TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ NGỌC QUYÊN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 60 34 02 01
Tháng 8 - Năm 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ NGỌC QUYÊN
MSHV: M2713065
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 60 34 02 01
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS. TS. BÙI VĂN TRỊNH
Tháng 8 - Năm 2015
TÓM TẮT
Luận văn cao học với đề tài: “Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận
vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Cần Thơ”, do học viên Trần Thị Ngọc Quyên, Khoa Kinh tế &
Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện với mục tiêu nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn
vay của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ; từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV.
Nghiên cứu được xây dựng, phân tích bằng số liệu thứ cấp được thu thập
từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, Cục thống kê thành
phố Cần Thơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ,… và số liệu sơ cấp
được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 206 DNNVV trên địa bàn 02
quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy và 01 huyện Phong Điền.
Bằng phương pháp thống kê mô tả, mô hình probit và tobit. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV phụ
thuộc vào các yếu tố: kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp, thời gian
phát sinh quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, tỷ số sinh lời ROE, tỷ lệ nợ của
doanh nghiệp, mục đích vay vốn của doanh nghiệp và tài sản thế chấp; lượng
vốn vay từ ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố: kinh nghiệm của người quản
lý doanh nghiệp, thời gian phát sinh quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, quy mô
của doanh nghiệp, tỷ số sinh lời ROE, mục đích vay vốn của doanh nghiệp và
tài sản thế chấp.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả
năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay tín dụng cho các DNNVV trên địa
bàn thành phố Cần Thơ.
i
ABSTRACT
This graduate thesis on the subject “Improvement solutions to access
credit for small and medium-sized enterprise in Can Tho city”, is carried out
by Ngoc Quyen Thi Tran, Department of Economics and Business
Administration, Can Tho University. The paper conducts research on factors
that affect the ability accessing credits and loan of SMEs in Can Tho city, then
proposes solutions to improve the accessing to credit of SMEs.
The research is developed, analyzed using secondary data which was
collected from the State Bank of Vietnam, the Bureau of Statistics,
Department of Planning and Investment… and primary data which was
collected from direct interview 206 SMEs in Ninh Kieu District, Binh Thuy
District and Phong Dien District.
The research uses means of descriptive statistics, probit and tobit
models. The result indicates that the accessing bank credit of SMEs depends
on the following factors: the experiences of corporate manager, the arising
time of the operation relationship with the bank, the profitability ratio ROE,
the ratio of corporate debt, the loan purpose of the business and the collateral.
The result also shows that borrowing from banks depends on the following
factors: the experience of the manager, the arising time of the operation
relationship with the bank, the profitability ratio ROE, the arising time of the
operation relationship with the bank, the profitability ratio ROE, the loan
purpose of the business and the collateral.
Based on that, the paper propose some solutions and recommendations
to improve access to credit and loan of credits taken for SMEs in Can Tho
city.
ii
LỜI CẢM TẠ
Để thực hiện được luận đề tài này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn
tất cả Quý Thầy Cô của Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh và Quý Thầy Cô
trực tiếp giảng dạy tôi đã giúp đỡ, cung cấp nhiều kiến thức giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Bùi Văn Trịnh - công tác
tại Nhà Xuất bản Đại học Cần Thơ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
về nhiều mặt để tôi có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình.
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nổ lực của bản thân. Tôi xin
cảm ơn đến Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, Cục Thuế Cần Thơ, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ và các bạn học viên cao học ngành Tài
chính - Ngân hàng khóa 20 đã đã tận tình giúp đỡ trong việc cung cấp thông
tin về doanh nghiệp để phục vụ cho đề tài.
Và tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Cha Mẹ, người thân, bạn bè
là những người luôn động viên, quan tâm, chia sẻ và đồng hành cùng tôi trong
suốt quá trình từ khi bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đề tài nghiên
cứu này.
Sau cùng tôi xin kính chúc Quý thầy cô Khoa kinh tế - Quản trị Kinh
doanh dồi dào sức khỏe, luôn thành công trong công việc.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2015
Người thực hiện
Trần Thị Ngọc Quyên
iii
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho
bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2015
Người thực hiện
Trần Thị Ngọc Quyên
.
iv
MỤC LỤC
Trang
Chương 1.........................................................................................................1
GIỚI THIỆU CHUNG...................................................................................1
1.6 KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU............................................3
Chương 2.........................................................................................................5
Một số lý thuyết cũng như một số kết quả, giải pháp mà các nghiên cứu thực
nghiệm trên thế giới và trong nước đã thực hiện và đề ra có liên quan đến đề
tài nghiên cứu được trình bày trong chương này. Cụ thể như sau:....................5
2.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................5
2.2 KẾT LUẬN.................................................................................................10
Chương 3.......................................................................................................11
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................11
3.1.2.3Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ........18
3.1.3 Khung lý thuyết nghiên cứu....................................................................18
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................22
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................22
3.2.1.1 Số liệu thứ cấp......................................................................................22
3.2.1.2 Số liệu sơ cấp........................................................................................23
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu................................................................23
3.2.2.1 Đối với mục tiêu 1................................................................................23
3.2.2.2 Đối với mục tiêu 2................................................................................24
3.2.2.3 Đối với mục tiêu 3.................................................................................26
Chương 4.......................................................................................................27
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA........27
v
VÀ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ...............27
Chương này trình bày thực trạng DNNVV và Ngân hàng trên địa bàn thành
phố Cần Thơ cũng như tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu trong
giai đoạn từ năm 2009 - 2013. Cụ thể như sau:................................................27
4.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......27
4.1.1 Vị trí địa lý...............................................................................................27
4.1.2 Kinh tế, xã hội.........................................................................................28
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Cần Thơ.......................................................40
4.3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ CẦN THƠ ................................................................................................40
4.3.1 Tình hình chung........................................................................................40
4.3.2 Tình hình huy động vốn...........................................................................40
4.3.3 Tình hình dư nợ cho vay của các ngân hàng............................................41
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ.......................42
4.3.4 Đánh giá chung về tình hình tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các
DNNVV.............................................................................................................44
Chương 5.......................................................................................................46
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN....46
VỐN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.......................46
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ...............................................46
5.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA DNNVV TRONG MẪU KHẢO SÁT
46
5.1.1 Cơ cấu và địa bàn thu thập thông tin mẫu điều tra..................................46
5.1.2 Lĩnh vực hoạt động của các DNNVV ...................................................47
5.1.3 Quy mô của các DNNVV.......................................................................47
5.1.4 Giới tính và trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp.............................48
vi
5.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP
CẬN VỐN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ .......................................................................48
5.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của
các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ..................................................48
5.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của DNNVV trên
địa bàn thành phố Cần Thơ................................................................................51
Chương 6.......................................................................................................56
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG........................56
TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA...56
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ...............................................56
6.1.2 Định hướng phát tín dụng DNNVV.........................................................57
6.2.1 Về phía các DNNVV................................................................................58
6.2.2 Về phía các NHTM..................................................................................59
6.2.3 Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp........................................60
Chương 7.......................................................................................................61
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................61
Mục đích của chương 7 là tóm tắt các kết quả chính; đưa ra kết luận từ nghiên
cứu; đồng thời đề xuát một số các kiến nghị và đưa ra các hạn chế của đề tài.
Chương này gồm ba phần (i) kết luận, (ii) kiến nghị, (iii) các hạn chế và
hướng nghiên cứu tiếp theo...............................................................................61
7.1 KẾT LUẬN.................................................................................................61
7.2 KIẾN NGHỊ.................................................................................................62
7.2.1 Đối với các DNNVV................................................................................62
7.2.2. Đối với các ngân hàng.............................................................................62
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tóm lược lược khảo nghiên cứu..............................................8
Bảng 3.1: Tiêu thức xác định DNNVV ở một số nước trên thế giới......11
Bảng 3.2: Tiêu thức xác định DNNVV..................................................13
Bảng 3.3 Diễn giải các biến độc lập kỳ vọng của mô hình.....................25
Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn.......................................33
Bảng 4.2: Loại hình doanh nghiệp của DNNVV....................................34
Bảng 4.3: Lĩnh vực hoạt động của DNNVV...........................................36
Bảng 4.4: Quy mô về vốn của các loại hình DNNVV............................37
Bảng 4.5: Quy mô về lao động của DNNVV.........................................38
viii
Bảng 4.6: Một số tiêu chí tài chính của DNNVV...................................39
Bảng 4.7: Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian.........................41
Bảng 4.8: Tình hình dư nợ cho vay phân theo khối ngân hàng..............42
Bảng 5.1: Mô tả cơ cấu mẫu theo địa bàn nghiên cứu............................45
Bảng 5.2: Giới tính và trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp..............47
Bảng 5.3: Kết quả ước lượng mô hình probit.........................................48
Bảng 5.4: Kết quả ước lượng mô hình tobit...........................................51
ix
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1: Số lượng DNNVV giải thể.....................................................35
Hình 4.2: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn cuối năm
2013.........................................................................................................40
Hình 4.3: Thị phần vốn huy động của các Ngân hàng thương mại trên địa
bàn thành phố..........................................................................................40
Hình 4.4: Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế ................42
Hình 4.5 Tình hình dư nợ cho vay phân theo loại hình kinh tế .............43
Hình 5.1: Lĩnh vực hoạt động của DNNVV được khảo sát....................46
Hình 5.2: Quy mô của các DNNVV được khảo sát................................46
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP
:
Cổ phần
DN
:
Doanh nghiệp
DNNVV
:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNTN
:
Doanh nghệp tư nhân
ĐBSCL
:
Đồng bằng sông Cửu Long
NHNN
:
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
:
Ngân hàng thương mại
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
TP
:
Thành phố
xi
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
Chương này nhằm mục đích giới thiệu lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên
cứu được đặt ra trong đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ”, kết quả
mong đợi của đề tài và kết cấu của luận văn gồm các nội dung được sử dụng để phân
tích đề tài nghiên cứu. Cụ thể như sau:
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế.
DNNVV có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế; và trong việc rèn luyện kỹ năng
quản trị doanh nghiệp và thúc đẩy đổi mới. Bên cạnh đó, DNNVV còn giúp xây dựng
một hệ thống sản xuất công nghiệp linh hoạt, với mối liên kết chặt chẽ, khai thác và
huy động mọi tiềm năng của các địa phương, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành
mạnh hơn và có những tác động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế.
Thành phố Cần Thơ được xác định là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng
đồng bằng sông Cửu Long, là nơi tập trung số lượng các doanh nghiệp đông nhất
ĐBSCL, trong đó DNNVV chiếm hơn 97%. Trong thời gian qua, mặc dù DNNVV ở
thành phố Cần Thơ đã có nhiều bước phát triển về số lượng cũng như chất lượng, ngày
càng giữ vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế của thành phố.
Nhưng thực tế, cũng như các DNNVV của cả nước; hiện nay, các DNNVV ở
thành phố Cần Thơ hiện vẫn còn gặp khó khăn về nhiều mặt trong quá trình sản xuất,
kinh doanh, đặc biệt là vấn đề về vốn; nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập
do phải cạnh tranh với các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định trong việc tìm kiếm các
nguồn vốn chính thức.
Vốn được xem là một yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp. Vốn
không chỉ là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng, đào tạo, huấn luyện nhân
viên, dự trữ nguyên liệu, tìm kiếm thị trường mới,... để tăng năng lực sản xuất kinh
doanh mà còn góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình
sản xuất. Do đó, việc đảm bảo có đủ vốn với chi phí sử dụng vốn thấp nhất là vấn đề
sống còn của doanh nghiệp.
Nhưng thực tế, cũng như các DNNVV của cả nước; hiện nay, các DNNVV trên
địa bà thành phố Cần Thơ hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề về vốn;
1
nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập do phải cạnh tranh với các doanh
nghiệp đã hoạt động ổn định trong việc tìm kiếm các nguồn vốn chính thức.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng
tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ”
để tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của
các DNNVV trên địa bàn, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp giúp cho các
DNNVV ở thành phố Cần Thơ có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách hiệu quả
nhất.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay và lượng vốn vay được
từ ngân hàng của các DNNVV ở thành phố Cần Thơ để có cơ sở đề xuất giải pháp
giúp cho các DNNVV trên địa bàn thành phố tiếp cận tín dụng ngân hàng thuận lợi
hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của
các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian qua;
- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay
và lượng vốn vay ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn
tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên giả thuyết chủ yếu sau:
(i) Các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp (ngành nghề kinh doanh của doanh
nghiệp, số năm hoạt động của doanh nghiệp, các chỉ số tài chính của doanh nghiệp,…)
có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp.
(ii) Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm (doanh thu
thuần, lợi nhuận, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ đòn cân nợ (Vốn
vay/Tổng nguồn vốn),…) cũng là các yếu tố giải thích khả năng tiếp cận vốn ngân
hàng của doanh nghiệp.
(iii) Thông tin giao dịch (thời gian bắt đầu giao dịch với ngân hàng của doanh
nghiệp, mục đích vay vốn, tài sản thế chấp,…) là những yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp.
Từ các giả thuyết này, tác giả tiến hành tìm hiểu và thu thập số liệu thực tế để so
sánh, đánh giá và phân tích để thấy được mức độ ảnh hưởng của những giả thuyết này;
2
đồng thời, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn từ ngân hàng của
doanh nghiệp.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Trong những năm gần đây, thực trạng hệ thống DNNVV và ngân hàng trên địa
bàn thành phố Cần Thơ như thế nào?
- Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng và
lượng vốn vay của DNNVV?
- Giải pháp nào có thể giúp cho các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn của ngân
hàng một cách dễ dàng hơn?
1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn
thành phố Cần Thơ, có thời gian hoạt động từ 02 năm trở lên, để đảm bảo tính đồng
nhất giữa các doanh nghiệp được nghiên cứu.
1.4.2 Giới hạn vùng nghiên cứu
Thành phố Cần Thơ bao gồm 09 quận, huyện: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy,
Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh. Tuy nhiên, do hạn
chế về thời gian và tài chính, đề tài chủ yếu thực hiện nghiên cứu tại 02 quận là Ninh
Kiều, Bình Thủy và 01 huyện là Phong Điền.
1.4.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu
- Đối với số liệu thứ cấp: sử dụng số liệu trong thời gian 05 năm (2009 - 2013);
- Đối với số liệu sơ cấp: sử dụng số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi gồm 20
câu hỏi được gửi đến các DNNVV trên địa bàn từ tháng 01 đến tháng 4 năm 2015.
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Đề tài sau khi được hoàn thành sẽ góp phần giúp các DNNVV nâng cao được
khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Giải quyết được nhu cầu về vốn
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế gặp
nhiều khó khăn.
1.6 KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được trình bày gồm 07 chương, các chương được kết cấu và trình
bày nư sau:
- Chương 1: Giới thiệu. Chương này trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu;
3
- Chương 2: Tổng quan tài liệu. Chương này trình bày tổng quan một số nghiên
cứu trước có liên quan đến nghiên cứu này để đề ra nội dung, mô hình, phương pháp
nghiên cứu;
- Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày
một số định nghĩa cơ bản sử dụng trong nghiên cứu cùng với phương pháp được sử
dụng trong nghiên cứu;
- Chương 4: Tổng quan về hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngân hàng trên
địa bàn thành phố Cần Thơ. Chương này trình bày thực trạng DNNVV và Ngân hàng
trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2013;
- Chương 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn tín dụng và
lượng vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Chương này thông qua mô hình và phương pháp nghiên cứu ở Chương 2 và Chương 3
tiến hành ước lượng đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay
vốn ngân hàng và lượng vốn vay của các DNNVV;
- Chương 6: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín
dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Chương này
thông qua kết quả phân tích ở Chương 5 để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV;
- Chương 7: Kết luận, kiến nghị. Chương này thông qua các kết quả phân tích ở
Chương 5 và Chương 6 rút ra kết luận và kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà
nước, các Ngân hàng thương mại và các DNNVV.
4
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Một số lý thuyết cũng như một số kết quả, giải pháp mà các nghiên cứu thực
nghiệm trên thế giới và trong nước đã thực hiện và đề ra có liên quan đến đề tài
nghiên cứu được trình bày trong chương này. Cụ thể như sau:
2.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các
DNNVV có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các DNNVV tìm kiếm và khai thác các
nguồn vốn vay; từ đó thúc đẩy phát triển khu vực DNNVV nói riêng và phát triển kinh
tế - xã hội cả nước nói chung. Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy rằng sự đóng
góp to lớn của khu vực DNNVV đối với nền kinh tế, đồng thời các nghiên cứu cũng đã
đề cập đến những thách thức mà DNNVV phải đối mặt trong quá trình tiếp cận vốn.
2.1.1 Đối với tình hình nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tín dụng của ngân hàng đối với hệ thống
DNNVV trên nhiều khía cạnh khác nhau trong các điều kiện kinh tế khác nhau.
Santiago (2008) đã chỉ ra rằng trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2008 tín dụng
ngân hàng và tín dụng thương mại là nguồn vốn chính đối với các DNNVV tại Tây
Ban Nha; đồng thời khoảng 1/3 số lượng DNNVV tại Tây Ban Nha gặp khó khăn
trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng sẽ phải quay sang tận dụng tín dụng
thương mại để thực hiện các cơ hội đầu tư.
Quan tâm tới cấu trúc tài chính và kết quả hoạt động của các DNNVV so với các
doanh nghiệp lớn, nhóm tác giả Dorothée và các cộng sự (1998) đã tiến hành so sánh
những đặc điểm khác biệt giữa hai nhóm doanh nghiệp này. Trên cơ sở lý thuyết và
nghiên cứu các doanh nghiệp tại chín quốc gia phát triển trong giai đoạn từ năm 1990
đến 1996, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra các DNNVV tại Áo, Đức, Bồ Đào Nha và Nhật
có tỷ lệ đòn bẩy tải chính cao, và ngược lại tại Tây Ban Nha và Mỹ. Tại hầu hết các
quốc gia, tầm quan trọng của khoản vay ngắn hạn đối với các DNNVV lớn hơn so với
các doanh nghiệp lớn, một đặc điểm phù hợp với đặc điểm là các doanh nghiệp này có
nhu cầu vốn lưu động cao hơn. Tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu quả sinh
lời và cấu trúc tài chính, nhóm nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ rõ ràng giữa
5
tình trạng nợ với lợi nhuận của DNNVV. Kết luận cho thấy các DNNVV và ngân hàng
cần phải xây dựng một mối quan hệ tốt trong đó ngân hàng là chủ thể chính cung cấp
vốn ngắn hạn cho hệ thống ngân hàng thông qua một số biện pháp như tăng cường
thông tin của DNNVV, phát triển vai trò của bảo lãnh tín dụng,…
Yinbin Mu (2002) đã nghiên cứu về những trở ngại đối với DNNVV trong việc
tiếp cận tài chính và bảo lãnh tín dụng tại Trung Quốc. Tác giả đã tổng hợp và phân
tích những khó khăn đối với các DNNVV, đặc biệt là đối với việc tiếp cận nguồn tài
chính. Các giải pháp hỗ trợ hệ thống DNNVV đã thực hiện được đề cập đến như
Chính phủ Trung Quốc thực hiện chương trình bảo lãnh tín dụng thông qua việc cho
phép thành lập và đi vào hoạt động của cơ qaun bảo lãnh tín dụng tài trợ bởi Chính
phủ, quỹ bảo lãnh tín dụng của các DNNVV, và quỹ bảo lãnh tín dụng do tư nhân làm
chủ. Tác giả đã chỉ ra quỹ bảo lãnh tín dụng do tư nhân làm chủ, dưới sự hỗ trợ của
Chính phủ là công cụ quan trọng hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng khi mà các
DNNVV gặp hạn chế trong việc đáp ứng điều kiện về tài sản đảm bảo, kiểm soát lãi
suất và giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng.
Hongjiang Zhao, Wenxu Wu và Xuehua Chen (2006) đã thực hiện nghiên cứu với
mẫu số liệu gồm 342 DNNVV, các tác giả đã sử dụng mô hình logit và mô hình hồi quy
đa biến để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và lượng vốn vay được
từ ngân hàng của các DNNVV ở thành phố Thành Đô, Trung Quốc. Kết quả ước lượng
và phân tích chỉ ra rằng doanh thu, lợi nhuận ròng, tỷ số nợ trên tổng tài sản, điểm tín
dụng của doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của
DNNVV, mà quy mô doanh nghiệp (đo lường bằng tổng giá trị tài sản) mới là yếu tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và số vốn vay ngân hàng của các
DNNVV.
2.1.2 Đối với tình hình nghiên cứu trong nước
Tình hình hoạt động của các DNNVV Việt Nam nói chung và nguồn vốn tín dụng
dành cho đối tượng này trong điều kiện kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn như
hiện nay là đề tài dành được nhiều sự quan tâm trong các công trình nghiên cứu và bài
báo khoa học thời gian gần đây.
Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua
nhiều biến động. Bất ổn vĩ mô đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng cung cấp
6
cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Trong giai đoạn suy thoái kinh
tế hiện nay, nền kinh tế lạm phát cao, với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, nổi bật
là quy định hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với các NHTM; vì vậy, các NHTM cũng
đã hạn chế cho vay, khiến cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân từ trước vốn đã rất
khó tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng, nay càng khó khăn hơn (Nguyễn Thị Minh
Huệ và Tăng Thị Thanh Phúc, 2012).
Bằng phương pháp phân tích tần suất để phân tích khả năng tiếp cận các nguồn
tài chính DNNVV ở Việt Nam với cỡ mẫu là 430 trong năm 2005 và 2006; Nguyễn
Thị Cành (2006) đã chỉ ra rằng so với các DNNVV nhà nước thì khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại của DNNVV tư nhân là rất hạn chế
vì các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn được hưởng những ưu đãi nhất định từ đó tạo ra
sự bất bình đẳng trong các thành phần kinh tế khác. Bên cạnh đó, tác giả còn cho rằng
các doanh nghiệp lớn có khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn so với các doanh nghiệp
nhỏ vì các doanh nghiệp lớn có giá trị tài sản cao có thể thế chấp vay vốn ngân hàng
khi ngân hàng yêu cầu phải thế chấp tài sản. Đồng thời, một nguyên nhân quan trọng
khiến các DNNVV khó vay vốn ngân hàng là do sự hạn chế trong mối quan hệ nghiệp
vụ và quan hệ xã hội với ngân hàng do thông tin bất đối xứng, tính minh bạch của
thông tin giữa ngân hàng của doanh nghiệp.
Nguyễn Quốc Nghi (2011) đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
tín dụng hỗ trợ như là tuổi, trình độ học vấn, vốn xã hội và tốc độ tăng trưởng doanh
thu thông qua việc điều tra các DNNVV với cỡ mẫu bằng 330 và sử dụng mô hình hồi
quy logistic.
Lê Khương Ninh và Tống Văn Thắng (2008) thông qua việc sử dụng số liệu sơ
cấp từ 237 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ĐBSCL đã chỉ ra rằng các yếu tố bao gồm
quy mô, thời gian hoạt động, rủi ro, cơ hội tăng trưởng, lợi nhuận của doanh nghiệp,
học vấn, người quản lý doanh nghiệp có bạn bè (người thân) làm chủ một hay nhiều
doanh nghiệp khác, lĩnh vực kinh doanh và mức độ thâm dụng vốn có ảnh hưởng đến
quyết định vay vốn của các doanh nghiệp. Bài viết sử dụng phương pháp hồi quy xác
suất (binary logit) và biến phụ thuộc quyết định vay (QDVAY) có giá trị 1 nếu doanh
nghiệp có vay và 0 nếu không muốn vay, để kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố nói
trên đến quyết định vay của doanh nghiệp.
7
Bảng 2.1: Tóm tắt lược khảo nghiên cứu
Tác giả
Năm
Quốc gia
Giai đoạn
Nội dung
Phương pháp
Nghiên cứu về tín dụng Sử
Santiago
2008
Tây Ban
Nha
các cộng sự
1998
phát triển
liệu Khoảng 1/3 doanh nghiệp tại Tây
1994 - 2008 khăn trong tiếp cận tài DNNVV, phân tích tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng
So sánh các cấu trúc tài
09 quốc gia
dữ
ngân hàng, những khó phỏng vấn từ các Ban Nha gặp khó khăn trong việc
chính DNNVV
Dorothée và
dụng
Kết quả
1990 - 1996
chính và kết quả hoạt động
kinh doanh của DNNVV
và các doanh nghiệp lớn
thống kê mô tả
Sử dụng phân tích
các số liệu thứ cấp,
thống kê mô tả
Những trở ngại đối với
Yibin Mu
2002
Trung Quốc
1996 - 2002
DNNVV trong việc tiếp Thống kê mô tả, phân
cận tài chính và bảo lãnh tích định tính
tín dụng
Hongjiang
Zhao,
Wenxu Wu
và
Xuehua
Các nhân tố ảnh hưởng
2006
Trung Quốc
2006
đến khả năng vay vốn
ngân hàng của DNNVV
Chen
Phỏng
xây dựng mối quan hệ tốt
Đề ra một số giải pháp hỗ trợ các
DNNVV tiếp cận tài chính và bảo
lãnh tín dụng
342 Quy mô doanh nghiệp (đo lường
DNNVV, sử dụng mô bằng tổng giá trị tài sản) là yếu tố
hình logit và hồi quy ảnh hưởng đến khả năng vay vốn
đa biến
Bảng 2.1: Tóm tắt lược khảo nghiên cứu (tiếp theo)
8
vấn
DNNVV và ngân hàng cần phải
của DNNVV
2.2 KẾT LUẬN
Tác giả
Năm
Quốc gia
Giai đoạn
Nội dung
Phương pháp
Các nhân tố ảnh hưởng Sử dụng phân tích tần
Nguyễn Thị
Cành
2006
Việt Nam
đến khả năng tiếp cận suát, tính toán một số DN
2005 - 2006 nguồn tài chính của chỉ số tài chính từ số cận
DNNVV
liệu thứ cấp và sơ cấp DN
Trì
Các nhân tố ảnh hưởng
Nguyễn
Quốc Nghi
2010
Việt Nam
2010
ngh
đến khả năng tiếp cận Mô hình hồi quy doa
nguồn tín dụng hỗ trợ của Logistic
thu
DNNVV
đến
dụn
Lê Khương
Ninh và
Tống Văn
2008
Việt Nam
2008
Các nhân tố ảnh hưởng
Qu
đến khả năng tiếp cận
ro,
nguồn tín dụng hỗ trợ của Phương pháp hồi quy của
DNNVV
xác suất (binary logit) vực
Thắng
quy
ngh
Tóm lại, bằng các phương pháp phân tích và tổng hợp, các nghiên cứu thực
nghiệm đã thực hiện trước đây đã cho thấy rằng việc các DNNVV tiếp cận với nguồn
tài chính vẫn còn hạn chế so với các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng
chỉ ra một số yếu tố như quy mô của doanh nghiệp (tính bằng giá trị của tổng tài sản),
thời gian hoạt động của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, kinh
nghiệm của chủ doanh nghiệp, mối quan hệ nghiệp vụ giữa NHTM và DNNVV, suất
sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE,… có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng
và lượng vốn vay từ ngân hàng của các DNNVV.
10
Chương 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng cũng như quy mô lượng vay của DNNVV
dựa trên cơ sở lý luận và các mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng này.
Chương này gồm 2 phần chính: (i) Trình bày một số lý luận về tín dụng và DNNVV,
vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV; và (ii) Phương pháp nghiên cứu.
3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1.1 Tổng quan về DNNVV
3.1.1.1 Khái niệm DNNVV
Khái niệm DNVVN hiện nay ở các nước trên thế giới chỉ mang tính chất tương
đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội từng nước. Tiêu thức
phân loại thường được sử dụng là: số lao động thường xuyên với sản xuất doanh thu,
lợi nhuận, giá trị gia tăng, nhưng hai tiêu thức thường sử dụng nhất là: vốn và lao
11
động. Có quốc gia chỉ dùng một tiêu thức, nhưng có một số nước dùng một vài tiêu
thức để xác định DNVVN. Một số nước dùng tiêu thức chung cho tất cả các ngành
nghề, nhưng cũng có một số nước lại dùng tiêu thức riêng cho từng ngành nghề để xác
định DNVVN.
Bảng 3.1: Tiêu thức xác định DNVVN ở một số nước trên thế giới
Số lao
động
Số vốn
Chế tác
1 - 300
300 triệu yên
Bán buôn
1 - 100
0 - 100 triệu yên
Bán lẻ
1 - 50
0 - 50 triệu yên
Dịch vụ
1 - 100
1 - 100 triệu yên
Công nghiệp nhỏ
0 - 50
< 50 triệu Bath
Công nghiệp vừa
51 - 200
50 - 200 triệu Bath
Doanh nghiệp nhỏ
10 - 99
1,5 - 15 triệu pexo
Doanh nghiệp vừa
100 - 199
15 - 60 triệu pexo
1-4
Không quan trọng
-
Indonesia Doanh nghiệp nhỏ
5 - 19
0 - 20.000 USD
-
Doanh nghiệp vừa
20 - 99
Nước
Nhật Bản
Thái Lan
Philipin
Phân loại
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Canada
Công nghiệp
và dịch vụ
< 500
Hồng
Công nghiệp
< 100
Kông
Dịch vụ
Chế tác nhỏ
< 50
< 100
Chế tác vừa
100 - 199
Australia Dịch vụ nhỏ
Hàn
Quốc
< 20
Dịch vụ vừa
Chế tác, khai thác nhỏ,
vận tải
20 - 199
Xây dựng
0 - 200
Thương mại
0 - 20
0 - 300
và dịch vụ
12
Doanh thu
Không quan trọng
20.000 - 100.000 USD 0 - 100.000 USD
<20 triệu CAD
Nguồn: Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển DNNVV ở Việt Nam
Căn cứ vào tiêu thức xác định DNVVN nêu ở bảng 3.1 có thể khái quát thành
những quan niệm sau:
Quan niệm thứ nhất: tiêu chuẩn đánh giá xếp loại DNVVN phải gắn với đặc
điểm từng ngành đồng thời phải tính đến số lượng vốn và lao động được thu hút vào
hoạt động sản xuất koanh doanh, Nhật Bản là nước theo quan niệm này.
Quan niệm thứ hai: tiêu chuẩn đánh giá xếp loại các DNVVN không phân biệt
theo ngành nghề mà chỉ cần căn cứ vào số lao động và vốn thu hút vào kinh doanh, các
nước theo quan niệm này gồm có: Thái Lan, Philipin …
Quan niệm thứ ba: tiêu chuẩn đánh giá xếp loại DNVVN ngoài tiêu thức về lao
động hay vốn kinh doanh còn quan tâm đến doanh thu hàng năm của doanh nghiệp,
theo quan điểm này có Canada, Indonesia…
Quan niệm thứ thứ tư: căn cứ vào tiêu thức số lượng lao động tham gia hoặc có
phân biệt ngành nghề, hoặc không có phân biệt ngành nghề. Theo quan niệm này có
một số nước như: Hồng Kông, Australia, Hàn Quốc…
Ở Việt Nam, khái niệm DNVVN được Chính phủ quy định cụ thể trong các Nghị
định và theo từng thời kỳ phát triển mà các tiêu chí để xác định DNVVN có thể được
thay đổi cho phù hợp.
Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ
về trợ giúp phát triển DNVVN thì định nghĩa: “DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh
độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá
10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
Sau đó, ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày
20 tháng 8 năm 2009 và thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm
2001 của Chính phủ. Theo đó, “DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh
theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng
nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm”, cụ thể như sau:
Bảng 3.2: Tiêu thức xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quy mô
Doanh nghiệp
siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
13
Doanh nghiệp vừa