Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Phòng Văn Hóa huyện Đại Từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.33 MB, 36 trang )

Báo cáo thực tế
Nghĩa

GVHD: Ths .Lê Công

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẾ
1.1. Mục đích.
1.1.1. Mục đích chung.
1.1.2. Mục tiệu cụ thể.
1.2. Yêu cầu
1.3. Địa điểm và thời gian thực tế
PHẦN 2: BÁO CÁO TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ
2.1. Giới thiệu chung về Huyện Đại Từ
2.1.1.Vị trí địa lý
2.1.2. Tình hình kinh tế
2.1.3. Tình hình chính trị
2.1.4. Tình hình văn hóa- xã hội
2.1.5. Y tế
2.1.6. Giáo dục
2.1.7. Giao thông
2.2. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ.
2.2.1. Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng
2.2.2. Ban Dân tộc
2.2.3. Phòng Nội vụ
2.2.4. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2.2.5. Phòng Kinh tế và Hạ tầng
2.2.6. Phòng Tư pháp
2.2.7. Phòng Tài chính- Kế hoạch
2.2.8. Phòng Tài nguyên và Môi trường


2.2.9. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
1


Báo cáo thực tế
Nghĩa
2.2.10. Phòng Văn hóa và Thông tin

GVHD: Ths .Lê Công

2.2.11. Phòng Giáo dục và Đào tạo
2.2.12. Phòng Y tế
2.2.13. Thanh tra huyện
2.2.14. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
2.3. Giới thiệu về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đại Từ
2.3.1. Vị trí và chức năng
2.3.1.1. Vị trí
2.3.1.2. Chức năng
2.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.3.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn chung thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước
được giao
2.3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch
2.3.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về lĩnh vực thông tin và truyền thông
2.3.3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
2.3.4. Tổ chức bộ máy và phân công nhiệm vụ.
2.3.4.1. Tổ chức bộ máy
2.3.4.2. Phân công nhiệm vụ của lãnh đạo phòng Văn hóa và Thông tin.
2.3.4.3. Phân công nhiệm vụ cho các công chức, viên chức cơ quan.
2.3.4.4. Trách nhiệm của cán bộ viên chức.

2.3.5. Mối quan hệ công tác.
2.3.5.1. Đối với Ủy ban nhân dân huyện.
2.3.5.2. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và truyền thông.
2.3.5.3. Đối với các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân huyện.
2.3.5.4. Đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
2.3.5.5. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đơn vị sự nghiệp, các ban ngành,
đoàn thể, các tổ chức xã hội của huyện.
2


Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công
Nghĩa
PHẦN 3: CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA SINH VIÊN
3.1. Nội dung thực tế tại cơ sở
3.1.1. Công tác văn phòng
3.1.2. Công tác chuyên môn nghiệp vụ.
3.2. Kết quả thực tế tại cơ sở
PHẦN 4 : NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Nhận xét đánh giá kết quả đợt thực tế
4.1.1. Nhận xét.
4.1.1.1. Thuận lợi.
4.1.1.2. Khó khăn.
4.1.2. Đánh giá kết quả thực tế.
4.1.2.1. Kiến thức chuyên môn thu được
4.1.2.2. Nhận thức của bản thân về đợt thực tế
4.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo:
Phụ lục:


3


Báo cáo thực tế
Nghĩa

GVHD: Ths .Lê Công

LỜI CẢM ƠN
Thực tế là một quá trình giúp cho sinh viên làm quen với các công việc
thực tế, giúp sinh viên có khả năng áp dụng những gì mình đã học được ở
trường vào các công việc thực tế, tạo cho sinh viên có khả năng áp dụng những
gì mình đã học hỏi được ở trường vào các công việc thực tế, tạo cho sinh viên
có thể làm quen với môi trường thực tế làm việc trước khi ra trường. Đây được
xem là một môn học bắt buộc cho tất cả các sinh viên, giúp cho mỗi sinh viên
bước đầu làm quen với những công việc cụ thể của chuyên ngành của mình
đồng thời học hỏi kinh nghiệm trước khi ra thực tế làm việc. Từ đó, mỗi sinh
viên sẽ có thể hình dung rõ hơn về công việc tương lai, có dịp được thử sức
mình, trải nghiệm và tích lũy những kinh nghiệm quý giá cho bản thân, góp
phần giúp cho sự thành công trong công việc sau này.
Theo kế hoạch của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, được sự đồng ý
của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đại Từ và sự nhất trí của thầy giáo
hướng dẫn, tôi đã được thực tập tại Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đại Từ.
Trong 1 tháng thực tập vừa qua, tôi đã có cơ hội học hỏi được nhiều điều và tích
lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân để tiến hành viết báo cáo này.
Tôi xin cảm ơn Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đại Từ đã tiếp nhận
và giúp đỡ tôi trong suốt 1tháng thực tế vừa qua. Đặc biệt là đồng chí Nguyễn
Ngọc Hưng - Trưởng phòng văn hóa đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình thực tế, đồng chí Nguyễn Đức Tâm, Hoàng Thị Phương Cán bộ của phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các thông tin số liệu và tư
liệu giúp tôi hoàn thành chuyến đi thực tế này. Quá trình thực tập của tôi cũng

sẽ không thể hoàn thành tốt nếu không có sự kiểm tra và hướng dẫn tận tình của
thầy giáo Lê Công Nghĩa là người hướng dẫn trực tiếp cho tôi.
Sinh viên
Đặng Thị Mỹ Hiền
4


Báo cáo thực tế
Nghĩa

GVHD: Ths .Lê Công
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1.Mục đích
1.1.1. Mục đích chung
- Tiếp cận,tìm hiểu được cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước,
chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của các cơ quan, đơn vị thực tế cũng như
nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ, công chức tại nơi thực tế.
- Nắm vững những quy trình công vụ trong cơ quan Nhà nước tại nơi
thực tế. Nắm được thủ tục hành chính của cơ quan nơi thực tế, thể chế hành
chính liên quan đến cơ quan nơi thực tế.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, thực hành các kỹ năng hành
chính đúng với vai trò của một công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước,
với yêu cầu cụ thể mà cơ quan đến thực tế giao cho.
- Bổ sung và nâng cao kiến thức đã học thông qua sự giúp đỡ, trao đổi với
cán bộ nơi thực tế.
- Góp phần hình thành phẩm chất, tác phong làm việc của người cán bộ
chính trị xã hội, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà
nước và hình thành tình yêu nghề nghiệp.

1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Gắn học với hành, lý luận với thực tiễn, làm quen và tăng cường kỹ
năng thực tế, năng lực chuyên môn phù hợp với ngành Xây dựng Đảng và
Chính quyền Nhà nước.
- Hệ thống hóa và củng cố những kiến thức cơ bản về văn hóa - xã hội,
kiến thức chuyên môn về chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà
5


Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công
Nghĩa
nước đã được trang bị, vận dụng vào thực tế, qua đó củng cố và nâng cao kiến
thức chuyên môn nghiệp vụ.
- Rèn luyện kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, hoàn thành các phẩm chất trí
tuệ, phương pháp tiếp cận, giải quyết một vấn đề thực

tế.

- Có cơ hội phát hiện những kiến thức và kỹ năng còn thiếu để có kế
hoạch bổ sung hoàn thiện.
- Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ thực tế và việc hoàn thành báo cáo thực tế.
- Ứng dụng những kiến thức đã được học về nghiên cứu đã được học về
nghiên cứu văn học, lịch sử, văn hóa, phong tục tín ngưỡng…của dân tộc để từ
đó thêm yêu mến, tự hào hơn về truyền thống của địa phương.
- Có điều kiện tiếp xúc với nhiều nét đẹp văn hóa, các lễ hội và phong tục
tập quán độc đáo của các dân tộc trên địa phương mình. Đây là những kiến thức
bổ ích giúp tôi có thể hiểu rõ hơn về văn hóa của địa phương
1.2. Yêu cầu
- Nắm rõ kế hoạch nội dung thực tế và hiểu rõ ý nghĩa tầm quan trọng của

việc đi cơ sở thực tế.
- Chủ động, chuẩn bị điều kiện cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ đi thực
tế, tiếp cận với thực tiễn.
- Nghiêm túc chấp hành nội quy, quy định yêu cầu của địa phương, đơn
vị thực tế và quy định của Học viện trong thời gian đi thực tế.
- Tự giác, chủ động, sáng tạo trong công việc
1.3. Địa điểm, thời gian thực tế và cán bộ hướng dẫn
- Thời gian thực tập: Từ ngày 15/ 6/2015 đến ngày 10/ 7 /2015.
- Địa điểm thực tập: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đại Từ.
- Địa chỉ: Phố Đình - Thị trấn Hùng Sơn - Đại Từ - Thái Nguyên.
- Điện thoại: 0280.3924.638
- Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Đức Tâm- Phó trưởng phòng Văn hóa và
Thông tin huyện Đại Từ.
6


Báo cáo thực tế
Nghĩa

GVHD: Ths .Lê Công

PHẦN 2
BÁO CÁO TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ
2.1. Giới thiệu chung về huyện Đại Từ
Huyện Đại Từ có diện tích: 557,4 Km2 , dân số ( là huyện có dân số lớn
thứ 2 của tỉnh, chỉ sau thành phố Thái Nguyên ): , 28 xã, 2 thị trấn

7



Báo cáo thực tế
Nghĩa
2.1.1. Vị trí địa lý:

GVHD: Ths .Lê Công

Huyện Đại Từ nằm ở vùng tây - tây bắc tỉnh Thái Nguyên, trong tọa độ
địa lý từ 21030’ đến 21050’ độ vĩ bắc, 105 0 32’ đến 105 042’ độ kinh đông. Phía
Bắc giáp huyện Định Hóa; phía Đông giáp huyện Phú Lương; phía Nam giáp
huyện Phổ Yên và phía Tây giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Phúc.
Là một huyện miền núi cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25km
về phía tây bắc, dọc theo thung lũng dưới chân Tam Đảo và hệ thống phần
cuối của cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn (bao gồm núi Hồng và
núi Chúa). Đại Từ hiện lên từ những kiến tạo địa chất phức tạp nhưng lại
tiềm ẩn nhiều mỏ khoáng sản, đất đai màu mỡ.
Đại Từ là vùng đất có truyền thống lịch sử dân tộc lâu đời, có bề dày
truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ hàng nghìn
năm. Trải qua bao thăng trầm nhưng rất oanh liệt, nhân dân Đại Từ mang
dòng máu và sức mạnh từ các thế hệ vua Hùng, vượt qua sự xâm lược và
đồng hóa của kẻ thù trở thành vùng đất của thủ đô gió ngàn.
Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực
lượng vũ trang.
2.1.2. Tình hình kinh tế
Khoáng sản: toàn huyện có 16 trên tổng số 30 xã, thị trấn có mỏ và điểm
quặng khoáng sản. Than có ở các xã Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na
Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê.
Đất đai: tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.890 ha chiếm
16,58% diện tích toàn tỉnh Thái Nguyên. Trong đó đất nông nghiệp chiếm
26,87%; đất lâm nghiệp chiếm 54,13%; còn lại là đất phi nông nghiệp chiếm
26,87%. Trong tổng diện tích hiện có thì diện tích đất chưa sử dụng chiếm

17,35%, chủ yếu là đất đồi núi và sông suối ( năm 2014)
Rừng: diện tích toàn huyện là 24.468 ha. Trong đó rừng trồng trên 9.000
ha, rừng tự nhiên 15.000 ha. Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã đến tuổi
8


Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công
Nghĩa
khai thác, mặt khác diện tích đất có khả năng lâm nghiệp còn khá lớn, cần phủ
xanh để nâng cao độ che phủ và cũng là tiềm năng để phát triển cây lâm nghiệp
có giá trị cao ( năm 2014)
Nông nghiệp: cây trồng lương thực (lúa, ngô) và đặc biêt là cây chè là thế
mạnh của huyện, cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng
hoá vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa. Diện tích toàn huyện có 5.124 ha, trong
đó chè kinh doanh có 4.470 ha, hàng năm cho sản lượng búp tươi đạt trên 30
ngàn tấn. Cây chè của Đại Từ nói riêng và Thái Nguyên nói chung hiện nay
không ngừng cải thiện chất lượng. Các cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm
lạc, đậu tương… ( năm 2014)
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp của huyện chủ
yếu là công nghiệp khai thác, sơ chế khoáng sản và chế biến nông sản. Huyện
có 2 mỏ than là mỏ than Làng Cẩm - xã Phục Linh và

mỏ than Núi Hồng -

xã Yên Lãng. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo do công ty trách nhiệm hữu hạn khai
thác chế biến khoáng sản Núi Pháo làm chủ đầu từ bắt đầu được triển khai từ
2010 đến nay đã rất phát triển.
Về du lịch: điểm du lịch quan trọng nhất của Đại Từ là khu du lịch Hồ
Núi Cốc với diện tích 25km2, dung tích 175 triệu m3 (năm 2014). Đây là khu du

lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và thăm quan, đồng thời
cũng là nơi cung cấp nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho các huyện
phía nam của tỉnh Thái Nguyên. Trong nhiều năm nay Hồ Núi Cốc đã trở thành
một điểm thăm quan hấp dẫn cho du khách gần xa, trong và ngoài nước.
Ngoài ra cũng còn một số điểm di tích lịch sử khác như: Núi Văn – Núi
Võ ở Văn Yên và Ký Phú; di tích 27/7 - xã Hùng Sơn; khu đài tưởng niệm
Thanh niên xung phong - xã Yên Lãng; khu di tích chiến khu Nguyễn Huệ - xã
Yên Lãng; nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên - xã La Bằng và các khu du lịch
sinh thái vườn Quốc gia Tam Đảo trải dài trên 11 xã. Đại Từ còn là nơi nối liền
khu di tích lịch sử ATK (huyện Định Hoá) với Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang).
9


Báo cáo thực tế
Nghĩa
2.1.3 Tình hình chính trị

GVHD: Ths .Lê Công

Sinh thời Chủ tích Hồ Chí Minh chỉ huấn: Để xây dựng Đảng trong
điều kiện cầm quyền, vấn đề tiên quyết là phải chăm lo, giáo dục, rèn luyện
cán bộ, đảng viên. Người từng khẳng định “Gốc của cách mạng là dân, gốc
của công việc là cán bộ”. Trong những năm qua Đảng bộ chính quyền huyện
Đại Từ đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong
sạch, vững mạnh. Nâng cao năng lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành của bộ máy
chính quyền từ huyện tới cơ sở. Để làm được việc này Đảng bộ, Chính quyền
huyện Đại Từ đặc biệt chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, công chức nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh
chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của Đảng, của dân
tộc, có đạo đức trong sạch, lối sống lành mạnh và năng lực chuyên môn

nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
trên tất cả các lĩnh vực trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước,xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiện đại, chuyên
nghiệp.
2.1.4. Tình hình văn hóa – xã hội
Đại Từ là vùng đất có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, cây
cối tốt tươi, nên từ xa xưa vùng đất huyện Đại Từ là nơi định cư của nhiều tộc
người. Sau ngày toàn quốc kháng chiến đồng bào từ các tỉnh miền xuôi, từ các
đô thị lên tản cư kháng chiến và cán bộ, bộ đội chuyển đến ở, sau đã sinh cơ lập
nghiệp khá nhiều. Năm 2014, dân số của toàn huyện gần 170 nghìn người, trong
đó nông thôn: 94%, thành thị: 6%, dân số trong độ tuổi lao động: 56,5%, gồm 8
dân tộc cùng chung sống ở 28 xã, 2 thị trấn; dân tộc thiểu số chiếm chiếm
khoảng 30% dân số ( năm 2014)
2.1.5.Y tế
Hiện nay đã có trên 50% số người nghèo được chăm sóc y tế. Tuy nhiên,
công tác khám chữa bệnh cho người nghèo cũng còn gặp một số khó khăn do
việc tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo phải có thẻ BHYT. Trang thiết bị
10


Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công
Nghĩa
được đầu tư ngày càng hiện đại, từng bước đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh
cho nhân dân.
Ở cơ sở đã tiến hành triển khai thực hiện xây dựng hệ thống trạm y tế cấp
xã, thị trấn đạt chuẩn y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân, 14 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế ( năm 2014)
2.1.6. Giáo dục
Nền giáo dục của huyện rất được quan tâm. 100% các xã, thị trấn có đủ

các trường ở cả 3 cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Huyện có 3
trường trung học phổ thông đặt ở Thị trấn Hùng Sơn, xã Phú Thịnh và xã Ký
Phú, một Trung tâm giáo dục thường xuyên đặt tại trung tâm huyện. Toàn
huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục trong độ tuổi và phổ cập giáo dục trung
học cơ sở. Tăng cường xây dựng các trường chuẩn quốc gia ở các cấp học, toàn
huyện có 31 trường đạt chuẩn Quốc gia. Trao học bổng tài năng (Merit) cho 27
học sinh trung học có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm huyện có số lượng học
sinh thi đỗ vào các trường Đại học,Cao đẳng khá cao ( năm 2014).
2.1.7. Giao thông
Giao thông vận tải: toàn huyện có tổng chiều dài đường bộ khoảng
520km (trong đó quan trọng nhất là quốc lộ 37 dài 32km, đường Đán - Hồ Núi
Cốc dài 15km, đường sắt Quán Triều - Núi Hồng dài 33,5km) và hệ thống
đường giao thông liên huyện, liên xã và giao thông nông thôn không ngừng
được nâng cấp, cải tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương ( năm
2014).
2.2. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đại
Từ
2.2.1. Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng
Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện trực thuộc UBND Đại
Từ , là đơn vị sự nghiệp kinh tế tự trang trải về chi phí hoạt động, có tư cách
pháp nhân, được mở tài khoản và sử dụng con dấu theo quy định hiện hành của
Nhà nước. Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện là Chủ đầu tư trực
11


Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công
Nghĩa
tiếp quản lý dự án đối với các dự án do Chủ tịch UBND huyện giao làm Chủ
đầu tư. Làm tư vấn giám sát kỹ thuật thi công xây lắp công trình. Thẩm định dự

án, thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán khi có yêu cầu của Chủ đầu tư.
Thực hiện một số các hoạt động tư vấn xây dựng khác.
2.2.2. Phòng dân tộc
Tham mưu. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về công tác dân tộc.
Việc thành lập Phòng Dân tộc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp quyết định căn cứ tiêu chí quy định tại Điểm a Khoản 3
Điều 2 Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Chính
phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân
các cấp.
2.2.3. Phòng Nội vụ
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu
ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc
làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc
trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp
công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính;
cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, thị trấn và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu
trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.
2.2.4. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn;

12


Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công

Nghĩa
phòng chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông thôn, kinh tế
hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng ghề nông thôn.
2.2.5. Phòng Kinh tế và Hạ tầng
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây
dựng, kiến trúc, hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật
đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao ( bao gồm: Cấp nước,
thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản
xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang,
trừ nghĩa trang liệt sĩ, quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ
sở hạ tầng kỹ thuật đô thị) nhà ở, công sở, vật liệu xây dựng, giao thông; khao
học và công nghệ.
2.2.6. Phòng Tư pháp
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp
luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính,
phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi,
hộ tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy
định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính.
2.2.7. Phòng Tài chính - Kế hoạch
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về; Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và
thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
2.2.8. Phòng Tài nguyên và Môi trường
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản.
13



Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công
Nghĩa
2.2.9. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã
hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất
nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ
em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.
2.2.10. Phòng Văn hóa và Thông tin
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu
chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất
bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.
2.2.11. Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo
và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường
học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất
lượng giáo dục và đào tạo.
2.2.12. Phòng Y tế
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y
dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn
thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.
2.2.13. Thanh tra huyện
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản
lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn

14


Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công
Nghĩa
thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật.
2.2.14. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về:
Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch
Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp
thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật
cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; trực tiếp quản lý và
chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa,
một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả
các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện,
chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.
2.3. Giới thiệu về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đại Từ
- Thời gian thực tế: Từ ngày 15/ 6/2015 đến ngày 10/ 7 /2015.
- Địa điểm thực tế: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đại Từ.
- Địa chỉ: Phố Đình - Thị trấn Hùng Sơn - Đại Từ - Thái Nguyên.
- Điện thoại: 0280.3924.638
- Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Đức Tâm
2.3.1.Vị trí và chức năng
2.3.1.1. Vị trí
Phòng Văn hóa & Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện Đại Từ;.

Phòng Văn hóa và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân
dân Huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông.
15


Báo cáo thực tế
Nghĩa
2.3.1.2. Chức năng

GVHD: Ths .Lê Công

Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân Huyện quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục; thể thao; du lịch;
báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và Internet; công nghệ
thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh trên địa bàn và các dịch vụ công thuộc chức
năng nhiệm vụ được giao trên địa bàn huyện; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn
theo sự ủy quyền
của Ủy ban nhân nhân Huyện và theo quy định của pháp luật.
2.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.3.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn chung thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước
được giao
- Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài
hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển ngành theo chức năng,
nhiệm vụ của Phòng trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải
cách hành chính, xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp

ngành, lĩnh vực: văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông;
chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao; chống bạo lực trong
gia đình.
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi
chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục,
thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể
thao, du lịch, thông tin và truyền thông đối với cán bộ thuộc Ủy ban nhân dân
xã, thị trấn.
16


Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công
Nghĩa
- Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý
nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám
đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng về lĩnh vực
được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân
huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định.
2.3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch
- Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện
phong trào văn hóa, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng

nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng gia đình văn hóa,
làng, bản văn hóa, đơn vị văn hóa; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và danh
lam thắng cảnh.
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các thiết chế văn hóa thông tin cơ
sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, điểm vui
chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của Phòng trên địa bàn huyện.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp
hành pháp luật về hoạt động văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên
địa bàn huyện; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực
văn hóa, gia đình,
thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
2.3.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về lĩnh vực thông tin và truyền thông
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc tổ chức công tác bảo
17


Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công
Nghĩa
vệ an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát, viễn
thông, công nghệ thông tin, Internet, phát thanh.
- Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án
về ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện theo sự phân công của Ủy
ban nhân dân huyện.
- Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các xã, thị trấn
quản lý các đại lý bưu chính, viễn thông, Internet trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và cá nhân trên
địa bàn Huyện thực hiện pháp luật về các lĩnh vực bưu chính, viễn thông và

Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; quảng cáo; báo chí;
xuất bản. Quản lý việc xây dựng trạm BTS phù hợp với quy hoạch của Tỉnh.
- Giúp Ủy ban nhân dân Huyện quản lý nhà nước đối với mạng lưới phát
thanh, truyền thanh cơ sở.
2.3.3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
2.3.4. Tổ chức bộ máy và phân công nhiệm vụ
2.3.4.1. Tổ chức bộ máy
Tổng số cán bộ trong cơ quan: 07 người trong đó:
- Lãnh đạo: 02 đồng chí; 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng;
- Cán bộ: Công chức 01 đồng chí; cán bộ hợp đồng 02 đồng chí; cán bộ
biệt phái:02
STT
Họ và tên
1
Nguyễn Ngọc Hưng
2
Nguyễn Đức Tâm
3
4
5
6
7

Chức vụ
Biên chế
Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin Chính thức
Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông Chính thức
tin
Cán bộ

Cán bộ
Cán bộ
Cán bộ
Cán bộ

Hoàng Minh Khuê
Hoàng Thị Phương
Nguyễn Thượng Hùng
Đỗ Khăc Huy
Nguyễn Hồng Vân
18

Chính thức
Chính thức
Chính thức
Hợp đồng
Hợp đồng


Báo cáo thực tế
Nghĩa

GVHD: Ths .Lê Công

2.3.4.2. Phân công nhiệm vụ của lãnh đạo phòng Văn hóa và Thông tin
Đ/c: Nguyễn Ngọc Hưng - Trưởng phòng: Lãnh đạo toàn diện các hoạt
động của phòng; trực tiếp phụ trách những nhiệm vụ chính sau:
- Công tác tổ chức, cán bộ, tham mưu với cấp uỷ, chính quyền về công
tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ; Công tác tư tưởng, công tác tài chính;
Công tác quản lý nhà nước về văn hóa ;Công tác Gia đình; Phong trào

TDĐKXDĐVH; Công tác Du lịch, Bảo tồn, Bảo tàng ;
- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới
(các tiêu chí liên quan đến ngành).
- Tổ chức họp phòng định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá, rút kinh nghiệm
việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra, đánh giá việc thực hiện
nội quy, quy chế của cơ quan ;
- Quản lý, đôn đốc và kiểm tra cán bộ, chuyên viên trong Phòng thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn theo phân công; việc chấp hành các nội quy, quy chế làm việc
của cơ quan; Triển khai, đôn đốc cán bộ, công chức trong phòng thực hiện tốt nhiệm
vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; theo dõi, thực hiện các tiêu chuẩn đơn vị văn
hoá; triển khai thực hiện các phong trào, đoàn thể do cơ quan phát động;
- Đánh giá, nhận xét thi đua tháng, quý, năm của cán bộ, công chức trong cơ
quan.
Đ/c: Nguyễn Đức Tâm - Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin
- Thay mặt Trưởng phòng khi Trưởng phòng đi vắng, giải quyết các công
việc khi được Trưởng phòng phân công hoặc uỷ quyền.
- Tham mưu cho trưởng phòng triển khai chỉ đạo lĩnh vực được phân
công phụ trách hoặc do đồng chí Trưởng phòng giao nhiệm vụ.
- Phụ trách công tác Nội chính cơ quan. Tham mưu cho UBND huyện
xây dựng các đề án, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của ngành, làm báo cáo sơ kế,
tổng kết năm, báo cáo thực hiện các đề án, chỉ thị liên quan đến ngành.
19


Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công
Nghĩa
- Thường trực giải quyết các công việc hàng ngày của cơ quan; giúp
Trưởng phòng tổ chức quán triệt, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chương
trình và kế hoạch và các công việc liên quan của phòng, ký các văn bản thuộc

lĩnh vực được phân công.
- Trực tiếp phụ trách các hoạt động như: sự nghiệp văn hóa; thể thao; thư
viện; thông tin tuyên truyền; Lĩnh vực Thông tin Truyền thông ;
- Phụ trách công tác thi đua khen thưởng, tham mưu bình bầu các danh hiệu
thi đua cá nhân, tập thể... đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ trong phòng theo
quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác do trưởng phòng phân công.
2.3.4.3. Phân công nhiệm vụ cho các công chức, viên chức cơ quan
Đồng chí Hoàng Minh Khuê – Cán bộ.
- Theo dõi và chỉ đạo phong trào Thể dục - Thể thao trong huyện;
- Tham mưu cho lãnh đạo về QLNN các hoạt động thể dục - thể thao; các
CLB Thể dục - Thể thao; xây dựng phong trào Thể dục - Thể thao và các văn
bản, báo cáo liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.
- Phối hợp với các chuyên viên, cán bộ trong phòng và thực hiện các
nhiệm vụ khác lãnh đạo Phòng giao.
- Theo dõi thiết chế văn hóa của các xã, thị trấn.
- Phối hợp với các chuyên viên, cán bộ phòng và thực hiện các nhiệm vụ
khác do lãnh đạo Phòng giao.
- Phụ trách các xã : Phú Thịnh, Phú Lạc, Phú Cường, Minh Tiến, Đức
Lương, Phúc Lương.
Đồng chí Hoàng Thị Phương – Cán bộ.
- Trực tiếp phụ trách và tham mưu cho lãnh đạo thực hiện công tác du
lịch, bảo tồn, bảo tàng.
- Tham mưu cho lãnh đạo phòng về QLNN đối với công tác du lịch; Bảo tồn,
Bảo tàng ; Thực hiện đề án Du lịch, đề án bảo tồn, tôn tạo các di tích trên địa bàn.
20


Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công

Nghĩa
- Soạn thảo các báo cáo tháng, quý của cơ quan; các văn bản liên quan đến
nhiệm vụ được phân công phụ trách, ghi nghị quyết cơ quan.
- Phối hợp để dàn dựng, hướng dẫn hoạt động văn hoá văn nghệ cấp xã, huyện.
- Phối hợp với các chuyên viên, cán bộ phòng thực hiện các nhiệm vụ
khác do lãnh đạo Phòng giao.
- Phụ trách các xã: Cát Nê, Xã Quân Chu, Thị trấn Quân Chu, Mỹ Yên, Khôi
Kỳ, Tiên Hội.
Đồng chí : Nguyễn Thượng Hùng – Cán bộ.
- Trực tiếp tham mưu, phụ trách lĩnh vực QLNN về các hoạt động kinh
doanh dịch vụ văn hoá, thể thao; dịch vụ văn hóa công cộng, quảng cáo trên địa
bàn.
- Phụ trách lĩnh vực gia đình, Xây dựng kế hoạch Tổ, đánh giá tổng hợp
kết quả hàng tuần báo cáo Lãnh đạo.
- Phụ trách công tác xây dựng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá"; xây dựng gia đình văn hoá, làng, khu dân cư văn hoá; đơn vị
văn hoá;
- Theo dõi hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị và các đoàn
nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn huyện.
- Phụ trách chương trình xây dựng Nông thôn mới của ngành.
- Trực tiếp soạn thảo các văn bản liên quan đến nhiệm vụ được phân
công; phối hợp thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền.
- Phối hợp theo dõi việc xây dựng nhà Văn hóa xóm của các xã.
- Phối hợp với các chuyên viên, cán bộ phòng thực hiện các nhiệm vụ
khác do lãnh đạo Phòng giao
- Phụ trách các xã : Thị trấn Hùng Sơn, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ,
Ký Phú, Văn Yên.
Đồng chí : Đỗ Khắc Huy – Cán bộ.
- Kiêm thủ quỹ của cơ quan; Trực tiếp phụ trách theo dõi mảng Bưu
chính; viễn thông và Internet; công nghệ thông tin; cơ sở hạ tầng thông tin; phát

21


Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công
Nghĩa
hành; báo chí; xuất bản trên địa bàn huyện. Soạn thảo các văn bản, báo cáo trong lĩnh
vực được phân công.
- Chỉ đạo việc công tác thông tin tuyên truyền trực quan, trên hệ thống loa
truyền thanh của các xã, thị trấn, tuyên truyền lưu động của Trung tâm Văn hóa- Thể
thao.
- Phối hợp với văn phòng HĐND và UBND Phụ trách cổng thông tin điện tử,
giao ban trực tuyến của huyện.
- Phối hợp để thực hiện việc QLNN về Văn hoá: Các dịch vụ văn hoá,
thanh tra, kiểm tra văn hoá.
- Phối hợp với Đ/c Đào Thị An thực hiện công tác kế toán, tham mưu cho
lãnh đạo về công tác quản lý tài chính của cơ quan.
- Phối hợp với các chuyên viên, cán bộ phòng và thực hiện các nhiệm vụ
khác do lãnh đạo Phòng giao.
- Phụ trách các xã: Hoàng Nông La Bằng, Bản Ngoại, Phú Xuyên, Yên Lãng,
Na Mao.
Đồng chí: Nguyễn Hồng Vân – Cán bộ.
- Trực tiếp phụ trách công tác bảo tồn, bảo tàng, công tác hành chính, văn
thư lưu trữ; Tham mưu cho lãnh đạo quản lý nhà nước về công tác bảo tồn, bảo
tàng, tôn tạo các di tích; lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích. Trực tiếp soạn
thảo các văn bản, báo cáo liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
- Theo dõi và chỉ đạo phong trào Văn hóa, Văn nghệ, hoạt động của các CLB
văn nghệ, thơ trên địa bàn huyện.
- Theo dõi và chỉ đạo hoạt động thư viện huyện.
- Phối hợp với các chuyên viên, cán bộ phòng thực hiện các nhiệm vụ

khác do lãnh đạo Phòng giao.
- Phụ trách các xã : An Khánh, Cù vân, Hà Thượng, Phục Linh, Tân Linh,
Tân Thái.
2.3.4.4. Trách nhiệm của cán bộ viên chức
22


Báo cáo thực tế
GVHD: Ths .Lê Công
Nghĩa
- Chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, chấp hành nghiêm túc các quy chế, quy định của cơ quan, không
ngừng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, chủ động,
sáng tạo, phối hợp trong công tác. Chấp hành nghiêm chỉnh sự điều động phân
công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Có lối sống văn minh, lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí
công vô tư, không quan liêu, cửa quyền, hách dịch, tham nhũng.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư
nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. Tôn trọng nhân
dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân.
- Không vi phạm những điều công chức, viên chức không được làm được
quy định trong Pháp lệnh công chức, viên chức.
2.3.5. Mối quan hệ công tác
2.3.5.1. Đối với Ủy ban nhân dân huyện:
Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của
Ủy ban nhân dân huyện về toàn bộ công tác theo chức năng, nhiệm vụ của
Phòng, Trưởng phòng trực tiếp nhận chỉ đạo và nội dung công tác từ Chủ tịch
hoặc Phó chủ tịch phụ trách khối và phải thường xuyên báo cáo với Ủy ban

nhân dân huyện về những mặt công tác đã được phân công;
Theo định kỳ phải báo cáo với Ủy ban nhân dân huyện về nội dung công
tác của Phòng và đề xuất các biện pháp giải quyết công tác chuyên môn trong
QLNN thuộc lĩnh vực liên quan.
2.3.2.2. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và truyền thông:
Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự hướng dẫn và kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ và thực hiện việc báo cáo công tác chuyên môn theo định kỳ và
đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông
tin và truyền thông.
2.3.2.3. Đối với các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân huyện
23


Báo cáo thực tế
Nghĩa

GVHD: Ths .Lê Công

Thực hiện mối quan hệ hợp tác và phối hợp trên cơ sở bình đẳng, theo
chức năng nhiệm vụ, dưới sự điều hành chung của Ủy ban nhân dân huyện, nhằm
đảm bảo hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ chính trị của huyện. Trường hợp được
giao chủ trì phối hợp giải quyết công việc, nếu chưa nhất trí với ý kiến của Thủ
trưởng các cơ quan chuyên môn khác, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin tập
hợp các ý kiến và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định.
2.3.2.4. Đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:
Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giúp
đỡ về nghiệp vụ với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn triển khai thực hiện công tác văn
hóa, thông tin, thể dục thể thao, gia đình tại địa phương. Phối hợp với các tổ chức,
chính quyền, đoàn thể nhân dân xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”; xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản văn hóa, đơn vị văn hóa.

2.3.2.5. Đối với Ủy ban mặt trận tổ quốc, các đơn vị sự nghiệp, các ban
ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội của huyện.
Khi Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện, xã, thị trấn, các đơn vị sự nghiệp, các
ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội của huyện có yêu cầu, kiến nghị các vấn
đề thuộc chức năng của Phòng, Trưởng phòng có trách nhiệm trình bày, giải quyết
hoặc trình Ủy ban nhân dân huyện giải quyết các yêu cầu đó theo thẩm quyền.

PHẦN 3: CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ TẠI PHÒNG VĂN HÓA VÀ
THÔNG TIN HUYỆN ĐẠI TỪ
3.1. Nội dung thực tế tại cơ sở
Thực hiện theo kế hoạch của khoa Chính trị học- Học viện Thanh thiếu
niên Việt Nam, thời gian thực tập của tôi tại Phòng Văn hóa - Thông tin huyện
Đại Từ từ ngày 15/ 6/2015 đến ngày 10/ 7/2015.
Thời gian làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
- Buổi sáng từ 7h00 đến 11h30.
- Buổi chiều từ 13h30 đến 17h00.
- Nghỉ thứ 7 và chủ nhật.
Trong một tháng thực tế tại cơ quan, tôi đã được phân công về Phòng
Văn hóa và Thông tin huyện Đại Từ. Công việc cụ thể:
24


Báo cáo thực tế
Nghĩa
3.1.1. Công tác văn Phòng

GVHD: Ths .Lê Công

- Tìm hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đại Từ.

- Tìm hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy Ban nhân dân huyện Đại Từ.
- Vào sổ các công văn đến, công văn đi.
- Tiếp cận với các loại văn bản hành chính như quyết định, quy chế, kế
hoạch, công văn.
- Rèn luyện kỹ năng vi tính trong việc soạn thảo các văn bản hành chính
- Tham gia làm các công việc khác của phòng như soạn thảo văn bản, dán
tem thư.
3.1.2. Công tác chuyên môn nghiệp vụ
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, tham gia vào đội thông tin
tập luyện các tiết mục văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện.
- Trang trí phục vụ các ngày lễ lớn, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
thao trong huyện.
- Đi địa bàn cơ sở kiểm tra các đại lý dịch vụ Internet
- Kiểm kê di tích văn hóa của các xã trong địa bàn huyện Đại Từ trên văn
bản.
3.2. Kết quả thực tế tại cơ sở
Với các nội dung công việc như trên, bản thân tôi với sự giúp đỡ của các
cán bộ phòng đã đề ra các giải pháp thực hiện nhằm đạt kết quả cao trong công
việc thực tế là:
- Thực hiện tốt nội quy, quy định tại nơi thực tế.
- Củng cố lại những kiến thức đã học tập được tại trường có liên quan đến
các hoạt động của địa điểm thực tế.
- Nắm bắt cơ cấu hoạt động, đặc điểm tại cơ quan thực tế ngay khi làm
quen với môi trường và công việc thực tế.
25


×