Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

đánh giá năng lực phát triển thể chất của trẻ em 5 ­6 tuổi trường mầm non trên địa bàn thị xã phúc yên ­ vĩnhphúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 74 trang )

 
 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC 
 
 

 
ĐỖ THỊ THU HẰNG 
 

 
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN 
THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM 5 ­ 6 TUỔI 
TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN 
THỊ XàPHÚC YÊN ­ VĨNH PHÚC 
 
 
 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 
 
 
 
 
 
 

 
 



 


 
 

 
 
HÀ NỘI ­ 2014 
 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC 
 
 

 
ĐỖ THỊ THU HẰNG 
 

 
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN 
THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM 5 ­ 6 TUỔI 
TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN 
THỊ XàPHÚC YÊN ­ VĨNH PHÚC 
 
 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất 
 
                                                          ​
Người hướng dẫn khoa học 
 
 
 


 
 

 
                                                                   TS. LÊ TRƯỜNG SƠN CHẤN HẢI 

 
 

 
HÀ NỘI ­ 2014 
 

 

 
 


 
 


LỜI CAM ĐOAN 
 
Tên tôi là​
: ​
Đỗ Thị Thu Hằng 
Sinh viên: Lớp K36B ­ Khoa Giáo Dục Tiểu Học 
Tôi  xin  cam  đoan  đây  là  công  trình  nghiên  cứu  của  riêng  tôi.  Các  kết 
quả  nghiên  cứu,  số  liệu  được  trình  bày  trong  khóa  luận  là  hoàn  toàn  trung 
thực và độc lập với kết quả của tác giả khác. 
 
Hà Nội​
, ngày    tháng 05  năm 2014 
Sinh viên 
 
 
    Đỗ Thị Thu Hằng 
 
 

 

 
 


 
 

MỤC LỤC 

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Chương ​
1.​
 ​
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

 

1.1. Cơ sở lý luận xác định hướng nghiên cứu của đề tài

 

1.1.1. Vị trí, vai trò của GDMN trong hệ thống quốc dân

 

1.1.2. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDMN

 

1.1.3. Hệ thống giáo dục mầm non

 

1.2. Đặc điểm GDMN


 

1.2.1. Giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh

 

1.2.2. ​
Tổ chức cho trẻ ăn

 

1.2.3. Tổ chức cho trẻ ngủ

 

1.2.4. ​
Sự phát triển vận động cho trẻ

 

1.2.5. ​
Tổ chức chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mẫu giáo

 

1.3. GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non
1.3.1. Chương trình GDTC cho trẻ mầm non

 

 

1.3.2.  Tổ  chức  GDTC  cho  trẻ  em 5 ­ 6 tuổi trường mầm non trên địa bàn 
Thị xã Phúc Yên ­ Vĩnh Phúc

 

1.4. Lịch sử  vấn đề nghiên cứu đề tài

 

Chương ​
2.​
 ​
NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP, TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

 

2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

 

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

 

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

 


2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

 

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm

 

 
 


 
 

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

 

2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

 

2.2.6. Phương pháp toán học thống kê

 

2.3. Tổ chức nghiên cứu

 


2.3.1. Thời gian nghiên cứu

 

2.3.2. Đối tượng nghiên cứu

 

2.3.3. Địa điểm nghiên cứu

 

Chương ​
3.​
 ​
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 

3.1.  Đánh  giá  thực  trạng  năng  lực  phát  triển  thể  chất  của  trẻ  em  5  ­  6  tuổi 
trường mầm non Hoa Hồng Phúc Yên ­ Vĩnh Phúc

 

3.1.1.  Thực  trạng  tổ  chức  hoạt  động  GDTC  của  trường  mầm  non  Hoa 
Hồng Phúc Yên ­ Vĩnh Phúc

 


3.1.2.  Đánh  giá  năng  lực  phát  triển  thể  chất  của  trẻ  em  5  ­  6  tuổi trường 
mầm non Hoa Hồng Phúc Yên ­ Vĩnh Phúc

 

3.2.  Đề  xuất  một  số  giải  pháp  để  nâng cao năng lực phát triển thể chất cho trẻ 
em 5 ­ 6 tuổi trường mầm non Hoa Hồng Phúc Yên ­ Vĩnh Phúc

 

3.2.1.  Cơ  sở  lựa  chọn  một  số  TCVĐ  nhằm  nâng  cao  năng  lực  phát  triển 
thể chất cho trẻ 5 ­ 6 tuổi trường mầm non Hoa Hồng

 

3.2.2.  Kế  hoạch  tổ  chức  TN  một số TCVĐ nhằm nâng cao năng lực phát 
triển thể chất cho trẻ 5 ­ 6 tuổi trường mầm non Hoa Hồng

 

3.2.3. Tổ chức TN

 

3.2.4. Đánh giá kết quả TN

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

PHỤ LỤC  
 

 
 


 
 

 
 
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 
 

Số bảng 

TÊN BẢNG 

biểu 
Bảng 1.1 

Tran



Bảng  số  liệu  “Giáo  dục  mầm  non”  thống  kê  về  số trường 



mầm non trong những năm gần đây 
Bảng 1.2 

Bảng số liệu “giáo dục mầm non” thống kê về số trẻ trong 



những năm gần đây 
Bảng 1.3 

Bảng  số  liệu  “giáo  dục  mầm  non”  thống kê về số GVMN 



trong những năm gần đây 
Bảng 1.4 

Bảng chế độ sinh hoạt của trẻ 

12 

Bảng 1.5 

Nội dung giáo dục theo độ tuổi 


15 

Bảng 1.6 

Nội  dung  tập  luyện  các  kỹ  năng  vận  động  cơ  bản và phát 

17 

triển các tố chất trong vận động cho trẻ 5 ­ 6 tuổi 
Bảng 3.1 

Thực  trạng  đội  ngũ  GV  trường  mầm  non Hoa Hồng Phúc 

31 

Yên ­ Vĩnh Phúc 
Bảng 3.2 

Kết  quả  phỏng  vấn  GV  về  lựa  chọn  một  số  TCVĐ  nhằm 

38 

nâng  cao năng lực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn 
(n =25) 
Bảng 3.3 

Kế  hoạch  giảng  dạy  TCVĐ  nhằm  nâng  cao năng lực phát 
triển  thể  chất  cho  trẻ  5  ­  6  tuổi  trường  mầm  non  Hoa 
Hồng 


 
 

42 


 
 

Bảng 3.4 

Kết  quả  kiểm  tra  trình  độ  thể  lực  theo  tiêu  chuẩn  RLTT 

44 

của 2 nhóm ĐC (n = 10) và nhóm TN (n = 10) trước TN  
Bảng 3.5 

Kết  quả  kiểm  tra  trình  độ  thể  lực  theo  tiêu  chuẩn  RLTT 
của 2 nhóm ĐC (n = 10) và nhóm TN (n = 10) sau TN 

 
 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 
 
ĐC

: Đối chứng. 

ĐHSP


: Đại học Sư phạm. 

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo. 

GDMN

: Giáo dục mầm non. 

GDTC

: Giáo dục thể chất. 

GV

: Giáo viên. 

GVMN

: Giáo viên mầm non. 

RLTT

: Rèn luyện thân thể. 

TCVĐ

: Trò chơi vận động. 


TDTT

: Thể dục thể thao. 

TN

: Thực nghiệm. 

TW

: Trung Ương. 

 
 
 
 
 
 
 

45 


 
 

 
 


 
 


 
 

 

 

 
 


 
 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
 
Một quốc gia  có  nền  giáo  dục  phát  triển  là  một  quốc  gia có nền kinh tế 
phát  triển  hết  sức  hùng  mạnh.  Vì  vậy,  đầu  tư  cho  giáo  dục  là  đầu  tư  cho  sự 
phát  triển,  đảm  bảo  xây  dựng  một  thế  hệ  kế  tiếp  có  đầy  đủ  những  phẩm  chất 
về  tri  thức,  năng lực, trình độ để phục vụ cho đất nước. Tại đại hội Đảng khóa 
IX  đã  xác  định:  ​
“Giáo  dục  và  đào  tạo  là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo 
dục  ­  đào  tạo  là  một  trong  những  động  lực  quan  trọng  thúc  đẩy  sự  nghiệp 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người” 
[9].  Vì  vậy  hiện  nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã 
hội đặc biệt là GDMN. 

GDMN  không  chỉ  chiếm  một  vị  trí  vô  cùng  quan  trọng  mà  nó  còn  là 
khâu  đầu  tiên  trong  hệ  thống  giáo  dục  quốc  dân  là  bậc  học đặt nền móng cho 
sự  phát  triển  nhân  cách  con  người  mới  xã  hội  chủ  nghĩa  Việt  Nam  với  tinh 
thần:​
…h​
ình  thành  những  cơ  sở  đầu  tiên  của  nhân  cách con người mới XHCN 
Việt  Nam.  Chăm  sóc  giáo  dục  trẻ  em  ngay  từ  những  tháng  năm  đầu  tiên  của 
cuộc  sống  là  một  việc  làm  hết  sức  cần  thiết  và có ý nghĩa vô cùng quan trọng 
trong  sự  nghiệp  chăm  lo  đào  tạo  và  bồi  dưỡng  thế  hệ  trẻ trở thành những con 
người  chủ  nhân  tương  lai  của  đất  nước.  Nếu  ví  rằng  giáo  dục  con  người  là 
cuộc  chạy  đua  việt  dã  đầy  khó  khăn  gian  khổ  thì  GDMN  chính  là  giai  đoạn 
khởi  động,  nếu  khởi  động  tốt  chắc  chắn  vận  động  viên  sẽ đạt được thành tích 
tốt.  Việt  Nam  đang  có  một  bước  chuyển  mình  thay  đổi  hết  sức mạnh mẽ trên 
con đường đi lên xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. 
Trẻ  em  hôm  nay  là  thế  giới  ngày  mai,  trẻ  em là công dân của xã hội, là 
thế  hệ  tương  lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc 
 
 


 
 

giáo dục trẻ thật chu đáo để trở thành hành trang vững chắc mà mỗi con người 
cần  phải  có  để  bước  vào  cuộc  sống  xã  hội. Và một yếu tố vô cùng quan trọng 
không  thể  thiếu trong hành trang ấy là nhiệm vụ GDTC cho trẻ. Đặc biệt, giáo 
GDTC  cho  trẻ  càng  có  ý  nghĩa  quan  trọng  hơn  bởi  trong  Nghị  quyết  số  46  ­ 
NQ/TW  của  Bộ  Chính  trị  về  công  tác  bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe 
nhân  dân  trong  tình  hình  mới  có  ghi  rõ:  “​
Sức  khỏe  là  vốn  quý  nhất  của  mỗi 

con  người  và  của  toàn  xã  hội.  Bảo  vệ,  chăm  sóc  và  nâng  cao  sức  khỏe  nhân 
dân  là  hoạt  động  nhân  đạo,  trực  tiếp  bảo  đảm  nguồn  nhân lực cho sự nghiệp 
xy  dựng  và  bảo  vệ  Tổ  quốc,  là  một  trong  những  chính  sách  ưu  tiên hàng đầu 
của  Đảng  và  Nhà  nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện 
bản  chất  tốt  đẹp”  ​
[11].  ​
Do  đó,  GDTC  cho  trẻ  em  ở  nước  ta  cần  được  tiến 
hành  một  cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm của toàn xã hội, tạo 
điều kiện cho trẻ được phát triển tốt nhất. 
Đối  với  trẻ  mầm  non,  khả  năng tự nhận thức của trẻ còn hạn chế, do đó 
cần  hình  thành  ở  trẻ  những  nhu  cầu,  thói  quen  đến  việc  thực  hiện  bài  tập  thể 
chất  hàng  ngày,  giáo  dục  lòng  yêu  thích  rèn  luyện  thể  dục  sự  hứng  thú  đến 
việc  luyện  tập  điều  này  sẽ  giải  quyết  được  những  nhiệm  vụ  giáo  dục  trí  tuệ, 
đạo  đức,  thẩm  mỹ  và  lao  động  cho  trẻ  mầm  non  sẽ  tạo  ra  những  điều  kiện 
thuận  lợi  cho  sự  hoạt động của hệ thần kinh, cơ xương, giúp cho các quá trình 
tâm  lý  như  cảm  giác,  tri  giác,  trí  nhớ,  tư  duy như quan sát, so sánh, tổng hợp, 
khái  quát.  Ngoài  ra  còn  củng  cố  ở  trẻ  những  kiến  thức  không  chỉ  liên  quan 
đến  GDTC,  mà  còn  thu  nhận  được  những  kiến  thức  về  sự  vật,  hiện  tượng 
xung quanh, những hiện tượng thiên nhiên và xã hội. ​
  
Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch  lạc,  mất  cân  đối  nên  trẻ  rất 
dễ  bị  ảnh  hưởng  bởi  những  tác  động  của  môi  trường  sống  nếu  không  được 

 
 


 
 


chăm  sóc  giáo  dục  đúng  đắn  và  có  kế  hoạch  cụ  thể  sẽ  rất  dễ  dẫn  đến  những 
thiếu  sót  trong  sự  phát  triển  cơ  thể  trẻ  mà  không  thể  khắc  phục  được.  Nhận 
thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt 
chú  trọng  đến  công  tác  chăm  sóc  giáo  dục trẻ mầm non. Tuy nhiên, trong quá 
trình  thực  hiện  còn  gặp  nhiều  khó  khăn  tình  hình  sức  khỏe  còn  nhiều  vấn  đề 
đáng  lo  ngại.  Nhiều  trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, các bệnh đường 
hô  hấp,  các  bệnh  đường  ruột…các  điều  kiện  đảm  bảo  và  chăm  sóc  sức  khỏe 
của  trẻ  còn  nhiều  thiếu  thốn.  Cơ  sở  vật  chất  ở  các  trường và gia đình còn quá 
chật  hẹp,  chưa  đảm  bảo  vệ  sinh  môi  trường  cho  trẻ  ảnh  hưởng  đến  việc  học 
tập,  sinh  hoạt.  Vì  vậy,  GDTC  cho trẻ em ở nước ta cần được tiến  hành  một 
cách  mạnh  mẽ  toàn  diện  và  cần  được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo 
điều kiện cho trẻ được phát triển một cách tốt nhất. 
Vì  thế,  là  một  GVMN  tương  lai,  tôi  rất  quan  tâm  tới  vấn  đề  phát  triển 
thể  chất  cho  trẻ  nên  tôi  lựa  chọn  nghiên  cứu đề tài: ​
“Đánh giá năng lực phát 
triển  thể  chất  của  trẻ  em  5  ­  6  tuổi  trường  mầm  non  trên  địa  bàn  thị  xã 
Phúc Yên ­ Vĩnh Phúc”. 
 ​
❖ ​
Mục đích nghiên cứu 
Đánh  giá  năng  lực  phát  triển  thể  chất  của  trẻ  em 5 ­ 6 tuổi trường mầm 
non  trên  địa  bàn  thị  xã  Phúc  Yên  ­  Vĩnh  Phúc,  tìm  ra  nguyên nhân và trên cơ 
sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực phát triển thể chất cho 
trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. 
❖​
 Giả thuyết khoa học 
Lựa  chọn  và  sử  dụng  các  bài  tập thể chất có hiệu quả sẽ góp phần nâng 
cao  hiệu  quả  phát  triển  thể  chất  cho  trẻ  em  lứa  tuổi  mầm  non,  bổ  xung  thêm 
nội dung GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non. 


 
 


 
 

 
 
 
 
 

Chương 1 
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
 
 

1.1. Cơ sở lý luận xác định hướng nghiên cứu của đề tài 
1.1.1. Vị trí, vai trò của GDMN trong hệ thống quốc dân 
1.1.1.1. Giáo dục mầm non 
GDMN  thực  hiên  việc  nuôi  dưỡng,  chăm  sóc,  giáo  dục  trẻ  em  từ  ba 
tháng tuổi đến sáu tuổi. 
GDMN gồm hai giai đoạn: 
­ Trẻ ba tháng tuổi đến ba tuổi (nhà trẻ). 
­ Trẻ từ ba tuổi đến sáu tuổi (trường mầm non). 
1.1.1.2. Mục tiêu của GDMN 
Mục  tiêu  của  GDMN  là  giúp  trẻ  em  phát  triển  về thể chất, tình cảm, trí 
tuệ,  thẩm  mỹ,  hình  thành  những  yếu  tố  đầu  tiên  của  nhân  cách,  chuẩn  bị  cho 
trẻ vào học lớp một. 

1.1.1.3. Chương trình GDMN 
Chương  trình  GDMN thể hiện mục tiêu GDMN; cụ thể hóa các yêu cầu 
nuôi  dưỡng,  chăm  sóc,  giáo  dục  trẻ  em  từng  độ  tuổi;  quy  định  việc  tổ  chức 
các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí 

 
 


 
 

tuệ,  thẩm  mỹ,  hướng  dẫn  cách  thức  đánh  giá  sự  phát  triển  của  trẻ  em  ở  tuổi 
mầm non. 
Bộ  trưởng  Bộ  GD&ĐT  ban  hành  chương  trình  GDMN trên cơ sở thẩm 
định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình GDMN. 
1.1.2. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDMN 
Phát  triển  GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực 
quan  trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều 
kiện  để  phát  huy  nguồn  nhân  lực  con  người.  Đây  là  trách  nhiệm  của  toàn 
Đảng,  toàn  dân,  trong  đó  nhà  giáo  và  cán  bộ  quản  lí  giáo  dục  là  lực  lượng 
nòng cốt, có vai trò quan trọng  [8].

 

Nhận  thức  được  điều  đó  GDMN  trong  những  năm  gần  đây  luôn  được 
Đảng  và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, định hướng xác định mục tiêu, nhiệm 
vụ  giáo  dục  học  sinh  lứa  tuổi  mầm  non.  Trong  các  Nghị  quyết  của  Trung 
ương  Đảng  2011  ­  2014  về  nâng  cao  rõ  rệt  chất  lượng  giáo dục và đào tạo đã 
nêu rõ: “…Kiên quyết giảm hợp lí nội dung chương trình học cho phù hợp với 

tâm sinh lí của học sinh bậc học mầm non và bậc học phổ thông…” [8]. 
Tư  tưởng  của  Đảng  và  của  Nhà  nước  về  GDMN cũng được thể hiện rõ 
trong  văn  kiện  Đại  hội  đại  biểu  toàn  quốc  lần  thứ  X  đó  là  “…  Đổi mới mạnh 
mẽ  GDMN  và  giáo  dục  phổ  thông.  Khẩn  trương  điều  chỉnh,  khắc  phục  tình 
trạng quá tải và thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục và sách giáo khoa 
phổ  thông  bảo  đảm  tính  khoa  học,  cơ  bản,  phù  hợp  tâm  lý  lứa  tuổi  và  điều 
kiện  cụ  thể  của  Việt  Nam…”,  “…  Chuyển  dần  mô  hình  giáo  dục  hiện  nay 
sang  mô  hình  giáo  dục  mở  ­  mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt 
đời,  đào  tạo  liên  tục,  liên  thông  giữa  các  bậc  học,  ngành  học.  Phát  triển  giáo 
dục  mầm  non,  giáo  dục  phổ  thông  và  hệ  thống  hướng  nghiệp,  dạy  nghề…” 
[10]. 

 
 


 
 

Quan  điểm  chiến  lược  về  GD&ĐT  đến 2020 là thực hiện mục tiêu giáo 
dục  toàn  diện  ở  tất  cả  các  bậc  học  đáp  ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa  đất  nước.  Nghị  quyết  Trung  ương  2  khóa  VIII  đã  khẳng  định:  Ở mọi bậc 
học,  cấp  học,  ngành  học  nhất  thiết  không  thể  coi  nhẹ  việc  chăm  sóc,  bảo  vệ 
sức  khỏe  cho  học  sinh,  tạo  mọi  điều  kiện  cho  các  em  được  rèn  luyện  thông 
qua  các  hoạt  động,  đặc  biệt  là  hoạt  động  TDTT,  để  bản  thân  các  em  luôn  có 
trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội [3]. 
Nhà  nước  coi  GDMN  là  một  bậc  học  cần  thiết  và  bắt  buộc  phải  có 
trong  hệ  thống  giáo  dục.  Từ  chỉ  thị  53/CP  của  Hội  Đồng  Bộ  Trưởng ngày 12 
tháng  8  năm  1966  đã  xác  định  mục  tiêu  của  GDMN  “Giáo  dục  mầm  non  tốt 
sẽ  mở  đầu  cho  một  nền  giáo  dục  tốt”.  Trong  Nghị  quyết  số  14  NQ/TW  ngày 

11/1/1997  của  Bộ  Chính  trị  về  cải  cách  giáo  dục  đã  chỉ  rõ:  “…  kết  hợp  các 
biện  pháp  thể  dục,  khoa  học  và  những  biện pháp y học hiện đại để bảo vệ sức 
khỏe  và  rèn  luyện các cháu, làm cho thể chất của các cháu ngay từ bé đã được 
nuôi dưỡng và phát triển tốt”. 
1.1.3. Hệ thống giáo dục mầm non 
­  ​
Trong  những  năm  gần  đây  việc  đầu  tư  cho cơ sở vật chất cho GDMN 
đang  được  Đảng  và  Nhà  nước  ta  hết  sức  quan  tâm.  Đặc  biệt  hệ  thống  các 
trường  lớp  mầm  non  đang  được  xây  dựng,  sửa  chữa  và  xây  dựng  mới.  Các 
trang  thiết  bị  phục  vụ  cho  việc  chăm  sóc  giáo  dục  trẻ  cũng  đang  từng  bước 
được bổ sung và hiện đại hóa cho phù hợp với yêu cầu giáo dục. 
­  ​
Theo  số  liệu  của  tổng  cục  thống  kê  từ  năm  2007  ­  2013  số  trường 
mầm  non,  số  học  sinh mầm non và số lượng GVMN tính đến hàng năm, được 
thể hiện ở các bảng 1.1, 1.2, 1.3.   
Bảng  1.1:  Bảng  số  liệu  “Giáo  dục  mầm  non” thống kê về số trường 
mầm non trong những năm gần đây (Nguồn tổng cục thống kê). 
 
 
 


 
 

Năm 

2007­2008  2008­200



Trường 

2009­201

2010­2011  2011­2012  2012­201





11.629 

12.190 

12.357 

12.980 

13.172 

13.548 

Nhà trẻ 

58 

43 

41 


39 

28 

34 

Mẫu giáo 

2.839 

2.858 

2.870 

2.877 

2.560 

2.807 

Mầm non 

8.732 

9.289 

9.446 

9.992 


10.584 

10.707 

(cả nước) 

 
Theo  số  liệu  thống  kê  ở  bảng  1.1  cho thấy số trường mầm non trong cả 
nước  tăng  dần  theo  từng  năm,  năm  học  2007  ­  2008  cả  nước có 8.732 trường 
đến  năm  học  2012  ­  2013  cả  nước  đã  có  10.707  trường.  Điều  đó  cho  thấy 
trong  những  năm  gần  đây  việc  đầu  tư  cho  GDMN  đang  được  Đảng  và  Nhà 
nước  ta  hết  sức  quan  tâm.  Đặc  biệt  các  hệ  thống  trường  lớp  mầm  non  đang 
được  xây  dựng  và  sửa  chữa.  Các  trang  thiết  bị  phục  vụ  cho  việc  chăm  sóc 
giáo  dục  trẻ  cũng  đang  từng  bước  được  bổ  sung  và  hiện  đại  hóa  cho phù hợp 
với yêu cầu giáo dục. 
Bảng  1.2:  Bảng  số  liệu  “Giáo  dục  mầm  non”  thống  kê  về  số  trẻ 
trong những năm gần đây (Nguồn tổng cục thống kê). 
 
Năm 

Trẻ em 
(cả nước) 
Nhà trẻ 

2007­200

2008­200

2009­201


2010­201









3.195.731  3.305.391  3.409.823  3.599.663 
508.694 

494.766 

508.190 

528.869 

Mẫu giáo  2.687.037  2.810.625  2.901.633  3.070.794 
 
 

2011­2012  2012­201

3.873.445 

4.148.356 

553.117 


597.274 

3.320.328 

3.551.082 


 
 

 
Quy  mô  của  GDMN  ngày  càng  tăng  thu  hút  hầu  hết  các  cháu  trong  độ 
tuổi  mầm  non  đến  trường.  Theo  số  liệu  thống  kê  ở  bảng  1.2  cho  thấy  số  trẻ 
mầm  non  trong  cả  nước  tăng  dần  theo  từng  năm,  năm  học  2007  ­ 2008 ở nhà 
trẻ  cả  nước  có  508.694  trẻ  đến  năm  học  2012  ­  2013  cả  nước  đã  có  597.274 
trẻ.  Đối  với  trẻ  mẫu  giáo  năm  học  2007  ­  2008  cả  nước  có  2.687.037  trẻ  đến 
năm học 2012 ­ 2013 cả nước đã có 3. 551.082 trẻ. 
Bảng  1.3:  Bảng  số  liệu  “Giáo  giáo  dục  mầm  non”  thống  kê  về  số 
GVMN trong những năm gần đây (Nguồn tổng cục thống kê). 
 
Năm 

2007­2008  2008­200


Giáo viên 

2009­201


2010­2011  2011­2012  2012­201





172.978 

183.443 

195.852 

211.225 

229.724 

244.478 

Nhà trẻ 

44.140 

45.385 

49.256 

52.244 

55.715 


56.302 

Mẫu giáo 

128.838 

138.058 

146.596 

158.981 

174.009 

188.176 

(cả nước) 

Hệ  thống  các  trường  khoa sư phạm mầm non trong những năm gần đây 
đang  từng  bước  được  kiện  toàn cho phù hợp với yêu cầu của nền giáo dục hội 
nhập.  Các  chính  sách  chế  độ  cho  GVMN  cũng  đang  có  sự  quan  tâm  thích 
đáng  của  Đảng  và  Nhà  nước.  Theo  số  liệu  thống  kê  ở  bảng  1.3  cho  thấy  số 
GVMN  cả  nước tăng dần theo từng năm học 2007 ­ 2008 ở nhà trẻ cả nước có 
44.140  GV  đến  năm  học  2012  ­  2013  cả  nước  đã  có  56.302  GV,  ở  mẫu  giáo 
năm  học  2007  ­  2008  cả  nước  có  128.838  GV  đến  năm  học  2012  ­  2013  cả 
nước đã có 188.176 GV. 

 
 



 
 

1.2. Đặc điểm GDMN 
1.2.1. Giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh 
Giáo  dục  các  kỹ  xảo  và  thói  quen  vệ  sinh  là  một  nội  dung  không  thể 
thiếu  được  trong  việc  GDTC  và  hình  thành  nhân  cách  cho  trẻ.  Trong  cuộc 
sống  và  sinh  hoạt  hàng  ngày,  trẻ  cần  đến  nhiều  loại  thói quen khác nhau. Đối 
với trẻ mầm non, cần giáo dục một số loại kỹ xảo và thói quen vệ sinh sau: 
­  Vệ  sinh  thân  thể:  Có  thói  quen  tắm  rửa  và  gìn  giữ  sạch  sẽ  thân  thể 
(mặt,  mũi,  đầu,  tóc,  chân,  tay…).  Không  cho tay, đồ chơi hoặc bất kỳ một vật 
lạ nào vào mồm, biết rửa tay, lau mặt, xúc miệng, biết dùng mùi xoa,… 
  ­  Vệ  sinh  quần  áo:  Giữ  gìn  quần  áo  sạch  sẽ,  không  quỳ,  ngồi  lê  la nơi 
sàn đất bẩn (chẳng hạn lúc chơi hay đi dạo ngoài trời),… 
  ­  Vệ  sinh  ăn  uống:  Rửa  tay  trước  khi  ăn,  không  đánh  rơi  vãi  thức  ăn 
trong khi ăn, không nói chuyện khi ăn,… 
  ­  Vệ  sinh  môi  trường:  Đi  vệ  sinh  đúng  nơi  quy  định,  không  vứt  rác 
bừa bãi, không làm bẩn môi trường… 
Ở  lứa  tuổi  này,  hệ  thần  kinh  trung  ương  có  tính  mềm  dẻo  cao  nhất  với 
phản  ứng  của  toàn  bộ  các  tế  bào  giúp  hình  thành  tốt  những  phản  xạ  có  điều 
kiện,  và  do  sự  lặp  lại  thường  xuyên  hàng  ngày mà hình thành được kỹ xảo và 
thói quen. Để hình thành tốt kỹ xảo và thói quen văn hóa ­  vệ sinh cần phải: 
­ Sắp xếp các thao tác tạo nên hành động theo một thứ tự nhất định, hợp 
lý. 
­ Lập kế hoạch thứ tự các hành động. 
­  Từng  bước  giúp  trẻ  nhận  thức  được  ý nghĩa và sự hợp lý của các thao 
tác,  các  hành  động  văn  hóa  ­  vệ  sinh  từ  đó  hình  thành  nhu  cầu  về  thói  quen 
văn hóa ­ vệ sinh. 


 
 


 
 

­  Người  lớn  phải  thực  hiện  mẫu  mực  tất  cả những yêu cầu văn hóa ­ vệ 
sinh trước trẻ và nhắc nhở trẻ làm như người lớn. 
­  Phối  hợp  với  gia  đình  để  tạo  điều  kiện  thuận  lợi  cho  trẻ  được  vận 
dụng,  củng  cố  những  kỹ  năng  đó  ở  gia  đình  để  nhanh  chóng  hình  thành  nhu 
cầu thói quen văn hóa ­ vệ sinh. 
1.2.2. ​
Tổ chức cho trẻ ăn 
 

Ăn  uống  là  một  nhu  cầu  không  thể  thiếu  được  đối  với  mỗi  con  người. 

Để  giúp  cơ  thể  phát  triển  tốt,  đảm  bảo  sự  phát  triển  bình  thường  của  các  cơ 
quan  và  hệ  cơ  quan  trong  cơ  thể  cần  tổ  chức  chế  độ  ăn  uống  hợp  lý  cho  trẻ. 
Hàng  ngày,  cần  cho  trẻ  ăn  đủ chất, đủ lượng và đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh 
an toàn thực phẩm cho trẻ. 
Chế  độ  ăn  uống  hợp  lí  được  xây  dựng  trên  cơ  sở  mức  năng  lượng  cần 
thiết  ở  độ  tuổi  (quy  ra  calo)  sự  kết  hợp  các  thành  phần  thức  ăn  theo  cấu  tạo 
các  thành  phần  hóa  học  (protit,  lipit,  glucid,  muối  khoáng  và  vitamin)  sự  đa 
dạng của các loại thức ăn và cách nấu nướng. 
Để tổ chức bữa ăn cho trẻ tốt cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau: 
­  Phòng  ăn sạch sẽ, thoáng mát. Bàn ghế sắp xếp thuận tiện cho trẻ ngồi 
xuống và đứng lên. 
­ Bàn ăn, bát đĩa phù hợp với lứa tuổi và được xếp đặt có thẩm mỹ. 

­  Trước  khi  ăn  khoảng  nửa  giờ,  cần  kết  thúc  các  buổi  dạo,  các  trò chơi 
kích  thích.  Thời  gian  này  cần  các  trò  chơi,  các  giờ học yên tĩnh. Tránh gây ra 
những kích thích thần kinh tạo ra nhiều ấn tượng. 
­  Cho  trẻ  rửa  tay,  rửa  mặt  trước  khi  ăn. Khi ngồi vào bàn được ăn ngay 
không phải chờ đợi lâu. 
Hình  thành  cho  trẻ  các  kỹ  xảo  ăn  có  văn  hóa:  không  ăn  vội  vàng,  nhai 
kĩ.  Lấy  thức  ăn  từng  ít  một.  Cầm  thìa,  bát,  đũa  đúng  động  tác,  nhai  nhỏ  nhẹ, 

 
 


 
 

ngậm  miệng  không  phát  ra  tiếng.  Với  trẻ  lớn  cần  phải  có  các  kỹ  xảo sử dụng 
các đồ dùng nhà bếp, có kỹ năng tự phục vụ. 
Quá  trình  tổ  chức  cho trẻ ăn GV cần quan sát và phát hiện nguyên nhân 
trẻ ăn không ngon và đưa ra biện pháp khắc phục: 
­  Bình  thường,  với  bữa  ăn  tổ  chức  đúng  đắn  trẻ  ăn uống tự giác, vui vẻ 
và  ngon  lành.  Song  có  nhiều  trường  hợp  trẻ  ghê  sợ  bữa  ăn,  có  thái  độ  chống 
đối  hay  ăn  uống  uể  oải.  Khi  ấy,  nếu  dùng  phương  pháp  ép  buộc,  thậm  chí dỗ 
dành,  khen  ngợi  đều  là  không  đúng  và  gây  tác  hại,  gây  ra  tâm  lí  tiêu  cực  với 
bữa ăn. 
­ Cần tìm hiểu nguyên nhân làm cho trẻ ăn không ngon miệng, thậm chí 
ghê sợ bữa ăn để từ đó đưa ra cách khắc phục hợp lí có thể là: 
+ Do thức ăn khô, khó nuốt. 
+ Do tình trạng sức khỏe không bình thường. 
+  Do  thức  ăn  lạ  với  trẻ,  không  thích  hợp  với  trẻ  vì  gia  đình  chưa  bao 
giờ cho ăn. 

+  Do  trẻ  được  nuông  chiều  ở  nhà,  khi  ăn  bao  giờ  cũng  quen  dỗ  dành. 
Từ  các nguyên nhân trên mà các nhà giáo dục đưa ra biện pháp khắc phục tích 
cực nhất cho trẻ.  
1.2.3. Tổ chức cho trẻ ngủ 
 

Giấc  ngủ  của  trẻ  có  ý  nghĩa  to  lớn  trong  việc  phục  hồi  khả  năng  làm 

việc  của  các  tế  bào  thần  kinh.  Một  giấc  ngủ  sâu,  đủ  độ  dài  là  phương  tiện  cơ 
bản  để  ngăn  ngừa  tình  trạng  quá  mệt  mỏi  của  hệ  thần kinh và cơ thể. Trẻ nhỏ 
thường  ngủ nhiều hơn người lớn bởi hệ thần kinh của trẻ còn yếu, dễ mệt mỏi. 
Chính  vì  vậy,  chúng  ta  cần  tổ  chức  cho  trẻ  ngủ  thật  tốt  để  giúp  trẻ  khôi  phục 

 
 


 
 

lại  trạng  thái  bình  thường  của  các  tế  bào  thần  kinh  nhằm  củng  cố  và  tăng 
cường sức khoẻ cho trẻ. 
Một  phương  tiện  cơ  bản  để  tạo  ra  nhu  cầu cần ngủ ở trẻ một cách đúng 
đắn  là  việc  tạo  ra  một  chế  độ  ngày  ­  đêm  thích hợp với lứa tuổi và những đặc 
điểm  cá  nhân  trẻ.  Muốn  vậy  cần  tạo  ra  những  điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ 
ngủ nhanh, ngủ sâu vào những giờ giấc đã quy định cho giấc ngủ. Cụ thể: 
­  Cần  tạo  ra  trạng thái yên tĩnh cần thiết trước giờ ngủ, không có những 
hoạt  động  kích  thích  mạnh  hưng  phấn  cho  trẻ,  không  làm  ồn,  không  để  ánh 
sáng chói chiếu vào phòng ngủ, phòng ngủ không khí phải thoáng. 
­  Cho  trẻ  ngủ  đúng  giờ  tạo  ra  phản  xạ  có  điều  kiện  thuận  lợi  cho  việc 

rèn luyện thói quen ngủ nhanh, ngủ ngon giấc. 
­  Không  nên  có  những  hình  thức giao tiếp gây xúc cảm tiêu cực cho trẻ 
và tạo ra hưng phấn cao ở vùng vỏ đại não. 
­  Chăm  sóc  giấc  ngủ  cho  trẻ:  cho  trẻ  ngủ  với  thái  độ  ân cần, nằm đúng 
tư thế, giúp đỡ riêng cho các trẻ yếu. 
­  Gắn  những  công  việc  chuẩn  bị  đi  ngủ  với  việc  phát  triển  tính độc lập 
ngày càng cao ở các độ tuổi. 
­  Cho  trẻ  ngủ  và  thức  dậy  theo  nhóm  mà  không  nên  cho  trẻ  dậy  đồng 
loạt. tốt nhất là rèn luyện cho trẻ tự mình thức dậy trong vòng 30 ­ 45 phút. 
­  Cần  có  sự  phối  hợp  giữa  trường  mẫu  giáo  và  gia  đình  để  tổ chức cho 
trẻ ngủ buổi tối ở gia đình tốt.  
1.2.4. ​
Sự phát triển vận động cho trẻ 
 

Vận  động  là  nhu  cầu  tự  nhiên  của  cơ  thể,  đặc  biệt  có  ý  nghĩa  hết  sức 

quantrọng  đối  với  sự  phát  triển  thể  chất  của  trẻ  mẫu  giáo.  Vận  động  làm  cho 
các  cơ  ​
bắp  và  toàn  bộ  cơ  thể  hoạt  động,  làm  tăng  cường  sự  hoạt  động của hệ 
 
 


 
 

hô  hấp,  tuần  hoàn,  tăng  cường  sự  trao  đổi  chất  và  sức  khoẻ  cho  trẻ.  Sự  phát 
triển  vận  động  được  thực  hiện  thông  qua  nhiều  hình  thức  phong phú phù hợp 
với  đặc  điểm  phát  triển  của  trẻ  mẫu  giáo  như:  TCVĐ,  thể  dục  buổi  sáng,  các 

tiết học thể dục, dạo chơi, lao động. 
Trong  các  TCVĐ,  trong  các  tiết  học  thể  dục,  vận  động  khi  đi  dạo  trẻ 
được  giáo  dục  nhiều  phẩm  chất  quý  giá:  sự  định  hướng  trong  không  gian, 
nhanh nhẹn chính xác, vận động khéo léo, mở rộng quan hệ trong tập thể. 
Sự  phát  triển  vận  động  gắn  chặt  với  sự phát triển toàn bộ cơ thể và tâm 
lí  của  trẻ.  Bởi  vậy  khi  lập  chương  trình  GDTC  nhằm  phát  triển  vận  động cần 
dựa trên những cơ sở sau: 
­  Ưu  tiên  lựa  chọn  các  bài  tập,  trò  chơi  hoạt động lao động có tác dụng 
chung đến cơ thể và động viên nhiều cơ bắp tham gia. 
­  Chọn  các  bài  tập,  trò  chơi  gây  hứng  thú  và  đồng  thời  đặt  ra  trước  trẻ 
một nhiệm vụ vừa sức. 
­  Tăng  cường  các  nhóm  cơ  bắp  còn  non  yếu  về  mặt  sinh  lí và giáo dục 
tư thế đúng. 
­ Giáo dục kĩ năng vận động và vận động trong tập thể. 
Các  TCVĐ,  trò  chơi  thể  thao  là  hình  thức  hoạt  động  hấp  dấn trẻ em và 
các  tác  động  giáo  dục nhiều vận động cơ bản và sự phối hợp các vận động ấy. 
Các  TCVĐ  rất  phong  phú  và  đa  dạng  được  lựa  chọn  trong  chương  trình  phù 
hợp  với  từng  độ tuổi. Với trẻ nhỏ trò chơi bao gồm các vận động đơn giản với 
các  luật  chơi  đơn  giản.  Với  các  trẻ  lớn  thì  nội  dung  vận  động  và  luật  chơi 
phức  tạp  hơn  đòi  hỏi  các  em  phải  hiểu  điều  kiện  chơi,  vận động chính xác và 
đúng luật chơi. 

 
 


 
 

Bài  tập  thể  dục  có  tác  dụng  tốt  đến  hoạt  động  sinh  lí  cơ  thể.  Cơ  bắp 

được  vận  động  thích  hợp  sẽ  tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng cường sự 
làm  việc  các  cơ  quan  bên  trong  hoạt  động  của  hệ  tim  mạch,  hô  hấp.  Đặc biệt 
sự  làm  việc  toàn  vẹn  của  các  tế  bào  thần  kinh  của  não được tăng cường sẽ có 
tác động trở lại đối với toàn bộ vận động và hoạt động của các cơ quan. 
1.2.5. ​
Tổ chức chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mẫu giáo 
Chế  độ  sinh  hoạt  là  điều  kiện  quan  trọng  để  GDTC  cho  trẻ  có  kết  quả. 
Chế  độ  sinh  hoạt  là  sự  luân  phiên  rõ  ràng  và  hợp  lý  các  dạng  hoạt  động  và 
nghỉ  ngơi  của  trẻ  trong  một  ngày,  nhằm  thỏa  mãn  đầy  đủ nhu cầu về ăn, ngủ, 
vệ  sinh  cá  nhân,  hoạt  động  và  nghỉ  ngơi  của  trẻ  theo  lứa  tuổi,  đảm  bảo  trạng 
thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt. 
Chế  độ  sinh  hoạt  có  ý  nghĩa  giáo  dục  đối  với  trẻ.  Do  sự  lặp  lại  thường 
xuyên  các  thao  tác,  các  hoạt  động  trong  thời  gian  nhất  định  và theo một trình 
tự  nhất  định làm cho trẻ nắm được những sinh hoạt hợp lí, những kỹ năng văn 
hóa  vệ sinh và hoạt động. 
­  Chế  độ  sinh  hoạt  ở  trường  mẫu  giáo  được  xây  dựng trên cơ sở những 
đặc  điểm  sinh  lí,  tâm  lí  của  trẻ,  trên  cơ  sở  những  nhiệm  vụ  giáo  dục  và  điều 
kiện sinh hoạt quyết định. Cụ thể: 
­  Chế  độ  sinh  hoạt  phải  phù  hợp  lứa  tuổi.  Đây  là  yêu  cầu  cơ  bản  của 
việc  xây  dựng  chế  độ  sinh  hoạt  cần  căn  cứ  vào  đặc  điểm  lứa  tuổi  của  hoạt 
động  thần  kinh  cao  cấp, giới hạn làm việc của tế bào thần kinh vỏ não để định 
thời gian hoạt động, ngủ cho trẻ ở các nhiệm vụ giáo dục. 
­  Chế  độ  sinh hoạt phải được cố định. Khi chế độ sinh hoạt đã được xác 
lập một cách khoa học thì cần phải thực hiện một cách cố định. 

 
 


 

 

Việc  thực  hiện  chế  độ  sinh  hoạt  không  nên  quá  cứng  nhắc,  với  mỗi  trẻ 
cần  có  sự  linh  hoạt  thích  đáng.  Có  thể  xê  dịch  thời  gian  biểu  ở  mức  độ  cần 
thiết.  Chẳng  hạn,  khi trẻ đang quá ham chơi và mệt mỏi, thì có thể kéo dài giờ 
chơi  chút  ít,  một  trẻ  cần  ngủ  sớm  hay  dậy  sớm  cũng  được  khi  chúng  có  yêu 
cầu.  
Chế  độ  sinh  hoạt  của  trẻ  được  chương  trình  chăm  sóc  ­  giáo dục trẻ do 
Bộ GD&ĐT ban hành được trình bày tại bảng 1.4. 
Bảng 1.4: Bảng chế độ sinh hoạt của trẻ 
Thời gian 
T



MG 

Nội dung 

bé 

MG nhỡ  MG lớn 

1h15 

1h15 

1h 




Đón  trẻ,  chơi  tự  do,  thể  dục  sáng,  điểm 
danh 
Các tiết học 

30ph 

1h 

1h20 



Hoạt động ngoài trời 

50ph 

30ph 

30ph 



Trò chơi sáng tạo 

50ph 

50ph 

50ph 




Vệ sinh ăn trưa 

1h 

50ph 

40ph 



Ngủ trưa 

2h50 

2h50 

2h40ph 



Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn quà chiều 

50ph 

40ph 

30ph 




Sinh hoạt chiều (nêu gương bé ngoan 

50ph 

1h 

1h10 

1h20 

1h20 

1h20 

chiều thứ 7) 


Hoạt động tự chọn, vệ sinh trả trẻ 
  

 
 


×