..
2 Khái quát chung về tính sáng tạo…………………………………………….
2.1 Các quan điểm về khái niệm “Sáng tạo”………………………………….

5


2.2 Vai trò của tính sáng tạo đối với con người trong cuộc sống nói chung….
2.3 Tâm lý sáng tạo của trẻ em……………………………………………….
2.3.1 Tâm lý sáng tạo của trẻ em……………………………………………
2.3.2 Tâm lý sáng tạo của trẻ em trong môn học Mĩ thuật…………………..
3. Khả năng sáng tạo của HS lớp 5………………………………….
3.1 Vai trò của tính sáng tạo đối với HS lớp 5……………………….
3.2.1 Đối với HS trong hoạt động học tập……………………………
3.2.2 Đối với HS trong môn học Mĩ thuật……………………………..
3.2 Khả năng sáng tạo của HS lớp 5…………………………………..
3.2.1 Khả năng sáng tạo của HS lớp 5 trong hoạt động học tập……
3.2.2 Khả năng sáng tạo của HS lớp 5 trong môn học Mĩ thuật……..
4. Nội dung chương trình môn Mĩ thuật lớp 5…………………………….
4.1 Đặc điểm bộ môn Mĩ thuật lớp 5………………………………………..
4.2 Nội dung chương trình môn Mĩ thuật lớp 5……………………………
4.3 Việc thực hiện giảng dạy nội dung chương trình môn Mĩ thuật lớp 5 của
trường tiểu học Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội…………………………..

CHƯƠNG 2: CÁC HTTCDH NHẰM PHÁT HUY TÍNH SÁNG
TẠO CỦA HS LỚP 5 TRONG MÔN MĨ THUẬT TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC TIÊN DƯƠNG – ĐÔNG ANH – HÀ NỘI
Em chú ý tên chương không được trùng với tên đề tài và tính phổ quát của
chương phải nhỏ hơn đề tài. Tên chương 2 của em gần như tên đề tài vì vậy em

đơn giản nó đi và tên một chương thì không nên viết tắt mặc dù có trong danh

6


mục viết tắt danh mục viết tắt và chú ý tên của các mục nhỏ phải kèm với số
chương và đứng sau số chương VD: CHƯƠNG 1
1.1
1.1.1
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1. Các HTTCDH ……………………………………………….
1.1 Khái niệm về HTTCDH…………………………………………………….
1.2 Một số đặc điểm của HTTCDH ở tiểu học………………………………….
1.3 Các HTTCDH Mĩ thuật ở tiểu học…………………………………………..
1.3.1 HTTCDH theo địa điểm…………………………………………………..
1.3.1.1 Dạy học trong lớp……………………………………………………….
1.3.1.1.1 Tổ chức dạy học chung, HS làm việc theo cá nhân…………………..
1.3.1.1.2 Tổ chức dạy học theo nhóm, HS làm việc theo nhóm………….
1.3.1.2 Dạy học ngoài lớp học………………………………………………..
1.3.1.2.1 Dạy học ngoài thiên nhiên………………………………………….
1.3.1.2.2 Tham quan……………………………………………………………
1.3.2 HTTCDH tích hợp………………………………………………………..
1.3.2.1 HTTCDH tích hợp các môn học……………………………………….

7



1.3.2.2 HTTCDH tích hợp các hình thức………………………………………
1.3.2.3 HTTCDH thông qua trò chơi…………………………………………
1.3.2.4 HTTCDH kết hợp đồ dùng trực quan hoặc ứng dụng CNTT……….
1.3.3 HTTCDH theo từng loại bài…………………………………………….
1.3.3.1 HTTCDH trong loại bài Vẽ theo mẫu…………………………………..
1.3.3.2 HTTCDH trong loại bài Vẽ trang trí…………………………………….
1.3.3.3 HTTCDH trong loại bài Vẽ tranh………………………………………..
1.3.3.4 THTCDH trong loại bài Tập nặn tạo dáng……………………………….
1.3.3.5 HTTCDH trong loại bài Thường thức mĩ thuật…………………………
1.4 Một số vấn đề đổi mới HTTCDH ở tiểu học………………………...........
1.4.1 Cơ sở của việc đổi mới HTTCDH……………………………………….
1.4.2 Quan niệm về đổi mới HTTCDH………………………………………..
1.4.3 Ưu điểm của đổi mới HTTCDH theo hướng tích cực…………………..
1.4.4 Một số HTTCDH tích cực………………………………………………
2 Các HTTCDH trong môn Mĩ thuật lớp 5 theo các phương pháp truyền thống ở
từng loại bài………………………………………………………………………
2.1 Trong loại bài Vẽ theo mẫu…………………………………………………
2.2 Trong loại bài Vẽ trang trí…………………………………………………
2.3 Trong loại bài Vẽ tranh……………………………………………………….
2.4 Trong loại bài Tập nặn tạo dáng……………………………………………..
2.5 Trong loại bài Thường thức mĩ thuật…………………………………………

8


3. Đổi mới một số HTTCDH nhằm phát huy tính sáng tạo của HS lớp 5 trong
môn Mĩ thuật tại trường tiểu học Tiên Dương…………………………………
3.1 Trong loại bài Vẽ theo mẫu………………………………………….
3.2 Trong loại bài Vẽ trang trí…………………………………………..
3.3 Trong loại bài Vẽ Tranh……………………………………………

3.4 Trong loại bài Tập nặn tạo dáng………………………………….
3.5 Trong loại bài Thường thức Mĩ thuật………………………………..

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIÁO ÁN GIẢNG DẠY THỬ NGHIỆM
THỂ HIỆN VIỆC ĐỔI MỚI HTTCDH NHẰM PHÁT HUY TÍNH
SÁNG TẠO CỦA HS LỚP 5 TRONG MÔN MĨ THUẬT
Giáo án thử nghiệm loại bài Vẽ tranh………………………………

9


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Do
đó tất cả các ngành nghề hiện nay đều có sự đổi mới để phù hợp với yêu cầu của
sự phát triển xã hội. Trong đó, giáo dục với sản phẩm đặc biệt là con người thì
càng phải đổi mới để tạo ra những con người lao động có trình độ cao, học vấn
cao, có năng lực, có bản lĩnh, có tư duy và sáng tạo tốt, đáp ứng được mọi yêu
cầu của cuộc sống hiện đại. Đổi mới trong giáo dục phải được hiểu là đổi mới
toàn diện, đổi mới từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp và HTTCDH . Trong
xu thế đó, sự đổi mới về HTTCDH đang được coi là vấn đề nóng bỏng, mang
tính chất thời đại, thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà
quản lý giáo dục cũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Đổi mới HTTCDH
làm sao phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Đổi mới phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với
từng lứa tuổi, từng môn học. Cùng với các môn khoa học, xã hội khác, môn Mĩ
thuật là một môn học cung cấp nhiều các kiến thức, kĩ năng trong các lĩnh vực

10



tự nhiên cũng như xã hội, giúp cho HS tiếp cận các môn học khác một cách tốt
hơn và đặc biệt đóng vai trò quan trọng với nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho các
các em. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi hoạt động tổ chức, hướng dẫn của
GV phải hướng tới hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức, tự hình thành kĩ năng học
tập của HS, HS phải được chủ động học tập, được bộc lộ mình, được phát huy
khả năng tư duy, sáng tạo của bản thân một cách tối đa thông qua hoạt động học
tập. Mục tiêu này đòi hỏi thầy giáo, cô giáo trong khi tổ chức cho HS học tập
phải sử dụng phối hợp, linh hoạt các HTTCDH có tác dụng phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo như: dạy học ngoài thiên nhiên, tham quan, dạy học
thông qua trò chơi học tập….

Tuy nhiên, ở nước ta, cho đến nay môn học Mĩ thuật ở các trường tiểu học
nói chung và trường tiểu học Tiên Dương nói riêng chưa được đầu tư và quan
tâm đúng mức. Chúng tôi muốn đi vào vấn đề này để tìm hiểu cách tổ chức các
HTTCDH trong môn mĩ thuật lớp 5 ở trường tiểu học Tiên Dương- Đông Anh –
Hà Nội. Hi vọng rằng qua đó, một mặt góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học môn Mĩ thuật của trường, mặt khác phát hiện những cơ sở khoa học góp
phần làm sáng tỏ vấn đề đang được các nhà sư phạm quan tâm: “Ở tiểu học nên
dạy Mĩ thuật như thế nào?” .
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ trước đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu riêng
về việc dổi mới HTTCDH nhằm mục tiêu phát huy khả năng sáng tạo của HS
trong môn Mĩ thuật lớp 5 tại trường tiểu học Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội.
Vì vậy chúng tôi có thể khẳng định đề tài “Đổi mới HTTCDH nhằm phát huy
tính sáng tạo cho học sinh lớp 5 trong môn học Mĩ thuật tại trường Tiểu học
Tiên Dương- Đông Anh- Hà Nội” là một đề tài hết sức mới mẻ và có tính khả
thi trong thực tế rất cao.

11



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Đổi mới các HTTCDH trong môn Mĩ thuật nhằm phát
huy tính sáng tạo cho HS.
+ Phạm vi nghiên cứu: HS lớp 5 trường tiểu học Tiên Dương- Đông Anh-Hà
Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về đặc điểm nhận thức, tính sáng tạo và khả năng sáng
tạo của HS lớp 5
+ Nghiên cứu các HTTCDH nhằm phát huy tính sáng tạo của HS lớp 5 trong
môn Mĩ thuật tại trường tiểu học Tiên Dương- Đông Anh- Hà Nội
+ Thiết kế giáo án giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 5 minh họa việc vận dụng đổi
mới các HTTCDH nhằm phát huy tính sáng tạo của HS.
5. Giả thuyết khoa học
HS lớp 5 trường Tiểu học Tiên Dương - Đông Anh - Hà Nội – lớp cuối của
bậc tiểu học, đã thể hiện nhiều sự sáng tạo trong các sản phẩm mĩ thuật của bản
thân. Song do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, sáng tạo đó còn mang đậm tính bộc
phát, sự phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của bản thân còn chưa cao. Nếu có
những tác động sư phạm đúng mức sẽ giúp phát huy tích cực khả năng sáng tạo
của HS và đó cũng là điều quan trọng để các em có tâm thế hào hứng, say mê,
có những cảm nhận sâu sắc và tinh tế hơn trong việc phát huy và sử dụng khả
năng sáng tạo của mình trong môn Mĩ thuật ở bậc học tiếp theo. Góp phần tạo
dựng định hướng, con đường nghề nghiệp trong tương lai cho các em có tài
năng và niềm yêu thích đặc biệt trong lĩnh vực hội họa.
6.Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài chúng tôi thực hiện các phương pháp sau:

12



+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc sách, tạp chí và các công trình nghiên
cứu của nhiều tác giả có liên quan đến đề tài nhằm xác định cơ sở lý luận của đề
tài và các biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề của đề tài đưa ra.
+ Phương pháp quan sát, dự giờ: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu
những biểu hiện có liên quan đến khả năng sáng tạo thể hiện qua sản phẩm mĩ
thuật (tranh vẽ, xé dán, nặn…) trong các giờ học mĩ thuật trên lớp và trong các
hoạt động sinh hoạt khác ngoài giờ lên lớp của HS. Phương pháp này có tác
dụng bổ trợ giúp chúng tôi có thêm cơ sở trong việc nhận định mức sáng tạo của
từng HS.
+ Phương pháp trò chuyện: Phương pháp này được sử dụng để tạo môi trường
cho chúng tôi gần gũi với các em, trò chuyện để biết thêm và hiểu về những sở
thích, sở trường cũng như tài năng của các em. Góp phần hỗ trợ trong việc phát
hiện những em có năng lực cũng như sự say mê sáng tạo của các em nói chung
và trong môn mĩ thuật nói riêng.
+ Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này được sử dụng trong việc soạn
một số giáo án và dạy thực nghiệm theo hình thức mới để kiểm tra kết quả đạt
được khi dạy theo hướng đổi mới HTTCDH.
7. Cấu trúc khóa luận
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Các HTTCDH nhằm phát huy tính sáng tạo của HS lớp 5 trong môn
Mĩ thuật tại trường tiểu học Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội
Chương 3: Xây dựng giáo án giảng dạy thử nghiệm thể hiện việc đổi mới
HTTCDH nhằm phát huy tính sáng tạo của HS lớp 5 trong môn Mĩ thuật

13



Phần 3: Kết luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Đặc điểm nhận thức của HS lớp 5
1.1. Đặc điểm chú ý
Chú ý là một trạng thái tâm lý của HS giúp HS tập trung vào một hoặc một số
đối tượng để các đối tượng này được phản ánh tốt nhất. Chú ý không phải là
một quá trình nhận thức, không tồn tại độc lập mà nó đi kèm các quá trình nhận
thức.
Đối với HS lớp 5, chú ý mang những đặc điểm nổi bật:
- Chú ý không chủ định vẫn tiếp tục phát triển ở giai đoạn lớp 5: Những gì mới
lạ, hấp dẫn hoặc có kích thích mạnh vẫn dễ dàng xuất hiện chú ý không chủ
định ở HS.
- Đối với HS lớp 5 (lớp cuối cấp của bậc tiểu học), do yêu cầu của hoạt động
học tập, chú ý có chủ định bắt đầu bền vững ở giai đoạn này.
- Các thuộc tính chú ý được hình thành và phát triển mạnh: Khối lượng chú ý
của HS tăng lên, chú ý bắt đầu bền vững, hình thành kĩ năng phân phối chú ý và
biết chú ý vào nội dung cơ bản của bài học.

14


- Chú ý hướng ra bên ngoài chiếm ưu thế, chú ý hướng vào bên trong còn non
yếu.
1.2. Đặc điểm tri giác
Tri giác là một quá trình nhận thức phản ánh trọn vẹn thuộc tính bề ngoài của
đối tượng. Mức độ phát triển cao của quan sát là tri giác. Nhờ có tri giác mà HS

mới phân biệt được các đối tượng, sự vật của các môn học. Tri giác cung cấp
những số liệu, dữ kiện để HS tư duy, từ đó mà phát hiện bản chất đối tượng.
Tới giai đoạn lớp 5, tri giác của các em mang những điểm khác biệt so với các
lớp dưới:
- Mang tính không chủ định: Các em chỉ biết nhìn mà chưa biết cách quan sát,
phụ thuộc vào chính đối tượng được tri giác, đượm màu sắc xúc cảm.
- Mang tính tập thể: HS quen nhìn tổng thể sự vật, ít đi sâu vào các thành phần
tri thức của sự vật. Các thao tác tư duy – đặc biệt là thao tác phân tích đang hình
thành nhưng còn non yếu. Đến giai đoạn cuối tiểu học tri giác phân tích được
phát triển mạnh nghĩa là HS bắt đầu biết quan sát các thành phần, đặc điểm, đặc
trưng của sự vật.
- Gắn liền với hành động vật chất: Đối tượng được HS hành động trực tiếp (sờ
mó, ngửi hít, ngắm nhìn, thử nếm…) thì tri giác đầy đủ hơn.
- Thể hiện rõ tính cảm xúc: Những sự vật, hiện tượng tạo ra tính xúc cảm thì HS
tri giác tốt hơn.
- Các loại tri giác phát triển mạnh (Tri giác của các em phát triển dưới ảnh
hưởng của hoạt động học tập): Càng ngày càng có khả năng quan sát tinh tế hơn
để tìm ra những dấu hiệu đặc trưng cho sự vật hiện tượng, biết tìm ra các sắc
thái của các chi tiết, có mục đích và phương hướng rõ ràng. HS đã tri giác được
những vật có kích thước lớn, phức tạp, trừu tượng.

15


1.3. Đặc điểm trí nhớ
Trí nhớ là quá trình ghi lại, giữ lại những kiến thức, cách thức tiến hành học tập
để có thể tái hiện vào vận dụng trong những tình huống khi cần.
Các đặc điểm về trí nhớ của các em HS lớp 5 được thể hiện:
- Trí nhớ không chủ định vẫn tiếp tục phát triển: Những đối tượng mới lạ, hấp
dẫn thì HS dễ dàng ghi nhớ không chủ định. Các em dễ nhớ và nhớ lâu những gì

làm cho các em xúc cảm mạnh như ngạc nhiên, thích thú, tò mò hay sợ hãi.
- Trí nhớ có chủ định được phát triển mạnh: HS sử dụng phương pháp ghi nhớ
máy móc và ghi nhớ logic để ghi nhớ đối tượng và tri thức đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của quá trình học tập.
- Trí nhớ ngắn hạn tiếp tục phát triển; trí nhớ dài hạn bắt đầu bền vững.
- Trí nhớ trực quan – hình ảnh phát triển tốt hơn trí nhớ từ ngữ - trừu tượng: HS
ghi nhớ nội dung bài học kèm theo tranh ảnh sẽ tốt hơn là các tài liệu ngôn từ.
1.4. Đặc điểm tư duy
Tư duy là quá trình nhận thức giúp HS tiếp thu được, phản ánh được bản chất
của đối tượng học tập mà trước đó học được.
Giai đoạn lớp 5, một số thao tác tư duy đã tiến lên một bậc so với các lớp dưới:
- Tư duy cụ thể vẫn tiếp tục phát triển: HS tiếp thu khái niệm mới phải dựa vào
vật thật hoặc các hình ảnh trực quan.
- Tư duy trừu tượng đang dần chiếm ưu thế: HS sử dụng các khái niệm được
thay thế bằng kí hiệu quy ước để tiếp thu khái niệm mới.
- Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành cấu trúc tương đối hoàn chỉnh.

16


- Bước đầu biết khái quát hóa đối tượng, biết phán đoán và suy luận: HS biết
chấp nhận những giả thiết không thực, không chỉ xác lập được từ nguyên nhân
đến kết quả mà còn xác lập được từ kết quả ra nguyên nhân.
1.5. Đặc điểm tưởng tượng
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong
kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở
những biểu tượng đã có.
Tưởng tượng của các em lứa tuổi lớp 5 mang những đặc trưng rõ nét:
- Hình ảnh của tưởng tượng hoàn chỉnh hơn về logic và kết cấu: Nếu đối với HS
lớp dưới, hình ảnh tưởng tượng của các em còn nghèo nàn, tản mạn, thì đến giai

đoạn này, hình ảnh trở nên trọn vẹn hơn bởi số lượng chi tiết nhiều hơn và sự
sắp xếp chúng cũng chặt chẽ hơn. Các yếu tố, chi tiết thừa trong hình ảnh giảm
đi và hình ảnh ngày càng được gọt giũa hơn, tinh giản hơn, mạch lạc và sát thực
hơn.
- Tính trực quan trong hình ảnh tưởng tượng không cần cao như ở lứa tuổi đầu
tiểu học: Hình ảnh tưởng tượng của các em không cần xây dựng dựa trên những
đối tượng cụ thể (tranh, truyện…) mà đã được phát triển trên cơ sở của ngôn từ.
Điều này cho phép trẻ xây dựng hình ảnh mới một cách sáng tạo, bằng cách cải
tạo, chế biến những ấn tượng cũ và kết hợp chúng lại thành những tổ hợp mới
mẻ.
- Tưởng tượng của các em được phát triển, phong phú hơn và có sự quyện chặt
giữa tưởng tượng phóng khoáng với hiện thực.
2. Khái quát chung về tính sáng tạo (Phần này em có thể đổi lại tên đề mục
mang tính trọng tâm của đề tài hơn VD: Tính sáng tạo và đặc điểm tâm lý
sáng tạo của trẻ em (HS tiểu học).

17


2.1. Các quan điểm về khái niệm “Sáng tạo”
Khái niệm “Sáng tạo” đã được định nghĩa ở những cấp độ, mức độ và góc độ
khác nhau bởi các nhà chuyên môn của nhân loại.
- Theo quan điểm xuất phát từ tiếng Latin, “Sáng tạo” – “Creatio” về cơ bản
chỉ gắn với những hành động của Chúa. Nhưng sau đó, trong thời đại La Mã,
khi con người lần đầu tiên nhận ra khả năng riêng của họ là có thể sáng tạo ra
một cái gì đó mới từ một cái đã tồn tại, từ đó “Sáng tạo” được sử dụng để miêu
tả thành tích của con người.
- Theo các nhà chuyên môn của Pháp thì cho rằng: “Sáng tạo” (tiếng Pháp:
Créer, creation) thường được dùng trong Thần Học, Đạo Học và Hữu Thể học,
có nghĩa: Làm cho một thứ gì từ cái “không gì cả” trở thành “hiện hữu”.

- Theo định nghĩa của tác giả Hoàng Phê (chủ biên) trong cuốn “Từ điển tiếng
Việt” có định nghĩa:
+“Sáng tạo” (động từ) có nghĩa là “tạo ra những giá trị mới về vật chất
hoặc tinh thần”. Ví dụ: Sáng tạo ra chữ viết, sáng tạo nghệ thuật.
+ “Sáng tạo” (tính từ) có nghĩa là “có cách giải quyết mới, không bị gò bó,
phụ thuộc vào cái đã có”. Ví dụ: Óc sáng tạo, vận dụng một cách sáng tạo.
- Theo giáo trình “Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật” của tác giả
Nguyễn Quốc Toản (chủ biên) thì “Sáng tạo được định nghĩa “là khả năng sản
sinh những ý thưởng mới, độc đáo, hữu ích, phù hợp với từng hoàn cảnh”
- “Tính sáng tạo” hay “Sáng tạo tính” hay “Óc sáng tạo” là khả năng được xem
là có tính chất sáng tạo trong mọi công trình của con người đã tạo tác nên những
gì “mới hơn” so với những cái “cũ” hoặc “mới mẻ” vì chưa có trước đấy. Đấy là
khuynh hướng, là khả năng của con người hướng về sáng tạo do thôi thúc phát
triển của trí tuệ trong mọi công trình khám phá thiên nhiên cùng khám phá con

18


người để mỗi hiểu biết, mỗi việc làm, mỗi hành động…..được nâng cao, được
mở rộng, được phong phú và tốt đẹp hơn. Và, trên vũ trụ này, chỉ riêng con
người mới có “Tính sáng tạo” hay “Óc sáng tạo”.
- Giản dị nhất, “Tính sáng tạo” được định nghĩa là một ý tưởng mới, phù hợp
với thời đại và không gian sinh ra nó, và ý tưởng đó mang lại giá trị.
2.2. Vai trò tính sáng tạo đối với con người trong cuộc sống nói chung
- Trong cuộc sống đang thay đổi từng ngày này, thành công không còn chỉ là
vấn đề chăm chỉ mà đòi hỏi kỹ năng tư duy sáng tạo để mang lại những cải tiến
tối đa về liên tục về chất lượng và hiệu quả bằng những giải pháp đột phá. Sức
sáng tạo là yếu tố quyết định nhất đối với sự thành công trong một thế giới đầy
thử thách và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sức sáng tạo sẽ tạo ra bước nhảy vọt
trong sự nghiệp cua con người. Đó là yếu tố định hình mỗi cá nhân.

- Tính sáng tạo trở thành yếu tố quan trọng nhất, có giá trị nhất đối với năng lực
của con người. Sáng tạo càng độc đáo, giá trị càng cao và cơ hội thành công
càng lớn. Nếu trước kia người ta chú trọng đến sở hữu vật chất là chính thì ngày
nay sở hữu trí tuệ là nguồn tài sản ngày càng được chú trọng.
- Người có tâm hồn sáng tạo luôn lạc quan, vui vẻ. Thái độ lạc quan giúp sáng
tạo thêm linh hoạt, tích cực sáng tạo trở thành những hoạt động hàng ngày,
được vui thú với công việc của mình thì con người sẽ làm việc tốt hơn.
- Tính sáng tạo còn giúp con người trở nên tự tin, can đảm, không khuất phục
những thành kiến, không sợ hãi khi phải từ bỏ lối mòn quen thuộc để khám phá
những con đường mới. Tin điều không thể là hoàn toàn có thể, kiên trì với lý
tưởng bản thân để phá vỡ hình thức cũ, dựng lên cột mốc mới.
- Tính sáng tạo giúp tâm hồn con người ta luôn tươi mới, thúc đẩy sự tò mò,
khuyến khích sự tự tin vào khả năng tiềm ẩn của bản thân, giúp con người
không e dè, sẵn sàng làm những điều chưa bao giờ làm, chưa bao giờ thích nên

19


có thể thấy được điều kỳ diệu của những sự việc mà ta cho là bình thường, hiển
nhiên.
2.3. Tâm lý sáng tạo của trẻ em
2.3.1. Tâm lý sáng tạo của trẻ em
- Ngay từ khi mới sinh ra thì trẻ nhỏ đã chứng tỏ mình có rất nhiều tiềm năng
trong mọi lĩnh vực. Chúng ta đều biết mỗi đứa trẻ thông minh ở mức độ khác
nhau, mức độ sáng tạo khác nhau và những điều này được hình thành và phát
triển theo từng giai đoạn. Do vậy, cần phải căn cứ vào tính chất mỗi giai đoạn
phát triển mà người lớn chúng ta nói chung và các nhà sư phạm nói riêng đưa ra
các lựa chọn về hình thức khơi dậy phù hợp giúp phát triển tiềm năng sáng tạo
của trẻ.
- Đối với trẻ em lứa tuổi tiểu học, đây là giai đoạn trẻ được phát huy tính sáng

tạo cũng như trí tưởng tượng một cách tự nhiên nhất. Trẻ thường có những phát
hiện rất lý thú mà nhiều khi làm cho người lớn chúng ta phải ngỡ ngàng. Trẻ có
thể biểu hiện sự “sáng tạo” của bản thân ở khắp mọi nơi, trên lớp học, khi ở nhà,
lúc đi chơi, khi nói chuyện với bạn bè, vv… Đôi khi, còn đưa ra những câu hỏi
“hóc búa”.
- Trẻ rất hay tò mò, muốn khám phá mọi thứ xung quanh mình. Cho nên trẻ
không ngừng đi tìm lời giải đáp cho những tò mò ấy, và trong quá trình đi tìm
câu trả lời cho vấn đề ban đầu, trẻ lại phát hiện, tìm tòi ra những điều mới lạ, lý
thú khác.
- Trẻ rất hay bắt chước người khác trong mọi lời nói và hành động. Bắt chước là
một con đường ngắn nhất để hướng tới kết quả. Tuy nhiên, sự bắt chước ở trẻ
nhỏ không đơn thuần là sao chép, là làm giống hệt, mà ở trẻ có sự “cách điệu”
riêng mang đậm “màu sắc trẻ thơ” tạo nên những điều mới mẻ thú vị không
ngờ.

20


- Trẻ luôn muốn mình là trung tâm chú ý của mọi người, chính vì vậy, trẻ luôn
nghĩ ra những điều gây sự chú ý. Chính suy nghĩ này là một trong các nhân tố
giúp cái “nụ” sáng tạo tiềm ẩn bên trong trẻ có cơ hội “trổ bông”.
- Hầu như tất cả mọi trẻ em đều có chung một “bản năng” – đó là hiếu động và
nghịch ngợm. Sự bướng bỉnh của trẻ, ở một góc độ nào đó, cần phải hạn chế
bằng những biện pháp sư phạm can thiệp kịp thời. Nhưng đôi khi, chính điều
mà người lớn chúng ta lo ngại lại là một nhân tố giúp “ngọn lửa sáng tạo” trong
trẻ có cơ hội được “bùng cháy”.
2.3.2. Tâm lý sáng tạo của trẻ em trong môn học Mĩ thuật
- Có thể nói, môn Mĩ thuật là môn học yêu cầu và đòi hỏi trẻ có sự sáng tạo cao
nhất trong các môn học cả về ý tưởng và cách trình bày ý tưởng. Sự sáng tạo
trong môn Mĩ thuật thể hiện bằng sản phẩm mĩ thuật của các em – đó là đường

nét, màu sắc, bố cục, hình ảnh,vv…có trong các bức tranh, hình nặn…do chính
các em làm ra; hoặc đôi khi, sự sáng tạo còn chính là một ý tưởng, một thông
điệp nào đó các em muốn bày tỏ mà ngôn ngữ nói và viết thông thường không
thể diễn đạt được hết.
- Cũng mang tâm lý sáng tạo chung của trẻ em trong các lĩnh vực khác, trong
môn Mĩ thuật, các em (đặc biệt các em lứa tuổi tiểu học) dùng hình ảnh, đường
nét, hình mảng, màu sắc để thể hiện sự sáng tạo của bản thân mang đậm đặc
điểm của lứa tuổi mình.
Em chú ý các khái niệm Tính sáng tạo, Tâm lý sáng tạo, khả năng sáng tạo
Tính sáng tạo: Như phần trình bày khái niệm trên của em có thể tổng hợp lại
khái niệm TST là thuộc tính cá nhân được thể hiện ở hoạt động tâm lý, hoạt
động thể chất và hoạt động thực tiễn (lao động), có những chứng minh quan
sát được, như:
- Thái độ sáng tạo
- Tư duy và tưởng tượng ra sáng tạo
- Hành động sáng tạo

21


Như vậy Tính sáng tạo có tính phổ quát và rõ nhất, Tâm lý sáng tạo (chính là
thái độ sáng tạo: VD: Hứng thú, say mê quan sát ,say mê khám phá, luôn có tư
duy phân tích, phản biện, …) nằm trong tính sáng tạo. Phần 3 Khả năng sáng
tạo là cái có thể hoặc không thể xảy ra, vì vậy khả năng là thứ không thể tổng
kết, đánh giá được và chúng ta cũng không biết đến mức độ nào thì gọi là khả
năng sáng tạo. Như vậy em nên cân nhắc và sửa tên đề mục cho đúng trọng tâm
nghiên cứu của đề tài “ Tính sáng tạo …”
3. Khả năng sáng tạo của HS lớp 5
3.1. Vai trò tính sáng tạo đối với HS lớp 5
3.1.1. Đối với HS lớp 5 trong hoạt động học tập

Sáng tạo có vai trò rất lớn trong hoạt động học tập của HS tiểu học nói chung và
HS lớp 5 nói riêng trên con đường chinh phục tri thức, học tập và đúc rút kinh
nghiệm bản thân:
- HS có tính sáng tạo luôn có động lực muốn tìm tòi, hiểu biết mọi thứ xung
quanh, học tập và lao động một cách tích cực.
- Sáng tạo của các em đôi khi sẽ giúp các em tìm ra được những phương pháp
mới, con đường mới để tiếp cận tri thức một cách tối ưu và hiệu quả hơn.
- Sáng tạo đi cùng tưởng tượng phong phú của các em sẽ là nguồn sáng tác vô
cùng lớn để tạo ra những điều độc đáo, mới lạ, hấp dẫn và mang lợi ích.
3.1.2. Đối với HS lớp 5 trong môn Mĩ thuật
Cũng như đối với hoạt động học tập nói chúng, các môn khoa học tự nhiên và
khoa học xã hộ khác, tính sáng tạo có vai trò rất lớn đối với các em HS lớp 5
trong môn Mĩ thuật:
- Sáng tạo giúp các em suy nghĩ và có những ý tưởng mới lạ, độc đáo khi đứng
trước một đề tài nào đó.
- Các em có thể sử dụng sự sáng tạo của bản thân để tạo dựng, sắp xếp hình ảnh,
hình mảng, bố cục, màu sắc, đối tượng, vv… theo ý tưởng của riêng mình.

22


3.2. Khả năng sáng tạo của HS lớp 5
3.2.1. Khả năng sáng tạo của HS lớp 5 trong hoạt động học tập
Lớp 5 là giai đoạn cuối bậc tiểu học, so với HS ở các lớp đầu tiểu học như lớp 1,
2, 3 thì khả năng sáng tạo của các em trong học tập đã phong phú hơn, phát
triển hơn. Hoạt động nhận thức của HS ngày càng được nâng cao thể hiện ở
nhiều quá trình khác nhau như tri giác, cảm giác, tư duy, tưởng tượng, chú ý.
Đối với HS lớp 5 các quá trình cảm giác, tri giác, chú ý, tượng tượng, tư duy đã
phát triển. Trong học tập, các em đã mạnh dạn sáng tạo, tìm tòi ra các cách giải
khác nhau cho một bài toán hay sáng tạo ra câu truyện theo ý kể của mình trong

các giờ kể chuyện, sử dụng các từ ngữ hay trình tự miêu tả sáng tạo nhưng vẫn
đảm bảo đúng nội dung trong các bài văn miêu tả, vv… .Chú ý có chủ định dần
phát triển, các em không chỉ chú đến những cái mới lạ mà còn biết chú ý để
phân tích, tìm hiểu được chi tiết đối tượng. Trí tưởng tượng của các em phong
phú hơn, không còn bị rập khuôn hay máy móc theo cách hướng dẫn của GV.
Các em đã biết tìm tòi để sáng tạo ra những cách làm mới đơn giản hơn, nhanh
hơn, những nội dung mới sinh động hơn, gần gũi hơn. HS lớp 5 động lực học
tập của các em đã rõ ràng hơn, các em học tập không chỉ đơn giản để được thầy
cô, bố mẹ khen mà các em đã biết học tập để khẳng định mình. Các em đã biết
suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo để tìm ra hướng làm mới nhanh, nội dung hấp dẫn và
quan trọng là khác với các bạn trong lớp. Nhờ khả năng tri giác, tư duy, tượng
tượng… phát triển hơn nên các em tin tưởng vào khả năng sáng tạo của mình,
tin rằng mình sẽ làm được từ đó các em mạnh dạn sáng tạo trong học tập, mạnh
dạn thể hiện ý tưởng của mình.
Tuy nhiên do đặc điểm nhận thức chưa toàn diện và tư duy chưa thực sự phát
triển nên khả năng sáng tạo của các em HS lứa tuổi lớp 5 còn nhiều hạn chế vì
vậy các thầy cô giáo cũng như phụ huynh HS cần chú ý tạo điều kiện, động viên

23


và tạo niềm tin cho các em để các em có điều kiện để phát huy tính sáng tạo của
mình.
3.2.2. Khả năng sáng tạo của HS lớp 5 trong môn học Mĩ thuật
HS lớp 5 là lớp cuối của bậc tiểu học. Trí tưởng tượng và trí nhớ trực quan của
các em đã dần dần phát triển, bước đầu hình thành tư duy có phân tích. Các em
quan sát có chủ định tập trung, nhận thức phong phú đã tạo cơ sở diễn tả được
những gì trẻ thấy và những gì trẻ thích thú. Trẻ đã có ý thức hướng về đề tài
nhất định và vẽ rất hồn nhiên, sinh động mang tính chất tưởng tượng cao về
những ước mơ trong sáng, bay bổng. So với HS đầu cấp tiểu học khả năng sáng

tạo của HS lớp 5 trong môn Mĩ thuật đã phát triển hơn. Về bố cục các em đã có
sự sáng tạo, sắp xếp bố cục chặt chẽ, có mảng chính, mảng phụ, hình vẽ to, nhỏ,
trước, sau che khuất nhau nhiều hơn chứ không dàn hàng ngang như lớp 1, 2, 3.
Ngoài các chi tiết chính mà giáo viên gợi ý, các em còn có nhiều chi tiết phụ
phù hợp với nội dung đề tài, sát với thực tế cuộc sống, nội dung tranh phong
phú đa dạng. Về hình mảng, hình vẽ trong tranh đã phức tạp dần, không còn
đơn điệu. Về màu sắc các em có nhiều sáng tạo trong việc phối hợp các màu,
màu sắc tranh tươi sáng, đặc biệt các em đã mạnh dạn sử dụng các màu đậm
như đen, nâu. Biết pha trộn màu, chồng màu làm cho bài vẽ sáng tạo hơn, sinh
động hơn. Nội dung tranh phong phú, các em vẽ bằng cảm xúc nhiều hơn trí
tuệ, mang tính hồn nhiên trong sáng, không gò bó về nội dung nhưng vẫn đảm
bảo đúng yêu cầu. Các em thường vẽ những gì chúng thấy, chúng tư duy và
tưởng tượng nên bài vẽ của các em rất sáng tạo, ngộ nghĩnh và hồn nhiên.
3.3. Những biểu hiện về tính sáng tạo của HS lớp 5 trong môn Mĩ thuật
Cho tới giai đoạn lớp 5, các em HS hầu như phát triển về mọi mặt, tạo điều kiện
thuận lợi cho các em học môn Mĩ thuật, thể hiện ở: Cầm bút vẽ đúng, dễ dàng
hơn, hoạt động của các khớp linh hoạt, thần kinh tương đối vững vàng, giúp cho
việc điều khiển nét vẽ, hình vẽ theo ý muốn. Các em đã quan sát có chủ định,

24


tập trung, có ý thức học tập hơn, nhận thức phong phú, tạo cơ sở cho các em
diễn tả được những gì mình thấy và thích thú. Nét vẽ đã mạch lạc hơn, rõ ràng
hơn. Hình vẽ nhiều về số lượng, có các chi tiết làm rõ đối tượng, nhiều dáng vẻ
và thực hơn – gần với mẫu, khác với cách diễn tả chung chung ở các độ tuổi
dưới. Màu sắc tươi sáng, đặc biệt là các em đã mạnh dạn dùng các màu đậm:
đen, nâu và biết pha màu, chồng màu làm cho bài vẽ đẹp hơn, khác với vẻ rực
rỡ có phần lòe loẹt của các lớp dưới. Bố cục bài vẽ chặt chẽ, hình vẽ to, nhỏ,
trước, sau che khuất nhau đã xuất hiện, có nhiều chi tiết phù hợp với đối tượng

và đề tài, sát với thực tế cuộc sống hơn.
Ngoài những đặc điểm chung theo sự phát triển của lứa tuổi, sự sáng tạo của các
em trong từng bài vẽ thể hiện rõ nét qua:
- Ý tưởng: HS có những bức vẽ thể hiện những ý tưởng mới lạ chưa từng xuất
hiện hoặc thể hiện bằng hình vẽ về các chủ đề đã cho theo một cách độc đáo
hơn tất cả các bạn khác.
- Bố cục: Đôi khi, thoạt nhìn ta có thể thấy bố cục sắp xếp mà các em thể hiện
trong bức vẽ là vô lý. Nhưng xét về một góc độ nào đó, chính sự vô lý đó lại là
một sự sắp xếp chứa đựng dụng ý nghệ thuật cao. ( Viết sâu hơn và rõ nghĩa
hơn đoạn này, em viết như trên chính là em đưa ra một luận điểm khoa học về
sự sáng tạo trong sắp xếp bố cục nhưng em chưa giải thích và đưa ra dẫn chứng
cho luận điểm đó mà đã kết luận. Trong trường hợp về bố cục trẻ thường sắp
xếp theo những gì chúng nhìn thấy, cảm thấy và những hình tượng được sắp xếp
đó thường có mối liên hệ hữu cơ trong tư duy thông thường của trẻ VD: Cá,
thuyền thì gắn với nước; mây, mặt trăng, mặt trời thì gắn với bầu trời, vv…
Những bố cục lạ sẽ xảy ra 2 trường hợp: 1 là như em kết luận (sáng tạo), 2 là
ngây ngô. Chú ý tính nghệ thuật trong tác phẩm của trẻ không nên nhắc đến vì
với độ tuổi nhỏ (kể cả tranh thiếu nhi đoạt giải quốc tế) trẻ thường không chú ý

25


×